Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Thứ Nhứt: Chương Văn Thù

02/05/201313:55(Xem: 17870)
Bài Thứ Nhứt: Chương Văn Thù

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

B.- Phần Chánh-tôn

I.- CHƯƠNG VĂN-THÙ

1. Ngài Văn Thù hỏi Phật

Khi ấy Ngài Văn-thù Sư Lợi Bồ-tát ở trong đại-chúng đứng dậy, đi quanh bên hữu của Phật ba vòng, rồi chắp tay đảnh-lễ và quỳ thẳng bạch rằng:"

Bạch đức Ðại-bi Thế-Tôn, xin Ngài vì thính-chúng trong pháp-hội hiện-tại nầy và các chúng-sanh cầu Ðại-thừa đời sau, từ bi chỉ dạy:

1.Nói lại nhơn-địa tu-hành thanh-tịnh của Như-Lai;

2.Các vị Bồ-tát đối với Ðại-thừa, đã phát tâm thanh-tịnh (Bồ-đề) rồi, làm sao xa lìa được các bịnh (trừ-vọng); khiến cho các chúng-sanh khỏi đọa vào đường tà (tà-kiến).

Ngài Văn-thù Bồ-tát thưa thỉnh như vậy ba lần, kính lạy rồi trở lui, cùng với đại chúng ngồi yên-lặng, để chờ nghe lời Phật chỉ giáo.

LƯỢC GIẢI

Ðại-ý đoạn nầy là Ngài Văn-Thù hỏi Phật hai điều:

1.Phật đã tu-hành như thế nào mà được thành Phật?

2.Các vị Bồ-tát, khi đã phát-tâm Bồ-đề rồi, làm sao cho các vọng đừng sanh?

Câu hỏi thứ nhất giống như câu hỏi trong kinh Lăng-Nghiêm, Ngài A-Nan hỏi Phật: “...Xin Phật chỉ dạy cho con phương-pháp nào mà tất cả các đức Phật tu-hành đều được thành đạo chứng quả...”.

Câu hỏi thứ hai, giống như câu hỏi trong kinh Kim-Cang, Ngài Tu-Bồ-Ðề hỏi Phật: “... Làm sao an-trụ Chơn-tâm và làm sao hàng-phục được Vọng-tâm...” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng-phục kỳ tâm).

2. Phật khen Ngài Văn Thù

Khi ấy đức Thế-Tôn kêu Ngài Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát mà dạy rằng:

- Nầy Thiện-nam, quý lắm! Ông vì các vị Bồ-tát hiện-tại và tất cả chúng-sanh đời sau cầu pháp Ðại-thừa mà thưa hỏi:

1.Nhơn-địa tu-hành của Như-Lai;

2.Khi đã phát-tâm thanh-tịnh rồi, làm sao xa-lìa các bịnh, để khỏi đọa vào tà-kiến. Vậy ông hãy chăm-chú nghe, tôi sẽ vì các ông chỉ giáo.

Khi đó Ngài Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát và đại-chúng đều hoan-hỷ, vừa kính-cẩn và vừa chăm-chú chờ nghe lời Phật dạy bảo. 

LƯỢC GIẢI

Phật trước khen-ngợi, rồi sau dặn-dò phải chăm-chú nghe, là vì “Viên-giác” là cảnh-giới thanh-tịnh, phải định-tâm chú-thần mà nghe, không thể dùng tâm sanh-diệt, ý-nghĩ xằng-xiêng mà nghe hiểu được

3. Phật trả lời cho Ngài Văn Thù

- Này thiện-nam, Như-Lai có pháp “Ðại Ðà-la-ni” (1) tên là “Viên-Giác”. Từ tánh “Viên-Giác” nầy mà sanh ra tất cả các pháp thanh-tịnh: Chơn-như, Bồ-đề (Trí-giác) Niết-bàn (viên-tịch) và Ba-la-mật (Ðáo-Bỉ-Ngạn), nay ta sẽ dạy trao cho các ông.

Nầy Văn-Thù, nhơn-địa tu-hành của các đức Phật, đều y “Viên-Giác” nầy mà vĩnh-viễn đoạn trừ vô-minh, được sánh-suốt thanh-tịnh viên-mãn, nên mới được thành Phật.- Vậy “Vô-minh” là gì?

LƯỢC GIẢI

Ngài Văn-Thù hỏi nguyên-nhơn tu-hành của các đức Phật thế nào?- Ðến đây Phật mới trả lời: Tất cả chư Phật đều y “Viên-Giác” để chiếu phá vô-minh và được thành Phật. Nào là: Chơn-như, Bồ-đề, Niết-bàn và Bát-nhã Ba-la-mật-đa v.v... cũng đều từ “Viên-Giác” nầy mà lưu xuất.

Vậy muốn ngộ được “Viên-giác’ trước phải hiểu rõ. Vô-Minh và diệt trừ vô-minh là điều cần nhứt.

4. Phật chỉ “Vô minh”

- Nầy Thiện-nam, tất cả chúng-sanh từ hồi nào đến giờ, bị nhiều món điên-đảo làm mê-mờ tánh “viên-Giác”, như người lạc đường, lầm lộn bốn phương. Ðiên-đảo vọng-hiện ra thân và tâm, rồi lầm nhận thân tứ-đại giả hợp nầy làm thân mình, chấp cái vọng-niệm sanh diệt duyên theo bóng-dáng của sáu trần cho là thật tâm mình. Như người nhặm con mắt, thấy trong hư-không có các hoa đốm, hoặc mặt trăng thứ hai. Thật ra trong hư-không chẳng có hoa đốm hay mặt trăng thứ hai, nhưng vì người nhặm con mắt vọng-chấp. Bởi vọng-chấp, nên chẳng những không biết được hư-không, mà lại thêm mê-lầm: Chấp thật có hoa đốm sanh. Vì mê-lầm mà có sanh-tử luân-hồi, nên gọi là “Vô-minh”.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn nầy Phật chỉ rõ cái “Vô-minh”. Vô-minh là những cái vọng-tưởng điên-đảo che mờ tánh “Viên-Giác” (bản tâm thanh-tịnh).

Bởi Vô-minh vọng hiện ra có thân có cảnh rồi chúng-sanh trở lại chấp thật-ngã thật-pháp, tạo ra vô-số nghiệp, mê-mờ chồng-chập, che đậy tánh Viên-Giác! Vì thế mà nhiều kiếp sanh-tử luân-hồi, trầm-luân trong biển khổ. 

Cũng như người bị buồn ngủ (dụ cho Vô-minh) nổi lên, làm cho mê-mờ tánh tỉnh-táo (dụ cho Viên-Giác); nhơn đó hiện ra cảnh chiêm-bao đủ cả người và vật (hiện thế-giới và chúng-sanh), rồi cũng khóc cũng cười, cũng mừng cũng giận, mỗi mỗi đều cho là thiệt cả, nên luyến-ái triền miên, từ giấc chiêm-bao nầy tiếp-tục qua giấc chiêm-bao khác, không biết chừng nào thức-tỉnh.

Ðây là dụ cho Vô-minh chồng-chập che mờ tánh “Viên-Giác” (Chơn-tâm).

5. Phật dạy “Vô minh” không có thật thể

- Nầy thiện-nam! Cái “Vô-minh” này không có thật thể (thật vật). Như người ngủ chiêm-bao, thấy các cảnh vật, đến khi thức rồi, thì cảnh vật kia không còn; và như người hết nhặm, thì các hoa đốm trong hư-không tự tiêu-diệt. Lúc bấy giờ không thể nói “thật có chỗ hoa diệt”, vì không thật có chỗ hoa sanh vậy.

Tất cả chúng-sanh ở trong cái “không sanh diệt” (tánh Viên-Giác) mà vọng thấy có sanh-diệt, cho nên mới bị trầm luân trong biển sanh-tử luân-hồi.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật dạy: Tất cả chúng-sanh vẫn ở trong bản tánh Viên-Giác thanh-tịnh không sanh không diệt, mà tự mình mê-mờ (Vô-minh) vọng thấy có sanh-diệt, nên vĩnh kiếp triền-miên, luống chịu trôi lăn trong biển sanh-tử luân-hồi, thật đáng thương!

Nhưng “Vô-minh” là hư-vọng, không có thật-thể, cho nên khi giác-ngộ rồi, thì nó tự hết. Cũng như các “Tối”, vì nó không có thật-thể, nên khi “ Sáng” đến, thì “Tối” tự mất. Nếu Vô-minh là vật có thật, như núi, như sông v.v... thì không dễ gì làm tiêu nó được.

Phật lại tỷ-dụ: Vô-minh như chiêm-bao, không phải thật vật, nên khi thức rồi thì cảnh chiêm-bao tự mất. – Vô-minh như mắt người bị nhặm, thấy hoa-đốm lăng-xăng giữa hư-không khi hết nhặm rồi thì hoa đốm liền tiêu.

6. Phật dạy tu theo “Viên giác”

- Nầy Thiện-nam, nhơn-địa tu-hành của Như-Lai là tu theo Viên-Giác. Nghĩa là: biết các pháp đều hư-huyễn, như hoa đốm giữa hư-không có người chịu sanh-tử luân hồi.

Không phải phá hoại, làm cho các pháp mất đi mà kêu là không, chính bản-tính của các pháp nó tự không. Cái “biết (năng biết) các pháp không” đó, cũng như hư-không. “Cái biết như hư-không”, cũng không luôn. Nhưng không thể nói: “không có cái biết”. Phải dứt trừ hết cả “có” và “không”, như thế mới gọi là “tùy thuận tánh Viên-giác” (tu Viên-Giác).

LƯỢC GIẢI

Ðoạn nầy Phật dạy tu theo “Viên-Giác”, có 5 từng bực:

1.Từng bực thứ nhất, là quán các pháp đều hư-huyễn, như hoa đốm giữa hư-không, nên không sanh tâm tham, sân, si. Ba độc không sanh, thì ba nghiệp thân, khẩu, ý chẳng tạo nhiệp. Vì không tạo nhiệp, nên không có cảnh luân-hồi và người bị luân-hồi.

2.Trên nói “cảnh bị biết” không, nói đến từng thứ hai là “cái tâm hay biết” cũng như hư-không.

3.Ðến từng thứ ba, là cái biết “cái tâm hay biết cũng như hư-không” cũng không luôn.

4.Sợ người lầm chấp cảnh-giới nầy không có cái biết, nên đến từng thứ tư, Phật dạy tiếp: “không phải là không có cái biết”.

5.Ðến từng thứ năm, Phật dạy phải rời các vọng-chấp “có” và “không”, mới nhập được tánh viên-giác.

7. Phật và Bồ Tát đều tu theo “Viên Giác”

Tại sao thế? Vì trong Như-Lai-Tạng (Viên-Giác) không có sanh diệt, không có thấy biết, như hư-không thường còn, chẳng lay động, như tánh của pháp-giới viên-mãn khắp giáp cả mười phương.

Ðây gọi là chỗ nhơn-địa tu-hành của Như-Lai, các vị Bồ-tát cũng nhơn nơi đây mà phát tâm thanh-tịnh tu theo Ðại-thừa. Chúng-sanh đời sau cũng phải y theo đâu tu-hành, mới khỏi đọa vào tà-kiến. 

LƯỢC GIẢI

Như-Lai-Tạng là tánh Như-Lai hàm chứa tất cả các pháp; cũng gọi là “Viên-Giác”, cũng kêu là “Pháp-giới-tánh” (bản tánh của các pháp). Nó viên-mãn khắp-giáp cả mười phương, không có sanh-diệt và cũng không tri-kiến, như hư-không thường còn chẳng lay động.

Phật dạy: Ðây là chỗ tu-hành của Như-Lai. Các vị Bồ-tát cũng nhơn nơi đây phát tâm thanh-tịnh tu Ðại-thừa. Chúng-sanh đời sau cũng phải y nơi đây tu-hành mới khỏi lạc vào tà-đạo.

Ngài Văn-Thù hỏi 2 câu:

1.Nhơn-địa tu-hành của Như-Lai.

2.Các vị Bồ-tát phát tâm Bồ-đề tu theo Ðại-thừa, làm sao phá trừ được các vọng? Ðến đây Phật đã dạy xong.

8. Phật nói bài kệ tóm lại các nghĩa trên

Khi đó Ðức Thế-Tôn, muốn tóm lại các nghĩa trên, mà nói bài kệ rằng:

Văn-Thù! Ông phải biết:

Chỗ chơn-địa tu-hành

Của các đức Như-Lai

Là dùng trí Viên-giác

Phá trừ hết Vô-minh:

Biết các pháp hư-huyễn

Thì khỏi bị luân-hồi.

Cũng như người chiêm-bao,

Thức rồi cảnh mộng hết.

Cái biết cũng không còn

Sáng-suốt khắp mười phương (Viên-giác),

Bình-đẳng không chuyển-động,

Tức thì thành Phật-đạo.

Các huyễn diệt hết rồi,

Thành đạo cũng không thành:

Xưa nay tánh viện-mãn.

Bồ-tát y nơi đây,

Phát tâm đại Bồ-đề,

Các chúng-sanh đời sau,

Tu đây mới khỏi đọa

LƯỢC GIẢI

Ðại ý bài kệ nầy: Các Ðức Phật dùng trí Viên-Giác phá trừ Vô-minh. Nghĩa là: biết muôn vật đều hư-huyễn, như hoa đốm giữa hư-không, không sanh tâm nhiễm-trước, nên khỏi bị luân-hồi.

Người được giác-ngộ rồi cũng như người thức giấc chiêm-bao: các cảnh vật đều không còn - Cảnh “bị biết” đã không, nên “cái biết” (năng biết) cũng không. Vì năng và sở đều không nên tánh Viên-giác mới hiện ra sáng-suốt chiếu khắp cả mười phương, bình-đẳng không chuyển-động, như thể là “thành Phật”.

Nói “thành Phật” là tạm nói mà thôi, thật ra cũng không “thành”. Vì tánh “Viên-Giác” của mỗi người đều sẵn có, chỉ trừ hết “Vô-minh” rồi thì “Viên-Giác” tự hiện ra, chớ có gì đâu mà gọi là “thành”.

Cũng như người có sẵn hòn ngọc trong túi, chẳng qua vì quên, nên in như mất. Ðếu khi nhớ lại thì ngọc vẫn ở sẵn trong túi áo, chớ đâu phải mới “đặng”. Bởi thế nên nói “thành đạo cũng không thành”.

Phật y theo Viên-Giác nầy mà tu, Bồ-tát cũng y theo Viên-Giác nầy mà phát tâm Bồ-đề, cho đến chúng sanh đời sau cũng phải y theo Viên-Giác nầy tu-hành mới khỏi lạc vào tà-đạo.

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2021(Xem: 15351)
Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm và Đại Bi Thập Chú Hòa Thượng Bổn Sư Thượng Nhật Hạ Liên Trì Tụng Nhất Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tam Tế, Trùng kiến Long Thọ Tự Chứng Minh Đạo Sư, Tây Thiên Di Đà Tự Trú Trì, Đệ nhị Cố vấn Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Húy Thượng Tâm Hạ Khai, Tự Thiện Giác, Hiệu Trí Ấn Nhật Liên, Hòa thượng Giác Linh. Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát! Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có Ai thấy nghe Đều phát lòng Bồ-đề Hết một báo thân này Đồng sanh nước Cực-lạc. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
20/01/2021(Xem: 14641)
Niệm Hồng Danh A Di Đà Phật (giọng niệm: Hòa Thượng Thích Nhật Liên )
20/01/2021(Xem: 15724)
Nhất Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tam Tế, Trùng kiến Long Thọ Tự Chứng Minh Đạo Sư, Tây Thiên Di Đà Tự Trú Trì, Đệ nhị Cố vấn Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Húy Thượng Tâm Hạ Khai, Tự Thiện Giác, Hiệu Trí Ấn Nhật Liên, Hòa thượng Giác Linh. Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có Ai thấy nghe Đều phát lòng Bồ-đề Hết một báo thân này Đồng sanh nước Cực-lạc.
19/01/2021(Xem: 23418)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 13813)
Tôn Giả La Hầu La, Đệ Nhất Mật Hạnh 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu 04/09/2020 (17/07/Canh Tý) Chiên đàn hải ngạn Lư nhiệt danh hương Da Du tử mẫu lưỡng vô ương Hỏa nội đắc thanh lương Chí tâm kim tương Nhất chú biến thập phương Nam mô Mật Hạnh Đệ Nhất La Hầu La Tôn Giả Hương chiên đàn hải ngạn Lò đốt ngát mùi thơm Mẹ con bà Da Du An toàn không tai ương Trong lửa cháy hừng hực Nghe mát mẻ dị thường Nay đem lòng chí thành Một nén thấu mười phương Nam mô Mật Hạnh Đệ Nhất La Hầu La Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
18/01/2021(Xem: 15390)
TÔN GIẢ PHÚ LÂU NA, ĐỆ NHẤT THUYẾT PHÁP 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm, 27/08/2020 (09/07/Canh Tý) Như Lai thọ ký tác Pháp Minh Tùy cơ thuyết pháp nhi hóa độ Bất từ lao quyện nhập tam đồ Luận tạng xưng dương giải Phật ngôn Chí tâm đảnh lễ Nam Mô Phú Lâu Na Tôn Giả Như Lai thọ ký làm Phổ Minh Tùy cơ thuyết pháp hay hóa độ Không hề mệt nhọc vào ba cõi Luận tạng ngợi khen giải lời Phật Chí tâm đảnh lễ Nam Mô Phú Lâu Na Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
16/01/2021(Xem: 14296)
TÔN GIẢ ƯU BA LY, ĐỆ NHẤT TRÌ GIỚI 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 01/09/2020 (14/07/Canh Tý) Đắc độ thân tiền thất vương tử Lăng Nghiêm hội thượng chứng viên thông Hoằng dương luật giáo Tỳ Ni Tạng Phật pháp do tư trụ thế long. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Ba Ly Tôn Giả Được độ trước bảy vị vương tử Pháp hội Lăng Nghiêm chứng viên thông Chuyên hành trì hoằng dương Giới Luật Khiến cho Phật pháp trụ ở đời Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Ba Ly Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
16/01/2021(Xem: 15002)
Bốn Cách Buông Bỏ (Bài giảng của Thiền Sư Ajahn Brahm từ Perth, Tây Úc)
16/01/2021(Xem: 15423)
Tại sao tử tế với nhau khó đến thế? (Bài giảng của Thiền Sư Ajahn Brahm từ Perth, Tây Úc)
16/01/2021(Xem: 13686)
TÔN GIẢ TU BỒ ĐỀ, ĐỆ NHẤT GIẢI KHÔNG 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 28/08/2020 (10/07/Canh Tý) Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai. Nếu do sắc thấy ta, Do âm thanh cầu ta, Người ấy hành đạo tà, Không thể thấy Như Lai. Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]