Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10-Nói về nghĩa "Bất giác" Chơn như và vô minh, thỉ và chung

02/05/201316:44(Xem: 18996)
10-Nói về nghĩa "Bất giác" Chơn như và vô minh, thỉ và chung


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---

Bài Thứ 10

1. Chơn như và vô minh, thỉ và chung (tiếp theo)
Chơn như vô thỉ vô chung
Vô minh vô thỉ hữu chung
m. Nói về 3 đại nghĩa của Tâm:
1. Thể rộng lớn của Tâm
(tánh bình đẳng không động)
2. Tướng rộng lớn của Tâm
(đủ hằng sa công đức)
3. Dụng rộng lớn của Tâm
( có hằng sa diệu dụng, sẽ nói trong bài 11)

CHƯƠNG THỨ BA

PHẦN GIẢI THÍCH

NÓI VỀ Ý NGHĨA "BẤT GIÁC" 

(Tiếp Theo)

--- o0o ---

1) CHƠN NHƯ VÀ VÔ MINH, THÆ VÀ CHUNG

CHÁNH VĂN

Lại nữa, vô minh (pháp nhiễm ô) và chơn như (pháp thanh tịnh)đều đã có saün từ vô thỉ đến nay và huân tập chẳng dứt; song đến khi thành Phật rồi, thì vô minh bị dứt hết, còn chơn như lại vô cùng tận trong dời vị lai, cho đến sau khi thành Phật cũng vẫn còn. Tại sao vậy? _ Vì chơn như thường huân tập, nên vọng tâm(vô minh)phải tiêu diệt. Do vọng tâm tiêu diệt, nên pháp thân hiện ra; rồi pháp thân lại khởi diệu dụng, huân tập trở lại nữa, nên chơn như không có cùng tận.

LƯỢC GIẢI

Chơn như và vô minh đồng một bản thể và có từ vô thỉ. Song vô minh rốt sau bị chơn như tiêu diệt, nên hữu chung; còn chơn như sau khi ra khỏi triền phược rồi, lại được nuôi lớn nên vô chung.

Thí như trong trái hồng, cả chất chát và ngọt đều đồng thời có. Song khi trái hồng còn non, chất ngọt bị chất chát lấn át (chơn như tại triền), nên người ta chỉ thấy chất chát (vô minh); đến khi lớn dần, thì chất chát bị chất ngọt huân tập, nên chất chát mỗi ngày mỗi ít, mà chất ngọt mỗi ngày mỗi thêm, rồi cuộc rồi chát hết (vô minh diêt mà chỉ còn ngọt (chơn như). Khi trái hồng đã chín ngọt rồi, thì không bao giờ trở lại chát nữa 9chúng sanh khi đã thành Phật, không trở lại làm chúng sanh nữa).

Trên đã nói về "Nhơn duyên sanh diệt" rồi, dưới đây sẽ nói về ba đại nghĩa của Tâm là: Thể, Tướng và Dụng.

m. NÓI VỀ 3 ĐẠI NGHIÃ CỦA TÂM

(Trong bài này mới nói hai nghĩa thể và tướng rộng lớn của tâm)

CHÁNH VĂN

Lại nữa, tất cả phàm phu, Thinh văn, Duyên giác, Bồ Tát và Phật, từ hồi nào đến giờ, đều tự saün có thể tướng chơn như này. Tánh chơn như không tăng, không giảm, không trước, không sau, không sanh, không diệt, rốt ráo thường hằng, đầy đủ tất cả công đức(đức tánh), như là:

1. Đại trí huệ sáng suốt.

2. Chiếu khắp cả pháp giới.

3. Chơn thật hay biết.

4. Tâm tánh thanh tịnh.

5. Thường, lạc, ngã, tịnh.

6. Trong mát (thanh lương), không biến đổi và tự tại v.v..

Tóm lại, nó không rời, không đoạn, không khác, đầy đủ pháp Phật không thể nghĩ bàn, và có vô lượng công đức, nhiều hơn số cát sông Hằng. Vì nó đầy đủ tất cả, không thiếu một công đức nào, nên gọi là Như Lai tạng, cũng gọi là Như Lai Pháp thân.

LƯỢC GIẢI

Trước kia, trong phần "Định danh nghĩa" có nói: "Tướng nhơn duyên sanh diệt tức là Thể, Tướng và Dụng của Đại thừa ...". Đến bài này nói rõ Thể lớn, Tướng lớn và Dụng lớn của Đại thừa, tức là tâm Chơn như vậy.

Nhưng trong bài này, chỉ mới nói Thể rộng lớn của tâm, là tánh bình đẳng không vọng động, và Tướng rộng lớn của tâm , là có đủ hằng sa công đức; còn Dụng rộng lớn của tâm, sẽ nói tiếp trong bài thứ II.

Tất cả Thánh phàm, đều saün có tâm chơn như và cũng đều từ tâm này sanh ra. Tâm chơn như ở nơi Thánh không thêm, ở nơi phàm chẳng giảm, không trước không sau, không sanh không diệt, đầy đủ hằng sa đức tánh:

_ Đại trí huệ sáng suốt(tức là đức tánh thường quang của Pháp thân Phật).

Chiếu khắp cả pháp giới (tức là Thật trí chiếu suốt lý tánh. Quyền trí soi khắp tất cả sự vật).

_ Chơn thật hay biết(rời các vọng thức phân biệt, chỉ còn chơn giác).

_ Tâm tánh thanh tịnh( chơn tâm thanh tịnh, xa lìa các vọng hoặc nhiễm ô).

_ Đủ bốn đức Niết bàn: Chơn thường (thuần nhứt không thay đổi), Chơn lạc (không có các khổ làm não loạn), Chơn ngã (không bị hai món sanh tử bức bách), Chơn tịnh (không bị trần lao phiền não làm nhiễm ô).

_ Trong mát(vĩnh viễn xa lìa phiền não).

_ Không biến đổi(không sanh, trụ, dị, diệt).

_ Tự tại (không bị các nghiệp triền phược).

_ Không rời (hằng sa công đức không rời chơn như).

_ Không đoạn (từ vô thỉ đến giờ không hề gián đoạn)

_ Không khác (một vị, không khác).

_ Và không thể nghĩ bàn v.v.. (sự lý viên dung, nhiễm tịnh không hai, không thể nghĩ bàn được).

Tóm lại, vì tâm chơn như bao trùm vô lượng hằng sa công đức, nên gọi là Như Lai tạng và làm chỗ nương cho tất cả các Pháp, nên cũng gọi là Pháp thân của Như Lai.

CHÁNH VĂN

Hỏi: Trước đã nói "Thể chơn như bình đẳng và xa lìa tất cả các tướng", tại sao đến đây lại nói "Thể chơn như có đủ các đức tánh sai khác"?

Đáp: _ Tuy đủ các đức tánh, mà thật ra không có hình tướng gì sai khác; chỉ đồng một vị chơn như bình đẳng mà thôi.

Hỏi: Nghĩa này thế nào?

Đáp: _ Vì bản thể chơn như vô phân biệt, và xa lìa các hình tướng sai biệt, cho nên không có tướng gì sai khác (vô nhị).

Hỏi: _ Vậy thì căn cứ theo nghĩa gì, mà nói là sai khác?

Đáp: _ Căn cứ theo tướng sanh diệt của nghiệp thức, mà nói có sai khác vậy.

LƯỢC GIẢI

Đoạn nầy Luận chủ lập những câu vấn đáp, để giải thích các nghi ngờ. Trong phần vấn đáp thứ nhứt, về câu hỏi:"Thể chơn như đã bình đẳng và xa lìa tất cả tướng, tại sao lại có đủ các đức tánh sai khác?" _ Luận chủ trả lời, đại ý:"Tướng" không khác với "Tánh", Tướng tức là Tánh, đều đồng một vị chơn như bình đẳng, nên không khác; cũng như sóng không khác với nước, sóng tức là nước, đều đồng một vị.

Trong phần vấn đáp thứ hai, ngoại nhân vì chưa hiểu câu trả lời trên, nên hỏi gạn lại, để được giải thích thêm. Luận chủ đáp, đại ý như sau: chơn như xa lìa tất cả các tướng, và tất cả sự phân biệt, cho nên không có hai tướng sai khác; sở dĩ có sự sai khác là do đổi vọng tâm phân biệt (nghiệp thức) mà có.

Trong phần vấn đáp thứ ba, đại ý về câu hỏi:"Thể và Tướng chơn như đã không hai, vậy căn cứ vào đâu mà nói có sự sai khác?". Đại ý câu đáp: _ Căn cứ vào nghiệp thức sanh diệt, mà chỉ Tướng sai khác. Vì nghiệp thức sanh diệt có đủ hằng sa pháp nhiễm ô, cho nên khi chuyển nhiễm ô trở lại chơn như thanh tịnh, tất nhiên cũng phải có đủ hằng sa tướng sai khác về đức tánh thanh tịnh.

CHÁNH VĂN

Hỏi: _ Căn cứ theo tướng sanh diệt của nghiệp thức thế nào, mà nói có các đức tánh sai khác?

Đáp: _ Từ hồi nào đến giờ, tất cả các pháp thật ra không có tướng gì sai khác (thật vô ư niệm), chỉ một chơn tâm mà thôi. Song vì vô minh bất giác, tâm vọng niệm khởi lên, thấy có các cg, nên gọi là "vô minh".

_ Vì đối với nghiệp thức(vọng tâm)có khởi niệm; trái lại chơn như không khởi niệm nên chơn như có đức tánh Đại trí huệ quang minh(đức tánh thứ nhứt).

_ Vì đối với nghiệp thức có thấy, nên có cái không thấy; trái lại chơn như vì xa lìa các cái thấy, nên chơn như có đức tánh chiếu khắp cả pháp giới (đức tánh thứ hai).

_ Vì đối với nghiệp thức có vọng động, nên không chơn thật hay biết, và tự tánh không thanh tịnh; trái lại chơn như vì không vọng động, nên chơn như có đức tánh Chơn thật hay biết và Tâm tánh thanh tịnh (đức tánh thứ ba và tư).

_ Vì đối với nghiệp thức thì không thường, không lạc, không ngã, không tịnh, nhiệt não, suy biến và không tự tại; trái lại chơn như không có các việc trên, nên chơn như có những đức tánh: chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh, thanh lương(trong mát)bất biến và tự tại(đức tánh thứ 5 và 6 v.v...)

Tóm lại, vì đối với nghiệp thức có hằng hà sa số nhiễm ô, còn chơn như thì trái lại, không có các nhiễm ô, nên chơn như hiện ra đủ các đức tánh thanh tịnh, cũng nhiều hơn số cát sông Hằng. Vì nghiệp thức (vọng tâm)có khởi động, còn thấy có các pháp hiện tiến để phân biệt, nên còn có chỗ thiếu sót; trái lại, chơn như là pháp thanh tịnh, chỉ nhứt tâm, không có vọng niệm, nên đầy đủ vô lượng công đức. Bởi thế nên gọi là Như Lai tạng, cũng gọi là Pháp thân của Như Lai.

LƯỢC GIẢI

Đoạn vấn đáp nầy là tiếp theo 3 đoạn vấn đáp trên, để giải thích thêm về câu hỏi:"Thể chơn như đã bình đẳng, lìa tất cả tướng, tại sao lại có đủ các đức tánh sai khác?" _ Đoạn vấn đáp trên đã trả lời rằng:" Căn cứ theo tướng sanh diệt của nghiệp thức, nên nói có các đức tánh sai khác". Bởi thế nên đến đoạn này, mới có câu hỏi:"Căn cứ theo nghiệp thức thế nào mà nói chơn như có các đức tánh sai khác?".

_ Đại ý trong câu trả lời của đoạn văn này:" tất cả các pháp tức là chơn như, nên không có tướng gì sai khác. Song vì vô minh bất giác, tâm vọng niệm nổi lên (nghiệp thức), nên thấy (chuyển thức) có cảnh giới (hiện thưc sai khác.

Nghiệp thức có vô số tướng nhiễm ô như: Khởi vọng niệm, có tướng thấy, tướng không thấy, có động, vô thường, vọng ngã, khổ, nhiệt não, suy biến, không tự tại, có chỗ thiếu sót v.v...Vì đối với các tánh nhiễm ô của nghiệp thức, nên chơn như mới có vô số đức tánh thanh tịnh sai khác, như là:

1. Đại trí huệ quang minh

2. Chiếu khắp cả pháp giới

3. Chơn thật hay biết

4. Tánh thanh tịnh

5. Chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh

6. Trong mát (thanh lương) không biến đổi (không sanh, lão, bịnh, tử) và tự tại v.v...

Tóm lại, vì đối nghiệp thức có các tướng nhiễm ô, nhiều hơn số cát sông Hằng, nên chơn như cũng có đủ các đức tánh thanh tịnh, nhiều hơn số cát sông Hằng.

Đã nói Thể lớn, Tướng lớn của chơn như rồi, tiếp đến bài thứ II sau đây, sẽ nói Dụng rộng lớn của Tâm chơn như.

---*^*---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2021(Xem: 15494)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 ụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 22 về Đức Phật Ứng Hoá Thân Thích Ca Mâu Ni trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời Ngài. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ về lời dạy của Đức Phật Thích Ca để lại cho đời: Thiện hộ ư khẩu ngôn Tự tịnh kỳ chí ý Thân mạc tác chư ác Thử tam nghiệp đạo tịnh Năng đắc như thị hành Thị đại tiên nhân đạo. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch Việt: Thân không làm điều ác, Khéo giữ gìn lời nói, Giữ tâm ý thanh tịnh, Cả ba nghiệp trong sạch. Tu tập được như vậy, Đại Tiên trong loài người. Một lòng kính lạy đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Sư Phụ tiết lộ ràng bài kệ của Phật Thích Ca và 6 vị Phật quá khứ đều được đưa vào trong Tỳ Kheo Giới Kinh để ôn tụng thọ trì mỗi ngày, đây là những lời dạy tim óc mà quý N
23/01/2021(Xem: 16636)
Đức Phật Ca Diếp 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Kính bạch Sư Phụ, Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 21 về Đức Phật Ca Diếp trong nghi thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ của Đức Phật Ca Diếp để lại cho đời như sau: Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Ca Diếp Phật.
22/01/2021(Xem: 13006)
Đức Phật Câu Lưu Tôn 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu 10/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ thứ 19 ĐỨC PHẬT CÂU LƯU TÔN Thí như phong thái hoa Bất hoại sắc dữ hương Đản thủ kỳ vị khứ Tỳ kheo nhập tụ nhiên Bất vi lệ tha sự Bất quán tác bất tác Đản tự quán thân hành Nhược chánh nhược bất chánh. Nhất tâm đảnh lễ Câu Lưu Tôn Phật. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
21/01/2021(Xem: 11862)
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm 09/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ thứ 18 ĐỨC PHẬT TỲ XÁ PHÙ Bất báng diệc bất tật Đương phụng hành ư giới Ẩm thực tri chỉ túc Thường lạc tại không nhàn Tâm định lạc tinh tấn Thị danh chư Phật giáo. *** Không chê cũng không ghét Nên vâng giữ giới luật Ăn uống vừa biết đủ, Lấy nhàn tịnh làm vui, Tâm định tĩnh, tinh tấn, Đó là lời Phật dạy. Nhất tâm đảnh lễ Tỳ Xá Phù Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
20/01/2021(Xem: 11557)
Đức Phật Thi Khí 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 08/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 17: ĐỨC PHẬT THI KHÍ Thí như minh nhãn nhơn Năng tị hiểm ác đạo Thế hữu thống minh nhơn Năng viễn ly chư ác. Nhất tâm đảnh lễ Thi Khí Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
20/01/2021(Xem: 13137)
Kinh Vô Lượng Thọ (Giọng tụng: TT Thích Trí Thoát)
20/01/2021(Xem: 15695)
Niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật (Giọng niệm: HT. Thích Minh Tâm)
20/01/2021(Xem: 16189)
Kinh Vu Lan Báo Hiếu (Giọng tụng: HT Thích Minh Tâm)
20/01/2021(Xem: 15406)
Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát🙏 Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có Ai thấy nghe Đều phát lòng Bồ-đề Hết một báo thân này Đồng sanh nước Cực-lạc. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
20/01/2021(Xem: 14960)
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức - HT. Thích Minh Tâm Trì Tụng! Chí Tâm Đảnh lễ và tri ân Hoà Thượng Ân Sư Thích Minh Tâm🙏 Kinh Dược sư dạy: "Nếu có bốn chúng: Bật-sô, Bật-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và những tịnh tín thiện nam thiện nữ, ai giữ tám phần trai giới, hoặc trong ba tháng hoặc đủ một năm để làm thiện căn, nguyện sanh thế giới Cực Lạc phương Tây, cầu nghe chánh pháp Phật Vô Lượng Quang, nhưng chưa quyết định. Nếu nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời khi lâm chung, sẽ có tám vị đại Bồ-tát là: Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Vô Tận Ý Bồ-tát, Bảo Đàm Hoa Bồ-tát, Dược Vương Bồ-tát, Dược Thượng Bồ-tát, Di Lặc Bồ-tát, đứng ở trên không chỉ đường tiếp dẫn. Người tu tự nhiên thấy mình hóa sanh trong đám hoa báu nhiều màu sắc đẹp, ở cõi An Lạc”. NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT🙏 Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có kẻ thấy nghe Đề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]