Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Nguồn tài liệu và sự phân loại các bộ phái

08/05/201319:51(Xem: 9118)
Chương 4: Nguồn tài liệu và sự phân loại các bộ phái
Các Bộ Phái Phật Giáo Ở Ấn Độ


Chương 4: Nguồn Tài Liệu Và Sự Phân Loại Các Bộ Phái

Thượng tọa Thích Nguyên Tạng
Nguồn: Dr.Nalinaksha Dutt.Thượng tọa Thích Nguyên Tạng

Trong tác phẩm “ Les Sectes Du Petit Vehicule” (1956)[1], Tiến sĩ Bareau đã nghiên cứu những truyền thống tư tưởng trình bầy nguồn gốc của các bộ phái theo thứ tự xuất hiện như sau :

1.Thời kỳ thứ nhất:truyền thống Tích Lan trong Ðảo Sử (Dipavamsa, thế kỷ thứ 4, tr TL), luận sư Phật Âm (Buddhaghosa) trong phần giới thiệu quyển sớ giải về Kathavatthu đã đưa thêm sáu bộ phái vào danh sách các bộ phái của Ðảo Sử, đó là: Vương An Trụ Bộ (Rajagirika), Nghĩa Thành Bộ (Siddatthika), Ðông Sơn Trụ Bộ ( Pubhaseliya, Tây Sơn Trụ Bộ ( Aparaseliya), Tuyết Sơn Bộ (Haimavata), Ðộc Tử Bộ ( Vajiriya), xếp bốn phái đầu vào phái Aùn-đa-la (Andhaka). Ngài nói tới một số quan điểm được coi là của Bắc Sơn Trụ Bộ (Uttarapathaka), Thuyết Nhân Bộ (Hetuvadin) và Vetullaka thuộc Ðại Thừa. Có lẽ phái Haimavata và Vajiriya được bao gồm trong phái Bắc-sơn-trụ-bộ. Trong truyền thống này còn có các phái Nhất Thuyết Bộ (Ekabboharikas), Thuyết Giả Bộ (Pannattivadin) và Ða Văn Bộ (Bahussutiya) là những chi phái miền nam của Ðại Chúng Bộ (Mahasanghikas).

II. Thời kỳ thứ hai:Truyền thống Chính Lượng Bộ (Sammitiya) của luận sư Bhavya xếp phái Haimavata trong nhóm Trưởng Lão Bộ (Sthavira), và coi Thuyết Nhân Bộ (Hetuvadin) là Nhất thiết Hữu Bộ (Sarvastivadin) . Truyền thống này là theo truyền thống Tích Lan trong ý niệm về các chi phái của Ðại Chúng Bộ (Mahasanghikas).

III. Thời kỳ thứ ba:Truyền thống Kashmir:

(a) Sariputra-pariprccha Sutra: của Ðại Chúng Bộ, không có bản nguyên thủy, bản dịch Hoa ngữ được thực hiện trong khoảng từ 327 đến 420 Tây lịch.

(b) “Samaya – bhedoparacana – cakra” của luận sư Vasumitra thuộc Sarvastivada. Có một bản dịch Tạng ngữ và ba bản dịch Hoa Ngữ vào khoảng 400 Tây lịch. Trong truyền thống này Haimavata được bao gồm trong nhóm Trưởng Lão Bộ.

(c) “Manjusri-Pariprccha-sutra”, chỉ có bản dịch Hoa ngữ được ngài Sanghapala thực hiện vào năm 518 Tây lịch. Trong quyển này Haimavata là một chi phái của Sarvastivada. Quyển này có vẻ có nhiều sai lầm nếu so sánh danh sách của nó với danh sách của Mahavyupati. Trong truyền thống này, các chi phái của Ðại chúng Bộ được kể thêm với bốn phái Thuyết Xuất Thế Bộ, Tây Sơn Trụ Bộ, Ðông Sơn Trụ Bộ và Bắc Sơn Trụ Bộ.

Vinitadeva và tác giả của “Bhiksuvarsagraprcha” chia mười tám bộ phái thành năm nhóm như sau:

Nhóm I và nhóm II:Ðại Chúng Bộ (Mahasanghika) bao gồm : Ðông Sơn Trụ Bộ, Tây Sơn Trụ Bộ, Tuyết Sơn Bộ, Thuyết Xuất Thế Bộ và Thuyết Giả Bộ.

Nhóm III:Nhất thiết Hữu Bộ (Sarvastivadin) bao gồm: Căn Bản Nhất thiết Hữu Bộ, Aåm Quang Bộ, Hóa Ðịa Bộ, Pháp Tạng Bộ, Ða Văn Bộ và một phần của Phân Biệt Thuyết Bộ (Vibhajyavada).

Nhóm IV:Chính Lượng Bộ (Sammitiya), bao gồm Kê Dẫn Bộ (Kaurukullaka), Avantaka, và Ðộc Tử Bộ.

Nhóm V:Trưởng Lão (Sthavira) bao gồm Chế Ða Sơn Bộ, Vô Uùy Sơn Trụ Bộ và Ðại Tự Phái (Mahaviharasin).


Dữ kiện và cách phân loại của Vinitadeva cho thấy thời gian ngài soạn tài liệu là về sau này . Trong bản liệt kê ngài bao gồm một số bộ phái xuất hiện trễ và loại bỏ một số bộ phái cũ, có lẽ không còn tồn tại trong thời gian của ngài, thí dụ như các bộ phái Nhất Thuyết Bộ, Kê Dẫn Bộ (Gokulika),Pháp Thượng Bộ và Hiền Trụ Bộ. Ðặc biệt đáng chú ý là ngài đã bao gồm cả những bộ phái ở Tích Lan : Jetavaniya ( tức Sagalika cùa Manavamsa và Mahaviharasin. Mộ điều đáng ghi nhận là phái Jetavania có lẽ chỉ bắt đầu xuất hiện trong đời vua Mahasena (thế ký thứ 5 TL).

Taranatha đã làm một việc rất quan trọng là so sánh và xác định tên của những bộ phái có trong các bản liệt kê của các luận sư Bhavya, Vasumitra, Vimitadeva và các vị khác. Sai khi ghi nhận mấy bản liệt kê kê khác nhau, ngài nhận thấy như sau:

Kasyapiya = Suvarsaka
Thuyết Chuyển Bộ (Samkrantivadin = Uttariya = Tamrasatiya
Chế Ða Sơn Bộ = Ðông Sơn Trụ Bộ = các phái của ngài Ðại Thiên.
Thuyết Xuất Thế Bộ = Kê Dẫn Bộ
Nhất Thuyết Bộ là tên phổ thông của Ðại Chúng Bộ
Kaurakutiaka, Vatriputriya, Dharmattariya, Bhradrayaniya và Channagarika gần như có cùng quan điểm với nhau.

Những điều nhận xét này giúp chúng ta truy nguyên phái Uttarapathaka của Kathavatha. Nên coi bộ phái này chính la phái Uttariya của luận sư Vasumitra hay Samkrantivadin của kinh sách Pali. Phái Thuyết Chyển Bộ (Samkrantivadin) còn được gọi là Tamrasatiya có lẽ vì y phục màu đồng của họ. Từ phái Tamrasatiya hay Uttarapathaka hay Samkrantivadin hay Darastantika phát sinh phái Kinh Lượng Bộ (Sautrantika) là phái thường được nói tới trong Samkarabhasya, Sarvadarsamasangraba và những quyển tương tự của các phùi triết học Aán giáo.

***

Khi so sánh những bản liệt kê của các phái, chúng ta sẽ thấy cách phân loại của những bản lliệt kê này khá giống nhau. Những chi phái của Ðại Chúng Bộ có thể được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất xuất hiện trước gồm Mahasanghika Nguyên thủy (Ðại chúng bộ), Nhất Thuyết Bộ, Chế Ða Sơn Bộ hay Thuyết Xuất Thế Bộ. Theo Taranatha thì Ekavyavaharika và Mahasanghika gần như là một trung tâm chính của nhóm này ở thành Pataliputra.

Nhóm thứ nhì gồm những chi phái xuất hiện sau những chi phái thứ nhất. Họ được biết rộng rãi với tên gọi các phái saila hay Andhaka có trung tâm chính ở Amoravati hay Nagariunikonda. Có thể xếp cùng với những phái này là phái Ða Văn Bộ và Thuyết Giả Bộ. Bahusrutiya gống các phái Saila về giáo thuyết hơn là giống phái Mahasanghika, còn phái Prajnaptivadin được thành lập để phản đối giáo thuyết của Bahusrutiya.

Nhóm thứ ba gồm phái Hóa Ðịa Bộ (Mahisasaka) có trước, và phái Sarvastivadin (Nhất Thiết Hữu Bộ) với phái Mahinsasaka có sau. Pháp Tạng Bộ, Aåm Quang Bộ hay Samkrantika hay Uttarapathaka hay Tamrasatiya.

Nhóm thứ tư gồm phái Vajjiputtaka hay Ðộc Tử Bộ với Pháp Thượng Bộ và Hiền Trụ Bộ, Channagarika và Chính Lượng Bộ (Sammitiya) và cả phái Kaurukullaka. Trong nhóm này, gần như tất cả các phái đều nhập vào một phái Vatsiputriya, còn được gọi là Sammitiya.

Nhóm thứ năm là phái Trưởng Lão (Thượng Tọa Bộ/ Theravada) làm thành một nhóm với các bộ phái ở Tích Lan, đó là Jetavaniya (Chế Ða Sơn Bộ), Vô Uùy Sơn Trụ Bộ và Ðại Tự Phái như luận sư Vinitadeva cho biết.

(còn tiếp)




CHÚ THÍCH
[1] Bareau, Les Sectes Du Petit Vehicule” (BEFEO., 1956) pp. 16f
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]