Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

24/01/202109:54(Xem: 15765)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼





Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 22 về Đức Phật Ứng Hoá Thân Thích Ca Mâu Ni trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời Ngài.

 

Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ về lời dạy của Đức Phật Thích Ca để lại cho đời:

 

Thiện hộ ư khẩu ngôn

Tự tịnh kỳ chí ý

Thân mạc tác chư ác

Thử tam nghiệp đạo tịnh

Năng đắc như thị hành

Thị đại tiên nhân đạo.

Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.



Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch Việt:

Thân không làm điều ác,

Khéo giữ gìn lời nói,

Giữ tâm ý thanh tịnh,

Cả ba nghiệp trong sạch.

Tu tập được như vậy,

Đại Tiên trong loài người.

Một lòng kính lạy đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. 




Sư Phụ tiết lộ ràng bài kệ của Phật Thích Ca và 6 vị Phật quá khứ đều được đưa vào trong Tỳ Kheo Giới Kinh để ôn tụng thọ trì mỗi ngày, đây là những lời dạy tim óc mà quý Ngài muốn chúng đệ tử khắc cốt ghi tâm và áp dụng vào đời sống của mình để có an lạc và giải thoát.



Sư Phụ cho biết rằng Chùa Ananda ở Miến Điện (Myanma) có thờ Phật Thích Ca và 3 vị Phật quá khứ thuộc hiện tại Hiền Kiếp, đó là:


1- Phật Câu Lưu Tôn
2- Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
3- Phật Ca Diếp
4- Phật Thích Ca
Đức Phật tổ của thế giới Phật là Phật Nhiên Đăng cách Phật Thích Ca 4 A Tăng Kỳ kiếp.


duc phat cau luu ton
Tôn tượng Đức Phật Câu Lưu Tôn
tại Chùa Ananda ở Miến Điện (Myanma)
duc phat cau na ham mau ni
Tôn tượng Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
tại Chùa Ananda ở Miến Điện (Myanma)
duc phat ca diep
Tôn tượng Đức Phật Ca Diếp
tại Chùa Ananda ở Miến Điện (Myanma)
duc phat thich ca
Tôn tượng Đức Phật Thích Ca
tại Đại Tháp Giác Ngộ, Bodgaya, Ấn Độ




Sư Phụ kể trong thời Phật Nhiên Đăng, có một thanh niên đi nghe Phật Nhiên Đăng thuyết pháp, và muốn mua hoa sen đem cúng dường Phật, nhưng cô bán hoa chỉ còn 7 hoa sen mà cô để dành cúng dường Phật nên cô không bán. Cô ra điều kiện là cô chỉ bán nếu vị thanh niên cưới cô làm vợ. Chàng thanh niên chấp nhận.

Cô gái bán hoa sau nầy là Da Du Đà La, cô không bán mà là tặng hoa sen để chàng thanh niên cúng dường Đức Phật Nhiên Đăng. Sau đó, chàng thanh niên này được Phật Nhiên Đăng thọ ký tương lai mai sau sau (4 A tăng kỳ kiếp) tu hành và thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Thái Tử Tất Đạt Ta đã vượt sông Anoma đi tìm chân lý. Dòng sông nầy là nhân chứng lịch sử con đường đi tìm đạo của Đức Thế Tôn.

Vào năm 589 trước Tây lịch, Bồ Tát Tất Đạt Đa, sau 6 năm tu hành, ngài đã chứng thành đạo quả năm 35 tuổi dưới cội cây Bồ Đề vào lúc sao mai vừa mọc, Sư Ông Làng Mai đã viết bài kệ tán thán như sau:

 “Xưng tán Đức Thế Tôn

Bậc vô thượng năng nhân

Từng trải qua vô lượng kiếp tu nhân

Rồi từ cung Đâu xuất giáng thần

Giã từ ngôi vị quốc vương

Ngồi gốc Bồ Đề đại phá Ma quân

Một sáng sao mau vừa mọc

Đạo lớn viên thành

Rồi đại chuyển Pháp luân

Muôn loài cùng quy hướng nhất tâm

Đạo vô sanh nguyện chứng”

Ngài chứng tam minh, thấy thông suốt ba cõi như thấy trong lòng bàn tay.

Tiếp đó, Đức Phật chuyển bánh xe Pháp đầu tiên ở vườn Lộc Uyển, thành Ba La Nại hóa độ cho 5 anh em Tôn giả Kiều Trần Như, rồi thành lập Giáo Đoàn, Tam Bảo đầu tiên được thiết lập, mùa an cư kiết hạ thứ nhất được tổ chức tại Lộc Uyển, mở đầu cho 45 mùa kiết hạ tiếp theo của đời ngài.


Sau mùa an cư, Đức Thế Tôn cùng chúng đệ tử di chuyển đến thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, độ cho Vua Tần Bà Sa La và được vua cúng dường vườn ngự uyển để xây dựng Trúc Lâm tịnh xá. Sư phụ cho biết đây là ngôi chùa đầu tiên của PG thế giới.

Mùa hạ thứ 7, Đức Phật lên cung trời Đao Lợi giảng pháp cho Mẫu thân Ngài chứng quả Dự Lưu.

Bạch Sư Phụ, con nhớ lại hình ảnh xúc động phái đoàn hành hương Tu Viện Quảng Đức vào năm 2016 được Sư phụ hướng dẫn leo lên thăm Sravasti hill, gần Tịnh xá Kỳ Viên, ngọn đồi nơi Đức Phật đằng vân bay lên cung trời Đao Lợi để thăm Mẫu Thân của ngài. Sư Phụ gọi địa điểm Phật tích này là “Phi trường thế giới đầu tiên” (International Airport). (Kính mời xem bài tường thuật về chuyến hành hương này)


Hạ thứ 10, Đức Phật an cư một mình trên núi Kosambi  vì có hai nhóm tỳ kheo tranh cải chấp nhất một việc nhỏ nhoi về “pháp và luật” nhưng bất phân thắng bại. Đức Phật khuyên hai nhóm đều sai quấy, phải sám hối mà họ không chấp nhận, nên Đức Thế Tôn im lặng và lên núi.

Hạ thứ 13, có một vị tỳ kheo muốn đến vườn xoài ngồi thiền một mình dầu Phật không đồng ý, vị tỳ kheo này khi thiền tâm bị rối loạn.

Từ Hạ 21 đến hạ 44, Đức Phật an cư ở Kỳ Viên tịnh xá (do tỷ phú Cấp Cô Độc và Thái tử Kỳ Đà cúng dường).

Hạ 45 Đức Phật an cư ở thành Tỳ Xá Ly, Ngài tuyên bố  sẽ nhập Niết Bàn trong vòng 9 tháng nữa.

Một trong những lời di huấn cuối cùng của Đức Phật :
1- hãy lấy giới làm Thầy, giới còn là đạo Phật còn.
Phần tụng giới định kỳ là mạng mạch của Phật Pháp.

2- tự mình thấp đuốc lên mà đi, mình chính là hòn đảo tự thân, tự mình soi chiếu tâm mình.

Đức Phật nhập niết bàn vào ngày trăng tròn tháng hai, năm 544 trước Tây lịch. Sư phụ giải thích Phật Giáo thế giới quyết định tại Đại Hội  Phật Giáo Thế Giới lần thứ nhất, tổ chức  thủ đô Colombo, Tích Lan (1950), đã lấy mốc thời gian này (544 BC)  để làm năm đầu tiên của Phật lịch, đến nay 2020 Phật lịch là 2564.

Đức Phật cho biết những ai có nhân duyên đích thân đến chiêm bái viếng thăm Tứ động tâm (4 địa điểm quan trọng trong đời Phật) thì có đủ phước duyên để thác sanh vào cõi lành, 4 địa điểm này là:
1- Lumbini, Lâm Tỳ Ni, nơi Phật ra đời.
2- Bodgaya, Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật thành đạo.
3- Varanasi, Vườn Lộc Uyển. Nơi Đức Phật chuyển bánh xe pháp luân.
4- Kusinagar, Câu Thi Na, nơi Phật nhập niết bàn.

Bạch Sư phụ, con chí thành kính nguyện cho con được có đủ sức khoẻ, đủ duyên lành được theo Sư Phụ ít nhất một lần nửa để được viếng Tứ Động Tâm, vì dầu con đã viếng được bốn lần rồi, nhưng con có cảm tưởng là con đã đi hành hương với tâm sơ cơ, như lời của Sư ông Nhất Hạnh thường nói là đi như ma đuổi, vô tâm, nên không xứng đáng để được sanh vào cõi lành, con sẽ chánh niệm hơn trong lần hành hương sắp tới, con mong Sư phụ tổ chức chuyến hành hương đầu tiên sau mùa dịch Vũ Hán là Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ.

Kính bạch Sư Phụ, tuy trong thời cách ly vì đại dịch Covid, nhưng con được thừa hưởng một thắng duyên rất lớn cho đời con là con thấm nhập từng bài giảng mưa pháp quý báu của Sư Phụ, làm hành trang trên đạo lộ siêu mầu của Đức Đại Giác ngay tại Bồ Đề Đạo Tràng, xứ Ấn Độ. Con luôn tâm nguyện được tháp tùng theo đoàn của Sư Phụ đến kính lễ và chiêm bái nơi xứ thiêng này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada). 

 

Duc Phat Thich Ca




Nhất Tâm đảnh lễ, 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni...Kính đảnh lễ và tri ân Thầy đã ban cho con một Phước duyên được trình lại những điều được nghe và làm tăng ích cho sự học pháp ...cùng là được nghe những mẫu chuyện lịch sử quý giá mà thông thường người bên ngoài chưa hề biết đến . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Hành phúc thay, được sống thời Hiện Tại Hiền Kiếp ! 

Bậc ĐẠO SƯ ... Đức Thế Tôn Thích Ca 

Dòng Sát Đế Lợi , Cha Tịnh Phạn, Mẹ Maya 

Ngày đản sanh xuất hiện nhiều hiện tượng lạ ! 

Tiên A Tư Đà đoán ...Bậc Chí Thánh trong thiên hạ 

Có bảy đóa sen nâng bước  chân Ngài 

Đại Quang Minh tỏa sáng theo ngón tay 

“Duy Ngã độc tôn” một lên trời một chỉ đất 

Bản sinh truyện ... bốn a tăng kỳ kiếp ... NHIÊN ĐĂNG PHẬT 

Tu sĩ Thiện Huệ cùng cô gái bán hoa 

Tịnh  tín phát tâm cúng dường ...muôn kiếp hà sa 

Luôn làm  vợ chồng trợ giúp nhau thành tựu Đạo quả !

Phật Nhiên Đăng quán sát tương lai ... thọ ký ... nguyện thỏa!

Đến thời   Hiền  kiếp... Đức Thế Tôn thứ tư 

Và cô gái đi cùng mãi mãi VỢ .... xứng như 

Trở thành sự thật nhiều kiếp luân hồi ...sau đó .

Phật tử ngày nay vẫn cử hành nhiều đại lễ ghi nhớ !

624 trước Tây lịch ... ...ngày Phật Đản sinh 

Xuất gia sáu năm khổ hạnh, 

...thành đạo 45 năm chuối hành trình 

Hoá độ 1250 A La Hán và Thập đại đệ tử ! 

544 trước Tây lịch .. Đai Niết Bàn VÔ TRỤ XỨ! 

Quy ngưỡng Đức Lưỡng Túc Tôn Đại Trí Tuệ, Đại Từ Bi 

Lời di chúc cao cả nhẹ nhàng nguyện khắc tâm ghi 

“ Hãy tự thắp đuốc lên mà đi ...

và Tự mình làm hòn đảo !!!

Lấy giới luật làm Thầy ..trân quý điều dạy bảo ,

Tam tạng kinh, luật, luận... học đến bao giờ ?

Kính nghiệm truyền trao bình đẳng tuỳ căn cơ 

Khắp thế giới chưa tìm ra người thứ hai siêu việt ! 



Đức Phật lịch sử... vừa minh triết vừa nhân kiệt 

Vạn pháp duy Thức, ba cõi duy Tâm 

......chứng nghiệm thâm sâu !

Lậu tận thông ... mới giải thoát được khổ đau 

Lịch sử Sáu Phật trước Ngài và Di Lặc vị lai. ... được biết đến !!!

Đa tạ Giảng Sư, 45 mùa an cư kiết hạ thật chi tiết 

Ngẫm suy ... lục hoà và nhân quả hiển bày.

Phật vẫn phải ăn lúa ngựa,  tránh tăng đoàn vài ngày , 

Nhưng mùa an cư cuối cùng ...

dù lâm binh thị hiện vẫn  duy trì mạng mạch hoằng pháp !

Dòng lệ rơi ... hạnh phúc đã viếng Tứ Động Tâm 

...và nhiều quanh Bảo Tháp ! 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Huệ Hương  




***

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]