Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu Kinh A Di Đà

04/04/201312:48(Xem: 10969)
Giới thiệu Kinh A Di Đà
A_Di_Da_Phat_14


Giới thiệu Kinh A Di Đà

Thích Nguyên Thành

Nguồn: Thích Nguyên Thành

Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên. Để giúp độc giả tìm hiểu sâu vào bản chất của kinh, chúng tôi xin trân trọng trích và giới thiệu một phần luận văn diễn giải về kinh A Di Đà của tác giả Thích Nguyên Thành, cựu học tăng - Học viện PGVN .

1. XUẤT XỨ KINH A DI ĐÀ VÀ Ý NGHĨA DANH HIỆU.

Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo.

Kinh A Di Đà (tiểu bản Sukhàvatì - vyùha) là một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh (đại phẩm Sukhàvatì - vyùha), dịch từ Phạn bản qua Hán bản. Bản kinh người viết dùng làm tư liệu tham khảo ở đây là bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần, một trong toàn tập Tịnh Độ dịch từ năm 147 đến năm 713 sau Tây lịch.

Tập kinh Quán Vô Lượng Thọ (Amitayur - dhyàna Sutra) cho ta biết nguyên lai của giáo lý Tịnh độ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết. A Xà Thế, Thái tử thành Vương Xá, nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La và hạ ngục nhà vua này; hoàng hậu cũng bị giam vào một nơi. Sau đó, hoàng hậu cầu thỉnh Đức Phật chỉ cho bà một chỗ tốt đẹp hơn, nơi không có những tai biến xảy ra như vậy. Đức Thế Tôn liền hiện thân trước mặt bà và thị hiện cho thấy tất cả các Phật độ và bà chọn quốc độ của Phật A Di Đà coi như tối hảo, Phật bèn dạy bà cách tụng niệm về quốc độ này để sau cùng được thác sinh vào đó. Ngài dạy bà bằng giáo pháp riêng của Ngài và đồng thời giảng giáo pháp của Phật A Di Đà. Cả hai giáo pháp cuối cùng chỉ là một, điều này ta có thể thấy rõ theo những lời Ngài dạy Tôn giả A Nan ở đoạn cuối của các bài pháp: "Này A Nan, hãy ghi nhớ bài thuyết pháp này và lặp lại cho đại chúng ở Kỳ Xà Quật nghe. Thuyết giáo này, ta gọi đấy là kinh A Di Đà". Quan điểm đó của kinh Quán Vô Lượng Thọ như muốn nói lên giáo lý A Di Đà cùng nguồn gốc với giáo lý Nguyên thủy, đều do Đức Thế Tôn thuyết. (Các tông phái đạo Phật, bản dịch của Tuệ Sỹ, Tu thư Đại học Vạn Hạnh 1973, tr.329).

Danh hiệu A Di Đà dịch từ tiếng Phạn Amita hay Amitàyus hoặc Amitàbha, có nghĩa là Vô lượng, Vô lượng thọ, Vô lượng quang (ngoài ra, có nơi ghi thêm nghĩa: Cam lồ, Vô lượng thanh tịnh, Vô lượng công đức).

Danh từ Vô lượng, nếu miêu tả xét theo không gian, sẽ là Vô lượng quang; nếu trên cương vị thời gian, thì là Vô lượng thọ. Đấy là Pháp thân (Dharma - kàya). Pháp thân này là Báo thân (Sambhoga - kàya) nếu Phật được coi như là đức Phật "giáng hạ thế gian". Nếu Ngài được coi như một Bồ Tát đang tiến lên Phật quả, thì Ngài là một vị Phật sẽ thành, như Bồ Tát Cần Khổ (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Nói cách chính xác hơn, nếu chúng ta mô tả một vị Phật dựa trên căn bản giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật, nghĩa là Vô lượng quang biểu tượng của trí tuệ giải thoát (Phật trí); Vô lượng thọ biểu tượng của đại định (tâm giải thoát), ở ngoài các vọng tưởng phân biệt. Ý nghĩa Vô lượng quang và Vô lượng thọ, và nhân cách giác ngộ của trí tuệ và từ bi vô cùng tận, tất cả chỉ giản dị là những giải thích về Vô lượng.

Theo kinh A Di Đà, Đức Phật A Di Đà đã ra đời cách đây "10 a tăng kỳ kiếp", có nghĩa là "từ lâu đời rồi" và có thể là nhắc tới hiện thân thứ 2 hay thứ 3 của Ngài, Phật nguyên thủy có thể là xa xưa hơn nữa, hiện nay Ngài đương thuyết pháp và sẽ còn tiếp tục thuyết pháp tại đó cho đến một tương lai lâu xa.

Mặt khác, "trong tương lai, khi kinh pháp mất hết, Như Lai cũng thương chúng sinh mà giữ kinh này thêm một trăm năm. Ai gặp được cũng thỏa nguyện. Và từ đó về sau, kinh này cũng không còn, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật rộng độ quần sinh". (Đại tạng kinh bản chữ Vạn 150/36A trích dẫn). (Sđd, tr.362)

2. CẢNH GIỚI A DI ĐÀ (TỊNH ĐỘ)

* Đoạn 1:

a. Kinh văn:

"Thu Tử, quốc độ ấy vì lý do gì mệnh danh là Cực lạc? Vì người quốc độ ấy không có mọi sự khổ não, chỉ hưởng yên vui, nên mệnh danh là Cực lạc. Thu Tử, quốc độ Cực lạc chỗ nào cũng có lan can bảy lớp, lưới giăng bảy lớp, hàng cây bảy lớp, toàn bằng bốn chất liệu quý báu, bao quanh khắp cả, vì vậy quốc độ ấy tên là Cực lạc". (Sđd, tr.191 - 192).

b. Nghĩa biểu tượng:

Như chúng ta hiểu, ngôn ngữ Đại thừa phần lớn là ngôn ngữ biểu tượng nói lên thực tại vốn rời xa ngôn ngữ khái niệm của con người. Nói ở nước Cực lạc, không có mọi sự khổ não, không có tất cả sự lo nơi tâm và sự khổ nơi thân, chỉ hưởng yên vui, có vô lượng sự mừng và sự thanh tịnh là nói ở Cực lạc chúng sinh đã đoạn diệt khổ - khổ diệt là nghĩa Diệt đế hay Niết bàn.

Quan điểm này rõ ràng không rời xa truyền thống của giáo lý Nguyên thủy Phật giáo. Tại đây, bừng sáng lên rằng các tông phái Phật giáo đều trình bày Niết bàn theo cách: dẹp hết chấp thủ, vọng tưởng thì Niết bàn hiển lộ. Con đường đi đến Niết bàn ở Nikàya và A Hàm là đoạn trừ ái, thủ, vô minh hay đoạn trừ 10 kiết sử. Đó chỉ ròng là công phu chuyển đổi vọng tâm mà không đặt vấn đề đến các pháp, hiện tượng giới này. Phải chăng đây là ý nghĩa mà Thế Tôn dạy trong Nikàya và A hàm: "Khi ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh".

Như vậy, chúng sinh ở nước của Phật A Di Đà là đã hành xong hay gần xong phạm hạnh của Thanh Văn, và đang tu tập hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chánh báo của chúng sinh Cực lạc (hàng Bất thối) là Vô sinh và Nhất sinh bổ xứ, nên cảnh giới y báo hẳn là thanh tịnh, trang nghiêm bằng bảy báu, biểu tượng cho những gì quý giá ở ngoài sinh diệt.

* Đoạn 2:

a. Kinh văn:

"Thu Tử, quốc độ Cực lạc chỗ nào cũng có cái hồ bằng bảy chất liệu quý báu, thứ nước đủ tám đặc tính tràn đầy trong đó. Đáy hồ trang rải toàn cát bằng vàng. Thềm và đường bốn phía đều do bạc, vàng, lưu ly, pha lê, bốn chất liệu quý báu như vậy hợp lại mà thành. Trên hồ có lâu đài, cũng dùng bạc, vàng, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não mà trang hoàng. Hoa sen trong hồ lớn như bánh xe, màu xanh ánh ra sáng xanh, màu vàng ánh ra sáng vàng màu trắng ánh ra sáng trắng, nhiệm mầu (*) hương khiết. Thu Tử, quốc độ Cực lạc thành tựu sự trang nghiêm như vậy" (Sđd. tr. 191 - 192).

b. Nghĩa biểu tượng:

Nước Cực lạc là nơi đã đoạn diệt khổ, nên chúng sinh đã và đang tiếp tục chứng đắc Thất giác chi: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả (tượng trưng bằng bảy chất liệu quý báu), và Tám cảnh giới thiền định: Tứ thiền sắc giới và Tứ không (tượng trưng bằng thứ nước đủ tám đặc tính tràn đầy). Tại đó, chúng sinh đã chứng Tâm giải thoát hoàn toàn và đang tiến dần đến Tuệ giải thoát tối thượng (biểu tượng hoa sen nhiệm mầu hương khiết, hương thơm vi diệu, ánh sáng chiếu sáng từ hoa sen). Do vì chứng đắc các quả vị ngang qua tu tập phạm hạnh (Giới, Định, Tuệ) nên chúng sinh được thác sinh về Cực lạc. Tại đây, chúng ta có thể phát biểu rằng, giáo lý Phật giáo luôn luôn "nhất quán", nhằm đưa đến mục đích sau cùng của đời sống phạm hạnh là đoạn tận ái, thủ, vô minh, giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Nếu được khéo tu tập thì sẽ chuyển được khổ đau sinh tử thành giải thoát, Niết bàn ngay trong hiện tại (Ta bà bất ly đương xứ, Tịnh độ chỉ tại mục tiền), tất cả những gì thuộc công việc chuyển hóa đều có mặt trong chúng ta, tất cả đang chờ đợi sự tỉnh giác và quyết tâm của hành giả ngay từ hiện tại. Vì vậy, trọng điểm của công việc tu tập thất giác chi, thiền định hay hầu hết các kinh điển Nam tạng và Bắc tạng vẫn luôn đặt vào việc đoạn trừ tham ái hay đoạn trừ chấp thủ..

3. PHÁP ÂM Ở CÕI TỊNH ĐỘ

a. Kinh văn:

"Thu Tử, quốc độ Cực lạc thường có các loại chim lạ, đẹp, và màu sắc xen nhau, đại loại như bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, tần dà, cọng mạng. Những loại chim này, ngày đêm sáu buổi, kêu ra âm thanh nhịp điệu và tuyệt nhã. Âm thanh ấy diễn đạt năm căn bản, năm năng lực, bảy thành phần tuệ giác, tám thành phần đường chánh, các pháp đại loại như vậy. Người quốc độ Cực lạc nghe âm thanh ấy thì ai cũng nhớ nghĩ về Phật, nhớ nghĩ về Pháp, nhớ nghĩ về Tăng. Thu Tử, đừng bảo các loại chim này thật do nghiệp dữ kết quả mà có, vì quốc độ Cực lạc không có ba nẻo đường dữ. Thu Tử, quốc độ Cực lạc cái tên đường dữ còn không có, huống chi có cái thật đường dữ. Các loại chim này, toàn là Đức A Di Đà Phật muốn làm lan tràn âm thanh diệu pháp nên biến hiện ra. Thu Tử, quốc độ Cực lạc gió nhẹ thổi động những hàng cây và lưới giăng quý báu, phát ra âm thanh tuyệt diệu, tựa như trăm ngàn nhạc khí đồng thời hòa tấu. Ai nghe âm thanh ấy cũng tự nhiên sinh ra tâm trí nhớ nghĩ về Phật Pháp Tăng. Thu Tử, quốc độ Cực lạc thành tựu sự trang nghiêm như vậy". (Sđd, tr. 193 - 194).

b. Nghĩa biểu tượng:

Cảnh giới Cực lạc là cảnh giới của những tâm thức thanh tịnh và giải thoát nên các tiếng chim hót ở đó phải là tiếng lòng giải thoát. Đó là tiếng vọng của tâm thức đã, đang và sắp chứng thuần thục năm căn bản (tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn); năm năng lực (tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực); bảy thành phần tuệ giác (niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định và xả); tám thành phần đường chánh (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định); các pháp đại loại như vậy là cùng pháp số trên đây còn có lục độ vạn hạnh. Cũng nên biết, 4 pháp số trên là Bồ đề phần pháp (nhân tố và thành phần của tuệ giác ), và tại quốc độ Ta bà này thì Bồ đề phần pháp, ngoài 4 pháp số trên còn có 3 pháp số nữa là: một, 4 đề tài mà sự nhớ nghĩ cư trú vào đó (tứ niệm xứ); hai, 4 nỗ lực chính xác (tứ chánh cần); ba, 4 chân đứng thần diệu (tứ như ý túc). Ba pháp số này cộng 4 pháp số trên thành 37 Bồ đề phần pháp mà nếu hợp lại thì thực thể có 9, là tuệ, tiến, định, tín, niệm, hỷ, xả, khinh an và vô biểu sắc. (Tục tạng kinh bản chữ Vạn 33/80B).

Di Đà đại bản nói, Bồ tát và Thanh văn có vị muốn nghe âm thanh thuyết pháp, có vị muốn nghe âm thanh âm nhạc, có vị muốn nghe hương thơm của hoa, có vị không muốn nghe âm thanh nào hết...; ai muốn nghe gì thì chỉ nghe thứ ấy, và ai không muốn nghe thì không nghe gì cả (Đại tạng kinh bản Đại chính tân tu 12/332) Tất cả các pháp lành trên là tiêu biểu cho Đạo đế, và đang hướng đến Phật trí. Khi hành giả có Định và Tuệ thì sẽ thấy và nghe tiếng pháp Vô ngã khắp mọi nơi. Bấy giờ chim muôn, hoa lá, núi sông... đều nói pháp. Cũng vậy, ở nước Cực lạc, quê hương của Trí tuệ, gió chim đều tuyên giảng Đạo đế. Thực tại tính Di Đà thường xuyên thuyết chánh pháp nên chúng sinh ở đó có điều kiện để tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng khả năng ly dục và thành tựu rốt ráo phạm hạnh...

4. CHÚNG SANH Ở CÕI TỊNH ĐỘ

a. Kinh văn:

"Thu Tử, Đức A Di Đà Phật có vô lượng đệ tử Thanh văn, toàn là A la hán, không phải toán số biết được. Đệ tử Bồ tát cũng tương đương như thế. Thu Tử, quốc độ Cực lạc thành tựu sự trang nghiêm như vậy. Thu Tử, người sinh quốc độ Cực lạc toàn là những bậc Không thoái chuyển, trong đó có nhiều vị Một đời thành Phật. Số này rất nhiều, toán số cũng không thể biết được, chỉ có thể đem cái số vô lượng vô số mà nói". (Sđd, tr. 195 - 196).

b. Nghĩa biểu tượng:

Nếu A Di Đà Phật là tự tánh thanh tịnh tâm, là biểu tượng của Giới đức, Định đức và Tuệ đức, thì chính 37 Bồ đề phần pháp đã giáo hóa chúng sinh đến các quả vị A la hán, Không thoái chuyển, Một đời thành Phật. Nếu chúng sinh có vô lượng vô biên, thì các quả vị thánh kia cũng vô biên vô lượng mà kinh A Di Đà nói là do Đức A Di Đà Phật giáo hóa. Cực lạc không có mọi yếu tố thiên nhiên và xã hội kích thích phát sinh phiền não hạnh nghiệp, mà toàn là những yếu tố trái lại. Chính điều này là lý do vì sao nên nguyện sinh Cực lạc. Sinh Cực lạc là được sống với thượng thiện nhân trong thiện xứ. Thì sự trở lại Ta bà hay du hóa mười phương chỉ là sự phân thân....

5. SỰ THẬT CỦA VIỆC TRÌ NIỆM A DI ĐÀ:

a. Kinh văn

"Thu Tử, như hiện thời Như Lai tán dương ích lợi những sự bất khả tư nghi của Đức A Di Đà Phật, các quốc độ phương Đông... phương Nam... phương Tây... phương Bắc... phương Dưới.. phương Trên... hằng hà sa số các đúc Như Lai đại loại như vậy, đều ở nơi quốc độ của mình, đưa ra tướng lưỡi rộng dài, trùm khắp đại thiên quốc độ, nói lời thành thật như vầy: Các người nên tin bản kinh tán dương những sự bất khả tư nghì, hết thảy chư Phật đều gìn giữ cho". (Sđd, tr.197 - 202).

b. Nghĩa biểu tượng

Đức Thích Tôn và chư Thế Tôn trong 10 phương thế giới đang đồng âm tán dương công đức vô lượng của Đức A Di Đà là ý nghĩa chư Thế Tôn tán thán con đường giải thoát Giới, Định, Tuệ. Vì Giới, Định, Tuệ là 3 mặt của thực tại, trong Giới có Định có Tuệ; trong Định có Giới có Định.Trong Tuệ có Giới có Định. Mức độ thăng hoa của một trong ba chi phần này có liên quan đến hai chi phần kia. Có Tuệ mới biết đâu là Giới, có Tuệ mới ổn định được tâm, càng thực hiện được Giới, tức càng thực hiện được các quy luật tự nhiên thì càng hiểu biết về thực tại, từ đó hiểu được tâm; ổn định tâm; có ổn định tâm thì tâm mới thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh. Đây chính là con đường mà truyền thống chư Phật trong ba đời hằng thuyết giảng trong mỗi thời pháp; cũng là con đường độc nhất đưa đến giải thoát sinh tử. Cho nên chúng sinh cầu nguyện về nước Cực lạc thì không thể cầu nguyện suông được mà phải là lời cầu nguyện cụ thể bằng hành động tu tập 37 phẩm trợ đạo, và ý nghĩa niệm danh hiệu A Di Đà là ý nghĩa hướng tâm vào Giới, Định, Tuệ...

6. KẾT LUẬN

Giáo lý kinh A Di Đà rất mực cụ thể vì đã trình bày cái chân lý tuyệt đối và phổ quát, từ đó có thể áp dụng trong mọi hình thái sinh hoạt của xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị... như đã trình bày ở các phần trước, kinh A Di Đà có thể trình bày vắn tắt vào các điểm sau:

1. Kinh diễn tả ý nghĩa danh hiệu A Di Đà: Vô lượng quang, Vô lượng thọ là trỏ cho chân lý, cho trí tuệ, cho pháp thân Phật, cũng là ý nghĩa 10 lực của Đức Như Lai mà kinh tạng Nikàya thường nêu rõ. Ở đây, ý nghĩa lâu bền của chân lý, của Phật pháp, của giải thoát ... cũng cần được ngầm hiểu.

2. Cảnh giới Cực lạc của Phật A Di Đà là cảnh giới hòa bình, an lạc, thiện lành tuyệt đối, tượng trưng cho Niết bàn, vừa trỏ đến Niết bàn, tức Diệt đế. Từ đó ta phải hiểu rằng mọi hình tha1i sinh hoạt hằng ngày, suy rộng ra, từ Diệt đế, ta có thể phản suy để hiểu ngầm lời dạy về Khổ đế, Tập đế và từ đó tìm hiểu Đạo đế. Rõ ràng đây là giáo lý căn bản nhất của kinh điển Nguyên thủy.

3. Pháp môn niệm Phật là con đường thuận hợp với nhiều căn cơ chúng sinh; được xem là pháp môn chủ yếu trong kinh A Di Đà mà ta cũng tìm thấy trong các kinh Nikàya, nhất là trong Tăng Chi. Niệm Phật để được nhất tâm, đưa đến, tức niệm Phật là hành thiền, là phá chấp, là vô ngã, là thực hiện Bát chánh đạo, hay nói chung là tu tập 37 phẩm trợ đạo. Từ nội dung đầy ý nghĩa trên, ta có thể đi tìm một mẫu số chung, một nội dung lớn xuyên suốt bộ kinh A Di Đà: đó là sự nêu trỏ cái tâm, nhận biết tâm, tu sửa tâm, chứng ngộ tâm. Đó là ý nghĩa Tâm học của Phật giáo. Thật thế, qua kinh A Di Đà, Đức Vô lượng thọ, Vô lượng quang là trỏ cái tâm vô, cái tâm tuyệt đối, cái bản thể Như Lai tạng được triển khai, lớn mạnh và viên mãn. Đó là cái tâm nguyên thủy, rất mực thanh tịnh, giải thoát. Đó là tâm Phật vốn có trong một chúng sinh; mà vì chúng sinh còn mê muội, còn trôi lăn trong sinh tử luân hồi nên không thể hiện được cái tâm tuyệt đối vốn có của mình. Cái tâm tuyệt đối này được kinh A Di Đà dùng ngôn ngữ biểu tượng để tả một cảnh giới Cực lạc, đấy là trỏ đến Niết bàn như đã nói. Thì ra tâm giải thoát là Niết bàn, không mang chút gì là ngã, ngã sở, do đó hạnh phúc viên mãn miên trường. Như đã nói, pháp môn niệm Phật chính là niệm tâm, là thiền định, đưa đến trí tuệ giải thoát. Niệm Phật A Di Đà là niệm cái tâm, Phật tính vốn có của mình, để chứng ngộ nó; và như thế ý nghĩa nhờ vào tha lực hay nhờ gia trì lực rốt lại cũng chính là tự lực, tự giải thoát. Đó là ý nghĩa của sự tự chứng thánh trí của kinh Lăng Già, vốn đã được Đức Phật khuyên dạy: "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi".

-Chú thích: "Hoa sen mà nói nhiệm mầu là vì hoa ấy thực mà không chất ngại nhau, và hoa sinh người mà như thế thì người do hoa sinh là như thế, có thể biết được". (Tục tạng kinh bản chữ Vạn 108/333A. Phần sau của lời giải thích này là nói người sinh Cực lạc thì hóa sinh trong hoa sen ấy, "Chín phẩm hoa sen làm bậc cha mẹ", do vậy mà cơ thể người Cực lạc không có và có những gì cơ thể chúng ta có và không có) (Sđd, tr. 332)

Thích Nguyên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2021(Xem: 9982)
TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN, ĐỆ NHẤT THẦN THÔNG 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 26/08/2020 (08/07/Canh Tý) Đìu hiu gió bóng chiều rơi theo lá thu Có đàn chim bay vẩn vơ. Chuông chùa xa đưa thuyền mơ Mục Kiền Liên đứng nhìn cảnh đêm dần tan Nhớ mẹ xót xa tâm hồn. Bóng mẹ biết bây giờ đâu? Đây nơi âm cung, gió đưa tiếng sầu tê lòng Đây nơi ôi nơi, mẹ ta đã đền tội thế Diêm Vương Diêm Vương, hãy cho thân này phúc mọn Cơm đây cơm đây, mẹ ơi hãy thổi đi mẹ Nhưng than ôi cơm hóa than, lạy Phật ngài ban ơn lành Mục Kiền Liên! Gió mang ánh vàng tưới rọi âm cung Mục Kiền Liên! Cánh sen trắng trong dịu thỏa bao lòng Mục Kiền Liên! Cúi đội ơn Ngài cứu độ vong nhân Mục Kiền Liên! Chúng con cố nguyện noi từng bước vàn Ôi Mục Kiền Liên! (Bài hát của Đỗ Kim Bảng) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) giải thích nghi thức hành trì, pháp môn tu tập h
13/01/2021(Xem: 9502)
TÔN GIẢ CA CHIÊN DIÊN, ĐỆ NHẤT LUẬN NGHỊ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/08/2020 (11/07/Canh Tý) Ai là vua trong các vị vua? Ai là thánh trong các bậc thánh? Thế nào là người ngu? Thế nào là bậc trí? Làm sao để lìa phiền não? Làm sao để đạt được Niết Bàn? Ai là kẻ chìm trong biển sanh tử? Ai là người tiêu dao tự tại noi cõi nước giải thoát? Nam Mô Luận Nghị Đệ Nhất Ca Chiên Diên Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
12/01/2021(Xem: 10733)
Thật ngạc nhiên vào cuối giờ pháp thoại sau những gián đoạn về phụ diễn và câu hỏi cho đề tài "Phật đang ở đâu " được chấm dứt ...thì bài thơ " Tôi đi tìm Phật" mới được TT Thích Nguyên Tạng đọc ....có lẽ bài thơ quá dài ? Hoặc là Thầy muốn cho các học viên hãy nhớ lại những điều Thầy đã chỉ ra xuyên suốt trong hơn một tiếng đồng hồ về Ông Phật của chúng ta ....đó là chỉ có Phật của lòng mình mà những câu thơ cuối trong bài thơ Tôi đi tìm Phật của HT Giới Đức ( Bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) đã muốn nhắn nhủ lại cho hàng hậu học với kinh nghiệm bao năm làm Trưởng Tử Như Lai nhân ngày lễ Vesak 2017 !
12/01/2021(Xem: 11829)
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba 25/08/2020 (07/07/Canh Tý) Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt, Ngã Phật đại sa môn, Thường tác như thị thuyết. Các pháp do duyên sinh, Lại cũng do duyên diệt. Thầy tôi là Đức Phật Thường giảng dạy như vậy. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
12/01/2021(Xem: 9367)
Vừa khi nghe thông báo trên Viber ĐGĐQĐ tôi đã vội vàng tìm lục lại trong tủ sách quyển kinh Bát Đại Nhân Giác do H T Thích Thanh Từ giảng giải và xuất bản từ 1996 ... Phải nói là việc học Đạo của tôi rất là ....chủ quan , thường cho rằng một quyển kinh mình đã đọc mấy lần rồi thì đã biết đại ý nên từ đó cứ bỏ qua nhiều năm ... có nghe giảng sư nào nhắc lại cũng không lưu ý lắm mà chỉ cố đi tìm những gì xa vút cao vời ... Nhưng lần này vì phong tỏa cấm cung ... tánh tò mò ... tôi đã chăm chú nghe hết 1h 45 m mà không xê dịch để rồi hít hà kết luận hay quá !!!
11/01/2021(Xem: 9403)
TÔN GIẢ A NA LUẬT, ĐỆ NHẤT THIÊN NHÃN (Mắt trời thấy suốt, không gì chướng ngại) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Hai, 31/08/2020 (13/07/Canh Tý) “Tôi sanh ra trong hoàng cung ánh sáng, Vương tộc Thích Ca, giòng họ của tôi. Anuruddha là tên, cuộc sống vui cười, Giữa nhung lụa và nhạc đời hầu hạ...”. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thiên Nhãn Đệ Nhất A Nậu Lâu Đà (A Na Luật) Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
10/01/2021(Xem: 9042)
25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật, 27/09/2020 (11/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thánh nhơn thuyết tri kiến, Đương cảnh vô thị phi, Ngã kim ngộ kỳ tánh, Vô đạo diệc vô lý . Thánh nhơn nói tri kiến, Ngay cảnh không phải quấy, Nay ta ngộ tánh ấy, Không đạo cũng không lý . Nam Mô Đệ Nhị Thập Ngũ Tổ Bà-Xá-Tư-Đa Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
08/01/2021(Xem: 8508)
27: Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba, 29/09/2020 (13/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Tâm địa sanh chư chủng, Nhơn sự phục sanh lý, Quả mãn bồ-đề viên, Hoa khai thế-giới khởi. Đất tâm sanh các giống, Nhơn sự lại sanh lý, Quả đầy bồ-đề tròn, Hoa nở thế-giới sanh. Nam Mô Đệ Nhị Thập Thất Tổ Bát Nhã Đa La Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…)
07/01/2021(Xem: 9483)
26: Tổ Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Hai, 28/09/2020 (12/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Chơn tánh tâm địa tàng, Vô đầu diệc vô đuôi, Ứng duyên nhi hóa vật, Phương tiện hô vi trí . Kho tâm địa chơn tánh, Không đầu cũng không đuôi, Hợp duyên tùy hóa vật, Phương tiện gọi là trí . Nam Mô Đệ Nhị Thập Lục Tổ Bất Như Mật Đa Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
07/01/2021(Xem: 7168)
24. Tổ Sư-Tử (Aryasimha) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 26/09/2020 (10/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Chánh thuyết tri kiến thời, Tri kiến câu thị tâm, Đương tâm tức tri kiến, Tri kiến tức vu kim. Chính khi nói tri kiến, Tri kiến đều là tâm, Chính tâm tức tri kiến, Tri kiến tức là hiện nay. Nam Mô Đệ Nhị Thập Tứ Tổ Sư Tử Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567