Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Tánh Và Tâm Từ

19/04/201321:10(Xem: 7173)
Phật Tánh Và Tâm Từ

Phật Tánh Và Tâm Từ

Buddha_10Từ Bi Hỷ Xả là những đức tính của một bậc Giác Ngộ:

“Đại từ đại bi đại hỷ đại xả chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai” (phẩm Bồ-tát Sư Tử Rống, kinh Đại Bát Niết Bàn).

Trong bài này chúng ta tìm hiểu tâm từ và Phật tánh, y cứ vào kinh Đại Bát Niết Bàn, chủ yếu lấy từ phẩm Phạm Hạnh. Kinh này gắn liền với tâm từ. Ngay trang đầu, Đức Phật đã nói: “Như Lai Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thương mến che chở chúng sanh, là ngôi nhà lớn rộng cho chúng sanh về nương ở, xem chúng sanh như con một là La Hầu La”. Suốt kinh đều nhắc đến tâm từ, cho đến gần cuối kinh, phẩm Bồ-tát Ca Diếp, có bài kệ tán thán Đức Phật, chủ yếu tán thán đại từ đại bi của bậc Giác Ngộ.

Tâm từ là một thuộc tính của giác ngộ, đến độ nếu không có tâm từ thì không thể gọi là giác ngộ:

“Này thiện nam tử! Tâm từ tức là Đại thừa. Đại thừa tức là tâm từ, tâm từ tức là Như Lai. Tâm từ tức là đạo giác ngộ. Đạo giác ngộ tức là tâm từ, tâm từ tức là Như Lai.

“Này thiện nam tử! Tâm từ có thể vì tất cả chúng sanh mà làm cha mẹ, cha mẹ tức là tâm từ, tâm từ tức là Như Lai.

“Này thiện nam tử! Tâm từ là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật. Cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật chính là tâm từ. Nên biết tâm từ chính là Như Lai.

“Này thiện nam tử! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh. Phật tánh ấy từ lâu bị phiền não che lấp nên khiến cho chúng sanh chẳng được nhìn thấy. Phật tánh tức là tâm từ, tâm từ tức là Như Lai” (Phẩm Phạm Hạnh).

Qua đoạn kinh trên, chúng ta có thể nói rằng thực hành để đạt đến tâm từ trọn vẹn tức là đạt đến giác ngộ. Đạt đến tâm từ là đạt đến Phật tánh, đạt đến tâm từ hay Phật tánh một cách trọn vẹn là thành Phật.

Kinh thường nhắc đi nhắc lại câu nói, “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Phật tánh là cái vốn có sẵn, không do tạo tác, nhưng chúng sanh vì bị phiền não che lấp nên không thấy.

Nhưng tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh. Như thế tâm từ cũng là cái vốn có sẳn, không do tạo tác, ở nơi chúng sanh mà từ lâu bị phiền não che lấp khiến chúng sanh chẳng được nhìn thấy.

Nếu Phật tánh “không do tạo tác, không sanh không diệt, không tăng không giảm, không dơ không sạch” thì tâm từ cũng “không do tạo tác, không sanh không diệt, không tăng không giảm, không dơ không sạch”. Nói thế nghĩa là chúng ta đang hiện có tâm từ này, đang sống và hoạt động trong hay trên tâm từ này, dù chúng ta chưa thể nghiệm được nó.

Tâm từ là Phật tánh vốn có sẵn, toàn thiện, không tăng thêm không giảm bớt. Đây là tâm từ của chân lý tuyệt đối và tối hậu. Còn những pháp môn tu để khai mở, tương ưng với tâm từ của chân lý tuyệt đối và tối hậu này như phát Bồ đề tâm, quán tưởng tâm từ, bố thí… thuộc về chân lý tương đối và quy ước. Cho đến khi chân lý tương đối tương ưng và hợp chất với chân lý tuyệt đối, lúc đó có giác ngộ viên mãn.

Sống là để tìm gặp nguồn từ bi vốn có sẵn, như Phật tánh vốn có sẵn, và khai mở cuộc sống của chúng ta với tâm từ, thấm đẫm cuộc đời chúng ta bằng tâm từ, làm lớn rộng hiện hữu của chúng ta bằng tâm từ. Cho đến khi tâm từ trở thành vô lượng (Bốn vô lượng tâm) thì hiện hữu của chúng ta cũng trở thành vô lượng.

Tâm từ là tâm thương mến, yêu mến, quý mến, dịu dàng, gần gũi, bao che, muốn cho đối tượng không bị đau khổ mà luôn luôn được hạnh phúc. Lòng tốt luôn luôn có nơi tâm từ: có tâm từ với đối tượng nào là có lòng tốt (hảo tâm), có ý muốn tốt (thiện ý), không có ý làm tổn hại đối tượng ấy. Tâm từ là sự ấm áp, sự thương mến cho đi một cách thuần túy mà không đòi hỏi đáp lại cái gì cả. Như cha mẹ với con nhỏ, như mặt trời mặt trăng với cỏ cây.

Hơn nữa, kinh thường nói “tâm từ xem tất cả chúng sanh đồng như con một”. Bậc “nhất tử địa” là bậc xem chúng sanh như con độc nhất (nhất tử) của mình. Thế nào là ý nghĩa con một, đứa con độc nhất?

- Con là một liên hệ, kết nối về thân thể, huyết thống. Con là một thân thể khác, một tâm thức khác của cha mẹ. Sự liên kết này không thể đứt lìa trong bất cứ trường hợp nào, nhất là khi lại là con một. Tâm từ xem tất cả chúng sanh là con một là tâm từ nối kết chặt chẽ với chúng sanh, không thể để đứt lìa dù bất cứ nguyên nhân hoàn cảnh nào.

- Con một phải là quan trọng hơn mình, về mọi mặt, mạng sống, tiền đồ tương lai, thành công, hạnh phúc… tất cả đều phải quan trọng hơn cuộc sống của mình. Con một chính là tương lai và sự sống của cha mẹ.

- Cuộc đời cha mẹ phải làm mọi việc để con được an toàn, hạnh phúc và thành đạt.

- Sự thương mến, yêu quý… dành cho đứa con độc nhất là sự thương yêu lớn lao nhất, sâu đậm nhất và cũng là duy nhất.

Khi giữ được năm giới đối với chúng sanh (không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không say sưa) là chúng ta bắt đầu biết thế nào là tâm từ, vì giữ năm giới chính là sự biểu lộ của tâm từ với bên ngoài. Từ đó, chúng ta mở cuộc đời mình ra với tâm từ, huấn luyện tâm bằng thiền định thiền quán để tâm từ có ngày trở thành vô lượng.

Phẩm Phạm hạnh nói: “Bồ-tát đối với chúng sanh phân làm ba hạng: Một là những người thân yêu, hai là những người oán ghét, ba là những người không thương không ghét. Mỗi hạng lại chia ra nhiều, trung bình, ít. Vị này đối với hạng thân yêu nhiều ban cho sự vui lớn lao. Với hạng thân yêu trung bình và ít cũng bình đẳng ban cho sự vui lớn lao. Với hạng oán ghét nhiều thì cho ít phần vui. Với hạng oán ghét trung bình thì cho sự vui trung bình. Với hạng oán ghét ít thì cho sự vui lớn lao.

“Bồ-tát dần dần tu tập thêm lên. Với người oán ghét nhiều thì cho sự vui trung bình, với người oán ghét trung bình và ít, cho sự vui lớn lao. Lại tu tập tăng thêm, với những người oán ghét nhiều, trung bình, và ít đều bình đẳng cho sự vui lớn lao. Nếu với người oán ghét nhiều mà cho sự vui lớn lao, bấy giờ gọi là thành tựu tâm từ”.

Khi với cả ba hạng người, nghĩa là mọi người trong thế giới này, đều có thể tặng cho sự vui lớn lao, như thế có phải thế giới này đã biến thành niềm vui lớn lao?

Kinh nói đến một số lợi lạc của việc thực hành tâm từ:

“Vì trừ những sự không lợi ích cho các chúng sanh, đây gọi là đại từ. Muốn cho chúng sanh được vô lượng lợi ích an vui, đây gọi là đại bi. Với các chúng sanh sanh lòng vui mừng, đây gọi là đại hỷ. Nếu chẳng thấy có ta, tướng các pháp, thân mình, tướng chúng sanh, thấy tất cả pháp đều bình đẳng, không sai khác, đây gọi là đại xả. Tự rời bỏ sự vui của mình mà đem cho người khác, đây gọi là đại xả.

“Chỉ có bốn tâm vô lượng có thể làm cho Bồ-tát đầy đủ được sáu pháp ba-la-mật. Bốn tâm vô lượng của Bồ-tát có thể làm cội gốc cho tất cả hạnh lành” (Phẩm Phạm hạnh).

“Người tu tâm từ có thể dứt tham dục, sân giận”.

Bố thí cho những đạo sĩ có ngũ thông đông đảo khắp mặt đất thì phước đức ấy “chẳng bằng tu lòng từ, trong một phần mười sáu”.

Tâm từ làm căn bản cho mọi pháp môn:

“Tất cả Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, chư Phật có được căn lành đều do tâm từ làm căn bản. Bồ-tát tu tâm từ có thể sanh vô lượng căn lành như quán bất tịnh, sổ tức, vô thường, bốn niệm xứ, mười hai nhân duyên… cùng với bốn gia hạnh pháp noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất, kiến đạo, tu đạo… cho đến ba mươi bảy phẩm trợ đạo, bốn thiền, bốn vô lượng tâm, không, vô tướng, vô nguyện, vô tranh tam muội, trí biết bổn tế, trí Thanh văn, trí Duyên giác, trí Bồ-tát, trí Phật” (Phẩm Phạm hạnh).

Bồ-tát luôn luôn với tâm từ mà làm các hạnh. Chẳng hạn bố thí thức uống:

“Lúc bố thí các thức uống, Bồ-tát ở trong tâm từ nên nguyện rằng: Những thức uống bố thí hiện giờ đều cho tất cả chúng sanh chung hưởng. Nguyện các chúng sanh rời niệm ưa sanh tử mà ưa thích Đại Niết-bàn trọn vẹn Pháp thân, được các tam muội vào đại dương trí huệ sâu thẳm. Nguyện các chúng sanh được vị cam lồ trí huệ xuất thế tịch tịnh lìa dục. Nguyện các chúng sanh đầy đủ vô lượng trăm ngàn pháp vị. Đủ pháp vị rồi được thấy Phật tánh. Thấy Phật tánh rồi có thể rưới mưa pháp. Rưới mưa pháp rồi Phật tánh trùm khắp dường như hư không… (Phẩm Phạm hạnh).

Tâm từ phối hợp với trí huệ soi thấy tánh Không và cuối cùng hợp nhất với trí huệ thì tâm từ ấy trở thành Đại từ, tâm từ vô lượng và vô thượng:

“Này thiện nam tử! Tâm từ tức là Đại Không. Đại Không tức là tâm từ, tâm từ tức là Như Lai.

“Tâm từ là đạo vô thượng của tất cả Bồ-tát. Đạo là tâm từ, tâm từ tức là Như Lai.

“Tâm từ nếu chẳng có thể thấu rõ các pháp (là tánh Không), nên biết tâm từ ấy là tâm từ của Thanh văn. Tâm từ nếu thấy các pháp có tướng, nên biết tâm từ ấy là tâm từ của Thanh văn.

“Này thiện nam tử! Nếu tâm từ chẳng có thể được mười trí lực của Phật và bốn vô sở úy, nên biết tâm từ ấy là tâm từ của Thanh văn” (Phẩm Phạm hạnh).

Nhờ tương ưng với “tâm từ là Phật tánh” này mà Bồ-tát “có thể biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. “Bậc Bồ-tát Thập trụ biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng thấy chưa được rõ ràng, như trong đêm tối thấy vật chẳng rõ” (Phẩm Phạm hạnh).

Nhờ “tâm từ là Phật tánh” này mà “các Bồ-tát do ở trong Phật tánh mà xem chúng sanh bình đẳng như nhau không sai khác” (Phẩm Văn tự).

Trọn vẹn ở trong “tâm từ là Phật tánh” này, Đức Phật “thấy rõ hoàn toàn Phật tánh của tất cả chúng sanh” (Phẩm Bồ-tát Sư tử rống).

Như vậy nhờ Phật tánh như là tâm từ, nói đầy đủ là từ, bi, hỷ, xả mà thấy được tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, và chính vì thấy biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh mà có được từ bi hỷ xả đích thực và rộng lớn. Từ bi hỷ xả đích thực và rộng lớn đặt trên nền tảng Phật tánh chung của mình và người, của tất cả muôn loài chúng sanh.

Phật tánh là nền tảng của tất cả đạo đức Phật giáo. Đạo đức ấy không chia lìa với nhận thức của trí huệ, với hiểu biết của khoa học (thấu rõ các pháp), với các ngành xã hội – nhân văn (tất cả chúng sanh), với tất cả mọi mặt của xã hội con người.

Như vậy, tất cả mọi ngành học nghiên cứu của con người, tất cả mọi sinh hoạt của thân, ngữ, tâm của con người, đều nằm trong câu nói “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Chúng ta hiểu rõ hơn tại sao gọi đó là “tiếng rống của sư tử”, phẩm Bồ-tát sư tử rống.

Tâm từ có sức mạnh ảnh hưởng đến chung quanh: “Ví như người ta thấy thú dữ từ xa thì tự nhiên sanh sợ sệt. Ngược lại, chúng sanh thấy người tu tâm từ thì tự nhiên sanh vui vẻ, sung sướng” (Phẩm Phạm hạnh).

Tâm từ có sức mạnh lớn lao mà kinh nói là những thần thông: “Ta nói tâm từ có vô lượng môn, chính là những thần thông” (Phẩm Phạm hạnh).

Trong phẩm Phạm hạnhnày có nhiều câu chuyện về Đức Phật để minh họa cho sức mạnh của tâm từ. Đức Phật nhập “từ tâm tam muội” để điều phục con voi say do vua A-xà-thế thả ra để hại Đức Phật. Hất văng tảng đá lớn năm trăm lực sĩ không làm gì nổi, “nên biết chính là sức thiện căn của tâm từ khiến các lực sĩ ấy thấy như vậy”. Rừng cây bị chặt, môi trường bị nhiễm bẩn do các Ni-kiền-tử làm để ngăn cản Đức Phật đến một thành phố. “Lúc ta đến ngoài thành kia chẳng thấy rừng cây, chỉ thấy trên mặt thành vũ trang chặt chẽ, ta liền thương xót khởi tâm từ. Những cây cối mọc lên như cũ, có phần tươi tốt hơn.

“Nước sông, ao hồ, đều trở nên trong vắt, nhiều thứ hoa nở đầy mặt đất… Lúc ấy thật ra ta chẳng hóa ra những rừng cây, cũng chẳng làm cho nước trong sạch, cũng chẳng biến vũ khí thành những cành hoa. Nên biết những việc ấy đều do sức căn lành của tâm từ làm cho nhân dân thành Thủ-ba-la thấy như vậy”.

Còn nhiều chuyện về sức mạnh của tâm từ như vậy nữa. Nhưng chúng ta có thể học một điều: sức mạnh của tâm từ có thể cải biến vật chất, từ dơ thành sạch, từ hư hỏng biến thành tốt lành, và nhất là đối với con người, có thể biến một tâm xấu ác thành một tâm hiền thiện.

Để kết luận về tâm từ, chúng ta trích bài kệ Bồ-tát Ca-diếp tán thán Đức Phật, chủ yếu nói về tâm từ của bậc Giác ngộ. Bài kệ này kết thúc chương Bồ-tát Ca-diếp:

Đại Y Vương thương mến thế gian
Thân và trí huệ đều tịch tĩnh
Trong pháp vô ngã, có chân ngã
Nên con kính lễ bậc Vô thượng.
Phát tâm, rốt chót, hai không khác
Hai tâm này, tâm trước khó thay
Mình chưa được độ, độ người trước
Nên con kính lễ Sơ phát tâm.
Sơ tâm đã là Thầy trời người
Vượt hẳn Thanh văn và Duyên giác
Phát tâm như vậy vượt ba cõi
Nên được gọi bậc Tối vô thượng.
Đời phải mong cầu, rồi mới được
Phật không chờ thỉnh, làm chỗ quy
Phật theo thế gian như nghé con
Nên được gọi là bậc Đại bi.
Công đức Như Lai khắp mười phương
Người vô trí không thể ngợi ca
Nay con tán thán tâm từ bi
Để báo đáp hai nghiệp thân khẩu.
Thế gian thường thích lợi riêng mình
Như Lai trọn chẳng làm việc ấy
Dứt báo thế gian cho chúng sanh
Nên con lễ bậc Tự-Tha lợi.
Thế gian theo đuổi lợi người thân
Như Lai làm lợi không thân, oán
Phật không các tướng như người đời
Nên tâm bình đẳng, không hai tướng.
Thế gian nói khác, việc làm khác
Như Lai nói, làm không khác nhau
Phàm chỗ tu hành, dứt các hành
Nên được xưng gọi là Như Lai.
Trước đã rõ biết lỗi phiền não
Thị hiện ở đó vì chúng sanh
Từ lâu giải thoát khỏi thế gian
Vào trong sanh tử, từ bi vậy.
Tuy hiện thân trời cùng thân người
Từ bi theo sát như nghé nhỏ
Như Lai tức là mẹ chúng sanh
Tâm từ đó chính là nghé nhỏ.
Tự chịu các khổ vì chúng sanh
Nhớ nghĩ xót thương lòng chẳng hối
Quá thương yêu nên không biết khổ
Nên con kính lễ bậc Bạt khổ.
Như Lai tuy tạo vô lượng phước
Nghiệp thân khẩu ý thường thanh tịnh
Thường vì chúng sanh, chẳng vì mình
Nên con kính lễ Nghiệp thanh tịnh.
Như Lai chịu khổ, chẳng biết khổ
Thấy chúng sanh khổ như mình khổ
Dầu vì chúng sanh, ở địa ngục
Chẳng sanh tưởng khổ và hối tiếc.
Tất cả chúng sanh khổ khác nhau
Thảy đều Như lai một mình chịu
Biết rồi, tâm trở nên kiên cố
Nên chuyên cần tu đạo Vô thượng.
Phật chỉ đại từ tâm một vị
Nghĩ thương chúng sanh như thương con
Chúng sanh chẳng biết Phật thường cứu
Chê bai Tam bảo Phật, Pháp, Tăng.
Thế gian đầy đủ mọi phiền não
Cùng với vô lượng lỗi xấu ác
Phiền não và tội lỗi như vậy
Phật sơ phát tâm đã trừ diệt.
Duy chỉ chư Phật ca ngợi Phật
Ngoài Phật không ai biết tán thán
Nay con chỉ xưng tán một điều:
Là tâm từ trải thấm thế gian.
Tâm từ Như Lai gồm mọi pháp
Từ ấy độ được hết chúng sanh
Đó là vô thượng Chân giải thoát
Giải thoát, đó là Đại Niết Bàn.

Nguyễn Thế Đăng
(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 174)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2021(Xem: 14379)
Ước vọng được nghe live trực tuyến với bài Pháp: "Đức Phật đang ở đâu?" của Thầy Nguyên Tạng đã trở thành vô vọng với chúng tôi, những Phật tử ở vùng Âu Châu. Khi Thầy gửi cái mail chỉ dẫn đường link để vào nghe Pháp thoại thật chi tiết với giờ giấc địa phương thật khác biệt và lời nhắn nhủ mời hai chị Nhật Hưng và Hoa Lan vào xem livestream nhé! Chúng tôi tự nhìn nhau qua máy nghẹn ngào, không nhanh nhẩu trả lời như mọi khi: "Dạ, chúng con sẽ...". Tại sao chúng tôi không chịu "Y giáo phụng hành"? Cứ có mặt thả một cái like và chắp tay chào Thầy là ai nấy đều vui cả! Đằng này!!! ... Vì mỗi tối khi chúng tôi hát bài "0 giờ rồi hãy ngủ đi thôi!", thì chúng tôi ngủ say như... như gì cũng được (kiêng tiếng này)! Do đó vào lúc 1 giờ 30 giờ Melbourne Úc Châu, Thầy nhìn màn hình tìm Phật tử Âu Châu lúc ấy là 3 giờ 30 sáng, chỉ thấy một người đại diện là chị Diệu Âm bên Hòa Lan, còn Diệu Như bên Thụy Sĩ hay Thiện Giới bên Đức quốc còn đang nằm ngáy vô tư, thực hiện lời Phật dạy "Đói
15/01/2021(Xem: 15449)
“Đức Phật Đang Ở Đâu?„ một đề tài vô cùng hấp dẫn lôi cuốn mà đã là Phật tử thì ai cũng muốn biết, trong đó có tôi. Nhưng vấn đề ở đây, muốn tìm thấy Đức Phật, trước tiên tôi phải tìm cho được “Thầy Nguyên Tạng đang ở đâu?„ để Thầy hướng dẫn đi tìm Phật. Số là thứ 2 tuần trước, sau buổi giảng của Hòa Thượng Thích Như Điển, Thầy Thiện Trí MC có thông báo thứ 2 tuần sau là giờ giảng của Thầy Nguyên Tạng lúc 8.30 tối. Nghe lơ mơ vậy, tôi nhập tâm in vào tâm trí ngày, giờ, tháng đó để rồi canh máy ngồi đợi, tôi còn thông báo cho cô bạn văn Hoa Lan bên Đức nhớ chuẩn bị cơm nước để rồi vào nghe. Vô Zoom thì không biết mở cửa dù có chìa khóa, chỉ còn facebook thôi. Nhưng tìm mãi không thấy Thầy Nguyên Tạng ở đâu. Trời ạ, tìm Thầy ở thế gian này, giờ phút này còn không ra làm sao tìm thấy Phật dễ dàng từ 26 thế kỷ trước. Tôi liền chat hỏi thăm Hòa Thượng Như Điển mới hay 8.30 là giờ bên Mỹ, tức 3.30 sáng ngày hôm sau của Âu Châu.
15/01/2021(Xem: 13741)
Thật là một nhân duyên thù thắng khi tôi được nghe quý Hòa Thượng, Thượng Tọa giảng pháp trên kênh youtube của Trang Nhà Quảng Đức/Úc châu trong chương trình hoằng pháp online Liên Âu lần thứ III. Và ngày 12/01/2021, tôi được nghe bài thuyết giảng của Thượng Tọa Giảng sư Thích Nguyên Tạng cho các Huynh trưởng lớp Bậc Lực, Gia đình Phật tử Việt Nam Hải Ngoại, với chủ đề về ba vị Thiền Sư nổi tiếng bậc nhất trên thế giới, đã đem Phật Giáo vào đời đến gần các nước phương Tây qua phương pháp THIỀN và HÀNH THIỀN. Đó là các Ngài: - THIỀN SƯ D.T. SUZUKI (Nhật Bản) - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH (Việt Nam) - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14 (Tây Tạng)
14/01/2021(Xem: 15095)
TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN, ĐỆ NHẤT THẦN THÔNG 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 26/08/2020 (08/07/Canh Tý) Đìu hiu gió bóng chiều rơi theo lá thu Có đàn chim bay vẩn vơ. Chuông chùa xa đưa thuyền mơ Mục Kiền Liên đứng nhìn cảnh đêm dần tan Nhớ mẹ xót xa tâm hồn. Bóng mẹ biết bây giờ đâu? Đây nơi âm cung, gió đưa tiếng sầu tê lòng Đây nơi ôi nơi, mẹ ta đã đền tội thế Diêm Vương Diêm Vương, hãy cho thân này phúc mọn Cơm đây cơm đây, mẹ ơi hãy thổi đi mẹ Nhưng than ôi cơm hóa than, lạy Phật ngài ban ơn lành Mục Kiền Liên! Gió mang ánh vàng tưới rọi âm cung Mục Kiền Liên! Cánh sen trắng trong dịu thỏa bao lòng Mục Kiền Liên! Cúi đội ơn Ngài cứu độ vong nhân Mục Kiền Liên! Chúng con cố nguyện noi từng bước vàn Ôi Mục Kiền Liên! (Bài hát của Đỗ Kim Bảng) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) giải thích nghi thức hành trì, pháp môn tu tập h
13/01/2021(Xem: 14610)
TÔN GIẢ CA CHIÊN DIÊN, ĐỆ NHẤT LUẬN NGHỊ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/08/2020 (11/07/Canh Tý) Ai là vua trong các vị vua? Ai là thánh trong các bậc thánh? Thế nào là người ngu? Thế nào là bậc trí? Làm sao để lìa phiền não? Làm sao để đạt được Niết Bàn? Ai là kẻ chìm trong biển sanh tử? Ai là người tiêu dao tự tại noi cõi nước giải thoát? Nam Mô Luận Nghị Đệ Nhất Ca Chiên Diên Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
12/01/2021(Xem: 14616)
Thật ngạc nhiên vào cuối giờ pháp thoại sau những gián đoạn về phụ diễn và câu hỏi cho đề tài "Phật đang ở đâu " được chấm dứt ...thì bài thơ " Tôi đi tìm Phật" mới được TT Thích Nguyên Tạng đọc ....có lẽ bài thơ quá dài ? Hoặc là Thầy muốn cho các học viên hãy nhớ lại những điều Thầy đã chỉ ra xuyên suốt trong hơn một tiếng đồng hồ về Ông Phật của chúng ta ....đó là chỉ có Phật của lòng mình mà những câu thơ cuối trong bài thơ Tôi đi tìm Phật của HT Giới Đức ( Bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) đã muốn nhắn nhủ lại cho hàng hậu học với kinh nghiệm bao năm làm Trưởng Tử Như Lai nhân ngày lễ Vesak 2017 !
12/01/2021(Xem: 18412)
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba 25/08/2020 (07/07/Canh Tý) Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt, Ngã Phật đại sa môn, Thường tác như thị thuyết. Các pháp do duyên sinh, Lại cũng do duyên diệt. Thầy tôi là Đức Phật Thường giảng dạy như vậy. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
12/01/2021(Xem: 13126)
Vừa khi nghe thông báo trên Viber ĐGĐQĐ tôi đã vội vàng tìm lục lại trong tủ sách quyển kinh Bát Đại Nhân Giác do H T Thích Thanh Từ giảng giải và xuất bản từ 1996 ... Phải nói là việc học Đạo của tôi rất là ....chủ quan , thường cho rằng một quyển kinh mình đã đọc mấy lần rồi thì đã biết đại ý nên từ đó cứ bỏ qua nhiều năm ... có nghe giảng sư nào nhắc lại cũng không lưu ý lắm mà chỉ cố đi tìm những gì xa vút cao vời ... Nhưng lần này vì phong tỏa cấm cung ... tánh tò mò ... tôi đã chăm chú nghe hết 1h 45 m mà không xê dịch để rồi hít hà kết luận hay quá !!!
11/01/2021(Xem: 13494)
TÔN GIẢ A NA LUẬT, ĐỆ NHẤT THIÊN NHÃN (Mắt trời thấy suốt, không gì chướng ngại) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Hai, 31/08/2020 (13/07/Canh Tý) “Tôi sanh ra trong hoàng cung ánh sáng, Vương tộc Thích Ca, giòng họ của tôi. Anuruddha là tên, cuộc sống vui cười, Giữa nhung lụa và nhạc đời hầu hạ...”. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thiên Nhãn Đệ Nhất A Nậu Lâu Đà (A Na Luật) Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
10/01/2021(Xem: 13407)
25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật, 27/09/2020 (11/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thánh nhơn thuyết tri kiến, Đương cảnh vô thị phi, Ngã kim ngộ kỳ tánh, Vô đạo diệc vô lý . Thánh nhơn nói tri kiến, Ngay cảnh không phải quấy, Nay ta ngộ tánh ấy, Không đạo cũng không lý . Nam Mô Đệ Nhị Thập Ngũ Tổ Bà-Xá-Tư-Đa Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]