Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [03]

18/04/201316:57(Xem: 5247)
Phần [03]

Tứ Thanh Tịnh Giới và
Phận sự của bậc xuất gia

Tỳ khưu Bửu Chơn
(Bhikkhu Nàga Thera)
PL. 2504 - TL. 1960

--- o0o ---

PÀCITIYE VITTHAR' UDDESO

Ime kho pan'àyasmanto dvenavuti pàcittiyâ dhammà uddesam àgacchanti.

1. Sampajàna musàvàde pàcittiyam.

2. Omasavàde pàcittiyam.

3. Bhikkhu pesunne pàcittiyam.

4. Yo pana bhikkhu anupasampannam padaso dhamma vàceyya pàcittiyam.

5. Yo pana bhikkhu anupasampanna uttari dvirattatirattam saha seyyam kappeyya, pàcittiyam.

6. Yo pana bhikkhu màtugàmena saba seyyam kappeyya, pàcittiyam.

7. Yo pana bhikkhu màtugàmassa uttari chappanca vàcàhi dhamma deseyya, annatra vinnunà purisa viggahena, pàcittiyam.

8. Yo pana bhikkhu anupasampannassa uttarimanussadhammam àroceyya, bhùtasmim, pàcittiyam.

9. Yo pana bhikkhu bhikkhussa dutthullam àpattim anupasampannassa àroceyya, annatra bhikkhu sammatiyâ, pàcittiyam.

10. Yo pana bhikkhu pathavim khaneyya và khanàpeyya và, pàcittiyam.

Musàvàda vaggo pathamo

* * *

11. Bhutagàma pàtabyatàya pàcittiyam.

12. Anna vàdake vihesake pàcittiyam.

13. Ujjhàpanake khìyanake pàcittiyam.

14. Yo pana bhikkhu sanghikam mancam và pìtham và bhisim và koccham và ajjh' okàse san tharitvà và santharàpetvà và, tam pakkamanto Ngài'eva uddhareyya na uddharàpeyya anàpuccham vàgaccheyya pàcittiyam.

15. Yo pana bhikkhu sanghike vihàre seyyam santharitvà và santharàpetvà và, tam pakkamanto Ngài'eva uddhareyya na uddharàpeyya anàpuccham và gaccheyya, pacittiyam.

16. Yo pana bhikkhu sanghike vihàre jànam pubb' ùpagatam bhikkhum anuppakhajja seyyam kappeyya: yassa sambàdho bhavissati, so pakkamissatìti, etad' eva pacayam karitvà anannam, pàcittiyam.

17. Yo pana bhikkhu bhikkhum kupito anattamano sanghikà vihàrà nikkaddheyya và nikkaddhàreyya và, pacittiyam.

18. Yo pana bhikkhu sanghike vihàre uuparivehàsakutiyâ àhaccapàdakam mancam và pàtham và abhinisìdeyya và abhinipajjeyya và, pàcittiyam.

19. Mahallakam pana bhikkhunà vihàram kàrayamànena yâva dvàrakosà aggalatthapanàya àlokasandhiparikam màya, dvitticchadanassa pariyâyam appharite thitena adhitthatabbam, tato ce uttarim appaharitepi thito adhitthaheyya, pàcittiyam.

20. Yo pana bhikkhu jànam sappànakam udakam tinam và mattikam và sinceyya và sincàpeyya và, pàcittiyam.

Bhùtagàma vaggo dutiyo.

* * *

21. Yo pana bhikkhu asammato bhikkhuniyo ovadeyya, pacittiyam.

22. Sammatopi ce bhikkhu, atthangate suriya, bhikkhuniyo ovadeyya, pàcittiyam.

23. Yo pana bhikkhu bhikkhun' àpassayam upasan tamitvà bhikkhuniyo ovadeyya, annatra samayâ, pàcittiyam. Tatth' àyam samayo: gilàmà hoti bhikkhunì, àyam tattha samayo.

24. Yo pana bhikkhu evam vadeyya: àmisahetu bhikkhù bhikkhuniyo ovadantìti, pàcittiyam.

25. Yo pana bhikkhu annàtikàya bhikkhuniya cìvaram dadeyya, annatra pàrivattakà, pàcittiyam.

26. Yo pana bhikkhu annàtikàya bhikkhuniyâ cìvaram sibheyya và sibbàpeyya và pàcittiyam.

27. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyâ saddhim samvidhàya ekaddhàna maggam patipajjeyya, antamaso gàmantarampi, annatra samayâ, pàcittiyam. Tatth' àyam samayo: Satthagamanìyo hoti magga, sàsankasammato, sappatibhayo ayam tattha samayo.

28. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyâ saddim samvidhàya ekanàvam abhirùheyya, uddhangàminim và adhogàminim và, annatra tiriyantaranàya, pàcittiyam.

29. Yo pana bhikkhu jànam bhikkhunì paripàcitam pindapàtam bhunjeyya annatra pubbe gihisamàrambhà, pàcittiyam.

30. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyâ saddhim eko ekàya raho nisajjam kappeyya, pàcittiyam.

Ovàdavaggo tatiyo

* * *

31. Agilànena bhikkhunà eko àvasathapindo bhijitabbo, tato ce uttarim bhunjeyya, pàcittiyam.

32. Ganabhojane anntrà samayâ, pacittiyam. Tatth' àyam samayo: gilànasamayo, cìvaradàbasamayo, cìvarakàrasamayo, addhànagamanasamayo nàvàbhirùhanasamayo, mahàsamayo, samanabhatta samayo; ayam tattha samayo.

33. Paramparabhojane annatra samayâ, pacittiyam. Tatth' àyam samayo: gilànasamayo cìvaradànasamayo cìvarakàrasamayo; ayam tattha samayo.

34. Bhikkhum pan'eva kulam upagatam pùvehi và manthehi và abhihatthum pavàreyya. Akankhamànena bhikkhunà dvittipattapùrà patiggahetabbà. Tato ce uttarim patigganheyya, pàcittiyam. Dvittipattapùre patiggahetvà tato niharitvà bhikkhùhi saddhim samvibhajitabbam, ayam tattha sàmìci.

35. Yo pana bhikkhu bhuttàvì pavàrito anatirittam khàdanìyam và bhojanìyam và khàdeyya và bhunjeyya và, pàcittiyam.

36. Yo pana bhikkhu bhikkhum bhuttàvim pàvaritam anatirittena khàdanìyena và bhojanìyena và abhihatthum pavàreyya: handa bhikkhu khàda và bhunja vàti, jànam àsàdanàpekkho, bhuttasmim pàcittiyam.

37. Yo pana bhikkhu vikàle khàdanìyam và bhojanìyam và khàdeyya và bhunjeyya và, pàcittiyam.

38. Yo pana bhikkhu sannidhikàrakam khàdanìyam và bhojanìyam và khàdeyya và bhunjeyya và, pàcittiyam.

39. Yâni kho pana tàni panìtabhojanàni sayyathìdam: sappi, navanìtam, telam, madhu, phànitam, maccho, mamsam khìram, dadhi. Yo panna bhikkhu evarùpàni panìtabhojanàni pàcittiyam.

40. Yo pana bhikkhu adinnam mukhadvàram àhàram àhareyya, anntra udakadantaponà; pàcittiyam.

Bhojanavaggo catuttho

* * *

41. Yo pana bhikkhu acelakassa và paribbàjakassa và paribbàjikàya và sahatthà khàdanìyam và bhojanìyam và dadeyya, pàcittiyam.

42. Yo pana bhikkhu bhikkhum evam vadeyya: eh' àvuso gàmam và nigamam và pindàya pavisissànàti tassa dàpetvà và adàpetvà và uyyojeyya: gacch'àvuso, na me tayâ saddhim kathà và nisajjà và phàsu hoti. Ekakassa me kathà và nisajjà và phàsu hotìti, etad'eva paccayam karitvà anannam, pàcittiyam.

43. Yo pana bhikkhu sabhojane kule anuppakhajja nisajjam kappeyya, pàcittiyam.

44. Yo pana bhikkhu màtugàmena saddhim raho paticchanne àsane nisajjam kappeyya, pàcittiyam.

45. Yo pana bhikkhu màtugàmena saddhim eko ekàya raho nisajjam kappeyya, pàcittiyam.

46. Yo pana bhikkhu nimantito sabhatto sàmano, santam bhikkhum anàpucchà, purebhattam và pacchàbhattam và kulesu càrittam àpajjeyya, annatra samayâ, pàcittiyam. Tatth' àyam samayo, cìvara dànasamayo, cìvarakàrasamayo: ayam tattha samayo.

47. Agilànena bhikkhunà càtummàsappaccayappavàranà sàditabbà, annatra punappavàranàya, annatra niccappavàranàya, tato ca uttarim sàdiyeyya, pàcittiyam.

48. Yo pana bhikkhu nyyuttam senam dassanàya gaccheyya, annatra rathàrùpappaccayâ, pàcittiyam.

49. Siyâ catassa bhikkhuno kocideva paccayo sanam gamanàya, dviratta tirattam tena bhikkhunà sanàya vasitabbam. Tato ce uttarim vaseyya, pàcittiyam.

50. Dviratta tirattance bhikkhu sanàya vasamàno, uyydhikam và balaggam và sanàbyham và anìka dassanam và gaccheyya, pàcittiyam.

Acelakavaggo pàncamo

* * *

51. Suràmarayapàne pàcittiyam.

52. Angulippatodake pàcittiyam.

53. Udake hassadhamme pàcittiyam.

54. Anàdariye pàcittiyam.

55. Yo pana bhikkhu bhikkhum bhimsàpeyya, pàcittiyam.

56. Yo pana bhikkhu agilàno, visìvanàpekkho, jotim samàdaheyya và samàdahàpeyya và, annatra tathàrùpappaccaya, pàcittiyam.

57. Yo pana bhikkhu orenaddhamàsam nahàyeyya, annatra samayâ, pàcittiyam. Tatth' àyam samayo, diyaddho màso seso gimhànanti, samayo, diyaddho màso seso, gimhànanti vassànassa pathamo màso, iccate addhateyyamàso, unhasamayo, parilahasamayo, gilànasamayo, kammasamayo, addhanagamanasamayo vàtavutthisamayo. Ayam tattha samayo.

58. Navam pana bhikkhunà cìvaralàbhena tinnam dubbannakaranànam annataram dubbannakaranam àdàtabbam nìlam và kaddamam và kàlasàmam và. Anàdà ce bhikkhu tinnam dubbannakaranànam ànnataram dubbannakaranam, navam cìvaram paribhunjeyya, pàcittiyam.

59. Yo pana bhikkhu bhikkhussa và bhikkhuniyâ và sikkhamànàya và sàmanerassa và sàmaneriyâ và sàmam ciravam vikappetvà appaccuddhàrakam paribbhunjeyya, pàcittiyam.

60. Yo pana bhikkhu bhikkhussa pattam và cìvaram và nisìdanam và sùcigharam và kàyabandhanam và apanidheyya và apanidhàpeyya và, antamaso hassàpekkhopi, pàcittiyam.

Suràpànavaggo ehattho

* * *

61. Yo pana bhikkhu sancicca pànam jìvità voropeyya, pàcittiyam.

62. Yo pana bhikkhu janam sappànakam udakam paribhunjeyya, pàcittiyam.

63. Yo pana bhikkhu jànam yathàdhammam nìhat'àdhikaranam punakkam màya ukkoteyya, pàcittiyam.

64. Yo pana bhikkhu bhikkhussa jànam dhtthulam àpattim paticchàdeyya, pàcittiyam.

65. Yo pana bhikkhu jànam ùnavìsativassam puggalam upasampàdeyya, so ca puggalo anupasampanno, te ca bhikkhù gàrayhà. Idam tasmim pacittiyam.

66. Yo pana bhikkhu jànam theyyasatthena saddhim samvidhàya ek'addhàna maggam patipajjeyya, antamaso gàmanta rampi, pàcittiyam.

67. Yo pana bhikkhu màtugamena saddhim samvidhàya ek'addhànamaggam patipajjeyya, antamaso gàmanta rampi, pàcittiyam

68. Yo pana bhikkhu evam vadeyya; tatth'àham bhagavatà dhammam desitam ajànàmi; yathà yeme antaràyikà dhammà vuttà bhagavatà, te patisevato nàlam antaràyâyâti. So bhikkhu bhikkhuhi evamassa vacanìyo, mà àyasmà evam avaca, mà bhagavantam abbhàcikkhi, na hi sàdhu bhagavato abbhakkhanam na hi bhagavà evam vadeyya; anekapariyâyena àvuso antaràyikà dhammà vuttà bhagavatà, alanca pana te patisevato antaràyâyâti. Evanca so bhikkhu bhikkhuhi vuccamàno, tatth'eva pagganheyya, so bhikkhu bhikkhuhi yâvatatiyam samanubhàsitabbo tassa patinissaggàya.

Yâvatatiyance samanubhàsiyamàno tam patinissajjeya iccetam kusalam; noce patinissajjeyya pàcittiyam.

69. Yo pana bhikkhu jànam tathàvàsinà bhikkhunà akatànudhammena tam ditthim appatinissajjena saddhim sambbunjeyya và samvaseyya và saha và seyyam kappeyya, pàcittiyam.

70. Saman'uddesopi ce evam vadeyya that'àham bhagavatà dhammam desitam àjànàmi; yathà yeme antaràyikà dhammà vuttà bhagavatà, te patisevato nàlam antaràyâyâti. So saman'uddeso bhikkhùhi evamassa vacanìyâ, mà àvuso saman'uddesa, evam avaca mà bhagavantam abbhàcikkhi, na hi sàdhu bhagavato abbhakkhàcikkhi, na hi bhayavà evam vadeyya; anekapariyâyenà avuso saman' uddesa, antaràyikà dhammà vuttà bhgavatà, alanca pana te patisevato antarà yâyâti. Evanca so saman'uddeso bhikkhùhi vuccamàno, that'eva pagganleyya, so saman, uddeso bhikkhùhi evamassa vacanìyo ajjatagge te àvuso saman'uddeso, na e'evà so bhagavà satthà apadisitabbo; yampi e' anne saman'uddesà labhanti bhikkhùhi saddhim dviratta tiratam sahaseyyam sàpi te natthi cara pire vinassàti.

Yo pana bhikkhu jànam tathànàsitam saman'uddesam upalàpeyya và upatthàpeyya, và sambhunjjeyya và saba và seyyam kappeyya, pàcittiyam.

Sappànakavaggo sattamo.

* * *

71. Yo pana bhikkhu bhikkhùhi sahadhammikam vuccamàno evam vadeyya: na tàv'àham àvuso, etasmim sikkhàpade sikkhissàmi, yâva Ngài'annam bhikkhum byattam vinayadharam paripucchàmìti, pàcittiyam.

Sikkanamànena bhikkhave, bhikkhunà annatabbam paripucchitabbam paripanhitabbam. Ayam tattha sàmìci.

72. Yo pana bhikkhu pàtimokkhe uddissamàne evam vadeyya kimpanimehi khudd'ànakhuddakehi sikkhàpadehi udditthehi yâvadeva kukkuccàya vihesàya vilekhàya samvattantìhi, sikkhàpadavivannannake, pàcittiyam.

73. Yo pana bhikkhu avaddhamàsam pàtimokkhe uddissamàne, evam vadeyya: idàn'eva kho aham jànàmi; ayampi, kira dhammo suttàgato suttapariyâpanno anvaddhamàsam uddesam àgacchatìti. Tance bhikkhum anne bhikkhù jàneyyum; nisinnapubbam iminàbbhikkhunà dvittikkhattum pàtimokkhe uddissamàne, ko pana vàdo bhiyyoti, na ca tassa bhikkhuno annanakena mutti atthi, yanca tattha àpattim àpanno tanca yathàdhammo kàretabbo; uttarincassa moho àropetabbo; tassa te àvuso, alàbhà, tasse te dulladdhamyam tvam pàtimokkhe uddissamàne, na sàdhukam atthikatvà manasikarosìti. Idam tassmim mohanake pàcittiyam.

74. Yo pana bhikkhu bhikkhussa kupito anattamano pahàram dadeyya pàcittiyam.

75. Yo pana bhikkhu bhikkhussa kupito annattamano talasattikam uggireyya, pàcittiyam.

76. Yo pana bhikkhu bhikkhum amùlkena sanghàdisesena anudhamseyya, pacittiyam.

77. Yo panan bhikkhussa sancicca kukkuccam upadaheyya itìssa muhuttampi aphàsu bhavissatìti; etad'va paccayam karitvà anannam, pàcittiyam.

78. Yo pana bhikkhu bhikkhunam bhandanajàtànam kalahajàtànam vivàdàpannànam, upassutim tittheyya: yam ime bhanissanti, tam sossàmìti etad'eva paccayam kiritvà anannam, pàcittiyam.

79. Yo pana bhikkhu dhammikànam kammànam chandam datvà, pacchà khìya nadhammam àppajjeyya, pàcittiyam.

80. Yo pana bhikkhu sanghe vìnicchaya kathàya vattamanayâ, chandam adatvà utthàyâsanà pakkàmeyya, pàcittiyam.

81. Yo pana bhikkhu samaggena, sanghena cìvaram datvà pacchà khìyanadhammam cìvaram datvà pacchà khìyanadhammam àpajjeyya: yathàsanthutam bhikkhù sanghikam làbham parinàmentìti, pàcittiyam.

82. Yo pana bhikkhu jànam sanghikam làbham parinatam puggalassa pàrinàmeyya, pàcittiyam.

Sahadhammikavaggo atthamo.

* * *

83. Yo pana bhikkhu ranno khattiyassa muddh'àbhisittassa anikkhbnataràjake aniggataratanake pubbe appatisamvidito indakhilam atikkàmeyya, pàcittiyam.

84. Yo pana bhikkhu ratanam và ratànasammatam và, annatra ajjh'àràmà và ajjh'àvasathà và ugganheyya và ugganhapeyya và, pàcittiyam.

Ratanam và pana bhikkhunà ratana samatam và ajjh'àràme và ajjh'àvasathe và uggahetvà và uggahàpetvà và nikkhipitabbam: yassa bhavissati, so harissatìti. Ayam tattha sàmìci.

85. Yo pana bhikkhu santam bhikkhum anàpucchà vikàte gàmam paviseyya, annatra tathàrupà accàyikà, pàcittiyam.

86. Yo pana bhikkhu atthimayam và dantamayyam và visànamayam và sùcigharam kàràpeyya, bhedanakam pàcittiyam.

87. Navam pana bhikkhunà mancam và pìtham và kàrayamànena, atthangulapàdakam kàretabbam sugat' angulena annatra hetthimaya ataniyâ, tam atikkàmayato, chedanakam pàcittiyam.

88. Yo pana bhikkhu mancam và pìtham và tùlonaddham kàràpeyya, uddàlanakam pàcittiyam.

89. Nisìdanam pana bhikkhunà kàrayamànena pamànikam kàretabbam, tatridam pamànam: dìghaso dve vidatthiyo sugata vidatthiyâ tiriyam diyaddham dasà vidatthi. Tam atikàmayato, chedanakam pàcittiyam.

90. Kanduppaticchàdim pana bhikkhunà kàrayamànena pamànikà kàretabbà. Tatridam pamànam dìghaso catasso vidatthiyo sugata vidatthiyâ tiriyam dve vidatthiyo tam atikkàmayato, chedanakam pàcittiyam.

91. Vassaka sàtikam pana bhikkhunà kàrayamànena pamànikà kàretabbà tatridam pamànam; dìghaso che viddatthiyo sugata vidatthiyâ tiriyam addhateyyâ tam atikkà mayato, chedanakam pàcittiyam.

92. Yo pana bhikkhu sugata cìvarappamànam cìvaram kàràpeyya atirekam và, chedanakam pàcittiyam. Tatridam sugatassa sugatacìrappamànam; dìghaso nava vidatthiyo sugatavidatthiyâ tiriyam cha vidatthiyo. Idam sugatassa. Sugata cìvarappamànam.

"Ratanavaggo navamo".

* * *

Udditthà kho àyasmanto dvenavuti pàcittiyam dhammà.

Tatth' àyasmante pucchàmi, kaccittha parisudhà?

Dutiyampi pucchàmi, kaccittha parisudhà?

Tatiyampi pucchàmi, kaccittha parisudhà?

Parisuddhetth' àyasmanto, tasmà tunhì. Evametam dhàrayâmi.

Pàcittiyâ nitthità.

PHẦN KỂ RA VỀ ƯNG ÐỐI TRỊ

Bạch các Ngài 92 pháp Ưng Ðối Trị, tôi xin kể ra như là:

1. Thầy Tỳ Khưu biết mình nói láo, phạm Ưng Ðối Trị.

2. Thầy Tỳ Khưu chửi mắng vị khác, phạm Ưng Ðối Trị.

3. thầy Tỳ Khưu nói đâm thọc với thầy Tỳ Khưu, phạm Ưng Ðối Trị.

4. Thầy Tỳ Khưu nào dạy kệ cho người chưa thọ cụ túc giới, phạm Ưng Ðối Trị (dạy và đọc chung một lược).

5. Thầy Tỳ Khưu nào, ngủ chung với người chưa thọ cụ túc giới, quá hai ba đêm, phạm Ưng Ðối Trị.

6. Thầy Tỳ Khưu nào, ngủ chung (một nhà) với phụ nữ, phạm Ưng Ðối Trị.

7. Thầy Tỳ Khưu nào, nói pháp cho phụ nữ quá 5, 6 tiếng phạm Ưng Ðối Trị; trừ ra có người nam biết rõ (cùng nghe)

8. Thầy Tỳ Khưu nào, khoe đạo cao nhơn mà mình có thật, đến người chưa thọ cụ túc giới, phạm Ưng Ðối Trị.

9. Thầy Tỳ Khưu nào, nói tộ xấu của vị Tỳ Khưu cho người chưa thọ cụ túc giới nghe, phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra vị nào mà Chư Tăng đã cho phép nói.

10. Thầy Tỳ Khưu nào, đào đất, hoặc biểu kẻ khác đào, phạm Ưng Ðối Trị.

Dứt phần về loại vọng ngữ.

* * *

11. Thầy Tỳ Khưu nào, làm cho loại thảo mộc (còn sống) hư hoại, phạm Ưng Ðối Trị.

12. Thầy Tỳ Khưu nói tráo trở, làm cho Chư Tăng khó lòng, phạm Ưng Ðối Trị.

13. Thầy Tỳ Khưu biểu vị khác nói xấu các thầy Tỳ Khưu khác hoặc tự mình mắng nhiếc các vị khác, phạm Ưng Ðối Trị.

14. Thầy Tỳ Khưu nào, tự mình hoặc sai người khác, trải dõn, giường, ghế, nệm, bàn của Chư Tăng, ngoài trống, khi đi khỏi nơi ấy, tự mình không đem cất hoặc bảo kẻ khác dẹp đem cất các vật ấy, hoặc cũng không có ý nhắn ngởi ai dẹp dùm, tự nhiên đi khởi nơi ấy, phạm Ưng Ðối Trị.

15. Thầy Tỳ Khưu nào trải hoặc sai kẻ khác trải đồ nằm trong chỗ ở của Chư Tăng. khi ra đi khỏi không dọn dẹp lại, hoặc không biểu ai dọn dẹp lại chỗ ấy, hay là không nhắn lại biểu ai dẹp; tự nhiên ra đi, phạm Ưng Ðối Trị.

16. Thầy Tỳ Khưu nào khi biết rõ trong chỗ ở của Chư Tăng đã có vị khác vào ở trước, lại xen vào trải chỗ ngủ và nghĩ rằng: vị Tỳ Khưu nào có bực tức thì đi ra khỏi chỗ này đi, chỉ có làm cho bực tức là nguyên nhân, chớ không có chuyện chi khác, phạm Ưng Ðối Trị.

17. Thầy Tỳ Khưu nào, sân hận, bất bình vị khác, kéo lôi ra, hoặc biểu kẻ khác kéo lôi ra khỏi chỗ ngụ của Chư Tăng, phạm Ưng Ðối Trị.

18. Thầy Tỳ Khưu nào, ngồi hoặc nằm trên giường, ghế mà người ta mới ráp tạm vào, ở trên gát (lầu) tịnh thất của Chư Tăng, phạm Ưng Ðối Trị.

19. Khi Thầy Tỳ Khưu cho người làm tịnh thất lớn (có thí chủ cất cho), phải đứng (để sơn phết thường thường) trong khoản lối... một hắc tay chung quanh cánh cửa cái và cánh cửa sổ, là chỗ để cần dùng mở cửa, sơn phết, vẻ vời cách cửa sổ. Còn mái nhà thì phải đứng nơi ch? trống không có ruộng rẫy chi mà lợp và chỉ lợp được lối 2, 3 lới thôi; nếu lợp quá số nhất định, dầu đứng nơi trống trải cũng phạm Ưng Ðối Trị.

20. Thầy Tỳ Khưu nào, khi biết trong nước có con lăng quăng, tự mình tưới hoặc biểu kẻ khác tưới cây cỏ hay là đất, phạm Ưng Ðối Trị.

Dứt phần thứ nhì thuộc về loại thảo mộc.

* * *

21. Thầy Tỳ Khưu nào, Chư Tăng không cho phép, mà đi dạy các Tỳ Khưu ni, phạm Ưng Ðối Trị.

22. Thầy Tỳ Khưu nào Chư Tăng đã cho phép rồi, khi mặt trời đã lặn mà còn dạy đạo cho các vị Tỳ Khưu ni, phạm Ưng Ðối Trị.

23. Thầy Tỳ Khưu nào vào tận nơi chỗ ở của Tỳ Khưu ni mà dạy đạo, phạm Ưng Ðối Trị. Trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: Tỳ Khưu ni khi có bịnh; đây là trường hợp trong đều học này vậy.

24. Thầy Tỳ Khưu nào nói như vầy: "Các vị Tỳ Khưu dạy đạo cho bọn Tỳ Khưu ni, vì muốn được lợi lộc, phạm Ưng Ðối Trị.

25. Thầy Tỳ Khưu nào, cho y đến Tỳ Khưu ni không phải là thân quyến, phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra đổi y với nhau.

26. Thầy Tỳ Khưu nào, may y hoặc biểu kẻ khác may y cho Tỳ Khưu ni, không phải là thân quyến, phạm Ưng Ðối Trị.

27. Thầy Tỳ Khưu nào rũ Tỳ Khưu ni đi cùng đi chung đường xa, dầu cho đi trong một khoảng xóm, cũng phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: 1) đường nào mà cần phải đi cho cón bọn; 2) đường mà có sự nghi ngờ (tai hại); 3) đường mà có sự kinh sợ rõ rệt. Ðây là trường hợp trong điều học này.

28. Thầy Tỳ Khưu nào, rũ Tỳ Khưu ni cùng đi chung một chiếc thuyền, đi xuôi nước hoặc ngược nước, phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra đi ngang sông.

29. Thầy Tỳ Khưu nào, biết rõ, vật thực do Tỳ Khưu ni sắp đặt mà thọ thực, phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra vật thực mà người thế họ sắp đặt trước.

30. Thầy Tỳ Khưu nào, ngồi nơi thanh vắng một mình với Tỳ Khưu ni phạm Ưng Ðối Trị.

Dứt phần ba về cách dạy đạo.

* * *

31. Thầy Tỳ Khưu vô bịnh chỉ được phép thọ thực nơi phước xá (1) trong một lần, nếu thọ hơn số ấy, phạm Ưng Ðối Trị.

32. thầy Tỳ Khưu thọ "Vật thực mà người thỉnh nói tên vật thực ấy ra" từ 4 vị trở lên, phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: Khi có bịnh, trong hạn kỳ lễ Kathina, lúc may y của lễ Kathina, lúc đi đường xa, lúc đi ghe thuyền, lúc Chư Tăng cu hội nhiều quá số. Ðây là những trường hợp trong điều học này vậy.

33. Thầy Tỳ Khưu thọ thực của thí chủ thỉnh sau người khác, phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: lúc có bịnh, trong hạng kỳ lễ Kathina, trong lúc may y Kathina. Ðây là trường hợp trong điều học này.

34. Thầy Tỳ Khưu đi đến nhà người, nếu có thí chủ yêu cầu lấy bát bánh mới (thứ ăn liền) bánh để dành lâu được, thầy Tỳ Khưu vui thích chỉ được phép lãnh lối 2, 3 bình bát. Nếu thọ lãnh quá số ấy, phạm Ưng Ðối Trị. Thầy Tỳ Khưu nào thọ lãnh bánh ấy, đúng số 2, 3 bát rồi phải đem bánh ấy chia cho các vị Tỳ Khưu khác. Sự phải chia bánh ấy là cách thực hành tốt đẹp trong điều học này.

35. Thầy Tỳ Khưu nào, thọ thực xong cho đến khi ngăn cản không thọ lãnh nữa (khi đi khỏi nơi ấy) lại thọ thêm vật thực cứng, vật thực mền sái luật, phạm Ưng Ðối Trị.

36. Thầy Tỳ Khưu nào đem vật thực cứng hoặc mền sái luật, đến buộc vị Tỳ Khưu khác, đã thọ thực xong và ngăn cản vật thực, phải ăn nữa và nói rằng: "Này đạo hữu, ông nhai, ăn đi". Nếu biết rõ và cố ý để cáo lỗi, khi vị kia ăn thì vị biều ăn ấy phạm Ưng Ðối Trị.

37. Thầy Tỳ Khưu nào, nhai ăn vật thực cứng hoặc mềm trong lúc sái giờ (1) phạm Ưng Ðối Trị.

38. Thầy Tỳ Khưu nào, cắn nhai, hoặc ăn vật thực cứng hoặc mềm, mà tự mình cất giữ cách đêm phạm Ưng Ðối Trị.

39. Vật thực quí nào như là: bơ đặt, bơ tươi, dầu, mật ong, đường, cá, thịt, sữa tươi, sữa chua. Thầy Tỳ Khưu nào vô bịnh, xin vật thực quí giá ấy, để cho mình thọ thực, thì phạm Ưng Ðối Trị.

40. Thầy Tỳ Khưu nào, thọ vật thực vào miệng mà không có người dâng (đến tay cho) phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra nước mát và tăm xỉa răng.

Dứt phần thứ tư về loại vật thực.

* * *

41. Thầy Tỳ Khưu nào tự tay mình, cho vật thực cứng hoặc mềm đến người tu đạo lõa thể (naked) hoặc người nam hoặc nữ tu hạnh ta bà đi xin ăn (theo chủ nghĩa ngoại đạo), phạm Ưng Ðối Trị.

42. Thầy Tỳ Khưu nào, nói với thầy Tỳ Khưu khác như vầy: "Này đạo hữu, lại đây chúng ta sẽ đi vào xóm, làng đặng đi khất thực"(khi đến nơi rồi) biểu người cho hoặc không cho vật chi đến vị ấy nhưng lại biểu vị ấy trở về đi và nói rằng "Ðạo hữu đi về đi, tôi nói chuyện hoặc ngồi chung với ông, tôi không thích đâu, thà là tôi nói chuyện hoặc ngồi một mình còn sung sướng hơn. Chỉ có làm như thế là nguyên nhân, chớ không có nguyên nhân nào khác, cũng phạm Ưng Ðối Trị.

43. Thầy Tỳ Khưu nào, khi vào gia đình người thế, chen vào ngồi trong nhà ngủ chỉ có hai vợ chồng (mới cưới) phạm Ưng Ðối Trị.

44. Thầy Tỳ Khưu nào, ngồi chung với phụ nữ nơi vắng vẻ và kín đáo, phạm Ưng Ðối Trị.

45. Thầy Tỳ Khưu nào, một mình ngồi chung với một người phụ nữ nơi vắng vẻ, phạm Ưng Ðối Trị.

46. Thầy Tỳ Khưu nào, đã thọ lãnh sự thỉnh của người, để đi thọ thực, khi có các vị Tỳ Khưu khác mà không cho hay, cứ đi đến nhà này nhà kia, trước khi thọ thực hoặc sau khi thọ thực cũng phạm Ưng Ðối Trị; trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: Trong hạn kỳ lễ Kathina, lúc may y Kathina, đây là trường hợp trong điều học này vậy.

47. Thầy Tỳ Khưu vô bịnh chỉ được phép vui thích sự yêu cầu của người theo món vật dụng, trong bốn tháng, nếu vui thích quá hạn kỳ, phạm Ưng Ðối Trị; Trừ ra người có yêu cầu thêm hoặc người ta yêu cầu vĩnh viễn.

48. Thầy Tỳ Khưu nào, đi coi động binh (đang kéo đi) phạm Ưng Ðối Trị trừ ra có nguyên nhân.

49. Nếu vị Tỳ Khưu ấy có nguyên nhân nào phải đi đến chỗ đóng binh thì được phép ở nơi trại binh trong hai, ba đêm; nếu ở quá ngày nhất định, phạm Ưng Ðối Trị.

50. Khi thầy Tỳ Khưu được phép ở nơi trại binh trong hai, ba đêm, nếu đi coi nơi đấu chiến, chỗ tập dượt binh sĩ, chỗ đóng quân, chỗ phát (chia ) quân lính, phạm Ưng Ðối Trị.

Dứt phần thứ năm về loại tu lõa thể.

* * *

51. Thầy Tỳ Khưu uống rượu và chất say phạm Ưng Ðối Trị.

52. Thầy Tỳ Khưu lấy ngón tay thọt lét vị khác chơi phạm Ưng Ðối Trị.

53. Thầy Tỳ Khưu giởn nước, phạm Ưng Ðối Trị.

54. Thầy Tỳ Khưu (có vị khác nhắc nhở kinh luật) mà tỏ vể không cần, phạm Ưng Ðối Trị.

55. Thầy Tỳ Khưu nào, nhát, dọa vị khác cho kinh sợ, phạm Ưng Ðối Trị.

56. Thầy Tỳ Khưu nào vô bịnh, cố ý nhúm lửa hoặc biểu kẻ khác nhúm, phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra có nguyên nhân (như đốt bình bát v.v...)

57. Thầy Tỳ Khưu nào, chưa đúng nửa tháng mà tắm, phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra có nguyên nhân. Nguyên nhân trong điều học này là (1) khi còn một tháng rưỡi nữa cuối mùa hạn: một tháng đầu của mùa mưa hết thảy thành ra hai tháng rưỡi gọi là lúc nóng nực, lúc hầm bực bội; lúc có bịnh, trong lúc làm công việc, lúc đi đường xa, trong lúc bị mưa gió, đây là trường hợp trong điều học này vậy.

58. Thầy Tỳ Khưu, khi được y mới phải lấy một trong ba thứ màu để làm cho hoại màu y mới; là màu xanh, màu bùn, màu đen. Nếu thầy Tỳ Khưu không lấy một trong ba màu để làm cho hư hoại màu y mới, mà cứ dùng xài y mới ấy, phạm Ưng Ðối Trị.

59. Thầy Tỳ Khưu nào, đã chỉ định (nhường ) y cho vị Tỳ Khưu, Tỳ Khưu ni, sa di, sa di ni và nàng Sikkhamana (tập sự để tu lên Tỳ Khưu ni) không cho người hay đặng làm phép hủy xả mà cứ lấy y mặc, phạm Ưng Ðối Trị.

60. Thầy Tỳ Khưu nào, tự mình dấu hoặc biểu kẻ khác dấu bát, y, tọa cụ, ống kim, dây lưng của vị Tỳ Khưu khác, dầu cho dấu có ý để cười chơi cũng phạm Ưng Ðối Trị.

Dứt phần thứ sáu về loại rượu.

* * *

61. Thầy Tỳ Khưu nào, cố ý sát sanh, phạm Ưng Ðối Trị.

62. Thầy Tỳ Khưu nào biết rõ trong nước có chúng sanh (con quăng) mà dùng xài (tắm rửa) phạm Ưng Ðối Trị.

63. Thầy Tỳ Khưu nào biết rõ sự cãi cọ nào mà Chư Tăng đã hòa giải đúng theo giáo pháp lại bươi móc ra để làm mới lại, phạm Ưng Ðối Trị.

64. Thầy Tỳ Khưu nào khi biết rõ tội nặng của vị khác mà cứ dấu kín, phạm Ưng Ðối Trị.

65. Thầy Tỳ Khưu nào khi biết rõ giới tử chưa đúng 20 tuổi mà cho thọ cụ túc giới, giới tử ấy cũng không phải là người đã thọ cụ túc giới. Tất cả các vị Tỳ Khưu thị sự ấy cũng bị Ðức Phật khiển trách, theo trong điều học này, phạm Ưng Ðối Trị.

66. Thầy Tỳ Khưu nào khi biết rõ bọn đi buôn lậu mà còn rũ đi chung đường xa, dầu trong một khoảng xóm, phạm Ưng Ðối Trị.

67. Thầy Tỳ Khưu nào rũ phụ nữ di chung đường xa, dầu trong một khoảng xóm cũng phạm Ưng Ðối Trị.

68. Thầy Tỳ Khưu nào nói như vầy: "Tôi biết rõ pháp của Ðức Thế Tôn thuyết ra nói rằng : Pháp tai hại nào mà Ðức Thế Tôn đã thuyết, pháp ấy không thế nào làm tai hại được đến người xu hướng theo đâu."Tất cả các vị Tỳ Khưu khác nên nói với vị ấy rằng: Ðạo hữu không nên nói như vậy, đừng nói chống báng Ðức Thế Tôn; vì sự nói chống báng Ðức Phật, không tốt đẹp đâu, vì Ðức Thế Tôn không khi nào nói như vậy đâu. Nầy đạo hữu, Ðức Thế Tôn đã có giảng nhiều về pháp làm cho tai hại, pháp ấy có thể làm cho tai hại đến người thực hành theo chắc thật". Khi các vị Tỳ Khưu đã khuyên nhũ như thế nhưng mà thầy Tỳ Khưu cũng vẫn chấp y như thế. Vậy thì các thầy Tỳ Khưu phải hợp lại tụng tuyên ngôn để ngăn cản trong ba lần đặng cho dứt bỏ kiến thức sái ấy ra.

Khi nào Chư Tăng đã tụng tuyên ngôn để ngăn cấm trong ba lần rồi mà vị Tỳ Khưu ấy dứt bỏ kiến thức ấy đi, thì sự dứt bỏ ấy rất hợp pháp vậy. Nếu không chịu dứt bỏ, phạm Ưng Ðối Trị.

69. Thầy Tỳ Khưu nào, khi biết rõ vị Tỳ Khưu ấy vẫn còn nói như thế (nói nghịch với lời Ðức Phật ) không chịu làm theo lời chân chánh ( của Chư Tăng đã khuyên) không chịu bỏ kiến thức sai lầm ấy đi, mà còn ăn chung, ở chung, ngủ chung với vị ấy, phạm Ưng Ðối Trị.

70. Nếu có vị sa di nói như vầy: "Tôi biết rõ pháp của Ðức Thế Tôn đã thuyết nói rằng: "Tất cả pháp nào có tai hại, các pháp ấy không thể nào làm hại được đến người xu hướng theo, như lời của Ðức Thế Tôn giảng giải đâu".

Các vị Tỳ Khưu nên nói với ông sa di ấy rằng: Này ông sa di, ông đừng nói như vậy, đừng nói phỉ báng Ðức Thế Tôn, vì sự nói nghịch lý với Ngài, không có sự tốt đẹp đâu. Ðức Thế Tôn không khi nào nói như thế ấy. Nầy ông sa di, Ðức Thế Tôn đã có giảng giải thật nhiều về pháp làm cho tai hại, pháp ấy có thể làm cho tai hại đến người thực hành theo không sai."

Khi các thầy Tỳ Khưu đã khuyên như thế mà ông sa di ấy cũng vẫn còn chấp như cũ. Các thầy Tỳ Khưu phải nói với ông sa di ấy rằng: "Kể từ nay trở đi, ông không được nói Ðức Phật là thầy của ông nữa. Các ông sa di khác, có thể ngủ chung với các vị Tỳ Khưu trong hai hoặc ba đêm được, sự ngủ chung ấy ông hết được phép rồi; nè người không ai ưa thích nữa, đi khỏi chỗ này đi, hư thân đi !"

Thầy Tỳ khưu nào biết rõ, Sadi bị Tăng đuổi đi như the6' mà còn dụ dỗ để hầu hạ mình, hoặc ăn chung, ở chung, phạm Ưng Đối Trị .

Dứt phần bảy, về loại chúng sanh.

* * *

71. Thầy Tỳ Khưu nào biết rõ, khi các thầy Tỳ Khưu nói (nhắc nhở) đúng theo giáo pháp, nhưng lại nói rằng: "Các vị đạo hữu, khi nào tôi chưa hỏi đến các thầy Tỳ Khưu thông thạo, gìn giữ giới luật lúc nào thì tôi cũng không chịu học tập theo đều học này đến lúc ấy". Thầy Tỳ Khưu ấy phạm Ưng Ðối Trị.

Này các thầy Tỳ Khưu, thầy Tỳ Khưu nên học hỏi cho biết rõ, nên hỏi han, nên suy xét cho rõ. Ðây là cách thực hành tốt đẹp trong điều học này vậy.

72. Thầy Tỳ Khưu nào, khi vị Tỳ Khưu đang đọc giới bổn, liền nói như vầy: "Có lợi ích chi, các điều học nhỏ nhen đã đọc ra đây, các điều học này hành theo chỉ làm cho tâm nóng nảy bực vội, khó chịu, rắc rối vậy thôi". Vì nói chê bai điều học nên phạm Ưng Ðối Trị.

73. Thầy Tỳ Khưu nào, khi vị Tỳ Khưu đang đọc giới bổn, trong mỗi kỳ nữa tháng, bèn nói như vầy: "Tôi mới biết bây giờ đây, nghe rằng điều học này mới có trong luật (lời giảng) mới kể vào trong luật để đọc trong mỗi kỳ nữa tháng".

Nếu các thầy Tỳ Khưu khác biết rõ rằng, vị ấy đã từng ngồi nghe đọc giới bổn hai, ba lần rồi, cần chi nói đến sự nghe nhiều lần. Thầy Tỳ Khưu ấy không khỏi phạm tội được, do sự nói không biết ấy đâu, vì vị ấy đã hành sái điều nào thì phạm tội ấy. Chư Tăng phải cho vị ấy thú tội, tùy theo điều học, một lẻ nữa, phải đọc tuyên ngôn giải si mê cho vị ấy rằng: "Này đạo hữu, việc này là điều bất lợi cho đạo hữu, đạo hữu phải lãnh lấy vật xấu xa tội lỗi, vì khi có vị Tỳ Khưu đọc giới bổn, không chịu chú tâm cho được thành tựu những sự lợi ích tốt đẹp". Vì cố ý làm như si mê không biết, phạm Ưng Ðối Trị.

74. Thầy Tỳ Khưu nào vì sân hận, bất bình, đánh đập vị khác, phạm Ưng Ðối Trị.

75. Thầy Tỳ Khưu nào, vì sân hận, bất bình, đưa tay lên đá muốn đánh vị khác, phạm Ưng Ðối Trị.

76. Thầy Tỳ Khưu nào tố cáo vị khác phạm tội Tăng Tàng mà không có nguyên nhân, phạm Ưng Ðối Trị.

77. Thầy Tỳ Khưu nào cố ý kiếm chuyện làm cho vị khác phát sanh sự nghi ngờ, do ý nghĩ rằng: "Vị ấy sẽ không được vui lòng dầu trong chốc lát do nguyên nhân ấy không sai". Chỉ làm cho người phát sanh nghi ngờ chớ không phải nguyên nhân nào khác, phạm Ưng Ðối Trị.

78. Thầy Tỳ Khưu nào, khi các vị Tỳ Khưu đang có xung đột cãi cọ nhau, bất hòa nhau, đi đứng dựa (vách ) chờ nghe, và tính rằng: "Các vị Tỳ Khưu này nói lời nào, ta sẽ nghe những lời ấy". Chỉ có đứng dựa vách để chờ nghe, chớ không có nguyên nhân nào khác, phạm Ưng Ðối Trị.

79. Thầy Tỳ Khưu nào đã tỏ ý ưng thuận của mình đến Tăng sự làm hợp pháp, sau rồi lại bươi móc ra để biếm nhẻ, phạm Ưng Ðối Trị.

80. Thầy Tỳ Khưu nào, khi Chư Tăng đang cu hội để phân xử, không tỏ ý ưng thuận, tự nhiên đứng dậy đi khỏi nơi ấy, phạm Ưng Ðối Trị.

81. Thầy Tỳ Khưu nào bằng lòng với Chư Tăng cho y đến (một vị Tỳ Khưu ) sau lại biếm nhẻ nói rằng: "Chư Tăng lấy lợi lộc của Chư Tăng cho theo ý thích của mình". Phạm Ưng Ðối Trị.

82. Thầy Tỳ Khưu nào khi biết rõ, lợi lộc người định dâng đến Chư Tăng, lại soay (đoạt ) về cho một cá nhân (Tỳ Khưu ) phạm Ưng Ðối Trị.

Dứt phần thứ tám về loại người đồng đạo.

* * *

83. Thầy Tỳ Khưu nào, đến đức Vua đã được tôn vương, thầy Tỳ Khưu chưa báo tin cho hay trước, mà đi vào nơi ngọa phòng (phòng ngủ) đức vua và hòang hậu chưa ra khỏi, phạm Ưng Ðối Trị.

84. Thầy Tỳ Khưu nào, tự mình lượm hoặc biểu kẻ khác lượm những bảo vật hoặc vật mà người cho là bảo vật, phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra trong chùa hoặc nơi cư ngụ.

Thầy Tỳ Khưu phải lượm hoặc biểu kẻ khác lượm bảo vật hoặc vật mà người cho là bảo vật ở trong chùa hoặc nơi cư ngụ, với sự nghĩ rằng: "Bảo vật này của ai, người ấy sẽ đến lấy lại"đây là sự thực hành tốt đẹp trong điều học này vậy.

85. Thầy Tỳ Khưu nào, không kiếu từ vị Tỳ Khưu khác mà đi vào xóm trong buổi chiều, phạm Ưng Ðối Trị, trừ ra có chuyện khẩn cấp (có tình trạng vị khác bị rắn cắn).

86. Thầy Tỳ Khưu nào, cho người làm ống đựng kim bằng xương, bằng ngà, bằng sừng, phạm Ưng Ðối Trị (vật ấy phải đập bỏ).

87. Nếu thầy Tỳ Khưu cho người làm giường mới, ghế mới phải phải làm chơn cao cở 8 ngón Ðức Phật (1), đo từ phía dưới thanh giường trở xuống, nếu cho làm cao quá cở, phạm Ưng Ðối Trị (chân giường ấy phải cắt bỏ ).

88. Thầy Tỳ Khưu nào cho người làm giường hoặc ghế có lót gòn, phạm Ưng Ðối Trị (phải bươi móc gòn ấy ra bỏ).

89. Nếu thầy Tỳ Khưu cho người làm tọa cụ, phải làm cho đúng cở; cở của tọa cụ ấy là: bề dài 2 gang Ðức Phật, bề ngang một gang rưỡi, bìa một gang (2). Nếu làm quá cở, phạm Ưng Ðối Trị (tọa cụ ấy phải cắt bỏ ).

90. Nếu thầy Tỳ Khưu cho người làm y để che đậy ghẻ, phải làm cho đúng cở, cở y đắp ghẻ ấy là: bề dài bốn gang, bề ngang hai gang của Ðức Phật, nếu cho làm quá cở phạm Ưng Ðối Trị (y ấy phải cắt bỏ bớt).

91. Nếu thầy Tỳ Khưu cho người làm y tắm mưa, phải làm cho đúng cở, cở y tắm mưa ấy là: bền dài sáu gang, bề ngang hai gang rưỡi của Ðức Phật. Nếu cho làm quá cở phạm Ưng Ðối Trị (y ấy phải cắt bỏ bớt).

92. Thầy Tỳ Khưu nào cho người làm y bằng hoặc lớn hơn y của Ðức Phật, phạm Ưng Ðối Trị (y ấy phải cắt bỏ bớt). Cở y của Ðức Phật là bề dài chín gang, bề ngang sáu gang Ðức Phật, đây là cở y của Ðức Phật.

"Dứt phần thứ chín về loại báu vật".

* * *

Bạch các Ngài, 92 pháp Ưng Ðối Trị tôi đã kể ra rồi.

Tôi xin hỏi các Ngài, trong 92 pháp ấy các Ngài có được trong sạch không?

Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các Ngài có được trong sạch không?

Tôi xin hỏi lần thứ ba, các Ngài có được trong sạch không?

Các Ngài được trong sạch nên mới làm thinh.

Tôi xin chứng nhận các Ngài đã được trong sạch, do sự làm thinh ấy.

Dứt phần kể ra về Ưng Ðối Trị.

--- o0o ---


Source: BuddhaSasana website( By Binh Anson)

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567