Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Hỏi Phật Pháp Vấn Đáp ngày 27/12/2024

30/12/202405:48(Xem: 63)
Câu Hỏi Phật Pháp Vấn Đáp ngày 27/12/2024

CÂU HỎI
PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP NGÀY 27/12/2024

 

  1. Đối với người xuất gia:

-         Say mê một cảnh thiên nhiên đẹp rồi vẽ lại trên tranh thì có phạm giới không?

-         Say mê một kỳ quan rồi sáng tác nhạc về nó thì có phạm giới không?

-         Ngưỡng mộ Phật pháp rồi sáng tác nhạc ca ngợi đức Phật thì có phạm giới không?

  1. Nếu một người chấp nhận yêu nhiều và khổ nhiều (Không tránh né) thì có nên thuyết phục họ theo đạo Phật không? Làm thế nào để thuyết phục một người như thế nào?
  2. A Di Đà Phật! Con là Phật tử Thanh Phúc! Con xin Thầy hoan hỉ cho con hỏi Giáo hội có phải là một giáo hội không? Nếu là một tại sao phải chia ra ba sẻ ra bảy để hàng Phật tử chúng con phải chao đảo khi không biết phải tu nơi nào?

Vì khóa tu nào cũng cùng một ngày. Vậy chúng con phải làm sao?

A Di Đà Phật!

  1. Bạch Thầy,

Con thường nghe nói khi bố thí mình không nên nhớ mình đã bố thí vật gì, bố thí cho ai. Hôm qua nghe Thượng Tọa Nhuận Chơn dạy ta nên quan tâm trước khi, trong khi và sau khi bố thí.

Thùa Thầy, những điệu con nghe có sai không. Xin Thầy dạy rõ hơn. Đội ơn Thầy.

  1. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Con kính xin quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, quý Sư giải thích giúp con 4 câu kệ:

-         Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

-         Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

-         Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

-         Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Con xin cảm ơn.

Nam Mô A Di Đà Phật.

  1. Bạch Thầy, giáo pháp của Phật để lại trải qua thời gian lâu dài như vậy, xin hỏi có còn nguyên vẹn hay có bị sai lệch hay không? Kính xin Chư Tôn Đức hoan hỷ giải đáp cho.

A Di Đà Phật.

  1. Kính bạch Thầy

Câu hỏi con xoay quanh trong mối quan hệ người thân. Mẹ chồng con mấy năm gần đây chỉ nghĩ đến Phật khi nào thể không khỏe. Mẹ thường nói Má lúc nào cũng chỉ biết Phật. Nhưng mẹ không bao giờ bước vào chùa lễ Phật. Mẹ còn nói không quy y, nói lớn tuổi rồi không cần qujy y làm gì. Bà còn nói Chết là hết. Tuy bà là nhà giáo viên nhưng nghe mẹ chồng nói vậy con rất buồn cho mẹ. Con không dám khuyên gì, sợ Phật long mẹ nên cứ làm thinh. Vậy thì làm sao chuyển tâm của mẹ con về Phật pháp?

  1. Hi Thầy Cô, con chưa hiểu chương 11. Nếu bỏ bản ngã, mọi vật là 1, mình không hơn ai, không ai hơn mình thì tại sao Phật lại dạy người tu hành hơn người thương ạ? Cám ơn Thầy Cô.
  2. Phật giáo Tây Tạng (Tibetan Buddhism) liên hệ như thế nào đến Phật giáo Ấn Độ.

-         Có phải Phật giáo đã và đang suy tàn tại quê hương đức Phật Ấn Độ nhưng vẫn được giữ gìn tại Tây Tạng.

-         Dalai Lâm bị buộc phải tha hương qua Mỹ. Điều này ảnh hưởng thế nào đến Phật giáo Tây Tạng hôm nay và tương lai.

10. Phật giáo Việt Nam khác với Phật giáo Ấn Độ và Tây Tạng không trao đổi học thuật giữa Phật giáo các nước thường đề cập vấn đề gì?

11. Kính bạch Thầy, xin Thầy hoan hỷ giải thích dùm đệ tử hiểu them về “Tự tại và vô nhiễm” là gì?

12. Câu nởi hoa ra hoa, đá ra lửa thì sao?

13. Kính bạch Thầy, con chừ hiểu rõ giữa Giới, Định, Tuệ và Niệm Định Tuệ khác nhau như thế nào?

14. Những khóa tu học của Giáo Hội có hoàn toàn khác nhau hay giống một số, khác một số kinh kệ?

15. Tu học là để giảng dạy (hầu hêt) là về kinh gì?

16. Phật tử khi đi tu học thì sẽ nhận được những gì cho bản thân, gia đình và xã hội?

17. Kính bạch Thầy

Khi nói “Thận trọng, chú tâm, quan sát” vậy ai là người chú tâm, ai là người quan sát?

Có sự tham dự của cái “tôi” trong đó hay không?

18. Là một người chồng rất mực thương yêu vợ, con muốn nhờ Thầy cho lời khuyên khi vợ con có ý nguyện xuất gia?

Những đặc điểm nào cần có để tu tập thành tựu trên con đường tu hành giải thoát ạ? Con cảm ơn!

19. Kính bạch Hòa thượng, Thượng tọa

Khi quy y, con có phát nguyện giữ năm giới. Tuy nhiên vì công việc, đôi khi đối đầu với những người gian, ác hung hãn đôi khi họ cũng dừng vũ khí. Vì bảo vệ tính mạng của mình, của đồng đội hay của người dân vô tội, con phải làm họ bị thương hay bị thương nặng dẫn đến làm họ tử vong.

Vậy con có phạm tội sát sinh không?

Nếu có, thì con phải làm sao để làm giảm tội sát sinh đó?

Con kính xin Hòa thượng, Thượng tọa giải đáp cho con hiểu. A DI Đà Phật.

20. A Di Đà Phật

Kính thưa Thầy, dạ con xin được phép hỏi hằng ngày con tu tập và lại Kính Diệu Pháp Liên Hoa từng chữ một. Dạ có những ngày con bận rộn chưa được có thuận duyên lạy Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường gia đình con từ chồng và con hay có chuyện xảy ra không hay, hoặc là hay gây gỗ. Con xin Thầy cho con được hiểu có phải con đã bị các vị khuất mặt nhắc nhở con quay về tu tập đúng không ạ?

A Di Đà Phật. Con xin tri ân Thầy giảng dạy cho con.

21. Mô Phật, xin quý Thầy giảng cho chúng con hiểu rõ: Trường chay và chay trường có khác nhau không?

22. Kính bạch Thầy, xin giảng dạy cho đệ tử hiểu về sự kháu nhau giữa “Thức” trong Thập Nhị Nhân Duyên và “Thức” trong ngũ uẩn.

Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát.

23. Kính bạch Thầy, do nguyên nhân gì mà biết được đời trước? Và đạt được sự cao tột của đạo?

24. A Di Đà Phật, xin cho con hỏi:

Con nghe quý Thầy giảng người tu xuất gia là ngược lại với người đời.

Mà sao con thấy và chứng kiến một số chùa làm sinh nhật cho quý Thầy thì hát ca như người đời. Xin Thầy giải thích điều này cho con được hiểu.

A Di Đà Phật.

25. Bộ não con người điều khiển tất cả hoạt động hang ngày của mỗi con người chúng ta. Vậy tu tập theo Phật pháp có phải là cách điều khiển luyện tập bộ não hoạt động theo hướng tốt hơn (thoát khổ, điệt phiền não) hay không?

26. Xét về mặt sinh học, bộ não là nơi ý thức/suy nghĩ của con người tồn tại phát biểu (bằng chứng là người bị thoái hóa não (Dementia) thì sẽ mất dần trí nhớ, hoặc bị chấn thương sọ não thì có thể bị hôn mê sâu). Trong khi đó tấm thân dù ngũ uẩn cũng chính nó nuôi dưỡng duy trì sức sống hang ngày của bộ não. Vậy thì bỏ tấm thân ngũ uẩn có là từ bỏ hoạt động bình thường của ý thức và suy nghĩ không?

27. Xin Thầy hoan hỷ cho con hỏi

Có phải là hàng Phật tử bước vào cửa Phật là con một nhà một cha? Vậy thì tại sao trong khóa tgu này còn phân chia chùa này chùa nọ và có hành vi kém tế nhị để Phật tử phiền long chẳng hạn về phòng ngủ và giường ngủ?

A Di Đà Phật mong Thầy hoan hỷ.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2013(Xem: 18759)
Thiền viện Vô Ưu tọa lạc tại số 1300 Church Avenue, thành phố San Martin, tiểu bang California, Hoa Kỳ được Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập vào năm 2002. Hai chữ “Vô Ưu” muốn nhắc nhở chư Ni, Phật tử tại đây luôn sống an vui tỉnh thức, không lo lắng ưu phiền.
10/11/2013(Xem: 42987)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
28/10/2013(Xem: 33917)
Vào sáng ngày 27-10-2013 tại thành phố Phoenix_rizona, Hoa Kỳ, chùa Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập. Đến dự buổi lễ có chư vị Hòa thượng Thích Huệ Minh, Hòa thượng Thích Nhật Quang, Hòa thượng Thích Quảng Mẫn, Hòa thượng trụ trì Thích Chân Tôn, Đại đức Thích Tâm Lương, Đại đức Thích Hạnh Tuệ, Đại đức Thích Tuệ Kiên, Đại đức Thích Nhật Thường, Ni sư Thích Nữ Như Trí, Sư cô Thích Nữ Như Nghiêm, Sư cô Thích Nữ Tuệ Mẫn, Sư cô Thích Nữ Tuệ Phương cùng đông đảo Phật tử chùa Việt Nam và đồng hương ở thành phố Phoenix và các thành phố lân cận.
31/08/2013(Xem: 16158)
Theo làn sóng người tị nạn sau năm 1975, khi Phật tử Vi ệt nam định cư mỗi ngày một đông đảo, nhu cầu xây dựng những tự viện trởn ên cấp thiết – vì, có lẽ ngoài nước Pháp, Chùa Việt nam ít khi được xây dựng ở nước ngoài. Tín hữu Thiên Chúa Gi áo người Việt có thể hội nhập dễ dàng hơn vào các Giáo hội Công Giáo hoặc Tin Lành, nhưng người Phật tử Việt nam khó có thể đến những Chùa Hoa hoặc Chùa Thái, vì lý do ngôn ngữ hoặc lý do tông phái.
31/08/2013(Xem: 11861)
Ngọc Hân (VOA Radio) phỏng vấn Hòa Thượng Thích Minh Hiếu, Viện Chủ Thiền Viện Minh Quang-- Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam trên 2 ngàn năm, nhưng tại Việt Nam, Phật giáo Tăng Già Khất Sĩ là một tông phái chỉ được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20, khởi đầu tại Vùng Đồng Bằng Cửu Long và mở rộng đến Miền Trung Việt Nam. Tuy rằng Tông phái chưa được phát triển tại Bắc Việt, nhưng sau năm 1975, Tông phái lại phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài cùng với làn sóng thuyền nhân người Việt.
24/06/2013(Xem: 10356)
Bao Minh Buddhist Centre, Đại Đức Thích Viên Tịnh, 321-323 Kingston Rd, CLARINDA, VIC 3169, Tel: +61 3 8555 0604, Email: [email protected]
24/06/2013(Xem: 13448)
ĐĐ Thích Thông Hiếu, 10 Service Street, Sunshine, Vic 3020, Tel: +61. 03. 9442 1326, Email: [email protected]
24/06/2013(Xem: 11594)
100A Heatherton Road, Narre Warren North Vic 3804, Tel: 03 8774 0298, Tradition: Vietnamese Mahayana, Abbot: Ven. Thich Nhuan Chon, Email: [email protected], Web: www.kimcangtuvien.com
24/06/2013(Xem: 12655)
Ni Sư Thích Nữ Như Tuyết, 30 Willis St, St.Albans, VIC 3021, Tel: 9382 9977
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]