Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Sự Uy Nghi Gây Ngạc Nhiên

08/09/201919:10(Xem: 5306)
Một Sự Uy Nghi Gây Ngạc Nhiên

chua khanh anh (7)Một Sự Uy Nghi Gây Ngạc Nhiên

Ngôi chùa Phật Giáo ở Evry-Courcouronnes (Essonne) là ngôi Chùa lôi cuốn được nhiều tín đồ nhất Âu Châu.

Đó là một cảnh giới thanh bình sống theo nhịp điệu kinh kệ của chư Tăng Ni Việt Nam

Cao 5 métnặng 5 tấn. Tượng Đức Phật giát bằng những tấm vàng lá nở một nụ cười từ bi nhìn xuống các Phật tử đang tụng kinh cầu nguyện. Ngài khêu lên lòng tôn kính, bắt mọi người phải nhỏ giọng (trước mặt Ngài). Ngự trị giữa Nationale 7 & Cité des Epinettes, ngôi chùa Khánh Anh ở Evry-Courcouronnes (Essonne) khoác màu nâu vàng ẩn hiện như một ảo giác Phật Giáo.

Ngôi điện ở giữa với tấm mái uốn cong hướng lên trời nằm giữa hai ngôi tháp. Đâu đâu cũng có hình ảnh hoa sen và bánh xe Pháp, những biểu tượng của Phật giáo.

Ngôi chùa được khánh thành năm 2015 sau... 25 năm công trường xây dựng. Phải cần thật nhiều thời gian để có đủ tài chánh (tiền cúng dường của tín chúng Việt Nam) và xây dựng ngôi già lam từng chặng một. Tổng cộng chi phí là 24 triệu Euros.

Vùng Ile de France gồm có chừng 20 ngôi Chùa, do nhiều cộng đồng khác nhau (Pháp, Thái Lan, Trung Hoa, Srilanka) xây dựng. Ngôi Chùa Việt Nam ở Evry được xem là ngôi chùa quan trọng nhất trên phương diện tín chúng (40.000 người).

Năm 2008Ngài Dalai Lama đã đến Evry để khánh thành tôn tượng Phật Di Lặc (nay đã mất màu hoàng kim) trong sân chùa đang xây. Trên bụng tròn của Phật có tượng 5 em bé tinh nghịch và 1 em đọc sách. "5 em bé ấy tượng trưng cho 5 giác quan, và em bé thứ sáu cho sự suy tư.

Đức Phật kềm chế tất cả, giảng giải ông Kim Ong, một Phật tử của chùa và cũng là vị hướng dẫn của chúng tôi.

Những bàn ăn miễn phí

Trong suốt buổi tham quan người ta thấy rất nhiều phẩm vật cúng dường không thể thiếu dưới chân chư Phật : Nước, hoa quả, nến để cho ánh sáng và hương biểu tượng cho tro than.

 Thượng tọa bắt tay chúng tôi trước lễ cầu nguyện cho gia đình hôm ấy. Thầy tặng cho mỗi người một xâu chuỗi gỗ, một món quà giúp cho sự "an bình và sự thanh thản của tâm hồn".

Ở đây tất cả tỏa ra sự an tĩnh : Những bước chân nhẹ nhàng, những nụ cười, hay vài giây suy nghĩ trước khi trả lời, lòng nhân từ bao dung. Trong buổi lễ các Phật tử đứng dậy để viết nguệch ngoạc trên một danh sách của những người khuất mặt mà họ muốn Thượng Toạ đọc tên.

Buổi lễ được bắt đầu bằng tiếng trống và tiếng của một quả chuông vĩ đại. Dọc theo một bức tường, các Phật tử có thể dùng dùi gõ lên mõ gỗ đặt trên những chiếc bàn thấp.

"Mõ có dạng con Cá vì con Cá không bao giờ nhắm mắt, gõ lên Cá khuyến khích chúng tôi luôn tỉnh thức và chánh niệm". Vị hướng dẫn Kim Ong giải thích.

Buổi lễ kéo dài 2 giờ, nhưng mỗi người đều có thể kín đáo đi lại tùy tiện. Khi cởi giày ra người ta có thể yên lặng bước trên những nền gạch trắng. Ở tầng hầm, trong một gian phòng chung, hương khách dùng cơm dọc theo những chiếc bàn dài. Hôm ấy hơn 300 phần ăn đã được dọn lên, miễn phí. Thật là một kỷ lục : Cơm, Rau cải, Đậu phụ, Chả giò. Nhiều người đã mang cơm trưa của họ đến chia với mọi người. Tất cả đều là những món chay. "Vì chúng tôi không giết hại, ngay cả thú vật"ông Phạm Gia Thái nói. Ông đã trở nên một tín đồ "qua triết học" vì "Phật giáo không ép buộc gì cả, chỉ đưa ra những lời khuyên, sự tha thứ, bởi vì kẻ phạm tội sẽ giữ mãi trong họ vết ô uế của tội lỗi".

-----------------------------------------------

Hãy đến cầu nguyện cho các Hương linh

Cả trăm bức ảnh nhỏ (khổ hình căn cước), trên những hàng chữ là những con số. (Đây là) khuôn mặt không tên của những người đã mất. Phía sau chánh điện của Chùa là phòng Linh, mở cửa cho tất cả mọi người. Các Phật tử cầu nguyện rất nhiều cho những người đã mất trong suốt 49 ngày. Họ cúng - như trên bàn thờ Phật - Hoa quả, Nến và Hương.

Ai cũng có thể đến đây với gia đình và bạn bè, đặt hình người thân đã mất của mình và cầu nguyện cho họ. Đây là một cách chấp nhận tang chế và chia sẻ niềm đau buồn của mình, ông Kim Ong, người hướng dẫn và cũng là một Phật tử người Việt đã nói.

Sẽ không ai hỏi bạn có phải là Phật tử hay không. Trên bàn thờ trong một khung ảnh giữa cả chục khung ảnh khác, là hình của Đại tá Cảnh sát Arnaud Beltrame, nguời đã hy sinh để cứu sống một con tin của những kẻ khủng bố vào tháng 3, 2018, ở Trèbes, L'Aude. Một người bạn của vị Đại tá này, Tư lệnh của đội Hiến binh, thường đến đây để cầu nguyện cho ông.

---------------------------------

Thượng Toạ Thích Quảng Đạo

Thầy là đệ tử của Hoà Thượng Thích Minh Tâm, vị khai sơn chùa EvryThượng toạ Thích Quảng Đạo58 tuổi, là Chủ tịch của hội Phật giáo Khánh Anh và là Thầy trụ trì của chùa Khánh Anh.

"Địa điểm này là nơi kết nối của tất cả người Việt đang bị phân tán trên toàn thế giới", Thượng Toạ nói bằng tiếng Việt. "Ở đây chúng tôi tiếp đãi các Phật tử nhưng chúng tôi cũng mở cửa mỗi chiều Chủ Nhật để đón tiếp tất cả mọi người".

Thượng Toạ thường thăm viếng những người bịnh và người lâm chung ở nhà họ hoặc trong bệnh viện để gieo rắc "tình thương phổ cập" của đức Phật. "Màu đỏ, rất quan trọng trong tôn giáo chúng tôi nhắc nhở rằng máu của tất cả chúng ta đều màu đỏ, chúng ta đều đến từ cùng một gia đình".

Chư tăng Phật giáo khuyên rằng chúng ta nên tránh ba loại độc dược tức là Tham, Sân và Si"Tôi đã tiếp càng ngày càng nhiều nhà Khoa học, nhà Nghiên cứu, đang hướng về đời sống tâm linh"Mục đích không phải là thành công trong đời sống vật chất mà là tìm được sự yên tĩnh cho tâm hồn. Phật giáo không hề thiên về chủ nghĩa đảng phái, và thường khuyên những người thuộc các tôn giáo khác đừng cải đạo (để theo Phật giáo).

Par Velentine Rousseau - Photos par Fréderic Dugit

chua khanh anh (7)chua khanh anh (6)chua khanh anh (5)chua khanh anh (4)chua khanh anh (2)chua khanh anh (1)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2021(Xem: 11572)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
20/05/2021(Xem: 9782)
Tháng 5/1983, khi tôi vừa dọn sang Melbourne sống và cũng vừa nghe tin mẹ tôi ở Việt Nam qua đời, tôi đã đến Chùa Đại Bi Quan Âm, được dựng lên từ một ngôi nhà rất nhỏ và cũ kỹ ở số 8 Prince Street, Footscray, được gặp ngài trụ trì, đó là Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, để xin lễ cầu siêu cho mẹ tôi. Năm 2020, tôi kêu gọi các tổ chức viết bài vừa để ghi nhớ lịch sử phát triển của cộng đồng, vừa để kỷ niệm 45 năm người Việt định cư tại Victoria, đáng tiếc nạn đại dịch phát xuất từ Vũ Hán Trung Hoa, khiến mọi việc bị ngưng trệ. Đặc biệt tôi đã nhận được bài viết từ Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Tu Viện Quảng Đức) & Đại Đức Thích Hạnh Phẩm (Tu Viện Từ Ân) mới biết riêng tại tiểu bang Victoria đã có hơn 30 ngôi chùa Việt Nam, điều này chứng tỏ nhu cầu tâm linh của người Việt chúng ta là vô cùng to lớn. Nhân Đại Lễ Phật Đản năm nay 2021, tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc bài tổng hợp của hai Thầy, bài được đăng trên Phiên Bản Điện Tử Nhân Quyền trong tuần này để cống hiến bạn đọc gần x
25/03/2021(Xem: 6437)
Vào sáng ngày 21 tháng 3 năm 2021, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Lễ húy nhật lần thứ 22 Sư Bà Tọa chủ Khai nguyên chùa Đức Viên. Tham dự buổi lễ có Ni sư Thích Đàm Nhật, trụ trì chùa Đức Viên; Ni sư Thích Nữ Đức Hòa, phó trụ trì chùa Đức Viên; Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện, trụ trì tu viện Huyền Không, cùng chư Ni chùa Đức Viên và một số Phật tử, học sinh Trường Việt ngữ Đức Viên.
22/03/2021(Xem: 7180)
Thư Ngỏ Vận Động Ngân Quỹ làm lại bộ cửa sắt cổng Tam Quan Tu Viện Quảng Đức
17/03/2021(Xem: 4434)
Trong bài thơ Nhớ Chùa của thi sĩ Huyền Không – Thích Mãn Giác có đoạn viết rằng : “Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ thường Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” Tôi được sinh ra tại quận Vinh Lộc nay là Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, nhà tôi nằm phía đầu chợ, trước chợ là một con sông, bắt nguồn từ phá Tam Giang, chảy qua cửa Thuận An, đến cửa Tư Hiền rồi ra biển. Đoạn sông trước làng xã tôi gọi là Đầm Thuỷ Tú. Như bao làng và thôn xóm khác, mỗi làng đều có ngôi chùa làng; ngôi chùa làng của tôi có tên là Chùa Từ Duyên, được xây dựng từ thời Vua Thiệu Trị tại làng Diêm Trường- Phụng Chánh, cũng gọi là Diêm Phụng. Chùa Từ Duyên cách nhà tôi đi bộ khoảng mười phút; và về phía Nam khoảng 15 km gần cửa Tư Hiền có ngôi chùa Thánh Duyên, ngôi chùa nầy được xây trên núi Túy Vân từ thời Vua Minh Mạng. Ở tại Thừa Thiên cố đô Huế, triều đại vua chúa Triều Nguyễn có ba ngôi Quốc Tự đó là: Linh Mụ Quốc Tự, Diệu Đế Quốc Tự và Thánh Duyê
14/03/2021(Xem: 4284)
Chùa Thiện Ân tọa lạc tại số 4354 W. Mckinley Avenue, thành phố Fresno, miền Trung tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chùa do Tỳ kheo Thích Trung Tịnh thành lập vào đầu năm 2013 trên mảnh đất có diện tích hơn 2,5 mẫu tây ở thành phố Fresno - là trung tâm kinh tế của thung lũng trung tâm California. Chùa đã được thành phố cấp phép sinh hoạt tôn giáo vào ngày 27.4.2016. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Hương án giữa thờ tượng đức Phật Thích Ca, tượng Tây Phương Tam Thánh và tượng đức Phật A Di Đà. Hương án hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Phía trước tôn trí tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma (tượng bằng gỗ mít nài, đường kính 0,90m, tạc nguyên cây mít cao 2,5m); đại hồng chung (nặng 500kg); trống (dài 2m, ngang 1,2m) và hai bộ Đại Tạng kinh (Bắc truyền và Nam truyền). Đặc biệt, chùa đã đặt tạo tác pho tượng đức Bổn Sư Thích Ca (bằng đồng dát vàng 9999, nặng 2,5 tấn) đang ở Việt Nam, chờ vận chuyển qua Mỹ. Chùa đã có kế hoạch xây ngôi chánh điện mớ
01/02/2021(Xem: 6542)
Tu viện Pháp Vương có diện tích gần 9 mẫu Tây, tọa lạc trên một ngọn đồi có nhiều cây cao bóng mát. Tu viện được Hòa thượng Thích Nguyên Siêu thành lập vào năm 1998. “Pháp Vương” có nghĩa là Phật, như ý nghĩa Phật Đà.
09/01/2021(Xem: 13177)
Quảng Đức, hương thơm khấn nguyện cầu Mong cho nhân loại bớt khổ đau Nguyên niên Tân Sửu nhiều an lạc Thành tựu muôn phần ta chúc nhau. Lại một lần nữa mùa Xuân dân tộc lại trở về với tất cả niềm hoan hỷ trong nụ cười của Đức Phật Di Lặc, một Bậc Giác Ngộ giáng sinh trong ngày đầu năm mới, mang ý nghĩa quan trọng rằng: Mùa Xuân Di Lặc sẽ đem đến cho mọi người, mọi nhà cùng muôn loài những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Nhân dịp đầu năm mới, xin thành tâm kính chúc Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo các Tôn giáo, các cấp Chính quyền Úc-Việt, các Hội đoàn, Đoàn thể, quý vị đại diện các cơ quan Truyền thông, Báo chí, quý vị thân hào nhân sĩ, quý ân nhân, thân hữu, quý đồng hương Phật tử xa gần một năm mới Tân Sửu 2021: Đạo tâm kiên cố, Đạo niệm tinh chuyên, Đạo quả viên thành, sở nguyện tùy tâm, cát tường như ý. Thay mặt Ban Trị Sự Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT. Thí
05/01/2021(Xem: 15115)
Một số ngôi chùa Ni Giới người Việt tại Hải ngoại (nhiều tập) Kính thưa chư Tôn đức Tăng Ni, Kính thưa quý thân hữu, Bắt đầu ngày 03.01.2021, trên trang facebook: Tuong Vo và trang website: chuaviettoancau.com sẽ giới thiệu một số ngôi chùa Ni Giới người Việt tại Hải ngoại. Việc giới thiệu các ngôi chùa Ni Giới tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nga và Ấn Độ sẽ không theo bất cứ thứ tự nào: 2 ngày 1 chùa. Ngôi chùa Ni Giới ở đây được hiểu là ngôi chùa hiện nay do một vị Ni (Ni trưởng, Ni sư, Sư cô) quản lý (trụ trì, giám tự …). Chúng con chỉ giới thiệu những ngôi chùa mà chúng con có duyên lành đến viếng thăm và chụp ảnh từ năm 2007 đến nay, nên có một số hình ảnh, thông tin chưa được cập nhật. Nếu có những thông tin sai sót, cần sửa hoặc bổ sung, xin quý Chùa, quý thân hữu hoan hỷ liên lạc qua messenger: Tuong Vo hoặc email: vvtuong04@yahoo.com. Xin chân thành cảm ơn. Về bài viết giới thiệu chùa, chúng con sử dụng thông tin ghi chép trực tiếp lúc viếng chùa; tư liệu từ bộ sác
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567