Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Buông Xả

12/07/201817:41(Xem: 8662)
Buông Xả

an-cu-ky19-day4-qua-duong-kinh-hanh-69BUÔNG XẢ

Chúng ta hiện đang sống trong một thế giới đầy đủ tiện nghi vật chất, nhưng hầu như đa số con người sống trong cảnh bất an, căng thẳng, sống vội sống vàng. Những khổ đau luôn chồng chất, đôi lúc chúng ta không rõ nguyên nhân gây ra sự đau khổ ấy từ đâu?

Cuộc đời chỉ là giấc mộng, tạo tác vô lượng nghiệp chỉ vì miếng cơm, manh áo, danh lợi, địa vị, vật chất. Sự mong cầu thọ hưởng ngũ dục làm cho con người đánh mất bản tâm thanh tịnh của chính mình, sống trong cuồng si thác loạn. Sự khao khát tìm cầu đủ thứ không biết đủ để cung phụng cho bản ngã đó là nguyên nhân làm cho con người khổ đau và gây khổ đau cho người khác.

Trong Tăng Chi Bộ Phật có dạy:

"Này các Thầy Tỳ Kheo,  hãy buông bỏ những gì là bất thiện, này các Thầy! Ta có thể buông bỏ những gì là bất thiện, nếu như việc ấy không thể thực hiện được, thì ta đã không khuyên bảo các Thầy mà làm chi.

Nếu như buông bỏ những điều bất thiện, mà mang lại khổ đau ta đã không khuyên bảo các Thầy làm chi, nhưng vì sự buông bỏ ấy mang lại hạnh phúc và nhiều lợi lạc, thì ta mới nói với các Thầy, hãy buông bỏ những gì là bất thiện".

Phật dạy chúng ta buông bỏ những gì là bất thiện, nhưng bằng cách nào?

Trong Kinh Nikaya Đức Thế Tôn nói nguyên nhân đưa đến sự khổ đau cho mình và người để nhắc nhở Rahula tu hành:

"Này Rahula con nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?

- Bạch Đức Thế Tôn! Mục đích là để phản tỉnh.

- Cũng vậy, này Rahula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp, hãy hành khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần hãy hành ý nghiệp.

Này Rahula! Khi con muốn làm một thân nghiệp, khẩu nghiệp, hay ý nghiệp gì, hãy phản tỉnh như sau: thân nghiệp này, khẩu nghiệp này, ý nghiệp này của ta có thể đưa đến sự tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh con biết, thân nghiệp, khẩu nghiệp , ý nghiệp này ta muốn làm, có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, thì thân, khẩu, ý này là bất thiện, đưa đến khổ đau, đem đến quả báo đau khổ, như vậy này Rahula, con nhất định chớ có làm.

Này Rahula con cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị Đạo sư hay trước các vị đồng phạm hạnh có trí, sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, con cần phải phòng hộ trong tương lai. Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula con biết như sau: Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp này ta đã làm, không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp này là thiện đưa đến an lạc, đưa đến quả báo hạnh phúc. Do vậy này Rahula, con phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp".

Đức Thế Tôn phản tỉnh cho Rahula qua chiếc gương soi để thấy rằng đời sống chúng ta bị nhiễm độc, chính là hành động của thân khẩu ý, tiêu cực tham ái, sân hận, kiêu mạn, đố kỵ, si mê của mình kết quả đưa đến sự tổn thương cho cá nhân gia đình xã hội và con người v. v . . . Vì cuộc đời không giản đơn như mình nghĩ, mặc dù tránh xa những hệ lụy, chúng ta vẫn bị cái tôi làm cản trở con đường tu tập, ai cũng muốn cố gắng dẹp bỏ bản ngã vị kỷ lần lần, nhưng hầu như chúng ta không làm được, cũng chỉ vì coi cái tôi là quan trọng nên mới phát sanh mọi tội lỗi, cố chấp, tự ty . . . Rồi tức giận khi bị người chê bai, vui sướng mát ruột khi được người khen. Làm được một điều gì cho người thì nhớ mãi trong lòng, nhưng lại quên mất những điều người đã làm cho mình, lúc nào cũng muốn hơn, tất cả cũng chỉ vì ái ngã thôi.

Quay về để phản tỉnh sanh diệt của thân, khẩu, ý, ta biết điều gì mang đến sự bất an, khổ đau cho mình và người thì phải từ bỏ, những điều gì đưa đến sự an lạc và hạnh phúc ta phải biết nắm bắt và thực thi, như Đức Phật đã dạy một điều: Đó là sự khổ và cách thoát khổ.

Cẩm nang để cho chúng ta bước đi trên lộ trình giải thoát đó là tập hạnh buông xả, chuyển hóa tham, sân, si từ những kinh nghiệm sống chính mình bằng tuệ giác. Phản tỉnh giúp chúng ta thấy được nguyên nhân tham ái và chấp ngã. Thực hành hạnh buông xả để đạt đến vô tham, vô sân, vô si, giải thoát khỏi gánh nặng của việc bám chấp vào ngã ái, ngã si của mình. Chúng ta thấy việc buông xả cần thiết như đói cần phải ăn thì khả dĩ mới nhẹ đi những điều trái tai gai mắt đi ngang qua cuộc đời.

Học buông xả giúp cho chúng ta biết cách ứng xử trước những nghịch cảnh xảy ra, phản tỉnh để thấy tất cả chỉ là giả hợp tạm bợ, không tồn tại, chuyển biến sanh diệt không phân biệt, chấp trước mọi ý niệm liên hệ đến cái ngã. Thực hành nếp sống vô ngã sẽ cho ta sự bình an ngay trong cuộc đời đầy biến động này.

Chuyện kể: Có một anh chàng nọ vác một bao cỏ nặng trĩu, đi qua không biết bao nhiêu chặng đường, dọc đường có một người lại gởi anh một ít đồ vật nữa, anh ta đều vui vẻ nhận bất kể đồ vật đó nặng hay nhẹ.

Lâu sau anh ta gặp một vị tốt bụng bảo anh nên vất bỏ bao cỏ ấy đi vì nó không cần thiết, anh ta nghe lời làm theo và cảm thấy khỏe khoắn biết bao khi gánh nặng không còn.

Trong đời sống con người có biết bao nhiêu thứ danh lợi, địa vị, vật chất tiền tài, biết bao nhiêu niềm đau được mất, buồn vui đi ngang qua cuộc đời, sống để dạ chết mang theo chứ không muốn buông bỏ thứ gì. Dẫu vẫn biết cuộc đời là giả tạm không thật, dẫu vẫn biết khổ đau khi bị trói buộc trong tham lam, sân hận, si mê, thế gian là thế đó.

Vác, mang, khiêng, quảy … đều mệt nhọc, buông, quăng, bỏ … thiệt là khỏe! vậy mà tại sao chúng ta không chịu buông?

Một ví dụ nhỏ: Hai người bạn cãi nhau, nếu biết phản tỉnh quay về nhìn lại mình, buông bỏ mọi ý thức phân biệt chấp trước, nói một lời "sorry" thì tình bạn đẹp biết bao. Sorry không phải mình sai, mà ta hiểu được và trân trọng những gì chung quanh mình. Nghĩ cho cùng, sống phản tỉnh buông bỏ mọi kiến chấp sai lầm để sống an hòa, cảm thông chia sẻ với những người sống chung quanh, đó mới là một lối sống đẹp đời hợp đạo, để làm gì bạn biết không? Để có được niềm an lạc hạnh phúc thiết thực cho đời này và đời sau.

 

                                                                                                          TKN Huệ Nhẫn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/08/2013(Xem: 14961)
Theo làn sóng người tị nạn sau năm 1975, khi Phật tử Vi ệt nam định cư mỗi ngày một đông đảo, nhu cầu xây dựng những tự viện trởn ên cấp thiết – vì, có lẽ ngoài nước Pháp, Chùa Việt nam ít khi được xây dựng ở nước ngoài. Tín hữu Thiên Chúa Gi áo người Việt có thể hội nhập dễ dàng hơn vào các Giáo hội Công Giáo hoặc Tin Lành, nhưng người Phật tử Việt nam khó có thể đến những Chùa Hoa hoặc Chùa Thái, vì lý do ngôn ngữ hoặc lý do tông phái.
31/08/2013(Xem: 11088)
Ngọc Hân (VOA Radio) phỏng vấn Hòa Thượng Thích Minh Hiếu, Viện Chủ Thiền Viện Minh Quang-- Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam trên 2 ngàn năm, nhưng tại Việt Nam, Phật giáo Tăng Già Khất Sĩ là một tông phái chỉ được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20, khởi đầu tại Vùng Đồng Bằng Cửu Long và mở rộng đến Miền Trung Việt Nam. Tuy rằng Tông phái chưa được phát triển tại Bắc Việt, nhưng sau năm 1975, Tông phái lại phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài cùng với làn sóng thuyền nhân người Việt.
24/06/2013(Xem: 9547)
Bao Minh Buddhist Centre, Đại Đức Thích Viên Tịnh, 321-323 Kingston Rd, CLARINDA, VIC 3169, Tel: +61 3 8555 0604, Email: chuabaominhvic@gmail.com
24/06/2013(Xem: 12414)
ĐĐ Thích Thông Hiếu, 10 Service Street, Sunshine, Vic 3020, Tel: +61. 03. 9442 1326, Email: huequangaustralia@yahoo.com.au
24/06/2013(Xem: 10582)
100A Heatherton Road, Narre Warren North Vic 3804, Tel: 03 8774 0298, Tradition: Vietnamese Mahayana, Abbot: Ven. Thich Nhuan Chon, Email: kimcangpagoda@gmail.com, Web: www.kimcangtuvien.com
24/06/2013(Xem: 11590)
Ni Sư Thích Nữ Như Tuyết, 30 Willis St, St.Albans, VIC 3021, Tel: 9382 9977
24/06/2013(Xem: 9377)
Hình chụp ngày 7-7-2010. Hình ảnh Công Trình Xây Dựng Chánh Điện Tu Viện Vạn Hạnh tại thủ đô Canberra, Úc Châu do HT Thích Quảng Ba khai sáng và xây dựng ...
24/06/2013(Xem: 14400)
Chùa Phật Quang là được xem là Chùa gỗ tại Melbourne, và là một ngôi chùa Phật giáo duy nhất ở vùng West Footscray, được Ni Sư Chân Kim thành lập vào năm 1991, sau một năm Ni Sư đến định cư tại Úc. Ni Sư là đệ tử của Sư Bà Huyền Tông, Chùa Bình Quang, Phan Thiết và là đệ tử cầu pháp của Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu, Thượng Thủ GHPGVN Trên Thế Giới. Lúc đầu Chùa được thành lập với dạng "cải gia vi tự" với một ngôi nhà 3 phòng ở số 176 Rupert St, West Footscray, Vic 3011. Sau một thời gian sinh hoạt, với số lượng Phật tử ngày càng đông, nên Chùa đã tạo mãi thêm 2 căn hộ sát bên cạnh để mở rộng cảnh quan và đáp ứng nhu cầu thiết thực cho Phật tử các giới, do đó diện tích tổng quát của Chùa hiện nay là 2000m2.
24/06/2013(Xem: 7635)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Fawkner. Đến năm 1995, tu viện mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi tu viện mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức vào ba ngày 10, 11 và 12/10/2003.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567