Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quá trình hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán

03/04/201319:50(Xem: 6962)
Quá trình hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán

Quá trình hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán

Đào Nguyên, Định Huệ

Nguồn: Đào Nguyên, Định Huệ

Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật Giáo, nhưng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như : triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới. Đại Tạng Kinh là một tư liệu không thể thiếu nếu chúng ta ngày nay muốn nghiên cứu về văn hóa thế giới.

Đại Tạng Kinh chữ Hán, lúc đầu được gọi là "Chúng Kinh", "Nhất Thiết Kinh", về sau được gọi là "Kinh Tạng", "Tạng Kinh" hoặc "Đại Tạng", gọi tắt là "Tạng". Danh từ Đại Tạng Kinh chính thức xuất hiện vào cuối đời Nam Bắc triều hoặc đầu đời Tùy (581). Đại Tạng Kinh chữ Hán gồm 2 bộ phận lớn là Kinh-Luật-Luận Phật Giáo được phiên dịch sang Hán văn và các tác phẩm do người Trung Quốc trứ tác. Nguyên ngữ của phần phiên dịch rất phức tạp, bao gồm các kinh điển phiên dịch từ Phạn văn, Tạng văn, Pali ngữ, các ngữ ngôn cả một dải đất vùng Trung Á. Về nội dung rất phong phú, Đại Tạng Kinh bao quát cả Đại Thừa, Tiểu Thừa và Mật Giáo. Phần soạn thuật đều là các trứ tác Trung Quốc, nội dung rộng rãi gồm các loại chương sớ giải thích Kinh Luật Luận, Sử truyện, các loại luận trứ, địa chí, mục lục... Đây là tư liệu quý giá để nghiên cứu Phật Giáo Trung Quốc cho đến lịch sử, triết học, văn hóa, xã hội Trung Quốc.

Một bộ Đại Tạng Kinh, do ba yếu tố cơ bản cấu thành :

1. Tiêu chuẩn chọn lựa, tức là tuyển chọn kinh sách theo tiêu chuẩn nào để đưa vào Tạng.

2. Thể hệ kết cấu, tức là dùng hình thức nào để tổ chức một cách hữu cơ các loại kinh sách để chúng trở thành một chỉnh thể.

3. Tiêu chuẩn ngoại bộ, tức là chọn dùng phương thức nào để phản ánh được thể hệ kết cấu Đại Tạng Kinh một cách thuận tiện nhất. Nhờ đó, người đọc có thể tra cứu, quản lý dễ dàng bộ Đại Tạng Kinh.

Vận dụng quan điểm kể trên khảo sát Đại Tạng Kinh chữ Hán, có thể phát triển Đại Tạng Kinh chữ Hán trải qua thời gian dài gần một nghìn năm từ đời Lưỡng Hán (65-220) đến cuối đời Đường, Ngũ Đại (895-960) mới dần hình thành và hoàn thiện.

Về hình thức, Đại Tạng Kinh chữ Hán trải qua hai giai đoạn lớn là tả bản (bản chép tay) và khắc bản, mà lịch sử hình thành của Đại Tạng Kinh chữ Hán có liên quan chặt chẽ với giai đoạn tả bản của nó.

Lịch sử hình thành của Đại Tạng Kinh chữ Hán (cũng tức là giai đoạn tả bản của nó) có thể chia ra làm bốn thời kỳ :

1. Thời kỳ phôi thai :

Thời kỳ này bắt đầu từ lúc Phật Giáo mới truyền vào Trung Quốc (năm 67) đến đời Đông Tấn, ngài Thích Đạo An (312-385) soạn Tổng Lý Chúng Kinh Mục Lục.

Nhìn từ tổng thể, trong lĩnh vực hình thái ý thức, thời kỳ này Phật Giáo bị xem đồng với phương thuật thần tiên, về sau trở thành một bộ phận phụ thuộc Huyền học, chưa đủ sức để hình thành một giáo thuyết độc lập.

Kinh sách Phật Giáo Hán dịch lúc ấy còn trong thời kỳ hỗn độn. Về số lượng, kinh sách nhà Phật được phiên dịch cũng khá nhiều, nhưng nhìn chung, vẫn còn trong tình trạng gặp kinh nào dịch kinh ấy, gặp bộ đầy đủ thì dịch đầy đủ, thiếu thì dịch thiếu, điều này được thấy trong Tổng Lý Chúng Kinh Mục Lục. Người Trung Quốc đương thời chưa biết hoặc chưa cảm thấy đến tính tất yếu cần phải dùng Đại Thừa, Tiểu Thừa để phân loại kinh Phật. Kinh Phật lưu truyền ở các địa phương thời bấy giờ có tính hạn cuộc trong từng khu vực nhất định, chưa có xuất hiện một bộ Tạng kinh mang tiêu chuẩn mẫu mực cho cả nước. Tình huống này xảy ra cũng do cục diện chính trị 16 nước thời Đông Tấn ở Trung Quốc phân lập nhất trí với trình độ phát triển của Phật Giáo đương thời.

Điều đáng chú ý, tại Trung Quốc, ngài Đạo An là người đầu tiên nêu ra vấn đề "Kinh nghi ngụy", cho thấy rằng ngài đã tiếp xúc được với vấn đề "Tiêu chuẩn chọn lựa", là yếu tố cơ bản thứ nhất của sự hình thành Đại Tạng Kinh.

2. Thời kỳ hình thành :

Thời kỳ này bắt đầu từ khi ngài Cưu Ma La Thập (344-413) vào Trung Quốc đến lúc Phí Trường Phòng soạn Lịch Đại Tam Bảo Kỳ (597).

Ngài Cưu Ma La Thập đến Trung Quốc truyền dịch học tiếng Trung Quán của Tổ Long Thọ một cách có hệ thống, mở ra trước mắt các Tăng sĩ Phật Giáo Trung Quốc một thế giới mới, khiến họ hiểu đúng đắn được Phật Giáo Ấn Độ. Phật Giáo Trung Quốc bắt đầu tự ý thức trên bước đường phát tiển độc lập. Từ đó, cũng bắt đầu phát sinh sự cọ xát và xung đột với tư tưởng Nho, Đạo của văn hóa truy?n thống Trung Quốc.

Từ nhận thức sâu sắc đối với Phật Giáo, ngài Huệ Quán (đệ tử ngài La Thập) đề xuất thuyết "Ngũ thời phán giáo" (1). Từ đó về sau, các học thuyết về phán giáo đua nhau nổi dậy, mục đích đều muốn đem tư tưởng của các phái Phật Giáo Ấn Đ? truyền nhập vào Trung Quốc chỉnh lý thành một chỉnh thể hữu cơ bao dung lẫn nhau, cốt tiện lợi cho việc truyền bá Phật Giáo tại Trung Quốc. Sự phán giáo có năng lực thúc đẩy sự thâm nhập và phát triển của Phật Giáo Trung Quốc, và sự xuất hi��n của các học phái thời Nam Bắc triều (386-581) có quan hệ trọng đại với sự hình thành các tông phái Phật Giáo thời Tùy (681-617), Đường (618-907). Vì thế phán giáo là một sự kiện lớn trên lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, đồng thời thuyết phán giáo cũng quan hệ mật thiết đến vấn đề kết cấu thể hệ, yếu tố cơ bản thứ hai của sự hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán.

Tác phẩm đầu tiên sử dụng tư tưởng phán giáo để chỉnh lý kinh Phật là Chúng Kinh Biệt Lục. Sách này hấp thụ tư tưởng "Ngũ thời phán giáo" của Huệ Quán, thiết lập các điều mục phân Tam Thừa Thông Giáo Lục, Tam Thừa Trung Đại Thừa Lục, Tiểu Thừa Kinh Lục, Đại Tiểu Thừa Bất Phán Lục, làm bước đầu hữu ích đối với việc nên dùng loại thể hệ kết cấu nào chỉnh lý Phật điển. Về sau, có nhiều loại kinh lục cùng mang một nhan đề Chúng Kinh Mục Lục của nhiều tác giả khác nhau biên soạn như : Lý Quách (soạn năm 511), Bảo Xướng (soạn năm 18), Pháp Thượng (495-580), Pháp Kinh (đời Tùy 581-617) phản ánh nỗ lực của các vị sư tăng Trung Quốc không ngừng tiến hành chỉnh lý, giám biệt, an bài, tổ chức kết cấu Đại Tạng Kinh từ các phương tiện khác nhau. Từ nỗ lực này, cho thấy trình độ phát triển tổng thể của Phật Giáo Trung Quốc bao quát phán giáo ở bên trong, hình thức tổ chức của Tạng Kinh Phật Ấn Độ cho đến ảnh hưởng của khoa Mục Lục học truyền thống của Trung Quốc. Chính nỗ lực kiên trì từ đời này sang đời khác khiến cho Đại Tạng Kinh chữ Hán rốt cuộc được hình thành.

Trong thời kỳ này còn có một nhân tố trọng yếu nữa thúc đẩy quá trình hình thành Đại Tạng Kinh, đó là ảnh hưởng của tư trào "Tam Bảo". Phật Giáo truyền thống cho rằng Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) là nhân tố ắt có và đủ tạo nên Phật Giáo, do đó Tam Bảo trở thành đối tượng sùng bái của tín đồ Phật Giáo. Kinh Phật là thể hiện của Pháp bảo, đương nhiên cũng được sùng bái. Quần chúng tín ngưỡng Phật Giáo lấy việc sám hối, tạo công đức làm chính, sao chép, đọc tụng, cúng dường kinh Phật cũng là nội dung trọng yếu của hoạt động tôn giáo hằng ngày của họ. Trong các kinh điển không ít có nội dung tuyên dương công đức đạt được do sao chép, đọc tụng, cúng dường kinh điển hẳn có tác dụng đối với hoạt động sùng bái kinh Phật mang tính quần chúng này. Ngụy kinh "Cao Vương Quán Thế Âm Kinh", Đôn Hoàng di thư "Đại Phật Danh Kinh" là tư liệu chứng minh hoạt động sùng bái kinh điển. Một tư trào xã hội xuất hiện tất nhiên có ảnh hưởng lớn đến các hiện tượng xã hội, điều đó hầu như là một quy luật. Do đó, tư trào Tam Bảo lưu hành tất nhiên đã thúc đẩy quá trình hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán.

Một nguyên nhân trọng yếu khác đưa tới việc hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán là truyền thống văn hóa Trung Quốc xem trọng cả vô công lẫn văn trị. Từ xưa đến nay đều chú trọng đến sự thừa kế văn hóa và chỉnh lý sách vở của thời trước, mà sự hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán chính là phản ánh ý thức văn hóa dân tộc; đây là điểm trái ngược vớ Phật Giáo Ấn Độ. Dân tộc Ấn tuy có lý tưởng Chuyển Luân Thánh Vương, nhưng đất nước Ấn Độ chưa từng có một lần thống nhất, ý thức tôn giáo của dân tộc Ấn Độ tuy trên ký luận có thuyết Thanh Văn Tạng, Bồ Tát Tạng, nhưng trên thực tế không có xuất hiện một tổng vựng kinh sách mang tính chuẩn mực là Đại Tạng Kinh, mà chỉ là kinh điển của mỗi tông phái tự truyền cho nhau.

Cột mốc kết thúc thời kỳ này là tác phẩm Lịch Đại Tam Bảo Kỷ (Phí Trường Phòng soạn vào đời Tùy). Quan nhan đề của sách này, cho thấy tác phẩm đã chịu ảnh hưởng trực tiếp tư trào "Tam Bảo". Có người phê bình tác phẩm này không hợp với thể lệ kinh lục, thậm chí còn xem xét kỳ đến bối cảnh xã hội lịch sử khi biên soạn tác phẩm này. Đây là tác phẩm đầu tiên khai sáng "nhập tạng lục", vì thế bất luận về mặt thực tế hay lý luận, Đại Tạng Kinh chữ Hán lúc ấy hiển nhiên đã được hình thành, và danh từ Đại Tạng Kinh xuất hiện vào đời Tùy hoàn toàn không phải là chuyện ngẫu nhiên.

3. Thời kỳ thể hệ kết cấu :

Thời kỳ này bắt đầu từ sau Lịch Đại Tam Bảo (597) đến Khai Nguyên Thích Giáo Dục (730) do ngài Trí Thăng soạn.

Thời kỳ này các vị sư tăng nối tiếp nhau biên tập các kinh lục, từ các gốc độ khác nhau, các ngài tìm cách xếp đặt thể hệ kết cấu Đại Tạng Kinh. Nhưng nổi b?t nhất là Khai Nguyên Lục, ngài Trí Thăng trên phương diện thể hệ kết cấu nhất của văn hiến Phật Giáo Trung Quốc cổ đại.

Theo sự phát triển không ngừng của Đại Tạng Kinh, do có yêu cầu tập hợp thành pho, nên vấn đề "ngoại bột tiêu chí" được đưa ra bàn bạc. Thời kỳ trước đã xuất hiện phương pháp "Kinh dannh tiêu chí", thời kỳ này diễn hoá thành phương pháp "Kinh danh trật liệu". Hai phương pháp này cùng với phương pháp "Định cách trữ tồn" phối hợp với nhau thành ra phương pháp chủ yếu quản lý Đại Tạng Kinh của thời kỳ này.

Thời kỳ này, cao tăng Trung Quốc tiến sâu vào công tác nghiên cứu kinh điển Hán dịch và tư tưởng Phật học, các ngài biên soạn nhiều tác phẩm làm nền tảng cho các tông phái Phật Giáo Trung Quốc ra đời. Ngoài ra, còn xuất hiện một số lớn các tác phẩm như sử truyện, lễ sám, mục lục, âm nghĩa, sao tập và các tác phẩm phản ánh tín ngưỡng Phật Giáo bình dân. Các trứ tác do Trung Quốc biên soạn này, có một số được đưa vào Đại Tạng Kinh, nhưng phần nhiều lại bị các sư tăng biên tập kinh lục Đại T?ng Kinh loại bỏ ra ngoài, mặc cho chúng tự mai một. Thời kỳ này, Đại Tạng Kinh chữ Hán chủ yếu thu nạp các kinh sách phiên dịch. Do đó, nếu nói trong hai giai đoạn trước, trình độ phát triển của Đại Tạng Kinh chữ Hán ngang tâm với trình độ phát triển của Phật Giáo Trung Quốc, thì bắt đầu tư giai đoạn này, Đại Tạng Kinh chữ Hán chính thống (Chính Tạng) có xu hướng xơ cứng, chưa phản ánh thực sự tiến trình phát triển của Phật Giáo Trung Quốc. Để bổ túc cho sự thiếu sót này, thời kỳ này có "Biệt Tạng" chuyên tập hợp các trứ tác Phật Giáo Trung Quốc, như Luật Tông Tự Biên Tập Tỳ Ni Tạng.

4. Thời kỳ toàn quốc thống nhất hoá :

Thời kỳ này bắt đầu từ Khai Nguyên Lục (730) đến đời Ngũ Đại (895-960).

Lịch sử Phật Giáo Trung Quốc thời kỳ này có một sự kiện trong đại là "Hội Xương phế Phật" (846-847). Lấy "Hội Xương phế Phật" làm bản lề, trước sau có thể chia làm hai giai đoạn. Trước "Hội Xương phế Phật", về cơ bản, Đại Tạng Kinh phát triển trong trạng thái bình ổn, quy mô của Chính Tạng và Biệt Tạng đều không ngừng mở rộng. Nhìn từ tổng thể, hình thái của Đại Tạng Kinh chữ Hán thời kỳ này đã nhân sự bất đồng về địa khu, tự viện, tông phái mà có sự sai khác và không thống nhất. Ngoài ra, cũng do sự phát triển của các tông phái mà có sự sai khác và không thống nhất. Ngoài ra, cũng do sự phát triển của các thư tịch mang tính tông phái như : Tỳ Ni Tạng, Thiền Tạng, Thiên Thai Giáo Điển...

Thời "Hội Xương phế Phật", Phật Giáo bị đã kích nặng nề, kinh sách của hầu hết các địa khu trong toàn quốc đều bị thiêu hủy. Sau cơn sóng dữ "phế Phật" qua đi, Phật Giáo dần dần khôi phục, tự viện mình. Trên mặt khách quan, điều này khiến cho Đại Tạng Kinh ở các nơi trong toàn quốc dần dần có xu hướng thống nhất.

Về phương diện "Ngoại bộ tiêu chí", thời kỳ này tuần tự xuất hiện các loại "Vận văn trật hiệu" lưu truyền ở vùng Đôn Hoàng, và "Thiên tự văn trật hiệu". Do ưu điểm của phương pháp" Thiên tự văn trật hiệu" mà nó được dùng thay th��� các phương pháp tiêu chí trước kia là "Kinh Đại Tạng Kinh thống nhất mang tính toàn quốc mà truyền bá rộng rãi. Từ "Khai Bảo Tạng" về sau, các bản Đại Tạng Kinh Trung Quốc khắc bản đều theo phương pháp tiêu chí này.

Từ thời Bắc Thống về sau, các bản khắc Đại Tạng Kinh chữ Hán : Khai Bảo Tạng, Khiết Đan Tạng, Tỳ Lô Tạng, Sùng Ninh Tạng lần lượt ra đời. Ưu thế của Đại Tạng Kinh khắc bản thay thế tả bản và trở thành bản lưu thông chủ yếu. Từ đây, Đại Tạng Kinh chữ Hán cũng tiến vào một giai đoạn lịch sử mới.

Lịch sử hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán là một thành phần trọng yếu kết thành lịch sử Phật Giáo Trung Quốc Hán, Ngụy, Lưỡng Tấn, Nam Bắc triều, Tùy, Đường, Ngũ Đại. Mỗi thời kỳ trong quá trình hình thành Đại Tạng Kinh từng giai đoạn phát triển Phật Giáo Trung Quốc. Do đó, muốn tìm hiểu về Phật Giáo Trung Quốc, không thể bỏ qua công tác nghiên cứu lịch sử hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán.

(Soạn dịch từ Phật Giáo Điển Tịch Bách Vấn của Phương Quảng Xương)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/11/2020(Xem: 12446)
Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín (TK 8-9) Người đặt nền móng cho Phái Vân Môn & Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật 25/10/2020 (09/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Điểm tâm bánh nướng thật no nê Con cháu đỡ phiền khỏi ủ ê Dâng cúng tâm thành đừng dụng tướng Giáo nhân chí cả phát bồ-đề Đắp y ăn uống bày chân pháp Tiếp khách đãi người rõ bến mê Sáng tỏ bản lai do thấu đáo Việc làm phương tiện vẫn đề huề. (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Sùng Tín của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
24/11/2020(Xem: 13197)
189. Thiền Sư Đại Mai Pháp Thường (752-839), Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba, 24/11/2020 (10/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ "Tồi tàn khô mộc ỷ hàn lâm Kỷ độ phùng xuân bất biến tâm Tiều khách ngộ chi du bất cố Dĩnh nhơn na đắc khổ truy tầm." Cây khô gãy mục tựa rừng xanh Mấy độ xuân về chẳng đổi lòng Tiều phu trông thấy nào đoái nghĩ Dĩnh khách thôi thì chớ kiếm tìm. (Bài thơ của Thiền Sư Đại Mai Pháp Thường, do HT Thanh Từ dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
24/11/2020(Xem: 15659)
Thiền Sư Thiên Hoàng Đạo Ngộ (747 - 806) Người đặt nền móng cho Phái Vân Môn & Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 24/10/2020 (08/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Định huệ vốn lìa nói thế sao Ngữ ngôn văn tự há đề sao Thạch Đầu đường láng nên dè dặt Thợ cả khúc cong chớ lãng xao Chẳng phải nô tì nên gắng sức Nhận mình lính thú uổng công lao Bên này bên nọ phân biên giới Một niệm thánh phàm cảm đạo giao (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Đạo Ngộ của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼
23/11/2020(Xem: 14397)
Thiền Sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (804-899) (Nhị Tổ Thiền Phái Quy Ngưỡng) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Sáu, 23/10/2020 (07/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Tăng hỏi:- Thế nào là ý Tổ sư? Tổ Ngưỡng Sơn Huệ Tịch lấy tay vẽ vòng tròn trong hư không, giữa vòng tròn viết chữ Phật. Tăng không đáp được. Tổ gọi đệ nhất tọa bảo: “ Chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác, chính khi ấy là làm gì? “ Đệ nhất tọa đáp: “Chính khi ấy là chỗ buông thân mạng của con “. Tổ bảo: “ Sao không hỏi Lão tăng?” Đệ nhất tọa đáp: “Chính khi ấy chẳng thấy có Hòa thượng “. Tổ bảo:- Đỡ tông giáo của ta chẳng đứng. (Đoạn đối đáp giữa Tổ Ngưỡng Sơn Huệ Tịch và đệ tử, do HT Thanh Từ dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canad
23/11/2020(Xem: 16175)
Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu (771-853) (Sơ Tổ Thiền Phái Quy Ngưỡng) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 22/10/2020 (06/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Phúc Châu linh tú bậc tinh anh Điển tích Triệu gia ghi rõ hình Đạp ngã tịnh bình không nói nữa Đạo quang thành tựu thật cao thanh Quy Sơn Nam lĩnh trùm phong thái Linh Hựu Tây thành chói rạng danh Đào lý nhô cành tươi tốt quá Khắp nơi nhuần gội thật an lành. (Bài thơ tán thán hành trạng Tổ Quy Sơn Linh Hựu của Thiền Sư Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
22/11/2020(Xem: 15418)
Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814 ) ((Vị Thiền Sư đặt nền móng vững chắc cho Thiền Phái Lâm Tế và Quy Ngưỡng) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Tư, 21/10/2020 (05/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ -Có vị Tăng hỏi: Thế nào là pháp yếu Đại thừa đốn ngộ? -Tổ Bách Trượng Hoài Hải đáp: Các con trước dứt sạch các duyên, thôi hết muôn việc, tất cả các pháp thiện cùng bất thiện, thế gian và xuất thế gian chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm, buông bỏ hết khiến tâm tự tại. Tâm như cây đá không phân biệt, không chỗ đi. Đất tâm nếu không, mặt trời trí tuệ tự hiện. Như mây tan thì trăng hiện. Chỉ dứt tất cả thứ vin theo, tình cảm tham sân ái thủ nhơ sạch đều dứt. Đối với ngũ dục, bát phong, không bị thấy nghe hiểu biết ràng buộc, không bị các cảnh làm mê hoặc, tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải thoát. (trích Thiền Sư Trung Hoa, bản dịch của HT Thanh Từ) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích N
22/11/2020(Xem: 15652)
Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất (709-788 ) (Vị Thiền Sư đặt nền móng vững chắc cho Thiền Phái Lâm Tế và Quy Ngưỡng) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba, 20/10/2020 (04/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Một đêm, 3 đệ tử Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư Phụ Mã Tổ Đạo Nhất xem trăng. Sư phụ hỏi: Ngay bây giờ nên làm gì? Ngài Trí Tạng thưa: Nên cúng dường. Ngài Hoài Hải thưa: Nên tu hành. Ngài Phổ Nguyện phủi áo ra đi. Sư Phụ bảo:- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyện vượt ngoài sự vật. (trícn Thiền Sư Trung Hoa, bản dịch của HT Thanh Từ) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿�
21/11/2020(Xem: 13553)
188. Thiền Sư Đại Châu Huệ Hải Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 21/11/2020 (07/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Rời nhà rong ruổi vọng tìm cầu Hội đủ chân tâm chẳng mất đâu Một vật ta không sao phó chúc Ông cả kho tàng sớm nhận thâu Nguồn chân rốt ráo riêng Huệ Hải Tròn đầy nắm giữ trí như châu Nhập đạo yếu môn truyền thế giới Nghìn năm giáo pháp mãi bền lâu. (Bài thơ tán thán công hạnh về Thiền Sư Đại Châu Huệ Hải của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
19/11/2020(Xem: 16387)
187. Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 19/11/2020 (05/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Triệu Châu quê quán ở Tào Châu Củ cải, hồ lô, bách tử đầu Bếp lửa, lò rèn nung cháy cả Hư không rộng lớn chẳng cao sâu Bản tâm triệt ngộ lìa chư tướng Sanh tử thoát ly dứt vọng cầu Do bởi chưa tường hai tám nghĩa Bôn ba rong ruổi khắp năm châu. (Bài thơ tán thán công hạnh về Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
14/11/2020(Xem: 14730)
Bàng Long Uẩn (740–808) Một Cư sĩ Thiền Tông ngộ đạo nổi tiếng thời nhà Đường
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]