Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày 2: Tường thuật bài pháp thoại 3 và Phật Pháp vấn đáp của Khoá Huân Tu Tịnh Độ tại Tu Viện Quảng Đức.

21/11/202216:46(Xem: 2093)
Ngày 2: Tường thuật bài pháp thoại 3 và Phật Pháp vấn đáp của Khoá Huân Tu Tịnh Độ tại Tu Viện Quảng Đức.

Ngày 2: Tường thuật bài pháp thoại 3 và Phật Pháp vấn đáp

của Khoá Huân Tu Tịnh Độ tại Tu Viện Quảng Đức.

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thich Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni

Kính bạch Hòa Thượng Chứng Minh Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc

Kính bạch TT, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng kiêm Trưởng ban Tổ Chức Khóa Huân Tu Tịnh Độ.

Kính bạch TT Giảng Sư Thích Phước Tấn, Trụ Trì chùa Quang Minh, Braybrook Melbourne

Kính bạch quý Giảng Sư đoàn giải đáp các câu hỏi Phật Pháp vấn đáp và thuyết giảng các chủ đề về Tịnh Độ trong khoá Huân Tu.

 

Trước khi sang ngày thứ hai của khoá Huân Tu Tịnh Độ, con kính xin được phép ghi lại lời khai thị của HT. Chứng minh Thích Như Điển sau thời công phu khuya sáng thứ bảy 19/11/2022 như sau:

Trước hết Ngài  tán dương công đức của những Phật Tử đang tham dự khoá Huân Tu dù rằng thời tiết Úc Châu năm nay khác hẳn với những năm về trước,  Ngài thường trốn lạnh từ Âu Châu để sang Úc Châu vào mùa Xuân hay Hè, thế mà năm nay dường như Úc Châu lạnh hơn cả Âu Châu nữa.

Ngài gợi  nhắc đến mục tiêu của những người tu theo Pháp môn Tịnh Độ là sẽ được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, nhưng bao giờ chúng ta sẽ đến được và bao giờ sẽ đến ?

Hiện nay, quý Thiền sư hiện đại như HT. Thích Thánh Nghiêm, HT. Thích Thanh Từ, HT. Thích Nhất Hạnh tất cả đều cho rằng Hạnh Phúc là những gì ta đang có, chỉ cần ta biết sống trong chánh niệm tỉnh thức sẽ thấy Tịnh Độ là đây.

Hoà Thượng cũng nhắc đến trong kinh Nam Truyền,  một người tín nữ cũng có thể chứng đắc A La Hán nếu người ấy xuất gia ngay hoặc nhập Niết Bàn ngay. Và ta cũng phải hiểu rằng Tự Tánh Di Đà chính là Phật Tánh .

Ngài rất tâm đắc với với tác phẩm Tri Kỷ của Bụt tác giả là HT. Thích Nhất Hạnh với những câu sau đáng để chúng ta nhớ đời đời…

“ There is no way to Peace but Peace is the way -

“ There is no way to Happiness but Happiness is the way -

“ There is no way to Nirvana but Nirvana is the way -

 Hơn thế nữa Hoà Thượng đã mượn những câu thơ của Ngài Linh Hựu Thiền Sư trong Quy Sơn Cảnh Sách để nhắc nhở ta về tính chất Vô Thường, bỗng có rồi không....

Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô; ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?”.

Dịch:. Ví như sương mùa xuân, mốc sáng sớm, phút chốc liền tan. Cây bên bờ vực, dây trong miệng giếng há được lâu bền. Niệm niệm qua nhanh, chỉ trong khoảng sát na, chuyển hơi thở đã là đời sau, sao lại an nhiên để ngày tháng trôi suông vô ích?.

 

Thật là một lời  đạo từ quá sâu sắc nguyện kính tạc dạ ghi nhớ và tri ân Ngài.

Và bây giờ con xin tường thuật lại PHÁP THOẠI 3 : 09:00am, Thứ Bảy 19/11/2022 (26/10 Nhâm Dần) KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬTdo Giảng Sư: TT Thích Phước Tấn  (Trụ Trì Chùa Quang Minh, Braybrook, Melbourne- Victoria, Úc Châu )

 

TT,Trụ trì Tu Viện Quảng Đức, Thích Nguyên Tạng đã giới thiệu Thượng Toạ Thích Phước Tấn với lời chào nồng ấm như sau: Thượng Toạ xuất gia từ nhỏ với bổn sư là Cố HT. Thích Phước Huệ từ khi đến Úc và hiện nay là Trụ trì Chùa Quang Minh Braybrook, Melbourne- Victoria Úc Châu

Viện chủ Thích Tâm Phương trong 32 năm qua vẫn giữ  mối thâm tình liên lạc không gián đoạn và Thượng Toạ là một Tăng Tài của Phật Giáo Việt Nam tại Hải ngoại.

TT Nguyên Tạng cũng hoan hỷ thông báo sau hai năm ngưng hành hương các chùa vào dịp  Tết Nguyên Đán do vì dịch nạn Covid, Đạo tràng Quảng Đức sẽ đến lễ Phật tại chùa Quang Minh và đúng rằm tháng giêng năm Quý Mão (5/2/2023) khi chuyến hành hương được trở lại.

Chỉ nhìn ánh mắt và phong cách của TT Nguyên Tạng, chúng con đã cảm nhận  được đạo tình giữa hai tăng tài của Phật Giáo Úc Châu. Kính chia sẻ niềm hoan hỷ.

Và TT. Thích Phước Tấn đã bắt đầu bài pháp thoại Khuyến Tấn Niệm Phật rất khiêm nhượng trong lời mở đầu như sau:

Bài pháp này ai ai cũng nghe qua rất nhiều nhưng không phải từ Thầy nói mà đến từ các kinh sách và những học giả đã trải nghiệm. Nào trước khi bắt đầu, chúng ta hãy tịnh tâm, nghe tiếng chuông và hít thở rồi chúng ta bắt đầu lược qua những kinh điển đã khuyến tấn chúng ta niệm Phật như thế nào ….

Trước hết trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã nhờ các vị Bồ Tát nêu ra các phương pháp mà các vị Bồ Tát đã hành trì để giúp Ngài A Nan sau tai nạn Ma Đăng Già. Có đến 25 Phương pháp tu, nhưng Thượng Toạ Giảng Sư chỉ nhắc đến Bồ Tát Di Lặc và Đức Đại Thế Chí Bồ Tát làm tiêu biểu,

Vì sao nhắc đến Ngài Di Lặc Bồ Tát -  Vì Ngài đã nương vào Thức đế giải thoát, Thức là do Căn và Trần duyên với nhau (con mắt của chúng ta rất vô thường và không có tạo tội chỉ vì cái nhãn thức do sở kế biến chấp tạo ra đã gây biết bao điều tội lỗi).

Riêng Đức Đại Thế Chí Bồ Tát với pháp môn Niệm Phật đã trình bày như sau:

Ta nhớ lại trong vô lượng kiếp trước, có Phật ra đời tên là Vô Lượng Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang Phật, Diệm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật, Bất Đoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô Xưng Quang Phật, Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật. Trong kiếp đầu tiếp nối mười hai vị Phật ra đời, vị Phật sau cùng là Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang, dạy ta niệm pháp môn niệm Phật, ta nhập vào chánh định, nên gọi là niệm Phật tam muội ”.

Theo lời Giảng Sư, dựa vào kinh sách chúng ta được biết:

Pháp môn niệm Phật có hai hạng người, một là hạng chuyên nhớ niệm, một người chuyên quên, hai hạng người này cũng từng gặp qua rồi. Một người chuyên niệm là chỉ cho Phật, một người chuyên quên là chỉ cho phàm phu. Phật thì luôn thương nhớ chúng sanh, chúng sanh thì thường quên Phật. Nếu chúng sanh nghĩ đến Phật thì hay biết mấy, nhưng ngặt nỗi là ở đâu họ cũng quên, không có tâm thanh tịnh, tâm giác ngộ.

Phật vì sao lại nhớ đến chúng sanh? Bởi vì Phật biết tất cả chúng sanh trong quá khứ là cha mẹ mình, vị lai sẽ thành Phật và cùng chư Phật hiện tại đồng một thể giác ngộ bình đẳng, cho nên nói “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật,

Có nghĩa là các Đức Phật đã khuyên chúng ta nên TIN DŨNG MÃNH để niệm Phật vì phương pháp này rất thù thắng, thế nhưng phàm phu chúng ta rất hời hợt thuộc về người chuyên quên và luôn tưởng rằng phương pháp này chỉ áp dụng cho người sơ cơ mà thật ra người thượng căn một khi hiêu rõ giáo lý mới biết rõ cách Niệm Phật là thế nào để có khả năng nhập vào Phật tánh. Do vậy cần nên nhớ rằng một khi ta càng hiểu rõ giáo lý ta sẽ biết cách NIỆM PHẬT rất thành công.

Tất cả pháp môn đều có cùng một mục đích để phả trừ phiền não và Đức Đại Thế Chí, Ngài rất khéo để chỉ dẫn chúng ta nhiều phương tiện tiến trình để loại trừ phiền não.

1- NƯƠNG VÀO THA LỰC

Tha lực là 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, vô lượng vô biên. Đây là một thành quả lớn, vì lúc đó là Pháp Tạng Tỳ Kheo phát đại nguyện mà nay Đức Phật A Di Đà đã giữ ngôi chánh giác từ lâu rồi, từ vô lượng kiếp kia.

 Cho nên việc sanh về theo lối đới nghiệp vãng sanh của các chúng sanh trong 10 phương vô biên quốc độ là do tha lực của Ngài, do bản nguyện lực của Ngài giúp cho chúng ta về đó là chuyện có thể khả thi.

Chúng ta cũng từng học được rằng:”Nếu như hai người cùng nhau nhớ niệm, mọi người cùng nhau chí thiết nhớ niệm, chẳng buông lơi, chẳng thất niệm thì sẽ theo nhau như bóng với hình, không bao giờ rời xa được.”

Do đó nếu mọi người ai cũng không quên Phật thì ngay đời này có thể gặp Phật, sau khi vãng sanh thường gần Phật nghe pháp, tu tập, chẳng bao lâu sẽ thành quả vị giác ngộ.

TT Giảng sư cũng nhấn mạnh Niệm Phật không nhất thiết chỉ là Đức Phật A Di Đà mà có thể là Đức Phật Dược Sư, hoặc mười phương Chư Phật vì quý Ngài sẽ ngày đêm thương xót hộ trì cho tất cả chúng sanh, giống như mẹ luôn nhớ nghĩ đến con. Nếu như tất cả chúng sanh trong tâm lúc nào cũng nghĩ đến Phật, nhớ đến Phật, dù bây giờ chẳng thấy Phật, nhưng tương lai nhất định cũng gặp Phật..

Điều dẫn dụ của TT Giảng Sư còn nhắc đến Chư Phật như đài phát thanh, hoặc Truyền hình sóng phát ra luôn luôn có sẵn, thế mà chỉ khi nào chúng ta chịu mở mới nghe mới có thể  xem được mà thôi và chúng ta có chịu mở hay không ?



day 2 huan tu tinh do (20)day 2 huan tu tinh do (7)day 2 huan tu tinh do (8)



Đây có phải chăng là  di sãn mà Đức Phật đã để lại cho chúng ta, hãy nên hướng tâm về quý Ngài vì chỉ cần khởi tâm là chúng ta đã nhận được tha lực rồi có nghĩa là …..

Bởi vì từ lâu chúng ta cách Phật quá xa, nếu mà không niệm Phật thì càng xa cách hơn nữa. Người tu pháp môn niệm Phật chẳng phải nhọc công tốn sức phương cách hoặc bí quyết gì cả, chỉ cần chuyên tâm niệm Phật. Khi tâm hành giả và tâm Phật tương ứng thì trí huệ phát sanh, sẽ được giải thoát tự tại.

Và Giảng Sư đã kết luận Đức Phật không đặt điều kiện và rất mong được gặp đệ tử.  Chúng ta quá ư là may mắn, thật rất uổng nếu không biết pháp môn này.

2- THÁI ĐỘ TIN TƯỞNG - PHẢI ĐỦ NIỀM TIN .

TT Giảng Sư đã cho chúng ta thêm một lời khuyên quý báu là nếu chúng ta càng hiểu giáo lý một cách sâu sắc hơn chúng ta sẽ đạt kết quả nhanh chóng vì có rất nhiều tín hiệu tuy nhiên chỉ có một ngõ để vào mà thôi …Đó là bắt đầu bằng ƯỚC MUỐN và phải HÀNH TRÌ;

Người tu Pháp môn Niệm Phật cần có 3 món tư lương Tín, Nguyện, Hạnh.

-Tín là tin cõi Cực Lạc có thật và đức A Di Đà luôn luôn hộ niệm. Ngài sẵn sàng tiếp dẫn chúng sanh nào quy kính, niệm sáu chữ hồng danh kêu gọi đến Ngài.

-Nguyện là sau khi đã tin đức Phật Thích Ca không nói dối, đức A Di Đà không nguyện dối. Hành giả phải phát tâm chơn thiết cầu thoát ly cõi Ta Bà đầy khổ lụy chướng duyên; Mong muốn sanh về miền Cực Lạc an vui. Và nương nơi sự thanh tịnh trang nghiêm vô lượng, để tu tiến hoàn thành mục đích tự độ độ tha.

-Hạnh là sau khi đã phát nguyện như thế, lại cần phải thiết thật xưng niệm danh hiệu đức A Di Đà. Một lòng tin Phật mà niệm Phật, rồi nương nơi bản nguyện của Phật A Di Đà để được tiếp dẫn về Tây Phương Tịnh Độ.

3- NGƯỜI NIỆM PHẬT CẦN NUÔI DƯỠNG TÂM BỒ ĐỀ.

Giảng Sư nhấn mạnh người tu niệm Phật có nghĩa là Tu về Tâm, từng giây từng phút nuôi dưỡng Bồ đề tâm vì nhờ đó sẽ chuyền hoá được những tình huống rất khó khăn.

Và TT. Giảng Sư nhấn mạnh Tâm ta luôn dao động như vượn, mà ý nghĩ của ta cũng như con ngựa nên khi niệm Phật chúng ta phải luôn luôn cột ý vào câu niệm Phật.

4- NIỆM PHẬT GIÚP TA GIẢI TRỪ TÂM PHÓNG DẬT

Phóng dật là một pháp tu rất quan trọng của Nam Tông, đồng nghĩa với mất chánh niệm mà Đức Phật trong kinh Pháp Cú đã dạy rằng “Người phóng dật có nghĩa là lúc đang sống cũng như đã chết “ theo đó:

Phóng dật là buông thả tâm tham ái chạy theo ngũ dục, ngũ trần nên bị trói buộc, bị mất mình. Không phóng dật là giữ tâm chánh niệm khi đối duyên xúc cảnh, quán thấu vô thường-khổ-không của các pháp nên không khởi tham đắm, dính mắc, không bị cảnh trần trói buộc.

Thay lời kết :

Một khi đã tin vào pháp môn niệm Phật thì đừng hoài nghi,

Nếu không tin thì thôi, nếu có tin cần phải tin sâu, tin chắc, và tin rồi phải thực hành và đó là Sự, Lý viên dung đúng luật Nhân Quả muôn đời.

Tin sự: Xác nhận ngoài cõi Ta-Bà có một cõi Cực-Lạc đúng như lời Phật nói.

Tin lý: Tin tự tâm ta cũng tức là Tịnh-Độ, nếu một khi nó đã được trong sạch là lúc Sự và lý viên dung không tách biệt.

Tin nhân: Đinh ninh công hạnh niệm Phật hiện tại của mình có năng lực giải thoát.

Tin quả: Tin chắc ở chín phẩm sen vàng là nơi sẽ về của ta sau này.Về được đó thì dù hạng nào cũng không thối chuyển.

Kính dâng lời thơ của Hoà Thượng Thích Đức Nhuận để tán dương bài pháp tuyệt vời của TT Thích Phước Tấn,

Xét ra niệm Phật dễ mà không

Ý, khẩu buông lung giữ chẳng đồng

Miệng niệm Di-Đà tâm toán loạn

Dầu cho bể cổ vẫn là không

Kính chúc TT Giảng Sư Thích Phước Tấn pháp thể khinh an, pháp duyên vô ngại, Phật đạo viên thành.

 

PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP: 02:00 pm, Thứ Bảy 19/11/2022 (26/10 Nhâm Dần)

Thành phần Giảng Sư đoàn gồm có

Hòa Thượng Thích Như Điển (Phượng Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Germany) -Thượng Tọa Thích Phước Tấn (Trụ Trì Chùa Quang Minh, Braybrook - Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, Fawkner) -Thượng Tọa Thích Viên Trí (Trụ Trì Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc)- TT. Thích Hạnh Phẩm (Trụ Trì Tu Viện Từ Ân, Narre Warren)) -Ni Sư Thích Nữ Diệu Trang (Trụ Trì Chùa Thiên Long, Saigon)- NS Thích Nữ Nhật Liên (Trụ Trì Chùa Bồ Đề, St. Ablans)- SC Thích Nữ Nguyên Khai (Trụ Trì NPĐ An Lạc Hạnh, Lalor, Vic).

 

Hiện diện trên pháp toà TT. Thích Nguyên Tạng Trưởng ban tổ chức khoá Huân Tu đã giới thiệu thành phần Giảng Sư và chia đều tất cả mỗi vị câu hỏi thích hợp với những bài pháp thoại đã giảng và nếu không liệu hệ đến thì TT Nguyên Tạng sẽ tuỳ nghi giao cho Ni Sư Diệu Trang, Ni Sư Nhật Liên và Sư Cô Nguyên Khai đồng đều qua một lần thứ nhất rồi các câu hỏi còn lại sẽ đi qua  lượt hai .

Và bây giờ câu hỏi đầu tiên với TT.Thích Nguyên Tạng:

Câu hỏi 1 gồm 3 phần:

A-  Con được nghe rằng pháp môn nào cũng phải tuân theo tuần tự 4 giai đoạn Tín, Giải, Hành, Chứng. Chúng con kính xin quý Thầy cho biết Pháp môn niệm Phật có đi qua 4 giai đoạn Tín, Giả, Hạnh, Chứng không ?

Trả lời: Thường các pháp môn luôn đi theo quy trình TÍN, GIẢI ,HẠNH, CHỨNG có nghĩa là trước hết ta phải …Phát khởi niềm tin vì (Tín là mẹ công Đức ) và tất cả lời dạy bảo của Phật, ta có khả năng lý giải, ta có thể y giáo phụng hành thì gọi là tin Phật; ngược lại, ta không hiểu rõ đạo lý, ta không làm được là ta không tin Phật. Do đó trong niềm tin nhất định phải đầy đủ “Giải Hành Chứng” (chính là “Tín, Giải, Hành, Chứng”).

        “Giải” là đối với lý luận, phương pháp, cảnh giới mà Phật đã nói thông đạt tường tận, có nghĩa là hiểu rõ pháp tu mà mình đã chọn .

        “Hành” là áp dụng, thực hành. Điều này quan trọng nhất , nhưng hiện nay đối với đa số Phật tử thời nay, tín và giải chỉ là  sơ sơ, chút đỉnh gọi là, còn riêng Hành thì có thể nói là con số không.

       “Chứng” là thể nhập, là chứng ngộ đạo quả; nhưng đã không hành thì lấy đâu mà chứng. Do vậy Pháp môn niệm Phật cũng theo 4 giai đoạn này.

Pháp môn vô lượng từ xưa đến nay chẳng ngoài bốn phần: Tín, Giải, Hạnh, Chứng.

B-   Trong pháp môn niệm Phật thế nào là hạ thủ công phu ?

Riêng hạ thủ công phu là miên mật không ngừng nghỉ, không để một thời gian nào rãnh rỗi suốt 24/25 giờ  Riêng với Mật Tông nhập thất miên mật 3 năm, 3 tháng, 3 ngày 3 giờ. Vạn Phật Thánh  Thành của HT Tuyên Hoá có quy luật cho người xuất gia là phải đắp y 24/24 chỉ trừ khi đi vệ sinh, tu tập trú dạ lục thời và chỉ ngủ ngồi, hành giả nào thích hạ thủ công phu nên đến Vạn Phật Thành tập sự; Hạ thủ công phu bằng cách niệm Phật và lễ Phật theo Pháp Sư Tịnh Không là tập áp dụng 3 không ngay từ bây giờ: không phone, không đọc báo, không xem tivi


day 2 huan tu tinh do (131)day 2 huan tu tinh do (132)
Kính mời xem thêm hình khác (ngày 2)





Câu hỏi 2 – đến lượt TT.Thích Viên Trí giải đáp:

   A - Kính bạch Thầy trong Ấn Quang vấn sao có nói ăn mặn là ăn quá khứ gia quyến mình cũng là ăn vị Phật trong tương lai có phải không.? Và trong Tứ phần luật và Thập tụng luật cử ăn các loại hành, hẹ, tỏi nén, vậy làm dưa giá mà không có hẹ thì gọi là dưa gì? .

      Đáp: Trong dĩa thịt có nghĩa là có thịt chúng sinh,  chúng ta biết mọi chúng sinh đều có Phật Tánh, thì gà heo bò khi chúng thoát kiếp súc sinh chúng cũng có một kiếp nào được thành Phật. Đó là ý nghĩa này vậy do đó khi ta ăn chay là để tránh gây ân oán trong tương lai.

Còn hành, hẹ, tỏi nén không là chúng sinh mà chúng chỉ là thảo mộc có mùi nồng tuy nhiên khi ăn nhiều mồ hôi sẽ bốc mùi khó chịu mà xứ Ẫn độ xưa kia rất nóng và thiếu nước, và  nếu nhà tu đi khất thực có mùi hôi sẽ làm mọi người tránh xa,  hơn thế nữa nó cũng là một loại kích thích sự ham muốn, ái dục .

Kinh Nguyên thủy không nói về chuyện này, có lẽ Đại thừa về sau có những học giả xuất phát từ y học phương đông nên đã chế ra những luật lệ thêm.

 

B- Con có anh bạn , cha anh đã 90 tuổi mà chưa thọ quy y  tam bảo, con nghe HT.Thích Như Điển nói trong kinh Đại Bát Niết Bàn ...Nhất Xiển Đề không cố định, vẫn có thể thành Phật. Kính xin Thầy chỉ giùm làm sao cho cha anh bạn chịu niệm Phật.

Đáp: Người nam tín Phật khó hơn nữ giới, chỉ khi nào có một điều gì mầu nhiệm họ mới tin (TT dẫn dụ câu chuyện một thiện nam bị bịnh ung thư  chỉ tin Đạo Phật  khi hết bịnh ung thư sau khi người vợ đã trì  chú đại bi 15 ngàn lần). Với câu chuyện trên TT muốn áp dụng cho trường hợp này bằng cách nên dịu dàng đem những mẫu chuyện Phật pháp khuyến dụ có thể ông sẽ thay đổi nhưng khó mà niệm Phật được với người lớn tuổi .

 

--Câu hỏi thứ ba, đến lượt Thượng Toạ Thích Hạnh Phẩm trả lời,

A-  Trong phần kết Kinh A Di Đà, có ghi “ Đức Phật thuyết xong Kinh A Di Đà , Xá lợi Phât vui mừng và chúng hội lui ra .

Xin hỏi Ngài Xá Lợi Phất có phát nguyện vãng sanh về cõi Cực lạc không ?

Đáp : Đây là việc của bản thân mỗi người. Và đây là bản kinh Vô vấn tự thuyết nên người nghe chỉ Tín thọ phụng hành ở mức độ khác nhau cũng như mỗi khi chúng ta nghe bậc tôn túc ban đạo từ, ta chỉ y giáo phụng hành, nhưng thật ra mỗi người còn trình độ phước báu và nhân duyên nữa, hoặc  tuỳ theo niềm tin của họ nên rất khó nói .

B - Cũng trong kinh A Di Đà Phật nói “ không thể nào lấy phước báu chút ít nhỏ nhoi mà đòi sinh về cõi Cực lạc được”. Vậy thiện căn là gì - làm thế nào để tăng trưởng thiện căn?

Đáp : Đây là một câu rất quan trọng nhất trong kinh A Di Đà vì phải tu thập thiện nghiệp .Sự vãng sanh phải được nuôi dưỡng trong tất cả các hạnh lành.

Cho nên Thiện căn là gốc của các căn lành phải được xuất phát từ tâm và hành trì xuyên suốt để tăng trưởng thiện căn.

Chúng ta nên bắt chước lời nguyện của Ngài Phổ Hiền “VẠN HẠNH MUÔN TRUNG BẤT XẢ NHẤT PHÁP” hãy làm bất cứ việc thiện nào chớ không chờ đến những việc quá lớn lao mới làm.

C- Tại sao ta thường niệm Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Nam Mô Đại Tạng Vương Bồ Tát. Vậy  Phật có nghĩa là Vua không ?

Đáp: Chữ Vương là Vua nhưng không phải để chỉ về quyền lực vật chất  mà muốn chỉ đến Tự Tại vô ngại, đỉnh điểm của sự đã hoàn toàn làm chủ sinh tử, tối thắng là an lành tự tại

 

---Câu hỏi thứ tư đến với HT Thích Như Điển

A- Câu hỏi có liên quan đến Tác phẩm "Tư Tưởng Tịnh Độ Tông” của HT Phương Trượng như sau:Thưa HT, trong sách ấy HT có đề nghị Ngài Đàm Hoằng là sơ tổ Tịnh Độ VN, còn HT Thiền Tâm là Đệ nhị Tổ rồi mới đến HT. Thích Trí Tịnh,  sau 20 năm rồi Ngài có ý kiến gì mới không ?

Đáp: Đó là trong quyển “Lịch Sử Phật Giáo” của TS Lê mạnh Thát chi tiết về Ngài Đàm Hoằng đã tu quánVô lượng Thọ,  cũng vì thời ấy Bắc thuộc, ban đầu cũngcó Mai Hắc Đế cũng là Phật Tử và ở vào thế kỷ 5 ta cũng không hiểu rõ lắm....tuy nhiên theo Ngài Mâu Bác và Khương Tăng Hội không có chia Thiền Tông và Tịnh độ tông gì .

Riêng chuyện Chữ Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung ta có thể xem sự tích Đầm Gia Trạch trong truyện Cổ tích Phật Giáo của Nguyễn Trọng Chi và trong lịch sử có nhắc đến ngay thời Hai bà Trưng chống giặc Nam Hán, được biết các Sư Cô thời đó đều gia nhập với Hai Bà , chứng tỏ Phật Giáo VN có từ xa xưa rồi.

 Riêng về Thiền Tông và Tịnh Độ tông qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần trong hành trạng tiểu sử các thiền sư VN ta vẫn thấy họ cũng  tu Tịnh Độ nữa, ngay cả Vua Trần Nhân Tông Ngài cũng vừa Tu Thiền vừa tu Tịnh Độ điển hình trong 35 bài thơ của Ngài (xem “Phật là Vua, Vua là Phật” của H T Thích Như Điển xuất bản 4 năm về trước.

Thật ra mà nói khi sắp hạng  HT.Thiền Tâm và HT. Trí Tịnh cũng chỉ vì HT Thiền Tâm viên tịch trước mà thôi. Còn sau này ta phải rất e dè khi bàn về Tổ Tịnh Độ, vì  phải theo sát một cách  trực tiếp bắt đầu từ  Ngài Long Thọ, Thế Thân, Đàm Hoằng …triển khai tiếp.

Về sau này ta muốn nói ai chứng đắc còn phải dẫn chứng thêm  chuyện linh ứng như cố HT Thích Tâm Thanh khi nhập thất có Tứ Đại Thiên Vương xuất hiện.

B -Tuy không thuộc về câu hỏi Ngài phải trả lời nhưng HT  đã bổ túc cho câu hỏi 2 của TT Viên Trí, HT đã có nhận xét về Nhất Xiển Đề trong kinh Đại Bát Niết Bàn như sau …Các pháp đều bất định, nhất xiển đề cũng bất định.

Điều đó hẵn ai cũng biết  có người khi trước rất ác nhưng sau đã đổi 180 độ như Ngài Vô Não, vua A Xà Thế và vài người đã phóng hạ đồ đao.

 Theo Ngài Thân Loan, người ác khi ngộ được Phật Pháp, họ sẽ chứng đắc  rất nhanh hơn người thường vì họ đã ngộ được pháp tánh.

C - Kính bạch Thầy chỉ còn cách tu Đại Bát Niết Bàn?

 Đáp: Đại Bát Niết Bàn chỉ có HT. Thích Trí Tịnh dịch từ Hán ra Việt gồm 300 ngàn chữ, không những đọc tụng cũng nên lạy từng chữ .

D- Trong những ngày bình thường chùa Viên Giác không có Phật sự, Ngài có phát nguyện gì không?

Đáp: Đây  là một câu hỏi rất riêng tư, dĩ nhiên tôi không trả lời tuy nhiên tôi có thể cho biết có hai cách phát nguyện theo Ngài Thân Loan như sau:  Đó là Hoàn tướng và Vãng tướng

Hoàn tướng có nghĩa là sau khi chúng sanh ấy đã vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc; nhưng nếu còn tâm cứu độ chúng sanh ở thế giới Ta Bà nầy nữa, thì có thể phát nguyện trở lại thế gian nầy để độ sanh.

Còn vãng tướng là tướng của một hành giả đã được vãng sanh và ở nơi thế giới Tịnh Độ ấy để tu cho đến giải thoát, chứng quả vô thượng Bồ Đề.

 Đây cũng là tư tưởng Bồ Tát đạo theo Tịnh Độ Chân Tông mà Ngài Thân Loan đã chủ trương.

 

--Câu hỏi thứ năm đến lượt  TT. Thích Phước Tấn

A- Con nghe nói bên Ấn Độ có 2 núi Kê Túc . Xin Thầy cho biết rõ hơn.

Đáp: Túc Sơn theo điển tích là ngọn núi nằm trên dãy thuộc Đông Bắc Ấn Độ,  núi này cách biên giới 25 km nên vẫn còn nằm trong xứ Ấn khác với ngọn núi cũng cùng tên ở Vân Nam thuộc Trung Hoa nhưng thật ra ở TQ vẫn có những ngọn núi kéo dài đến tận Hy Mã Lạp Sơn, Nepal, Bhutan .

Núi Kê Túc ở Ấn Độ mới có điển tích Ngài Đại Ca Diếp chờ Đức Phật Di Lặc ra đời, nhưng người Trung Hoa cũng tạo dựng sự thị hiện của Ngài Ca Diếp ở núi Kê Túc của Trung Hoa để câu khách du lịch.

B -Thế nào là Pháp vương vô thượng tôn - Tam giới vô luân thất?

Đáp:  Tam giới là ba cõi Dục giới , Sắc giới và Vô Sắc giới cả vũ trụ này thuộc về tam giới,   vẫn còn ở trong vòng sinh tử luân hồi, riêng Vô có  nghĩa là không - Luân là so sánh - Thất là vai.

Câu này để tán dương công đức Đức Phật rằng “ Trong thế gian này không ai có thể sánh vai với Ngài được dù Chư thiên hay Bồ Tát đã giác ngộ nhưng muốn trở thành một vị Phật phải trải biết bao nhiêu là A Tăng kỳ kiếp và Đức Phật đã giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.


---Câu hỏi thứ sáu đến lượt Ni Sư Diệu Trang

A- Khi đọc vài phẩm trong kinh Pháp Hoa con thường chảy nước mắt cũng vậy khi con đọc 12 đại nguyện của Bồ Tát Quán thế Âm và con thường thấy mình niệm Phật trong giấc mơ , đấy là điềm gì ?

Đáp: Trong tất cả các phẩm trong kinh Pháp Hoa, những lời dạy của Đức Phật rất sâu sắc , khi đọc kinh Pháp Koa hay 12 lời đại nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát ta liền có những cảm xúc tự nhiên do thể hiện tấm lòng cung kính Đức Phật, riêng trường hợp  khi con đọc kinh A Di Đà con nhớ những lời dạy và câu niệm Phật đã ăn sâu vào tâm thức và nó sẽ thường hiện ra trong giấc mơ. Đây là điều  rất tốt, chúc con hãy giữ những tâm nguyện này.


C-  Thế nào là Y liễu nghĩa và bất y liễu nghĩa ?

Đáp : Liễu Nghĩa là thực nghĩa hiển liễu phân minh thuyết thị cứu cánh.  Đồng nghĩa với Rốt ráo,  là nghĩa đã trọn, đã hết. Đối nghịch với liễu nghĩa là bất liễu nghĩa tức là nghĩa chưa trọn vẹn, chưa hết nghĩa.

Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa là tên gọi khác của Cứu Cánh (liễu nghĩa) và Phương Tiện (bất liễu nghĩa). Trong kinh điển Phật giáo có Liễu Nghĩa Kinh và Bất Liễu Nghĩa Kinh.


 Cho nên Phật dạy; phải y vào kinh Liễu Nghĩa (xem kinh  Đại Bát Niết Bàn, phẩm Tứ Y).

 

--Câu hỏi thứ bảy đến lượt Ni Sư Nhật Liên


A- Khi tụng kinh Đại Bảo Tích con có nghe “Lúc sinh không từ đâu đến và Lúc chết không đi về đâu có nghĩa là gì?

Đáp: Giáo lý quan trọng của Phật giáo là Lý Duyên Khởi, là Nhân Quả, là cái này có cái kia có, cái này sinh cái kia sinh; cái này không cái kia không, cái này diệt cái kia diệt.

Cũng như HT Phương trượng đã ban đạo từ sáng nay, khi có sóng điện thì khi mở TV hình ảnh hiện ra, khi tắt thì hình ảnh mất. Dòng sinh tử luân hồi đi theo nghiệp và nhân quả.

Từ điểm này chúng ta biết rằng con người sinh ra từ Nhân Quả và không phải chỉ sống một đời trong hiện tại này, mà đã trải qua nhiều đời trong quá khứ và trong tương lai còn tiếp nối nhiều cuộc sống khác.

Như vậy chết là bỏ thân hiện tại trong đời này để có thân mới trong đời sống kế tiếp. Nói cách khác sống là thay thân cũ của đời trước để có thân mới trong đời này. Với con mắt của bậc trí tuệ thì con người của đời này và con người của đời sau không phải là một mà cũng không phải là hai.


B- Con nghe nói câu “Cần tảo già lam địa thời thời phước huệ sanh” Nay con công quả nấu cơm cho chùa có phước huệ sanh không ?
Đáp: Con nên biết tất cả việc làm nếu phát sanh từ một cái tâm thanh tịnh thiện lành thì đều có phước lực sanh. Cũng có câu “Phước huệ lưỡng toà phương tác Phật”. Nấu cơm mà tâm mình định, không tham sân si khởi lên thì việc gì cũng có phước. Ngoài miền Bắc thường nói khi chúng ta  tu tập là đang mót phước, bòn phước, nên mỗi sáng sớm thời công phu quý Tăng Ni thường đọc bài Cảnh sách nhắc lại công Đức chư Tổ như sau để tự nhắc bản thân phải tinh tấn siêng năng hơn nữa trong hành trình tiến tu:

"Tổ Tào Khê siêng năng giã gạo

Tổ Tuyết Phong tần tảo làm cơm

Tổ Quy Sơn bếp nước chăm nom

Tổ Kính Sơn quét tước thường làm vệ sinh

Tổ Bách Trượng thanh minh trong chúng

Ngày không làm thời cũng không ăn

Tổ Thọ Xương cày cấy chung thân

Đều là những bậc vĩ nhân cửa thiền

Gương xưa mãi mãi còn truyền

Cần lao phục vụ lực điền tận tâm

Nay đại chúng tùng lâm cộng trụ

Chức vụ thường thiếu sự gắng công

Ai đủ sức nên phát tâm

Rụt rè bỏ phế việc chung sao đành

Có công Phật tổ mới thành

Không thời biển khổ lênh đênh đời đời".

 

-----Câu hỏi thứ 8 đến lượt Sư Cô Nguyên Khai.

A - Con bị nghiệp gì mà con trai thì cờ bạc và bị con dâu khinh thường, kính nhờ Thầy chỉ giúp con cách cầu nguyện

Đáp - Thường con cái đến với cha mẹ dưới hai hình thức trả nợ hoặc đòi nợ

Thử nhìn lại hoàn cảnh mình nếu biết nó đến để đòi nợ thì hãy cố mà trả hết chứ đừng than trời hoặc có thể hãy tự xem đứa con này không phải là con mình mà là con của người hàng xóm nào đó đến ở đậu thôi thì sẽ bớt buồn .

Riêng con dâu có lẽ mình cũng chưa đối đãi nó chân tình thật sự như con gái mình hoặc giả nó quá ngán ngẫm ông chồng nên ghét luôn bà mẹ đã sinh ra ông chồng đó.vậy

Hãy tạo cho mình một pháp môn tu bằng niệm Phật hay trì chú để chuyển hoá cuộc đời mình

B- Con nghe nói niệm Phật lúc nào cũng được, nhưng khi con quét nhà hay rửa chén hoặc làm một việc khác nếu niệm Phật thì con sẽ làm sai.Kính xin Thày cho một lời khuyên.

Đáp: Có người vừa mới học Anh văn một vài ngày đã than... Ôi sao tôi không nói được!, đâu biết rằng phải tự mình thực tập thật lâu mới thành một thói quen. Có thể nên mua một máy niệm Phật vừa làm việc vừa niệm theo máy để thành một thói quen.

Hơn nữa niệm Phật là phải tinh chuyên  thật lâu với tín, nguyện, hạnh nên ta phải kiên nhẫn từ từ làm quen dần,

 

Đến đây là vừa hết một vòng TT Thích Nguyên Tạng lại khởi  đầu cho lượt hai

--Câu hỏi thứ 9 là lượt hai đến với TT Nguyên Tạng:

A- Niệm Phật nhất tâm bất loạn  có giống như Tu Thiền cũng phải qua tuần tự từ thấp đến cao không.?

Trả lời: Bản thân Thầy chưa thấy có sớ giải về điều này nhưng bản thân hành giả cũng cần phải y chứng được nhất tâm bất loạn là mục đích cuối cùng để đạt Vô sanh nhẫn cũng như những người tu thiền đều phải tuần tự Sơ thiền phải đến Nhị Thiền, Tam Thiền,Tứ Thiền, phi phi tưởng xứ, diệt vô tận định

Cứu cánh của mọi pháp môn đều phải đoạt Vô sanh, là A La Hán, là bất tử mà Nhất tâm bất loạn là y chứng .

 Thật ra câu hỏi này thuộc về bài giảng ngày mai của Thầy là Ý nghĩa Lục Tự Di Đà nhưng hôm nay trả lời trước Nhất Tâm bất loạn đồng nghĩa với Giải thoát ra khỏi luân hồi. Như vậy  pháp môn niệm Phật là con đường đi tắt trong khi tu thiền phải trải qua thời gian nhiêu khê hơn. Có câu “Ái bất trọng bất sanh Ta Bà”, nguời sinh ra ở cõi Ta Bà vì là dục ái quá nặng. “Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ”, vãng sanh tịnh độ phải nhờ A Di Đà. Do đó chúng ta phải làm sao chấm dứt ái dục là không còn tạo nghiệp, do đó phải niệm Phật miên mật.


Có người hỏi Tự Niệm và Vô Niệm là gì ?


Tự niệm và Vô niệm cũng là pháp hành của Nhất Tâm bất loạn khi mình nhất tâm thì tự động trong tâm tự niệm.

B -Nhờ thầy giải thích Vô thủ Địa Tạng Fu chu ở Nhật Bản, và ngài Kim kiều Giác có phải là hoá thân của Địa Tạng Bồ tát không và con chó ngao của Tây tạng có phải là tề thán không?  “Phá nghi võng ư trùng trùng và kiến pháp tràng ư xứ xứ” là gì ?

Đáp: TT đã giải thích câu chuyện về Vô Thủ Địa Tạng tại Nhật Bản với bản dịch của H T Như Điền về những bức thơ cám ơn sự mầu nhiệm của Ngài và chuyện của Đông cung thái tử Triều Tiên Kim kiều Giác cao tới 2,5 m ở Cửu Hoa Sơn bên Trung Quốc còn lưu lại dấu chân nơi đó. Thầy cũng giải thích Tề thán là một loại kỳ lân chứ không phải là Chó.

“Phá nghi võng ư trùng trùng” là hãy phá hết những lưới nghi đang che phủ bên trong ta.

:Kiến pháp tràng ư xứ xứ” là hãy kiến lập đạo tràng khắp nơi để mọi người tu tập.

 Hai câu này có trong bài sám quy mạng thời công phu khuya.

C - Xin giải nghĩa câu "Thường ư tư hậu ?"

Đáp: nghĩa là "hay lo nghĩ chuyện về tương lai mai sau", đây là bản năng của chúng sanh. Sau đó TT đọc bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả trong Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) 131) để nhắc lại lời dạy của Đức Thế Tôn rằng hành giả phải đưa về tâm về nhà, an trú ngay trong giờ phút hiện tại:

"Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng".

 

--Câu hỏi 10 lượt hai đến Thầy Viên Trí :

A- Làm sao con phải trả hết nghiệp từ kiếp trước và kiếp nầy?

Đáp: Tự mình tạo nghiệp mình biết chứ sao hỏi Thày, tuy nhiên câu hỏi này cũng không đầy đủ vì không nói rõ thiện nghiệp và ác nghiệp?

Nếu thiện nghiệp thì ta nên giữ,  còn ác nghiệp phải chuyển hoá nhưng đôi khi mình cũng tự mâu thuẫn giữa đâu là thiện và ác (TT kể chuyện một bà già 80 tuổi  nói muốn đi tu, mà than con bị ế chưa lập gia đình vậy nếu khi bà còn trẻ có còn muốn đi tu chăng)

Tạo nhiều nghiệp thiện để phủ nghiệp xấu Khi tu đúng tâm mình trở nên thánh thiện.

 

--Câu hỏi 11 cho TT Hạnh Phẩm lượt hai

A- Tác trì và Chỉ trì nghĩa là gì?

Đáp: Tác trì làm những điều lành, suy nghĩ những điều thiện , cố gắng làm thiện và gìn giữ nó, nuôi dưỡng nó.

Chỉ trì là dừng lại, sau khi thọ tam quy ngũ giới rồi ta nên biết phải làm gì cho đúng với Phật pháp và Chánh pháp để đừng phạm giới.

B. Tại sao trong các bộ kinh lớn Đức Phật thường giới thiệu A La Hán truớc  mà không giới thiệu Bồ Tát

Đáp: Thầy Hạnh Phẩm đã cho biết trong kinh Đại Bát Niết Bàn Phật nói cho Ngài Kiều Trần Như trước  vì Ngài là đệ tử đắc A La Hán đầu tiên của Phật hoặc những kinh lớn thường như kinh A Di Đà, Pháp Hoa, Đức Phật nói đến Ngài Xá Lợi Phất vì Ngài là đại đệ tử có trí tuệ đệ nhất nên những điều khó tin có thể chấp nhận,  còn Bồ Tát chỉ là biểu tượng nào đó, có khi chưa có đủ trí tuệ.

Tuy nhiên Thầy không chắc lắm cho lời của mình nên đã cầu cứu bậc tôn túc và HT Thích Như Điển đã tiếp theo để hội chúng hài lòng hơn với câu hỏi trên mà khi chính bản thân con khi nghe xong thật cúi đầu ngưỡng mộ sự thâm hiểu giáo lý tuyệt vời của HT từ Nam Tông đến Bắc Tông và lạ thay dường như HT  đã thể nhập  vào thế giới Bất Nhị,  Ngài đã bổ túc rằng :Trong kinh Bản sanh (nói về tiền thân của Đức Phật) hầu như chúng ta ai cũng biết chính xác ngày sinh của Ngài và đây là lần sanh cuối cùng, và tất cả kinh điển đều nói đến câu “Duy ngã độc tôn” khi Ngài xoay về  bốn phương mà nói: “Đây là lần sanh cuối cùng của Ta” như vậy chỉ có Ngài là Đức Phật lịch sử còn những vị Phật khác ta chỉ nghe Ngài kể lại,

Riêng kinh Nam Tông không có các vị Bồ tát,  mà quả thật vậy tình thần Đại thừa và Kim Cang thừa đã đi quá xa ( như TQ đã tạo dựng Tứ  Đại Danh Sơn làm nơi ở của \Ngài Văn Thù, Phổ Hiến, Quán Âm, Địa tạng và gần đay nhất  Ngài Tuyên Hoá khi đến Mỹ đã thiết lập 4 trụ sở vạn Phật thánh thành cũng là lý do này.

Hoà Thượng muốn dẫn dắt hội chúng về câu hỏi thứ 12 về “Cửu hữu đồng đăng” nên đã nhắc đến các thuyết Nhất nguyên luận và Tam đoạn luận nhưng cuối cùng chỉ ra Thuyết duyên sinh “ Trong Anh có tôi và trong Tôi có anh “ cũng như trong cơ thể ta vừa có vitamin vừa có vi rút, “một là tất cả, tất cả là 1 “ hầu tiếp tục trả lời câu hỏi thứ 12 lượt hai mà  Hoà thượng Như Điển đã nhận như sau:

 “Trong Hoa Nghiêm Kinh có câu: “Tứ Sanh cửu hữu, đồng đăng Hoa Tạng huyền môn, Bát Nạn Tam Đồ, cọng nhập Tỳ Lô tánh hải” dịch nghĩa là (Bốn loài chín cõi, cùng lên Hoa Tạng cửa huyền; Tám Nạn ba đường, đều vào Tỳ Lô biển tánh).”

Đáp: Bốn loài tứ sanh ( thấp sanh, hoá sanh, thai sanh, noãn sanh cũng nói chung hết thảy cái chánh báo thân của chúng sinh cả ba giới.

Cửu hữu là chín cõi có thể là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la, người, trời và nói chung hết thảy cái y báo độ của mỗi loại ở cả tam giới.

Đồng đăng là cùng lên

Hoa tạng huyền môn: là nêu chung lên tất cả cõi Phật mười phương.

Tỳ lô tánh hải: là gồm chung hết thảy cái chân như tánh giới vô cùng tận. Đấy là cái pháp giới thanh tịnh Phật tánh vô biên tế.

Bát nạn: nói riêng những chỗ bị chướng nặng nề giữa tam giới, vì chúng sinh ở đó chẳng nghe được Phật pháp. Gồm có : sở tri chướng,thế trí biện thông, sanh trước và sau thời có Phật , câm, mù, diếc, ngọng

Tam đồ (đao đồ, hỏa đồ, huyết đồ khi xuống địa ngục): nói riêng về chỗ bị nghiệp quá trọng và khổ giữa tam giới. Bị vào đao đồ “có chồng mà lại theo trai - Xuống dưới âm phủ cưa hai nấu dầu” Hoặc những nạn tai cả chúng hữu tình đều là hữu lậu mê hoặc mà phải luân chuyển mãi đến vô cùng!

Hoa Tạng huyền môn là nêu chung lên tất cả cõi Phật mười phương.

Tỳ lô tánh hải: là gồm chung hết thảy cái chân như tánh giới vô cùng tận. Đấy là cái pháp giới thanh tịnh Phật tánh vô biên trong đó Tỳ Lô còn gọi là Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là Biến nhất thế xứ, nghĩa: khắp tất cả chỗ, tức là cứu cánh thanh tịnh pháp thân. cảnh diệu, trí diệu  hiểu ra rất cứu cánh

Tâm ta đã là Pháp giới tánh, mà pháp giới chúng sinh cũng đều ở giữa tâm ta, mà ta cũng ở giữa tâm của chúng sinh. Bởi vì chúng sinh tâm cũng đều là pháp giới tánh cả.

Thế thì tâm Phật, chúng sinh cả ba ấy đều lẫn nhau làm viên dung pháp giới tánh.

Vả lại, tâm ta đã hay quy nơi Phật tánh, thì phổ nguyện luôn cho bát nạn, tam đồ đương thể của chúng cũng quy nơi Phật tánh, nên nói: “Bát nạn tam đồ cộng nhập Tỳ Lô Tánh Hải”

Thế nên khắp nguyện cho cả pháp giới: Nào là tứ sinh nào là cửu hữu đồng giác ngộ lý của pháp thân, đồng chứng nhập thể của pháp thân, nên nói: tứ sinh cửu hữu đồng đăng hoa tạng huyền môn.

Do vì: nếu người khứng chịu với mỗi niệm đương sinh diệt đó mà buông hẳn đi, thì toàn thể của sinh diệt ấy tức là chân như, thế với vô biên hư không, Hoa tạng trang nghiêm, mỗi mảy bụi, mỗi cõi Phật, đều là cái chân như diệu tánh của mỗi phần tử nó viên dung lẫn nhau với cả toàn thể Pháp giới tánh.

---Câu hỏi thứ 13 đến lượt TT Thích Phước Tấn hỏi về Thiền Tịnh Song Tu

Đáp: Theo TT câu hỏi này sẽ có nhiều cách trả lời nhưng Thầy đã chọn cách mà chúng ta thường nghe nhất đó là Thiền phải tự mình, tự lực hạ thủ, mà chúng ta thường nói  đó là từ Chân Không đi vào Diệu Hữu .

Tịnh là phải nhờ đến tha lực của Phật A Di Đà có nghĩa từ Diệu Hữu thấy được Chân Không TT giải thích thêm sau này để dung hoà, Đức Phật đã dùng  Phật Thừa trong kinh Pháp Hoa để khai thị cho chúng ta tất cả pháp môn đều phải có chung mục đích là giải thoát.

Ngày nay chúng ta đừng rơi vào trạng thái chấp một pháp môn tu nào mà phải nhớ rằng mỗi pháp tu có một sức mạnh riêng,  chẳng phải gần đây  chúng ta đã từng nghe rằng Thiền Tịnh Song Tu được ví như con hổ mọc thêm sừng đó sao !

Người tu Thiền tuy có tự lực nhưng vẫn có tha lực vì khi muốn đạt đến Tự Tánh dễ dàng cần phải niệm,  còn người Tu Tịnh độ vừa có tha lực mà cũng  phải nhờ tự lực của chính mình để không giãi đãi phóng dật và lười biếng.

Nói tóm lại Thiền Tịnh Song Tu là pháp môn dung hoà mà hiện nay các chùa đang áp dụng.

 

---Câu hỏi thứ 14 cũng là câu cuối nên TT Nguyên Tạng đã giải đáp luôn:

Hỏi: Kính xin thầy con không hiểu vì sao mà Bồ Đề Đạt Ma tại sao chủ trương “Bất lập văn tự -Giáo ngoại biệt truyền-Trực chỉ nhân tâm -Kiến tánh thành Phật”

Trả lời :Trước hết Thầy đã nói sơ về hành trạng Bồ Đề Đạt Ma và cho biết thông điệp này rút từ kinh Đại Bát nhã mà thực ra phải đi trình tự từ Văn tự Bát Nhã, Quán chiếu bát nhã và Thực tướng bát nhã.  Thầy cũng giải thích Bất lập văn tự không phải là phế bỏ văn tự, mà không qua văn tự lời nói, gọi là pháp thiền trực tiếp; cho nên chỉ cần cái nghi tình (không biết).

 Giáo ngoại biệt truyền là ở ngoài Giáo môn, vì Giáo môn có giai cấp từ Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa và Đẳng giác, Diệu giác.

Pháp thiền trực tiếp do Phật Thích Ca đích thân truyền không có giai cấp, phàm phu ngộ và Thập địa Bồ tát ngộ bằng nhau, chỉ là cái dụng không bằng (cái lý thì bằng, cái sự không bằng).

Cái dụng không bằng do phàm phu có tập khí thế gian và xuất thế gian còn nguyên.

 Thập địa Bồ tát hết tập khí thế gian, tập khí xuất thế gian còn ít, nên cái dụng lớn hơn nhiều, chỉ không bằng Phật. Phàm phu bị tập khí phiền não nhét đầy nên không hiển bày cái dụng. Phàm phu kiến tánh, những tập khí dứt lần lần sẽ bằng dụng của Phật.

Thầy cũng nhắc đến tư tưởng trong kinh Kim Cang Phật dạy“Nhất thiết Tu-đa-la như tiêu nguyệt chỉ”, nghĩa là " tất cả lời Phật dạy như ngón tay chỉ mặt trăng", và Đức Phật đã tuyên bố rõ : “Nhữ đẳng Tỳ-kheo, tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”. Nghĩa là: Này các Tỳ-kheo, các con nên biết giáo pháp của Ta giống như chiếc bè đưa người qua sông; Chánh pháp còn xả, huống gì phi pháp"

Đến đây đã hết câu hỏi và cũng còn 15 phút nên đã có những câu hỏi live đến trực tiếp như 1- đạo hữu Diệu Trí

Hỏi về khi thiền Minh Sát Tuệ ( Vipasssana) cô đã được dạy rằng  một lúc nào đó mình chuyên tâm quán vào cảm thọ sẽ thấy không khổ không lạc là giây phút đó không còn tạo nghiệp nhưng cô thấy vẫn còn nghi và xin được giải thích thêm vì cô không hiểu tại sao giây phút đó lại không có nghiệp tội.

TT Phước Tấn đã đưa ra thí dụ trong kinh về câu chuyện con bò bị lột da rách muốn chạm vào một cái gì êm êm để làm bớt rát nên khi thấy một bức tường có lớp rong rêu bò  đã đến dựa vào không ngờ còn bị những con vật ký sinh trong lớp rêu đó đã hút máu. Thì cái cảm giác thọ lạc thọ khổ là vậy. Do đó khi ta không còn cảm giác thọ khổ qua sự tiếp xúc thì ta vượt lên được cái việc của sinh tử .

Thầy cũng giới thiệu ngành tâm lý học hiện nay áp dụng “ Thuyết 2 phút dừng lại “vì chỉ trong 2 phút không làm gì cả là ta đã tránh được bao nhiêu nghiệp ác do Tham Sân Si từ thân khẩu ý. Đó là pháp hành vậy  

Một đạo hữu Diệu Liên đã trình bày vì sao nay cô đã hiểu và tin nơi 10 muôn ức cõi có cảnh giới Cực lạc vì khi cô nghiệm ra một  thai nhi nằm trong bụng mẹ làm sao biết có thế giới bên ngoài, …. có đệ tử người Úc David Casey, pháp danh: Quảng Minh tham dự nên TT. Nguyên Tạng dịch ra Anh ngữ câu chuyện linh ứng của thần chú đại bi đã giúp một bịnh nhân khỏi tuyệt  ung thư cho một đệ tử Thầy, nhân cơ hội này TT Viên Trí cũng mang đến cho hội chúng câu chuyện khác về sự mầu nhiệm của Phật pháp đã giúp cho Thầy xây được ngôi chùa mới mang tên Bắc Linh khi được người hiến tăng 33 mẫu đất tại Adelaide Nam Úc,

Kính chúc mừng TT Viên Trí và những người con Phật trong mọi nẻo đường nơi quê hương hay hải ngoại với mọi hoàn cảnh rồi đây chúng ta cũng sẽ có những giây phút nhiệm mầu như TT Thích Viên Trí.

Lời kết

Kính đa tạ và tri ân TT Thích Nguyên Tạng, Trưởng ban tổ chức khoá Huân Tu Tịnh Độ và Hoà Thượng Phương trượng chùa Viên Giác đã chứng minh cùng quý giảng sư khắp nơi đã đủ duyên ban cho hội chúng trực tiếp tham gia tu học và những người nghe pháp thoại online như con được mở rộng tầm hiểu biết hơn nữa đế có thế bước dần từ bờ để đi vào biển pháp mênh mông.

Nhờ có những trải nghiệm của quý Giảng sư mà giờ đây trong con không còn một phân chia kiến giải nào về Nam Tông, Bắc Tông, Kim Cang Thừa dù rằng mỗi thừa con đã nghe trên ngàn pháp thoại và nay con chỉ biết làm sao để tánh pháp thân con lìa ngôn ngữ dứt phi, ly hẳn các danh tướng, vắng lặng chẳng động, đến chỗ chẳng thể nghĩ bàn được,

 Kính bạch quý Ngài có thể nói rằng với lý và thể như thế con không biết dùng từ ngữ nào gọi thế nào cho đúng, kính xin nguyện sẽ hiểu thâm sâu hơn về  Tánh Hải để biết rằng số biển này nhiều đến vô lượng, và các hương hải nhiều như số vi trần, đều là do nơi tự tánh duy tâm của ta với người chung nhau duyên nhau thành ra vậy.

Kính tri ân và kính chúc HT Thích Như Điển, TT Thích Nguyên Tạng , TT Thích Phước Tấn, TT Thích Viên Trí , cùng toàn thể ban giảng sư đoàn của khoá Huân Tu Tịnh Độ được pháp thể khinh an và pháp duyên vô ngại mãi mãi được Phước trí trang nghiêm và Phật đạo viên thành .

Con chấp búp sen tay cung kính đảnh lễ và kính trân trọng,

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Sydney, 21/11/2022

Phật tử Huệ Hương kính trình pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bất lập văn tự không phải phế bỏ văn tự, mà không qua văn tự lời nói, gọi là pháp thiền trực tiếp; cho nên chỉ cần cái nghi tình (không biết). Giáo ngoại biệt truyền là ở ngoài Giáo môn, vì Giáo môn có giai cấp từ Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa và Đẳng giác, Diệu giác. Pháp thiền trực tiếp do Phật Thích Ca đích thân truyền không có giai cấp, phàm phu ngộ và Thập địa Bồ tát ngộ bằng nhau, chỉ là cái dụng không bằng (cái lý thì bằng, cái sự không bằng). Cái dụng không bằng do phàm phu có tập khí thế gian và xuất thế gian còn nguyên. Thập địa Bồ tát hết tập khí thế gian, tập khí xuất thế gian còn ít, nên cái dụng lớn hơn nhiều, chỉ không bằng Phật. Phàm phu bị tập khí phiền não nhét đầy nên không hiển bày cái dụng. Phàm phu kiến tánh, những tập khí dứt lần lần sẽ bằng dụng của Phật.

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2013(Xem: 11213)
Hình chụp ngày 7-7-2010. Hình ảnh Công Trình Xây Dựng Chánh Điện Tu Viện Vạn Hạnh tại thủ đô Canberra, Úc Châu do HT Thích Quảng Ba khai sáng và xây dựng ...
24/06/2013(Xem: 15910)
Chùa Phật Quang là được xem là Chùa gỗ tại Melbourne, và là một ngôi chùa Phật giáo duy nhất ở vùng West Footscray, được Ni Sư Chân Kim thành lập vào năm 1991, sau một năm Ni Sư đến định cư tại Úc. Ni Sư là đệ tử của Sư Bà Huyền Tông, Chùa Bình Quang, Phan Thiết và là đệ tử cầu pháp của Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu, Thượng Thủ GHPGVN Trên Thế Giới. Lúc đầu Chùa được thành lập với dạng "cải gia vi tự" với một ngôi nhà 3 phòng ở số 176 Rupert St, West Footscray, Vic 3011. Sau một thời gian sinh hoạt, với số lượng Phật tử ngày càng đông, nên Chùa đã tạo mãi thêm 2 căn hộ sát bên cạnh để mở rộng cảnh quan và đáp ứng nhu cầu thiết thực cho Phật tử các giới, do đó diện tích tổng quát của Chùa hiện nay là 2000m2.
24/06/2013(Xem: 9642)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Fawkner. Đến năm 1995, tu viện mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi tu viện mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức vào ba ngày 10, 11 và 12/10/2003.
24/06/2013(Xem: 10119)
Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 18 (tổ chức tại Tostedt, Đức Quốc, từ 28-7 đến 5-8-2006) Nhiếp ảnh & trình bày: ĐĐ Viên Duy, Sa Di Vạn Ân, Quảng Trì, Diệu Lý, Phổ Trí
24/06/2013(Xem: 8809)
Tu Viện Vạn Hạnh, do HT.Thích Quảng Ba tạo lập tại thủ đô này vào đầu năm 1984, chỉ vài tháng, sau khi Ngài rời trại tỵ nạn Mã Lai để đến định cư tại Úc. Trong 4 năm đầu tiên, rất nhiều khó khăn, Tu viện Vạn Hạnh đã di chuyển sinh hoạt trong một căn hộ thuê nhỏ hẹp. Năm 1987, theo đơn xin dưới đạo luật Church Land Leases Ordinance 1921, Hội Phật Giáo Việt Nam Thủ Đô Canberra do hai Thầy Quảng Ba và Thầy Quảng Trừ làm Chánh/Phó Hội Trưởng Đại Diện, được chính phủ Liên Bang hiến tặng một miếng đất rộng 16,650m2. Năm 1988, từ hai bàn tay trắng, HT Quảng Ba cùng chư Tăng Ni và các Phật tử thuần thành đã quyết định tiến hành việc xây cất một Trung tâm Tu Học Phật Giáo trên mảnh đất này. Đó là một ước mơ mà Thầy đã ấp ủ từ lâu, cùng lúc, vừa phải tiếp tục củng cố tổ chức còn đơn sơ, vừa lo tu tập, lo việc hoằng pháp, từ thiện, giao tế, cứu giúp Giáo Hội quê nhà, vừa lo tổ chức tu học cho Phật tử địa phương và các nơi v.v…
24/06/2013(Xem: 13790)
HT. Thích Tịnh Minh, 123 Craigiciea Ave, St. Albans, VIC 3021, Tel: 03. 9864 0539
24/06/2013(Xem: 17409)
Khai sơn: Hòa Thượng Thích Như Huệ, Trụ Trì:ĐĐ Thích Viên Trí, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Tel: (08) 8847 8477,
24/06/2013(Xem: 9269)
Thượng Tọa Thích Minh Đức, 14 North Cliff Street, Ansonia, CT 06401, Phone: (203) 366-3477, Fax: (203) 736-1740, E-mail: [email protected]
21/06/2013(Xem: 8921)
Hình ảnh sinh hoạt của Phái đoàn hoằng Pháp của Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Đại Đức Thích Nguyên Tạng tại Moscow, Nga (ngày 19-7-2006)
18/06/2013(Xem: 11130)
Tôi về chùa Viên Giác tham dự lễ Phật Đản lần này không rõ là lần thứ mấy. Mặc dù nhằm cơn sốt bóng đá tổ chức ngay tại Đức, số lượng Phật tử về chùa vẫn không thay đổi. Vẫn người qua lại tấp nập. Vẫn khói hương nghi ngút trong lẫn ngoài sân chùa. Vẫn các hàng quán bốc lên mùi thơm của bún „bò“ Huế chay, bắp luộc, bún riêu, phở, chè, cháo v.v.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]