Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phỏng vấn Giáo Sư Tiến Sĩ Kiyofuji Ryushun về Phật Giáo Nhật Bản Hiện Nay

20/07/202321:16(Xem: 3421)
Phỏng vấn Giáo Sư Tiến Sĩ Kiyofuji Ryushun về Phật Giáo Nhật Bản Hiện Nay

Kiyofuji Ryushun (4)


Phỏng vấn
Giáo Sư Tiến Sĩ Kiyofuji Ryushun
về Phật Giáo Nhật Bản Hiện Nay



Nhân dịp đến Melbourne, Úc Châu dự Hội Thảo về Xã Hội Học tại Melbourne Convention Centre. Giáo Sư Tiến Sĩ Ryushun Kiyofuji đã ghé thăm Tu Viện Quảng Đức, cách trung tâm thành phố Melbourne 30 phút xe lửa. Nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn về tình hình PG Nhật Bản như sau:

TT.Thích Nguyên Tạng: Thay mặt đạo tràng Tu Viện Quảng Đức và độc giả Trang Nhà Quảng Đức chào mừng Giáo sư viếng thăm Tu Viện Quảng Đức. Xin Giáo sư hoan hỷ cho biết đôi nét về bản thân.

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Tôi là giảng viên cao cấp thuộc Đại Học Kitakyushu, Nhật Bản. Tôi là con trai đầu lòng của một gia đình Phật tử mà cha tôi là một Tăng sĩ cũng là vị Trụ trì đời thứ 14 của ngôi Chùa cổ Tokoji, ở tỉnh Fukuoka, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp Đại học Waseda ở Tokyo, tôi đã trở thành tu sĩ Phật giáo thuộc Tịnh Độ Chân Tông (Jodo Shinshu) thuộc Chùa Bổn Nguyện (Hongwanji-ha). Sau 10 năm kinh nghiệm làm giáo viên trung học, tôi đã lấy bằng Cao học tại Đại học SOAS ở London, Vương quốc Anh và lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Kyushu Nhật Bản.

Công việc chính của tôi hiện tại là một giảng viên, đồng thời tôi đã phụ giúp Cha tôi như một Tăng sĩ khi có thời gian. Bản thân tôi sẽ tiếp quản ngôi chùa của gia đình mình (Chùa Đông Nghinh/東迎寺)  trong khoảng 5 năm tới, với tư cách là vị Trụ trì thứ 15 của ngôi chùa này. Tôi muốn trông nom ngôi chùa của gia đình mình và đồng thời cũng tiếp tục là nhà nghiên cứu, giảng dạy tại Đại học Kitakyushu.


TT.Thích Nguyên Tạng: Xin cho biết cảm giác đầu tiên bạn biết mình là một Phật tử, bạn nghĩ gì về điều đó?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Điều này quá tự nhiên, vì tôi chào đời và sống ngay trong chùa mà, ngay từ lúc còn học mẫu giáo, tôi đã cùng gia đình và quý Phật tử khác tụng kinh trong Chánh điện, nên tự nhiên tôi ý thức mình là một Phật tử từ khi còn là học sinh tiểu học. Ngoài ra, nhờ thường xuyên được nghe những bài giảng về Phật học và sự hóa độ của Đức Phật từ một Tăng sĩ, tôi cảm thấy mình luôn được Đức Phật gia hộ từ khi còn nhỏ.

TT.Thích Nguyên Tạng: Ngôi chùa của gia đình bạn được thành lập khi nào và chùa này có những hoạt động gì?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Ngôi chùa của chúng tôi được xây dựng cách đây khoảng 400 năm trước trong thời kỳ Edo do Mạc phủ Tokugawa cai trị (1603-1808). Vào thời điểm đó, một phần do chính sách quốc gia, tất cả người dân Nhật Bản đều là tín đồ PG của các ngôi chùa địa phương, và các ngôi chùa có trách nhiệm tổ chức tang lễ, lễ cầu siêu, lễ cầu an cho những thành viên của mình. Sau đó, cũng có một số gia đình chuyển sang theo đạo khác ngoài Phật giáo, nhưng về cơ bản truyền thống này vẫn được tiếp tục duy trì dài lâu. Ngoài ra, với tư cách là trung tâm phục vụ cộng đồng, ngôi chùa cũng đóng vai trò là trung tâm giáo dục cộng đồng, và trước khi hệ thống học đường phổ thông được thành lập, ngôi chùa đóng vai trò như là trường học, nơi dạy đọc và viết cho tín đồ.


Kiyofuji Ryushun-18 (3)

Quang cảnh lễ Phật Đản tại Chùa Đông Nghinh (東迎寺) của Giáo Sư Ryushun Kiyofuji


Kiyofuji Ryushun-18 (2)

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji đang giảng Pháp tại Chùa Đông Nghinh (東迎寺) 

Kiyofuji Ryushun-18 (1)
Giáo Sư Ryushun Kiyofuji giới thiệu Bố của mình,

vị này cũng Thầy Thanh Đằng Long Chiếu (清藤隆照), vị trụ trì Chùa Chùa Đông Nghinh (東迎寺) đời thứ 14




TT.Thích Nguyên Tạng: Bạn nghĩ sao về phong trào Phật giáo mới của Nhật Bản, các nhà Sư có thể kết hôn và duy trì sinh hoạt của chùa chiền?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Tôi nghĩ rằng đó là một phương tiện quan trọng để tu sĩ của một ngôi chùa kết hôn và có con nối dõi để đảm bảo rằng Phật giáo vẫn được truyền trì. Một nơi gọi là chùa, nơi đó cần phải được thừa kế bởi một người Phật tử. Vào thế kỷ 13, Ngài Thân Loan (親鸞, Shinran), 1173-1262) một Cao tăng Nhật Bản, sáng lập Tịnh Độ Chân Tông (jōdo-shin-shū), Ngài là đệ tử của Pháp Nhiên Thượng Nhân ( 法燃, hōnen) nhưng có quan điểm khác với Sư phụ của mình. Giáo lý của tông này không giống như Phật giáo Nguyên thủy. Tam Bảo được đơn giản hóa thành lời đại nguyện của đức Phật A Di Đà, nhất là ngôi báu thứ ba, Tăng Bảo không còn nữa, các đệ tử của Ngài hoàn toàn là những cư sĩ, chính Ngài cũng lập gia đình với tư cách là một tu sĩ Phật giáo. Ông lập gia đình để tự mình chứng minh rằng đạo Phật có thể hóa độ hết tất cả mọi người. Ngài Thân Loan nói rằng Phật biết rõ giới hạn của con người, cứu độ họ và không bỏ rơi họ.


TT.Thích Nguyên Tạng: Xin bạn cho biết tiến trình đào tạo một cư sĩ xuất gia tại Nhật Bản như thế nào?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Có nhiều tông phái Phật giáo ở Nhật Bản, và mỗi tông phái có phương cách riêng để đào tạo một cư sĩ trở thành một tu sĩ Phật giáo, nên rất khó để đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể nào. Để trở thành một tu sĩ, trước tiên bạn cần phải phát nguyện và tu tập như một tu sĩ Phật giáo, bước kế tiếp bạn phải đạt được các tín chỉ bắt buộc tại một cơ sở giáo dục cụ thể hoặc vượt qua kỳ thi tuyển để vào được các khóa đào tạo. Còn các tông phái khác, tu hành không phải chỉ để xuất gia, mà nhằm mục đích đạt đến giác ngộ.

TT.Thích Nguyên Tạng: Việc học Phật và tu tập trong cuộc sống hàng ngày của bạn như thế nào?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Hiện tại tôi vẫn là một Giảng viên đại học, không phải là một tu sĩ ở chùa và tôi cũng chưa về sống ở chùa. Tuy nhiên, tại nhà riêng, tôi vẫn hành trì, tụng kinh, niệm Phật và lễ Phật mỗi ngày hai thời, sáng và tối.

TT.Thích Nguyên Tạng: Xin Bạn cho biết sơ lược về tình hình sinh hoạt của Phật Giáo Nhật Bản hiện nay.

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Hiện tại có 13 tông phái Phật giáo ở Nhật Bản bao gồm:

1/Pháp Tướng Tông (Hosso sect,法相宗)
2/Hoa Nghiêm Tông (Kegon sect,華厳宗)
3/Luật Tông (Ritsu sect, 律宗)
4/Thiên Thai Tông (Tendai sect,天台宗)
5/Chân Ngôn Tông (Shingon sect,真言宗)
6/Dung Thông Niệm Phật Tông (Yuzu Nenbutsu sect, 融通念仏宗)
7/Tịnh Độ Tông (Jodo sect, 浄土宗)
8/Tịnh Độ Chân Tông (Jodo Shinshu sect, 浄土真宗)
9/Thời Tông (Ji sect, 時宗)
10/Lâm Tế Tông (Rinzai sect, 臨済宗)
11/Tào Động Tông (Soto sect, 曹洞宗)
12/Hoàng Bách Tông (Obaku sect, 黄檗宗)
13/Nhật Liên Tông (Nichiren sect,日蓮宗)


Đối với phái Tịnh Độ Chân Tông, mỗi ngôi chùa đều thành lập nhiều tổ chức khác nhau để truyền dạy giáo lý cho nam và nữ Phật tử ở mọi lứa tuổi, chẳng hạn như Hiệp Hội Cận Sự Nam; Hiệp Hội Cận Sự Nữ; Đoàn Thanh Niên Phật Tử Nhật Bản; Hiệp Hội Sinh Viên Phật Tử Nhật Bản.…


TT.Thích Nguyên Tạng: Phật giáo hiện nay có ảnh hưởng như thế đối với giới trẻ và học giả, đặc biệt là phong trào nghiên cứu Phật giáo ở Nhật Bản trong thời hiện đại?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Thật đáng buồn để nói rằng giới trẻ Nhật hiện đang rời xa Phật giáo, có rất ít người trẻ quan tâm hoặc nhận thấy được sự cần thiết của Phật giáo và tự viện. Tuy nhiên, vấn đề trọng tâm đã không được giải quyết, ý tôi muốn nói là các ngôi chùa cần phải thay đổi phương pháp truyền bá, làm cách nào giúp mọi người dễ tiếp cận hơn với Phật giáo, các ngôi chùa cần tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng hơn để giúp những người trẻ tuổi tìm đến như tổ chức các sự kiện để hấp dẫn giới trẻ.

TT.Thích Nguyên Tạng: Các nhóm Phật tử sắc tộc ở Nhật (đặc biệt là người Việt Nam) và chùa của bạn như thế nào?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Hiện có nhiều ngôi chùa Việt Nam trong khu vực đô thị vì khu vực đô thị đã có nhiều người tị nạn Việt Nam sinh sống vào những năm 1970. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng thanh niên thực tập sinh, du học sinh Việt Nam gia tăng nhanh chóng ở các vùng nông thôn. Vì không có cuộc khảo sát nào về việc Phật tử Việt Nam tu tập ở những nơi không có Chùa Việt, nên tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát để tìm hiểu thực tế. Nhờ vậy, tôi mới biết rằng người Việt Nam đã sống đời tu hành ở nơi không có chùa của người Việt Nam. Gần đây, ngày càng có nhiều ngôi chùa bản xứ Nhật Bản đang tạo ra một môi trường giúp các Phật tử nước ngoài như người Việt Nam dễ dàng tiếp cận.

Ngôi Chùa thuộc gia đình tôi cũng vừa tổ chức một sự kiện dành cho Phật tử Việt Nam. Đối với Phật tử Việt Nam, tất nhiên, tốt hơn là nên có một ngôi chùa theo phong cách Việt Nam với một Tăng sĩ Việt Nam, nhưng ở những nơi không có ngôi chùa như vậy, tôi nghĩ rằng một ngôi chùa Nhật Bản sẽ thay thế là điều cần thiết.


TT.Thích Nguyên Tạng: Phật học hiện có được dạy ở các trường đại học Nhật Bản không?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: May mắn hiện nay có khoảng 20 trường đại học Nhật Bản có phân khoa Phật Học. Cho đến khoảng cuối Thế chiến thứ hai, những trường đại học này dành riêng để đào tạo những ai muốn trở thành tu sĩ Phật giáo, nhưng hiện nay cánh cửa đã rộng mở, và những trường đại học này hiện nay đã có nhiều phân khoa khác ngoài Phật học. Đặc biệt có hơn 30 trường đại học do các tổ chức Phật Giáo điều hành, đó là tin vui cho Phật Giáo Nhật Bản và Phật Giáo Thế Giới.

TT.Thích Nguyên Tạng: Đại dịch Covid 19 đã khiến cho hơn 600 triệu người nhiễm bệnh và hơn 6 triệu người tử vong. Quan điểm của bạn về đại dịch Covid-19 này như thế nào?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Thật là khủng khiếp quá, sau đại dịch covid-19, tôi nghĩ mọi người cần đến đạo Phật hơn bao giờ hết. Tôi nghĩ rằng số người hoàn toàn không có mối liên hệ nào với người khác hoặc không thể thiết lập mối quan hệ với người khác đã tăng lên và số người phải chịu đựng sự mất mát, cô đơn ngày càng tăng. Điều đó nằm ngoài sức mạnh của khoa học. Để xây dựng sự kết nối giữa mọi người, cần phải tăng cơ hội cho người dân địa phương tập trung tại các ngôi chùa Phật giáo, và tôi nghĩ chúng ta nên cùng nhau lắng nghe lời Phật dạy, học cách sống một cuộc sống tốt đẹp để giải thoát những nỗi khổ niềm đau của chúng ta sau kỳ đại dịch thế kỷ này.

TT.Thích Nguyên Tạng: Chân thành cảm ơn Giáo Sư Ryushun Kiyofuji

Buổi phỏng vấn thực hiện tại Tu Viện Quảng Đức ngày 29/6/2023

Photos: Thích Đăng Từ & PT Thiện Phước

Mời xem bản tiếng Anh

🙏🌹🙏🍀🙏🌸🙏☘️🙏🌹🙏🌸🙏🍀🙏🙏🙏🌺🌺🌺



***


Vài hình ảnh 

Giáo sư Ryushun Kiyofuji viếng thăm
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
vào trưa ngày 29/06/2023

Kiyofuji Ryushun (5)Kiyofuji Ryushun (5-)Kiyofuji Ryushun (10)Kiyofuji Ryushun (13)Kiyofuji Ryushun (14)Kiyofuji Ryushun (17)Kiyofuji Ryushun (20)Kiyofuji Ryushun (31)Kiyofuji Ryushun (35)Kiyofuji Ryushun (36)Kiyofuji Ryushun (38)Kiyofuji Ryushun (40)Kiyofuji Ryushun (42)Kiyofuji Ryushun (44)Kiyofuji Ryushun (45)Kiyofuji Ryushun (46)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2018(Xem: 10612)
Thiền viện Cồ Đàm tọa lạc ở số 3615 Miller Bottom Road, thành phố Loganville, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Điện thoại liên lạc số: +1(678) 761-3459; email: [email protected]; website: www.codamthienvien.com. Thiền viện do Tỳ kheo Giác Hạnh thành lập vào ngày 03 tháng 10 năm 2018 trên diện tích 5, 25 mẫu, làm nơi nương tựa tâm linh cho người Việt xa xứ và những ai muốn trau dồi và làm chủ được tâm để đối diện và vượt qua những cơn sóng gió trong cuộc đời. Thượng tọa Tiến sĩ Viện chủ cho biết sẽ mở những khóa thiền bảy ngày, mười ngày, ba tuần, một tháng … và mời những thiền sư nổi tiếng từ Miến Điện qua thiền viện hướng dẫn thiền sinh tu học. Thiền viện mở cửa sinh hoạt hàng ngày; mỗi chủ nhật có tụng kinh, ngồi thiền và pháp thoại. Thiền viện chuẩn bị mở những lớp Phật pháp và dạy tiếng Việt cho những thanh thiếu niên trong vùng.
10/11/2018(Xem: 13733)
Tu viện Viên Ngộ tọa lạc tại số 3254 Rosebud Road SW, thành phố Loganville, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Điện thoại liên lạc: +1(404) 944-5751. Tu viện nguyên là Thiền đường Viên Ngộ được Thượng tọa Thích Nhuận Hải thành lập vào tháng 5 năm 2011 với ước mong làm chỗ yên tĩnh để tu tập, vun bồi đạo nghiệp và giúp quý Phật tử có duyên cùng về tu học. Nhờ Tam Bảo hộ trì và những nhân duyên thù thắng, Thượng tọa đã thành lập Tu viện trên mảnh đất mới rộng hơn 16 acres và một căn nhà rộng 4.500 square feet, chính thức hoạt động từ ngày 15 tháng 9 năm 2018. Thượng tọa trụ trì cho biết đang sửa sang Tu viện thành ngôi già lam trang nghiêm, thanh tịnh, thoáng đãng và tiện nghi, đủ chỗ sinh hoạt cho khoảng 100 người về ở lại tu học trong các khóa tu học trong tương lai. Thượng tọa mong được chư Tôn đức Tăng, Ni cùng Phật tử xa gần hướng tâm ủng hộ. Cầu nguyện cho tâm nguyện của Thượng tọa sớm viên thành.
05/11/2018(Xem: 11653)
Thiền viện Thích Thiên Ân tọa lạc tại số 4050 Boulder Park Dr SW, thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, thuộc miền Đông Hoa Kỳ. Thiền viện được Hòa thượng Thích Như Minh thành lập vào cuối năm 2011, đã tổ chức sinh hoạt Phật sự đều đặn trong các năm qua. Hôm nay, ngày 04 tháng 11 năm 2018, Thiền viện tổ chức trang trọng lễ khánh thành ngôi chánh điện mới và khóa tu học lần thứ nhất, khai giảng pháp hội “Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh”. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có Chư Tôn đức: HT. Thích Hạnh Đạt (Viện chủ tu viện Kim Cang, Georgia); HT. Thích Như Minh (Viện chủ chùa Việt Nam, California; thiền viện Thích Thiên Ân, Georgia; và thiền viện Vạn Hạnh, Massachusetts); TT. Thích Tâm Thiện (Viện trưởng tu viện Thượng Hạnh, Texas và tu viện Cát Trắng, Florida); TT. Thích Đức Tâm (Trụ trì chùa Pháp Ấn, Missouri) cùng đông đảo Chư Tăng, Ni, thiện tri thức, thiện nam tín nữ, Phật tử ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ tham dự.
27/10/2018(Xem: 10030)
Hình ảnh trong ngày:10/21/18, Lễ Mừng Chu Niên 10 Năm thành lập Hiền Như Tịnh Thất (2008-2018) và lễ Tưởng niệm Cố Sư Cô Thích Nữ Hiền Như, Người đã sáng lập Tịnh Thất cho đến ngày hôm nay . Chứng minh lễ , Đại Đức Thích Hạnh Tuệ , SC Trụ Trì Thích Nữ Thanh Diệu Pháp và SC Thích Nữ Hiền Thuận cùng quý Phật tử xa gần về tham dự. Đặc biệt tại Tịnh thất này là 3 thế hệ liên tục sống trong Chánh Pháp và thừa tự Chánh Pháp, là Bà Ngoại : cố sc TN Hiền Như; Mẹ : SC TN Hền Thuận, và con gái : SC trụ trì TN Thanh Diệu Pháp .
26/10/2018(Xem: 13302)
Khóa tu được tổ chức với ý nghĩa: - Cầu mong cho Thánh pháp của đấng Như Lai được Thường chuyển, Phật giáo Việt Nam được trường tồn và phát triển trên Mỹ quốc. - Mong muốn mang Phật Pháp, sự an lạc đến với tất cả mọi người không kể tuổi tác, sắc dân, tôn giáo. - Để cho thế hệ con em chúng ta lớn lên trên đất Mỹ gìn giữ và phát triển giáo pháp trong mai sau khi thế hệ chúng ta nằm xuống. Tu Viện Sơn Tùng, nơi tổ chức khóa tu do Hòa Thượng Thích Minh Dung khai sơn từ năm 2010, tọa lạc trên vùng đất cao 4000 Feet, thuộc thành phố Phelan cách Los Angeles khoảng hơn 1 giờ lái xe về hướng Đông Bắc, rộng 5 mẫu Tây. Tên Tu Viện được đặt theo đặc tính của loài tùng trên núi cao, đó là đặc nhẫn chịu mọi thời tiết khắc nghiệt như đức tính của người Tu, chịu đựng trước mọi thách đố để mang đạo Phật đến đất Mỹ trong năm mươi năm đầu du nhập.
22/10/2018(Xem: 11165)
Lễ An Vị Phật và Khai Mở Đạo Tràng (Grand Opening) Tu Viện Liên Hoa Sanh sẽ được long trọng chính thức diễn ra đúng vào lúc 10:30 AM, ngày Saturday November 17, 2018 (Vào dịp Lễ Tạ Ơn Tam Bảo 🙏 Thanksgivings) tại: 45564 Fourth Street, Big Bear City, CA 92324 Tel.: 626-377-1103 Thay mặt Ban tổ chức buổi lễ, Thầy kính mời tất cả quý Phật tử thập phương và quý Kim cang hữu khắp nơi dành thời gian về tham dự đông đủ và chung vui theo công đức cúng dường Tam Bảo và Đức Guru Padmasambhava trong ngày Đại Lễ thiêng liêng và lịch sử quan trọng này của Tu Viện Liên Hoa Sanh tại núi Đại Hùng, Big Bear City.
13/10/2018(Xem: 14565)
Ni viện Như Ý tọa lạc ở số 1919 Belcastro Street, thành phố Las Vegas, tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ. Ni viện có số điện thoại: 1(702) 857-1735; email: [email protected] và website: www.niviennhuy.com. Ni viện do Ni sư Thích Nữ Tâm Vân cùng một số Phật tử tại địa phương thành lập vào năm 2016 trên diện tích 1 mẫu tây. Ni viện có nhiều cây xanh, không khí trong lành, cảnh quan thanh tịnh.
08/10/2018(Xem: 7613)
Bốn ngày tu học khóa mùa Thu 2018 của thiền viện Diệu Nhân đang diễn ra trong hạnh phúc - nếu hạnh phúc được hiểu như một trạng thái thanh thoát, không vướng víu chuyện đời thường và được sống trong dòng suối an tịnh của năng lượng lành. Thân xác và ý nghĩ tạm gác lại bao nhiêu chuyện đời thường ở ngưỡng cửa trần gian để hành giã lên núi hay tìm về nơi vắng lặng để tu. Tu chỉ là một cố gắng trờ về mái nhà xưa mà ai cũng có sẵn ngay trong chính mình mà chữ nhà Phật thường chúc tụng là “thân tâm thường an lạc”. Tôi đi tu. Mỗi mùa một lần dăm ba ngày mà lên non chưa ngồi ấm bồ đoàn thì đã có chuyện reo đòi xuống núi. Như sáng nay, khi theo đoàn tu học thiền hành quanh khu đồi núi thuộc khuôn viên chùa do hai Ni sư Thuần Chánh và Thuần Tuệ hướng dẫn chưa trọn vòng thì Huy Hoàng và tôi đã tách. Chúng tôi ghé đến nơi có ghi dấu ngày lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Diệu Nhân do Thiền sư Thích Thanh Từ chủ lễ ngày 16-11- 2002.
21/09/2018(Xem: 6348)
Đạo từ Lễ đặt đá xây dựng Chánh Điện Tu Viện Phổ Đà Sơn trong dịp “Lễ về nguồn lần thứ 10 và Hiệp kị Lịch đại Tổ Sư”, Trong những ngày qua, nhân Lễ về nguồn lần thứ 10 và Hiệp Kị Lịch Đại Tổ Sư, Chư Tôn Đức Tăng, Ni Hải ngoại đã hòa hợp trong sự thanh tịnh, để tổ chức Đại hội văn hóa giáo dục và Hoằng Pháp, Tụng Đại Thừa Giới, nhắc lại hành trang của GHPGVNTN và hành hoạt của Đức Đại Lão HT Thích Đôn Hậu – Đệ Tam Tăng Thống, để nêu cao tấm gương của Ngài, nhằm sách tấn tự thân cũng như sách tấn Đàn hậu học, tiến lên trên con đường tự giác và giác tha.
17/09/2018(Xem: 8912)
Giữa lòng Québec (Canada), một thiền viện thuộc hệ phái thiền Trúc Lâm do HT. Thích Thanh Từ sáng lập nằm êm đềm giữa một khung cảnh núi rừng xinh đẹp, đó là thiền viện Đạo Viên mang tên một vị thiền sư thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử do Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông sáng lập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]