- Kinh Trung A Hàm (17 phẩm)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 2)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 3)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 4)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 5)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 6)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 7)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 8)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 9)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 10)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 11)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 12)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 13)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 14)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 15)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 16)
- Kinh Trung A Hàm (Phẩm thứ 17)
- Mời xem phiên bản PDF với Scribd
Kinh Trung A Hàm
127. Kinh Phước điền [1]
Nguồn: Thích Tuệ Sỹ dịch
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Cư sĩ Cấp Cô Độc đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi ngồi xuống một bên, thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, ở đời có bao nhiêu hạng người phước điền[2]?”
Đức Thế Tôn dạy:
“Này Cư sĩ, ở đời có hai hạng người phước điền. Những hạng người nào là hai? Một là hạng học nhân[3], hai là hạng vô học nhân[4].
“Hạng hữu học có mười tám, hạng vô học có chín.
“Này Cư sĩ, mười tám hạng người hữu học là những ai? Là tín hành, pháp hành, tín giải thoát, kiến đảo, thân chứng[5], gia gia[6], nhất chủng, hướng Tu-đà-hoàn, đắc Tu-đà-hoàn; hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm; hướng A-na-hàm, đắc A-na-hàm, trung Bát-niết-bàn, sanh Bát-niết-bàn, hành Bát-niết-bàn, vô hành Bát-niết-bàn, thượng lưu sắc cứu cánh[7]. Đó là mười tám hạng hữu học.
“Này Cư sĩ, chín hạng người vô học là những ai? Tư pháp, thăng tấn pháp, bất động pháp, thối pháp, bất thối pháp, hộ pháp, hộ tắc bất thối bất hộ tắc thối[8], thật trụ pháp, tuệ giải thoát, câu giải thoát. Đó là chín hạng vô học[9].”
Khi ấy Đức Thế Tôn nói tụng:
Học, vô học trong đời,
Đáng tôn, đáng phụng kính;
Các ngài tu chánh thân,
Miệng, ý cũng chánh hạnh.
Ruộng tốt cho tại gia,
Cúng dường được phước lớn.
Phật thuyết như vậy. Cư sĩ Cấp Cô Độc và các Tỳ-kheo, sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
[1]. Tương đương Pāli A.2.4.4 Dakkhiṇeyya (Samacittavaggo). Hán, biệt dịch, No.99 (992).
[2]. Phước điền nhân 福 田 人. Pāli: dakkhiṇeyya, người xứng đáng được cúng dường.
[3]. Học nhân 學 人, chỉ các bậc Thánh dưới A-la-hán quả, vì còn phải học. Pāli: sekha.
[4]. Vô học nhân 無 學 人, chỉ vị đắc quả A-la-hán, không cần phải học nữa. Pāli: asekha.
[5]. Tín hành, hay Tùy tín hành; Pháp hành hay Tùy pháp hành; Tín giải thoát hay Tín thắng giải; Kiến đáo hay Kiến chí và Thân chứng. Xem kinh số 195.
[6]. Gia gia 家 家 (Pāli: Kolaṅkola), những vị chứng quả Dự lưu (Sotāpanna) phải thọ sanh từ nhân gian lên thiên thượng hay từ thiên thượng xuống nhân gian, trước khi chứng đắc Niết-bàn. Nhất chủng 一 種 (Pāli: Ekabīja), những vị chứng quả Dự lưu chỉ tái sanh một lần trước khi đắc Niết-bàn. Cả hai hạng này thuộc Nhất lai hướng hay Tư đà hàm hướng (Sakadāgāmimagga), tức từ Dự lưu quả hướng đến Nhất lai quả.
[7]. Năm hạng A-na-hàm (Ngũ bất hoàn 五 不 還) xem Tập Dị 14 (Đại 26, trang 425 c-26 c): 1. Trung Bát-niết-bàn (Pāli: antaraparinibbāyi), nhập Niết-bàn ngay sau khi vừa thác sanh lên Tịnh cư thiên (Niết-bàn với thân trung hữu, theo Hữu bộ); 2. Sanh bát Niết-bàn (Pāli: upahacca-parinibhāyi): thác sanh Tịnh cư thiên một thời gian mới nhập Niết-bàn; 3. Hữu hành Bát-niết-bàn (Pāli: sasaṅkhāra-parinibbāyī): thác sanh thượng giới, tinh tấn tu tập mới nhập Niết-bàn; 4. Vô hành Bát-niết-bàn (Pāli: asaṅkhāra-parinibhāyī): không cần tinh tấn tu tập nữa; 5. Thượng lưu sắc cứu caùnh (Pāli: uddhaṃsota-akanittha-gāmī), lần lượt tái sinh qua các cõi từ sơ thiền, cho đến tầng cao nhất của Sắc giới, nhập Niết-bàn tại đó.
[8]. Đối chiếu với sáu hạng A-la-hán trong luận Câu-xá 25 (No.1558, Đại 26, trang 129a, tt.): 1. Thối pháp (thối bất thối), gặp nghịch duyên bị sụt xuống các bậc Thánh thấp hơn; 2. Tư pháp, mong cầu Vô dư Niết-bàn cấp thời vì sợ thối thất; 3. Hộ pháp (hộ tắc bất thối, bất hộ tắc thối), do thủ hộ mà không bị thối thất; 4. An trụ pháp (thật trụ), không bị chi phối nghịch duyêân để thối thất, nhưng không tiến tới; 5. Kham đạt pháp (thăng tiến), có khả năng tiến tới bất động tánh. 6. Bất động tánh căn cơ mãnh lợi, không bị chi phối bởi bất cứ duyên gì.
[9]. Bản Pāli và No.99 (992) không đề cập đến các chi tiết, chỉ nói đại cương hai hạng phước điền và bài tụng.