Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viên Thành Giác Ngộ

18/08/201821:17(Xem: 5534)
Viên Thành Giác Ngộ

10. Trien lam_Le Ky Niem 40 Nam Chua Viet Giac  (7)
Viên thành Giác ngộ

 

Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc.

Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền. 

 

Ai đã từng viếng thăm ngôi Chùa Việt Nam đầu tiên tại xứ Đức thuộc tỉnh Hannover, cách đây khoảng bốn chục năm, chắc chắn sẽ được đọc hai câu đối trên treo trong Chánh điện. Lúc ấy Chùa còn nhỏ lắm, phải gọi là Niệm Phật Đường thì đúng hơn! Và vị Trụ trì cũng còn trẻ lắm, mới là Đại Đức thôi, nhưng hạnh nguyện của vị Sư trẻ ấy to quá, muốn đem giáo pháp của Đức Phật truyền bá khắp Âu Châu, chẳng những cho người Việt lưu vong tại xứ người mà còn cho cả người bản xứ nữa. Câu đối phía dưới còn chấn động hơn nhiều, mong muốn cho chúng sanh ai ai cũng đều giác ngộ cả. Và hai chữ đầu tiên của câu đối ghép lại thành tên một ngôi chùa Viên Giác.

 

Rồi bốn mươi năm sau, khách vãng lai ghé thăm ngôi chùa mang tên ấy, nhớ đến đúng ngày 21 tháng 5 năm 2018 nhé! Tại sao là ngày ấy? Ngày Kỷ niệm 40 năm Hội Phật tử Đức quốc và Chùa Viên Giác. Trời ạ! Ngôi Chùa xây to quá, đệ tử vừa xuất gia lẫn tại gia của vị Sư trẻ ngày nào, sao nhiều quá, chưa được như cát sông Hằng nhưng đếm cũng mỏi tay. Giấc mộng xây dựng đạo nghiệp tại xứ sở Âu Châu chẳng những đã viên thành mà còn lan rộng khắp cả năm Châu. Sau bao nhiêu thăng trầm của năm tháng vị Sư trẻ ngày nào đã trở thành một vị Hòa Thượng khả kính, đức trọng đạo cao. Về cuộc đời sự nghiệp của Người đã có biết bao cuốn sách, tạp chí ghi rồi, tôi không nên “Múa rìu qua mắt thợ“ nữa.

 

Tôi đến Chùa vào đúng giờ cơm tối ngày Chủ nhật 20 tháng 5, chỉ còn khoảng một tiếng đồng hồ nữa là bắt đầu buổi văn nghệ bỏ túi sau khóa tu học kỳ thứ 15 của Hội Phật Tử. Đến giờ này chắc chắn sẽ bị rầy la vì tội dám bỏ khóa tu, dám bỏ các buổi thuyết giảng tuyệt vời của các giảng sư như HT Quảng Bình, Thầy Hoằng Khai, hay Thầy Minh Định… Điều này cũng làm tôi thao thức lắm, nhưng vì Đại Lễ Phật Đản của chùa nhà Linh Thứu, tôi không thể bỏ đi ngang! Tuy nhiên tôi không phải là người đến muộn, sau tôi còn một nhân vật thật quan trọng cho buổi lễ chỉ xuất hiện vào sáng Thứ Hai 21 tháng 5. Người này mà không “giáng lâm“ đúng giờ thì buổi lễ sẽ kéo dài vô tận! Ấy nhưng một phép lạ đã hiện ra, ngay sáng Thứ Hai lúc mọi người đang dùng điểm tâm với một tâm lo ngại, không biết Hòa Thượng yêu quý của mình có bắt kịp chuyến bay sớm từ Frankfurt về Hannover hay không? Đã hơn hai tháng nay Người cùng phái đoàn các Thầy ở Âu Châu sang Mỹ và Canada hoằng pháp. Các video thu hình các bài giảng đăng đầy trong các trang mạng nổi tiếng của các Chùa, nghe muốn mệt nghỉ! Phật sự đa đoan như thế thảo nào Người về vào giờ ấy! Phép lạ ở đâu? Mới hơn chín giờ sáng, Người đã xuất hiện trước ngưỡng cửa phòng ăn, từ từ tiến vào chỗ ngồi trong tiếng vỗ tay reo hò của đại chúng và nỗi niềm hân hoan thở phào nhẹ nhõm của vị Tân Trụ trì Thích Hạnh Bổn.

 
chuaviengiacducquoc_40nam
 

Buổi lễ Kỷ Niệm 40 Năm Hội Phật Tử Đức Quốc và Chùa Viên Giác diễn ra thật long trọng và ấm cúng trong Chánh điện chùa Viên Giác, với sự hiện diện hầu như tất cả các thành viên từ lúc mới “Theo bước chân Thầy“ đi xây dựng đạo nghiệp tại xứ người; cho đến thế hệ thứ hai, thứ ba nối tiếp và cả các hương linh ký tự trong Chùa lúc sinh thời đã một lòng sống chết với ngôi chùa. Các vị Trụ trì của ngôi Tổ Đình tại Đức này, cũ cũng như mới đều có mặt trừ Thầy Hạnh Tấn. Cả thảy bốn đời trong bốn mươi năm, có Vị đã Trụ trì đến một phần tư thế kỷ.

 

Anh MC Nguyên Hoằng đã điều khiển chương trình buổi lễ thật trang nghiêm và khéo léo, cứ y như một MC chuyên nghiệp. Mở đầu là bài phát biểu khai mạc của HT Phương Trượng T. Như Điển, người khai sáng nên ngôi chùa mà chúng ta hay dùng chữ là vị “Tổ Sư“. Người nói nhiều điều hay lắm, nhưng tôi chỉ nắm bắt được mỗi một câu là ngôi chùa Viên Giác đang chứa 2 Pháp bảo lớn: Tu học tinh tấn của người Tu  Sinh hoạt phát triển của Gia Đình Phật Tử. Sự thành hình một Hội Phật Tử; Chi Bộ Đức quốc thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, với 22 Chi Hội ở rải rác khắp nơi trên xứ Đức, một cơ cấu tổ chức có một không hai tại hải ngoại. Thầy Hạnh Giới với bài phát biểu thật hùng hồn và dí dỏm, kinh qua 10 năm trụ trì tại ngôi chùa.

Lần lượt các Hội đoàn thay phiên nhau lên phát biểu đôi lời, như anh Minh Dũng của Hội Phật Tử Đức quốc, anh Nguyên Mãn của Gia Đình Phật Tử và không thể thiếu tiếng nói của Bác Phát-Thị Tâm, một cánh tay đắc lực trong mọi sinh hoạt của Chùa.

 

Người Phật Tử tại gia đầu tiên được vị Sư trẻ ngày nào cho Quy Y thọ Tam quy Ngũ giới là anh Thị Chơn - Ngô Ngọc Diệp. Khả năng và sự đóng góp của anh cho ngôi nhà Tam Bảo này đã được các Long Thần Hộ Pháp ghi sổ, không quên anh đâu! Trong “Top Five“, năm người đệ tử đầu tiên của “Vị Sư trẻ ngày nào” theo thứ tự: anh Thị Chơn, chị Hạnh, anh Thị Nhơn - Ngô Ngọc Hiếu, anh Văn Công Trâm - Thị Minh và anh Phạm Công Hoàng - Thị Thiện. Dĩ nhiên họ không phải họ hàng ruột thịt như năm anh em Kiều Trần Như, nhưng có cùng chung một Sư Phụ và một chí hướng chung là “Phụng sự chúng sinh như cúng dường chư Phật“. Anh Tsutito Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Hộ Trì Tam Bảo đầu tiên của Niệm Phật Đường Viên Giác, trước khi Hội Phật Tử hình thành cùng Chị Diệu Hoa cũng như những người gắn bó đầu tiên với Niệm Phật Đường cũng đã hiện diện.

 

Một thành quả to lớn trong vấn đề văn hóa là tờ báo Viên Giác, một tờ báo có nhiều kỷ lục nhất:

. Sống lâu nhất, tuổi thọ đã được ngoài tứ tuần.

. Được nhiều tay viết trứ danh trên thế giới gửi bài về, nên bài vở phong phú nhất.

. Chủ Nhiệm và Chủ Bút kỳ cựu nhất, trước sau như một vẫn đồng lòng thủy chung với tờ báo.

. Được phe phụ nữ tham gia viết bài nhiều nhất, điển hình là 8 Cây Bút Nữ lúc nào cũng lăm le dành trang của phái bên kia.

 

Những nhân vật tôi gặp trong buổi lễ đến với tôi đều do một nhân duyên xếp đặt sẵn từ đâu đâu, người tôi muốn đến chào hỏi thì quanh đi ngoảnh lại đã mất dấu chân chim. Chẳng hạn như hai anh em dòng họ Văn Công nổi tiếng một thời ngồi đối diện với tôi, lúc lễ xong thì ông anh biến mất, may mắn còn gặp ông em. Chúng tôi cùng ông Chủ Bút Phù Vân và chị Bút Nữ Phương Quỳnh kéo nhau ra Chánh Điện chụp vội một tấm ảnh để đời. Cuộc hội ngộ sau bao năm xa cách chỉ vừa đủ để trao quà lưu niệm, cuốn sách mới nhất “Hạt nắng Bồ Đề“, vừa nặng chất lượng vừa nặng kí lô!

 

hoalanthiengioi_40namviengiac

Cùng vui nhận quà lưu niệm

 

Người không chủ yếu đi tìm lại lù lù dẫn xác đến kể chuyện chùa chiền ngày xưa, chị Diệu Cần vẫn thường gọi đơn giản là chị Tiến, một chứng nhân của thời đại từ đầu xuân 1983 đến nay. Nhân duyên nào cho chị gặp “Vị Sư trẻ ngày nào”, do cái chết đột ngột của ông Trung tá thuyền nhân ở chung trại tỵ nạn với chị tại Frankfurt. Nể tình bà vợ cầu cứu năn nỉ chị tìm dùm một vị Sư lo việc hậu sự cho chồng, kể từ đấy Vị Sư trẻ có thêm một Job mới: Tụng kinh siêu độ cho người chết, để độ cho người sống. Do đó số Phật tử tại gia của Người cứ tăng lên vù vù theo cấp số nhân. Sau đó chị Diệu Cần dọn nhà về Hannover đi theo diện đoàn tụ gia đình với mẹ, bà cụ mẹ của chị mới đáng ngại! Hôm kêu gọi đóng góp xây Chùa tại Niệm Phật Đường Viên Giác, bà cụ mặc áo tràng đứng lên dõng dạc nói:

-  Tôi tuy già cả, chỉ nhận tiền trợ cấp xã hội, nhưng vì ngôi Tam Bảo sẵn sàng cúng dường một ngàn Đức Mã.

 

Thế là mọi người vỗ tay hưởng ứng, móc hầu bao ra đóng góp được đến con số ba ngàn Đức Mã, như bài tường trình của Hòa Thượng trong buổi lễ sáng nay.

 

Hôm tôi mới đến, bước chân vào hội trường loay hoay tìm ghế ngồi để xem văn nghệ bỏ túi. Tôi gặp ngay một người bạn đạo cũ, tên của anh tôi không nhớ vì vợ anh quá nổi tiếng trong các công tác từ thiện của Chùa, nên anh phải nấp dưới tên của nàng, tôi hỏi:

-   “Người Tình mùa Đông“ của anh đâu rồi?

Anh sung sướng nở một “Nụ cười mùa Đông“, rồi chỉ tay lên các hàng ghế đầu phía trên. Đã gần mười năm nay tôi mới gặp lại chị Diệu Vi Đông (đây mới đúng tên thật), vẫn khuôn mặt thánh thiện ấy, vẫn y áo thẳng tắp như ngày nào. Tôi hỏi thăm công việc từ thiện của chị, có còn đi theo Hòa Thượng Cá để phóng sanh hay không?

 

Trong buổi văn nghệ bỏ túi sau khóa tu, tôi mới có cơ hội trò chuyện thân mật với “Cặp đôi hoàn hảo“ trong sân Chùa: anh Minh Dũng và chị Diệu Nhơn. Thoạt trông cứ tưởng bà lấn ông, nhưng nếu ông không có bà hậu thuẫn đằng sau lưng chắc không gánh vác nổi việc Chùa đa đoan và nhiễu sự như thế đâu!

 

Tuy gọi là văn nghệ đột xuất không tập dợt nhiều, nhưng các ca sĩ miệt vườn của chùa vẫn đóng trọn vai trò làm buổi văn nghệ thật đặc sắc. Tôi thích nhất là bài Sám Phát Nguyện do chị Diệu Âm Liên Tịnh tự ca và anh Minh Đạo tự quẹt đờn. Bài Sám mà chúng ta hay tụng hằng ngày với những câu như: “Thân không tật bệnh. Tâm không phiền não. Hằng ngày an vui tu tập. Phép Phật nhiệm màu. Để mau ra khỏi luân hồi“. Chị ấy đã tự chế nhạc ra ngân nga lên bổng xuống trầm hết cả một bài Sám dài và anh Minh Đạo phải dựa theo tiếng hát mà gảy đàn cho đúng nhịp. Thật thán phục! Chị Diệu Nhơn lần này đổi bài, nhường “Mẹ hiền Quán Thế Âm“ cho người khác hát, chị chọn bài Hoa Từ Bi. Anh Trần Phong Lưu mới thật can đảm, dám lên sân khấu quậy phá với bài Hò Ru Con miền Nam tự chế tự diễu chọc cho thiên hạ cười.

 

Hôm sau gặp lại nguyên băng tại phòng ăn, kể lại chuyện tối qua, ai cũng tiếc tại sao không mời tôi lên sân khấu làm một màn. Tôi nghĩ bụng, à há! Mình sẽ chọn bài “Nước non ngàn dặm ra đi“ của Phạm Duy để hoài cảm theo tác phẩm mới “Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa“ của Sư Phụ mình.

 

Nhưng ngay bây giờ tôi phải làm một màn sám hối cho lỗi lầm của mình, dám để cho thiên hạ nghĩ rằng Chi Hội Berlin “đã chết“, Ni Sư Linh Thứu đã khiển trách tôi ngay tại chỗ khi thấy hình ảnh sinh hoạt của các Chi Hội khác trưng bày la liệt, còn Chi Hội Berlin không có một tấm nào. Ôi thật thương tâm! Bốn mươi năm mới có một lần, cơ hội này đi qua biết bao giờ trở lại.

 

Trước khi chấm dứt bài viết, tôi xin được kể một truyện cổ tích đời mới, từa tựa như chuyện “Tấm Cám“ với Ông Bụt, nhưng không bắt đầu bằng câu Ngày xửa ngày xưa. Buổi chiều hôm ấy khi cái nắng chói chang của mặt trời vào cuối tháng năm vẫn còn gay gắt, tôi ngồi thừ người trên ghế đá trong khuôn viên của Quán Âm Các chùa Viên Giác. Xa xa bóng các Thầy đang chăm sóc vườn hoa, kẻ đặt vòi nước tưới cây, người tỉ mỉ vun trồng những luống hoa đang nở rộ. Trong khung cảnh thần tiên ấy, tại sao tôi không hạnh phúc? Vui thế nào được cơ chứ! Trong đầu tôi còn văng vẳng lời dặn của anh Phù Vân: “Hoa Lan, em nhớ viết bài về buổi lễ nhé!“, rồi thơ mời của Ban Tổ Chức lôi tôi vào Ban Báo Chí. Thế mà giờ này trong đầu tôi rỗng tuyếch, chẳng biết viết gì!

 

Chợt nhớ ra, tôi ngồi ngay ngắn nhắm mắt lại Niệm Phật, hết Phật A Di Đà sang đến Quán Âm. Ngài đang đứng sừng sững trước mặt tôi đấy mà! Trong cơn mơ, tôi thấy Bụt hiện ra, thay vì hỏi câu: Làm sao con khóc? Như trong chuyện Tấm Cám. Ông Bụt hiền từ như đọc thấu rõ được tim gan, mỉm cười gà bài cho tôi bằng hai câu đối:

Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc.

Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền. 

Rồi sợ tôi run quá viết sót ý, Bụt còn dặn thêm là hai chữ đầu ghép lại thành ngôi chùa Viên Giác. Tôi giật mình bừng mắt dậy, chẳng thấy Bụt ở đâu, chỉ nghe tiếng chào lanh lảnh của người đẹp Mỹ Hạnh, đang đem các giỏ hoa tươi thắm đến trồng ở mảnh đất thuộc phạm vi của nàng. Qua câu chuyện này tôi có thể kết luận bằng một câu thật đơn giản: Ở hiền gặp lành các bạn ạ!

 

Chúc các bạn một ngày vui.

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

Mùa Hè 2018.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 11035)
Chùa được Hội Phật giáo Việt Nam Queensland thành lập vào năm 1982 và thỉnh thầy Thích Nhật Tân về trụ trì. Ban đầu, đây là niệm Phật đường thuê tại Corinda. Thầy trụ trì đã tổ chức các ngày lễ và các sinh hoạt, tu học đều đặn cho đông đảo Phật tử và Gia đình Phật tử Chánh Quang. Năm 1985, chùa bị hỏa hoạn nên đã chuyển đến vùng Durack và ngôi chùa Pháp Quang mới được xây dựng tại đây vào tháng 11 năm 1987. Chùa tổ chức đại lễ khánh thành trang nghiêm, trọng thể vào 2 ngày 01, 02-5-1999. (không chính xác, nên Thầy viết đoạn dưới để thay thế, và có sửa lại vài từ chữ màu hồng)
08/04/2013(Xem: 8250)
Đứng nhìn Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vươn cao lên trên bầu trời, một hình ảnh quá thiêng liêng và tuyệt đẹp. Tượng Ngài màu trắng nổi bật trên nền màu xanh, có những đám mây trôi qua, nhẹ nhàng càng tô điểm thêm vẻ đẹp, . . .
26/02/2013(Xem: 7776)
Mỗi dịp đón Xuân về, người ta thường đi chùa vào đêm giao thừa hay những ngày đầu năm tại những ngôi chùa gần nhà, những ngôi chùa nổi tiếng, hay những ngôi chùa to và linh thiêng, riêng chúng tôi lại chọn đi những ngôi chùa ở xa, vắng người lui tới, trước là để có cơ duyên hầu chuyện với quý thầy sau là tham quan cảnh chùa ngày xuân. Năm nay, trong không khí se lạnh của miền Nam Cali vào một buổi sớm mai của một ngày đầu năm, chúng tôi khởi hành xuôi về hướng Nam Riverside, gần thành phố Sun City thăm một ngôi chùa mới được hai năm tuổi.
07/01/2013(Xem: 14453)
Chùa Bồ Đề Úc Châu
23/11/2012(Xem: 9163)
TV Minh Quang Nam úc là cơ sở thứ 3 của GHPG Khất sĩ Úc châu được lập bởi HT Thích Minh Hiếu vào tháng 3 năm 2008. Ban đầu được mua 2 căn nhà số 21 và 23 vùng Dry Creek, Bắc Adelaide, nhưng sau khi sinh hoạt 2 năm vì khó khăn trong khu dân cư, không có chỗ đậu xe vào những dịp lễ và Tết, năm 2010, TV chính thức di dời vào nội ô thành phố ở căn nhà 711 Port Rd, nơi đây giao thông tiện lợi, gần khu cư trú Phật tử người Việt nhưng chỉ hơn 700 mét vuông đất nhà và không có chỗ đậu xe cho phật tử nên sau 6 tháng sinh hoạt lại phải di dời lần thứ 3. Vào đầu năm 2011 TV MQ Nam Úc chính thức mua Trung tâm sinh hoạt công cộng cũ ở số 50-52 David Tce, Vùng Kilkenny, địa điểm nầy cạnh trung tâm sinh hoạt của người Việt tại Tp Nam Úc diện tích 1200 Sqm, bao gồm Chánh điện, khu nhà ở 4 phòng và bãi đậu xe 10 chỗ, toilet công cộng v.v... TVMQ Nam Úc đã được Chánh quyền địa phương cho phép sinh hoạt ( Place of Workship), cách Adelaide City chỉ 6 cây số và 10 phút lái xe đến CDB Adelaide. Sau khi được
20/09/2012(Xem: 12653)
TV Minh Quang ở miền Tây xa xôi của Úc châu được chính thức thành lập vào tháng 10 năm 2007 nhân trong chuyến viếng thăm và hoằng pháp của Đại lão HT Pháp chủ Thích Giác Nhiên.
01/07/2012(Xem: 10893)
Chùa Long Quang do chúng tôi là Thích Phổ Hương đứng ra thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 2012 sau khi sống 15 năm tại Úc. Lúc bấy giờ thuê một căn nhà tại số 18 đường Stanley St, Bankstown, NSW 2200 được đặt tên là Tịnh Thất Long Quang. Sau một thời gian sinh hoạt được 4 tháng thì chủ nhà cho thuê nói sẽ lấy lại nhà sau khi hết hợp đồng thuê 6 tháng. Vì thế nên Chúng tôi quyết định kêu gọi Phật tử cho mượn tiền không lấy lời và vay Ngân Hàng để mua nhà thành lập Chùa Long Quang.
18/01/2012(Xem: 7565)
Lễ Phật Đản 2641 (2017) tại Chùa Pháp Vân, Canada
15/11/2011(Xem: 8695)
Từ Ân Thiền Đường là một ngôi chùa nhỏ ở Santa Ana, có những độc đáo riêng, khó tìm được ở nhiều nơi khác.
03/08/2011(Xem: 10958)
Trung tâm tu học Phổ Trí được Thượng tọa Thích Từ Lực thành lập vào năm 2012 trên diện tích hơn 2ha (5ac). Trung tâm có giấy phép chính thức hoạt động do Department of Resources Management thuộc Solano County cấp ngày 02 tháng 01 năm 2014. Trung tâm đã tổ chức trang nghiêm lễ An vị Phật vào ngày 08 tháng 7 năm 2012. Hòa thượng Thích Tịnh Từ, Viện trưởng Tu viện Kim Sơn đã đến chủ lễ và thuyết giảng cho chư tăng ni, Phật tử người Việt và nhiều người Mỹ trong vùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]