- 1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)
- 2. Tổ A-Nan (Ananda) Sanh sau Phật 30 năm
- 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa) Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn
- 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta) Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn
- 5. Tổ Đề-Đa-Ca (Dhrtaka) Đầu thế kỷ thứ hai sau Phật Niết-bàn
- 6. Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka) Đầu thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn
- 7. Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra) Cuối thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn
- 8. Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi) Đầu thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
- 9. Tổ Phục-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra) Cuối thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
- 10. Tổ Hiếp-Tôn-Giả (Parsvika) Đầu thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn
- 11. Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas ) Giữa thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn.
- 12. Bồ-Tát Mã-Minh ( Asvaghosha ) Cuối thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn.
- 13. Tổ Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala) Đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 14. Bồ-Tát Long-Thọ (Nagarjuna) Giữa thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 15. Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà (Kanadeva) Cuối thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.
- 16. Tổ La-Hầu-La-Đa (Rahulata) Đầu thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 17. Tổ Tăng-Già-Nan-Đề (Sanghanandi) Giữa thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 18. Tổ Già-Da-Xá-Đa (Gayasata) Cuối thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
- 19. Tổ Cưu-Ma-La-Đa (Kumarata) Đầu thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 20. Tổ Xà-Dạ-Đa (Jayata) Giữa thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 21. Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu) Cuối thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn.
- 22. Tổ Ma-Noa-La (Manorhita) Đầu thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn.
- 23. Tổ Hạc-Lặc-Na (Haklena) Giữa thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn
- 24. Tổ Sư-Tử (Aryasimha) Cuối thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn.
- 25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) Đầu thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 26. Tổ Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra) Giữa thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 27. Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara) Cuối thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn.
- 28. Tổ thứ nhất Trung-Hoa - Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma) Đầu thế kỷ thứ mười một sau Phật Niết-bàn.
- 29. Tổ Huệ Khả
- 30. Tổ Tăng Xán
- 31. Tổ Đạo Tín
- 32. Tổ Hoằng Nhẫn
- 33. Tổ Huệ Năng
33 Vị Tổ Ấn Hoa
13. Tổ Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala) Đầu Thế Kỷ Thứ Sáu Sau Phật Niết-Bàn.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Nguồn: Tu Viện Chơn Không 1971 Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh. Ấn Hành - PL. 2534 - 1990
Nguồn: Tu Viện Chơn Không 1971 Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh. Ấn Hành - PL. 2534 - 1990
Ngài người nước Hoa-Thị, ban đầu học theo ngoại đạo, giỏi các pháp huyễn thuật, đồ chúng có đến ba ngàn. Khi đến so tài với Mã-Minh, bị Tổ hàng phục,liền cùng đồ chúng phát tâm xuất gia. Tổ Mã-Minh độ cho Ngài xuất gia, sau truyền tâm pháp. Sau khi được truyền tâm pháp, Ngài đi giáo hóa khắp nơi. Lần lượt đến nước Tây-Ấn, nơi đây có Thái-tử tên Vân-Tự-Tại rất ngưỡng mộ Ngài.Thái-Tử thỉnh Ngài và đại chúng vào cung cúng dường,Ngài từ chối bảo
-Phật cấm Sa-môn không được gần gũi vua quan những nhà có thế lực, nên tôi không dám nhận lời. Thái-tử bạch:
-Thưa Tôn-giả ! phía Bắc thành nầy có một hòn núi lớn, trong núi có hang đá yên lặng bặt người thế tục, có thể ở nơi đó thiền định được. Tuy nhiên, trong đó có nhiều rắn và thú dữ, song tin tưởng đức cao dày của Tôn-giả sẽ chuyển hóa chúng. Ngài nhận lời, cung đồ đệ tiến thẳng đến núi ấy. Vừa đến núi nầy quả gặp một con rắn lớn dài gần một dặm, trợn mắt nhìn Ngài, Ngài vẫn đi thẳng không ngó đến nó. Ngài đi đến phía Nam chân núi dừng nghỉ chỗ đất bằng,con rắn ấy đến quấn chung quanh Ngài, Ngài cũng chẳng đoái hoài, giây lát con rắn bò đi. Ngài tìm lại chúng theo Ngài thì họ đã chạy tán loạn hết. Ngài một mình đi thẳng đến hang đá. Bỗng thấy một ông già mặc toàn đồ trắng đi ra chấp tay kính lễ Ngài, Ngài hỏi : -Ông ở đâu ? Ông già thưa : -Con xưa làm vị Tỳ-kheo rất thích vắng lặng, bực người mới học đến hỏi,nhơn đó nổi sân; bởi duyên cớ ấy khi chết đọa làm thân rắn ở trong hang nầy, đến giờ đã ngàn năm.Vừa gặpTôn-giả là bực thánh đức nên ra kính lễ. Ngài hỏi :-Núi nầy còn có người nào ở nữa chăng?
Và họ theo đạo nào ? Ngươi chỉ cho ta biết ? Ông già thưa : -Cách đây mười dặm về phía Bắc có một tàng cây thật to, dưới tàng cây có năm trăm vị nhân tài ẩn dật, vị lãnh tụ hiệu là Long-Thọ,thường vì chúng nói pháp, con cũng thường đến nghe. Ngài chờ đồ chúng tụ hội, cùng họ tiến đến phía Bắc. Vừa đến cây to,quả nhiên Long-Thọ ra nghinh tiếp Ngài. Long-Thọ vui vẻ đảnh lễ thưa Ngài :- Chỗ núi sâu vắng vẻ, nơi hang ổ của thú dữ, đại đức chí tôn sao thương xót đến đây ? Ngài đáp : -Ta không phải chí tôn, đến để phỏng vấn hiền giả. Long-Thọ lặng thinh thầm nghĩ: -Tôn-giả nầy được tánh quyết định, đạo nhãn đã sáng chưa ? Phải là người đại thánh,thừa kế chơn tông chăng ?
Ngài biết liền bảo: -Tuy tâm niệm của ngươi,ta đã biết rồi,chỉ cần xuất gia,lo gì ta chẳng phải thánh ?
Bấy giờ Long-Thọ sám hối tạ tội. Ngài độ cho xuất gia. Một hôm,Ngài gọi Long-Thọ lại bảo: -Nay ta đem đại pháp nhãn tạng của Như-Lai trao cho ngươi, ngươi phải truyền nối chớ dứt. Nghe ta nói kệ :
Phi ẩn phi hiển pháp, Thuyết thị chơn thật tế, Ngộ thử ẩn hiển pháp, Phi ngu diệc phi trí .
Dịch : Pháp không ẩn không hiển, Nói là mé chơn thật, Ngộ pháp ẩn hiển nầy, Chẳng ngu cũng chẳng trí .
Truyền pháp xong, Ngài trình thần biến rồi tịch diệt. Long-Thọ và đồ chúng hỏa táng thân Ngài, lượm xá-lợi xây tháp cúng dường .
Gửi ý kiến của bạn