Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 3: Quy Y Tam Bảo

05/12/201016:42(Xem: 11294)
Quyển 3: Quy Y Tam Bảo

PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)
Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Đức ấn hành mùa Phật Đản 2004

Quyển3

Quy Y Tam Bảo

(Giảng tại Singapore 1992)

Các bạn đồng tu thân mến, hôm nay chúng ta sẽ làm lễ quy y Tam bảo Phật, Pháp, Tăng. Tôi muốn làm sáng tỏ ý nghĩa của quy y Tam bảo, vì đã có nhiều hiểu lầm trong thời đại này. Ðể đạt lợi ích thực sự, chúng ta phải giải quyết những sự hiểu lầm này.

Phật Giáo là gì?Phật Giáo có phải là một tôn giáo hay không? Phật Giáo không phải là một tôn giáo, mà là một nền giáo dục thâm diệu và tốt nhất, dựa trên bốn mươi chín năm giáo hóa chúng sinh của Ðức Phật. Tôi nhớ là vào năm 1923, Ông Jing-Wu-Ou-Yang đã diễn thuyết ở Ðại Học Trung Sơn với đề tài "Phật Giáo không phải là một Tôn giáo hay Triết lý mà là một sự thiết yếu cho thế giới ngày nay" (Buddhism is Neither a Religion, nor a Philosophy, but the Essential of the Modern World).Bài diễn thuyết này là một sự xuyên phá đầy ý nghĩa làm chấn động giới Phật Giáo Trung Hoa lúc ấy.

Phật Giáo là một nền giáo dục, nhưng mục tiêu, phương pháp, và nguyên tắc của nền giáo dục này chính xaùc là gì? Mục tiêu giáo dục của Phật Giáo là giúp chúng sinh hiểu sự thật của Pháp, tức Dharma, vốn được định nghĩa là (1) lời dạy của chư Phật, (2) nhiệm vụ, quy luật và chủ thuyết, hay (3) sự vật hiện tượng, vạn vật. Nói một cách đơn giản, Pháp là chỉ cho những nguyên nhân tạo ra mọi hiện tượng của đời sống và vũ trụ. Ðời sống là nói về bản thân chúng ta, còn vũ trụ là môi trường sống của chúng ta. Vậy, nội dung giáo dục của Phật Giáo hướng dẫn chúng ta hiểu rõ chính mình và môi trường sống của mình.

Ngày nay, hệ thống giáo dục phổ thông chỉ tạo một sự hiểu biết không trọn vẹn về vũ trụ, vốn vẫn là một bí mật. Hơn nữa chúng ta vẫn còn thảo luận và nghiên cứu phần được hiểu biết giới hạn này, chưa thể rút ra những kết luận chính xác. Có điều không may mắn là các tôn giáo cũng không thể cung cấp những lời giải thích bao quát và thỏa đáng về cuộc đời như moät toàn thể, mà chỉ giới hạn vào một phần của chân lý. Vì vậy, nội dung giáo dục thâm diệu và rộng lớn của Phật giáo là điều thiết yếu cho toàn thể chúng sinh.

Không gian sống của chúng ta không giới hạn trong một thành phố, một xứ sở, hay cả trái đất. Ở ngoài không gian vũ trụ là những thiên hà bao gồm vô số những hành tinh có những sinh vật cao cấp thông minh hơn loài người rất nhiều. Tất cả những thiên hà này cũng là môi trường sống của chúng ta. Thêm nữa, ngoài chiều không gian còn có chiều thời gian, kéo dài từ quá khứ, qua hiện tại, tới tương lai. Vậy, môi trường mà chúng ta sống bao gồm một cấp không gian và thời gian bất tận.

Nền giáo duïc phổ thông hiện tại không xét tới không gian và thời gian sống bất tận này. Triết lý Khổng giáo đáng kính trọng cũng chỉ nói về đời sống trong một kiếp, từ lúc sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời và sau cùng đến liên hệ giữa cá nhân và tổ tiên. Giáo lý Khổng giáo rất ít nói đến quỹ thần tức sinh linh thuộc những cõi khác mà chỉ chú trọng cách hành xử của người có danh dự. Tương phản với Khổng giáo, Phật Thích Ca trình bày một cách rõ ràng và chính xác về bốn cõi thánh :Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, và Thanh Văn,và sáu cõi phàm: Thiên, Nhơn, Atula, Ðịa ngục, Ngạ quỹ và Súc sanh.Mười cõi này là những mức độ giác ngộ khác nhau. Thí dụ, các vị Phật có tâm giác ngộ tối thượng, còn chúng sinh trong địa ngục thì vô minh tận cùng. Mười cõi này là không gian sống của chúng ta nên ta cần phải hiểu rõ.

Khi đã hiểu sự thật của đời sống và vũ trụ, thì ý nghĩ, quan điểm, lơøi nói và hành vi của chúng ta sẽ tự nhiên khác trước. Trước kia tâm vô minh và tà kiến đã làm cho chúng ta hành động sai lầm, tạo nghiệp ác qua thân, khẩu, ý, và sẽ chịu quả xấu trong tương lai. Theo luật nhân quả thì sưï tạo nghiệp sẽ sinh ra hệ quả tất yếu, nghiệp tốt sinh ra quả tốt, nghiệp xấu sinh ra quả xấu. Không phải bất cứ một thần linh nào, mà mỗi cá nhân đã tạo ra phần số của chính mình; không có ai khác có thể nhận gánh duøm nghiệp quả của mình.

Chúng ta có thể thấy rằng sự thông hiểu chân lý đời sống và vũ trụ sẽ mang lại lợi ích vô tận cho chúng ta. Khi hiểu và tin tưởng vững chắc vào luật nhân quả, chúng ta sẽ không tạo nghiệp xấu nữa. Nếu không tạo thêm nghiệp nào nữa thì chúng ta sẽ không phải chịu nghiệp quả bất hạnh và do đó sẽ chứng đạt được điều mà Ðức Phật thường nói trong các kinh là vượt thoát mười cõi. Xét theo luật nhân quả thì bốn coõi thánh là kết quả của quá trình tinh tấn tu tập và thành tựu, còn sáu cõi phàm là hệ quả của quá trình tạo nghiệp thiện và nghiệp ác. Sáu cõi luân hồi có thể được chia thành ba cõi tốt là các cõi của Trời, Người và Atula, ba cõi xấu của chúng sinh là ở địa ngục, quỷ đói và súc sinh.

Khi hiểu về nghiệp và nghiệp quả, chúng ta sẽ không tạo nghiệp nữa, hay ít nhất thì cũng không tạo những nghiệp xấu. Do ứng dụng những ý niệm nói trên, trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ đạt được những gì mà mọi người hằng mong ước: đời sống hạnh phúc, gia đình hòa thuận, sự nghiệp thành công, xã hội yên ổn, quốc gia thịnh vượng, và thế giới hòa bình. Chỉ có neàn giáo dục của Ðức Phật mới có thể cung cấp trọn vẹn giải pháp cho việc mưu cầu chân hạnh phúc của loài người. Khi hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ nhận thấy rằng nền giáo dục Phật giáo là thiết yếu cho tất cả mọi người, vì nền giáo dục này bao gồm không gian và thời gian vô tận nên nó vượt lên trên những sự dị biệt giữa quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, và quan điểm chính trị. Nói cách khác, nền giáo dục này dành cho chúng sinh trong chín cõi ở dưới cõi Phật.

Trong kinh điển có một số thí dụ về những tín đồ của các tôn giáo khác nhau học giáo lý của Ðức Phật trong thời của ngài. Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Ðịa Tạng kể về một người Bà La Môn và con gái của một người Ba La Môn do tin theo Phật Giáo đã đắc quả Bồ Tát. Từ những thí dụ này chúng ta thấy rằng quả nhiên nền giáo dục của Ðức Phật vượt lên trên những tín ngưỡng tôn giáo và bất cứ tín đồ của tôn giáo nào cuõng có thể thọ hưởng lợi ích của Phật Giáo.

Hệ thống giáo dục do Ðức Phật thiết lập tương tự nền giáo dục của chúng ta ngày nay. Thí dụ, quả La Hán tương đương với bằng cấp cử nhân, Bồ Tát tương đương với tiến sĩ.... Tín đồ của bất cứ tôn giáo nào cũng có thể đạt được những cấp độ giác ngộ này. Có cần phải bỏ tôn giáo của mình để học Phật Học và đạt giác ngộ hay không? Chắc chắn không cần, vì cũng giống như một người đi tới trường học hay học ở nước ngoài để theo đuổi kiến thức và thăng tiến không cần phải thay đổi quốc tịch hay tôn giáo. Nói cách khác, mục đích của sự học không tương tranh với quốc tịch, tôn giáo, v.v...

Vậy Phật Giáo là một nền giáo dục. Những danh hiệu như La Hán, Bồ Tát, không là gì khác hơn những danh hiệu "bằng cấp". Không xét tới những khác biệt giữa mọi người, chúng ta sẽ đều đạt được những đẳng cấp này nếu tinh tấn thực hành giáo lý. Vậy, lễ quy y Tam Bảo là sự ghi danh chính học ở một trường học nơi Ðức Phật dạy mục tiêu, phương pháp, và nguyên tắc đạt giác ngộ.

Vì Ðức Phật là người thiết lập Phật giáo nên chúng ta công nhận ngài là Thầy Bổn Sư của mình. Sự thật là tất cả Phật tử chỉ có một vị thầy là Ðức Phật. Các vị Bồ Tát như Văn Thù (tượng trưng trí huệ), Phổ Hiền (tượng trưng đại nguyện), và Quan Âm (tượng trưng từ bi) đều là những đệ tử lúc ban đầu của Ðức Phật. Các vị Bồ Tát này là bạn đồng môn của chúng ta, là những huynh trưởng đã theo học trước chúng ta, còn chúng ta thì là những người mới theo học. Các vị Phật, Bồ Tát, và La Hán là những huynh trưởng có khả năng dạy chúng ta. Các ngài không phải là những đối tượng để thờ phụng mà là những người đáng kính trọng và xứng đáng cho chúng ta noi gương.

Mục tiêu tối hậu của nền giáo dục Phật Giáo là gì? Kinh điển dạy rằng đó là Anutara-Samyah-Sambodhi, được phiên âm là A nậu đa la Tam miệu Tam Bồ Ðề,một từ ngữ Sanskrit có nghĩa là Vô Thượng Chắng Ðẳng Chánh Giác, hay sự giác ngộ trọn vẹn và cao nhất. Nói một cách đơn giản thì đây là trí huệ hoàn hảo tối hậu. Ai đạt được trí huệ này có thể nhận biết mọi phương diện của chân lý đời sống và vũ trụ vạn vật. Mục tiêu tối hậu của tất cả những đệ tử của Ðức Phật là đạt trí huệ và khả năng này.

Ðức Phật dạy raèng trí huệ hoàn hảo tối thượng là cái sẵn có ở bên trong mỗi người. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Chúng sinh đều có trí huệ và đức năng như chư Phật" (Every being possesses the same wisdom and virtuous capabilities as Buddha).Nhưng tại sao hiện tại chúng ta không có trí huệ này? Ðó là vì chúng ta có nhiều vọng niệm và chấp thủ. Chúng ta tạm thời mất khả năng nguyên thủy của mình vì vọng niệm và chấp thủ, vốn là những điều không có ở trong chân tính cuûa chúng ta, và cũng vì vậy mà chúng ta có thể giải trừ được chúng. Giống như phá tan những đám mây để cho ánh sáng mặt trời chiếu qua, chúng ta loại bỏ những vọng niệm và chấp thủ ra khỏi tâm trí và trưởng dưỡng đức hạnh để làm hiển lộ Phật Tánh (Buddha nature),khôi phục trọn vẹn những khả năng vốn có của mình.

Chúng ta bắt đầu tu tập như thế nào?Một cách chính thức, ta phải Quy y Tam Bảo (Taking refuge in the Triple Jewels) là bước đầu tiên và tượng trưng cho việc thỉnh cầu chư Ðại Ðức Tăng Ni truyền dạy Phật Pháp cho mình. Quy y nghĩa là trở vềnương tựa,nhưng chúng ta trở về đâu và nương tựa cái gì? Chúng ta trở về với Phật giáo và nương tựa vào Tam Bảo, Phật, Pháp, và Tăng. Tham dự lễ quy y và thọ nhận lời dạy của Ðức Phật là những bước đầu tiên của sự thức tỉnh vì chúng ta được biết đến sự quan trọng của nền giáo dục Phật giáo.

Lục Tổ Huệ Năng có một cách giải thích khác về Tam Bảo. Ngài không dùng những từ ngữ "Phật", "Pháp" và "Tăng" để tránh gây hiểu lầm về Tam Bảo cho những thế hệ tương lai. Ngài sợ rằng khi Phật giáo được truyền từ thế hệ này tới thế hệ khác, nếu ngài dùng những từ ngữ này, người ta sẽ nghĩ rằng Phật Bảo là tranh tượng Phật; Pháp Bảo là kinh sách; và Tăng Bảo là các tăng sĩ. Ðó là những đối tượng mà chúng ta quy y trên mặt sự, còn trên khía cạnh lý, chúng ta quy y Phật, có nghĩa là ta quay về với Phật tánh của chính mình. Một vị Bồ Tát nói: "Tự tính Giác Ngộ là cái vốn có". Vì vậy, khi Ðức Phật nói "quy y Phật",không có nghĩa là đến an trú nơi ngài, mà là từ bỏ tâm vô minh mà quay về nương tựa Tự Tánh Phậtvốn có của mình. Chúng ta cần phải hiểu sự quan trọng của việc quy y tự tánh này.

Bước đầu tiên này, chúng ta Quy y Phật Bảo, "Phật" là tiếng Sanskrit, có nghĩa là Bậc đã giác ngộ. Khi quy y Phật, chúng ta quay lưng với trạng thái tâm vô minh và nương tựa vào tâm giác ngộ. Chúng ta không nương tựa những bức tranh hay những bức tượng Phật, mà nương tựa tinh thần giác ngộ vốn là ý nghĩa đích thực của những tranh tượng đó. Là những người tu theo pháp môn Tịnh Ðộ, chúng ta phải biết nương tựa vào những bài học về từ bi và trí huệ của Phật A Di Ðà: Danh hiệu "A Di Ðà" có nghĩa là Ánh Sáng Vô Lượng và Tuổi Thọ Vô Lượng. Khi thực hành giáo lý của ngài, chúng ta sẽ đạt được trí huệ, phúc lạc, và trường thọ. Ðó là quy y Phật.

Bước thứ hai, chúng ta Quy y Pháp Bảo,từ tà kiến quay lại quy y chánh kiến. Pháp Bảo là sự hiểu biết đúng về cuộc đời và vũ trụ, là trí huệ nội tại, vô hạn của tự tánh, cũng được gọi là trí Bát Nhã. Quy y Pháp Bảo có nghĩa là nương tựa trí Bát Nhã để sửa đổi những hành vi thân, khẩu, ý sai lầm. Trong Tam Bảo,Pháp Bảo là đối tượng chính yếu mà chúng ta nên quy y. Trong thời đại này, trí Bát Nhã sẽ là điều quan tâm chính yếu của chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta không thể khôi phục trí huệ vốn có của mình trong một thời gian ngắn. Nếu vậy chúng ta phải làm sao? Kinh điển là những cuốn sách ghi lại lời dạy của Ðức Phật nói về sự thật của vũ trụ vạn vật. Trước khi trí Bát Nhã của mình được khôi phục trọn vẹn, chúng ta làm theo những lời dạy trong kinh sách. Nếu lối nghĩ của chúng ta phù hợp với kinh sách thì như vậy có nghĩa là chúng ta đã hiểu đúng giáo lý. Thí dụ, Ðức Phật dạy chúng ta tôn kính và phụng dưỡng cha mẹ và các vị thầy của mình, từ bi không sát sinh, và thực thi mười đieàu thiện. Có thể người ta sẽ thắc mắc là tại sao trong thời đại này chúng ta lại phải làm theo những lời dạy dã có từ mấy ngàn năm trước. Chúng ta làm theo những giáo lý của ngài vì Tự tánh Bát Nhã Trí là trường tồn bất biến. Người nào đạt được trí huệ này sẽ có khả năng biết tất cả mọi sự vật trong quá khứ, hiện tại, và tương lai ở trong vũ trụ.

Tuy nhiên, chúng ta phải cảnh giác với những kinh sách giả mạo. Chúng ta rất dễ gặp loại kinh sách này, đặc biệt là trong thế giới ngày nay đề cao quyền tự do xuất bản sách báo. Bất cứ người nào cũng có thể in và xuất bản sách. Ngày xưa, khi kinh sách mới được du nhập vào Trung Quốc, mỗi cuốn kinh phải được các nhà chuyên môn, kiểm soát kỹ, sau đó phải được chứng thực bằng ấn ký của hoàng đế rồi mới được xem là kinh điển đích thực. Ngay cả những tác phẩm của các vị luận sư nổi tiếng cũng phải chịu sự kiểm soát của các tu sĩ và các học giả thời đó trước khi được hoàng đế chấp thuận cho phát hành. Ngày nay, không có ai quy định hay thi hành những việc kiểm soát đó. Vì vậy, chúng ta cần phải cẩn thận kiểm chứng sự xác thực của một cuốn kinh, bằng cách tìm tên của cuốn kinh đó trong danh sách kinh điển của Ðại Tạng Kinh Càn Long (Chien-Long Tipitaka) hay là không.Ðại Tạng Kinh này có ba mươi tám bộ kinh và được in xong vào năm 1738, theo lệnh của Hoàng Ðế Càn Long. Những tạng kinh có trước đó đã được kiểm nhận kỹ càng bởi các tăng sĩ và học giả đương thời, do đó cũng được dùng làm nguồn tham khảo đáng tin cậy.

Là hành giả tu học theo pháp môn Tịnh Ðộ, chúng ta nên nương tựa năm bộ kinh và một bộ luận của Tịnh Ðộ Tông để được hướng dẫn thực hành: 1.- Phật Nói Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm, Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, Và Giác Ngộ Của Ðại Thừa; 2.- Kinh A Di Ðà; 3.- Kinh Quán Vô Lượng Thọ; 4.- Phẩm "Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền" trong Kinh Hoa Nghiêm; 5.- Phẩm "Bồ Tát Ðại Thế Chí Ðắc Quả Bằng Pháp Niệm Phật" trong Kinh Lăng Nghiêm; 6. Tịnh Ðộ Luận của Bồ Tát Thế Thân (Vasubandhu). Ðó là quy y Pháp.

Bước thứ ba là Quy y Tăng Bảo.Ở đây, Tăng Bảo có nghĩa là một đoàn thể tăng già. Tăng Bảo tượng trưng hai điều: sự thanh tịnh tâm trí và sự hòa hợp trong đời sống. trước hết Tăng Bảo hàm ý lối sống với tâm trí xa cách những sự cám dỗ, giữa sự thanh tịnh của sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đối với sáu trần. Trong thế giới hiện đại, người ta chịu sự ô nhiễm tâm trí, tinh thần , và thể xác. Ngay cả hệ thống sinh thái của trái đất cũng mất cân bằng. Tầng ozone có lỗ thủng, khí quyển bị "ô nhiễm". Hầu như mọi vật từ bầu trời, trái đất cho tới các sinh vật đều bị ô nhiễm cách này hoặc cách khác. Ngày nay, mọi người đều có ý thức về sự ô nhiễm môi trường. Chính phủ các nước cũng đang hô hào việc bảo vệ môi trường để đời sống được bảo đảm tốt đẹp hơn. Nhưng những chương trình bảo vệ môi trường này có hiệu quả tới mức độ nào thì không ai biết. Ðiều này rất đáng thắc mắc. Vấn đề này đưa chúng ta trở lại với những gì Ðức Phật đã nói, rằng môi trường hay ngoại vật biến đổi theo tâm trí, còn tâm trí thì tự thay đổi. Nếu những ô trược trong tâm trí không được thanh lọc thì môi trường cũng không thể đạt được sự trong sạch. Vì vậy, nếu muốn phát triển môi trường bên ngoài thì chúng ta phải trước hết bắt đầu từ bên trong, thanh lọc tâm trí của mình. Vậy, quy y Tăng Bảo có nghĩa là quay khỏi tâm ô nhiễm, nương tựa vào tâm thanh tịnh. Thứ hai là Tăng Bảotượng trưng sự hòa hợp trong đời sống. Do quan sát những đau khổ, hậu quả của những bất hòa giữa các dân tộc, các quốc gia, và cả các tôn giáo, Ðức Phật dạy sáu điều hòa hợp tức lục hòa (six principles of harmony).Sáu nguyên tắc sống hòa hợp này là những điều hướng dẫn thiết yếu mà mỗi Phật tử đều cần phải tuân theo. Khi quy y Tăng Bảo, chúng ta thoát ra khỏi nhiễm ô và bất hòa để nương tựa tâm thanh tịnh và lục hòa.

Là những đệ tử của tu theo Tịnh Ðộ, chúng ta dựa vào trí huệ và từ bi làm phương cách đối nhân xử thế. Bồ Tát Ðại Thế Chí tượng trưng cho trí huệ. Do có trí huệ mà ngài đã chọn pháp môn niệm Phật làm pháp tu tập. Bồ Tát Quan Âm tượng trưng từ bi, là phẩm tính mà chúng ta thi triển khi giới thiệu cho người khác biết về Tịnh Ðộ Học. Ðó là quy y Tăng.

Ðó là những giới điều chính yếu trong việc thực haønh Phật giáo từ lúc bắt đầu tu tập cho đến khi đắc Phật Quả. Mục đích chính của việc quy y Tam Bảo là để tu tập đạt sự thức tỉnh ý kiến chân chính, và sự thanh tịnh. Từ nay trở đi, nếu người hỏi chúng ta tu tập cái gì, chúng ta có thể trả lời là mình đang tu theo pháp Quy Y Tam Bảo. Nhưng chúng ta học cái gì? Chúng ta học cách đạt đến trí huệ vô thượng do hoàn thiện ba sự quy y này. Chúng ta dùng những phương pháp nào để tu tập? Có vô số pháp môn hợp với khả năng và điều kiện của mỗi hành giả. Phương pháp thực hành không cố định mà mềm dẻo, nhưng chúng ta phải nhớ là mục tiêu ta học luôn luôn là giác ngộ, chánh tri kiến và sự thanh tịnh.

Ðối với các hành giả Tịnh Ðộ thì pháp tu tập chính yếu là niệm danh hiệu Phật A Di Ðà. Pháp môn này được Bồ Tát Ðại Thế Chí tuyên dương trong Kinh Lăng Nghiêm và Bồ Tát Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm.

Thêm vào với pháp niệm Phật A Di Ðà, chúng ta làm theo Năm Sự Hướng Dẫn trong việc tu tập hằng ngày. Trước hết chúng ta thực hành năm đức hạnh do Ðức Khổng Tử đề ra: hiền từ, tử tế, cung kính, tiết kiệm, và khiêm tốn.Chúng ta dùng năm đức hạnh này đeå tu tập thân thể và tâm trí, làm nền móng cho việc tu tập chính. Cấp thứ nhất là Ba Ðiều Kiệnđược kể trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Ðiều Kiện Thứ Nhất là (a) có hiếu với cha mẹ và tôn kính các bậc sư trưởng, (b) từ bi không sát sinh,và (c) thực hành Mười Ðiều Tốt.Ðiều Kiện Thứ hai là (a) Quy Y Tam Bảo, (b) trì giới, tuân theo luật pháp và phong tục,và (c) cư xử nghiêm chỉnh đúng đắn. Ðiều Kiện Thứ Ba là (a) phát Bồ Ðề Tâm, (b) thâm tín luật nhân quả, (c) tụng đọc và đề cao kinh sách Ðại Thừa, và (d) khuyến khích người khác tu tiến trên con đường Giác Ngộ. Ðức Phật dạy rằng Ba Ðiều Kiện này là nguồn gốc mang lại giác ngộ cho chư Phật ba đời ở khắp mươøi phương. Vậy, chúng ta không thể thiếu những điều quan trọng này trong việc thực hành tu tập.

Từ Ba Ðiều Kiện trên chúng ta tiến lên cấp thứ hai đó là sáu nguyên tắc sống hòa hợp, tức Lục Hòa. Ðiều thứ nhất của Lục Hòa là có cùng ý kiến hay mục tiêu tức kiến hòa đồng giải. Nếu mọi người có cùng ý kiến thì thế giới này sẽ không có tranh chấp nào cả. Nguyên tắc này tạo sự hiểu biết chung cho toàn thể chúng sinh. Sự hiểu biết chung này dựa trên chân tính của chúng ta chứ không phải là ý kiến riêng của Phật Thích Ca. Ngài dạy chúng ta cách tu tập và khám phá, trí huệ, đức tính và khả năng nội tại của mình. Chúng ta không bắt chước ngài, mà tự tái khám phá tiềm năng vốn có của mình. Nền giáo dục của ngài thật là siêu diệu.

Ðiều thứ hai là cùng tuân theo những giới luật, tức Giới Hòa đồng tu.Việc trì giới bao gồm tạo thói quen chấp hành luật pháp và phong tuïc của xã hội. Khi mọi người có cùng ý kiến và biết tôn trọng luật pháp, xã hội sẽ ổn định và thịnh vượng, và tự nhiên thế giới sẽ hòa bình.

Nguyên tắc thứ ba là cùng hưởng tài lộc một cách đồng đều, tức Lợi Hòa đồng quân. Trong xã hội hiện đại, sự phân cách lớn giữa người giàu và người nghèo là điều không tốt, vì vậy chúng ta nên lấp hố sâu này giữa mọi người. Sự chia sẻ đồng đều tài sản sẽ giải quyết những tranh chấp về của cải vật chất. Chia sẻ lợi lộc một cách hòa hợp với người khác là việc làm của người có trí huệ và sẽ mang lại phước báo. Giữa mọi người có sự giàu nghèo khác nhau là do những nguyên nhân khác nhau mà họ đã gieo trồng trong quá khứ. Nếu người ta tạo nghiệp khác nhau thì họ cũng hưởng kết quả khác nhau. Ðức Phật dạy rằng những người được hưởng nhiều tài lộc nên chia xẻ với những người được hưởng ít. Việc chia xẻ với người khác là thiện nghiệp sẽ mang lại cho mình thêm phước báo. Theo luật nhân quả, nghèo nên tạo dựng nhân duyên tốt để được hưởng quả tốt trong tương lai. Người giàu nên chia xẻ tài sản của mình để vẫn được giàu có ở mai sau. Khi mọi người làm như vậy thế giới sẽ hòa bình, và do học giáo lý của Ðức Phật mà con người tiếp tục tu tạo công đức vô lậu.

Ðể tạo nền móng cho công trình tu tập của mình, các hành giả Tịnh Ðộ thực hành năm đức hạnh của Khổng giáo vốn là căn bản cho tất cả mọi người. Sau đó chúng ta tiếp tục với Ba Ðiều KiệnLục Hòavốn là những việc quan trọng trước khi thực hành Phật Giáo. Kế tiếp, Tam Học giới, định, huệlà căn bản trước khi tu tập theo Phật Giáo Ðại Thừa với Sáu Ba La Mật. Sau cùng, chúng ta thực hành Mười Ðại nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền để đắc Phật quả. Ðó là năm sự hướng dẫn mà chúng ta có thể nhớ một cách dễ dàng. Khi phối hợp nền móng vững chắc này với pháp niệm Phật A Di Ðà, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được tất cả những gì mà mình vẫn tìm kiếm, đó là đời sống gia đình hòa thuận, sự nghiệp thành công, và xã hội an lạc. Bây giờ, khi đã hiểu rõ những điều mình đang học và thực tâm muốn làm theo giáo lý, chúng ta cần phải tinh tấn thực hành để có thể thành tựu mục tiêu cao thượng của mình. Như vậy là chúng ta quy y Tam Bảo chân tánh của mình.

Ngoài pháp Tam Bảo Tự Tánh bên trong còn có Tam Bảo sắc tướng bên ngoài như tranh tượng Phật, kinh sách, và các tăng sĩ. Việc dâng cúng và kính lễ hình tượng Ðức Phật có hai mục đích. Thứ nhất là để tỏ lòng tôn kính Phật Thích Ca, Ðức Bổn Sư của chúng ta. Mỗi lần ngắm tranh hay tượng của ngài, chúng ta nhớ lại những giáo lý cao siêu mà ngài đã truyền dạy. Thứ hai là để nhắc nhở mình làm theo gương ngài. Khi thấy hình tượng Ðức Phật, chúng ta tự nhắc mình ra sưùc giải trừ vô minh, đạt giác ngộ. Kinh sách cũng có mục đích nhắc nhở chúng ta rằng mình đã quy y Pháp bảo và cần phải suy ngẫm về quan kiến và mức hiểu biết của mình. Tương tự, khi gặp Tăng Ni, được coi là đại diện của Tăng Bảo, chúng ta sẽ nhớ là mình phải giữ sự thanh tịnh của sáu căn và phải sống hòa hợp với mọi người. Vậy, việc tiếp xúc với hình thức vật chất của Tam Bảo mang lại lợi ích lớn cho chúng ta, vì tranh tượng, kinh sách, và các tăng sĩ luôn luôn làm cho chúng ta nhớ là mình đang đi trên con đường giác ngộ.

Có những hành giả dùng hình thức vật chất của Tam bảo làm phương tiện tu tập ở tại nhà của mình. Tranh tượng Ðức Phật tượng trưng Phaät Bảo, còn tranh tượng Bồ Tát thì tượng trưng Tăng Bảo. Khi chúng ta tu theo pháp môn Tịnh Ðộ thì Phật A Di Ðà tượng trưng Phật bảo, còn Bồ Tát Quan Âm và Bồ Tát Ðại Thế Chí thì tượng trưng Tăng bảo. Kinh sách Phật giáo là biểu tượng của Pháp bảo. Những hình thức này nhắc nhở chúng ta về những điều quý báu của Tự Tính ở bên trong bản thân.

Trong tất cả kinh điển Phật Giáo, Kinh Vô Lượng Thọ là cuốn kinh mà tôi thường đề nghị nhất. Cuốn kinh này không quá dài, nhưng lại hàm chứa tất cả những giáo lý của Ðức Phật, vì vậy mà thích hợp cho các hành giả ngày nay. Tên gọi đủ của kinh này là "Phật Nói Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm, Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, Và Giác Ngộ Của Ðại Thừa"(The Buddha Speakers of the Infinite Life Sutra of Adornment, Purity, Equality and Enlightenmnet of the Mahayana School).Tựa đề đầy đủ này cho thấy mục tiêu, nguyên tắc, và phương pháp tu tập của Phật giáo. "Vô Lượng Thọ"là điều quan trọng nhất trong tất cả những sự vô lượng khác, như trí huệ vô lượng, quyền năng vô lượng, đức hạnh vô lượng, của cải vô lượng, v.v... Nếu không có tuổi thọ vô lượng thì người ta không thể hưởng được tất cả những sự vô lượng khác. Hành giả Tịnh Ðộ tìm tiềm năng tự nhiên vô lượng của mình, và những khả năng của Tự Tính là vô lượng. Thêm nữa Giáo Pháp vô lượng phát xuất từ Tự Tính. Vì vậy, sự hiện hữu vô lượng, vô biên của Mười Cõi là do Tự Tính tạo ra.

Từ ngữ "Trang Nghiêm"trong tên kinh này hàm ý chân, thiện, mỹ, và trí huệ, là những phẩm tính không tuyệt đối có thật ở thế gian này, mà chỉ có ở trong Tự tính và sẽ được khám phá khi người ta tìm ở bên trong bản thân.

"Thanh Tịnh, Bình Ðẳng Và Giác Ngộ" là những nguyên tắc của việc tu tập. Thanh Tịnh tượng trưng Tăng bảo; Bình Ðẳng tượng trưng Pháp bảo; và Giác Ngộ tượng trưng Phật bảo. Ba ý niệm này cũng đồng nghĩa với ba môn học giới, định, huệ, và bao trùm bốn mươi chín năm hoằng pháp của Ðức Phật. Thanh Tịnh bao hàm sự trì giới và luật tạng; Bình Ðẳng bao hàm thiền định và kinh tạng; Giác Ngộ bao hàm trí huệ và luận tạng.

Nếu đời sống bận rộn, không có thì giờ để nghiên cứu kinh sách Phật giáo nhiều vô số, chúng ta có thể bắt đầu với Kinh Vô Lượng Thọ này. Khi đã thông hiểu kinh này, hành giả sẽ hiểu không chỉ lời dạy của Phật Thích Ca mà còn cả giáo lý của chư Phật nữa, vì tất cả những giáo lý này đều phát xuất từ tự tánh.

Tựa đề đầy đủ của Kinh Vô Lượng Thọ biểu lộ cốt tủy của tất cả kinh điển. Thực hành theo những lời dạy của cuốn kinh này tức là đã thực hiện điều kiện quy y Tam Bảo.

Hôm nay, tôi đã trình bày với mọi người về ý nghĩa của việc quy y tam bảo. Chúng ta sẽ bắt đầu lễ quy y bằng cách thành tâm và kính cẩn phát nguyện ba lần trước Ðức Phật xin làm đệ tử và học giáo lý của ngài. Tôi, Hòa Thượng Tịnh Không, sẽ là người làm chứng và là vị thầy truyền giới. Xin nhớ rằng hành giả không quy y vị tăng sĩ chủ lễ, mà quy y Phật, Pháp, Tăng, trơû thành đệ tử của Tam Bảo.

Sau đây là lễ truyền Tam Quy Ngũ Giới đơn giản mà trang nghiêm. Mọi người sẽ nhận một Chứng Ðiệp Quy Yvới một lời phát nguyệt thọ trì tam quy và năm giới. Chúng ta dùng lời phát nguyện này vì tính cách kỷ niệm và sự đơn giản của nó. Mọi người hãy đứng trước tượng chư Phật, Bồ Tát, với lòng chân thành, thanh tịnh, từ bi, và thành kính nhất của mình. Lập lại theo tôi: "Con xin chí thành phát nguyện làm đệ tử của Tam Bảo Phật Pháp Tăng. Từ nay, con sẽ tu tập theo giáo lý của Ðức Phật, nguyện được sinh về Tịnh Ðộ và sẽ giúp đỡ chúng sinh thông hiểu chân lý của Chánh Pháp".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]