Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quá trình hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán

03/04/201319:50(Xem: 6878)
Quá trình hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán

Quá trình hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán

Đào Nguyên, Định Huệ

Nguồn: Đào Nguyên, Định Huệ

Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật Giáo, nhưng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như : triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới. Đại Tạng Kinh là một tư liệu không thể thiếu nếu chúng ta ngày nay muốn nghiên cứu về văn hóa thế giới.

Đại Tạng Kinh chữ Hán, lúc đầu được gọi là "Chúng Kinh", "Nhất Thiết Kinh", về sau được gọi là "Kinh Tạng", "Tạng Kinh" hoặc "Đại Tạng", gọi tắt là "Tạng". Danh từ Đại Tạng Kinh chính thức xuất hiện vào cuối đời Nam Bắc triều hoặc đầu đời Tùy (581). Đại Tạng Kinh chữ Hán gồm 2 bộ phận lớn là Kinh-Luật-Luận Phật Giáo được phiên dịch sang Hán văn và các tác phẩm do người Trung Quốc trứ tác. Nguyên ngữ của phần phiên dịch rất phức tạp, bao gồm các kinh điển phiên dịch từ Phạn văn, Tạng văn, Pali ngữ, các ngữ ngôn cả một dải đất vùng Trung Á. Về nội dung rất phong phú, Đại Tạng Kinh bao quát cả Đại Thừa, Tiểu Thừa và Mật Giáo. Phần soạn thuật đều là các trứ tác Trung Quốc, nội dung rộng rãi gồm các loại chương sớ giải thích Kinh Luật Luận, Sử truyện, các loại luận trứ, địa chí, mục lục... Đây là tư liệu quý giá để nghiên cứu Phật Giáo Trung Quốc cho đến lịch sử, triết học, văn hóa, xã hội Trung Quốc.

Một bộ Đại Tạng Kinh, do ba yếu tố cơ bản cấu thành :

1. Tiêu chuẩn chọn lựa, tức là tuyển chọn kinh sách theo tiêu chuẩn nào để đưa vào Tạng.

2. Thể hệ kết cấu, tức là dùng hình thức nào để tổ chức một cách hữu cơ các loại kinh sách để chúng trở thành một chỉnh thể.

3. Tiêu chuẩn ngoại bộ, tức là chọn dùng phương thức nào để phản ánh được thể hệ kết cấu Đại Tạng Kinh một cách thuận tiện nhất. Nhờ đó, người đọc có thể tra cứu, quản lý dễ dàng bộ Đại Tạng Kinh.

Vận dụng quan điểm kể trên khảo sát Đại Tạng Kinh chữ Hán, có thể phát triển Đại Tạng Kinh chữ Hán trải qua thời gian dài gần một nghìn năm từ đời Lưỡng Hán (65-220) đến cuối đời Đường, Ngũ Đại (895-960) mới dần hình thành và hoàn thiện.

Về hình thức, Đại Tạng Kinh chữ Hán trải qua hai giai đoạn lớn là tả bản (bản chép tay) và khắc bản, mà lịch sử hình thành của Đại Tạng Kinh chữ Hán có liên quan chặt chẽ với giai đoạn tả bản của nó.

Lịch sử hình thành của Đại Tạng Kinh chữ Hán (cũng tức là giai đoạn tả bản của nó) có thể chia ra làm bốn thời kỳ :

1. Thời kỳ phôi thai :

Thời kỳ này bắt đầu từ lúc Phật Giáo mới truyền vào Trung Quốc (năm 67) đến đời Đông Tấn, ngài Thích Đạo An (312-385) soạn Tổng Lý Chúng Kinh Mục Lục.

Nhìn từ tổng thể, trong lĩnh vực hình thái ý thức, thời kỳ này Phật Giáo bị xem đồng với phương thuật thần tiên, về sau trở thành một bộ phận phụ thuộc Huyền học, chưa đủ sức để hình thành một giáo thuyết độc lập.

Kinh sách Phật Giáo Hán dịch lúc ấy còn trong thời kỳ hỗn độn. Về số lượng, kinh sách nhà Phật được phiên dịch cũng khá nhiều, nhưng nhìn chung, vẫn còn trong tình trạng gặp kinh nào dịch kinh ấy, gặp bộ đầy đủ thì dịch đầy đủ, thiếu thì dịch thiếu, điều này được thấy trong Tổng Lý Chúng Kinh Mục Lục. Người Trung Quốc đương thời chưa biết hoặc chưa cảm thấy đến tính tất yếu cần phải dùng Đại Thừa, Tiểu Thừa để phân loại kinh Phật. Kinh Phật lưu truyền ở các địa phương thời bấy giờ có tính hạn cuộc trong từng khu vực nhất định, chưa có xuất hiện một bộ Tạng kinh mang tiêu chuẩn mẫu mực cho cả nước. Tình huống này xảy ra cũng do cục diện chính trị 16 nước thời Đông Tấn ở Trung Quốc phân lập nhất trí với trình độ phát triển của Phật Giáo đương thời.

Điều đáng chú ý, tại Trung Quốc, ngài Đạo An là người đầu tiên nêu ra vấn đề "Kinh nghi ngụy", cho thấy rằng ngài đã tiếp xúc được với vấn đề "Tiêu chuẩn chọn lựa", là yếu tố cơ bản thứ nhất của sự hình thành Đại Tạng Kinh.

2. Thời kỳ hình thành :

Thời kỳ này bắt đầu từ khi ngài Cưu Ma La Thập (344-413) vào Trung Quốc đến lúc Phí Trường Phòng soạn Lịch Đại Tam Bảo Kỳ (597).

Ngài Cưu Ma La Thập đến Trung Quốc truyền dịch học tiếng Trung Quán của Tổ Long Thọ một cách có hệ thống, mở ra trước mắt các Tăng sĩ Phật Giáo Trung Quốc một thế giới mới, khiến họ hiểu đúng đắn được Phật Giáo Ấn Độ. Phật Giáo Trung Quốc bắt đầu tự ý thức trên bước đường phát tiển độc lập. Từ đó, cũng bắt đầu phát sinh sự cọ xát và xung đột với tư tưởng Nho, Đạo của văn hóa truy?n thống Trung Quốc.

Từ nhận thức sâu sắc đối với Phật Giáo, ngài Huệ Quán (đệ tử ngài La Thập) đề xuất thuyết "Ngũ thời phán giáo" (1). Từ đó về sau, các học thuyết về phán giáo đua nhau nổi dậy, mục đích đều muốn đem tư tưởng của các phái Phật Giáo Ấn Đ? truyền nhập vào Trung Quốc chỉnh lý thành một chỉnh thể hữu cơ bao dung lẫn nhau, cốt tiện lợi cho việc truyền bá Phật Giáo tại Trung Quốc. Sự phán giáo có năng lực thúc đẩy sự thâm nhập và phát triển của Phật Giáo Trung Quốc, và sự xuất hi��n của các học phái thời Nam Bắc triều (386-581) có quan hệ trọng đại với sự hình thành các tông phái Phật Giáo thời Tùy (681-617), Đường (618-907). Vì thế phán giáo là một sự kiện lớn trên lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, đồng thời thuyết phán giáo cũng quan hệ mật thiết đến vấn đề kết cấu thể hệ, yếu tố cơ bản thứ hai của sự hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán.

Tác phẩm đầu tiên sử dụng tư tưởng phán giáo để chỉnh lý kinh Phật là Chúng Kinh Biệt Lục. Sách này hấp thụ tư tưởng "Ngũ thời phán giáo" của Huệ Quán, thiết lập các điều mục phân Tam Thừa Thông Giáo Lục, Tam Thừa Trung Đại Thừa Lục, Tiểu Thừa Kinh Lục, Đại Tiểu Thừa Bất Phán Lục, làm bước đầu hữu ích đối với việc nên dùng loại thể hệ kết cấu nào chỉnh lý Phật điển. Về sau, có nhiều loại kinh lục cùng mang một nhan đề Chúng Kinh Mục Lục của nhiều tác giả khác nhau biên soạn như : Lý Quách (soạn năm 511), Bảo Xướng (soạn năm 18), Pháp Thượng (495-580), Pháp Kinh (đời Tùy 581-617) phản ánh nỗ lực của các vị sư tăng Trung Quốc không ngừng tiến hành chỉnh lý, giám biệt, an bài, tổ chức kết cấu Đại Tạng Kinh từ các phương tiện khác nhau. Từ nỗ lực này, cho thấy trình độ phát triển tổng thể của Phật Giáo Trung Quốc bao quát phán giáo ở bên trong, hình thức tổ chức của Tạng Kinh Phật Ấn Độ cho đến ảnh hưởng của khoa Mục Lục học truyền thống của Trung Quốc. Chính nỗ lực kiên trì từ đời này sang đời khác khiến cho Đại Tạng Kinh chữ Hán rốt cuộc được hình thành.

Trong thời kỳ này còn có một nhân tố trọng yếu nữa thúc đẩy quá trình hình thành Đại Tạng Kinh, đó là ảnh hưởng của tư trào "Tam Bảo". Phật Giáo truyền thống cho rằng Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) là nhân tố ắt có và đủ tạo nên Phật Giáo, do đó Tam Bảo trở thành đối tượng sùng bái của tín đồ Phật Giáo. Kinh Phật là thể hiện của Pháp bảo, đương nhiên cũng được sùng bái. Quần chúng tín ngưỡng Phật Giáo lấy việc sám hối, tạo công đức làm chính, sao chép, đọc tụng, cúng dường kinh Phật cũng là nội dung trọng yếu của hoạt động tôn giáo hằng ngày của họ. Trong các kinh điển không ít có nội dung tuyên dương công đức đạt được do sao chép, đọc tụng, cúng dường kinh điển hẳn có tác dụng đối với hoạt động sùng bái kinh Phật mang tính quần chúng này. Ngụy kinh "Cao Vương Quán Thế Âm Kinh", Đôn Hoàng di thư "Đại Phật Danh Kinh" là tư liệu chứng minh hoạt động sùng bái kinh điển. Một tư trào xã hội xuất hiện tất nhiên có ảnh hưởng lớn đến các hiện tượng xã hội, điều đó hầu như là một quy luật. Do đó, tư trào Tam Bảo lưu hành tất nhiên đã thúc đẩy quá trình hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán.

Một nguyên nhân trọng yếu khác đưa tới việc hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán là truyền thống văn hóa Trung Quốc xem trọng cả vô công lẫn văn trị. Từ xưa đến nay đều chú trọng đến sự thừa kế văn hóa và chỉnh lý sách vở của thời trước, mà sự hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán chính là phản ánh ý thức văn hóa dân tộc; đây là điểm trái ngược vớ Phật Giáo Ấn Độ. Dân tộc Ấn tuy có lý tưởng Chuyển Luân Thánh Vương, nhưng đất nước Ấn Độ chưa từng có một lần thống nhất, ý thức tôn giáo của dân tộc Ấn Độ tuy trên ký luận có thuyết Thanh Văn Tạng, Bồ Tát Tạng, nhưng trên thực tế không có xuất hiện một tổng vựng kinh sách mang tính chuẩn mực là Đại Tạng Kinh, mà chỉ là kinh điển của mỗi tông phái tự truyền cho nhau.

Cột mốc kết thúc thời kỳ này là tác phẩm Lịch Đại Tam Bảo Kỷ (Phí Trường Phòng soạn vào đời Tùy). Quan nhan đề của sách này, cho thấy tác phẩm đã chịu ảnh hưởng trực tiếp tư trào "Tam Bảo". Có người phê bình tác phẩm này không hợp với thể lệ kinh lục, thậm chí còn xem xét kỳ đến bối cảnh xã hội lịch sử khi biên soạn tác phẩm này. Đây là tác phẩm đầu tiên khai sáng "nhập tạng lục", vì thế bất luận về mặt thực tế hay lý luận, Đại Tạng Kinh chữ Hán lúc ấy hiển nhiên đã được hình thành, và danh từ Đại Tạng Kinh xuất hiện vào đời Tùy hoàn toàn không phải là chuyện ngẫu nhiên.

3. Thời kỳ thể hệ kết cấu :

Thời kỳ này bắt đầu từ sau Lịch Đại Tam Bảo (597) đến Khai Nguyên Thích Giáo Dục (730) do ngài Trí Thăng soạn.

Thời kỳ này các vị sư tăng nối tiếp nhau biên tập các kinh lục, từ các gốc độ khác nhau, các ngài tìm cách xếp đặt thể hệ kết cấu Đại Tạng Kinh. Nhưng nổi b?t nhất là Khai Nguyên Lục, ngài Trí Thăng trên phương diện thể hệ kết cấu nhất của văn hiến Phật Giáo Trung Quốc cổ đại.

Theo sự phát triển không ngừng của Đại Tạng Kinh, do có yêu cầu tập hợp thành pho, nên vấn đề "ngoại bột tiêu chí" được đưa ra bàn bạc. Thời kỳ trước đã xuất hiện phương pháp "Kinh dannh tiêu chí", thời kỳ này diễn hoá thành phương pháp "Kinh danh trật liệu". Hai phương pháp này cùng với phương pháp "Định cách trữ tồn" phối hợp với nhau thành ra phương pháp chủ yếu quản lý Đại Tạng Kinh của thời kỳ này.

Thời kỳ này, cao tăng Trung Quốc tiến sâu vào công tác nghiên cứu kinh điển Hán dịch và tư tưởng Phật học, các ngài biên soạn nhiều tác phẩm làm nền tảng cho các tông phái Phật Giáo Trung Quốc ra đời. Ngoài ra, còn xuất hiện một số lớn các tác phẩm như sử truyện, lễ sám, mục lục, âm nghĩa, sao tập và các tác phẩm phản ánh tín ngưỡng Phật Giáo bình dân. Các trứ tác do Trung Quốc biên soạn này, có một số được đưa vào Đại Tạng Kinh, nhưng phần nhiều lại bị các sư tăng biên tập kinh lục Đại T?ng Kinh loại bỏ ra ngoài, mặc cho chúng tự mai một. Thời kỳ này, Đại Tạng Kinh chữ Hán chủ yếu thu nạp các kinh sách phiên dịch. Do đó, nếu nói trong hai giai đoạn trước, trình độ phát triển của Đại Tạng Kinh chữ Hán ngang tâm với trình độ phát triển của Phật Giáo Trung Quốc, thì bắt đầu tư giai đoạn này, Đại Tạng Kinh chữ Hán chính thống (Chính Tạng) có xu hướng xơ cứng, chưa phản ánh thực sự tiến trình phát triển của Phật Giáo Trung Quốc. Để bổ túc cho sự thiếu sót này, thời kỳ này có "Biệt Tạng" chuyên tập hợp các trứ tác Phật Giáo Trung Quốc, như Luật Tông Tự Biên Tập Tỳ Ni Tạng.

4. Thời kỳ toàn quốc thống nhất hoá :

Thời kỳ này bắt đầu từ Khai Nguyên Lục (730) đến đời Ngũ Đại (895-960).

Lịch sử Phật Giáo Trung Quốc thời kỳ này có một sự kiện trong đại là "Hội Xương phế Phật" (846-847). Lấy "Hội Xương phế Phật" làm bản lề, trước sau có thể chia làm hai giai đoạn. Trước "Hội Xương phế Phật", về cơ bản, Đại Tạng Kinh phát triển trong trạng thái bình ổn, quy mô của Chính Tạng và Biệt Tạng đều không ngừng mở rộng. Nhìn từ tổng thể, hình thái của Đại Tạng Kinh chữ Hán thời kỳ này đã nhân sự bất đồng về địa khu, tự viện, tông phái mà có sự sai khác và không thống nhất. Ngoài ra, cũng do sự phát triển của các tông phái mà có sự sai khác và không thống nhất. Ngoài ra, cũng do sự phát triển của các thư tịch mang tính tông phái như : Tỳ Ni Tạng, Thiền Tạng, Thiên Thai Giáo Điển...

Thời "Hội Xương phế Phật", Phật Giáo bị đã kích nặng nề, kinh sách của hầu hết các địa khu trong toàn quốc đều bị thiêu hủy. Sau cơn sóng dữ "phế Phật" qua đi, Phật Giáo dần dần khôi phục, tự viện mình. Trên mặt khách quan, điều này khiến cho Đại Tạng Kinh ở các nơi trong toàn quốc dần dần có xu hướng thống nhất.

Về phương diện "Ngoại bộ tiêu chí", thời kỳ này tuần tự xuất hiện các loại "Vận văn trật hiệu" lưu truyền ở vùng Đôn Hoàng, và "Thiên tự văn trật hiệu". Do ưu điểm của phương pháp" Thiên tự văn trật hiệu" mà nó được dùng thay th��� các phương pháp tiêu chí trước kia là "Kinh Đại Tạng Kinh thống nhất mang tính toàn quốc mà truyền bá rộng rãi. Từ "Khai Bảo Tạng" về sau, các bản Đại Tạng Kinh Trung Quốc khắc bản đều theo phương pháp tiêu chí này.

Từ thời Bắc Thống về sau, các bản khắc Đại Tạng Kinh chữ Hán : Khai Bảo Tạng, Khiết Đan Tạng, Tỳ Lô Tạng, Sùng Ninh Tạng lần lượt ra đời. Ưu thế của Đại Tạng Kinh khắc bản thay thế tả bản và trở thành bản lưu thông chủ yếu. Từ đây, Đại Tạng Kinh chữ Hán cũng tiến vào một giai đoạn lịch sử mới.

Lịch sử hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán là một thành phần trọng yếu kết thành lịch sử Phật Giáo Trung Quốc Hán, Ngụy, Lưỡng Tấn, Nam Bắc triều, Tùy, Đường, Ngũ Đại. Mỗi thời kỳ trong quá trình hình thành Đại Tạng Kinh từng giai đoạn phát triển Phật Giáo Trung Quốc. Do đó, muốn tìm hiểu về Phật Giáo Trung Quốc, không thể bỏ qua công tác nghiên cứu lịch sử hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán.

(Soạn dịch từ Phật Giáo Điển Tịch Bách Vấn của Phương Quảng Xương)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2021(Xem: 13704)
Ước vọng được nghe live trực tuyến với bài Pháp: "Đức Phật đang ở đâu?" của Thầy Nguyên Tạng đã trở thành vô vọng với chúng tôi, những Phật tử ở vùng Âu Châu. Khi Thầy gửi cái mail chỉ dẫn đường link để vào nghe Pháp thoại thật chi tiết với giờ giấc địa phương thật khác biệt và lời nhắn nhủ mời hai chị Nhật Hưng và Hoa Lan vào xem livestream nhé! Chúng tôi tự nhìn nhau qua máy nghẹn ngào, không nhanh nhẩu trả lời như mọi khi: "Dạ, chúng con sẽ...". Tại sao chúng tôi không chịu "Y giáo phụng hành"? Cứ có mặt thả một cái like và chắp tay chào Thầy là ai nấy đều vui cả! Đằng này!!! ... Vì mỗi tối khi chúng tôi hát bài "0 giờ rồi hãy ngủ đi thôi!", thì chúng tôi ngủ say như... như gì cũng được (kiêng tiếng này)! Do đó vào lúc 1 giờ 30 giờ Melbourne Úc Châu, Thầy nhìn màn hình tìm Phật tử Âu Châu lúc ấy là 3 giờ 30 sáng, chỉ thấy một người đại diện là chị Diệu Âm bên Hòa Lan, còn Diệu Như bên Thụy Sĩ hay Thiện Giới bên Đức quốc còn đang nằm ngáy vô tư, thực hiện lời Phật dạy "Đói
15/01/2021(Xem: 14809)
“Đức Phật Đang Ở Đâu?„ một đề tài vô cùng hấp dẫn lôi cuốn mà đã là Phật tử thì ai cũng muốn biết, trong đó có tôi. Nhưng vấn đề ở đây, muốn tìm thấy Đức Phật, trước tiên tôi phải tìm cho được “Thầy Nguyên Tạng đang ở đâu?„ để Thầy hướng dẫn đi tìm Phật. Số là thứ 2 tuần trước, sau buổi giảng của Hòa Thượng Thích Như Điển, Thầy Thiện Trí MC có thông báo thứ 2 tuần sau là giờ giảng của Thầy Nguyên Tạng lúc 8.30 tối. Nghe lơ mơ vậy, tôi nhập tâm in vào tâm trí ngày, giờ, tháng đó để rồi canh máy ngồi đợi, tôi còn thông báo cho cô bạn văn Hoa Lan bên Đức nhớ chuẩn bị cơm nước để rồi vào nghe. Vô Zoom thì không biết mở cửa dù có chìa khóa, chỉ còn facebook thôi. Nhưng tìm mãi không thấy Thầy Nguyên Tạng ở đâu. Trời ạ, tìm Thầy ở thế gian này, giờ phút này còn không ra làm sao tìm thấy Phật dễ dàng từ 26 thế kỷ trước. Tôi liền chat hỏi thăm Hòa Thượng Như Điển mới hay 8.30 là giờ bên Mỹ, tức 3.30 sáng ngày hôm sau của Âu Châu.
15/01/2021(Xem: 13114)
Thật là một nhân duyên thù thắng khi tôi được nghe quý Hòa Thượng, Thượng Tọa giảng pháp trên kênh youtube của Trang Nhà Quảng Đức/Úc châu trong chương trình hoằng pháp online Liên Âu lần thứ III. Và ngày 12/01/2021, tôi được nghe bài thuyết giảng của Thượng Tọa Giảng sư Thích Nguyên Tạng cho các Huynh trưởng lớp Bậc Lực, Gia đình Phật tử Việt Nam Hải Ngoại, với chủ đề về ba vị Thiền Sư nổi tiếng bậc nhất trên thế giới, đã đem Phật Giáo vào đời đến gần các nước phương Tây qua phương pháp THIỀN và HÀNH THIỀN. Đó là các Ngài: - THIỀN SƯ D.T. SUZUKI (Nhật Bản) - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH (Việt Nam) - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14 (Tây Tạng)
14/01/2021(Xem: 14104)
TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN, ĐỆ NHẤT THẦN THÔNG 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 26/08/2020 (08/07/Canh Tý) Đìu hiu gió bóng chiều rơi theo lá thu Có đàn chim bay vẩn vơ. Chuông chùa xa đưa thuyền mơ Mục Kiền Liên đứng nhìn cảnh đêm dần tan Nhớ mẹ xót xa tâm hồn. Bóng mẹ biết bây giờ đâu? Đây nơi âm cung, gió đưa tiếng sầu tê lòng Đây nơi ôi nơi, mẹ ta đã đền tội thế Diêm Vương Diêm Vương, hãy cho thân này phúc mọn Cơm đây cơm đây, mẹ ơi hãy thổi đi mẹ Nhưng than ôi cơm hóa than, lạy Phật ngài ban ơn lành Mục Kiền Liên! Gió mang ánh vàng tưới rọi âm cung Mục Kiền Liên! Cánh sen trắng trong dịu thỏa bao lòng Mục Kiền Liên! Cúi đội ơn Ngài cứu độ vong nhân Mục Kiền Liên! Chúng con cố nguyện noi từng bước vàn Ôi Mục Kiền Liên! (Bài hát của Đỗ Kim Bảng) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) giải thích nghi thức hành trì, pháp môn tu tập h
13/01/2021(Xem: 13751)
TÔN GIẢ CA CHIÊN DIÊN, ĐỆ NHẤT LUẬN NGHỊ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/08/2020 (11/07/Canh Tý) Ai là vua trong các vị vua? Ai là thánh trong các bậc thánh? Thế nào là người ngu? Thế nào là bậc trí? Làm sao để lìa phiền não? Làm sao để đạt được Niết Bàn? Ai là kẻ chìm trong biển sanh tử? Ai là người tiêu dao tự tại noi cõi nước giải thoát? Nam Mô Luận Nghị Đệ Nhất Ca Chiên Diên Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
12/01/2021(Xem: 14036)
Thật ngạc nhiên vào cuối giờ pháp thoại sau những gián đoạn về phụ diễn và câu hỏi cho đề tài "Phật đang ở đâu " được chấm dứt ...thì bài thơ " Tôi đi tìm Phật" mới được TT Thích Nguyên Tạng đọc ....có lẽ bài thơ quá dài ? Hoặc là Thầy muốn cho các học viên hãy nhớ lại những điều Thầy đã chỉ ra xuyên suốt trong hơn một tiếng đồng hồ về Ông Phật của chúng ta ....đó là chỉ có Phật của lòng mình mà những câu thơ cuối trong bài thơ Tôi đi tìm Phật của HT Giới Đức ( Bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) đã muốn nhắn nhủ lại cho hàng hậu học với kinh nghiệm bao năm làm Trưởng Tử Như Lai nhân ngày lễ Vesak 2017 !
12/01/2021(Xem: 17340)
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba 25/08/2020 (07/07/Canh Tý) Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt, Ngã Phật đại sa môn, Thường tác như thị thuyết. Các pháp do duyên sinh, Lại cũng do duyên diệt. Thầy tôi là Đức Phật Thường giảng dạy như vậy. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
12/01/2021(Xem: 12618)
Vừa khi nghe thông báo trên Viber ĐGĐQĐ tôi đã vội vàng tìm lục lại trong tủ sách quyển kinh Bát Đại Nhân Giác do H T Thích Thanh Từ giảng giải và xuất bản từ 1996 ... Phải nói là việc học Đạo của tôi rất là ....chủ quan , thường cho rằng một quyển kinh mình đã đọc mấy lần rồi thì đã biết đại ý nên từ đó cứ bỏ qua nhiều năm ... có nghe giảng sư nào nhắc lại cũng không lưu ý lắm mà chỉ cố đi tìm những gì xa vút cao vời ... Nhưng lần này vì phong tỏa cấm cung ... tánh tò mò ... tôi đã chăm chú nghe hết 1h 45 m mà không xê dịch để rồi hít hà kết luận hay quá !!!
11/01/2021(Xem: 13041)
TÔN GIẢ A NA LUẬT, ĐỆ NHẤT THIÊN NHÃN (Mắt trời thấy suốt, không gì chướng ngại) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Hai, 31/08/2020 (13/07/Canh Tý) “Tôi sanh ra trong hoàng cung ánh sáng, Vương tộc Thích Ca, giòng họ của tôi. Anuruddha là tên, cuộc sống vui cười, Giữa nhung lụa và nhạc đời hầu hạ...”. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thiên Nhãn Đệ Nhất A Nậu Lâu Đà (A Na Luật) Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
10/01/2021(Xem: 12981)
25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật, 27/09/2020 (11/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thánh nhơn thuyết tri kiến, Đương cảnh vô thị phi, Ngã kim ngộ kỳ tánh, Vô đạo diệc vô lý . Thánh nhơn nói tri kiến, Ngay cảnh không phải quấy, Nay ta ngộ tánh ấy, Không đạo cũng không lý . Nam Mô Đệ Nhị Thập Ngũ Tổ Bà-Xá-Tư-Đa Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]