- Phần mở đầu
- Bài 1 - Tôn kính Phật
- Bài 2 - Kính Trọng Pháp
- Bài 3 - Cung Kính Tăng
- Bài 4 - Trụ Am Thất
- Bài 5 - Hầu Thầy
- Bài 6 - Phụng Dưỡng Người Thân
- Bài 7 - Làm Bồ Tát Ở Nhà
- Bài 8 - Tiếp Đãi Khách
- Bài 9 - Đọc Kinh Sách
- Bài 10 - Làm Quan Chức
- Bài 11 - Làm Thương Mại
- Bài 12 - Làm Nghề Nông
- Bài 13 - Làm Công Cho Người
- Bài 14 - Làm Việc Chúng
- Bài 15 - Lễ Bái Tụng Niệm
- Bài 16 - Ngồi Thiền
- Bài 17 - Nghi Biểu Khi Ăn
- Bài 18 - Ngủ Nghỉ
- Bài 19 - Cùng Người Chung Ở
- Bài 20 - Chăm Sóc Người Bệnh
- Bài 21 - Nhập Thất Tịnh Tu
- Bài 22 - Duyên Sự Khi Ra Ngoài
- Bài 23 - Tống Táng Hậu Sự
- Bài 24 - Các Việc Trong Thiền Đường
- Phần Phụ Lục Lời Di Chúc - Dặn Dò Những Điều Cần Thiết Lúc Lâm Chung
- Những Điều Gia Quyến Cần Biết - Hộ Niệm Lúc Lâm Chung
- Điều Cần Biết Khi Hộ Niệm
- Khai Thị Cho Người Lúc Lâm Chung Pháp Ngữ Của Đại Sư Ấn Quang
- Quy Tắc Và Ý Nghĩa Của Sự Hộ Niệm - Tuyết Lư Lão Nhân Giảng
Học Phật Hành Nghi
Bài 6 - Phụng dưỡng người thân
Nguồn: Tam-bảo đệ tử Thích Minh Thông kính đề
Phàm sa-môn, cư sĩ thăm lo người thân, không chỉ riêng chăm sớm tối thăm hầu, lo việc ăn uống nóng lạnh, mà còn phải khéo biết thời khiến cho kia nhận biết thoát ra biển khổ luân hồi, cũng cần phải hiểu lễ tiết của Nho gia có nhiều chỗ bất đồng.
Lời phụ: “Hiếu thế tục chỉ hầu cơm nước, Hiếu Phật-đà giải thoát luân hồi.” Kinh Vu Lan Phật nói: các ngươi muốn đáp ơn dày, phải toan biên chép kinh đây lưu truyền, vì cha mẹ trì chuyên phúng tụng, cùng ăn năn những tội lỗi xưa, cúng dường Tam-bảo sớm trưa, cùng là tu phước chẳng chừa món chi.... Mình còn phải cần chuyên trì giới, pháp Tam-Quy, Ngũ Giới giữ gìn, cha mẹ đặng xa miền khốc lãnh, lại hóa sanh về cõi thiên cung, ... hoặc cầu nguyện song đường trường thọ, hoặc sanh về Tịnh Độ an nhàn. Làm được như đây mới là thật hiếu vậy.
Người học Phật rồi thì mỗi khi thấy cha mẹ chẳng nên đứng ngồi nương dựa mà nên giữ thân ngồi ngay đứng thẳng. Thường niệm kệ rằng:
Hiếu sự phụ mẫu
Đương nguyện chúng sanh
Thiện sự ư Phật
Hộ dưỡng nhất thiết
Tạm dịch:
Hạnh hiếu hầu cha mẹ,
Nên nguyện cho chúng sanh
Khéo phụng sự chư Phật
Cung dưỡng giúp tất cả.
Lúc phải thời thì nên đem nhân duyên Phật-pháp ra mà trình bày, còn khi tương giao với bạn bè thân hữu thì cũng nên đem Phật pháp ra khuyên bảo, khiến kia gieo trồng thiện căn. Nếu kia không có lòng tín ngưỡng thì phải đợi khi có cơ duyên mới đem ra để giảng cho họ biết như bệnh đau, tai nạn, đau thương, bi ai tột độ, v.v...
Lời phụ: học Phật tức học đòi bắt chước theo hạnh Phật. Đi như Phật đi, đứng như Phật đứng, ngồi như Phật ngồi, nằm như Phật nằm, nói như Phật nói. Hành như Phật hạnh. Khiến cho kia thấy được sanh lòng vui mừng, khởi lòng tin trong sạch, hâm mộ tập tành theo. Tùy duyên giới thiệu Phật-pháp khiến kia gieo trồng căn lành và khuyến tấn kia phát tâm tu học.
Nếu cha mẹ muốn mình uống rượu, ăn thịt nên tùy nghi mà quỳ bạch: “con nay đã thọ trì giới của Phật, ăn thịt làm tổn hại mạng chúng sanh, uống rượu làm hôn mê tâm tánh, chẳng tự mình ăn thịt uống rượu, lại cũng chẳng nên đưa người ăn thịt uống rượu. Xin nguyện cho hết thảy người thân của con cùng giới hạnh như con không khác, toàn bộ người thân của con đều tích đức hạnh, cùng toàn bộ mạng sống của tất cả chúng sanh, v.v...” Tha thiết khẩn cầu như vậy nhưng cũng chưa định chắc là được việc. Phàm lễ chúc mừng khánh thọ, nên lấy theo chánh lý mà nói rõ, y theo Phật-pháp mà làm để tránh tổn hại đến mạng sanh vật.
Lời phụ: Ăn thịt chúng sanh là kết ác duyên với chúng sanh, quả báo tương lai phải thường mạng ăn nuốt lẫn nhau. Kinh Phạm võng nói: nếu Phật-tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật-tánh, tất cả chúng sanh thấy đều tránh xa. Người ăn thịt mắc vô lượng tội lỗi. Vì thế nên tất cả Phật-tử không được ăn thịt của tất cả mọi loài chúng sanh. Nếu cố ăn thịt, Phật-tử này phạm “khinh cấu tội.” Nhưng phải hiểu rõ sự lý, uyển chuyển theo hoàn cảnh nhân duyên để khuyên bảo lẫn nhau, chẳng được cố chấp khiến kia sanh lòng hiềm giận, khiến cho cơ hội học Phật của họ đoạn mất.
Nếu thấy người thân thọ mạng gần hết, nên trước sớm đem lạc cảnh ở tây phương tịnh độ nói cho họ nghe. Còn khi mạng chung, nên trước thông báo hết cho mọi người, lại chớ sanh lòng bi ai quá độ. Tang lễ tất phải y theo văn dưới mà cử hành. Tuy khó có thể tận hết việc mình muốn, nhưng lại cũng nên lấy việc chẳng tổn hại sanh mạng sanh vật làm chính. Phàm khi thấy chú bác các bậc tôn trưởng nên giữ mình ngay thẳng, lại nên lấy nhân duyên của Phật-pháp mà bảo cho họ biết.
Lời phụ: khi thấy người bệnh có thể thỉnh Kinh Dược Sư ra tụng để người bệnh được nghe, y theo lời Phật mà làm thì được lợi ích rất lớn. Nếu người bệnh thọ mạng chưa hết ắt mau bình phục trở lại, nếu thọ mạng hết thì chóng được giải thoát bệnh khổ mà siêu sanh Tịnh Độ. Điều quan trọng là lúc sắp lâm chung, phải khéo dùng Phật-pháp giải thích cho kia hiểu, buông xuống, hướng lòng về Tịnh cảnh, nhất tâm niệm Phật. Không được khiến kia sanh phiền não, khởi lòng sân hận, bởi cận tử nghiệp là lúc quyết định nơi chốn họ vãng sanh. Phần tang lễ chúng ta sẽ học ở bài thứ 23 Vụ Táng. Bởi phong tục mỗi nơi, mỗi gia tộc đều có những nghi thức riêng, nên không thể tận hết lời Phật dạy. Nhưng phải gắng lấy việc tránh sát sanh làm trọng yếu và lấy nhân duyên này để giới thiệu Phật-pháp cho tất cả.