học viện Phật Giáo Tây Tạng tại thung lũng Larung Gar
phía Bắc Tứ Xuyên đang phải đối mặt với lệnh phá hủy
do chính quyền Trung Quốc ban bố.
Lê Tâm (SBS Radio Úc Châu) Phỏng vấn TT Thích Nguyên Tạng
Ký Thỉnh Nguyện Thư giúp Phật Giáo Tây Tạng
Nam Mô A Di Đà Phật, Trang Nhà Quảng Đức đê đầu kính thỉnh Chư Tôn Đức Tăng cùng quý Đồng Hương Phật tử hoan hỷ bấm vào link này để ký tên kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc ngừng ngay việc phá hủy các dãy nhà Tăng Xá tại Phật Học Viên Larung Gar: (Thích Nguyên Tạng):
Larung Gar! Larung Gar! Nguyện tiếng chuông này ngân vang xa Thấu cõi Thiên Tiên, cùng địa ngục Trên trời, Dưới đất, Bàng hoàng xót xa!
Cớ chi xua đuổi người tu hành? Khi nơi đó không gươm dao súng đạn. Cớ chi tàn phá chốn thiền môn? Khi nơi đó không tranh giành tác loạn
Cớ chi sợ lời từ bi cầu nguyện Cho hòa bình hạnh phúc nơi nơi? Cớ chi sợ hàng ngàn pho-tượng-sống, Chỉ đêm ngày tĩnh tọa an vui?
Gươm Bát-Nhã vô thanh, vô tướng, Vẫn đoạn lìa thù hận sân si. Những gì người đang phá hủy, Chỉ là gạch ngói vô tri. Vì ngôi chùa trong tâm mỗi người con Phật, Không quyền lực nào có thể lấy đi!
Ai qua chốn cũ, nhìn sự tang thương Có thấy nơi đâu, thực bãi chiến trường? Chính tâm điên đảo, tâm si vọng, Khiến kẻ vô minh đã lạc đường!
Kẻ đang chủ quyền đất đai mênh mông, Lại sợ từng bước chân người lưu vong! Sức mạnh vô hình Từ Bi, Trí Tuệ, Đó mới thực là sức mạnh vô song!
Tín tâm bất hoại, không ngại bão giông, Thì bạo lực nào ngăn được Pháp-âm! Nên Tăng-đoàn ấy, nhân dân ấy, Vẫn băng rừng, vượt núi, qua sông.
Nhật nguyệt trên vai, đôi bờ mưa nắng, Gieo hạt từ bi, từng bước chân đi. Thế giới giang tay đón người nguy khốn Không quê hương, Mà quê hương khắp chốn!
Larung Gar! Larung Gar! Linh địa truyền trao bao lời Phật dạy, Bờ mê đã bỏ, bến giác từng qua. Namo Sakya Muni Buddha!
Huệ Trân (Tào-Khê tịnh thất- cuối hạ, năm Bính Thân)
*** Nhóm hoạt động mang tên Tây Tạng Tự do (The Free Tibet) có trụ sở tại Luân Đôn (Anh quốc) cho biết, Trung Quốc đã và đang bắt đầu phá dỡ các nơi lưu trú của Học viện Phật giáo Larung Gar, một trong những trung tâm đào tạo Phật học lớn nhất ở Tây Tạng.
Cũng theo nguồn tin này, việc phá dỡ tại học viện đã bắt đầu từ hôm thứ Tư qua (ngày 20-7) và nhiều Tăng Ni đang sống trong khuôn viên học viện bị trục xuất ra khỏi đây. Việc phá dỡ này là theo lệnh của chính quyền địa phương được ban hành hồi tháng rồi “nhằm mục đích cắt giảm số lượng Tăng Ni lưu trú trong học viện xuống còn khoảng 5.000 người”.
Học viện Larung Gar - Ảnh: Getty Images
Các quan chức Trung Quốc cho biết họ quan ngại về việc tập trung quá đông đúc của Tăng Ni tại đây.
Larung Gar được xem là viện Phật học Tây Tạng lớn nhất trên thế giới. Học viện và tu viện này được thành lập năm 1980 trên một sườn núi ở vùng Sertar, phía đông Tây Tạng và là nơi thu hút hàng ngàn tu sĩ Phật giáo có mong muốn đến học Phật tại đây.
Học viên của học viện sống trong các gian cabin và các phóng viên cho biết khu học viện đã tăng triển đáng kể trong những năm gần đây.
Nhóm hoạt động The Free Tibet đã đăng tải nhiều hình ảnh trên trang cộng đồng Twitter và các đoạn video ngắn trên YouTube cho thấy các gian nhà bằng gỗ bị san bằng nằm rạp trên mặt đất. Các thiết bị nặng cũng được sử dụng để thực hiện việc dỡ bỏ này, có thể thấy qua một số hình ảnh mà nhóm này chia sẻ.
Nhóm hoạt động nói trên cũng cho biết nhóm người đảm trách việc phá dỡ các dãy nhà lưu trú là cảnh sát và lực lượng vũ trang Trung Quốc mặc thường phục. Cho đến giờ, vẫn chưa có bình luận chính thức nào của giới cầm quyền Trung Quốc về việc này.
Một quan chức của quận Sertar liên hệ với AP, nói rằng mục đích của hoạt động này là để cải tạo hơn là phá bỏ các nơi lưu trú này.
“Nếu cách duy nhất để giải quyết vấn đề quá tải dân số là phá hủy các ngôi nhà thì tại sao chính sách này không được áp dụng cho các thành phố và thị trấn của Trung Quốc, vốn đang có rất đông người sinh sống? Và công lý nằm ở đâu, luật pháp ở đâu và an sinh xã hội, tự do tôn giáo và quyền bình đẳng của các quốc gia nằm ở đâu nếu ta đi giật sập nơi ở của những người thực hành tôn giáo trong sáng, vốn chỉ sống cuộc sống thật bình dị?” - một học viên ở Larung Gar chia sẻ với nhóm The Free Tibet.
Chính quyền Trung Quốc nói rằng dân số của Larung Gar phải giảm từ 10.000 người xuống còn không quá 3.500 Ni và 1.500 Tăng - thời hạn đến tháng 10 năm nay.
Giám đốc của The Free Tibet, Eleanor Byrne-Rosengren khẳng định: “Sự phá bỏ diễn ra ở Larung Gar rõ ràng không có liên quan gì đến sự quá tải dân số mà chỉ là một chiêu thức trong nỗ lực phá hủy sự ảnh hưởng của Phật giáo tại Tây Tạng của Trung Quốc mà thôi”.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã ra lệnh dỡ bỏ các khu vực trong Học viện với lý do không thuyết phục: là giảm bớt lượng Tăng Ni theo học tại đây khiến dư luận hoài nghi về sự tự do tôn giáo ở đất nước này - Ảnh: The Free Tibet
Chính quyền Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền từ nhiều thế kỷ đối với vùng Himalaya. Lịch sử Tây Tạng đã ghi nhận sự hiện diện của quốc gia này như một chủ thể độc lập vào các thời kỳ bị cai trị bởi Trung Quốc hay các triều đại Mông Cổ.
Trung Quốc đã phái hàng ngàn toán quân đến để tuyên bố lãnh thổ vào năm 1950. Một số khu vực trở thành vùng tự trị Tây Tạng và một số khu vực khác được sáp nhập vào các tỉnh lân cận của Trung Quốc.
Bắc Kinh cho rằng Tây Tạng đã phát triển đáng kể dưới sự cầm quyền của mình. Các nhóm hoạt động cho rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm nhân quyền và trấn áp chính trị, tôn giáo nhưng chính quyền Bắc Kinh đều không thừa nhận những cáo buộc này.
Trần Trọng Hiếu (theo BBC)
Thăm trung tâm Phật giáo lớn nhất thế giới
Giữa những ngọn đồi xanh ở thung lũng Larung Gar, Trung Quốc, bạn sẽ được nhìn thấy ở vùng nông thôn này là hàng ngàn túp lều bằng gỗ đỏ được xây dựng thành một cụm lớn.
Với vị trí tách biệt, đây là nơi tọa lạc của Học viện Phật giáo Larung Gar, trú xứ lớn nhất thế giới của Phật tử.
Nổi bật trong sắc đỏ, những căn lều đầy màu sắc này đã mọc lên như nấm trong những năm 1980 và bây giờ là nơi tu học cho hơn 40.000 Tăng Ni.
Thiên đường tôn giáo Sertar nằm trên độ cao 3.810m, và các tín đồ ở đây phải chiến đấu với thời tiết khắc nghiệt để tu học tại nơi cư ngụ xa xôi này.
Những túp lều bằng gỗ được xây dựng sít vào nhau trông giống như một vùng biển đỏ trải rộng trên địa hình đồi núi (ảnh).
Điều kiện sống rất cơ bản với việc các cư dân ở đây phải chia sẻ nhà vệ sinh công cộng và mỗi túp lều sở hữu từ 1 đến 3 căn phòng.
Sertar cách Thành Đô khoảng 370 dặm, và những người muốn đến thăm phải đi bằng xe khách trong khoản thời gian khoảng 20 giờ.
Tivi bị cấm tại học viện đẹp như tranh vẽ này, với việc Tăng Ni phải chuyên tâm nghiên cứu kinh điển, cầu nguyện và thuyết giảng tại học viện.
Nhiếp ảnh gia Wanson Luk đã đến nơi đây từ Thành Đô trong 20 giờ đi xe khách trên một chặng đường gập ghềnh.
Người Phật tử 34 tuổi cho biết khu vực Larung có 2 nhà khách nhỏ, nhưng đã đầy khách nên anh đã phải ở gần cửa ra vào.
Anh đã ở lại 2 ngày tại trung tâm Phật giáo này đề tham dự một vài nghi lễ.
Luk nói rằng trung tâm Phật giáo chào đón tất cả mọi người, và họ duy trì cuộc sống của mình trong những ngọn đồi từ sự đóng góp của các hoạt động kinh doanh nhỏ như nhà khách hoặc cửa hàng tạp hóa nhỏ.
"Tôi ngạc nhiên nhất về cách mọi người cảm nhận về cái chết", Luk nói.
"Tôi đã tham gia vào buổi lễ điểu táng, nơi có hàng trăm hoặc hàng ngàn con kền kền đang lặng lẽ chờ đợi. Có 7 xác chết vào ngày hôm đó..., một trong số đó là một đứa trẻ.
"Trong buổi lễ, một nhà sư sẽ cầu nguyện, sau đó chủ lễ điểu táng sẽ bắt đầu cắt các xác chết. Khi ông thực hiện xong việc này, tất cả các con kền kền sẽ bay đến các xác chết.
"Họ tin rằng kền kền ăn càng nhiều thì người đó sẽ càng tốt. Chúng sẽ không ăn thi thể của người xấu".
Một cuộc gặp gỡ đánh trúng tâm lý của Luk đó là cuộc gặp với một nữ tu trong "ngày không nói" của cô.
Khi nhiếp ảnh gia hỏi làm thế nào để đến được đỉnh đồi để chụp ảnh vào ban đêm, cô đã dùng đến tất cả các hình thức cử chỉ để cố gắng giúp đỡ.
Cô đã kết thúc bằng việc đưa anh ta đi quanh tu viện, chỉ cho anh ta làm thế nào để quay các bánh xe cầu nguyện và dạy anh ta cách cầu nguyện.
Mặc dù tivi bị cấm trong tu viện, nhưng thật kỳ lạ iPhone lại được cho phép, với những từ được gõ trên máy để hướng dẫn anh ta đi.
Nhiều trong số các Phật tử sở hữu iPhone 4s cũ.
Học viện này được thành lập vào năm 1980 tại thung lũng hoang vắng bởi Jigme Phuntsok, một Lạt-ma có ảnh hưởng của truyền thống Ninh-mã.
Với vị trí địa lý xa xôi, Larung Gar là nơi định cư lớn nhất trên thế giới của Phật tử.
Ở đây thu hút nhiều học viên Trung Quốc cho đến học viên đến từ Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và Malaysia, những người tham dự các lớp học riêng biệt được dạy bằng tiếng phổ thông, trong khi các lớp học lớn hơn được giảng dạy bằng tiếng Tây Tạng.
Văn Công Hưng (Theo The Daily Mail)
Cuộc sống của 40.000
người ở học viện Phật giáo Tây Tạng
Nằm ở độ cao gần 4.000 mét so với mực nước biển, Larung Gar là học viện Phật giáo lớn nhất thế giới, thu hút hàng chục nghìn tăng ni tới sinh sống và theo học.
Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng, cách thị trấn Sertar 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar là trung tâm Phật giáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thế giới.
Học viện nằm trên một sườn đồi cao 3.800 mét so với mực nước biển, theo Telegraph. Ảnh: Bodhicitta
Các nhà sư tụ tập ngoài bãi đất trống trên đỉnh đồi. Ảnh: Shinya Itahana
Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng không có người ở.
Mặc dù nằm tại vùng xa xôi, hẻo lánh, Larung Gar vẫn không ngừng phát triển, từ một môi trường khắc nghiệt ít người thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. Ngày nay, học viện này có hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu và các chư vị giáo sư.
Một con dê đang ăn rau trong giỏ, cảnh tượng thường thấy trên đường phố khu Học viện Phật giáo. Ảnh: Shinya Itahana
Nhà cửa ở đây chủ yếu xây từ gỗ. Căn nọ nối tiếp căn kia, tạo thành từng lớp nhà gỗ hàng nghìn căn trải dọc sườn đồi. Trong nhà không có nhà vệ sinh riêng, thay vào đó, họ sử dụng nhà vệ sinh công cộng xây bên ngoài. Ảnh: Shinya Itahana
Các nhà sư Tây Tạng đi lấy nước ở giếng công cộng. Ảnh: Shinya Itahana
Một tòa nhà của học viện Phật giáo. Ảnh: Bodhicitta
Hai nhà sư đi bộ ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Những người hành hương đi bộ dọc theo một ngôi chùa ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Quang cảnh ngoài sân tu viện chính ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Bên trong học viện là các tăng ni đang ngồi đọc sách. Ảnh: Shinya Itahana
Một ni cô đang ngồi đọc kinh Phật. Ước tính có khoảng 9.000 ni cô ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Không chỉ thu hút những học viên thuộc dân tộc thiểu số của Trung Quốc, học viện còn thu hút học viên từ nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Malaysia. Những học viên này được học trong các lớp riêng biệt bằng tiếng Trung Quốc phổ thông, trong khi các lớp học lớn hơn được dạy bằng tiếng Tây Tạng.
Người hành hương ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Ngày 8/6, chính quyền Trung Quốc thông báo kế hoạch giảm dân số tại đây. Hiện nay học viện có khoảng 10.000 tăng ni thường trú, con số tạm trú có thể gần 40.000 người. Việc phá dỡ là một phần trong chiến dịch giảm quy mô dân số nơi này xuống còn 5.000 người vào tháng 9/2017 theo lệnh của chính quyền.
Có rất nhiều những cửa hàng nhỏ thế này ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ. Từ ngày 18/6, người ngoại quốc cũng không được phép tới thăm Larung Gar hoặc Sertar, thị trấn lân cận.
Trung Quốc hôm 20/7 bắt đầu phá dỡ một số khu nhà ở học viện, sớm hơn 5 ngày so với thông báo.
Hồng Hạnh
vnexpress.net
Học viện Phật giáo Larung Gar – câu chuyện được kể tiếp về lịch sử đàn áp tín ngưỡng kinh hoàng tại Trung Quốc
Sự kiện Trung Quốc phá hủy Thánh địa Phật giáo lớn nhất thế giới (Larung Gar) vừa qua chỉ là câu chuyện được kể tiếp về lịch sử đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng kinh hoàng ở quốc gia này. Niềm tin vào Thần Phật vốn là bản tính nguyên sơ của người Phương Đông đã bị chính quyền thẳng tay trừ diệt để xưng tụng chủ nghĩa vô thần bất chấp Thiên lý lẫn đạo lý.
Đức tin vào Thần, Phật, Đạo trở thành cội rễ trong đời sống văn hóa tinh thần của con người. Người xưa tin rẳng: “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Sự kính trọng Thần Phật gần như trở thành một bản năng của con người. Người xưa có câu: “Thà rằng khuấy động nghìn sông, còn hơn quấy nhiễu tâm người tu đạo”, hay “Đả tăng mạ đạo, tất có ác báo”. Thế nhưng, trong suốt lịch sử của mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng gây ra biết bao tội ác với tôn giáo, tín ngưỡng, bàn tay đã vấy đầy máu của những người vô tội.
“Đả tăng mạ đạo” (giết sư, chửi đạo)
Ngay sau khi lên nắm quyền ở Trung Quốc, ĐCSTQ đã lập tức chĩa mũi súng vào các tôn giáo, tín ngưỡng đã tồn tại suốt hàng nghìn năm qua. Năm 1951, chính quyền ra quy định đe dọa bỏ tù những người hoạt động tín ngưỡng không chính thức. “Không chính thức” tức là không được sự thông qua của ĐCSTQ. Trong những năm 1950, ĐCSTQ đã bắt bớ, đàn áp và khủng bố ít nhất 3 triệu tín đồ tôn giáo, thành viên các hội kín…
Giáo hội Phật giáo (1952) và Giáo hội Đạo Giáo (1957) là những tổ chức mang tính trần tục mà ĐCSTQ lập ra để điều khiển tôn giáo, tín ngưỡng. Trong bản tuyên bố thành lập của hai giáo hội này đều khẳng định sẽ “nghe theo sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân”. Cái gọi là “chính quyền nhân dân” chính là ĐCSTQ.
Thời “Cách mạng văn hóa” (1966 – 1976), ngọn lửa hận thù điên cuồng của cái gọi là “Phá Tứ cựu” đã thiêu hủy gần như đến tận gốc rễ nền văn hóa thần truyền 5000 năm của Trung Hoa. Các đền chùa Phật giáo, Đạo giáo, nhà thờ, tu viện Hồi giáo, tượng Phật, những bức thư pháp, đồ cổ, hội họa… đã bị phá nát trong tay Hồng vệ binh, thực chất là tay sai của ĐCSTQ.
Tất cả những gì liên quan tới tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin đều bị Hồng vệ binh thẳng tay tàn phá. Trong Di Hòa Viên (Bắc Kinh) có 1000 pho tượng Phật chạm ngọc lưu ly tinh xảo, công phu. Sau phong trào “Phá Tứ cựu”, tất cả đều không còn nguyên vẹn, các bức tượng đều bị phá hại hết ngũ quan.
Chùa Lạng Thiên (Thiểm Tây), tương truyền là nơi Lão Tử đã giảng Đạo và viết sách “Đạo Đức Kinh” nổi tiếng hơn 2500 năm trước cũng bị đập phá, hủy hoại. Các đạo sĩ bị buộc phải rời khỏi tu viện, bị cưỡng ép cắt tóc, cạo râu, từ bỏ thân phận đạo sĩ để làm việc trong các công xã nông thôn. Tháng 11/1966, ngay cả miếu thờ Khổng Tử đầy tôn kính ở Sơn Đông cũng bị Hồng vệ binh xâm hại nghiêm trọng. Hơn 100.000 cuốn sách cổ đã bị đốt trụi.
ĐCSTQ bắt những người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương phải ăn thịt lợn, cắt râu, bỏ trang phục Hồi giáo. Ở Tây Tạng, từ những năm 1950, người dân đã phải chịu sự bức hại vô cùng khủng khiếp từ nhà cầm quyền Trung Quốc. Chùa chiền, tu viện Phật giáo bị đập phá, ném bom tiêu hủy. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải kết hôn, đi ngược lại với đức tin và giới luật của mình. Hơn nửa thế kỷ qua, đã có hơn 1 triệu người Tây Tạng thiệt mạng vì những cuộc đàn áp của ĐCSTQ.
Chính quyền còn nhúng tay vào một trong những công việc thiêng liêng nhất của người Tây Tạng là chọn ra “Lạt Ma tái sinh”. Cuối năm 2015, ĐCSTQ đã giành lấy quyền quyết định Lạt Ma về tay mình với tuyên bố Lạt Ma chuyển kiếp phải được sự chấp thuận của Trung ương! Ngoài ra, ĐCSTQ còn làm nhiều chuyện khôi hài khó tin khác như phát thẻ chứng nhận cho các “Phật sống” Tây Tạng do chính quyền chỉ định.
Mới đây nhất, chính quyền Trung Quốc đã đưa người vào tiến hành phá dỡ Học viện Phật giáo Larung Gar, nơi được coi như thánh địa Phật giáo của Tây Tạng. Chính quyền dùng máy kéo, máy xúc đập phá toàn bộ những kiến trúc truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Tây Tạng, đẩy hơn 40.000 tăng ni đang cư trú tại đây rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, buộc phải rời khỏi tu viện truyền thống của mình.
Đặt mình ngang với Thần Phật, ‘đấu với Trời, đấu với Đất”
Tôn giáo, tín ngưỡng tin vào thuyết hữu thần. Còn ĐCSTQ thì không. Với thuyết vô thần, ĐCSTQ đã tự cho mình cái quyền được diễn giải đạo đức, tốt xấu, tự đặt mình ngang hàng với Thần Phật, trời đất. Mao Trạch Đông sinh thời nói một câu đã trở thành kinh điển cho những người cộng sản Trung Quốc hồi ấy: “Đấu với trời, đấu với đất, đấu với người thật sướng vô cùng”. Thách thức đất trời, Thần Phật, tàn sát nhân dân, đối với ĐCSTQ mà nói là một sở thích có tính di truyền qua nhiều đời lãnh đạo.
Mao Trạch Đông với “Đại nhảy vọt”, “Cách mạng văn hóa”, trực tiếp gây ra cái chết của gần 80 triệu người Trung Quốc. Năm 1989, Đặng Tiểu Bình được cho là người ra lệnh cho bộ binh và xe tăng tiến vào quảng trường Thiên An Môn để đàn áp phong trào biểu tình đòi dân chủ của học sinh, sinh viên khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Giết người tu luyện kiếm tiền, không việc ác nào không dám làm
Tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử đàn áp người tu luyện phải kể đến cuộc thảm sát man rợ mà ĐCSTQ thực thi với môn tu luyện Pháp Luân Công, khởi xướng bởi Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ. Môn tu dưỡng tinh thần này lấy “Chân – Thiện – Nhẫn” làm nền tảng, mang lại một trạng thái thăng hoa cả về sức khỏe và tinh thần cho người tập luyện trở thành mục tiêu đàn áp và thanh trừ của chính quyền Trung Quốc từ năm 1999.
Niềm tin vào Thần Phật của các học viên Pháp Luân Công hoàn toàn trái nghịch với quan niệm vô thần mà ĐCSTQ luôn gieo rắc suốt nửa thế kỷ trước đó. Giang Trạch Dân hơn bao giờ hết cảm thấy lo sợ vị trí đọc tôn của mình khi số người dân theo tập môn tu luyện tinh thần này lên đến hơn 100 triệu người, hơn nhiều so với số đảng viên ĐCSTQ lúc đó.
Cảnh học viên Pháp Luân Công luyện công tại Trường Xuân trước khi bị bức hại. Ảnh: Internet.
Giang Trạch Dân lập ra Phòng 610, một tổ chức hoạt động ngoài vòng pháp luật, không khác gì xã hội đen để làm công cụ đàn áp Pháp Luân Công. Giang và thuộc hạ đã giở đủ mọi thủ đoạn tàn nhẫn nhất từ tra tấn, hủy hoại thể xác, khủng bố tinh thần đến làm kiệt quệ thanh danh, vắt kiệt tài chính… hòng làm nhụt ý chí của các học viên Pháp Luân Công, buộc họ phản bội lại đức tin của mình.
Trong một nỗ lực điên cuồng, Giang Trạch Dân đã huy động tối đa ngân sách quốc gia dành cho việc duy trì bộ máy đàn áp Pháp Luân Công. Theo ước tính, chi phí trả lương cho khoảng vài triệu người trong lực lượng an ninh tham gia đàn áp lên tới 100 tỷ NDT mỗi năm ở thời điểm nóng bỏng nhất. Năm 2001, riêng ở quảng trường Thiên An Môn, mỗi ngày, chính quyền Trung Quốc tiêu tốn khoảng 2,5 triệu NDT cho các vụ bắt bớ, đánh đập, giam cầm học viên Pháp Luân Công.
Đỉnh cao của cuộc đàn áp man rợ, không còn tính người này là Giang Trạch Dân thi hành chính sách mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ngay khi họ đang còn sống. Ngày 20/6/2015, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) công bố kết luận điều tra cho thấy: Có ít nhất hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng trái phép tại Trung Quốc.
Tạm kết
Những chiếc máy kéo, máy ủi đang giật đổ từng dãy nhà ở Học viện Phật giáo Tây Tạng Larung Gar có thể là một cảnh tượng chưa từng thấy ở các quốc gia khác. Nhưng với ĐCSTQ, những tội ác tương tự như thế với tín ngưỡng, Thần Phật vẫn luôn được bao che, những chuyện bất lương, đi ngược lại với Thiên lý, Đạo lý lại thường được dung túng.
Không ở đâu trên thế giới này, chính quyền sẵn sàng chĩa mũi dao, nòng đạn về phía người dân chỉ vì họ muốn làm một công dân tốt, chỉ vì đức tin vào Thần Phật, niềm tin vào một xã hội có đạo đức hơn. Một chính quyền ra tay tàn ác với chính nhân dân của mình là dấu hiệu cho thấy nó đang cảm thấy sợ hãi, cảm thấy bị đe dọa. Một thể chế không từ thủ đoạn, lạm sát thường dân, điên cuồng lấy bạo lực để duy trì trật tự cũng cho thấy dấu hiệu của sự diệt vong đang đến gần hơn bao giờ hết.
Hữu Bằng
Vì sao Học viện Phật Giáo Larung Gar miền Đông Tây tạng lại [có ảnh hưởng] quan trọng?
Tác giả: HOLLY GAYLEY| 22/7/2016
Việt dịch: Konchog Stobdan
Trên con đường gập ghềnh đến vùng Serta xa xôi, cảnh quan trên đường dốc đổ xuống Học viện Phật giáo Larung thật không giống bất cứ nơi đâu. Sau khi đã ôm một vòng cua hẹp, tầm nhìn xuống thung lũng bỗng mở rộng ra và [hiện ra] các mật thất màu đỏ, các tu viện được xếp thành hàng [ngay ngắn] bao quanh mọi mặt của những ngọn đồi. Được xây cất dọc theo những đường hẻm quanh co lộng gió có hai giảng đường lớn, một nơi cho ni và một nơi cho tăng, cùng với bảo tháp bên trên những mật thất khiêm tốn, đôi khi là tạm bợ. Như một vương miện tô điểm cho phần chóp núi là Đền Jutrul lộng lẫy, một địa điểm hành hương mỗi ngày cho du khách và người dân trong vùng.
Vào năm 2001, Học viện Phật giáo Larung (còn gọi là Larung Gar) đã cấm người ngoại quốc thăm viếng trong gần một thập kỷ sau sự kiện cả ngàn ngôi thất tại đây bị phá hủy và rất nhiều tăng ni bị bắt phải giải tán. Bây giờ, cuộc phá hủy đã lại bắt đầu một lần nữa, với hơn một nửa các người tu hành phải đối mặt với sự giải tán. Nguyên nhân vì đâu mà Larung Gar lại [có tầm] quan trọng như thế?
Học viện Phật giáo Larung đã trở thành một trung tâm lớn cho sự hồi sinh của Phật giáo theo mô hình tu viện và nghiên cứu học thuật ở vùng cao nguyên Tây Tạng. Nơi đây đã được chứng nhận là một Học viện phật giáo thế giới vào năm 1987 bởi Ngài Khenpo Jigme Phuntsok lừng danh thế giới (1933-2004) và nơi đây đóng một vai trò chủ lực trong việc sản sinh ra thế hệ Học giả Phật giáo, hoặc các vị Khenpo [tiến sỹ Phật học, chủ trì tu viện] hiện nay đang giảng dạy ở các tu viện theo truyền thống Nyingma và Kagyu khắp miền đông Tây Tạng.
Trong những năm gần đây, Học viện Phật giáo Larung cũng đã trở thành đầu mối của phong trào tu sửa đạo đức đang ngày càng lớn mạnh. Một trong những học giả hàng đầu của phong trào, Khenpo Tsultrim Lodro, đã mạnh mẽ ủng hộ cho việc ăn chay, phục vụ hàng đầu trên mặt trậnc phòng chống bệnh AIDS, thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ Tây Tạng, và truyền cảm hứng cho việc thực hành mười thiện hạnh mới [thập thiện] của Phật giáo, lan tỏa trong khu vực dân du mục xung quanh vùng Serta. Để giải quyết các vấn nạn liên quan đến phúc lợi của loài động vật và các vấn nạn xã hội khác, chẳng hạn như sự tiêu tổn gia sản vào cờ bạc và các hiểm họa của bệnh AIDS, mười thiện hạnh mới bao gồm các giới như không được bán gia súc để giết mổ; không uống rượu, đánh bạc, hoặc hút thuốc; không được đến các nơi bán dâm; không dùng lông thú để viền trên các trang phục truyền thống; không dùng vũ khí để đánh nhau; và nhiều hoạt động tiêu cực khác.
Kết quả của những nỗ lực đó của Khenpo là nhiều tu viện dòng Nyingma không còn dùng thịt trong bữa ăn, việc chư tăng và ni đã phát tâm ăn chay trường được tổ chức ở một quy mô chưa từng có, và nhiều Phật tử Tây Tạng trong vùng đã tuân theo lịch ăn chay định kỳ. Ít nhất kể từ năm 2010, tất cả ba mươi tu viện ở Serta đã thực hành Thập thiện mới, theo đó việc này lại trải rộng đến các khu vực lân cận trong quận Kandze và xa hơn. Mặt khác, phong trào Tu sửa đạo đức không phải không bị chỉ trích, hay tạo ra tranh cãi trong trên mạng xã hội cộng đồng người Tây Tạng do những thiệt hại kinh tế từ việc các gia đình du mục đã hứa nguyện không bán gia súc để giết mổ và đôi khi phong trào này dã được thực hiện theo cách thức quá nghiêm ngặt bởi các tu viện địa phương.
Khenpo Rigdar (Rigdzin Dargye), vị Giám thị chính tại Larung Gar, trong những bài phát biểu hay bài viết gần đây đã thúc đẩy tinh thần bất bạo động và đoàn kết của người Tây Tạng. Năm 2012, ông đã giới thiệu một "Dây đeo Amulet hòa bình" dùng để đeo cổ như một lời nhắc nhở cho người dân về một lời cam kết rất rõ ràng rằng họ sẽ từ bỏ việc đánh nhau trong cộng đồng người Tây Tạng. Việc cam kết này nhằm giải quyết các tranh chấp về quyền chăn thả trên thảo nguyên, một vấn đề lớn trong đời sống du mục ở miền đông Tây Tạng.
Các học viên người Trung Quốc tu học theo trường phái Phật giáo Tây Tạng cũng thường xuyên thăm viếng và học tập tại Học viện Phật giáo Larung. Khenpo Tsultrim Lodro và Khenpo Sodargye có được một số lượng lớn học trò người Trung Quốc và gần đây các vị đã có những chuyến hoằng pháp ở phạm vi quốc tế.
***Xin chia sẻ những tin nhắn qua wechat dưới đây từ vị thông dịch viên Anh-Tạng/Hoa-Tạng của một vị Khenpo tại đại tu viện Larung Gar vào ngày 16/7/2016 là nơi hiện nay đang xảy ra cuộc tàn phá.
"Khenpo nói rằng tu viện và chư tăng ni đang cố gắng rất nhiều để đối mặt với vấn đề trong khả năng tốt nhất của họ. Nói chung thì người ta sẽ phá sập 1,400 căn thất, kỳ hạn là vào cuối tháng 7 này phải xong. Khởi đầu là phá sập 1,400 căn thiền thất của quý ni trước tiên, nhưng hy vọng là qua sang năm thì 700 vị ni trong số 1,400 vị sẽ có thể dọn vào trong một ký túc xá (dormitory) ở Larung Gar. Hiện nay ký túc xá đang trong thời kỳ gia công xây dựng, mới bắt đầu khởi công vào năm ngoái thôi, và chắc cũng còn lâu lắm mới xong. Đây là một trong những nỗ lực của tu viện để giải quyết vấn đề chỗ ở cho quý ni và đối diện với các đòi hỏi [của chính quyền]. Rồi qua năm sau (2017) thì chắc là họ sẽ phá tiếp 1,400 căn thất của quý tăng. Vậy tổng cộng là 2,800 căn thất. Nhưng sau khi các căn thất của quý tăng bị phá hủy thì chưa biết quý tăng sẽ phải dời đi đâu? Vì không có một ký túc xá nào đang được xây dựng cho chư tăng. Chư tăng sẽ đi đâu à? Họ có thể dọn vào ở chung với các bạn đồng tu khác, nhưng kết cục là họ vẫn sẽ phải dời đi khỏi tu viện vì không có chỗ ở. Chính quyền muốn số lượng tăng chúng tại đó hạ xuống còn 5,000 người. Hiện nay là 10,000 người. Cho dù họ không bị bắt buộc phải rời khỏi tu viện, nhưng sẽ có áp lực phải dời đi vì khi không có chỗ ở thì cuối cùng cũng sẽ phải dời đi. Thực sự là vô cùng khó khăn cho họ.
Chính quyền ra thời hạn cho tu viện là phải hoàn tất công trình phá hủy vào năm 2017. Tu viện không có sự chọn lựa nào khác, nhưng Khenpo nói rằng họ đang cố gắng đối diện với vấn đề này trong cách thức tốt nhất trong khả năng của họ. Họ cũng chưa thực sự đoán được là chuyện gì sẽ xảy ra vào sang năm nhưng chắc chắn là mọi việc chưa chấm dứt. Những căn thiền thất này phần lớn là được làm bằng gỗ, có một số căn làm bằng xi măng và một số bằng đá. Các Khenpo đều khuyên mọi người nhẫn nhục, đừng sân hận, đừng bạo động vì thực sự mọi chuyện đều vô thường, có nghĩa là những gì đang hiện có có thể bị phá sập, thì những gì bị phá sập cũng có thể được xây dựng trở lại trong tương lai..."
Kèm theo dưới đây xin chia sẻ các bài viết liên quan đến cuộc tàn phá này, cùng một bài viết về tầm quan trọng của đại tu viện Larung Gar trong lịch sử đào tạo các thế hệ tu viện trường và học giả uyên bác của hai truyền thống Nyingma và Kagyu, cùng sự đóng góp rất lớn của các vị Khenpo tại Larung Gar trong các nỗ lực khác nhau tại miền đông Tây Tạng để thuần hóa chúng sinh, từ việc phát động phong trào ăn chay, cứu mạng gia súc, chế ra mười giới mới cho người dân trong vùng, kể cả những giới như không được cờ bạc, không được mua dâm, không được mặc áo có viền lông thú, không được dùng vũ khí để đấu đá, v.v. Có rất nhiều Phật tử người Hoa tại Trung Quốc cũng thường xuyên đến Larung Gar để tu học và là những đệ tử rất thuần thành của các Khenpo.
Nguyện chư Phật, chư Bồ tát và Hộ thần, Hộ pháp bảo vệ gia tài trí tuệ và từ bi không ngăn ngại trong lòng mỗi một người đang trải nghiệm vô thường và khổ não tại Larung Gar!
Nguyện cho những ai đang làm công việc phá hủy một ngày kia sẽ chuyển hóa để có thể dùng chính đôi tay, con tim và khối óc của mình xây dựng lại những thiền thất vô cùng hoàn hảo, sẽ có nhân duyên được cúng dường và hộ thất cho những vị chân tu, và khi ấy sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoằng dương chánh pháp!
Nguyện tất cả đều được tịnh hóa!
ss
26/7/2016
Ký Thỉnh Nguyện Thư giúp Phật Giáo Tây Tạng
Nam Mô A Di Đà Phật, Trang Nhà Quảng Đức đê đầu kính thỉnh Chư Tôn Đức Tăng cùng quý Đồng Hương Phật tử hoan hỷ bấm vào link này để ký tên kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc ngừng ngay việc phá hủy các dãy nhà Tăng Xá tại Phật Học Viên Larung Gar: (Thích Nguyên Tạng):
Chính quyền Trung Quốc quá tàn bạo, hành động của họ thể hiện họ là những con người không có khối óc và trái tim bình thường, họ quá thủ đoạn và có tư tưởng chiếm hữu toàn cầu. Sự im lặng của chúng ta hôm nay sẽ đưa đến ngày chúng ta không còn đất để sống như những gì đang xẩy ra tại Tây Tạng.
27/07/201605:16
hoa graf tran
Khách
nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật ,con xin gia tâm nguyện cầu năng lượng chánh niệm mong rằng tăng đoàn tây tạng qua được nghich cảnh này ,con phật tử an xuân
Đức trong đạo Phật không phải là đức nói suông.
Đức là những hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện được lưu xuất từ tâm.
Chữ Đức được chia thành 3 loại: Bi Đức, Trí Đức và Tịnh Đức.
Sau hơn 30 năm Chùa Pháp Quang chúng ta tọa lạc tại đây làm nơi thờ tự, chiêm ngưỡng, lễ bái. Mọi sinh hoạt Phật sự và lễ lộc lớn nhỏ như Phật Đản, Vu Lan, Tết, Cầu An, Cầu Siêu, Lễ Hằng Thuận, Lễ hàng tuần... vân vân, đến các công tác từ thiện xã hội lạc quyên cứu trợ thiên tai sóng thần động đất bão lụt cháy rừng khắp nơi. Chắc chắn quý Đồng hương Phật tử đều rất quen thuộc với khung cảnh và mọi hình ảnh thân thương của chùa, quen thuộc đến cả Nhà Bếp, khu vực Ăn Uống suốt hơn 30 năm dưới những tấm lều tạm bợ, bị mưa gió phập phồng, bị rách gãy đổ mỗi khi mưa to gió lớn, đã bao lần bị tan hoang qua các trận mưa bão, rồi phải đổ công sức dựng lên, che lại. Chùa chúng ta mới chỉ có Chánh Điện, Nhà Tổ, Báo Ân Đường thờ chung hình ảnh Chư Hương Linh và Tro Cốt người quá vãng, chứ chưa có Vãng Sanh Đường để phụng thờ riêng Tro Cốt, và chưa có Nhà Bếp, Nhà Ăn (Hội Trường).
Ngôi chùa đối với người Phật Tử Việt Nam chúng ta nói riêng hay những dân tộc khác tại Á Châu nói chung; chùa đóng một vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân, kể cả những người không thuộc tín ngưỡng Phật Giáo. Do vậy từ mấy ngàn năm nay, hình ảnh của ngôi chùa đã ăn sâu vào nề nếp văn học, thi ca, kiến trúc, phong tục, tập quán, lịch sử v.v…nên chùa là “Cái thiện của làng tôi” như nhà văn Thiện Văn Phạm Phú Minh ở Hoa Kỳ đã viết trong tờ Thế Kỷ thứ 21 như vậy.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.