Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn Đề Hai Chân Lý Trong Đạo Phật

12/10/201009:45(Xem: 8867)
Vấn Đề Hai Chân Lý Trong Đạo Phật
Vấn Đề Hai Chân Lý Trong Đạo Phật
Thích Minh Trí dịch

Buddha_113Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).

Thực sự, có hai loại Chân lý trong Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) không? Hai Chân lý này khác nhau về đẳng cấp không? Dù thế nào đi chăng nữa thì Chân lý Tuyệt đối vẫn cao siêu hơn so với Chân lý có tính Quy ước? Vài Phật tử mắc phải sai lầm là Chân lý Tuyệt đối cao siêu hơn so với Chân lý có tính Quy ước, và vài Phật tử đi đến chỗ huyền đàm rằng, Niết-bàn là Chân lý Tuyệt đối.

Trên cơ sở của tiền đề này, họ đã đi đến một sự giải thích mới về Niết-bàn mà có thể là sai lạc.

Sự thật, chỉ có một Chân lý trong đạo Phật, nhưng có hai cách trình bày về nó. Dưới đây là sự giải thích ngắn ngọn.

Đức Phật cũng như các luận sư A-tỳ-đạt-ma, - những người đã dựa vào biện luận của họ về sự thuyết pháp của đức Phật, - đã tuyên bố dứt khoát rằng, Chân lý Tuyệt đối không cao siêu hơn so với Chân lý có tính Quy ước, và không có sự sai biệt về đẳng cấp giữa hai Chân lý. Quan trọng hơn nữa là, Chân lý nào trong hai Chân lý này cũng có thể được sử dụng để đạt đến nội quán và để bước đi trên con đường Giác ngộ. Tùy theo khả năng lĩnh hội của thính chúng, mà đức Phật đã sử dụng cả hai Chân lý này trong sự thuyết pháp của Ngài

Như vậy, lý do để đồng nhất hai Chân lý này là gì? Trong sự thuyết giáo của Phật giáo nguyên thủy, tất cả hiện tượng hiện hữu của con người, - gồm cả vật lý và tâm lý, - được phân tích thành 5 phương pháp.

· 1/ Phân tích thành 2 yếu tố: 1/ Tâm (nama) và 2/ sắc hay vật chất (rupa).

· 2/ Phân tích thành 5 thủ uẩn: 1/ Sắc hay vật chất (rupa), 2/ thọ (vedana), 3/ tưởng (sanna), 4/ hành (sankara) và 5/ thức (vinnana).

· 3/ Phân tích thành 6 yếu tố (hay lục đại): 1/ đất, 2/ nước, 3/ hơi nóng, 4/ không khí, 5/ không gian, và 6/ thức.

· 4/ Phân tích thành 12 xứ (gồm 6 giác quan và 6 đối tượng của giác quan): 1/ mắt, và 2/ sắc hay vật chất (đối tượng của mắt), 3/ tai, và 4/ âm thanh (đối tượng của tai), 5/ mũi, và 6/ mùi (đối tượng của mũi), 7/ lưỡi, và 8/ vị (đối tượng của lưỡi), 9/ thân, và 10/ xúc chạm (đối tượng của thân), 11/ ý hay tầm, và 12/ tâm pháp (đối tượng của ý).

· 5/ Phân tích thành 18 giới: 12 xứ + 6 thức (sự nhận thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý).

Những dẫn chứng nêu trên được xem như là các yếu tố của tất cả hiện tượng hiện hữu của con người. Khi một hiện tượng riêng biệt được giải thích dưới dạng những yếu tố này thì sự giải thích đó được gọi là Chân lý Tuyệt đối. Khi hiện tượng tương tự được giải thích dưới dạng quy ước chung thì sự giải thích này được gọi là Chân lý có tính Quy ước.

Các luận sư A-tỳ-đạt-ma sau này đã công nhận sự cần thiết phân tích xa hơn nữa các yếu tố trên đây, và họ đã đi đến các nhân tố cuối cùng không thể chẻ nhỏ hơn được nữa, được gọi là các Pháp (Dhammas), - một danh mục xuất hiện bàng bạc trong Luận tạng A-tỳ-đàm.

Người ta nói rằng, những Pháp này tham gia vào tiến trình đồng nguyên tương thuộc (dependent co-origination). Mặc dù, các Pháp ấy được công nhận như là những yếu tố tối hậu dành cho mục đích liễu tri, nhưng chúng không tồn tại độc lập riêng lẻ, mà mỗi Pháp xuất hiện cùng với một vài Pháp khác. Sự xuất hiện của chúng tùy thuộc vào các điều kiện/duyên, và một khi đã sinh ra, các Pháp này cũng có thể hoạt động như là những điều kiện/duyên cho sự xuất hiện của các Pháp khác.

Tất cả mọi kinh nghiệm tâm linh và mọi hiện tượng vật lý đều xuất hiện theo cách thức này. Sự giải thích một hiện tượng, - tâm hay vật, - dưới dạng những Pháp này, được gọi là Chân lý Tuyệt đối. Khi một hiện tượng tương tự được giải thích dưới dạng quy ước chung, được gọi là Chân lý có tính Quy ước. Ví dụ, một chúng sinh được giải thích dưới dạng 5 thủ uẩn (skandhas), thì sự giải thích này được xem như là Chân lý Tuyệt đối. Mặc khác, nếu một chúng sinh được giải thích như là một con người ngang qua đời sống và đau khổ, và cuối cùng chết trong tiến trình của vòng luân hồi vô tận, thì sự giải thích này sẽ là Chân lý có tính Quy ước.

Tuy nhiên, những thích nghĩa trên không có nghĩa là có hai loại Chân lý trong Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), mà đúng hơn là có hai cách trình bày Chân lý.

Trong hai cách trình bày Chân lý trên đây, hoặc cách này có thể được sử dụng sớm hơn cách kia, và ngược lại; nhưng cả hai cách trình bày ấy đều đi đến con đường Giác ngộ. Như vậy, chỉ có một Chân lý duy nhất trong Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).

Thích Minh Trídịch
Giáo sư N. A. de S. Amaratunga (Theo buddhistchannel.tv)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2021(Xem: 12655)
Video clip: Công Phu Khuya Trì Tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm (Giọng tụng: HT Thích Như Điển và Tăng Chúng Chùa Viên Giác Đức Quốc)
30/01/2021(Xem: 12918)
Đức A Di Đà Như Lai 🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 32 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức A Di Đà Như Lai. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ nhự sau : Khể thủ tây phương an lạc quốc Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô A Di Đà Như Lai.
30/01/2021(Xem: 12267)
Đức Cam Lồ Vương Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 22/07/2020 (2/6/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Tín vi đạo nguyên công đức mẫu Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn Thoát ly sanh tử xuất mê lưu Trực vãng niết bàn vô thượng đạo. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Cam Lồ Vương Như Lai. Tín là mẹ công đức, Nuôi lớn các căn lành, Thoát khỏi dòng sinh tử, Chứng nhập đại niết bàn. Một lòng kính lạy đức Cam Lồ Vương Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
29/01/2021(Xem: 13368)
Đức Quảng Bác Thân Như Lai 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Sư Phụ Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 29 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức Quảng Bác Thân Như Lai. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ này như sau: Ngũ uẩn giai không thoát nghiệp trần Tùy duyên ứng hiện bách thiên thân Mộng trung ngộ mộng trùng mê mộng Thân ngoại phi thân khước thị thân. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Quảng bác thân Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
28/01/2021(Xem: 10757)
Đức Ly Bố Úy Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 19/07/2020 (28/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Chuẩn bị livestream: 6.45am 29/ ĐỨC LY BỐ ÚY NHƯ LAI Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Hai, 20/07/2020 (30/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Huỳnh kim mãn nguyệt tướng Tam giới độc xưng tôn Hàng phục nhất thiết ma Nhơn thiên giai cung thủ. Nhất tâm đảnh lễ Ly Bố Úy Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
27/01/2021(Xem: 11365)
Đức Bảo Thắng Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 27 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hòa Thượng Thích Trí Thủ: Mâu ni tịch tịnh quán Thị tắc viễn ly sanh Thị danh vi bất thủ Kim thế hậu thế tịnh. Nhất tâm đảnh lễ Bảo Thắng Như Lai. Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 18/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 27/ BẢO THẮNG NHƯ LAI Mâu ni tịch tịnh quán Thị tắc viễn ly sanh Thị danh vi bất thủ Kim thế hậu thế tịnh. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Bảo Thắng Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
27/01/2021(Xem: 14927)
Đức Đa Bảo Như Lai 🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 17/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 26/ ĐỨC ĐA BẢO NHƯ LAI Nhất thiết vô niết bàn Vô hữu niết bàn Phật Vô hữu Phật niết bàn Viễn ly giác sở giác Nhược hữu nhược vô hữu Thị nhị tắc câu ly. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ cửu viễn thành Phật Đa Bảo Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
26/01/2021(Xem: 19610)
ĐỨC PHẬT LÔ XÁ NA Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 15/07/2020 (25/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 24/ĐỨC PHẬT LÔ XÁ NA Phật diện do như tịnh mãn nguyệt Diệc như thiên nhật phóng quang minh Viên quang phổ chiếu ư thập phương Hỷ xả từ bi giai cụ túc. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Thật Báo Trang Nghiêm Độ Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
25/01/2021(Xem: 29105)
Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 23, đảnh lễ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na, trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 14/07/2020 (24/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 23/ĐỨC PHẬT PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA Chơn tánh hữu vi không Duyên sanh cố như huyễn Vô vi, vô khởi diệt Bất thật như không hoa. Nhất tâm đảnh lễ Thường tịch quang độ thanh tịnh diệu pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nơi thể tánh chân như, Pháp hữu vi không thật, Duyên sinh, nên như huyễn; Vô vi không sinh diệt, Cũng không phải thật pháp, Như hoa đốm hư không. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Lô Giá Na, Pháp Thân thanh tịnh nhiệm mầu, cõi Thường-tịch-quang. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thí
25/01/2021(Xem: 10719)
Đức Phật Di Lặc 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm, 16/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Tăng kỳ quả mãn Bách kiếp nhân viên Nhất sanh bổ xứ Hiện trú Đâu xuất Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Long Hoa giáo chủ đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]