Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Đường Giác Ngộ Theo Kinh Điển Nikàya

05/01/201112:15(Xem: 4661)
Con Đường Giác Ngộ Theo Kinh Điển Nikàya


CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
THEO KINH ĐIỂN NIKÀYA

Thích Nữ Trí Liên

Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Đạo Phật cũng là đạo bình đẳng và tự giác cho tất cả những ai muốn tìm đến con đường hướng thượng của sự giải thoát và giác ngộ. Kinh Pháp Cú có câu: Người thấm nhuần giáo pháp sống hạnh phúc với tâm an lạc. Hàng trí tuệ luôn luôn hoan hỷ trong giáo pháp mà các bậc thánh nhơn đã tìm ra.

Ngược dòng thời gian để nhìn lại quá khứ, Thái tử Tất-đạt-đa thấy cuộc đời là bể khổ, chúng sanh đang trôi lăn trong vòng sanh sanh, tử tử với cảnh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu não, đang diễn bày trước mắt, do vậy Ngài đã từ bỏ ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con xinh để đi tìm một đáp án cho chính mình đó là- giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi vòng luân hồi sanh tử. Ngài đã từ giã hoàng cung vào một đêm trăng thanh khi sao mai vừa mới mọc cùng con tuấn mã kiền-trắc và Sa-nặc vượt dòng sông A-nô-ma để đi tìm chân lý.

Đầu tiên Ngài đến học đạo với hai đạo sĩ tên là Al ra K l ma và Adduka R maputta và đã chứng được hai trạng thái thiền Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhưng Ngài nghĩ rằng hai quả vị này chưa phải là những quả vị tối thượng như Ngài mong muốn. Rồi Ngài từ giã hai vị này để đi tìm chân lý cho đáp án của chính mình.

Trải qua sáu năm trường tu khổ hạnh, nhưng Ngài vẫn không đạt được kết quả gì:

Sáu năm tầm đạo chốn rừng già
Khổ hạnh ai bằng Đức Thích-ca
Chim hót trên vai sương phủ áo
Hươu kề bên gối tuyết đơm hoa.

Sau đó Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh này, trở về với con đường trung đạo. Ngài đến Bodhgaya ngồi nhập định dưới cội Bồ?đề và phát nguyện rằng: "Nếu ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này."

Trong 49 ngày đêm ngồi tham thiền nhập định, Ngài đã chiến đấu với giặc phiền não ở nội tâm như tham, sân, si, mạn, nghi và chiến đấu với giặc Thiên ma do Ma vương ba-tuần chỉ huy. Sau khi thắng được giặc ở nội tâm và ngoại cảnh, tâm trí được khai thông, Ngài hốt nhiên đại ngộ, chứng được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác và trở thành Đức Phật Thích-ca-mâu-ni.

Đức Phật vì một đại nguyện lớn lao, vì một lòng từ bi vô bờ bến mà xuất gia tìm đạo. Đại nguyện và lòng từ bi rộng lớn ấy là: "Cầu thành Phật quả để trên đền đáp bốn ơn sâu, dưới cứu vớt ba đường khổ." Do vậ? sau khi giác ngộ Ngài không nhập Niết-bàn ngay, mà liền nghĩ đến việc giáo hoá chúng sanh.

Tất cả chúng sanh không phân biệt đẳng cấp, chủng tộc, sang hèn, nếu thực hành theo giáo lý của Ngài ắt sẽ được an vui, giải thoát. Con đường giải thoát mà Ngài đã dạy cho chúng ta qua kinh điển Nik ya đó là giới, định và tuệ. Kinh Tứ Niệm Xứ dạy rằng:

"Này các tỳ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn, đó là bốn niệm xứ."

Bốn niệm xứ đó là: quán thân trên thân; quán thọ trên các thọ; quán tâm trên tâm và quán pháp trên các pháp

Tứ niệm xứ là pháp môn chỉ-quán hay định-tuệ song tu. Nhưng trước khi đi vào thực tập chỉ quán song tu Ngài dạy chúng ta phải giữ gìn giới luật, có trì giữ giới luật thì thân tâm mới trong sạch, nhẹ nhàng để bước vào hành thiền đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Giới luật như hàng rào ngăn chặn không cho ngoại ma xâm nhập vào, giữ gìn nội tâm yên tịnh, để đi vào định một cách dễ dàng, do vậy Đức Phật luôn dạy đệ tử của Ngài phải hành trì giới luật trước khi hành thiền. Điều này được đức Phật nói rõ trong bài Đại Kinh Xóm Ngựa sau đây:

- Phải biết tàm quí trong khi nhận của cúng dường.
- Thân hành, khẩu hành, ý hành, sanh mạng phải được thanh tịnh, minh chánh…

- Phải hộ trì các căn.
- Phải tiết độ trong ăn uống.
- Phải chú tâm cảnh giác.
- Phải chánh niệm tĩnh giác.

Sau khi trì giới làm cho thân thanh tịnh, chúng ta lựa một chỗ thanh vắng như thiền đường, gốc cây, khu rừng, hay bất cứ nơi nào thuận tiện và thoải mái cho việc hành thiền, rồi chúng ta ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt, rồi thực hành phương pháp niệm hơi thở vô, hơi thở ra (An p nasati). Trong Kinh Một Pháp, Đức Phật dạy phương pháp niệm hơi thở vô, hơi thở ra với 16 đề mục: thở vô dài, vị ấy biết "tôi thở vô dài;" thở ra dài vị ấy biết "tôi thở ra dài;" quán từ bỏ tôi sẽ thở vô, vị ấy tập; quán từ bỏ tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.

Pháp môn này thuộc về pháp môn Tứ Niệm Xứ (catt ro- satipatth na), tức là pháp môn đề cập đến bốn chỗ (xứ) để an trú niệm tức là thân, thọ, tâm và pháp. Pháp môn An p nasati này đề cập đến 16 đề tài để an trú tâm gồm bốn đề tài về thân, bốn đề tài về thọ, bốn đề tài về tâm, và bốn đề tài về pháp. Người hành thiền vừa thở vô, vừa thở ra, vừa suy tư quán tưởng trên 16 đề tài liên hệ đến hơi thở.

Pháp môn này cho cả thiền định và trí tuệ, gồm chỉ (samatha) và quán (vipasana). Cả hai chỉ quán đều song tu trong pháp môn này. Khi dùng tầm tứ cột tâm trên hơi thở vô hơi thở ra, như vậy là chỉ, như vậy là định. Khi lấy trí tuệ quán sát 16 đề tài được lựa chọn, như vậy là quán, như vậy là tuệ.

Tu tập thiền chỉ thì có thể chứng được từ sơ thiền đến tứ thiền, rồi từ không vô biên xứ đến phi tưởng phi phi tưởng xứ. Sau đó dùng thiền quán để chứng được diệt thọ tưởng định. Hoặc có thể từ tứ thiền rồi chuyển qua thiền quán để hướng tâm đến túc mạng trí, sanh tử trí, và lậu tận trí. Khi hướng tâm đến lậu tận trí vị ấy biết như thật:"đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt; đây là những lậu hoặc, đây là nguyên nhân của lậu hoặc, đây là các lậu hoặc diệt, đây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt. Nhờ vậy vị ấy thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu …vị ấy biết sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm ; không có trở lui đời sống này nữa." Vì thế cho nên thiền quán đóng một vai trò rất quan trọng trong tiến trình đưa đến giải thoát.

Nhìn vào cuộc sống sau khi thành đạo của đức Từ Phụ chúng ta thấy, nếp sống hằng ngày của Ngài có hai việc chính là thuyết pháp và hành thiền. Ngài là vị chánh đẳng chánh giác, là bậc được thế nhân tôn sùng, kính lễ, nhưng Ngài vẫn hành thiền mỗi ngày, đó là vì Ngài muốn làm gương để sách tấn chư đệ tử của Ngài phải luôn tinh tấn hành thiền. Chúng ta thường gặp hai lời khuyên của Đức Phật cho các tỳ-kheo xuất gia:

"Này các tỳ-kheo, khi các người hội họp lại thường có hai việc phải làm: một là đàm luận về phật pháp, hai là giữ im lặng của bậc thánh." Sự im lặng của bậc thánh ở đây là hành thiền.

Lời dạy thứ hai là lời khuyên hành thiền của Đức Phật "Này các tỳ-kheo, đây là gốc cây, đây là những căn nhà trống, này các tỳ-kheo, hãy tu thiền, chớ có phóng dật, chớ có sanh lòng hối hận về sau. Đây là lời giáo huấn của Ta cho các ngươi." Và khi sắp nhập Niết-bàn, Đức phật nhắc đi nhắc lại nếp sống của một tỳ-kheo tối thắng là tu thiền định, thiền quán.

"Này Anada, ở đời, vị tỷ kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời, đối với các cảm thọ…đối với tâm… đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này, Anada, như vậy vị tỳ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một vật gì khác."

Đức phật luôn luôn dạy các đệ tử của Ngài, ngay lúc Ngài còn sống, cũng như trước khi nhập diệt, phải tinh tấn hành thiền, vì chỉ có một con đường duy nhất đưa đến giác ngộ giải thoát đó là hành thiền.

Như chúng ta thấy bậc Đạo Sư của chúng ta trước khi thành đạo, Ngài đã có nhiều kinh nghiệm về thiền như vậy và đã tự mình khám phá ra con đường giới định tuệ đưa đến giác ngộ giải thoát, cho đến khi thành đạo và ngay cả trước khi Niết-bàn Ngài cũng hành thiền định. Trong suốt 45 năm sau khi thành đạo Ngài thuyết pháp, hành thiền và dạy đệ?tử hành thiền, những bài thuyết pháp của Ngài đều nhấn mạnh về thiền.

Chúng ta là những người hậu học, đang trên đường tu tập, để nối bước theo dấu chân Ngài, chúng ta phải tinh tấn thiền định, nhưng trước khi thiền định phải giữ gìn giới luật nghiêm minh, vì có giới mới đi vào định được, khi định được viên mãn thì trí tuệ phát sanh. Trí tuệ là lưỡi gươm sắc bén nhất, có thể cắt đứt được tận gốc rễ của phiền não, tham, sân, si, mạn, nghi, giống như cây Tala một khi bị cắt đứt ngọn thì không thể mọc lên được nữa. Khi các kiết sử được đoạn tận gốc rễ, chúng ta mới được an vui, giải thoát. Sự an vui giải thoát này không ở đâu xa, mà chính ở ngay trong cuộc sống này.

Vì thế cho nên, tất cả chúng ta, giờ giờ, khắc khắc phải tinh tấn tu học, thực hành tam vô lậu học (giới-định-tuệ). Vì đó là con đường duy nhất đưa chúng ta đến cõi an vui, giải thoát, tịch diệt, và Niết-bàn.

Chú thích:

Xem Kinh Trung Bộ, tập I, Tứ Niệm Xứ, trang 96
Xem kinh Trung Bộ, tập I, Đại Kinh Xóm Ngựa, trang 414-418
Xem kinh Tương Ưng Bộ, tập V, Một Pháp, trang 463-464
Trung Bộ Kinh, tập I, Tiểu Kinh Dụ Dấu Chân Voi, trang 291
Kinh Trung Bộ, tập I, Kinh Thánh Cầu, trang 260
Kinh Tương Ưng Bộ, tập IV, phẩm Mới và cũ, trang 224-225
Kinh Trường Bộ, tập I, Kinh Đại Bát Niết Bàn, trang 584
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2021(Xem: 15817)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 ụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 22 về Đức Phật Ứng Hoá Thân Thích Ca Mâu Ni trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời Ngài. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ về lời dạy của Đức Phật Thích Ca để lại cho đời: Thiện hộ ư khẩu ngôn Tự tịnh kỳ chí ý Thân mạc tác chư ác Thử tam nghiệp đạo tịnh Năng đắc như thị hành Thị đại tiên nhân đạo. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch Việt: Thân không làm điều ác, Khéo giữ gìn lời nói, Giữ tâm ý thanh tịnh, Cả ba nghiệp trong sạch. Tu tập được như vậy, Đại Tiên trong loài người. Một lòng kính lạy đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Sư Phụ tiết lộ ràng bài kệ của Phật Thích Ca và 6 vị Phật quá khứ đều được đưa vào trong Tỳ Kheo Giới Kinh để ôn tụng thọ trì mỗi ngày, đây là những lời dạy tim óc mà quý N
23/01/2021(Xem: 16924)
Đức Phật Ca Diếp 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Kính bạch Sư Phụ, Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 21 về Đức Phật Ca Diếp trong nghi thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ của Đức Phật Ca Diếp để lại cho đời như sau: Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Ca Diếp Phật.
22/01/2021(Xem: 13261)
Đức Phật Câu Lưu Tôn 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu 10/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ thứ 19 ĐỨC PHẬT CÂU LƯU TÔN Thí như phong thái hoa Bất hoại sắc dữ hương Đản thủ kỳ vị khứ Tỳ kheo nhập tụ nhiên Bất vi lệ tha sự Bất quán tác bất tác Đản tự quán thân hành Nhược chánh nhược bất chánh. Nhất tâm đảnh lễ Câu Lưu Tôn Phật. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
21/01/2021(Xem: 12101)
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm 09/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ thứ 18 ĐỨC PHẬT TỲ XÁ PHÙ Bất báng diệc bất tật Đương phụng hành ư giới Ẩm thực tri chỉ túc Thường lạc tại không nhàn Tâm định lạc tinh tấn Thị danh chư Phật giáo. *** Không chê cũng không ghét Nên vâng giữ giới luật Ăn uống vừa biết đủ, Lấy nhàn tịnh làm vui, Tâm định tĩnh, tinh tấn, Đó là lời Phật dạy. Nhất tâm đảnh lễ Tỳ Xá Phù Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
20/01/2021(Xem: 11805)
Đức Phật Thi Khí 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 08/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 17: ĐỨC PHẬT THI KHÍ Thí như minh nhãn nhơn Năng tị hiểm ác đạo Thế hữu thống minh nhơn Năng viễn ly chư ác. Nhất tâm đảnh lễ Thi Khí Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
20/01/2021(Xem: 13373)
Kinh Vô Lượng Thọ (Giọng tụng: TT Thích Trí Thoát)
20/01/2021(Xem: 16011)
Niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật (Giọng niệm: HT. Thích Minh Tâm)
20/01/2021(Xem: 16496)
Kinh Vu Lan Báo Hiếu (Giọng tụng: HT Thích Minh Tâm)
20/01/2021(Xem: 15682)
Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát🙏 Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có Ai thấy nghe Đều phát lòng Bồ-đề Hết một báo thân này Đồng sanh nước Cực-lạc. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
20/01/2021(Xem: 15244)
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức - HT. Thích Minh Tâm Trì Tụng! Chí Tâm Đảnh lễ và tri ân Hoà Thượng Ân Sư Thích Minh Tâm🙏 Kinh Dược sư dạy: "Nếu có bốn chúng: Bật-sô, Bật-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và những tịnh tín thiện nam thiện nữ, ai giữ tám phần trai giới, hoặc trong ba tháng hoặc đủ một năm để làm thiện căn, nguyện sanh thế giới Cực Lạc phương Tây, cầu nghe chánh pháp Phật Vô Lượng Quang, nhưng chưa quyết định. Nếu nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời khi lâm chung, sẽ có tám vị đại Bồ-tát là: Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Vô Tận Ý Bồ-tát, Bảo Đàm Hoa Bồ-tát, Dược Vương Bồ-tát, Dược Thượng Bồ-tát, Di Lặc Bồ-tát, đứng ở trên không chỉ đường tiếp dẫn. Người tu tự nhiên thấy mình hóa sanh trong đám hoa báu nhiều màu sắc đẹp, ở cõi An Lạc”. NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT🙏 Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có kẻ thấy nghe Đề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]