Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đề Bà Bồ Tát Phá Ngoại Đạo Tiểu Thừa Tứ Tông Luận Theo Kinh Lăng Già

24/06/202120:19(Xem: 7435)
Đề Bà Bồ Tát Phá Ngoại Đạo Tiểu Thừa Tứ Tông Luận Theo Kinh Lăng Già


lotus_painting 3
ĐỀ BÀ BỒ TÁT PHÁ NGOẠI ĐẠO TIỂU THỪA

TỨ TÔNG LUẬN THEO KINH LĂNG GIÀ

 

Thứ tự kinh văn số 1639 Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn, từ trang 155 đến 156 Đề Bà Bồ Tát Tạo luận Hậu Ngụy Bắc Ấn Độ, Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.

Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover Đức quốc dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt, từ ngày 23 tháng 12 năm 2004 tại tu viện Đa Bảo Úc Đại Lợi nhân kỳ nhập thất lần thứ hai tại đây.

 

            Hỏi rằng: Ngoại đạo lấy phép của bốn tông, chẳng phải Phật pháp là thế nào?

            Đáp rằng: Nghĩa là một khác với tất cả, chẳng phải tất cả.

            Hỏi rằng: Sao lại nói một khác với tất cả mà chẳng phải tất cả?

            Đáp rằng: Có ngoại đạo cho rằng tất cả là một. Có ngoại đạo cho rằng tất cả pháp đều khác. Có ngoại đạo cho rằng tất cả pháp đầy đủ. Có ngoại đạo cho rằng tất cả pháp chẳng đầy đủ. Có ngoại đạo cho rằng đối với pháp hư vọng, mỗi mỗi đều chấp trước, cho là vật thật vậy.

            Hỏi rằng: Tại sao ngoại đạo cho rằng tất cả là một?

            Đáp rằng: Luận sư Tăng Khư của ngoại đạo nói tất cả là một, Luận sư ngoại đạo Tỳ Thế cho rằng tất cả pháp đều sai khác. Ngoại đạo Ni Kiền Tử luận sư cho rằng tất cả pháp đều đầy đủ, Ngoại đạo luận sư Đề Tử cho rằng tất cả pháp chẳng đầy đủ.

            Hỏi rằng: Vì sao Tăng Khư cho rằng tất cả pháp là một?

            Đáp rằng: Tăng Khư ngoại đạo nói: Ta rõ hai pháp là một. Vì sao vậy? Hai tướng sai biệt chẳng thể được vậy.

            Hỏi rằng: Vì sao hai tướng sai biệt chẳng thể được?

            Đáp rằng: Như trâu, ngựa hai pháp khác nhau; hai tướng sai biệt, có thể thấy, có thể giữ. Nói đây là trâu, đây là ngựa. Mà ta lìa sự hiểu biết thì ta chẳng thể hiểu. Lìa ngã chẳng thể có được. Như ta đã nói trong kinh thể tướng giác của ta cũng như lửa và sức nóng. Hai pháp ấy sai biệt chẳng thể được

            Hỏi rằng: Tại sao sai biệt chẳng thể được?

            Đáp rằng: Pháp ấy chẳng thể nói khác được. Như lông trắng chẳng thể nói trắng nầy là lông được. Hai pháp sai biệt như lông trắng. Tất cả pháp nhơn quả cũng lại như vậy.

            Hỏi rằng: Tại sao Tỳ Thế Sư ngoại đạo cho rằng tất cả pháp đều khác nhau?

            Đáp rằng: Sở dĩ nói khác là ngã cùng sự hiểu biết khác. Vì thế nên nói là khác pháp.

            Hỏi rằng: Sao gọi là dị pháp?

            Đáp rằng: Như nói đây là trắng, đây là hồng, Đây là Thiên Đức, đây là giống Thiên Đức. Ta và sự hiểu biết lại cũng như thế. Đây là ta, đây là trí.

            Hỏi rằng: Tại sao có sai biệt mà pháp kia chẳng nói là một?

            Đáp rằng: Giống như lông màu trắng, đây là màu trắng, đây là lông. Như thế tất cả nhơn quả đều sai khác; chẳng thể nói là một được.

            Hỏi rằng: Vì sao Ni Kiền Tử cho rằng tất cả pháp đều đầy đủ?

            Đáp rằng: Nói tất cả pháp đều đầy đủ như nói ta và sự hiểu biết chẳng thể nói một mà cũng chẳng thể nói khác đi. Lại có nghĩa khác đi. Lại có nghĩa khác, có thể nói một mà cũng có thể nói khác vậy.

            Hỏi rằng: Sao lại chẳng phải một, chẳng phải khác mà lại cùng một lại cũng khác?

            Đáp rằng: Như ta và tướng công dụng của mạng sống có khác; cho nên nói khác vậy. Như tham sân si v.v… được nói là khác. Giống như ánh sáng của đèn nói một, mà cũng có thể nói khác. Cái nầy có nên cái kia có. Cái nầy không cái kia không. Nên nói là một. Đèn khác, ánh sáng khác. Cho nên nói là khác. Như ánh sáng của đèn là nhơn quả, lông trắng và tất cả pháp cũng lại như thế. Lại có thể nói một, lại có thể nói khác. Cho nên nói đầy đủ là vậy.

            Hỏi rằng: Vì sao Đề Tư ngoại đạo cho rằng tất cả pháp chuyển đầy đủ?

            Đáp rằng: Chẳng đầy đủ nghĩa là tất cả pháp chẳng thể nói một chẳng thể nói khác, mà cả hai biên kiến sai vậy; nên nói một khác đầy đủ, nên luận sư nói tất cả đều không đúng. Kẻ trí chẳng đứng nơi nầy gọi ba pháp.

            Hỏi rằng: Vì sao sai trái?

            Đáp rằng: Nếu lìa trắng thì chẳng còn lông nữa. Màu trắng mất thì lông kia cũng mất. Nếu màu trắng khác mà có lông thì nên biết lông ấy chẳng trắng mà có màu trắng thì chẳng có lông. Cho nên một khác với đầy đủ và pháp ngã đầy đủ chẳng thành lập. Tuy nhiên một khác đầy đủ và tất cả pháp chẳng thể được nói không.

            Đáp tiếp: Những ngoại đạo nầy hư vọng phân biệt. Đây là tướng của tà kiến, chẳng phải tướng của trí tuệ. Tất cả đức chẳng lành. Đây nghĩa thế nào? Lại một và pháp hư vọng phân biệt mà chẳng thể nói, tức pháp kia. Pháp kia một chẳng được nói cái bình. Cái bình một mà cái bình tức là cái bình vậy. Lại chẳng nói pháp khác. Pháp khác là một chẳng được nói cùng là cái bình. Lông là một mà tướng của cái bình khác với tướng của lông, khác ấy là khác pháp và lìa khác pháp, pháp khác chẳng được một, chẳng được khác, mà pháp khác chẳng thành pháp khác, mà pháp khác chẳng được nói là pháp khác. Nếu hai pháp nói một thì nói là khác. Nếu chẳng nói một, chẳng nói khác thì điều nầy hư vọng phân biệt. Nếu hai pháp kia là một thì chẳng thể nói pháp kia là khác. Nếu chẳng phải là hai sao chẳng nói là một? Mà tướng của pháp kia sẽ thành và y cứ vào thế đế hư vọng để phân biệt. Trong đệ nhứt nghĩa đế chẳng có sự phân biệt hí luận sai trái của ngoại đạo kia vậy. Đây là trả lời tổng quát về tướng tà kiến của bốn loại ngoại đạo.

            Từ đây trở xuống là đáp về bốn nghĩa. Như thế mỗi mỗi sự quan sát về Ca Tỳ La, Ưu Lâu Khư và ý nghĩa phân biệt hư vọng của ngoại đạo đều chẳng thành tựu nghĩa nầy là thế nào?

            Nói tất cả pháp là một. Nghĩa nầy không đúng. Lấy mất nên mất; chẳng mất, chẳng nên mất; đều mất, đều chẳng thể mất. Nghĩa nầy là thế nào?

Ngươi hướng đến nói ta và tướng của sự hiểu biết sai biệt chẳng thể được như lông màu trắng. Ta pháp nghĩa nầy. Vì sao vậy? Lấy nghĩa nầy chẳng cùng với các kinh luận tương ưng vậy. Ngươi nói các pháp sai biệt chẳng thể được. Nghĩa nầy lại cũng chẳng đúng. Như móng tay, tức của hai pháp kia sai biệt chẳng thể được vậy. Điều nầy làm sáng nghĩa gì? Như móng tay gọi là tay. Nếu khác thì pháp tay nầy chẳng thể được. Như thế lông trắng là một chẳng thể được. Vì sao vậy, chẳng phải pháp khác vậy. Ta biết là một chẳng thể được. Như thế lông màu trắng là một chẳng thể được. Như tay và móng tay. Nếu đây mất thì kia cũng mất. Nghĩa nầy là thế nào? Nếu màu trắng mất thì lông kia cũng mất vậy. Như cắt tay thì móng tay cũng mất. Ý của ngươi nếu màu trắng mất, lông kia chẳng mất. Nghĩa nầy lại không đúng. Nếu không, kia chẳng mất thì màu trắng lại cũng chẳng mất vậy. Như cắt cánh tay thì móng tay vẫn tồn tại. Như cắt móng tay thì tay vẫn tồn tại vậy. Ý ngươi nếu xanh vàng đỏ tuy mất, mà màu trắng chẳng mất nơi lông kia. Thì sao nói là một? Nếu chẳng lông kia không mất màu xanh, vàng, trắng và màu sắc ấy lai cũng chẳng mất.

            Hỏi rằng: Ta, xanh, vàng, đỏ và màu trắng mà chẳng thể làm mất màu trắng. Nghĩa nầy là thế nào?

            Đáp rằng: Lông lại cũng như thế, chứa lông mà không mất lông. Lại nữa nghĩ nầy chẳng phải vậy. Tẩy rửa lông rồi thì lại thấy màu trắng vậy. Lông lại cũng như thế. Chứa nhóm lông chẳng diệt được lông. Cho nên màu trắng tức là lông. Lông tức là màu trắng. Nếu lông mất thì xanh vàng đỏ trắng và màu kia thấy thế nào? Theo ý người nghĩa là màu trắng mất chứa, chẳng phải mất lông, nên mất chứa lông, chẳng thể mất màu trắng. Nếu mà có pháp diệt chứa nhóm các pháp chẳng diệt chẳng chứa nhóm thì sao lại nói một. Cho nên nghĩa một ở đây không thành tựu. Ở đây giải đáp xong về tất cả pháp là một của luận sư ngoại đạo Tăng Khư.

            Hỏi rằng: Ca Na Đà ngoại đạo luận sư nói rằng tất cả pháp đều khác nhau. Ta và sự cảm nhận khác, mà nói pháp khác vậy. Đây là ta, đây là sư hiểu biết. Như lông màu trắng thì đây là trắng, đây là lông vậy.

            Đáp rằng: Nghĩa nầy lại chẳng đúng. Lấy không làm thí dụ vậy. Như có người nói: Đây là tay và đây là ngón tay. Người kia tuy nói lời nói nầy, chẳng thể nói pháp khác. Cho nên chẳng được nói ta và sự hiểu biết khác nhau. Như lông màu trắng mà lấy cái thấy của thế gian có hai loại sai biệt vậy. Một là tướng hai là nơi chốn. Tướng sai biệt. Sắc, thanh, vị, xúc, chẳng khác tướng, có khác tướng vậy. Xứ sai biệt như lúa, đậu và màu lông trắng chẳng có tướng khác, có sự sai biệt. Như màu kia và hương, vị, xúc. Nếu chẳng phải như thế thì có 4 loại sai. Đây là nghĩa gì? Màu trắng mất thì lông cũng mất. Như sắc, hương, vị, xúc kia. Giống như lửa hòa hợp đốt cháy cái bình thành màu đỏ rồi lại làm thành màu xanh. Hương, vị lại cũng như thế. Nếu chẳng phải vậy thì sắc thanh hương vị xúc lại chẳng thể mất. Như lông màu trắng kia khác, khó thể được. Nếu màu trắng mất thì lông kia lại cũng mất. Lông kia chẳng mất nên màu lông màu trắng lại chẳng mất.

            Hỏi rằng: Nghĩa nầy chẳng đúng. Nương vào pháp kia mà có pháp nầy. Giống như bức họa trên tường, nương vào tường để vẽ. Tường mất, bức họa kia cũng mất. Bức họa kia mất thì tường kia lại cũng mất. Giống như màu trắng mất thì lông kia cũng mất, nghĩa lại cũng như vậy.

            Đáp rằng: Thí dụ nầy của ngươi không có tương tợ. Bức tường có trước, còn bức họa có sau. Màu lông trắng không có trước sau. Chẳng thể nói là màu trắng có trước rồi sau đó mới tạo ra lông. Đây là đáp xong về tất cả pháp có nghĩa khác nhau của ngoại đạo Vệ Thế sư Luận sư.

            Hỏi rằng: Ni Kiền Tử ngoại đạo luận sư nói tất cả pháp đều đầy đủ. Ca Tỳ La luận sư đều có sự sai trái, mà nói khác với một vậy. Cho nên ta nói đầy đủ mà chẳng đầy đủ. Giống như ánh sáng của đèn có cái nầy có cái kia; có cái kia có cái nầy. Không cái nầy không cái kia; không cái kia không cái nầy. Như có đèn thì có ánh sáng; có ánh sáng, có đèn. Không có đèn thì không có ánh sáng; không có ánh sáng thì không có đèn. Sự khác nhau là có thể chiếu vào chỗ chiếu sáng, mà đèn khác nơi chốn; sự sáng ấy khác nơi chốn. Cho nên nói là khác. Như ta hiểu màu lông trắng vậy. Lại có thể nói một, lại có thể nói khác. Giống như màu trắng đối với lông có sự phân biệt nơi chốn; chẳng thể được nói đây là màu trắng, đây là lông. Như thế gian, đây là bò, đây là ngựa. Lông màu trắng chẳng phải như vậy. Cho nên ta chẳng nói khác, lại chẳng nói là một. Nếu một thì màu trắng mất, lông ấy cũng nên mất theo. Lại nữa nếu một lại chẳng thể nói lông đỏ, lông đen v.v… cho nên ta nói: được nói một, được nói khác nghĩa nầy là thế nào?

            Đáp rằng: nghĩa nầy lại chẳng thể được. Như hướng đến nói rằng Tăng Khứ Tỳ Thế Sư đều sai trái và điều nầy lại không khác. Thế thì nghĩa gì mà Tỳ Thế Sư khác với hướng nói ấy. Sao gọi là hướng đến để nói? Như hướng đến nói: Một gọi là hướng đến để nói? Như hướng đến nói: Một ngọn đèn sáng. Đèn tức là sáng. Sáng tức là đèn. Đây tuy có biết. Số mà chẳng biệt nghĩa. Nếu như đèn kia lại cũng sáng thì sự sáng kia cũng là đèn. Nếu đây là 2 pháp. Thì một khác nhau ở chỗ nào? Như bàn tay ngón tay chẳng có sai biệt. Khủy tay lại sai biệt. Tay, ngón tay chẳng sai biệt. Nếu một thì nói sai khác thế nào? Cho nên chẳng thể nói một mà chẳng thể nói khác. Đây nghĩa khác một không thành.

Đây đáp xong về tất cả pháp đều đầy đủ của ngoại đạo Ni Kiền Tử Luận sư.

            Hỏi rằng: Nếu Đề Tử luận sư nói: Tăng Khư luận sư nói tất cả pháp khác một đều sai trái thì ta hoặc Đề Tử chẳng nói tất cả pháp một ấy khác với sự đầy đủ. Như trong luận của ta chẳng chấp nhận nghĩa nầy. Tuy chấp nhận chẳng đầy đủ. Cho nên ta chẳng phải sai trái như Tăng Khư. Tuy nhiên, chẳng được nói là không đầy đủ. Nghĩa nầy là sao?

            Đáp rằng: Nghĩa này chẳng đúng. Lấy không mà thí dụ vậy. Lấy không làm thí dụ nên ta nói: thế đế có pháp như thế. Trong đệ nhứt nghĩa đế chẳng có tướng như thế. Cho nên điều nầy thành chỗ ta nói nghĩa. Đều nầy làm rõ nghĩa gì? Pháp không kia tức không phải pháp nầy, không phải thể của pháp kia, lại không phải thể của pháp nầy. Lấy pháp nầy chẳng thành nơi pháp kia. Pháp kia chẳng thành nơi pháp nầy. Lấy pháp nầy cứu cánh, chẳng phải pháp kia. Pháp kia lại cứu cánh chẳng phải pháp nầy. Lấy màu trắng chẳng phải lông, mà lông kia chẳng phải là màu trắng. Chẳng phải mất mà mất. Chẳng mất là chẳng mất. Nếu như vậy thì vì sao mà hư vọng phân biệt? Pháp kia là một, khác, đầy đủ, chẳng đầy đủ. Nếu như thế thì lông kia lại chẳng phải lông mà chẳng phải chẳng lông. Màu trắng kia lại chẳng phải màu trắng mà chẳng lông tức là lông, trắng tức là trắng. Cho nên lông chẳng phải lông trắng chẳng phải màu trắng. Cho nên chẳng phải màu trắng, chẳng được màu trắng. Như thế một, khác, đầy đủ, chẳng đầy đủ đều là hư vọng phân biệt. Tuy có nói không, có, thật nghĩa. Như thế ta, sự hiểu biết là nhơn quả. Nghĩa ấy lại cũng như thế. Ở đây đã đáp xong về tất cả pháp không đầy đủ của ngoại đạo Ni Kiền Tử luận sư.

 

Đề Bà Bồ Tát phá ngoại đạo Tiểu Thừa tứ tông luận theo kinh Lăng Già.

 

Dịch xong vào ngày 23 tháng 12 năm 2004

tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi.



facebook-1



youtube

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2021(Xem: 12812)
Đức A Di Đà Như Lai 🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 32 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức A Di Đà Như Lai. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ nhự sau : Khể thủ tây phương an lạc quốc Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô A Di Đà Như Lai.
30/01/2021(Xem: 12207)
Đức Cam Lồ Vương Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 22/07/2020 (2/6/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Tín vi đạo nguyên công đức mẫu Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn Thoát ly sanh tử xuất mê lưu Trực vãng niết bàn vô thượng đạo. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Cam Lồ Vương Như Lai. Tín là mẹ công đức, Nuôi lớn các căn lành, Thoát khỏi dòng sinh tử, Chứng nhập đại niết bàn. Một lòng kính lạy đức Cam Lồ Vương Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
29/01/2021(Xem: 13299)
Đức Quảng Bác Thân Như Lai 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Sư Phụ Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 29 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức Quảng Bác Thân Như Lai. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ này như sau: Ngũ uẩn giai không thoát nghiệp trần Tùy duyên ứng hiện bách thiên thân Mộng trung ngộ mộng trùng mê mộng Thân ngoại phi thân khước thị thân. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Quảng bác thân Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
28/01/2021(Xem: 10711)
Đức Ly Bố Úy Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 19/07/2020 (28/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Chuẩn bị livestream: 6.45am 29/ ĐỨC LY BỐ ÚY NHƯ LAI Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Hai, 20/07/2020 (30/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Huỳnh kim mãn nguyệt tướng Tam giới độc xưng tôn Hàng phục nhất thiết ma Nhơn thiên giai cung thủ. Nhất tâm đảnh lễ Ly Bố Úy Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
27/01/2021(Xem: 11321)
Đức Bảo Thắng Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 27 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hòa Thượng Thích Trí Thủ: Mâu ni tịch tịnh quán Thị tắc viễn ly sanh Thị danh vi bất thủ Kim thế hậu thế tịnh. Nhất tâm đảnh lễ Bảo Thắng Như Lai. Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 18/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 27/ BẢO THẮNG NHƯ LAI Mâu ni tịch tịnh quán Thị tắc viễn ly sanh Thị danh vi bất thủ Kim thế hậu thế tịnh. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Bảo Thắng Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
27/01/2021(Xem: 14847)
Đức Đa Bảo Như Lai 🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 17/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 26/ ĐỨC ĐA BẢO NHƯ LAI Nhất thiết vô niết bàn Vô hữu niết bàn Phật Vô hữu Phật niết bàn Viễn ly giác sở giác Nhược hữu nhược vô hữu Thị nhị tắc câu ly. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ cửu viễn thành Phật Đa Bảo Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
26/01/2021(Xem: 19520)
ĐỨC PHẬT LÔ XÁ NA Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 15/07/2020 (25/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 24/ĐỨC PHẬT LÔ XÁ NA Phật diện do như tịnh mãn nguyệt Diệc như thiên nhật phóng quang minh Viên quang phổ chiếu ư thập phương Hỷ xả từ bi giai cụ túc. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Thật Báo Trang Nghiêm Độ Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
25/01/2021(Xem: 28980)
Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 23, đảnh lễ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na, trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 14/07/2020 (24/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 23/ĐỨC PHẬT PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA Chơn tánh hữu vi không Duyên sanh cố như huyễn Vô vi, vô khởi diệt Bất thật như không hoa. Nhất tâm đảnh lễ Thường tịch quang độ thanh tịnh diệu pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nơi thể tánh chân như, Pháp hữu vi không thật, Duyên sinh, nên như huyễn; Vô vi không sinh diệt, Cũng không phải thật pháp, Như hoa đốm hư không. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Lô Giá Na, Pháp Thân thanh tịnh nhiệm mầu, cõi Thường-tịch-quang. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thí
25/01/2021(Xem: 10662)
Đức Phật Di Lặc 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm, 16/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Tăng kỳ quả mãn Bách kiếp nhân viên Nhất sanh bổ xứ Hiện trú Đâu xuất Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Long Hoa giáo chủ đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
24/01/2021(Xem: 15735)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 ụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 22 về Đức Phật Ứng Hoá Thân Thích Ca Mâu Ni trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời Ngài. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ về lời dạy của Đức Phật Thích Ca để lại cho đời: Thiện hộ ư khẩu ngôn Tự tịnh kỳ chí ý Thân mạc tác chư ác Thử tam nghiệp đạo tịnh Năng đắc như thị hành Thị đại tiên nhân đạo. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch Việt: Thân không làm điều ác, Khéo giữ gìn lời nói, Giữ tâm ý thanh tịnh, Cả ba nghiệp trong sạch. Tu tập được như vậy, Đại Tiên trong loài người. Một lòng kính lạy đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Sư Phụ tiết lộ ràng bài kệ của Phật Thích Ca và 6 vị Phật quá khứ đều được đưa vào trong Tỳ Kheo Giới Kinh để ôn tụng thọ trì mỗi ngày, đây là những lời dạy tim óc mà quý N
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]