Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần IV

21/05/201317:02(Xem: 12880)
Phần IV

Đại Đế Asoka

Hộ Giác

---o0o---

Phó Vương Xuất Gia

Nhờ túc duyên thực hành Ba la mật, nhờ ánh sáng chánh pháp soi đường, nhờ chịu ảnh hưởng đạo tâm thuần cố của mẫu hậu và hoàng huynh, nhờ pháp thoại Tôn giả Sangharakkhitakhai thị, phó vương hạ quyết tâm từ bỏ đời sống hoàng triều tự nguyện sống cuộc đời vô gia đình độc cư tu tịnh.

Đem vấn đề thoát ly triều cung để sống cuộc đời xuất gia tấu trình và xin hoàng huynh chuẩn tấu. Nghe người em duy nhất phát tâm xuất gia, Đức vua Asokakhông cầm được nước mắt. Vừa nhìn em sửng sốt vừa nghẹn ngào nói thật nhỏ, thật êm đủ hai người nghe:

Hoàng đệ thân thương, đệ đã suy nghĩ thật kỹ chưa?

Muôn tâu, đệ đã suy nghĩ thật chín chắn, và xuyên suốt rồi.

Nhìn đứa em huyết thống cùng mồ côi cha, Asokanhẹ nhàng nhưng cương quyết:

Hoàng đệ thân mến, phụ hoàng đã về chầu tiên đế, giờ chỉ còn mẫu hậu và hai huynh đệ chúng ta, hoàng đệ dù muốn dù không, trong tương lai không lâu nữa cũng phải nối ngôi thay huynh trị vì thiên hạ, làm cho nước thêm mạnh, dân thêm giàu và sanh con nối dõi triều đại Moriya. Vả lại, đệ là hoàng tử, từ nhỏ đã quen nếp sống cao sang quyền quý, nhất cử nhất động đều có người phục dịch chu đáo. Thực phẩm thì sớm chiều hải vị sơn hào, nằm ngồi lầu ngọc sang ngà, hoàng phục thì nhung lụa gấm hoa sắc màu rực rỡ, cơ ngơi thì đặc biệt thích hợp cho ba mùa, mỹ nữ thì túc trực vũ ca, cung nghinh khiêu gợi, sẵn sàng thỏa mãn yêu cầu. Còn đời sống tu hành thì hoàn toàn trái ngược, nhất là thường xuyên tiếp cận với đủ tầng lớp giai cấp. Huynh không bao giờ có ý nghĩ kỳ thị. Nhưng chỉ sợ đệ không quen, thậm chí có những vị xuất thân từ giai cấp Thủ đà la. Huynh không nghĩ là đệ có thể chịu đựng một cuộc sống hoàn toàn dị biệt như vậy.

Tâu hoàng huynh, đệ có tiên liệu những sự kiện thực tế trái nghịch này. Nhưng, đệ có suy nghĩ lượng định qua phương pháp Tỷ giảo. Chẳng hạn như: đệ biết rõ đức Bổn sư là quốc vương giai cấp Sát đế lỵ, số đông đệ tử Ngài cũng thuộc giai cấp như Ngài. Nhưng sau khi xuất gia sống chung với những vị Tỳ kheo xuất thân từ những giai cấp khác, các Ngài cũng sống hòa hài an nhiên tự tại trong giáo đoàn mà khuôn thước pháp luật của Ngài chính là kim chỉ nam vô cùng an lạc có khả năng thuyết phục. Đối với đệ nếu đem so sánh với Đức Phật và chư vị đệ tử quý tộc xuất gia của Ngài thì đệ tự tin là mình làm được.

Biết rõ sự quyết tâm bất chuyển của đứa em, Asokavô cùng hoan hỉ gạn hỏi:

Hoàng đệ đã tấu trình mẫu hậu chưa?

Tâu hoàng huynh, đệ định sau khi được hoàng huynh chấp thuận, đệ sẽ tấu xin ý chỉ mẫu hậu.

Bái kiến mẫu hậu, Vitasokatrình bày tâm nguyện xuất gia và xin mẫu hậu chuẩn tấu. Nghe Vitasokaquyết chí từ bỏ gia đình sống cuộc đời vô gia đình với mục đích thăng hoa phẩm hạnh tự tu, tự độ, tự giác và giác tha trong đạo tràng của Đức Phật. Mẫu hậu Vedisakhông cầm được nước mắt vì tâm trạng quá vui mừng phấn khởi. Ôm đứa con út thân yêu vào lòng, với tất cả rung cảm thiết tha, mẫu hậu nói:

Con yêu quý của mẹ, con có biết sự quyết tâm xuất gia, sống hạnh ly trần của con là món quà vĩ đại trân quý nhất mà con đã hiến tặng mẹ. Hoàng huynh con là Đại đế thống trị tiểu lục địa Bharatabằng vương đạo; còn con, nếu thành tựu cứu cánh đời sống phạm hạnh và dấn thân vân du hóa đạo, khai thị lê dân bá tánh phát tâm quy ngưỡng chánh pháp thì mẹ nghĩ, trên thế gian này không nữ nhân nào có phước lớn như mẹ, ngoại trừ Phật mẫu và những nữ nhân thân quyến của Đức Phật. Đạo lộ con chọn hành trình tuy nhiều chướng duyên, lắm thử thách nhưng có khả năng hướng thiện, hướng thượng đời sống tâm linh lên tuyệt đỉnh giác ngộ, một thành tựu quảng đại, huyền nhiệm mà tự thân và tha nhân được thừa hưởng bình đẳng. Liên tưởng cuộc hành trình đúng đạo lộ chánh pháp của con mà mẹ đây sung sướng ngập lòng, cảm tưởng như chết đi được sống lại. Một chuyển hướng quá lớn trong triều đình khiến mẫu hậu vô cùng phấn khích.

Để khích lệ lý tưởng thoát tục mong cầu đạo bồ đề của đứa con út sớm mồ côi cha, mẫu hậu khuyến tấn:

Con ạ, Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu quý nhất trần gian: Phật là bậc đạo sư chỉ lối tựu điểm tịnh lạc. Pháp là phương pháp thực hành viên mãn thành tựu cảnh giới tịnh lạc ấy. Tăng là những thiện hữu mô phạm tự thân và hướng dẫn mọi người hành hóa chánh pháp. Do đó, Tam Bảo có khả năng tác thành hạnh phúc và giải khổ ngay trong hiện kiếp và hậu kiếp. Đối tượng phục vụ có ba tiêu chuẩn:

  1. Chánh tín

  2. Nhất hướng thanh tịnh hóa thân, miệng, ý.

  3. Tích cực hành trì chánh pháp.

Hành giả không thể thiếu bất cứ tiêu chuẩn nào, nhất là điều một và đều ba. Hơn nữa, mục đích xuất gia của con là thoát ly phiền não, an tịnh tâm hồn. Đức Phật dạy: Không lạc phúc nào bằng sự an tịnh. Ngài cũng đề cập những lạc phúc trần gian, như: dục lạcthiền lạc.

Dục lạcthì sự thụ hưởng khoái cảm quá ít, trong khi đau khổ quá nhiều và chính hiểm họa của dục càng nhiều hơn. Giống như người khát nước càng uống nước mặn thì càng thêm khát.

Thiền lạcthì tác thành phỉ lạc giúp hành giả sống cuộc sống thân tâm vô cùng an lạc tế tịnh nhưng tương đối giai đoạn không vĩnh hằng. Duy tịnh lạctức niết bàn lạc mới tuyệt đối vô lượng lạ. Nói tuyệt đối tịnh lạc ám chỉ sự bất thối, bất chuyển, bất dị, bất đọa, bất luân hoán, bất nghị, bất ngôn thuyết. Mẹ vô cùng hoan hỉ, tin tưởng, phấn khởi, mãn nguyện có một đứa con biết chọn cho mình một cuộc sống nhiêu ích tự thân và tha nhân, hạng người cao quý nhất trong bốn hạng người, tức người sinh ra chuyên làm lợi người. Mẹ nghĩ, chỉ riêng triều đại Moriyasẽ được xưng tán và truyền tụng vạn đại chính nhờ hoàng huynh con và con đặc trưng tiêu biểu.

Phó vương Vitasokađược Tôn giả Dhammarakkitatổ chức giới đàn cho thọ đại giới Tỳ kheo tại Asokarama(A dục tự). Sau khi xuất gia, Tỳ kheo Vitasokaxin phép thầy tế độ hành thiền ở Videha. Một thời gian tương đối lâu, thầy Vitasokamới trở về vấn an mẫu hậu và hoàng huynh. Mỗi lần về kinh đô Pataliputra, thầy Vitasokađều có giảng pháp cho hoàng huynh và hoàng thân quốc thích, khuyến hóa mọi người lánh xa điều ác, tu tập hạnh lành, thanh tịnh tâm ý, tức bao gồm cả pháp môn tu tập, pháp môn dứt bỏ và pháp môn thanh lọc nội tâm. Trên đường trở về chùa AsokaramaĐức vua Asokatự thân chắp tay đi bộ tiễn đưa thầy đến chùa, đảnh lễ rồi mới hồi cung.

Dự luận quần chúng vô cùng náo nhiệt, vang dội khắp cả nước. Họ bảo nhau, quả phước Sa môn thật là phi thường, kỳ lạ, chưa từng thấy. Một vị Đại đế đi bộ chắp tay tiễn đưa một vị Sa môn mà vị ấy chính là em ruột của mình. Thật quý hóa thay là hạnh xuất gia ly dục, cao thượng thay là hạnh từ bỏ gia đình, sống không gia đình, đúng là đời sống phạm hạnh khác xa đời sống thế tục không thể nghĩ bàn. Đạo hạnh Đại đế Asokakhiến quần chúng phát tâm quy ngưỡng chánh pháp đông đảo trên sức tưởng tượng, tạo thành phong trào thịnh hưng chánh pháp có một không hai trong lịch sử phục hưng đạo Phật kể từ sau ngày Đức Phật thị nhập vô dư niết bàn, Phật lịch 2218 năm.

Đã có nhiều lần, nơi hoàng cung huy hoàng, tráng lệ của triều đại Moriya, Đại đế Asokatự phát hiện thân phận mình như con chim bị nhốt trong lồng son nhỏ bé, còn em mình, Đại đức Vitasokanhư cánh đại bàng giữa bầu trời cao rộng, vượt thoát thiên lao, vui thú hải hồ. Bản thân Đại đức Vitasokanhờ tích cực công phu hành đạo, không bao lâu đã chứng quả vị thánh Tăng A la hán. Chính sự thành tựu vĩ đại trong đời sống phạm hạnh, Tôn giả Vitasokacàng tích tực hơn trong công trình hoằng dương chánh pháp, sách tấn hậu lai, tạo kỳ công trong việc chấn hưng chánh pháp, một thành tích đến hôm nay vẫn chưa phai mờ trong trang sử đạo Phật

 

Danh Tăng Thời Đại Đế Asoka

Tôn giả Moggaliputtatissathera

Tôn giả sinh ra trong một gia đình giai cấp Bà la môn, kinh đô Hoa thị (Pataliputra)Trung Ấn. Thiếu thời Tôn giả nổi tiếng thông minh mẫn tuệ, làu thông Tam phệ đà, nghĩa văn vô ngại. Song thân Tôn giả vô cùng hãnh diện và mãn nguyện. Kỳ duyên dun rủi, một hôm, công tử Moggaliputtatissađược bái kiến và đàm đạo với tôn giả Siggavatrong dịp Ngài viếng thăm song thân công tử. Trong phần đàm đạo, công tử nêu nhiều chuyên đề liên quan Tam phệ đà về cả hai mặt nghĩa và văn vô cùng uyên áo, thâm viễn.

Vấn đề được ghi nhận là Tôn giả thảo luận rốt ráo tận uyên nguyên nguồn cội, khiến công tử đi từ ngạc nhiên đến kính phục. Nhất là sau khi Tôn giả Siggavanêu những chi pháp trong bộ pháp tụ. Bộ thứ nhất của bảy bộ A tì đàmđể thảo luận thì công tử thực sự bái phục và quyết tâm theo Tôn giả học đạo. Lẽ đương nhiên song thân công tử vô cùng hoan hỉ tùy thuận vì ông bà vốn rất kính trọng và tin tưởng Tôn giả.

Công tử được Tôn giả truyền trao Sa di giới. Xuất gia xong, Sa di tinh tấn hành thiền và chứng quả dự lưu tức Tu đà hườn quả. Tôn giả Siggavagởi gắm Sa di Moggaliputtatissacho y chỉ với trưởng lão Candavajjivà được trưởng lão tổ chức giới đàn cho Sa di thọ đại giới Tỳ kheo lúc hai mươi tuổi. Nhờ tích cực công phu hành đạo, thầy Moggaliputtatissachứng thánh quả A la hán. Chính Tôn giả là Hoà thượng tế độ A xà lê cho Thái tử Mahindavà công chúa Sanghamittathọ Đại giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni và cũng chính Ngài chủ tọa đại hội kết tập Tam tạng thánh điển lần thứ ba.

 

Tôn Giả Upagupta

Tôn giả thuộc giai cấp phệ xá (doanh thuơng) là thứ nam trong một gia đình chuyên bán hương liệu gần kinh đô Mathura, nằm ven bờ sông Yamuna.

Gia đình này rất trong sạch và tin tưởng Tôn giả Sanavasicòn có tên là Sanasambhuta. Vợ chồng này có hứa với Tôn giả là nếu sinh trai sẽ cho cháu xuất gia. Nhưng khi đã sinh trai thì vợ chồng viện cớ là để cháu tiếp tay quản lý tài sản gia đình. Sinh đứa con thứ hai thì vợ chồng lại viện cớ để cháu lo công tác đối ngọai như giao hàng, cất hàng, thu tiền, đòi nợ và yêu cầu Tôn giả chịu khó chờ đứa thứ ba. Nhưng rồi không lâu, vợ phú thuơng sinh đứa thứ ba. Đứa con này vô cùng khôi ngô tuấn tú. Vợ chồng lại làm ngơ. Cậu út được cha mẹ giao trọng trách trông nom một cửa hàng rất lớn ở trong thị trấn. Từ ngày cậu út nhận trách nhiệm và trực tiếp điều hành thì công ăn việc làm vô cùng thịnh phát nhất là hàng hóa bán chạy như tôm tươi.

Một hôm, qua thiên nhãn thuần tịnh, Tôn giả Sanavasinhận thấy duyên lành thánh đạo cậu út đã đến, bèn ghé cửa hàng khai thị. Pháp thoại hôm ấy tuy ngắn, nhưng vừa đủ để cậu út phát khởi tín tâm muốn được xuất gia. Sau cuộc gặp gỡ này, Tôn giả chính thức nhắc lại lời hứa lúc trước của ông bà. Ở thế chẳng đặng đừng, ông bà đành phải ưng thuận. Cậu được Tôn giả Sanavasitổ chức giới đàn cho thọ đại giới Tỳ kheo. Xuất gia không lâu, nhờ tích cực công phu thiền định, thầy Upaguptachứng quả A la hán, trở thành một trong những vị thánh tăng nổi tiếng lúc bấy giờ. Có khoảng 18,000 Tăng sinh tu học dưới sự giáo thọ của Ngài. Cơ sở giáo dục của Ngài đặt tại ngôi đại tự Bhattikaramatọa lạc trên một ngọn đồi tên Uramanda.

Đại đế Asokanghe Ngài là bậc thánh Tăng đạo cao đức trọng, bát thông Tam tạng. Đại đế quyết tâm tự thân đến tận nơi bái thỉnh. Nhưng Tôn giả biết trước và Ngài hạ sơn hướng về kinh đô Hoa thị (Pataliputra)bằng đường thủy. Được tin này, Đại đế vô cùng hoan hỉ và đã khởi hành đường bộ bằng chân đất suốt đoạn đường hai do tuần và tổ chức lễ cung thỉnh thật trọng thể.

Thời gian sau không lâu, chính Tôn giả hướng dẫn Đại đế đi chiêm bái những thánh địa và thuyết minh thật đầy đủ.

 

Tôn giả Vitasoka Hoặc Gọi Tissathera

Ngoài Tôn giả Moggaliputtavà Tôn giả Upaguptacòn một Tôn giả nữa là ngài Vitasokacòn gọi là Tissatheratức hoàng đệ của Đại đế Asokamà diễn tiến sự kiện đã được tường thuật đầy đủ nơi chương Hoàng ngự đệ Vitasoka.

Trọng điểm được đề cập nơi đây là sau khi trở thành Thánh Tăng, Tôn giả tích cực hoằng dương chánh pháp chẳng những khuyến hóa giới hoàng tộc triều thần, văn quan, võ tướng và các hàng binh sĩ, luôn cả gia đình họ quy ngưỡng chánh pháp, và hơn nữa còn chịu khó chu du khắp mọi miền từ thành thị đến thôn quê nhất là các vùng biên địa để hướng dẫn họ bỏ tà quy chánh, lánh dữ làm lành.

Tôn giả đã thành công rất lớn về phương diện trì đạo và truyền đạo. Sở dĩ Tôn giả có được sự thành công rực rỡ là nhờ đời sống giới hạnh tinh nghiêm, thánh phong cao viễn, đạo cách thuần từ, đức tu tịnh khiết.

 

Tôn Giả Mahindathera

Bộ đại tông (Mahavamsa) có đề cập nhân duyên xuất gia của Hoàng tử Mahindavà Công chúaSanghamittalà do Hoàng đế Asokaphụ hoàng của nhị vị gợi ý. Một hôm, trong cuộc đàm đạo với Tôn giả Moggaliputtatissa, Đại đế có bạch hỏi:

Với những công đức tương đối không nhỏ, không ít mà mình đã cống hiến cho giáo pháp có được khép vào hàng thân quyến chánh pháp hay không?

Tôn giả cho biết chỉ được danh xưng là đại hộ pháp. Ngoại trừ, cho con nam hoặc nữ của mình xuất gia thì mới được khép vào hàng quyến thuộc chánh pháp thực sự. Với bồ đề tâm dũng mãnh và tín tâm thuần cố, Hoàng đế ngỏ ý với Hoàng tử và Công chúa. Thật không ngờ, nhị vị vô cùng hoan hỉ, tình nguyện tuân hành ý chỉ.

Một đại lễ xuất gia vô cùng trọng thể được tổ chức. Hoàng tử được thọ đại giới qua đại giới đàn Tỳ kheo: Hoà thượng Tế độ A xà lê: Tôn giả Moggaliputtatissathera, Hòa thượng Tế độ A xà lê: Tôn giả Devathera, Hòa thượng Giáo thọ A xà lê: Tôn giả Majjhattikatheravà hàng trăm vị Tỳ kheo chứng minh.

Công chúa được thọ đại giới qua đại giới đàn Tỳ kheo ni: Hòa thượng Tế độ A xà lê: Tôn giả Dhammapalitheri, Hòa thượng Yết ma A xà lê kiêm giáo thọ A xà lê: Tôn giả Lipalitherivà hàng trăm Tỳ kheo ni chứng minh.

Đúng sáu năm kể từ ngày đăng quang, Hoàng đế Asokachính thức kiền thỉnh Tôn giả Moggaliputtatissathành lập nhiều phái bộ Tăng già truyền giáo qua các quốc gia lân cận và Tôn giả Mahindatherađược ủy cử làm trưởng phái đoàn truyền giáo sang Srilanka.

 

Công Tác Gởi Sứ Giả Truyền Đạo

Tiếp theo công trình di lưu sử liệu Phật giáo bằng mười bốn đại thạch pháp dụ theo tài liệu hai bản Anh ngữ thống nhất và được nhìn dưới hai góc độ tiêu biểu:

I.Giới hàn lâm của các tác giả Hayarayanpao Appurao Nikamvà Richard Mckeon thuộc viện đại học Chicago, ấn hành 1959.

II.Giới Tăng già của Đại đức Dhammikathuộc Buddhist Publication Society, Srilanka, ấn hành năm 1993: ngoài ra, còn có tài liệu bản Thái ngữ của ngài Dhammapitaka Prayudha Payutdịch từ bản Thái ngữ khác của học giả Vasin IndasaraPhật lịch 2526 tái bản lần thứ ba do Pháp bảo phường đại học Mahamakutấn hành thì có đến 30 thạch pháp dụ.

Ngoài công trình di lưu các thạch pháp dụ, Đại đế Asokathỉnh cử phái đoàn Tỳ kheo tăng, đảm nhận sứ mạng truyền đạo ở một số quốc gia lân cận:

1.Phái đoàn do Tôn giả Majjhattikahướng dẫn đi truyền đạo ở CashmirGandhara, hiện nay là phần đất nằm phía Tây bắc Ấn độ ăn sâu vào một số vùng thuộc lãnh thổ Afghanistan.

2.Phái đoàn do Tôn giả Mahadevahướng dẫn đi truyền đạo ở Mahisamandala, hiện nay là Mysorvà vùng đất dọc lưu vực sông Godhavarinằm phía Tây Ấn Độ.

3.Phái đoàn do Tôn giả Rakkhitahướng dẫn đi truyền đạo ở Vanavasitức vương quốc Canaranằm về phía Tây nam Ấn Độ. Theo Đại tông Mahavamsa ghi nhận lúc bấy giờ có khoảng 500 ngôi chùa trong khắp vương quốc.

4.Phái đoàn do Tôn giả Dhammarakkhitahướng dẫn đi truyền đạo ở Aparakatức phần đất thuộc miền duyên hải phía Bắc Bombayngày nay.

5.Phái đoàn do Tôn giả Mahadhammapitakahướng dẫn đi truyền đạo ở tiểu quốc Maharashadrhiện nay là vùng đất nằm phía Đông bắc cách xa Bombay.

6.Phái đoàn do Tôn giả Maharakkhitahướng dẫn đi truyền đạo ở Yonaka tức nước Greece thuộc Trung Á, chạy dài đến Iran và Turkistan.

7.Phái đoàn do Tôn giả Majjihimalà trưởng đoàn và bốn Tôn giả: Bhassapagotta, Mulakadeva, DundabhissaraDevalà những đồng sự cùng đoàn đi truyền đạo ở những vùng tiếp cận Hy mã lạp sơn.

8.Phái đoàn do nhị vị Tôn giả SonaUttarađi truyền đạo ở vùng tam giác vàng. Có bốn ý kiến khác nhau:

1.Nhóm thứ nhất ám chỉ vùng này gồm một số tiểu quốc nằm phía Đông Nam Ấn Độ.

2.Nhóm thứ hai ám chỉ bán đảo JavaSumatra.

3.Nhóm thứ ba ám chỉ Miến Điện.

4.Nhóm thứ tư ám chỉ vùng đất nằm dọc theo dòng sông Chauphrayacủa Thái Lan.

Ý kiến nhóm thứ tư có khả năng thuyết phục mạnh nhất.

9. Phái đoàn do Tôn giả Mahindahướng dẫn đi truyền đạo ở đảo Srilanka.

Căn cứ tài liệu bộ Đại tông (Mahavamsa) thì Đại đế Asoka đã thỉnh cử nhiều phái đoàn Tăng lữ truyền đạo qua nhiều vùng đất, nhiều quốc gia như đã lược kể. Trong 9 phái đoàn truyền giáo, phái đoàn thứ 8 do ngài Sona, Uttaravà phái bộ thứ 9 do ngài Mahindahướng dẫn thì được các sử liệu tường thuật nhiều nhất vì phái bộ thứ 8 truyền giáo về những lãnh thổ thuộc địa dư Đông nam Châu Á như Miến Điện, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia, và các tỉnh miền Tây nam Việt Nam.

Đáng lý ra, những giá trị pháp bảo mà Phật tử ở những quốc gia vừa kể trực tiếp hoặc gián tiếp thừa tự từ thời tổ tiên phải có bổn phận truy chọn một ngày lịch sử trong năm (kể từ năm Phật lịch 220 sau Phật niết bàn) làm ngày niệm tổ để xác minh niềm tin chánh pháp nguyên thủy có cơ sở sử liệu không mê tín hoang đường. Có những vấn đề vô cùng quan trọng liên quan đời sống tu tập truyền thống hơn hai ngàn năm lịch sử lưu bổ mà không gian, thời gian đã là chứng kiện khả tín trong quá trình phát triển liên lũy truyền tục. Thiết tưởng, chúng ta đã đến lúc phải nghiêm túc chuyên nghiệm tuyển chọn và minh định vài trò chư tổ truyền giáo, truyền đạo một thiên chức đáng lý phải có từ lâu.

 

Nghệ thuật Kiến Trúc Thời Asoka

Theo sử liệu văn bản PaliSanskritthì Đại đế Asokacho kiến tạo tám vạn bốn ngàn (84.000) ngôi tháp trong toàn quốc Bản đại tông (Mahavamsa) có ghi rằng, Đại đế Asokabạch hỏi Tôn giả Moggaliputtatissavề số lượng của pháp môn.

Tôn giả cho biết, pháp môn gồm có 84.000. Đại đế phát khởi tín tâm cho kiến tạo 84.000 ngôi tháp cúng dường. Kinh phí 96 tỉ. Đồng thời phân phối Xá lợi tôn thờ tại những ngôi tháp ấy. Riêng tại thủ phủ Hoa thị (Pataliputra), Đại đế cho kiến tạo ngôi đại tự Asoka(Asokarama) mà nghệ thuật điêu khắc tinh xảo kỳ tuyệt. Một đại lễ lạc thành được tổ chức vô cùng trọng thể, phấn khởi suốt bảy ngày.

Bộ Asokavadanathì ghi rằng, Đại đế Asokacho mở hộp đựng Xá lợi mà Đức vua Ajatasattu (A xà thế) tôn trí trong một ngôi đại tháp nằm về hướng đông Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvanavihara) và phân phối tôn thờ nơi 84.000 ngôi tháp toàn cõi diêm phù. Sự kiện này khả tín. Vì cho đến thế kỷ đương đại, và sau khi Phật giáo bị các tôn giáo thù nghịch tiêu diệt, bách hại vẫn còn tồn tại không ít những ngôi bảo tháp rải rác khắp đó đây trên toàn lãnh thổ Ấn. Các nhà chiêm bái Trung Hoa Pháp Hiển, Huyền Tráng, Nghĩa Tịnh đều có ghi chép những sử kiện này, nhất là ngài Huyền Trang nhà đại chiêm bái Trung Hoa, trong cuộc hành hương, thỉnh kinh thế kỷ thứ 11 có ghi rõ ràng chính xác những địa danh từ TakkasilaBắc Ấn chạy dài đến Malakutacực Nam đều có những ngôi tháp do Đại đế Asokakiến tạo vẫn còn hiện hữu.

Về vật liệu kiến thiết thì hầu hết các ngôi tháp đều xây bằng gạch nung hoặc bằng đá. Hình thức như bình bát úp. Chu vi quanh tháp đều có đường đi nhiễu. Nền tháp vuông vức như hình bồ đoàn. Mỗi ngôi tháp đều có tường bao bọc xung quanh và trên vách đều có khắc hình tích chuyện bổn sanh hoặc mười tích chuyện đại bổn sanh tiêu biểu cho mười hạnh Ba la mật. nghệ thuật điêu khắc triều đại Đại đế Asokaquả thật kỳ đặc, tuyệt mỹ. Có một hình thức điêu khắc mà trong câu chuyện không có nhân vật chính yếu mà chỉ có thể hiểu ngầm, chẳng hạn như:

Ảnh đản sanh được điêu khắc với tôn tượng đức MahamadaHoàng hậu trong tư thế đứng với tay níu nhành vô ưu, không có hình Thái tử sơ sanh.

Ảnh xuất gia được điêu khắc với hình tuấn mã Kiền trắc và Sa nặc mà không có hình Bồ Tát.

Ảnh thành đạo được điêu khắc tượng trưng Bồ đề đại thọ, dước gốc có Kinh cương tòa, không có ảnh Đức Phật.

Ảnh chuyển pháp luân được điêu khắc tượng trưng bằng Pháp luân xa, có hình những con nai quỳ mọp xung quanh. Tây Tạng thường dùng hình Pháp luân xa làm hoa văn trong các công trình kiến thiết đại hùng bảo điện, cũng như Trung Hoa rất chuộng hình lưỡng long tranh châu vậy.

Hình Phật niết bàn được điêu khắc biểu trưng bằng thiền sàng giữa tàng song long thọ, không có hình ảnh báo thân.

Sở dĩ nghệ thuật điêu khắc triều đại Asokacó khuynh hướng đặc dị như vậy là vì dân tộc Aryan thời trung cổ chủ trương không sử dụng hình ảnh để tôn thờ. Mãi về sau, khi có hoàn cảnh tiếp cận với nền văn minh Ai cập (Greek) dân Aryan mới thực sự chuyển hướng.

 

Trụ Đá và Bia Ký

Vốn tinh tín đối với chánh pháp và quan niệm khế hợp lý tình rằng, người nghiêm hành chánh pháp sẽ hưởng vô lượng phúc lạc, nhân dân tu tập chánh đạo sẽ khiến đất nước thịnh hưng, toàn dân cường phú. Chính nhờ sự liên đới hỗ tương giữa thế quyền và giáo quyền khiến đời sống vật chất ổn định, đời sống tinh thần thăng hoa, triều đình luôn quan tâm áp dụng văn hóa chỉ đạo, tiêu biểu cho ý nguyện toàn dân, không lệ thuộc ý kiến chủ quan của hoàng gia. Nên dân chúng Bharatasống hết sứ thanh bình, ấm no và hạnh phúc.

Đại đế quyết tâm áp dụng chánh pháp vào đời sống nhân dân. Ngài tin rằng: tất cả thành công, thắng lợi và phúc lạc do chánh pháp mang đến là thắng duyên hội tụ bất biến. Từ thế hệ này sang thế hệ khác vì không có cuộc thắng trận nào vẻ vang bằng cuộc thắng trận của chánh pháp. Kinh nghiệm bản thân Đại đế trước và sau khi quy ngưỡng thực hành chánh pháp đã hoán chuyển tính độc tài, bất khoan thứ trở nên minh đạo, nhân từ tuyệt hảo. Nhờ kinh qua thành quả nghiêm trì chánh pháp đạt thành tích vĩ đại trong công trình giữ nước an dân, một khuôn thước minh đạo không riêng cho Bharatamà chung cho thành phần lãnh đạo quốc gia khắp thế giới.

Một kỳ công lưu tích lịch sử mà Đại đế Asokađã cống hiến cho Phật pháp trong triều đại Moriyacủa Ngài thật vô cùng vĩ đại, vượt thời gian, không gian, một công trình vô ngôn, một kho tàng Phật sử chính thống, một nền văn hiến minh đạo khai phóng đã được các nhà khảo cổ nhất là ông Cunningham - một nhà khảo cổ Anh quốc – đã khai quật và tìm thấy tất cả trụ đá, bia ký mà Đại đế cho khắc ghi những sự kiện vô cùng quan trọng liên quan đời sống thị hiện giáng trần, thị ngộ liễu chứng, thị chuyển pháp luân ,thị tịch niết bàn và những di tích lịch sử liên quan công trình vân du hóa đạo mà các cơ sở công ích như Kỳ viên tự (Jetavanavihara), Trúc lân tự (Veluvanavihara), Đông phượng tự (Dubbarama) v.v… Tóm lại, nếu không có bàn tay, con tim và khối óc của một minh quân hiền triết, đạo đức và nhân bản như đại đế Asokathì ngày nay Phật tử năm châu cũng chưa thấy được ánh sáng văn minh, khoa học.

Trong nền văn học Phật giáo và lẽ dĩ nhiên gia tài của lẽ sống là từ bi và sự nghiệp tâm linh là trí tuệ mà Đức Phật đã trao truyền tuy gián tiếp nhưng Đại đế Asokavẫn đầy đủ tư cách và xứng đáng với danh nghĩa thừa tự. Những công trình lưu bố mang tính lịch sử trọng đại mà Đại đế Asokanghiêm túc thực hiện. Trước tiên, Đại đế hạ quyết tâm trì hành thập pháp vương đạo gồm có:

1.Dana (Thí): nơi bốn cửa thành, Đại đế đều cho thiết lập phước xá bố thí thực phẩm cho người nghèo.

2.Sila (Giới) - tự thúc liễm thân khẩu, không sát hại, không bóc lột, không tà dục hạnh, không làm sai nói quấy, không say sưa rượu men rượu nấu.

3.Paricago– hy sinh tự lợi cho công ích, sẵn sàng từ bỏ mọi tiện nghi cá nhân, danh tiếng kể cả sinh mạng cho nhân dân.

4.Ajjava– thành thật và liêm chính.

5.Maddava– uy nghiêm và từ ái.

6.Tapa– gương mẫu tức sống đơn giản, không xa hoa, trụy lạc.

7.Akodha– không nóng giận, không để sân hận chi phối, không hiềm khích tư thù.

8.Avihimsa- bất hại, không gây tổn thương, không có hại tư duy, luôn chủ trương hòa bình, chận đứng chiến tranh. Và những bạo động phá hoại sự sống.

9.Khanti (kham nhẫn)tức can dũng chịu đựng mọi chướng duyên, nghịch cảnh kể cả những lời chỉ trích thô bạo, phạm thượng mà không mất bình tĩnh.

10.Avirodhana– an nhiên hành xã tức không chống lại ý dân, tuyệt đối đặt quyền lợi nhân dân lên hàng đầu, không mâu thuẫn trong hành động và quyết định.

Soạn giả xin phép ghi lại bài kinh Kutadandatrường bộ III, Thế tôn giải thích các hình phạt không hữu hiệu, không lợi ích và không thành công bằng sự cải thiện kinh tế. Để cải thiện kinh tế, Thế tôn dạy:

  1. Cung cấp các thứ hạt giống và phương tiện canh tác cho nhà nông.

  2. Cung cấp vốn cho những người kinh doanh, đầu tư, trả lương thích đáng cho công nhân.

  3. Đại bố thí cho nhân dân thay cho các lễ tế đàn. Khi mà dân chúng thu hoạch đủ lợi tức, sẽ vừa lòng, sẽ không sợ hãi, lo lắng và kết quả sẽ là xứ sở được thanh bình, dân chúng được phú cường thịnh vượng.

Nhờ nghiêm hành thập pháp vương đạo mà Đại đế đã xây dựng tiểu lục địa Bharatakhông còn hiện tượng tội ác trong xã hội. Đối với bản thân, Đại đế đem thân làm gương và làm chứng. Nhờ tiêu biểu minh đạo, Đại đế đã thể hiện tư cách Phật tử thuần thành hộ trì chánh pháp bằng công trình di lưu Phật sử và Phật pháp mà thời gian, không gian đã là dấu ấn. Sau đây là những cống hiến đặc trưng truyền kỷ:

Trong một bia ký, Đại đế có ghi sắc chỉ: Đại đế Thiên ái (tức Asoka) luôn thương yêu, không hãm hại mọi loài chúng sinh, thúc liễm tự thân, bình đẳng và hòa ái, đã quán chiếu xuyên suốt: chỉ cuộc thắng trận chánh pháp là vĩ đại nhất và thiên thu bất hoại mà bản thân Đại đế là người thừa tự. Sự thành tựu trong công trình chiến thắng này đã ảnh hưởng rộng xa đến các lân bang tiếp cận tiểu lục địa Bharatakhoảng 600 do tuần như quốc vương Antiyoga thuộc cộng hòa Yonaka tức Đức vua Anti August đệ II nước cộng hòa Syria, vương quốc bốn vị vua; Đức vua Turayama, tức vua Patoleme nước Egypt, Đức vua Antikena tức vua Antikone nước Macedonia, Đức vua Alikasundara tức Alexander nước Epirs, Đức vua Magha tức tiểu vương Magast trị vì tiểu quốc nằm về hướng đông nước Egypt.

Về hướng Tây vương quốc Magadha (Ma kiệt đà), các sắc dân sau đây cũng nằm dưới quyền thống trị của Đại đế Asoka, đó là sắc dân Pandyas, Satyaputras, Keralaputra, Srilanka, Yavana, Kamboja, Nabhaka, Nabhapanti, và một số tiểu quốc cha truyền con nối, như nước Andhara, Parinda. Các vương quốc, tiểu vương quốc và các sắc dân nói trên đều y theo sắc chỉ phụng hành nghiêm túc. Ngay như một số các quốc gia tiếp cận mà sứ giả Đại đế chưa đến kết giao cũng hưởng ứng phụng hành chỉ dụ.

Những công trình có kết quả lớn như vừa ghi nhận, đối với Đại đế chỉ mang tính cục bộ. Cái thành tựu trên bình diện quy mô Đại đế nhắm đến là làm thế nào các con, cháu, chắt của ngài nhận biết rõ ràng xuyên suốt cuộc thắng trận mà ngài gặt hái được không phải bằng xâm lăng, chiến tranh, núi xương, sông máu mà chính là bằng chánh pháp. Đối với Đại đế Asokathì câu: Cuộc chiến thắng của chánh pháp là vẻ vang. Thật sự đúng một ngàn phần ngàn. Vì từ ngày Đại đế xua quân chinh phạt các quốc gia lân cận, lớn nhỏ, mạnh yếu, tất cả đều thất thủ trước đạo quân bách chiến bách thắng của Asoka. Tóm lại, từ chiến thắng này đến chiến thắng khác, thế mà sau khi san bằng Kalinga, và trong tiếng hoan hô như long trời lở đất thì Đại đế lần đầu tiên trong cuộc đời bỗng cảm thấy trái tim đau buốt cơ hồ như muốn vỡ tung lồng ngực và tự nguyện sẽ không bao giờ xâm lăng bất cứ quốc gia nào bằng quân sự.

Về chủ nghĩa hòa bình tuyệt đối của chính quyền triều đại Asoka, chúng ta tiếp tục xem xét một số chỉ dụ trên bia ký, trụ đá để thấy chính thể đương kim hoạt động như thế nào.

Chiếu thạch dụ thứ mười ba, sau khi mô tả công cuộc bình định xứ Kalingavà những đau khổ mà Đại đế chứng kiến lúc bấy giờ, có viết tiếp rằng: nhưng có điều là tôi, đứa con cưng của thần thánh, thấy còn đáng buồn hơn, trong khi tất cả nhân sinh nào là giáo sĩ Bà la môn, tu sĩ khổ hạnh và các đạo sĩ tông phái khác, các gia nhân, người thường ngoan ngoãn tuân theo các ông chủ, các bậc cha mẹ, phụ huynh, thường đối xử bạn bè, người quen, chiến hữu, họ hàng, nô lệ và đầy tớ sự kính trọng và vững tin vào tín ngưỡng của mình - tất cả đều phải chịu đựng bạo lực, giết chóc và ly biệt với người thân của mình.

Chúng ta chẳng phải ngạc nhiên khi các nhà cổ học phương tây phải suốt lời tán thán những nỗ lực của vua A dụctrong việc thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình. Những năm cuối thế kỷ hai mươi, nhân loại mới bắt đầu thử nghiệm một cơ chế nào đó để bảo đảm các nước cùng cọng trú trong hòa bình, mặc dù các cường quốc vẫn tiếp tục xây dựng lực lượng quân sự to lớn và đàm phán tay đôi theo tinh thần bí mật và nghi ngờ lẫn nhau. Trái lại, vua A dụcđã kêu gọi cho chủ nghĩa hòa bình tuyệt đối dựa trên tư tưởng Phật giáo, đơn phương tuyên bố từ bỏ chiến tranh, một hành động cực kỳ khó khăn nhất là đối với các nước lớn.

Theo sử liệu, sau khi xác định chính sách cai trị đất nước bằng đạo pháp, vua A dụcđã cắt giảm các lực lượng vũ trang và chỉ dùng quân đội vào các dịp diễn hành trong các lễ hội long trọng. Các bản ghi đều cho thấy nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội không còn bị động viên thực hiện nghĩa vụ quân sự. Chính sách của vua A dục, thậm chí thể hiện khi làm việc với các bộ tộc cường khấu ương ngạnh ở miền biên cương, và đối đãi với người dưới như con đẻ của mình. Tinh thần đó được bộc lộ rất rõ trong một chiếu dụ do vua ban cho các quan chức đi trấn giữ nước mới chiếm được là Kalinga. Chiếu dụ có những đoạn như sau: Như ta hằng mong, mọi người đều là con của ta, mọi điều hạnh phúc và tốt đẹp trên thế giới hiện nay và mai sau đều cho con cháu của ta; ta cũng mong muốn như vậy cho mọi người. Nhưng ta tin rằng, trong số dân sống dọc miền biên giới khác nhau, hãy còn chưa quy phục ta, còn có những kẻ tự hỏi mình: Đức vua muốn gì với chúng ta. Vậy ta truyền cho các người biết, điều duy nhất ta mong muốn với dân chúng ở miền biên cương là: Dân chúng miền biên cương không còn phải sợ ta nữa. Ta muốn họ tin ta, muốn họ nhận những an ủi từ tay ta và không phải nhận những đau khổ từ tay ta. Các người phải làm cho họ hiểu điều này nữa: Đức vua sẽ làm tất cả những gì có thể vì lợi ích của họ và nếu họ tuân theo lời dạy của ta, thực hành đạo pháp, chắc chắn họ sẽ được giàu sang và hạnh phúc ở thế giới này và kiếp sau.

Câu nói: “Mọi ngưòi đều là con của ta” đã gây ấn tượng đặc biệt, một diễn đạt sinh động của giáo lý đạo Phật về sự bình đẳng của mọi người, không phân biệt bốn đẳng cấp truyền thống của xã hội Ấn Đô. Đạo Phật còn dạy rằng, mỗi người đều có duyên nợ với mọi chúng sinh và vua A dụccũng đã nhận ra những nghĩa vụ như vậy đối với mọi chúng sinh, không chỉ riêng trong vương quốc của ông mà còn trên thế giới. Thử hỏi đã có bao nhiêu ông vua như vậy xuất hiện trên thế gian này?

Quyết tâm của vua Asokadùng những diệu pháp chính nghĩa, đạo đức để trị vì được biểu lộ rất rõ trên thạch dụ thứ sáu, trong đó có đoạn trích như sau: Đã từ lâu, trong quá khứ, không vị vua chúa nào muốn giải quyết việc nước hay nghe những lời oan ức bất kể giờ nào trong ngày. Nhưng nay ta ban lệnh sau: Các quan lại có các sớ tâu liên quan đến việc dân, việc nước sẽ được phép trình dâng bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu, dù là ta đang ngự bữa ăn, nhập thâm cung, ở thư phòng, xem chuồng thú, trên ngự xa, hay vãn vườn cảnh. Nếu họ làm được như vậy, ta sẽ quyết định công việc liên quan tới chúng dân, bất kể lúc đó ta đang ở đâu. Bất cứ lúc nào có sự tranh cãi trong hội đồng hay một đề nghị soi xét phần thưởng về bổng lộc hay gia ân ta đã ban, hay lệnh hịch liên quan tới những chiếu dụ ta đã ban hành hay liên quan tới việc giải quyết những vấn đề hệ trọng đã được giao phó cho các đại thần, các khanh phải trình bẩm lại cho ta ngay lập tức, bất kể ta đang ở đâu hay lúc nào.

Rõ ràng, theo chỉ dụ này, vua Asokađã nhận thức được ý nghĩa lịch sử gắn liền với phương pháp trực tiếp chăm lo công việc lãnh đạo của mình. Quả thật ông tự xưng là vị vua đầu tiên trong lịch sử không dùng vũ lực để cai trị đất nước mà bằng sức mạnh của đạo pháp. Theo sử liệu, có liệt kê đại ý một loạt các chiến dụ của vua Asokanhư sau:

Chiếu thứ nhất: cấm sát sinh để tế lễ.

Chiếu thứ hai: xây dựng hai loại bệnh viện cho người và cho súc vật; trồng dược thảo, trồng cây ven đường lớn và đào giếng.

Chiếu thứ ba: sắc lệnh liên quan tới việc đi thanh tra các tỉnh 5 năm một lần.

Chiếu thứ tư: mô tả những biện pháp để truyền báo giáo lý đạo Phật.

Chiếu thứ năm: đặt các chức “đạo pháp quan” để thực hiện các chính sách mới.

Chiếu thứ sáu: sắc lệnh liên quan đến việc nhanh các sớ tâu và giải quyết ngay các công việc quốc gia.

Chiếu thứ bảy: mong muốn tất cả các giáo phái có thể cùng chung sống; kêu gọi đề cao tấm lòng trong sạch.

Chiếu thứ tám: bãi bỏ các chuyến vui chơi dã ngoại mà các vua chúa đời xưa ưa chuộng, bắt đầu các chuyến du đạo.

Chiếu thứ chín: những bản nguyện về đạo pháp và giải thích ý nghĩa của chúng.

Chiếu thứ mười: giải thích về danh tiếng và vinh quang đạt được bởi sự tuân thủ thực hành tu niệm đạo pháp.

Chiếu thứ mười một: diễn giải việc bố thí, truyền bá đạo pháp; thân thiện, hữu hảo trong tinh thần đạo pháp, chia sẻ công đức dưới ánh sáng đạo pháp, kết duyên với Phật pháp là những dạng bố thí cao nhất.

Chiếu thứ mười hai: kêu gọi sự khoan dung lẫn nhau giữa các phe phái tôn giáo, tuyên bố rằng, sự nâng niu các tinh hoa của mỗi tôn phái là tặng phẫm và lòng kính trọng cao nhất, chỉ định các “đạo pháp quan”, các đại quan về phụ nữ, tổng trưởng khu bảo tồn thú.

Chiếu thứ mười ba: mô tả những cảnh khủng khiếp trong cuộc xâm chiếm Kalinga, những lời biểu hiện sự sám hối, lòng kính trọng đạo pháp và lòng quyết tâm truyền bá đạo; chiếu thắng bằng đạo pháp được tuyên bố là chiến thắng hiển hách nhất; các sứ giả được gởi tới các quốc gia láng giềng, năm vị vua Hy Lạp được nhắc tên.

Chiếu thứ mười bốn: những lời kết luận các bản khắc của chiếu chỉ được dựng ở nhiều địa điểm khác nhau trong đế quốc, có ba dạng: vắn tắt, chi tiết và rất chi tiết, phụ thuộc và địa điểm.

Ở thời đại đó, khi chưa có những phương tiện thông tin hiện đại như ngày nay thì đó là phương pháp để chính quyền công bố các mục đích và chính sách của mình bằng cách khắc tên chúng lên vách đá hay các cột to. Mặc dù được viết cách đây hai ngàn năm nhưng những lời của vua Asokanhư còn thúc giục, nhắc nhở người đời nay, đáng tiếc biết bao khi còn quá nhiều các lãnh tụ chính trị thế giới đời nay không có tầm cỡ của vị quân vương vĩ đại thời cổ đại ấy.

 

Trụ Đá và Bia Ký Tiếp Theo

Trong năm thứ mười một triều đại Asoka, một loạt sắc lệnh được ban bố mà ai cũng nhận là những sáng kiến kỳ tuyệt chưa chính quyền nào nghĩ ra. Ngài cho đục khắc lên núi đá, cột trụ các sắc lệnh viết theo thổ ngữ từng miền, bất kỳ người Ấn nào biết chữ cũng có thể đọc được. Nhiều sắc lệnh khắc trên núi đá ở nhiều nơi tại Ấn Độ, ngày nay mười cây cột lớn còn đứng vững và có thể định được vị trí của hai chục cây cột khác.

Những sắc lệnh đó tỏ rằng nhà vua đã hoàn toàn tin lời dạy của đạo Phật và áp dụng nó vào việc trị nước. Những sắc lệnh rõ ràng chịu ảnh hưởng Phật giáo, nhưng không có khuynh hướng tôn giáo. Không có đoạn nào trong sắc lệnh bảo dân phải thờ phụng một vị thần nào; ngay đến Phật, cũng không bắt buộc dân phải thờ.

Sắc lệnh ở Saranathbảo phải giữ sự hòa thuận trong các đền chùa, Tăng hội và kẻ nào đề xướng sự ly giáo sẽ bị trị tội. Nhiều sắc lệnh khác bảo phải khoan dung về phương diện tôn giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng, phải bố thí cho các tu sĩ Bà la môn cũng như các Tăng đồ, không được mạt sát tín ngưỡng của người khác.

Sắc lệnh số muời hai (XII) ghi khắc như sau: Hoàng thượng chí từ chí linh chào hết thảy thần dân trong mọi giáo phái, dù là hạng tu hành khổ hạnh hay hạng tu tại gia. Hoàng thượng không cho những tặng vật và những chào hỏi bề ngoài là quan trọng bằng cái bản chất chủ yếu của giáo phái. Cái chủ yếu đó có thể tiến bộ theo nhiều hình thức, nhưng điều căn bản là phải giữ gìn lời ăn tiếng nói, không nên vô cớ đề cao giáo phái của mình, chê bai giáo phái của người. Muốn chê bai thì phải có lý do vững vàng vì tất cả các giáo phái đều có một khía cạnh nào đó đáng cho ta kính trọng. Nếu giữ được như vậy thì vừa làm cho giáo phái của mình phấn khởi, vừa giúp được các giáo phái khác, còn trái lại là làm hại giáo phái mình và các giáo phái khác. Sự hòa thuận là điều đáng tán thưởng.

Cái bản chất chủ yếu đó đã được định nghĩa rõ hơn trong sắc lệnh trên cột thứ nhì (II): Đạo sung kính là điều rất tốt. Nhưng thế nào là sung kính? Sùng kính là ít nghịch đạo, làm nhiều điều thiện, từ bi, khoan dung, thành thực và trong sạch. Chẳng hạn Asoka ra lệnh cho các quan phải thương dân như con, dịu dàng kiên nhẫn với họ, không có lý do chắc chắn thì không được bắt giam, tra khảo họ. Ông còn ấn định cứ đều đều đúng kỳ hạn phải đọc những chỉ thị đó trước công chúng cho mọi người biết. Asoka như mọi nhà cải cách chân chính, rất tin rằng những lời của mình khắc trên đá rất hiệu nghiệm.

Trong sắch lệnh số bốn (IV) khắc trên đá, ông cho biết rằng ông đã đạt được kết quả kỳ diệu và đoạn trần thuật dưới đây cho ta hiểu thêm giáo lý của ông: Bây giờ do sự sung đạo của Hoàng thượng từ chí linh, tiếng vang của đạo thay cho tiếng trống thúc quân… một việc từ lâu đã không xảy ra, là ngày nay nhờ những cố gắng của Hoàng thượng chí từ chí linh để truyền bá đạo, người ta nhận thấy số sinh vật bị hy sinh để tế thần mỗi ngày mỗi giảm, số loài vật bị giết cũng giảm, dân chúng kính trọng cha mẹ và các tu sĩ Bà la môn, người ta nghe lời cha mẹ và các bậc trưởng thượng. Cho nên có thể nói rằng, về nhiều điểm, đạo đã được tuyệt đại đa số tuân hành. Hoàng thượng chí từ chí linh sẽ tích cực làm cho đạo được tuân hành mỗi ngày nhiều hơn nữa và con cháu của Hoàng thượng chí từ chí linh hãy cố gắng duy trì, phát triển nếp sống đạo đức tốt đẹp này.

Asokahăng say làm việc đúng như chánh pháp, tự xưng là Đại hộ pháp. Theo trữ liệu, ông cho xây cất 84.000 ngôi tháp và dựng khắp nơi trong nước, nhiều dưỡng đường cho loài người là loài vật. Ngài phái các cao Tăng đi truyền bá đạo pháp ở khắp Ấn Đô, Tích Lan, Syrie, Ai Cập, Hy Lạp, Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bản, v.v…

Các nguồn tư liệu cho biết, có khoảng sáu mươi ngàn (60.000) Tỳ kheo hành đạo ở Hoa thị (Pataliputra), kinh đô của vua. Từ đó chúng tao có thể tin chắc rằng, Phật giáo đã bước vào giai đoạn cực kỳ hưng thịnh.

Sắc lệnh số tám (VIII) có đoạn: Sau mười năm đăng quang, Hoàng thượng thiên ái tuân lâm chiêm bái Buddhagaya (Bồ đề đạo tràng) nơi đức Thích tôn viên thành chánh giác. Kể từ chuyến hành hương này, Asoka hạ quyết tâm du hành chiêm bái tất cả thánh tích khắp Ấn Độ và gọi những chuyến du hành như vậy là “cuộc hành hương chiêm bái”. Những lần hành hương như vậy, Asoka thường dành thì giờ thăm viếng các vị tu sĩ, Sa môn, Bà la môn thuộc các tổ chức tôn giáo đương thời và ban nhiều loại nhu yếu phẩm tương đối thích hợp đời sống tu hành và một số khá lớn tịnh tài. Đối với các vị trưởng lão đạo cao đức trọng Phật giáo, Asoka cúng dường tứ sự, truyền tu sửa các cơ sở quy mô như phước xá đa dụng và Tăng xá cơ ngơi biệt lập của chư vị Tỳ kheo. Đối với quần chúng Asoka thường ân cần thăm hỏi gia đình và đời sống của họ, luôn tiện Đức vua khuyến tấn họ thực hành chánh pháp để được hạnh phúc cho bản thân, gia đình và cộng đồng trong những dịp thuận lợi như vậy, Đức vua thường dành không khí ưu ái, thân thiện và sẵn sàng trả lời bất cứ điều gì mà người dân muốn biết cũng như giải quyết tại chỗ nếu có oan tình. Quần chúng vô cùng tin tưởng, phấn khởi. Họ có cảm tưởng như một hiền phụ lúc nào cũng quan tâm đời sống, vật chất và tinh thần của họ.

 

Trụ Đá và Bia Ký -

Trần Trúc Lâm Việt dịch

Nội dung những dụ khắc trên đá của Đại đế Asokatriều đại Moriya(304 TTL – 232 TTL)

Lời thưa trước: Hiện nay có khá nhiều bản dịch ra Anh ngữ về những Pháp dụ của vua Asoka vốn được viết bằng tiếng Brahmi (Prakrit). Bản dịch Việt ngữ này đã dựa vào hai bản Anh ngữ phổ thông nhất và được nhìn dưới hai góc độ tiêu biểu: 1) Giới hàn lâm của các tác giả Nayarayanrao Appurao Nikam và Richard McKeon thuộc Viện đại học Chicago, ấn hành năm 1959 (viết tắt “Bản Nikam”) và 2) Giới Tăng già, của Đại đức S. Dhammika thuộc Buddhist Publication Society, Sri Lanka, ấn hành năm 1993 (viết tắt “Bản Dhammika”). Quý độc giả có thể vào trang http://www.accesstoinsight.orgđể xem bản Dhammika. Tuy vậy, trong khi đối chiếu để làm rõ nghĩa hơn giữa hai bản này chúng tôi nhận thấy rằng ngoài những khác biệt về văn phòng, ở vài đoạn các dịch giả nói trên đã có lối diễn dịch khác hẳn nhau. Vì thế chúng tôi đã cân nhắc chọn lối dịch nào gần với tinh thần nội dung của Pháp dụ để chuyển ra Việt ngữ, và dùng những từ ngữ hợp với đương thời hơn. Ngoài ra ngay dưới mỗi pháp dụ, chúng tôi thêm phần ghi chú và nhận xét riêng để giải thích những khác biệt, thay vì để ở cuối bài không được tiện dụng. Dù vậy vẫn không thể tránh được những sơ sót. Mong bài viết này đóng góp phần nào vào tài liệu Sử Phật Giáo.

A.Mười Bốn Đại Thạch Pháp Dụ

ĐTPD thứ nhất (I)

Thiên tử, Vua Piyadasi, ban lệnh cho ghi pháp dụ này [1]. Trong lãnh thổ do trẫm cai trị không sinh linh nào được sát hại hoặc tế sống và không tiệc tùng liên hoan nào được tổ chức, bởi Thiên tử, vua Piyadasi thấy nhiều điều xấu ác trong những cuộc tụ họp liên hoan ấy. Nhưng Thiên tử, vua Piyadasi vẫn chuẩn y cho một vài cuộc liên hoan khác. Trước đây, trong nhà bếp hậu cung của trẫm đã có hằng trăm ngàn sinh thú bị giết hằng ngày để làm thức ăn. Nhưng với Pháp dụ này kể từ nay chỉ có ba loại sinh thú được phép hạ thịt mà thôi, là hai con công và một con nai, nhưng thỉnh thoảng mới làm thịt nai. Và rồi nay mai cả ba thú này cũng sẽ khỏi bị giết.

Ghi chú:

1. Bia ký Girnar, ban vào năm 257 TTL. Bản Nikam còn viết là vua Piyadasi. Trong các Pháp dụ, Đại đế Asoka luôn tự xưng là Thiên tử, Vua Piyadasi.

ĐTPD thứ hai (II)

Khắp nơi [2] thuộc lãnh thổ do Thiên tử, vua Piyadasi cai trị, và dân cư ngoài biên ải như dân Cholas, dân Pandyas, dân Satiyaputras, dân Keralaputra và xa hơn nữa dân Tamraparni, và ở xứ Yona (Hy lạp) do vua Antiyoka cai trị, và vua các xứ lân cận với vua Antiyoka[3]. Thiên tử, vua Piyadasi ban cho hai loại săn sóc y tế: cho người và cho thú. Nơi nào không có thảo dược để trị liệu, trẫm cho du nhập và trồng. Nơi nào không có củ rễ hoặc trái cây làm thuốc, trẫm cho du nhập và trồng. Dọc các đường trẫm cho đào giếng và trồng cây để người và thú được hưởng lợi [4].

Ghi chú:

2. Bia ký Girnar, ban vào năm 257 TTL.

3. Dân Cholas và Panhdyas ở phía nam ngoài đế quốc do vua Asoka cai trị. Dân Satiyaputras và Keralaputras sống cận duyên vùng tây nam. Tamraparni là tên cổ của Tích Lan (Sri Lanka). Antiyoka tức là Antiochos II Theo sử của xứ Syria (261-246 TTL).

4. Asoka thực hành lời dạy của Đức Phật trong Samyutta Nikaya (Tương Ứng Bộ Kinh), I:33.

ĐTPD thứ ba (III)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng [5]: Pháp dụ này được ban ra mười hai năm trẫm đăng quang. Trẫm lệnh cho các quan Yuktas, Rajjukas và Pradesikas phải tuần du thanh tra khắp nơi thuộc lãnh thổ do trẫm cai trị mỗi 5 năm để huấn dụ chánh pháp như dưới đây, đồng thời lo các chính sự khác [6]. Biết kính trọng vâng lời cha mẹ là việc tốt, hào phóng với bạn bè, thân hữu, bà con, các bậc tu hành [7] là việc tốt, không sát sinh là việc tốt, biết chừng mực trong tiêu pha và tiết kiệm là việc tốt, tất cả toàn là những điều phước đức. Triều đình nên báo cho các quan địa phương phải tuân thủ nghiêm chỉnh những điều huấn dụ này đúng ý của trẫm.

Ghi chú:

5. Bia ký Girnar, ban vào năm 257 TTL.

6. Bản Dhammika: Không có tài liệu nào tồn tại cho biết rõ chức năng của các vị quan này. Bản Nikam: đó là các quan cai trị huyện (Yuktas), tỉnh Rajjukas) và kinh đô (Pradesikas).

7. Bản Nikam: “priests and ascetics”; Bản Dhammika: “Brahmans and ascetics”: “tu sĩ (Ba la môn và đạo sĩ khổ hạnh”, chỉ cho giới tu hành thời bấy giờ. Đạo sĩ khổ hạnh gồm cả các khất sĩ Phật giáo, Ajivika và Kỳ na giáo.

ĐTPD thứ tư (IV)

Nhiều trăm năm trong quá khứ, việc sát hại sinh vật, đối xử tệ bạc với bà con, và thiếu tôn kính với các bậc tu hành đã gia tăng [8]. Nhưng nay do việc thực hành chánh pháp của Thiên tử, vua Piyadasi, nên diệu âm của chánh pháp thay dần cho tiếng trống [9]. Đã nhiều trăm năm hiện tượng về những thiên xa, voi lành, sao băng, và những cảnh tượng thần linh đã không xảy ra. Nhưng nay do Thiên tử, vua Piyadasi cổ xúy việc khống chế sát hại sinh thú, đối xử ân cần với bà con, tôn kính các bậc tu hành, và kính trọng cha mẹ và bậc trưởng thượng, những cảnh tượng điềm lành ấy lại gia tăng [10]. Những điều này cùng với nhiều lối khác thực hành chánh pháp đã được Thiên tử, vua Piyadasi khuyến khích, và ngài sẽ tiếp tục thăng tiến việc thực hành chánh pháp. Rồi cũng thế, các con, cháu và chắt của Thiên tử, vua Piyadasi sẽ tiếp tục thăng tiến việc thực hành chánh pháp cho đến hết đời; an trú trong chánh pháp thì họ mới giáo huấn dân theo chánh pháp được. Thực vậy, giáo huấn theo chánh pháp là công tác cao cả. Tuy vậy kẻ thiếu đạo đức thì không thể thực hành chánh pháp được, bởi việc thực hành và thăng tiến chánh pháp là việc đáng ca tụng. Pháp dụ này được ghi để những kẻ kế thừa trẫm hoan hỉ tận lực thăng tiến chánh pháp và không để suy thoái. Thiên tử, vua Piyadasi đã lệnh cho pháp dụ này ghi lại mười hai năm sau khi ngài đăng quang.

Ghi chú:

8. Bia ký Girnar, ban vào năm 257 TTL.

9 Bản Dhammika: muốn nói đến tiếng trống đánh lên khi triều đình trừng phạt những kẻ phạm pháp. Bản Nikam: là tiếng trống trận. NXR: bản dịch của Nikam và McKeon về đoạn này không sát bằng bản của HT S. Dhammika.

ĐTPD thứ năm (V)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng [11]: làm điều thiện thật khó. Kẻ nào làm điều thiện là làm được nan sự. Trẫm đã làm nhiều điều thiện và nếu các con, các cháu và hậu duệ của trẫm, cho đến hết đời noi gương trẫm thì sẽ làm được những điều thật tốt. Nhưng ai trong bọn chúng bỏ bê dù một phần huấn dụ này thì chúng sẽ làm điều ác. Thật vậy, làm điều ác thì rất dễ [12].

Trong quá khứ không hề có Pháp Đại thần (Dhamma Mahamatras), nhưng mười ba năm sau khi trẫm đăng quang chức vụ này được bổ nhiệm. Từ nay họ được ủy nhiệm làm việc với tất cả các tôn giáo cho việc củng cố chánh pháp, cho sự thăng tiến chánh pháp. Họ được ủy nhiệm làm việc với dân Yonas (Hy lạp), dân Kambojas, dân Gandharas, dân Rastrikas, dân Pitinikas, và các dân khác ở biên cương phía tây của lãnh thổ [13]. Họ được ủy nhiệm việc làm với quân sư, các cấp chỉ huy, các bậc tu hành, các cư sĩ, [14] kẻ nghèo khó, người già cả, và những ai ngưỡng mộ chánh pháp để lo cho sự an ninh và hạnh phúc của họ và để họ khỏi bị nhũng nhiễu. Các Pháp đại thần được ủy nhiệm làm việc cải thiện cách đối xử với tù nhân, đưa đến việc phóng thích chúng và nếu các Pháp Đại thần nghĩ rằng “kẻ này có một gánh nặng gia đình”, “kẻ kia bị vu cáo”, “kẻ nọ đã già”, thì họ tiến hành việc phóng thích các kẻ đó. Họ được ủy nhiệm làm việc khắp nơi, ở đây (nơi bia ký được khắc, dựng), ở những thị trấn xa xôi, trong những hậu cung thuộc các bào huynh hay bào tỉ của trẫm và hoàng tộc. Các Pháp Đại thần chuyên lo truyền bá chánh pháp được cử đi khắp nơi thuộc lãnh thổ, giữa người dân ngưỡng mộ chánh pháp để xem ai ngưỡng mộ chánh pháp, hay an trú trong chánh pháp, hay thực hành bố thí. Pháp dụ này được khắc lên đá để nó có thể trường tồn và hậu duệ của trẫm có thể theo đấy mà thực hành.

Ghi chú:

11. Bia ký Kalsi, ban năm 256 TTL.

12. Theo lời Phật dạy trong “Pháp cú” (Dhammapada), câu 163.

13. Dân Hy Lạp (Yonas) định cư đông đảo ở vùng mà nay là Afghanistan và Pakistan sau cuộc xâm lăng của Alexander the Great.

14. Trong hai bản đều dịch là “householders: gia trưởng”. NXR: Có lẽ Asoka muốn nói đến giới cư sĩ. Theo chúng tôi, dịch là “cư sĩ” thì đúng với tinh thần Pháp dụ hơn.

ĐTPD thứ sáu (VI)

Thiên tử, Vua Piyadasi phán rằng: [15] trong quá khứ, quốc sự hoặc các biểu tấu không hề được đệ trình Hoàng thượng thường xuyên. Nhưng nay trẫm ra lệnh này, khi các quan có chuyện bẩm báo về dân tình trong nước thì có thể đến gặp trẫm bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, dù trẫm đang ngự thiện, đang ở trong hậu cung, trong cấm cung, trên long xa, trong ngự giá, trong thượng uyển hay đang cầu nguyện. Và khi một ban bố hay tuyên dương bằng khẩu lệnh, hoặc vì quốc vụ khẩn cấp trẫm ủy quyền cho các Pháp Đại thần, mà gây nên sự bất đồng hay bàn cãi trong triều thì phải cấp báo cho trẫm biết ngay bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Đó là mệnh lệnh của trẫm.

Trẫm không hề bao giờ bằng lòng với việc làm và canh cánh cho quốc vụ của trẫm. Trẫm cho rằng việc thăng tiến an sinh của thần dân là nhiệm vụ cao cả nhất của trẫm, và cốt lõi của việc này là phải chính mình tận lực. Đối với trẫm, không có điều gì quan trọng hơn là nỗ lực của trẫm chỉ là trả cái nợ trẫm mắc chúng sinh để mưu cầu hạnh phúc cho họ trong đời này và đạt đến thiên giới trong kiếp sau. Vì trẫm lệnh cho các pháp dụ này được khắc ra để trường tồn và các con, các cháu và chắt của trẫm noi theo vì sự an sinh cho mọi người. Tuy nhiên đây là một việc khó nếu không nhiệt tâm và tận sức.

Ghi chú:

15. Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL.

ĐTPD thứ bảy (VII)

Thiên tử, vua Piyadasi muốn rằng tất cả môn đồ của các tín ngưỡng đều chung sống trên đất nước của ngài, vì tất cả bọn họ đều mong cầu tự chế và thiện tâm [16]. Nhưng con người thường có nhiều xu hướng và khát vọng khác nhau, nên họ có thể thực hành được một phần hay tất cả những điều ấy. Những kẻ thiếu tự chế, lòng không trong sạch, thiếu ân tình và tín tâm mà lại nhận lắm phẩm vật cúng dường, thì kẻ ấy là gian ác [17].

Ghi chú:

16. Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL.

17. Bản Nikam lại dịch là: “Ngay cả kẻ không cúng dường được phẩm vật xa xỉ, không biết tự chế và lòng không trong sạch, không có ân tình, và tín tâm vững chắc vẫn đáng khen và cần thiết.”

ĐTPD thứ tám (VIII)

Trong quá khứ, các thiên tử hay tuần du để săn bắn hoặc vui chơi [18]. Nhưng mười năm sau khi lên ngôi, Thiên tử, vua Piyadasi đã đến thăm Bồ đề đạo tràng [19] và như thế thiết chế những cuộc Pháp du hành (Dharma-yatras) [20]. Trong những lần như thế, các việc sau đã được làm: viếng thăm và quà tặng cho các bậc tu hành, viếng thăm và tặng (tiền) vàng cho người già, viếng thăm dân ở thôn quê, huấn dụ họ về chánh pháp và thảo luận với họ về chánh pháp khi thích hợp. Những điều này đã làm Thiên tử, vua Piyadasi đẹp mặt và lại được xem như là một mối thu hoạch khác [21].

Ghi chú:

18. Vihar-yatras. Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL. Ở đây vua Asoka dùng “Thiên tử” để chi cho các tiên vương.

19. Bản Dhammika: Thời bấy giờ có tên là Sambodhi hay Virirasana chứ không gọi là Bodh Gaya như ngày nay.

20. Bản Nikam lại dịch đoạn này như sau: “Tuy nhiên, vua Piyadasi đã giác ngộ (sambuddha) mười năm sau ngày đăng quang, nên từ đó những chuyến tuần du của ngài được gọi là Pháp du hành.”

21. Bản Nikam dịch: “Những chuyến Pháp du hành này làm vua Piyadasi rất vui lòng hơn những chuyến khác.”

ĐTPD thứ chin (IX)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng [22]: Người ta hay cúng nhiều lễ, nhất là những dịp đau ốm, khi cưới hỏi, lúc sinh nở, trước một chuyến đi xa. Đặc biệt là phụ nữ lại còn bày ra lắm lễ lặt vặt, vô nghĩa khác. Không có gì quấy với những lễ cúng bái này nhưng thường thì chẳng đem lại kết quả nào. Chỉ có lễ chánh pháp (Dharma-managa) là mang lại rất nhiều kết quả. Nó bao gồm việc đối xử tử tế với nô tì và gia nhân [23], tôn kính thầy dạy, đừng độc ác với sinh linh, và cúng dường cho các bậc tu hành. Những việc như thế được gọi là lễ chánh pháp. Vì thế một người cha, một người con, một người anh em, một người chủ, một người bạn, một người phối ngẫu, hay cả người hàng xóm thấy thế nên bảo: “Những việc này tốt, nên làm cho đạt đến mục đích, tôi nên tham dự.” Những buổi cúng lễ khác, dù đạt được mục đích trong đời này, nó tạo ra vô lượng phước đức cho đời sau. Nếu lễ chánh pháp đạt được mục đích trong đời này thì lại có cả phước đức trong đời này và đời sau [24]. Lòng hào phóng thực đáng ca ngợi. Nhưng không có quà nào lớn bằng quà chánh pháp, hoặc bằng lợi lộc chánh pháp. Vì thế, một người bạn, người khách, bà con, hoặc người phối ngẫu nên cổ xúy người khác khi cơ hội đến và bảo rằng: “Điều này tốt, nên làm, rất đáng khen. Làm việc này ta có thể đạt thiên giới”. Và có việc gì còn giá trị hơn là đạt thiên giới [25].

Ghi chú:

22. Bia ký Kasi, ban năm 256 TTL. Asoka nghĩ đến Mangala Sutta (Sutta Nipata 258-269) khi ban Pháp dụ này.

23. Bản Dhammika: “công nhân và gia nhân”.

24. Nhiều bản chấm dứt ngang đây.

25. Bia ký ở Girnar, Dhauli và Jaugada lại thêm đoạn này.

ĐTPF thứ mười (X)

Thiên tử, vua Piyadasi không xem vinh quang và danh vọng có giá trị gì trừ phi thần dân của trẫm đều nghe đến chánh pháp và thực hành chánh pháp trong hiện tại và tương lai [26]. Chỉ có điều này Thiên tử, vua Piyadasi mới muốn được vinh quang và vang danh. Tất cả mọi nỗ lực của trẫm chỉ nhắm đến giải thoát cho con người khỏi vòng nô lệ trong đời từ nay về sau. Bởi ác nghiệp là vòng nô lệ. Thật là nan sự cho kẻ giàu và người nghèo trừ phi họ tận lực và từ bỏ tham vọng. Lại càng khó bội phần cho kẻ giàu hơn là người nghèo [27].

Ghi chú:

26. Bia ký Girnar, vào năm 256 TTL.

27. Bản Dhammika dịch đoạn này như sau: “Tất cả mọi nỗ lực của trẫm chỉ nhắm đến an sinh trong đời sau cho thần dân, và để họ không vướng ác nghiệp. Vô phước đức là ác nghiệp. Thật là việc khó làm cho kẻ hèn hạ và người cao sang trừ phi họ tận lực và từ bỏ tham vọng. Lại càng khó bội phần với người cao sang (hơn là với kẻ hèn hạ).”

ĐTPD thứ mười một (XI)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng [28]: Không quà nào bằng quà chánh pháp (Dharmadana) [29], không sự quen biết nào bằng sự quen biết chánh pháp (Dharmasamstava), không sự san sẻ nào bằng sự san sẻ chánh pháp (Dharma-sambandha). Và nó bao gồm những điều này: đối xử tử tế với nô tì và gia nhân, kính trọng cha mẹ, hào phóng với bạn bè, phối ngẫu, bà con, các bậc tu hành, và đừng sát sinh. Vì thế một người cha, một người con, một người anh em, một người chủ, một người phối ngẫu, hay một người hàng xóm nên bảo rằng: “Điều này có phước đức, nên làm.” Bằng cách biếu quà chánh pháp, người ta được lợi lộc ngay trong đời này và vô lượng phước đức trong đời sau.”

Ghi chú:

28. Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL.

29. Dharma-dana: Đàn thí chánh pháp. Tương tự “Pháp cú” (Dhammapada) câu 354.

ĐTPD thứ mười hai (XII)

Thiên tử, vua Piyadasi tôn kính tất cả các bậc tu hành và các cư sĩ của các tôn giáo qua quà cáp ngài ban và nhiều sự vinh dự [30]. Nhưng Thiên tử, vua Piyadasi không coi trọng quà cáp hay vinh dự bằng sự tăng trưởng về đạo hạnh của người có tín ngưỡng [31]. Sự tăng trưởng về đạo hạnh có thể đạt được bằng nhiều lối, nhưng cái gốc rễ vẫn là phải kiềm chế lời nói, không được đề cao tôn giáo mình và lại phỉ báng tôn giáo khác một cách vô cớ, hoặc là khi đúng cớ thì lại quá đà.

Dù bất kỳ lý do nào, tín ngưỡng của kẻ khác cần phải được tôn vinh. Có như vậy thì tôn giáo của mình cũng được lợi lộc và tôn giáo của kẻ khác nữa. Ngược lại thì tôn giáo của mình bị tổn hại, và tôn giáo của kẻ khác nữa. Kẻ nào huênh hoang về tôn giáo của mình vì cuồng tín và phỉ báng tôn giáo kẻ khác với ác ý “Để ta làm vinh quang đạo của ta”, thì chỉ làm tổn hại đến tôn giáo của mình. Vì thế, sự hòa đồng tôn giáo là điều tốt [32]. Ai cũng phải lắng nghe và tôn kính giáo lý của đạo khác. Thiên tử, vua Piyadasi muốn rằng mọi người nên tìm hiểu thêm giáo lý chân chính của tôn giáo khác. Kẻ nào chỉ biết cố chấp với tôn giáo của mình thì phải đuợc dạy rằng: Thiên tử, vua Piyadasi không coi trọng quà cáp và vinh dự bằng sự tăng trưởng về đạo hạnh của mọi tôn giáo. Để đạt đến điều này, các Pháp đại thần, các Đại thần chuyên lo về hậu cung, những quan lại trông nom những vùng xa xôi và những quan lại khác phải tận tâm. Và kết quả là tôn giáo của mỗi người đều thăng tiến và chánh pháp cũng được rạng rỡ.

Ghi chú:

30. Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL.

31. Nguyên bản: Saravadi dịch là “Tinh túy tôn giáo” có nghĩa là “phẩm chất đạo hạnh”.

32. Theo bản Dhammika, vốn dựa vào bản bằng tiếng Pal, dịch theo câu: “Ta samavayo eva sadhu” mà “Samavayo” chiết tự ra thì có “sam+ava+I”, có nghĩa là đến với nhau.

ĐTPD thứ mười ba (XIII)

Thiên tử, vua Piyadasi xâm chiếm Kalinga tám năm sau khi ngài đăng quang [33]. Một trăm năm chục ngàn người bị bắt và bị đày, một trăm ngàn người bị giết và rất nhiều người nữa chết vì những lý do khác. Ngay sau khi Kalinga được chinh phục, Thiên tử, vua Piyadasi mạnh mẽ nghiêng về học hỏi chánh pháp, yêu thích chánh pháp và muốn phát triển chánh pháp. Nay Thiên tử, vua Piyadasi rất xúc động và lấy làm hối hận đã chinh phục Kalinga. Thật vậy Ngài rất buồn và hối tiếc việc chinh phục một dân tộc bất khuất qua tàn sát, chết chóc và đày ải. Điều quan trọng hơn cả làm Thiên tử hối hận là các bậc tu hành cũng như giới cư sĩ, tín đồ của các tôn giáo của nước này - tất cả đều thực hành kính trọng bậc trưởng thượng, cha mẹ và thầy dạy, đối xử tử tế và trung thành với bạn bè, người quen, người phối ngẫu và bà con bị liên lụy. Những việc này làm Thiên tử, vua Piyadasi đau buồn.

Không có nước nào, trừ xứ của người Yonas (Hy lạp) ở đó không có các bậc tu hành (giống như tu sĩ Bà la môn và đạo sĩ khổ hạnh), và không ở nơi nào mà cư dân lại không phụng thờ tôn giáo này hay tôn gáo nọ [33]. Bởi thế, dù số tử vong hay số bị đày ải qua trận Kalinga chỉ bằng một phần trăm hay một phần ngàn của thực sự, điều này cũng làm Thiên tử, vua Piyadasi đau buồn. Ngài nghĩ rằng những ai phạm lỗi nên được tha thứ nếu có thể [34]. Ngay đối với dân mọi rợ nay sống dưới quyền cai trị của Thiên tử, vua Piyadasi, cũng nên theo lối sống mới mà cư xử đàng hoàng. Chúng nên được khuyến cáo rằng dù Ngài hối hận nhưng Ngài vẫn còn đủ quyền lực để trừng trị bọn chúng nếu bọn chúng phạm tội đáng chết. Thật vậy, Thiên tử muốn ai cũng được vô hại, tự chế và công bằng, ngay cả những kẻ phạm lỗi. Nay Thiên tử, vua Piyadasi xem chinh phục bằng chánh pháp (Darma-vijaya) mới là cuộc chinh phục quan trọng nhất [35]. Cuộc chinh phục này đã chiến thắng liên tục không những trong xứ mà còn cả với những dân sống ngoài biên cương xa đến sáu trăm do tuần (Yojanas) ở đó vua Yona (Hy lạp) là Antiyoka cai trị và xa hơn nữa là dân Tamraparni [38]. Ở đây trong lãnh thổ của Thiên tử, giữa dân Yonas [39], dân Kambojas, dân Nabhakas, dân Nabhapamkits, dân Bhojas, dân Pitinikas, dân Andhras và dân Palidas, khắp nơi dân đều theo lời giáo huấn về chánh pháp của Thiên tử, vua Piyadasi.

Cả đến những xứ mà sứ giả của Thiên tử, vua Piyadasi chưa đến, dân ở đấy cũng đã nghe đến chánh pháp và những chiếu chỉ của Thiên tử về chánh pháp nên họ đã tuân thủ và tiếp tục tuân thủ. Cuộc chinh phục bằng chánh pháp này diễn ra khắp nơi và đem lại niềm hân hoan - niềm hân hoan chỉ do chinh phục bằng chánh pháp đem lại mà thôi. Nhưng niềm hân hoan cũng chỉ là kết quả nhỏ. Thiên tử xem quả gặt được trong đời sau mới thực quan trọng. Trẫm cho ghi pháp dụ này để các con và các cháu của trẫm khi kế vị đừng lấy xâm lăng làm thành tích. Nếu chinh phục thì nên khoan hòa và nhẹ trừng phạt. Nên xem chinh phục bằng chánh pháp là cuộc chinh phục thật sự bởi nó có kết quả trong đời này và đời sau. Hãy vui lấy niềm vui trong chánh pháp (Dharma-rati) bởi nó mang lại kết quả tốt trong đời này và đời sau.

Ghi chú

32. Bia ký Kalsi, ban năm 256 TTL. Kalinga, bây giờ là bang Orissa.

33. Thời bấy giờ Asoka nghĩ rằng Hy lạp là xứ vô tôn giáo.

34. Bản Nikam dịch: “Bây giờ, vua Priyarsi nghĩ rằng kẻ phạm lỗi với Ngài nên được tha thứ nếu lỗi ấy có thể tha thứ được.

35. Có thể Asoka nghĩ đến “Pháp cú” câu 103-104.

36. Khoảng ba ngàn dặm.

37. Theo thứ tự, là các vua Antiochos II theo của Syria (261-246 TTL), Ptolemy II Philadelphos của Egypt (285-247 TTL), Antigonos Gonatos của Macedonia Alexander của Epirus (272-258 TTL).

38. Xem ghi chú 3

39 Xem ghi chú 13

ĐTPD thứ mười bốn (XIV)

Thiên tử, vua Piyadasi ra lệnh cho những Pháp dụ này được ghi. Vài bản được ghi ngắn gọn, vài bản được ghi vừa đủ hay vài bản được ghi dài hơn [40]. Không phải tất cả đều được trưng bày khắp nơi bởi lãnh thổ của trẫm rất rộng. Nhiều bản đã được khắc và trẫm sẽ còn sai làm thêm. Vài Pháp dụ đã được lập đi lập lại vì lời hay ý đẹp của lời dạy để thần dân thực hành noi theo. Vài Pháp dụ không hoàn tất vì không thích hợp với địa phương, hoặc vì cần loại bỏ, hoặc vì lỗi của người ghi khắc.

Ghi chú:

40. Bia ký Girnar, ban vào năm 256 TTL

B.Những Thạch Pháp Dụ Kalinga

TPDKa thứ nhất (I)

Thiên tử, vua Piyadasi phán lệnh này cho các Đại thần ở Tosali cũng là các Phán quan thuộc thành ấy [41]: Trẫm muốn thấy những gì trẫm xem là chính đáng phải được thi hành nghiêm chỉnh. Trẫm phải chỉ thị cho các ngươi lối thực hiện điều này vì trẫm đã đặt các ngươi ở vị trí phải thu phục được nhân tâm của hàng vạn người. Mọi người là con cái của trẫm. Những gì trẫm ước muốn cho con cái của trẫm, như phúc lợi cho đời này và đời sau, trẫm đều ước mơ muốn như thế cho thần dân. Các ngươi không hiểu lòng trẫm muốn như thế nào về những điều này, và dù một vài người trong các ngươi hiểu đi nữa cũng không thấu đáo hết lòng của trẫm.

Các ngươi phải quan tâm đến điều này. Trong khi thi hành luật pháp nhiều người phải bị giam cầm, tra khảo và ngay cả bị giết vô cớ nên lòng dân ta thán. Vì thế các ngươi phải hành sự thật vô tư. Phải tránh tị hiềm, tức giận, tàn bạo, thù ghét, nhẫn tâm, chây lười hoặc mệt nhọc. Luôn phải tự hỏi: “những thói ấy có ở trong lòng ta không?” Cốt lõi vẫn là không tức giận và nên nhẫn nại. Quan chức nào chán mệt khi thi hành công lý không nên được thăng chức, kẻ khác thì càng thăng tiến và nên được đề bạt. Ai trong các ngươi hiểu được điều này nên nói với đồng sự “Cố gắng thi hành nhiệm vụ mà Thiên tử giao phó. Như vậy, như thế này đúng là lời dạy của Thiên tử, vua Piyadasi.

Thực hiện nghiêm chỉnh huấn dụ này thì gặt được nhiều kết quả, còn nếu làm khác đi thì chẳng đạt đến thiên giới và cũng chẳng làm Thiên tử hài lòng. Nếu các ngươi thất bại trong nhiệm vụ sẽ làm trẫm kém vui. Nếu thực hiện nghiêm chỉnh thì các ngươi sẽ đạt thiên giới và đẹp lòng trẫm. Pháp dụ này phải được tuyên cáo cho mọi người vào mỗi ngày Tisya[42]. Nó cũng có thể được đọc cho những cá nhân vào những dịp đặc biệt ở những ngày khác. Nếu làm được như thế là các ngươi thi hành nhiệm vụ. Pháp dụ này đã được ghi ở đây để nhắc nhở các Phán quan trong thành này lúc nào cũng nên cố gắng tránh giam cầm và tra tấn không chánh đáng. Để đạt được điều này trẫm sẽ phái các Đại quan nhân ái đi thanh tra mỗi 5 năm xem các Phán quan có theo đúng lời dạy của trẫm. Hơn nữa, vị Hoàng tử cai trị thành Ujjiyini sẽ phái những vị quan thanh tra như thế mỗi 3 năm. Cũng làm như thế từ thành Takasila. Những Đại quan thanh tra này không được chểnh mảng công tác và họ phải bảo đảm là những Phán quan theo đúng huấn dụ của Thiên tử.

Ghi chú:

41. Bia ký Dhauli, ban năm 256 TTL. Hai pháp dụ Kalinga chỉ tìm thấy được ở Dhauli và Jaugada.

42. Bản Dhammika: còn viết là Tisa; là ngày rằm, trăng tròn.

TPDKa thứ hai (II)

Thiên tử, vua Piyadasi phán lệnh này cho các Đại thần ở Samapa [43]. Trẫm muốn thấy những gì trẫm xem là chính đáng phải được thi hành nghiêm chỉnh. Trẫm phải chỉ thị cho các ngươi lối thực hiện điều này. Mọi ngươi đều là con cái của trẫm. Những gì trẫm ước muốn cho con cái của trẫm, như phúc lợi và hạnh phúc cho đời này và đời sau, trẫm đều ước muốn như thế cho thần dân.

Những dân tộc chưa bị chinh phục ở ngoài biên cương lãnh thổ trẫm có thể đang thắc mắc: “Hoàng thượng đang tính toán gì về chúng ta?” Ý định duy nhất của trẫm sẽ ban cho chúng hạnh phúc chứ không phải khổ đau. Hơn nữa, chúng nên ghi nhớ rằng trẫm tha thứ cho chúng những lỗi lầm có thể tha thứ được, và rằng chúng nên noi gương trẫm mà thực hành chánh pháp để hưởng phước trong đời này và đời sau. Trẫm dạy điều này là để trả cái nợ mà trẫm đã chịu và để các ngươi hiểu rõ lòng quyết tâm và lời cam kết không lay chuyển được của trẫm. Vì thế, để thực hiện được điều này các ngươi phải thi hành nhiệm vụ và làm bọn chúng an tâm tin tưởng rằng “Hoàng thượng cũng như là người cha vậy. Ngài thương chúng ta như thương chính Ngài. Chúng ta đối với Ngài cũng như là con cái của Ngài vậy.”

Trẫm dạy các ngươi và cho các ngươi biết về lòng quyết tâm và lời cam kết không lay chuyển được của trẫm. Trẫm sẽ bổ nhiệm các quan chức thi hành điều này ở khắp các tỉnh[44]. Hẳn nhiên, các ngươi còn có thể khích lệ bọn chúng tin tưởng trẫm và bảo đảm an sinh và hạnh phúc cho chúng trong đời này và đời sau. Làm được như thế, các ngươi sẽ đạt thiên giới và giúp trẫm trả cái nợ cho chúng sinh. Pháp dụ này đã được ghi khắc ở đây để các Đại thần có thể tận tụy khích lệ các dân ngoài biên cương luôn tin tưởng vào trẫm và khuyến khích chúng thực hành chánh pháp. Pháp dụ này phải được tuyên cáo cho mọi người mỗi bốn tháng lúc đầu mùa [45] vào mỗi ngày Tisya. Nó cũng có thể được tuyên cáo vào những kỳ giữa những ngày kể trên; và có thể được đọc cho những cá nhân vào những dịp đặc biệt. Làm được như thế là các ngươi thi hành nhiệm vụ.

Ghi chú:

43. Bia ký Jaugada, ban năm 256 TTL.

44. Bản Dhammika dịch đoạn này như sau: “Bằng vào việc chỉ dạy và cho các ngươi biết về lòng quyết tâm và lời cam kết của trẫm, trẫm sẽ tự mình quan tâm để đạt đến mục tiêu này.”

45. Ấn có 3 mùa: nóng, mưa và lạnh. Ngày Tisya: xem ghi chú 42.

C.Tiểu Thạch Pháp Dụ

TTPD I (còn gọi là Pháp Dụ Maski)

Thiên tử, vua Asoka phán rằng [46]: Trẫm đã trở thành một cư sĩ Phật tử (Upasaka) hơn hai năm rưỡi, nhưng không mấy thuần thành. Mãi đến nay sau khi thường đến viếng Tăng già (Shanga hanh Shamga) hơn một năm trẫm trở nên rất thuần thành [47]. Thần dân của trẫm nếu chưa có tín ngưỡng thì nên noi theo [48]. Đây là kết quả của lòng nhiệt thành chứ không phải vì người cao cả mới làm được. Cho ngay đến cả người hèn hạ [49] nếu có lòng nhiệt thành vẫn có thể đạt thiên giới. Và tuyên ngôn này được ghi lại cho mục đích ấy. Hãy nhiệt thành lên hỡi người cao cả và kẻ hèn hạ, hãy đến cho các dân ở ngoài biên cương biết và hãy để cho lòng nhiệt thành trường tồn. Và rồi lòng nhiệt thành sẽ tăng trưởng, nó sẽ tăng trưởng to lớn hơn, nó sẽ tăng trưởng gấp một lần rưỡi [50]. Thông điệp này đã được Thiên tử tuyên cáo hai trăm năm chục lần trong chuyến du hành [51].

Ghi chú:

46. Bia ký Gavimath, ban năm 257 TTL. Pháp dụ này đã tìm thấy ở 12 nơi khác nhau, với nội dung không đồng nhất. Đặc biệt là chỉ trong Pháp dụ Maski nói với Tăng già này Đại đế mới xứng thực danh là Asoka (Asokaraja).

47. Nhiều học giả khi dịch đoạn Pali “yam me samghe upeti” (đã vào Tăng già), đã hiểu nhầm, cho là Đại đế Asoka đã trở nên một Tỳ khưu (Tăng sĩ).

48. Nhiều bản khác dịch sát nguyên ngữ là “men unmingled with Gods: ngưòi không hoà lẫn với Trời.” Hai bản Nikam và Dhammika dịch “the people who have not associated with the gods.”

49. Bản Nikam dịch là “kẻ giàu và người nghèo”. Nói chung là đều bình đẳng trong chánh pháp.

50. Bản Nikam dịch đoạn này như sau: [Ở cõi Diêm Phù Đề (Jambudvipa), trời vốn không hòa lẫn với người nay đã hòa lẫn với họ. Nhưng những kết quả trẫm thu đạt chỉ bằng của (ngay cả) người nghèo nếu họ ngưỡng mộ chánh pháp. Thực không đứng nếu nói rằng điều này chỉ dành cho kẻ giàu. Kẻ giàu và người nghèo đều phải được bảo rằng: “Nếu các ngươi làm như thế thì những thành tựu đáng ca tụng này sẽ trường tồn và sẽ gia tăng một lần rưỡi”]

51. Bản Nikam không dịch đoạn này.

TTPD II (Còn gọi là Pháp Dụ Brahmagiri)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng [51]: Phải kính trọng, vâng lời cha mẹ và các bậc trưởng thượng. Phải tôn trọng sinh mạng. Đừng nói dối. Phải thực hành những giới này của Chánh Pháp. Cũng như thế, học trò phải tôn kính thầy dạy, và trong gia đình phải lịch thiệp với thân nhân. Đây là lệ truyền thống của chánh pháp dẫn đến trường sinh. Ai cũng phải hành động như thế. Ghi bởi người khắc (tên là) Chapala.

Ghi chú:

51. Bia ký Brahmagiri.

TTPD III (Còn gọi là Pháp Dụ Baira hay Bhabra)

Thiên tử, vua Piyadasi gởi lời chào Tăng già, và cầu chúc khỏe mạnh và an lạc, đồng thời thưa rằng [52]: Bạch chư tôn đức, chư vị đã rõ đức tin cao cả của trẫm vào Phật, Pháp, Tăng như thế nào rồi. Bạch chư tôn đức, những gì Đức Phật thuyết giảng đều là diệu ngôn [53].Phải phép mà nói, thưa chi vị, diệu chánh pháp phải trường tồn [54]. Bạch chư tôn đức, những bài pháp trích từ Giới Luật, Lối Sống Cao Thượng, Âu Lo đến, Bài Ca Đạo sĩ, Bài giảng về Cuộc Sống Tinh Khiết, những câu hỏi của Ưu bà đề xà và bài giảng về vọng ngữ do Đức Phật cho La hầu la - những bài pháp này, kính thưa chư vị trẫm muốn tất cả Tỳ khưu và Tỳ khưu ni (Tăng và Ni) nên thường tụng niệm [55]. Những Ưu bà tắc và Ưu bà di (cư sĩ nam và nữ) cũng nên làm như thế. Trẫm cho ghi Pháp dụ này để chư tôn đức hiểu được ý trẫm.

Ghi chú:

52. Pháp dụ này được tìm thấy trên một tảng đá nhỏ gần thành phố Bairat, và nay được bảo tồn trong Hiệp Hội Á Châu ở Calcutta.

53. Câu này đã dựa vào một đoạn trong kinh Tăng Nhất A Hàm (Anguttara Nikaya, IV: 164) “thật là diệu ngôn, những lời do đức Thế tôn thuyết.”

54. Bản Nikam dịch: “Cho phép trẫm liệt kê những bản kinh phản ánh Diệu Chánh Pháp, và làm chánh pháp trường tồn.”

55. Đã có nhiều thảo luận về những bản kinh Pali nào tương ứng với trích dẫn của vua Asoka: 1) Vinaya samukose (Skt.: Vinaya samukasa: Xưng tụng về trì giới): có thể là Attavasa Vagga, Anguttara Nikaya, 1:98-100. 2) Aliya vasani (Skt.: Aliya vasani: Mẫu mực về đời đạo hạnh): có thể là Ariyavasa Sutta, Anguttara Nikaya, V:29, hoặc Ariyavamsa Sutta, Anguttara Nikaya, II: 27-28. 3) Anagata bhayani (Skt. Anagattabhayani: Âu Lo về Tương Lai): có thể là Anagatta Sutta, Anguttara Nikaya, III: 100. 4) Muni gatha (Skt.: Muni-gatha: Bài Ca Đạo Sĩ): là Muni Sutta, Sutta Nipata 207-221. 5) Upatisa pasine (Bài Giảng về Cuộc Sống Thánh Thiện): là Sariputta sutta, Sutta Nipata 955-957. Và 6) Laghulavade (Skt.: Rahulavada: Bài giảng về vọng ngữ cho La hầu la): là Rahulavada Sutta, Majjihima Nikaya, I:421.

D.Bảy Thạch Trụ Pháp Dụ

TTPD thứ nhất (I)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng [56]: Pháp dụ này được ghi hai mươi sáu năm khi trẫm đăng quang. hạnh phúc đời này và đời sau thực khó mà đạt được nếu không hết lòng yêu thích chánh pháp, hết lòng tự xét, hết lòng kính trọng, vâng lời, hết lòng kinh sợ (ác nghiệp), và hết lòng hăng hái. Nếu đúng lời của trẫm về tôn kính chánh pháp thì lòng yêu thích chánh pháp gia tăng mỗi ngày, và sẽ tiếp tục gia tăng. Mọi quan lại các cấp của triều đình từ thượng, trung và hạ cấp đều hành theo chánh pháp đúng như lời dạy của trẫm, và có khả năng cảm kích người khác làm như thế. Các đại thần ở biên cương cũng làm như thế. Và đây là những lời dạy của trẫm: cai trị theo chánh pháp, nâng cao sự an lạc của dân theo chánh pháp, và che chở họ theo chánh pháp.

Ghi chú:

54. Bảy pháp dụ này dịch từ bia ký Dehili Topra, sáu bản đầu được ban ra năm 243 TTL và còn thấy trên năm thạch trụ khác. Bản thứ bảy được ban ra năm 242 TTL.

TTPD thứ hai (II)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: chánh pháp thì diệu hảo, nhưng cái gì tạo nên chánh pháp? Nó gồm làm lành tránh dữ, nhân ái, hào phóng, chân thật và trong sạch. Trẫm đã ban sự sống bằng nhiều cách [55]. Trẫm đã ban nhiều sắc chỉ nhân từ bao gồm quà của sự sống cho những sinh vật hai và bốn chân (người và thú), trên không và dưới nước [56]. Và còn nhiều việc thiện khác do trẫm làm nên. Pháp dụ này được ghi để thần dân noi theo, và để nó trường tồn. Và ai noi theo đúng sẽ làm nhiều thiện nghiệp.

Ghi chú:

55. Theo tiếng Pali: Cakku dane” có nghĩa là “Trẫm ban cho sự thấy.” Có thể là vua Asoka ban cho “con mắt trí tuệ”, nhưng đặt nó vào toàn bộ Pháp dụ thì có vẻ như là Asoka đã ra lệnh những lối hình phạt làm mù mắt.

56. Có nghĩa là ngưng sát sinh.

TTPD thứ ba (III)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: Người ta chỉ thấy việc tốt của mình, bảo rằng: “Ta đã làm việc thiện này.” Nhưng họ lại không nhìn thấy việc xấu họ làm mà bảo rằng “Ta đã làm việc ác này, điều này gọi là ác nghiệp.” Nhưng sự tự giác rất khó thấy [57]. Người ta nên tự bảo thế này: “Những việc này đưa đến điều ác, đến bạo hành, đến hung hãn, đến giận dữ, đến kiêu căng và ganh tị. Ta đừng mắc vào.” Và hơn nữa, người ta nên nghĩ rằng: “Điều này đưa đến an lạc trong đời này và đời sau.”

Ghi chú:

56.Tương tự như lời Phật dạy trong “Pháp cú” (Dhammapada) câu 50 và 252.

TTPD thứ bốn (IV)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: Pháp dụ này đã được ghi hai mươi sáu năm sau khi trẫm đăng quang. Các quan đầu tỉnh (Rajjukas) đang cai trị dân, hằng trăm ngàn dân. Họ được giao cho trông coi việc thỉnh cầu của dân và thi hành công lý một cách vô tư và hiền hậu và nhờ thế họ mới chăm lo cho an sinh và phúc lợi của dân. Nhưng họ nên nhận rõ điều gì gây ra hạnh phúc và khổ đau cho dân và bởi họ hằng ngưỡng mộ chánh pháp, họ nên khuyến khích dân làm như thế để có thể được an lạc trong đời này và đời sau. Những quan đầu tỉnh (Rajjukas) này hết lòng phụng sự trẫm. Họ cũng tuân lệnh những thượng quan (Purusas) đã hiểu ý trẫm và chỉ thị họ để làm trẫm vui lòng. Cũng như một người an tâm giao con mình cho vú nuôi nghĩ rằng: Bà vú này sẽ săn sóc tốt con mình”, nên trẫm đã bổ nhiệm các quan để lo cho an sinh và phúc lợi của thần dân.

Các quan đầu tỉnh được giao cho trông coi việc thỉnh cầu của dân và thi hành công lý nên họ đã thi hành nhiệm vụ một cách quả quyết, hiền hậu và vui vẻ, và nhờ thế họ mới chăm lo cho an sinh và phúc lợi của dân. Trẫm muốn rằng phải có một sự công bằng trong luật pháp và trong việc kết tội. Trẫm còn đi xa hơn, trẫm muốn gia ân triển hạn thêm ba ngày cho những tử tội trước khi hành hình. Trong thời gian ấy, thân nhân của chúng có thể khiếu nại để khỏi tội chết. Nếu không còn ai khiếu nại cho chúng tử tội có thể bố thí hay chay tịnh để được phước trong đời sau. Trẫm thật lòng muốn rằng, theo lối này, nếu thời gian của tử tội không còn bao lâu hắn cũng có thể chuẩn bị cho đời sau, và rằng việc thực hành chánh pháp của dân qua tự chế và bố thí sẽ được gia tăng trong thần dân.

TTPD thứ năm (V)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: hai mươi sáu năm sau khi đăng quang, trẫm ra lệnh những thú vật sau đây được triều đình bảo vệ: két, chim sáo sậu, ngỗng, vịt trời, dơi, kiến chúa, ba ba, cá không xương [58], rùa, nhím sóc, hươu có gạc già, bò đực, thú nuôi trong nhà, tê giác, lừa hoang, aruna, nandimukhas, gelatas, vedareyaka, gangapuputaka, sankiya, okapinda, bồ câu nuôi hoặc hoang và tất cả những thú bốn chân có ích hoặc không ăn được [59]. Những dê cái, trừu cái, hoặc heo rừng cái đang nuôi con hoặc cho con bú cũng được bảo vệ. Cũng thế, những thú con dưới sáu tháng. Gà trống không định thiến, vỏ cây đang che chở sinh vật không được đất, và rừng cây không được đốt nếu không có lý do hoặc chỉ để giết thú. Không được dùng một con thú để nuôi con thú khác. Và ba ngày Caturmasis [60], ba ngày trăng tròn Tisya [61] và vào những ngày 14 và 15 của tháng Uposatha [62], cá không được giết và bán. Vào những thứ 8 và vào ngày 14 và 15 của tháng, vào ngày Tisya, ngày Punarvasu [63], ba ngày của Caturmasis và những ngày tháng khác, bò đực, dê đực, hươu đực, heo rừng và những thú khác không được thiến. Vào ngày Tisya, Punarvasu, Caturma-sis và mỗi nửa tháng của tháng Caturmasis, ngựa và bò con không được đóng dấu nóng trên da. Hai mươi sáu năm sau khi trẫm đăng quang, tù nhân được ân xá trong hai mươi lăm dịp.

Ghi chú:

58. Có thể là tôm, cua.

59. Hai bản Dhammika và Nikam vẫn để những tên thú theo nguyên ngữ, không dịch được.

60. Ngày đầu mùa. Xem 45.

61. Ngày Tisya: xem 42. NXR. Ở đây chỉ quy định ngày trăng tròn của tháng đầu mối mũa.

62. Tháng an cư kiết hạ.

63. Ngày lễ hội.

TTPD thứ sáu (VI)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: mười hai năm sau khi đăng quang trẫm đã cho ghi những Pháp dụ về an sinh và hạnh phúc của thần dân, để họ sửa đổi mà phát triển theo chánh pháp. Trẫm tin rằng chỉ với cách này an sinh và hạnh phúc của thần dân mới đạt được. Trẫm luôn quan tâm đến làm cách nào để bảo đảm an sinh và hạnh phúc cho mọi người, không phải chỉ riêng bà con của trẫm hoặc dân sống ở kinh đô mà còn cả dân sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Trẫm đối xử bình đẳng như thế với tất cả mọi người, mọi giới. Hơn nữa, trẫm đã tôn kính mọi tôn giáo bằng mọi cách cúng dường nhưng cách tốt hơn hết là trực tiếp thăm viếng họ. Pháp dụ này được ghi hai mươi sáu năm sau khi trẫm đăng quang.

TTPD thứ bảy (VII)

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: Trong quá khứ các vua đã nghĩ đến nhiều cách để tăng sự ngưỡng mộ chánh pháp của dân. Nhưng dù vậy, sự ngưỡng mộ chánh pháp của dân vẫn không tăng trưởng. Về việc này, Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: việc này cũng đã xảy ra với trẫm. Trong quá khứ các vua đã nghĩ đến nhiều cách để tăng sự ngưỡng mộ chánh pháp của dân. Nhưng dù vậy, sự ngưỡng mộ chánh pháp của dân vẫn không tăng trưỏng. Nay phải làm sao để khuyến khích thần dân tuân theo? Làm thế nào để sự ngưỡng mộ của thần dân gia tăng qua sự truyền bá chánh pháp? Làm sao trẫm có thể nâng cao họ qua sự truyền bá chánh pháp? Về việc này, Thiên tử, vua Piyadasi còn phán thêm rằng: “việc này đã từng xảy ra với trẫm. Trẫm phải công bố chánh pháp và chỉ dạy chánh pháp. Khi thần dân nghe đến lời tuyên cáo và sự chỉ dạy, họ sẽ sống theo chánh pháp, tự nâng cao họ và tiến bộ qua sự truyền bá chánh pháp.” Vì mục đích này mà trẫm phải công bố chánh pháp và trẫm phải chi dạy chánh pháp bằng nhiều cách, và những quan lại được lệnh phải gắng truyền bá và giải thích chánh pháp thực rõ ràng. Các quan đầu tỉnh cai trị hàng trăm ngàn người được lệnh như thế để hướng dẫn dân ngưỡng mộ chánh pháp.

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: “Với mục đích này, trẫm đã cho dựng những pháp thạch trụ để công bố chánh pháp, và bổ nhiệm các Pháp Đại thần để truyền bá chánh pháp.”

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: Dọc đường, trẫm đã cho trồng nhiều cây đa để lấy bóng mát cho thú và người, và trẫm cũng đã cho trồng vườn xoài. Cứ cách khoảng tám Krosas [64], trẫm cho đào giếng nước, xây nhà nghỉ chân, và ở nhiều nơi trẫm cho xây bồn nước cho thú và người dùng. Nhưng đây chỉ là những thành tựu nhỏ mà thôi. Những việc như thế làm cho dân vui đã được nhiều tiên vương thực hiện. Trẫm làm những điều này chỉ với mục đích là mọi người có thể hăng say thực hành chánh pháp.

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: Những đại thần của trẫm bận rộn với những công tác giúp đỡ các bậc tu hành và cư sĩ các tôn giáo. Trẫm ra lệnh cho họ nên chăm lo cho đời sống Tăng già. Trẫm ra lệnh cho họ nên chăm lo cho đời sống của các tu sĩ Bà la môn và đạo sĩ Ajivvika. Trẫm ra lệnh cho họ nên lo cho đời sống của Niganthas [65]. Trẫm ra lệnh cho họ chăm lo đời sống của các tông phái khác.

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: Những đại thần này và những quan lại quan trọng khác bận rộn phân phát quà tặng của trẫm cũng như của các hoàng hậu. Trong hậu cung của trẫm, họ cũng tổ chức những sinh hoạt cứu tế khác, ngay ở đây (kinh đô) và ở các châu quận. Trẫm ra lệnh cho các thái tử và hoàng tử nên ban phát quà để những việc cao cả của chánh pháp và việc thực hành chánh pháp được tăng tiến. Những việc thiện cao cả của chánh pháp và việc thực hành chánh pháp bao gồm gia tăng lòng nhân từ, hào phóng quảng đại, chân thật, trong sạch, tử tế và thiện tâm giữa mọi người.

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: Những việc thiện gì trẫm đã làm, đều được thần dân noi theo và thực hiện. Nhờ vậy mà họ tiến bộ và còn tiếp tục tiến bộ qua sự tôn kính cha mẹ, tôn kính các bậc trưởng thượng, lễ phép với người già và tử tế với các bậc tu hành, với người nghèo, kẻ khổ và ngay cả với nô tì và gia nhân.

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: Những tiến bộ này của thần dân qua chánh pháp được thực hiện bằng hai cách, bởi những quy định chánh pháp và bởi thuyết phục. Những quy định chánh pháp thì không có hiệu quả mấy, trong khi thuyết phục thì hiệu quả hơn nhiều. Những quy định chánh pháp trẫm ban chẳng hạn như phải bảo vệ một số thú, và nhiều quy định chánh pháp khác. Nhưng chi bằng thuyết phục thì tiến bộ của thần dân qua chánh pháp có nhiều hiệu quả hơn liên quan đến không hành hạ sinh vật và không sát sinh.

Về việc này, Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: Ở đâu có thạch trụ hay mặt đá thì ở đấy pháp dụ được khắc ghi để nó trường tồn đến đời con cháu trẫm, và còn dài lâu như mặt trời và mặt trăng còn soi sáng để thần dân thực hành theo lời dạy chánh pháp. Bởi qua thực hành chánh pháp thì an lạc mới có trong đời này và đời sau. Pháp dụ này được ghi hai mươi bảy năm sau khi trẫm đăng quang.

Ghi chú:

64. Khoảng 1 mile.

65. Tu sĩ Kỳ na giáo Jaina hay Jains. Giáo chủ là Makkhali Gosala, cùng thời với Đức Phật Thích Ca.

E.Tiểu Thạch Trụ Pháp Dụ

TTTrPD I (Còn gọi là Thạch Trụ Pháp Dụ Rummindei)

Hai mười năm sau khi đăng quang, Thiên tử, vua Piyadasi đã viếng thăm và lễ bái nơi này bởi vì đây là nơi Đức Phật Thích Ca, Bậc Giác Ngộ đã ra đời [66]. Thiên tử đã cho xây một tường đá bao bọc xung quanh và dựng một thạch trụ [67]. Và vì Đức Thế Tôn đản sinh ở đây, làng Lumbini [68] được miễn thuế và chỉ đóng một phần tám nông sản.

Ghi chú:

66. Lời ghi này được khắc trên một thạch trụ tại Lumbini vào năm 249 TTL.

67. Bản Dhammika: “Thiên tử đã cho tạc tượng và dựng một thạch trụ.”

68. Nay được gọi là Rummindei.

TTTrPD II (Còn gọi là Pháp Dụ Sanchi, hay Allahabad)

Thiên tử, vua Piyadasi lệnh cho Đại thần cai trị ở Kosambi rằng [69]: Kẻ nào đã chia rẽ tăng già không được thâu nhận vào Tăng già nữa.

Tăng già của Tỳ khưu hay Tăng già của Tỳ khưu ni hay đã được hòa hợp, tiếp tục hòa hợp cho đến đời con và cháu của trẫm, và còn dài lâu như mặt trời và mặt trăng soi sáng.

Kẻ nào, dù là Tỳ khưu hay Tỳ khưu ni, quấy rối trong Tăng già bị buộc phải mặc bạch y [70] và không được sống trong tịnh xá [71]. Ước muốn của trẫm là Tăng già hòa hợp và trường tồn mãi mãi.

Ghi chú:

69. Phần đầu của Pháp dụ này đã bị hư hỏng; chỉ có câu “chia rẽ” còn đọc được mà thôi. Người ta phải dựa vào những Pháp dụ nơi khác để đọc được toàn bộ nội dung của Pháp dụ này.

70. Chỉ Tăng và Ni mới được mặc y vàng.

71. Anabasasi.

TTTrPD (còn gọi là Pháp dụ Sarnath)

[…] [72] không ai được gây xáo trộn Tăng già. Nếu một Tỳ khưu hay một Tỳ khưu ni quấy rối trong Tăng già, Tăng hay Ni ấy phải bị buộc phải mặc bạch y và không được sống trong tịnh xá. Pháp dụ này phải được công bố trong Tăng già của Tù khưu và trong Tăng già của Tỳ khưu ni.

Thiên tử, vua Piyadasi phán rằng: Treo một bản của Pháp dụ này trong hành lang của tịnh xá; trao một bản cho tất cả tín đồ. Tín đồ phải tụ họp mỗi ngày chay để học tập về Pháp dụ này. Mỗi quan lại phải thường xuyên đến dự mỗi ngày chay để làm quen và hiểu rành rẽ Pháp dụ này.

Lại nữa, ngươi (chỉ vị quan đầu tỉnh) phải ra lệnh xuống khắp nơi thi hành nghiêm chỉnh Pháp dụ này. Các phó quan thuộc quyền của ngươi cũng phải làm như thế ở khắp các châu huyện.

Ghi chú:

72. Ba dòng đầu của Pháp dụ đã bị hư hỏng. Những mảnh còn sót đọc được cho người ta gợi ý rằng vua Piyadasi (Asoka) lệnh cho các quan phải ngăn ngừa những kẻ quấy rối trong Tăng già. Bản Dhammika không có Pháp Dụ này.

F.Pháp Dụ Hang Động Karna Chaupar

Mười chín năm sau khi đăng quang, Thiên tử, vua Piyadasi [73] tặng hang động này, trong dãy đồi thơ mộng Khalatika, không hề bị ngập nước vào mùa mưa.

Ghi chú:

73. Bản Dhammika không có Pháp dụ này. Dãy đồi Barabar (thời Asoka gọi là Khalatika) có 7 động: 4 ở đồi Barabar, 3 ở đồi Nagarjuni. 5 động được tặng cho các đạo sĩ Ajivika làm nơi cư trú.

Tài liệu Tham khảo

1.Ven. S. Dhammika, “The Edicts of Kinh Aoka” Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka, 1993.

2.Nayarayanrao Appurao Nikam và Richard McKeon, “The Edicts of Asoka,” The University of Chicago Press, 1959.

3.Kenoyer, J.M., “Ancient Cities of the Indus Valley Civilization,” Oxford university Press, Oxford, New York, Delhi, 1998.

4.Possehl, G.L., “Indus Age; The Beginnings”, Oxford and IBH Publishing, New Delhi, 1999.

5.Possehl, G.L., “Harappan Civilization: a Recent Perspective”, Oxford and IBH Publications, New Delhi, 1993.

6.Possehl, G.L., “Indus Age – The Writing” Oxofrd and IBH Publications, New Delhi, 1999.

7.Shaffer, J.G., “The Indo-Aryan Invasions: Cultural myth and Archaeological Reality” in “The People of South Asia” edited by J.R. Lukas, Plenum Press, NY, 1984.

8.Chris J.D. Kostman, M.A., “The Demise of Utopia: Contexts of Civilizational Collapse in the Bronze Age Indus Valley,” JAGNES, the Journal of the Assocation of Graduates in Near Eastern Studies, 2001.

9.Romila Thapar, “Languages and Scripts of Asoka’s Inscriptions.” Microsoft Encarta DVD, 2001.

10.John Snelling, “The Buddhist Handbook,” B&N, NY, 1991.

 

Hoàng Tử Kunala

Đại công hộ pháp giai đoạn tích cực cáo thành. Tâm hồn Đại đế Asokađang được tưới tẩm trong dòng suối phỉ lạc thì tin vui thứ phi hạ sinh hoàng nam vô cùng khôi ngô tuấn tú, nhất là đối mắt đẹp và sáng như hai viên ngọc quý. Đại đế nhìn không chớp mắt, vừa sung sướng vừa kinh ngạc vì suốt cuộc đời Đại đế từ thiếu thời đến trưởng thành rồi nam chinh bắc phạt, gót chân in dấu mọi miền lục địa Ấn Độ chưa bao giờ Đại đế thấy một người nào dù nam hay nữ mà có đôi mắt đẹp như vậy.

Trong tư thế nhìn hoàng nam một cách xuất thần, Đại đế bỗng suy nghĩ: nhờ ta chân chánh trì hành chánh pháp nên chánh pháp đặc ân ban thưởng cho ta một quý tử. Tin rằng đất nước sẽ thịnh trị, nhân dân sẽ phú cường, triều đại Mauryasẽ miên trường, cửu trụ. Chính vì đôi mắt Hoàng tử quá đẹp khiến Đại đế không tìm được một danh từ thích hợp, tương xứng đặt tên cho Hoàng tử. Rất may, lúc bấy giờ, có một lão thần kính tâu Đại đế là ở Hy mã tuyết sơn có một loại chim tên Kunala nổi tiếng có cặp mắt đẹp nhất, đẹp tuyệt không có đối tượng so sánh. Đại đế đặt tên Hoàng tử là Kunala.

Tám cung nữ được tuyển chọn đặc trách phụng hầu Hoàng tử; hai cô chuyên việc ẵm bồng, cưng chiều chăm chút Hoàng tử; hai cô làm bạn bày trò đùa chơi với Hoàng tử; hai cô giữ vai nhũ nữ và hai cô chuyên trách việc vệ sinh, tắm rửa.

Đến tuổi trưởng thành, Hoàng tử kết hôn với Công nương Kancanamalamột người đẹp thuộc hoàng triều Maurya. Cuộc hôn nhân vô cùng hạnh phúc. Nhị vị sống như tiên nam tiên nữ trong tinh thần tương kính, tương nhường, tương thân, tương ái, nhất là nghiêm trì bổn phận vợ chồng theo lời Phật dạy, như năm bổn phận chồng đối với vợ:

  1. Luôn đối xử hòa ái

  2. Không bạc đãi khinh khi

  3. Một dạ thủy chung

  4. Giao quyền nội chính

  5. Tùy khả năng mua sắm tư trang cho vợ

Năm bổn phận vợ đối với chồng:

  1. Quán xuyến công việc gia đình

  2. Cư xử với hai họ một cách đồng đều

  3. Một lòng tiết hạnh

  4. Gìn giữ tài sản

  5. Cần mẫn trong bổn phận

Chính những yếu tố đạo đức này trợ duyên tích cực đời sống lứa đôi hạnh phúc của Hoàng tử Kunalavà Công nương Kancanamala. Một hôm, Hoàng tử theo Đại đế viếng chùa Kukkutarama. Một danh lam nổi tiếng, một tu viện đào tạo Tăng sĩ thực tu, thực học hàng trăm vị. Ngài tu viên trưởng là một vị thánh Tăng viên đắc ngũ minh tức khả năng quán triệt trong năm lĩnh vực.

1.Pubbenivasanussatinana: Túc mạng minhtức khả năng hồi nhớ tiền kiếp bản thân và mọi loài chúng sinh.

2.Dibbasota: Thiên nhĩ minhtức khả năng nghe được mọi thứ âm thanh.

3.Cutupapatanana: Thiên nhãn minhtức khả năng nhìn thấy diễn tiến sinh tử của khắp mọi loài chúng sinh kể cả hữu tình tam giới.

4.Cetopariyannana: Tha tâm minhtức khả năng biết rõ tâm tư của tất cả chúng sinh dù chỉ là ý nghĩ thầm kín nhất.

5.Iddhividhi: Thần túc minhtức khả năng biến hóa và thị hiện các loại thần thông.

Hòa thượng và Đại đế đàm đạo rất tương đắc, thời gian tương đối khá lâu. Suốt thời gian ấy, Hoàng tử kính cẩn và nghiêm túc theo dõi. Sau buổi đàm đạo, Hòa thượng chăm chú nhìn Hoàng tử rồi quay sang Đại đế:

Tâu Hoàng thượng, đôi mắt Hoàng tử đẹp vô cùng, vẻ đẹp thiên phú, có một không hai, lần đầu tiên trong cuộc đời bần đạo mới được chiêm ngưỡng. Bần đạo có từng nghe một loài chim ở tuyết sơn Hy mã tên Kunalanổi tiếng có cặp mắt tuyệt đẹp, đẹp vô song. Tuy nhiên, bần đạo nghĩ, đôi mắt Hoàng tử còn đẹp hơn nhiều.

Qua thiên nhãn thuần tịnh, Hòa thượng thấy rõ một đại nạn thảm khốc vô cùng thương tâm sẽ xảy đến Hoàng tử khiến đôi mắt phải bị mù lòa. Nghĩ đến công trình hộ pháp đắc lực của Đại đế cũng như nếp sống đạo đức, hiền thiện của Hoàng tử, Hòa thưọng không tiện nói thẳng, nhưng đề cảnh giác định lý vô thường thuận, nghịch, khổ lạc của vạn hữu và để nhị vị ít nhiều xa gần, trực tiếp, gián tiếp đề cao cảnh giác một cách như lý tác ý, Hòa thượng khai thị:

Tâu đại vương, trong bài kinh hạnh phúc, điều thứ 38 Đức Phật dạy: Khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu, tự tại và vô nhiễm, là hạnh phúc tối thượng.Đại vương nhờ lĩnh hội chánh pháp và y giáo phụng hành, do đó, cuộc sống đạo đức, hiền thiện, tự lợi lợi tha, tự độ độ tha, khiến đất nước thái bình thịnh trị, nhân dân sống cuộc đời an cư lạc nghiệp, mưa thuận gió hòa, xa gần một lòng thuần phục. Tuy nhiên, đã gọi là việc đời, là thế sự, là cuộc sống thì định luật vô thường chi phối, thao túng, sai sử trong suốt cuộc sống liên tục, không hề gián đoạn, từ sát na tâm đến sơn hà, đại địa, tam thiên đại thiên thế giới, ba cõi dục, sắc và vô sắc qua tám thế gian pháp còn gọi là bát phong tức tám ngọn gió thổi ngã bạt ngàn vạn hữu. Bát phong gồm: được lợi, mất lợi, được danh, mất danh, được khen, bị chê, lạc, khổ.

Khi chúng ta xúc tiếp những sự kiện khả ý, khả lạc, khả hỉ, khả ái thì chúng ta thích thú, đam mê, lập tâm chiếm hữu bất chấp thủ đoạn, bất chấp sự đau khổ tha nhân miễn thỏa lòng tham dục. Trong trường hợp ngược lại thì bực bội, bất mãn, tức tối, nóng giận. Muốn loại bỏ đuổi xô, từ chối, vứt quăng nhưng bất lực, thì càng sân si, phiền não, oán ghét, uất hờn. Một trạng thái của lòng sân hận.

Tâu Đại vương, suốt tiến trình cuộc sống, trong một tương lai gần hoặc xa, nếu đương đầu một sự kiện bất khả ý, bất khả hỉ, bất khả ái, bất khả lạc xảy ra cho người thân hoặc bản thân thì Đại vương hãy tâm tâm niệm niệm: mình không phải điên khùng đi tìm kiếm tai họa mà cũng không phải chi tiền mua chác vào thân, thế mà tai họa đã xảy đến thì chính nghiệp là tác nhân chủ động. Vì mỗi chúng sinh là kết tinh của những gì đã tạo và sẽ là kết quả những gì đang tạo. Quá, khứ, hiện tại, vị lai kết nối bằng những tác ý thiện hay bất thiện. Cũng đừng bao giờ oán trách, đổ thừa cho bất cứ ai. Nếu có trách thì trách cái lỗi của sự luân hồi. Còn tự thân và ngọai nhân là những nạn nhân vô tôi.

Đại đế vô cùng cảm kích, nét mặt rạng rỡ tươi vui chứng tỏ đã lĩnh hội sâu sắc lý đạo thâm viễn mà Hòa thượng khai thị khái lược nhưng hàm súc. Nhị vị đảnh lễ Hòa thượng và ra về.

 

Một Thảm Họa

Kể từ ngày hồi cung, sau chuyến cùng Đại đế viếng thăm tu viện Kykkutaramavà được nghe bài pháp ngắn mà Hòa thượng Tu viện trưởng khai thị, Hoàng tử Kunalacảm thấy vô cùng phấn khởi nhất là càng tư duy sâu sắc định luật vô thường qua sự chuyển biến sinh diệt liên tục của các tế bào, của hơi thở ra vô, của từng nhịp đập con tim, của thực trạng trẻ trung chuyển sang già nua, khỏe mạnh đưa đến bệnh hoạn, sống đi dần đến chết.

Hoàng tử cũng cảm thấy rất rõ sự biến dịch của vũ trụ mà biểu trưng như: hoa nở để tàn, trăng tròn để khuyết, đoàn tụ để chia phôi, gặp để rồi xa, quen rồi thành lạ. Tất cả là màn kịch đời. Một số người là những kịch nhân non tay nghề. Trong khi tuyệt đại đa số là những khán thích giả ham vui, bị các kịch nhân lừa bịp qua những vai dữ hiền, trung nịnh, ngu trí, khổ vui khiến mọi người khóc cười, buồn vui, thương ghét, khen chê vừa tốn tiền vừa mất thì giờ, bị lừa mà không biết.

Nhờ tư duy chân chính, Hoàng tử sống rất bình dị. Hoàng tử thấy mọi hiện thành và tiêu tán của một kiếp người chỉ là sự đắp đổi liên hồi của dòng đời tuôn chảy thiên thu hoặc chỉ là những nhân duyên tổng hợp mà có và sẽ trở thành không, khi nhân duyên thất tán. Hoàng tử thấy rõ thân phận mình cũng là kẻ vô hộ, vô chủ, vô quyền và hoàn toàn bất lực. Cuộc sống Hoàng tử sau ngày viếng chùa Kukkutarama, được nghe pháp thoại của Hòa thượng Tu viện trưởng, hoàn toàn thay đổi. Khi xưa Hoàng tử thích cao lương mỹ vị nay thì có khuynh hướng ăn uống đạm bạc; xưa rất thích giải trí bằng những cuộc ca, vũ, nhạc, kịch giờ thì thích sống nhiều về nội tâm. Tóm lại, lúc trước Hoàng tử thích cuộc đời hưởng thụ vật chất phù phiếm xa hoa, giờ thì dùng phần lớn thì giờ cho cuộc sống tâm linh: có thí, có giới, có thiền. Công chúa, vợ Hoàng tử, mẫu người đức hạnh, ngoan hiền, đẹp người, đẹp nết, hội đủ tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh nên rất hoan hỉ và tùy thuận cuộc sống Hoàng tử.

Những tưởng cuộc sống vương giả, hài hòa, tuyệt vời thơ mộng sẽ mãi mãi reo chảy như suối nguồn bất tận, nào ngờ sóng dậy đất bằng, một đại họa vô cùng thảm khốc đã xảy ra cho Hoàng tử.

Có một lần, Đại đế theo thường lệ đều có cuộc hành hương chiêm bái bốn thánh địa và một số thánh tích liên quan công trình hoằng pháp của Đức Phật. Mỗi chuyến hành hương mất thời gian khá lâu. Hoàng tử Kunalađược chỉ định tạm chấp chính trong thời gian ấy. Một thứ phi của Đại đế tương đối trẻ trung hương sắc nhưng ít được Đại đế gần gũi tâm tình. Do đó, sự đòi hỏi nhục dục là sự kiện tất nhiên. Cộng thêm thứ phi vốn có tình cảm đặc biệt với Hoàng tử mà động cơ chính là đôi mắt tuyệt đẹp, vừa chiếu sáng, vừa thu hút, vừa khêu gợi. Thứ phi thầm ước mơ sẽ có một ngày chiếm hữu bằng được con người có cặp mắt đẹp độc nhất vô nhị ấy. Thì nay thời cơ đã đến. Đại đế đi xa, Hoàng tử tạm chấp chính.

Thứ phi nhiều đêm không ngủ, trăn trở nghĩ kế thế nào để Hoàng tử không thể từ chối đến cung bà. Cuối cùng bà đã nghĩ được cách chước giả đau nặng và quả thật Hoàng tử thấy có bổn phận đến vấn an. Vì dù sao thứ phi trên danh nghĩa chính thức là dì mẫu Hoàng tử. Trong cuộc gặp gỡ này, thứ phi không nén được tấm lòng yêu thương vô cùng rạo rực, mãnh liệt đã ấp ủ từ lâu và chính đây là cơ hội ngàn vàng nếu bỏ lỡ sẽ không hy vọng tái diễn. Thế là thứ phi đã thực sự tỏ tình với Hoàng tử và tha thiết yêu cầu được Hoàng tử nghĩ tình đoái thương dù chỉ một lần cũng mãn nguyện và sẽ sống với kỷ niệm ấy cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay.

Sự tình được ghi nhận là Hoàng tử đã cương quyết khước từ, nại lý do thứ phi là người phối của phụ vương mình và cũng là thứ mẫu của mình. Hoàng tử khuyên thứ phi cố đè nén tình cảm riêng tư và hãy tiếp tục giữ tròn trinh tiết với phụ vương mình. Nói xong, Hoàng tử bỏ ra về.

Thật tội cho thứ phi, bà có cảm tưởng như từ tầng cao té xuống, vừa chới với hụt hẫng, tim bà đau nhói, nhịp đập như ngừng lại, nỗi tuyệt vọng đã xé nát và bóp chết hồn bà. Những hy vọng vô cùng phấn khởi ban đầu nay đã biến thành mây khói. Bà nằm vất vả đập mình trăn trở, toàn thân mềm nhũn như người bệnh nặng lâu ngày. Yêu thương sẵn sàng hiến dâng bị từ chối, hy vọng để rồi tuyệt vọng, bà trách cứ oán hận và muốn gào thét lên thật to để vơi nỗi niềm uất tức. Nhưng địa vị thực tại không cho phép, càng đè nén, càng nặng nhọc. Cái nặng nhọc thể chất thì có thể làm cho giảm thiểu. Nhưng cái nặng của tâm hồn thì khó có thuốc chữa. Để cho vơi nỗi niềm sầu hận, cách hay nhất là trút cho đối tượng nhẫn tâm từ chối tình yêu của mình.

Thế là vô hình trung Hoàng tử trở thành đối tượng để bà rửa hận. Những gì bà không chiếm được thì nhất định không để người khác sở hữu. Bà cũng nghĩ, thái độ từ chối tình cảm của bà cũng như cự tuyệt tấm thân ngọc ngà mà bà sẵn sàng hiến dâng là Hoàng tử đã làm nhục bà. Một sự nhục nhã không thể nào tha thứ. Lệnh bà Tisyarakshitanhất quyết phải trả mối hận lòng. Vấn đề là thời cơ. Bà kiên tâm chờ đợi…

Trong thời gian này, nơi biên thùy dân chúng nổi loạn. Cuộc nổi loạn được ghi nhận là trầm trọng. Đức vua muốn ngự giá thân chinh dẹp loạn. Nhưng bá quan triều thần văn võ đồng loạt yêu cầu đức vua ủy cử Hoàng tử Kunala. Đức vua chuẩn tấu. Biết được tin Hoàng tử đến trấn nhậm, toàn dân phấn khởi, hồ hởi đồng kéo nhau đón chào vui mừng hoan hô gần như bất tận. Kể từ ngày Hoàng tử chấp chính, cai trị theo chánh pháp khiến dân chúng một lòng thuần phục. Đời sống ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, quân dân đoàn kết nhất trí, lạc nghiệp âu ca. Tin chiến thắng vẻ vang của Hoàng tử được khẩn tấu về triều. Đức vua và bá quan văn võ vô cùng vui mừng phấn khởi.

Niềm vui lớn trong lòng Đức vua không được bao lâu thì ngài ngã bệnh. Bệnh tình càng ngày càng trầm trọng. Đức vua muốn triệu Hoàng tử hồi triều để nhường ngôi. Nhưng thứ phi Tisyaraksitatúc trực suốt thời gian Đức vua lâm trọng bệnh nên bà kịp thời khẩn khoản:

Muôn tâu, thần thiếp mạo nghĩ, bệnh tình lệnh Hoàng thượng, thần thiếp có thể điều trị được. Nếu Hoàng thượng cho phép, đồng thời kính xin Hoàng thượng hạ chỉ không cho bất cứ thầy thuốc nào kể cả ngự y được dự phần điều trị.

Đức vua chuẩn tấu.

Sự thật, thứ phi cũng khá tinh thông y khoa vì thưở nhỏ được phụ thân truyền dạy, cộng thêm sở thích và sự cố gắng học tập nên bà cũng thuộc hạng thầy thuốc giỏi. Vả lại, thứ phi luôn túc trực bên giường bệnh nên lệnh bà truyền những danh y khắp trong nước cố vấn cho bà cách riêng và cẩn mật.

Không bao lâu, bệnh tình nhà vua thuyên giảm, cuối cùng bình phục hẳn. Đức vua vô cùng vui mừng phấn khởi và rất cảm kích thứ phi. Đức vua hứa sẽ chuẩn tấu vô điều kiện bất cứ yêu cầu nào. Đây là cơ hội ngàn năm một thưở, bà có thể trả mối hận tình mà bà tự biên tự diễn nhưng hoàn toàn thất bại, bà không cam tâm, không tự nhận lỗi, không dám trực diện với tòa án lương tâm, bà tự bào chữa chạy tội, và bà trút tất cả tội lỗi, uất hận, nhục nhã lên Hoàng tử. Bà tâu xin Đức vua ban cho bà cái đặc ân được làm vua bảy ngày. Đức vua cảm thấy chới với, buồn lo. Nhưng Thiên tử bất hí ngôn. Đức vua đành phải chấp thuận.

Trong thời gian làm vua, bà khéo điều hành quốc sự rất tốt. Có một mật chỉ bà muốn chính thức hóa bằng dấu ấn ngọc tỉ. Trong khi Đức vua chỉ trao quyền nhiếp chính nhưng không trao ngọc tỉ. Do vậy muốn hợp thức hóa chiếu chỉ bắt buộc phải có dấu ngọc tỉ. Lệnh bà thừa lúc Đức vua đang an giấc đã lén đóng được dấu ngọc tỉ vào chiếu chỉ và truyền giao cho Hoàng tử trong thời gian kỷ lục. Đại ý chiếu chỉ hài tội khi quân phạm thượng vô cùng trầm trọng mới phát giác sau khi Hoàng tử Kunala rời kinh đô đến trấn nhậm Takkasila. Đại tội ngỗ nghịch bất đạo này, Hoàng tử phải bị móc đôi mắt.

Chiếu chỉ đã gây một sự bất mãn rất lớn. quần chúng phản đối, miệng chuyền miệng huyên náo, ồn ào, náo động như trời long đất lở: nào là Hoàng tử vô cùng hiền lành nhân đức, thương dân như ruột thịt. Từ ngày Hoàng tử đến trấn nhậm không những quần chúng một lòng tuân phục khuôn phò, mà trời cao cũng thương tình gia hộ. Người hiền đức như vậy mà có thể bị tội móc mắt hay sao? Chúng ta quyết không để cho bất cứ ai đụng đến Hoàng tử. Người nào dám đụng đến Hoàng tử là phải bước qua xác chết chúng ta. Trước cao trào phản kháng của quần chúng, không ai dám thi hành quân lệnh.

Nơi địa điểm quỳ tiếp chỉ, Hoàng tử cất cao giọng như sư tử hống:

Hỡi ba quân tướng sĩ, hỡi bá tánh muôn dân, ta phụng mệnh phụ hoàng đến đây để vãn hồi trật tự an ninh, thiết lập một nền quân chủ pháp trị, cải tiến hệ thống an sinh xã hội, tạo dựng nền kinh tế thực sự trù phú, giúp toàn dân được sống an lạc; những sứ mệnh này ta đã hoàn thành. Nay phụ hoàng hạ chỉ giáng tội thì ta không có quyền kháng chỉ. Vì làm như vậy là lỗi đạo quân thần và là đứa con bất hiếu.

Qua thái độ can dũng quyết chí, qua câu nói nghiêm hùng đầy trung can nghĩa khí nhất là âm thanh vang vọng như sư tử hống của Hoàng tử khiến mọi người đứng yên thinh lặng như vô hồn, không có bất cứ phản ứng nào, ngoại trừ cặp mắt mở thật to, hơi thở gấp rút, đứt khoảng, cơ hồ trái tim ngừng đập, máu huyết ngừng chuyển. Trong giây phút trời sầu đất thảm, người người ngạt thở chết trân ấy, bản án được thi hành…

Hoàng tử được Công chúa dắt đi trên bước đường vô định, rày đây mai đó, dầu giãi nắng mưa, sống độ nhật bằng nghề đàn hát, tá túc xó chợ mái nhà, gầm cầu phước xá. Trên bước đường lưu ly, tứ cố vô thân lại thêm thân phận mù lòa, nhờ tiếng đàn giọng hát và tâm tình chung thủy, tất dạ đá vàng, hết lòng phục dịch, bất kể ngày đêm, đói no cơ cực của Công chúa, khiến Hoàng tử vô cùng an tâm mãn nguyện với cuộc sống tuy bất toàn nhưng không bất hạnh.

 

Phụ Tử Trùng Phùng

Một hôm trên bước đường hành khất, vợ chồng Hoàng tử may mắn được người nài giữ tượng của Đức vua nhận cho tá túc vì thương tư cách đem tiếng đàn giọng hát để đổi miếng ăn thay vì ăn xin như những kẻ vô nghề nghiệp, vô tích sự. Vả lại, người nài rất mê thích tiếng đàn giọng hát của Hoàng tử. Anh cảm nhận có một sự kiện quan trọng, một quá khứ đáng kính mà hiện tại thì đáng trân quý, đáng thông cảm nơi con người Hoàng tử.

Một đêm trăng, dưới ánh sáng mông lung huyền ảo, Đức vua Asokakhông ngủ được, cảm thấy nhớ thương Hoàng tử ngập lòng. Khiến Đức vua chợt nhớ ba lần mộng triệu đều thấy Hoàng tử hai mắt bị mù. Đức vua càng sốt ruột, nóng lòng, linh tính báo điểm đứa con vô cùng yêu quý của mình đang ẩn ẩn hiện hiện đâu đây. Đức vua bước ra hành lang vọng nguyệt lầu, đứng nhìn cảnh vật đang trải mình dưới ánh trăng vàng.

Bỗng từ góc vườn thượng uyển, tiếng đàn giọng hát vô cùng truyền cảm ấy sao mà giống giọng hát tiếng đàn của Hoàng tử. Quá nóng lòng, không kiên tâm chờ đợi đến ngày hôm sau. Bình minh chưa ló dạng, Đức vua khẩn lệnh cho cận vệ tin cẩn tìm cho ra người nào đã đàn hát khuya tối hôm qua. Cận vệ quân khẩn báo: muôn tâu, đó là tiếng đàn giọng hát của một người mù có vợ hiện đang tá túc nơi tư xá anh nài tượng. Cái cảm giác rất mạnh đến với Đức vua là người mù này có liên quan mật thiết với Hoàng tử. Đức vua hạ lệnh truyền triệu vợ chồng người mù vào cung.

Trong cuộc gặp gỡ này, đối với đức vua, người mù gày đét, da dẻ sạm đen, quần áo lam lũ và người vợ cũng không khá mấy ngoại trừ đôi mắt không mù, nhất thời, Đức vua không làm sao nhận ra Hoàng tử và Công chúa. Tuy nhiên, Đức vua cảm nhận một thứ tình cảm vô cùng đặc biệt, thiêng liêng đối với vợ chồng người mù.

Sự kiện diễn tiến sơ khởi, Đức vua muốn được nghe người mù đàn hát. Qua tiếng đàn giọng hát nhất là lời nhạc sao mà giống của Hoàng tử Kunalađứa con vô cùng yêu quý. Cố nén lòng, chờ bản nhạc chấm dứt, Đức vua gượng tỉnh, nhỏ nhẹ hỏi thăm thân thế. Hoàng tử không dám trình tấu sự thật vì sợ phạm tội khi quân. Nhưng Công chúa không còn chịu đựng được nữa nên đã dập đầu vừa khóc vừa kể đầu đuôi tự sự đã khiến Hoàng tử mù lòa và trở thành người hành khất. Đức vua phán hỏi Hoàng tử có đúng vậy không. Hoàng tử cúi đầu xác nhận.

Đức vua ôm chầm Hoàng tử và Công chúa. Những giọt lệ tình thâm tuôn tràn ướt đẫm gương mặt ba người. Sau nỗi mừng vui buồn tủi, Đức vua xác nhận mình không có hạ chỉ ác độc như vậy và khẩn lệnh điều tra hỏa tốc, thì ra thủ phạm chính là thứ phi Tisyarakshita. Đức vua hạ lệnh xử trảm, nhưng Hoàng tử phủ phục tấu trình:

Muôn tâu phụ hoàng, con thiết nghĩ, sự kiện đã xảy ra lâu rồi. Trong khi phụ vương, mẫu hậu, bá quan triều thần văn võ cũng như bản thân con đều không muốn, muôn vạn lần không muốn, nhưng nó cũng vẫn ngang nhiên xảy ra. Nhờ chánh pháp soi đường, con tự nhận chính do nghiệp lực tác động,vậy thì không phải lỗi của bất cứ ai ngay cả thứ phi mà thực sự là lỗi của luân hồi. Vì có luân hồi nên có tạo nghiệp và chúng sinh phải nhận lãnh hậu quả chính báo hoặc y báo, không có trường hợp ngoại lệ, cũng như không có cứ điểm an toàn thoát khỏi nghiệp lực.

Muôn tâu, chắc phụ hoàng còn nhớ. Ngài phương trượng tu viện Kukkutaramacũng có khai thị gián tiếp cho con là tất cả sự hiện thành và tiêu tán của một kiếp người chỉ là sự đắp đổi liên hồi của vòng nghiệp thức, còn bản thân con người là vô hộ, vô chủ, vô quyền, không khác thân phận bọt bèo trong dòng nước tuôn chảy thiên thu. Tâu phụ hoàng, quả thật con có lĩnh hội lý đạo nhiệm huyền xảy ra, con không hề oán giận dù một chút hận lòng đối với thứ phi mà con được biết sau đó không lâu. Chẳng những con không oán ghét, trái lại con thực sự biết ơn quý phi. Chính khi nhục nhãn không còn thì huệ nhãn phát sinh, và hiện con sống rất tự tại an lạc.

Tâu phụ hoàng, nếu ý nghiệp con hoàn toàn tịnh thiện, không một chút oán hận bất cứ ai kể cả thứ phi và nếu khẩu nghiệp của con thật sự là chân thật ngôn thì xin đôi mắt con được trở lại bình thường.

Thật là phi thường! Thật là kỳ diệu! thật là thiêng liêng! Ngay khi lời phát nguyện vừa dứt thì lập tức đôi mắt Hoàng tử sáng và đẹp trở lại có phần hơn xưa. Mọi người nhất là Đức vua đều không dám tin ở mắt mình. Nhưng sự thật thì đã xảy ra trên sức tưởng tượng con người.

Quá vui mừng, Đức vua ôm chặt Hoàng tử vào lòng và những giọt lệ mừng vui tuôn chảy gần như bất tận. Sau giây phút xúc động, bàng hoàng, sung suớng. Hoàng tử không quên cẩn tấu xin đức vua mở lượng hải hà tha tội chết cho thứ phi. Vấn đề được ghi nhận là thứ phi bị giam và chết trong thiên lao.

 

Hoàng Hôn Kiếp Người

Kể từ ngày Đại đế mở mắt nhìn đời, khóc òa, hoảng hốt, thời gian thắm thoắt thoi đưa, nay thì tuổi thọ sáu mươi. So với đất trời thì sáu mươi năm quá ngắn. nhưng đối với một kiếp người thì đã khá dài.

Suốt sáu mươi năm sống thì bốn mươi năm sau cuộc đời, Đại đế thống nhất lục địa Ấn Độ, cai trị bằng chánh pháp, khiến quốc độ được thái bình thịnh trị, toàn dân được sống cuộc đời an cư lạc nghiệp. Có thể nói, đại đế Asokalà một minh quân thánh đế vô tiền khoáng hậu chẳng những của lục địa Ấn mà gần như của thế giới. Nhưng hoa nở để tàn, trăng tròn để khuyết, bình minh rồi lại hoàng hôn, nếu tự tánh vũ trụ là vô thường thì thân phận con người vốn nhỏ hơn hạt cát sa mạc, rồi sẽ thế nào, ra sao. Một vấn nạn không có đáp án. Và cái tự tánh vô thường không có đáp án ấy đã trùm phủ lên thân phận Đại đế Asokangười mang tên vô sầu nhưng vẫn bị sầu chi phối.

Cuối năm ấy, sức khỏe Đại đế không được tốt, bệnh hoạn thất thường, ngày càng tiều tụy. Thân hình vạm vỡ, oai vệ, phong độ thưở nào, giờ chỉ là một thân xác héo gầy, xanh xao, mệt mỏi. Ngự y gần như ngày đêm túc trực thuốc men điều trị. Thế nhưng bệnh tình Đại đế chẳng những không thuyên giảm mà có phần càng thêm trầm trọng. Thân Đại đế tuy bệnh nhưng tâm rất bình nhiên, tỉnh thức vì Đại đế có quá trình tu dưỡng, nhất là thường xuyên niệm năm pháp quán:

  1. quán tuổi già

  2. quán thân bệnh

  3. quán sự chết

  4. quán ái biệt ly

  5. quán hạnh nghiệp

Chính nhở thường xuyên quán tưởng năm pháp này mà Đại đế luôn giác tỉnh, an bình không buồn lo, không hoảng sợ. Sự sống chết đối với Đại đế chỉ là một sát na thay đổi, hoán chuyển giữa sắc tướng cũ và mới mà định lý vô thường đã diễn bày từ vô thủy đến vô chung. Chư trưởng lão tu viện KukkutaramaAsokaramaluân phiên đến triều vấn an Đại đế. Thường thì mỗi lần viếng thăm, chư trưởng lão đều ban Pháp dược cho Đại đế, đại lược:

Muôn tâu, mọi loài hữu tình sống bất an thường trực vì thực trạng già, đau, chết, ái biệt ly, oán tăng hội, sầu, bi, khổ, não và tóm lược chính sự chấp thủ ngũ uẩn là khổ, khổ triền miên, khổ bất tận. Sống là nhân chết là quả. Bình minh là khởi đầu của hoàng hôn. Nước trên nguồn luôn chảy về vùng đất thấp. Trăng tròn rồi lại khuyết. Hoa nở để tàn. Xuân, Hạ, Thu, Đông, ngày, đêm đắp đổi liên hồi không hề gián đoạn. Thời gian cùng trôi qua âm thầm, vô tri nhưng tàn phá kiếp người vô cùng khủng khiếp. Vô thường đến đâu thì gieo rắc tang thương, chia ly, đau khổ chết chóc, sầu bi, ưu não và tất cả những nỗi thống khổ ngoại tại, nội tại. Sự sống chỉ tồn tại qua chốc thoáng của dòng tâm thức mà diễn trình như sau:

Khi giai trình tâm là quá khứ thì sự sống chỉ có lúc bấy giờ mà không có trong hiện tại và sẽ không có trong tương lai.

Khi giai trình tâm là hiện tại thì sự sống chỉ có lúc bấy giờ mà đã không có trong quá khứ và sẽ không có trong tương lai.

Khi giai trình tâm là vị lai thì sự sống chỉ có lúc bấy giờ mà đã không có trong quá khứ và không có ngay trong hiện tại.

Không ai có thể tắm hai lần trong dòng nước trôi chảy liên tục. Sự sống, tự ngã, và vui khổ biểu hiện qua tâm thức. Khi giai trình tâm thức qua rồi thì không ai còn tái nhìn thấy những gì mình đã từng nhìn thấy vì tâm hành luôn biến chuyển, chảy trôi.

Muôn tâu, đức Từ phụ dạy: Những ngã sở mà người đời chấp thủ là bản ngã, chung cuộc cũng phải đành ra đi với hai bàn tay trắng. Bậc trí vượt ra ngoài hệ lụy và không chấp thủ bất cứ điều gì. Do đó, không sầu khổ.

Pháp thoại của chư tôn trưởng lão khích lệ, an ủi Đại đế rất nhiều. Đại đế cảm nhận pháp thoại có một giá trị vô tỷ, cao khiết đáng được trân quý hơn bất cứ bảo vật nào trên thế gian kể cả thiên bảo trên thiên giới. Sau khi chư tôn trưởng lão ra về, Đại đế cho gọi chính cung Hoàng hậu, các phi tần, các Hoàng tử, hoàng tôn và để lời an ủi đầy đạo vị:

Tất cả những người thân thương của trẫm, hãy lắng lòng thanh tịnh thọ trì những Phật ngôn thiết yếu và thực tế mà Đức Thế tôn hằng giáo huấn. Rằng các hành vô thường, sinh diệt là tự tánh. Sự hiện thành, tiêu tán của một kiếp người chỉ là vấn đề thời gian. Có một sự thật rất phũ phàng xảy ra trên thân phận con người là người làm không muốn được, người mua không muốn dùng, người dùng hoàn toàn không biết: đó là quan tài. Do đó, đạo lộ tốt đẹp nhất mà mọi người phải hành trình là thực hành chánh pháp, lấy chánh pháp làm nơi nương tựa, làm đuốc soi đường, thì sẽ được thoát khổ hiện kiếp và hậu kiếp. đạo lộ mà trẫm lỡ hành trình thời niên thiếu hoàn toàn tà đạo, các người tuyệt đối không được bắt chước. Còn đạo lộ mà trẫm hành trình sau khi lĩnh hội chánh pháp và y pháp phụng hành, chính đạo lộ này mới thực sự là chánh đạo, các người nên hành trình dù phải hy sinh thân mạng. Nói đến đây, đại đế nhắm mắt và im lặng. Nhưng không lâu Đại đế từ từ mở mắt, nói tiếp:

Loài người và mọi loài hữu tình đềư bị bánh xe luân hồi vận hành luân chuyển trong quá trình sinh tử tử sinh, kiếp này kiếp khác liên tục không gián đoạn, gây vô vàn đau khổ phiền não qua thời gian vô tận không gian vô cùng. Khi nào bánh xe luân hồi bị phá gãy bởi dụng cụ thánh quả thì não phiền chấm dứt, đau khổ không còn. Nói đến đây, đại đế thở dài và im lặng.

 

Sanh Ra Để Làm Gì

Ngày hôm sau, khi hoàng hôn nhạt màu, ngài Tu viện trưởng của tu viện Asokacó thị giả theo hầu, đến triều xin được vấn an sức khỏe Đại đế. Sau phần thăm viếng, đại đế phán hỏi ngài Tu viện trưởng: Thưa ngài, loài người sinh ra để làm gì?

Muôn tâu, có nhiều cách trả lời, chẳng hạn như: sinh ra để chết, sinh ra để chịu khổ, sinh ra để trả nghiệp.

Câu nói sinh ra để chết vì con người không muốn chết, cũng phải chết, thánh phàm, vua dân, sang hèn, ngu trí, quyền quý thế cô, tất cả đều phải chết; không có trường hợp ngoại lệ.

Câu nói sinh ra để chịu khổ ám chỉ con người vốn mang theo cái khổ từ phút chào đời mà âm thanh lúc chôn nhau là tiếng khóc. Khóc vì nỗi thiết tha thế sự, bãi bể nương dâu, đói cơm, khát nước, nóng như thiêu đốt, lạnh như cắt thịt da, thậm chí các loài bò sát cắn, chích nhức đau đôi khi gây thương tích đe dọa mạng sống. Ngoài ra những lời chửi mắng, nhục mạ, sỉ vả, nguyền rủa tổ tiên, ông bà, cha mẹ khiến mình đau khổ. Vả lại, tam giới là lò lửa, con ngưòi phải nóng khổ là chuyện đương nhiên. đời là bể khổ mênh mông, sóng khổ xô đẩy dập dồn, khách trần lặn hụp đến đâu cũng không thoát khỏi bể khổ.

Thưa Tôn giả, vậy cá nhân Tôn giả sinh ra để làm gì?

Muôn tâu, theo bần đạo thì sinh ra để sống trọn vẹn đức tính của một con người.

Xin Tôn giả từ bi giải thích.

Muôn tâu, Đức Thế tôn dạy: Trên thế gian có nhiều hạng người.

Mang hình hài là con người nhưng tâm hồn có khuynh hướng hèn hạ, không biết hổ thẹn, không hề sợ tội, sống theo thị hiếu, chỉ biết giành giật nhau ăn, thậm chí loạn luân vô đạo, có nhiều tính thú, rất ít tính người. Hạng người này xếp hạng người như súc sinh.

Mang hình hài là con người nhưng cuộc sống vô cùng lầm than cơ cực, bữa đói bữa no, lang thang xin ăn, lân la hàng quán, ngủ nhờ gầm cầu, xó chợ, vỉa hè, đình chùa, miếu mạo, vất vả một đời, thậm chí khi chết không người nhặt xương. Đây chính là hạng người như ngạ quỷ.

Mang hình hài là con người nhưng cuộc sống tù tội, gông cùm, bị hành hạ đánh đập, khảo tra, bằng nhiều dụng cụ hình thức khác nhau, nhưng cũng chung một hệ quả đó là sự đau đớn sống dở chết dở mà nạn nhân không có quyền phản đối, chỉ biết gục đầu chấp nhận. Hạng người này, hình hài là con người nhưng nếp sống chẳng khác loài địa ngục.

Đi tìm một mẫu người đích thực hàm chứa giá trị cuộc sống nhân đạo, biểu lộ tròn vẹn nhân tính, có khuynh hướng hướng thiện và hướng thượng quả thật thiên nan vạn nan gần như bất khả cầu. Vì biệt nghĩa đặc trưng của từ Người (Manusso) là loài hữu tình hiểu biết lợi hại, chính tà tội phước. Nếu thiếu chức năng hiểu biết này thì không phải con người.

Thưa Tôn giả, pháp thoại này có phải là Phật ngôn?

Muôn tâu, đúng vậy.

Thưa Tôn giả, Đức Bổn sư có từng đề cập vấn đề con người sinh ra để làm gì hay không?

Muôn tâu, Đức Bổn sư khẳng định, Ngài sinh ra đem phúc lạc cho thế gian và để cứu vớt chúng sinh.

Thưa Tôn giả, hạng người nào sinh ra để đem phúc lạc cho đời và để cứu vớt chúng sinh?

Muôn tâu, Đức Phật, chư Độc giác Phật, chư Thinh văn giác Phật và các Chuyển luân Đại đế là những người sinh ra đem phúc lạc cho đời và cứu vớt đời.

Im lặng phút giây, Tôn giả nói tiếp: Muôn tâu, lệnh Hoàng thượng cũng là người sinh ra để đem phúc lạc cho đời và để cứu vớt đời. Một mai, lệnh Hoàng thượng trăm tuổi, thì danh thơm tiếng tốt vẫn truyền lưu hậu thế. Vì lệnh Hoàng thượng tự thân thì thực hành thập thiện pháp, là vị đại hộ pháp, đã bảo trợ công cuộc kết tập tam tạng thánh điển, đã tu tạo mười công đức tốt, đã trong sạch hóa hàng ngũ Tăng già, đã thiết lập nhiều thạch pháp dụ để khẳng định những thánh tích quan trọng, đã tạo dựng 84.000 ngôi tháp tôn trí Xá lợi đức Thế tôn, đã tái tạo tinh thần đoàn kết trong Tăng đoàn.

Đối với công cuộc lưu bố chánh pháp thì lệnh Hoàng thượng chẳng những truyền bá khắp lục địa Bharatamà còn gởi nhiều phái bộ truyền đạo sang các quốc gia khác. Đối với đất nước thần dân lệnh Hoàng thượng luôn dùng thập vương pháp để trị nước an dân khiến tổ quốc thái bình thịnh vượng, dân chúng được sống cuộc đời an cư lạc nghiệp, có thể nói lệnh Hoàng thượng áp dụng chánh pháp trong công cuộc trị nước an dân, gặt hái thành quả vô cùng to lớn vô tiền khoáng hậu mà chính bản thân lệnh Hoàng thượng trong âm thầm riêng tư cũng đã tự phán: tổ quốc thanh bình, nhân dân hạnh phúc dám mong thế này!

Đại đế Asoka, người đã sử dụng pháp luân làm quốc huy chấp tay trong tư thế nằm và nói lời cảm khái:

Thưa Tôn giả, trẫm vô cùng hoan hỉ với pháp thoại và trẫm cũng thưởng thức pháp vị ngọt ngào mà Tôn giả ban bố, tâm hồn trẫm vô cùng phấn khởi, tín tâm Tam bảo thuần cố bất thối chuyển. Duy một vấn đề mà trẫm có phần ân hận, đó là trẫm từng trục xuất một số lớn tu sĩ, biết đâu có một vài vị bị oan.

Muôn tâu, về sự kiện này, lệnh Hoàng thượng chớ nên thắc mắc trong lòng. Vì công cuộc hành xử rất hợp pháp lý, chí công, vô tư. Giáo hội đã tra cứu, khảo hạch luật pháp nghiêm minh không có tây vị và tắc trách. Ví như nhổ bỏ cỏ xấu trong thửa ruộng để lúc được trưởng dưỡng trúng mùa. Sự đóng góp tích cực trong công trình trong sạch hóa cộng đồng giáo đoàn tăng bảo là công đức vô cùng to lớn. Một ví dụ khác, cọp beo sống chung hươu nai, ắt có ngày hươu nai sẽ tán mạng. Hoặc như loài lừa đi chung đàn bò thì lừa cũng không thể thành bò.

Thưa Tôn giả, trẫm lấy làm vui mừng, an tâm, không còn thắc mắc, và hối hận. Trẫm không còn bất cứ vấn đề nghi vấn. Chỉ xin tôn giả mở lòng từ mẫn khai thị thêm những gì mà Tôn giả cảm thấy cần nên khuyến tấn.

Muôn tâu, chỉ cần lệnh Hoàng thượng tâm tâm niệm niệm tất cả thiện hạnh mà lệnh Hoàng thượng đã tích cực tác tạo từ trước đến giờ, chắc chắn lệnh Hoàng thượng sẽ tự thấy phấn khởi, hoan hỉ, một niềm vui vô cùng rộng lớn chuyển vận tràn ngập toàn thân khiến khinh an, phỉ lạc phát sinh tác thành hiện kiếp lạc trú, hậu kiếp thượng sinh, sống cộng trú với hàng thiên chúng. Để cuộc sống được an ổn, không phiền lụy, không lo sợ, không ân hận, đức Bổn sư có dạy bốn điều bất khả cầu:

  1. Muốn trẻ mãi không già

  2. Muốn mạnh hoài đừng đau

  3. Muốn sống hoài đừng chệ

  4. Muốn ác nghiệp đừng trả quả

Này các Tỳ kheo, đó là bốn điều bất khả cầu vì nó thuộc tự nhiên pháp.

Muôn tâu, hạnh nghiệp liên quan lời nói, đức Bổn sư dạy: Không nên nói những lời khiến thiện pháp suy giảm và bất thiện pháp tăng trưởng; chỉ nói những lời nói khiến thiện pháp tăng trưởng và bất thiện pháp suy giảm. Về phương diện sống chết, Bà la môn Janussoninêu câu hỏi rằng, có ai thật sự không sợ chết. Đức Bổn sư khẳng định, có bốn hạng người không sợ chết:

  1. Người không còn dục ái tức sự tham đắm ngũ dục.

  2. Người không còn luyến ái thân tứ đại.

  3. Người không có hành động tội lỗi và tạo nhiều thiện nghiệp.

  4. Người tuyệt đối không hoài nghi chánh pháp tức bậc thánh nhân vô lậu.

Đức Bổn sư có dạy: Người hội tụ bốn pháp là tín, thí, giới, niệm thì có quyền lựa chọn cảnh giới thọ sinh cho bản thân. Muôn tâu, căn cứ Phật ngôn vừa kể thì lệnh Hoàng thượng đầy đủ tiêu chuẩn chọn cảnh giới thọ sinh tùy sở thích.

Đại đế cảm thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và hoan hỷ. Gương mặt tươi vui, nụ cười thật nhẹ, Đại đế chấp tay thổ lộ:

Tam bảo hồng ân, đức nhiệm màu

Cứu đời thoát khỏi cảnh bể dâu

Trần ai nào biết sinh là lụy

Bao thưở trầm luân mấy thưở sầu

Nhận thấy cuộc vấn an và đối thoại tương đối có kết quả đáng khích lệ, Tôn giả xin cáo lui.

 

Vật Thí Sau Cùng

Sáu mươi năm kể từ phút giây mở mắt nhìn đời, đại đế Asokađã nhìn thấy tất cả diễn tiến thăng trầm, vinh nhục, đặng thất, khen chê, đặc lợi đặc quyền, mất lợi mất quyền, thú vui nỗi khổ, sum họp chia lìa, nhân tình thế thái, bãi bể nương dâu, chẳng những chứng kiến để thấy biết, mà còn kinh quá để học hỏi. Thật vậy, đời là ngôi trường đại học mà mọi người phải học suốt đời, học đến chết vẫn không hết các môn chuyên biệt. Có lẽ, trong các môn học, có một môn quan trọng thiết cốt mà người sắp chết vẫn phải học đó là môn “cầu bất đắc.”

Số là Đại đế có tâm nguyện cúng dường Tam bảo cho đủ số 100 tỷ. Trước giờ phút giá băng, Đại đế lệnh xuất ngân bốn tỷ thêm vào cho đủ số. Nhưng Hoàng tôn Sampaticon trai Hoàng tử Kunalatạm quyền nhiếp chính không cho xuất ngân. Đây là bài học “cầu bất đắc”.

Không còn tài vật sở hữu, Đại đế lệnh đem dụng cụ ngự thiện bằng vàng cúng dường chư Tăng. Tiếp theo Đại đế cúng dường dụng cụ bằng bạc. Sau cùng đến dụng cụ ngự thiện bằng sành, Đại đế không dám cúng dường chư Tăng. Đây cũng là môn học “cầu bất đắc”. Hôm sau, Đại đế nhờ người hầu cận thân tín, đem cúng dường chư Tăng trái a ma lặc và thay lời người kính trình: Đây là món thực phẩm cúng dường chư Tăng sau cùng trong cuộc đời của ngài. Hòa thượng Tu viện trưởng tu viện Kukkutaramatriệu tập chư Tăng trong viện và nhờ thầy thị giả đâm nát trái a ma lặc hòa nước ấm và đường cúng dường đồng đều đến chư Tăng. Đồng thời, Hoà thượng cũng khẩn báo tình trạng sức khỏe Đại đế cũng như thức uống vừa rồi của Đại đế và yêu cầu chư Tăng từ mẫn nghiêm túc nhất tâm cầu nguyên. Vấn đề được ghi nhận là chư Tăng đồng loạt tĩnh tọa chú nguyện và hồi hướng công đức cho Đại đế.

Trong khi chư Tăng đang tĩnh tọa thì khẩn tin Đại đế Asokagiá băng cũng vừa đến đúng lúc. Chư Tăng cùng nhau hộ niệm tích cực để chơn linh Đại đế được siêu sinh về lạc cảnh.

Giờ thì Đại đế vĩnh viễn nhắm mắt, không còn nhìn đời, không còn thụ giáo ở trường đại học đời và cũng đã mãn nguyện với môn học “cầu bất đắc”.

 

Trường Ca Kalinga

Kalinga! Kalinga!

Kalinga ngày nào một bãi trường sa!

và giáo và gươm, và hịch truyền loa rúc

và ngựa và người, và chiến xa chen chúc

dưới gầm trời sát khí nghẹn mây đen

và A Dục Vương lẫm liệt giữa rừng tên

trên bạch tượng nghiêng mình xoay ngọn kiếm

xua hết máu xương vào vòng hỗn chiến

và ngút trời lửa dậy đốt mông mênh

và thành trôi trong sóng máu bập bềnh

loang loang chiếu gươm trần loe ánh đuốc

ngựa dày lên voi nghiến bước

xe chồm lên xác cày qua

người gục dưới người sõng sượt

máu đùn lên máu oan gia

giữa màn đêm u uất giục hồi loa

Kalinga! Kalinga!

Kalinga ngày nào một bãi tha ma!

người ta hỏi nhau: ai còn ai mất?

Ôi tử sĩ mười muôn vùi nghiêng liệm sấp

sài lang ơi, xin nhận lấy thịt da

xương trắng đó đùn lên từng nấm đất

hồn phiêu tám nẻo gió mưa nhòa

ôi tử sĩ mười muôn vùi nghiêng liệm sấp

đêm nghe quỷ rú dưới trăng tà

bầy quạ đói từ đâu về tới tấp

từng tử thi thâu dọn bãi trường sa

từng mảnh thịt xóa đi niềm ô nhục

hỡi ơi... người chiến thắng Kalinga!

Kalinga! Kalinga!

Kalinga ngày nào lởm chởm bóng tù xa

chuyển về đâu

đâu cũng là địa ngục

những hình hài dở thú dở người ta

ôi những tù xa...

rồi những tù xa...

bánh chuyển vồng lên tang tóc

bánh chuyển đèo theo oan gia

bánh chuyển về đâu hì hục.

pháp trường hay hỏa ngục?

chuyển về đâu những tội ác của can qua

chuyển về đâu những hiện thân của ô nhục

hỡi ai… người chiến thắng Kalinga?

Kalinga! Kalinga!

Kalinga ngày nào Máu lửa hóa Sen Tòa!

Kalinga, lau đi dòng nước mắt

hỏi làm chi ai còn ai mất

bạo chúa giờ đâu?

Đây chỉ có Chuyển Luân Vương

bạo chúa là ai?

Đây chỉ có đau thương

Đây chỉ có một tâm hồn ray rứt

quằn quại giữa muôn niềm đau ấm ức

Vương gục đầu cắn lệ nuốt trong sương

Vương suốt một đời ngang dọc ngọn trường thương

Uy vũ lệch nghiêng trời đất

đầu lâu rắc nẻo biên cương

mà hôm nay

khi chiến thắng hồi loa vừa ngây ngất

níu xương máu vút trời lên chất ngất

và chùa xa chuông vẳng tiếng du dương...

mà tiếng vọng cứ triền miên trong gió rít

như giục giã như chan hòa như quấn quít

như nức lên từ giữa khối hư không

hồn ai kêu ơi ới giữa mông lung

Vương ngắm đôi tay: tay đầm những máu

Vương ôm hồn gục xuống giữa hoang vu

Và chùa xa chuông vẳng tiếng vi vu...

đầu gục trên niềm hối tiếc

tay buông nhẹ hết triều nghi

chắp lại một lời tha thiết:

Con nguyền sám hối quy y

Gươm giáo đó sẽ là chuông là tượng

Thân tâm này sẽ là bát là y

Con thành kính dâng lên niềm tin tưởng

Trên khung đời tạc lại nét Từ Bi

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni!

Đây: chồi Bồ Đề

Đây: ngọc Xá Lợi

Đây: Ba Tạng Pháp Bửu Pa Li

trẫm cung kính trao về chư Đại Đức

đây: muôn đời thông điệp của Từ Bi

xin hãy lên đường hoằng pháp

khung đời tô lại nét huyền vi

mặt người tạc lại niềm u hiển

tâm người khơi lại ánh vô vi

đâu đâu chẳng hồn mơ từng tia nắng mỏng?

đâu đâu chẳng môi khát từng giọt Từ bi?

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni!

rồi từng đoàn người đi…

rồi từng đoàn người đi…

đi từ thành Kalinga

kinh đô của Ánh Sáng

đi từ hồn Asoka

nguồn lửa của Từ bi

đạo theo đoàn khất sĩ

kinh theo nẻo vân du

hành trang: một bình bát

võ khí: một lòng tu

đốt lên từng ngọn đuốc

kéo qua cõi Diêm phù

đường đi dầu có vi vu

núi rừng dầu có hoang vu

truông đèo dầu bao chớn chở

sông ngòi dầu bao trắc trở

hiểm nguy dầu khắp nẻo chắn đường tu

nhưng Sứ Giả của Như Lai có bao giờ nhũn bước?

nhưng Chiến Sĩ của Tình Thương có bao giờ lỗi ước?

hào quang khoác áo chinh phu

… và Pháp Phật tràn lan như sóng nước

Và Bồ Đề bóng ngả mát mười phương

từ kinh kỳ ra hải ngoại

nối liền lục địa với trùng dương

pháp nào là chẳng Pháp Phật?

tâm nào là chẳng Tâm thương?

Tung ra thì đạo mở muôn đường

Khép lại thì bặt từng mảy bụi

Ai ngàn xưa mở núi

Ai ngàn sau hành hương

thấy chăng trong nhịp hoằng dương

bóng Người Hộ Pháp lồng khuôn Phật Đà?

Trúc Thiên

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]