Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến trình xây cất

17/07/201507:08(Xem: 5994)
Tiến trình xây cất

04


Diện tích xây cất chùa Khánh Anh mới tại Evry

 

1/      Chánh điện: (R + 1) 24,9 x 16,05 = 399,65

 

                   Bao gồm Phật Điện :12 x 6 = 72,00

                   Tổ đường: 6,5 x 14,76 = 95,94       

                   2 phòng lo cho Chánh điện: 2 (2,44 x 1,6) = 7,8

                   Phòng thuốc và cấp cứu:  2 (2,15 x 2,2) = 9,5

 

 

2/      Tầng trệt: (RDC)

 

                   Phòng Giảng đường-hội trường:  16,05 x 24,8 = 398,05

                   Phòng ăn:  6,46 x 7,45 = 48,15

                   Phòng bếp:  6,46 x 7 = 45,22

                   Phòng thiền trà:  3,40 x 12,3 = 41,82

 

Dãy nhà phụ:

 

                   Phòng họp chư Tăng:  9,88 x 8,32 = 82,20

                   Phòng 1:  4,85 x 3,94 = 19,20

                   Phòng 2,3,4:  6,26 x 11,88 = 74,37

                   Phòng 5:  3,73 x 6,26 = 23,54

                   Nhà vệ sinh  Handicap:  2,45 x 2,05 = 5,05

                   Nhà vệ sinh nam có 1 nhà tắm, 1 WC và 2 bồn rửa mặt.

                   Nhà vệ sinh nữ có 1 nhà tắm, 2 WC, 3 bồn rửa mặt và 1 gương kính.

 

Dãy nhà chư Tăng:

 

                   Phòng 1 và 4, mỗi phòng:  4,88 x 3,88 = 18,94

                   Phòng 2:   4,76 x 3,88 = 18,47

                   Phòng 3 có balcon:  5,01 x 2,60 = 13,03

                   Phòng 5:  3,97 x 4,1 = 16,27

                   Các phòng 6,8,9, mỗi phòng:  3,88 x 4,10 = 15,90

                   Phòng 7 có balcon:  3,88 x 2,90 = 11,25

 

                 

3/      Tầng 2:

 

                   Phòng Hòa Thượng trụ trì:  9,9 x 9,88 = 97,81

 

         Dãy phòng chư Tăng Ni :

       

                   Các phòng 1- 4, mỗi phòng:  4,88 x 4,13 = 20,15

                   Phòng 2:  4,82 x 4,13 = 19,90

                   Phòng 3:  5,00 x 2,83 = 14,15

                   Phòng 5:  3,97 x 4,21 = 16,72

                   Các phòng 6,8,9 mỗi phòng:  3,88 x 4,21 = 16,33

                   Phòng 7:  3,23 x 2,91 =  9,40

                   Khu vệ sinh chung giống như tầng trệt.

 

 

(R + 2)

 

Kinh các:  Chiếm nửa gian thứ 1 (phía trên) của Chánh Điện (gồm 4 gian rưỡi).

                   (3,81 x 11,6 = 44,20) + 2 (5 x 2,3 = 11,5)  = 23 + (4,6 x 2,2 = 10,12)

 

Dãy phòng ngủ của chư Tăng Ni gồm số các phòng và diện tích y như ở tầng R+1, trừ 2 phòng tầng thượng: số phòng và diện tích cũng y như (R+1) dành cho các phật tử công quả và khách vãng lai.

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

 

 

Ê kíp thợ Trung Quốc đã trở lại, bắt tay vào việc

Sau kỳ nghỉ Tết và tránh thời tiết mùa Đông năm nay quá lạnh, phái đoàn thợ đã trở lại Pháp ngày 8/2/06, và có vẻ hồ hởi phấn khởi bắt tay vào việc ngay.

Vật liệu kiến trúc cũng vừa mới đến 1 containeur. Tuy chưa đủ hết, nhưng cũng có thể bắt đầu lên nóc cho 2 ngôi tháp Quan Âm (phía trước) và Địa Tạng (phía sau). Vật liệu cũng được chở về kỳ này cho ngôi "Bảo Sát" tức là phần nóc chính giữa, hai bên là lầu chuông trống (phần này làm xong, thì mái Tiền điện {nằm ngang phía trên cao các lầu chuông trống, đối điện quốc lộ 7} mới có thể thực hiện).

Ngoài ra một số cửa sổ "double vitrage" cũng được mua từ Trung Quốc đưa sang và đã lắp ráp vào một số phòng ở tầng trên cùng của dãy "nhà Tăng". Nếu xem được, sẽ đặt thêm, và đặt tất cả cửa sổ loại này cho dãy Tăng xá.

Điều khó khăn cho mình là chưa đủ tài chánh để làm một lượt năm bảy thứ, cho nên phải tính toán kiểu "nhà nghèo": Cái gì cần thiết nhất thì chạy lo trước.

Bộ cửa lớn trước Chánh điện

Bộ cửa này khá lớn và khá rộng, gồm có 3 phần: Bộ giữa và 2 bộ tả hữu. Đây là phần tượng trưng và cũng là bộ phận chống đỡ mãnh liệt nhứt đối với gió lớn và tiếng ồn, vì ở trên cao đối diện với quốc lộ số 7.

Do đó bộ cửa này cần phải làm 2 lớp: Lớp cửa gỗ bên ngoài (có chạm trổ chút đỉnh tượng trưng) và lớp cửa kiếng (double vitrage) bên trong. Bộ cửa lớn bên hông Chánh điện (song song với đại lộ Maréchal Juin) cũng vậy. Các bộ cửa này khá lớn và chắc chắn là khá tốn kém, nhưng, như trên đã nói, cái gì cần thiết nhất thì phải... chạy lo trước. Nhất là phải hoàn tất phần Chánh điện cho kịp lễ Khai quang vào tháng 7/06 này.

Bởi vậy ngay bây giờ đã bắt đầu "đặt hàng" rồi (mà chưa dám hỏi giá cả bao nhiêu).

Cửa Bồ Đào

Ngược lại với các bộ cửa nói trên, quý vị nào về thăm chùa lúc gần đây đã thấy xuất hiện những bộ cửa kiếng có khung và hoa văn bằng sắt. Loại này cũng là cửa kiếng loại đặc biệt nữa. Rất dày, bên ngoài nhìn vào không thấy gì mà bên trong nhìn ra thấy rõ mọi vật như loại kiến trong.

Đây là những bộ cửa hiện giờ đã lắp vào các tầng dưới của 2 tháp Địa Tạng và Quan Âm. Các tầng dưới của các lầu chuông trống cũng đều gắn loại cửa kiếng này. Loại cửa kiếng này do 1 hãng từ Bồ Đào Nha cung cấp. Hãng này cũng làm luôn các cửa sổ uốn cong ở cầu thang tròn nằm giữa dãy Chánh điện và Tăng Xá.

Những tay vịn lên xuống ở cầu thang bên chánh điện, ở các lầu chuông trống cũng như ở các cầu thang trong các tháp Địa Tạng, Quan Âm đều do hãng này cung cấp.

Các cửa sổ tròn ở 2 lầu chuông trống và các tầng trên của các ngôi tháp cũng do hãng này vẽ kiểu rồi đúc khuôn (moule) trong đó có hình hoa sen tượng trưng ở giữa.

Giá cả ở Âu châu chắc chắn là cao hơn ở Trung quốc. Tuy nhiên hiện nay, quý vị về thăm chùa chưa thấy những cửa hoa sen này, vì... tiền chưa trao thì cháo làm sao mà múc ra cho được!

Cổng chưa kín nhưng tường phải cao!

Tường đây là tường làm bờ rào song song với đại lộ Maréchal Juin (quốc lộ 7 nhìn vào, thì hông bên trái). Lâu nay, tường chỉ đóng tạm bằng "tôn" màu xám để chận đất. Nhưng càng ngày càng bị lở sập, xiêu vẹo, vá víu vì đất quá nhiều và quá nặng. Bộ phận an ninh của thị xã cứ quở trách hoài, vì sợ đất sập đổ xuống (và đã đổ rồi) mặt đường, nguy hiểm cho xe cộ qua lại nườm nượp suốt ngày đêm.

Do đó, để được chắc chắn và gìn giữ lâu dài, thì phải xây một bức tường rào. Và bức tường này lại phải là bức tường cao, cao cỡ 3m, vì phải có móng sâu sát tới cỡ mặt đường xe chạy ở dưới.

Bức tường này chạy dài từ tháp Quan Âm đến tháp Địa Tạng tính ra là 95 m, đúc bê tông có độ dày 16cm, cứ mỗi 3m cách quãng, có đúc thêm 1 trụ vuông (0,3 x 0,3) cũng bằng bê tông để đủ sức chống đỡ kềm giữ bức tường có chiều dài như thế.

Lâu nay nấn ná không làm được cũng bởi nghĩ rằng chưa cần thiết. Lại cũng chưa đủ hầu bao, vì một bức tường cả trăm thước bê tông như thế, nó ngốn nhiều... bạc cắc lắm. Nhưng đến lúc này, thì có chạy trời cũng không khỏi... lạnh. Bởi lẽ nếu không có bức tường thành này thì số đất đá ngổn ngang trong sân sau, sân trước của chùa không biết đem đổ vào đâu; và như thế thì làm sao chỉnh trang hàng ngũ cho được.

Cho nên "tam thập lục kế" chỉ còn nước năn nỉ nhà thầu... thi ân bố đức lần chót (không biết chót thiệt chưa?). Vì lâu nay nợ chồng chất, chưa trả hết lớp trước, mà lớp sau cứ bồi thêm. Nên tức thế quá, nhà thầu hăm he "rút thợ" đình công để... đòi nợ!

Nhưng từ nay đến trước tháng 7/06 lúc Ngài Đạt lai lạt Ma tới, phải làm sao cho xong bức tường thành này mới có thể giải quyết tình trạng ngổn ngang đất đá bên trong.

Hệ thống Sanitaire

"Sanitaire" là nói chung cho nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng rửa mặt, hệ thống rút nước, cống  rãnh... Xưa nay vẫn theo chế độ ở tạm với mì ăn liền, nên phương tiện sanitaire còn thuộc về thời kỳ... đồ giấy!

Bây giờ, nếu nghĩ đến thực hiện một tuần lễ tu học tại chỗ, thì vấn đề... thâu và chi phải đặt lại nghiêm túc chút xiú. Hễ đã có... thâu vào thì phải có chỗ... chi ra!

Và chỗ chi ra phải đàng hoàng chứ không còn... dã chiến như trước nữa. Đó là chưa kể trong chương trình Đức Đạt Lai Lạt Ma đến làm lễ Khai quang 12/7/06. Trong đó có một tiết mục ghi rõ ràng: Xin dành riêng 1 phòng để Ngài thọ trai và nghỉ trưa. Sau đó mới khởi đầu buổi lễ.

Cho nên vấn đề "Sanitaire" trong phòng của Ngài không thể nào theo lối... dã chiến được nữa.

Chính đó là lý do rất hay để thúc đẩy mình phải thực hiện. Không phải thực hiện cho tất cả một lần, vì quá nhiều và quá lớn.Chỉ thực hiện một bước đầu cho những nơi cần thiết trước. Rồi sau đó, phần còn lại... hạ hồi phân giải. Chừng đó thôi cũng đủ chạy ngất ngư trời đất rồi.

Tóm lại, từ nay đến tháng 7/06, ngoài phần chính là mái ngói Đại điện, tiền điện phải hoàn tất đâu đó xong xuôi. Ngoài ra, các phần sinh hoạt phụ thuộc: Nhà bếp, phòng vệ sinh, nhà tắm, phải được thực hiện nghiêm chỉnh từng phần để có thể bắt đầu sinh hoạt.

Tường rào, sân trước, parking cũng phải chỉnh đốn quy hoạch lại đúng theo tiêu chuẩn. Có như thế sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma khai quang rồi, ngôi chùa có thể từ từ đi vào hoạt động được.

Cái kho vô tận

Trên đây là những nét phát họa ra trong chương trình dự định thực hiện từ bây giờ (tháng 3/06) cho đến tháng 7/06, cho thấy quá ư là rất nặng. Nói rõ hơn là nặng về tài chánh. Hễ có tài chánh thì mọi chuyện khó đến đâu đều cũng có thể thực hiện dễ dàng hơn. Và ngược lại ...

Lâu nay ai cũng nghĩ rằng: Làm một ngôi chùa cả chục triệu Euros như thế chắc chắn có 1 ngân quỹ dự trữ to lớn lắm. Điều này quả là không sai, nếu nghĩ rằng cái kho dự trữ đó chính là cái kho chả giò, bánh cuốn, bánh bèo, bún măng, bánh khúc, bánh bột lọc, chả nấm, canh chua... thì quả là một cái kho vô tận to lớn vô cùng, không bao giờ dứt. Tuần nào cũng như tuần nấy, tại chùa đều có chương trình. Lớp già, lớp trẻ, lớp xồn xồn, công quả liên tục làm việc luôn tay không ngừng nghỉ, bất kể thời tiết gió mưa, nóng lạnh...

Nói thì chắc hẳn không ai tin, nhưng thực tế chính là câu trả lời chính xác nhất, khỏi phải biện minh dông dài. Bên cạnh đó cũng còn có những chương trình "tiểu công nghệ tự túc" khác, cũng nhiệt tâm không kém. Điều quan trọng là làm công quả với tất cả tấm lòng cầu mong cho thành tựu một ngôi đạo tràng trang nghiêm bền vững cho tương lai, cho người đến sau, cho thế hệ tới. Đó mới là tâm nguyện đáng trân quý cảm động đến chư Thiên hộ pháp, Bồ tát gia trì...

Hội thiện cứu nguy

Tuy nhiên, bên cạnh những chương trình dài hạn, liên tục như nước nhỏ giọt không ngừng nghỉ, còn có những chương trình đột phá bất ngờ rồi thoạt ẩn, thoạt hiện. Đến không biết từ đâu rồi lặn cũng không để lại dấu vết.

Đó là chương trình Hội Thiện, "hội thiện cứu nguy". Nếu không có chương trình này cứu vãn những cơn đột suất xảy tới, chắc chắn phải bó tay. Biết đâu lại chẳng là bàn tay nối dài của chư Bồ Tát, Long Thiên, Hộ pháp thị hiện qua người này hay người nọ để cứu nguy cho đạo tràng. Chúng tôi luôn luôn tin là như vậy.

Nhất là thời gian sắp tới chỉ trong vòng 4 tháng nữa thôi, như mọi người đều biết, mà phải hoàn tất một chương trình rất nặng, vượt xa khả năng giới hạn của chúng ta. Nếu không có những bàn tay trợ lực đột xuất này thì phải nói nhiều khi hết cơ nhúc nhích.

Dưới đây là phương danh quý vị đã góp phần hội thiện trong thời gian 3 tháng qua:

Pt Guyot Suzanne 2.000€

Pt Ẩn danh (Paris) 5.000$

Pt Quảng Đại (Na Uy) 1.000$

Gđ Minh Thảo - Khánh Đoan (Na Uy) (mỗi tháng vào trương mục của chùa) 4.000Kr

Pt Trần Minh Nguyệt (94) 2.000€

Pt Ẩn danh (94) 3.000€

Gđ Minh Hiển (khi cần, cho biết sau) 5.000€

Gđ Lê văn Sinh (500€ mỗi tháng từ 4/06) 6.000€

Gđ Minh Trọng - Diệu Anh (lần thứ 3) 1.500€

Gđ Quảng An (hoàn lại 2/07) 1.000€

Gđ Ng Ngọc Thanh (Mỹ) (cần, sẽ cho biết) 5.000$

Pt Jacques Lannes (300€ mỗi tháng từ 7/06) 5.000€

Gđ Trịnh thị Lan (lần thứ 2) 10.000€

(còn tiếp)

Hoàn trả Hội Thiện

Và như thường lệ, có vay thì phải có trả. Theo yêu cầu của chủ nhân hội thiện mà trong 3 tháng qua, nhà chùa đã lần lượt hoàn lại :

Tháng 1/06 : 2.612,50€

Tháng 2/06 : 14.876,95€

Tháng 3/06 : 7.543,50€

Xin chân thành cảm niệm công đức của quý vị và bà con Phật tử xa gần đã góp phần vào hội thiện. Và, trong thời gian tới đây, phải nói là gay go nhất về mặt tài chánh, vì phải ứng ra một khoản lớn cho các công trình để kịp thời với lễ Khai quang 12/7/06.

Vậy xin thiết tha thỉnh cầu quý liệt vị và chư đạo hữu xa gần nếu có điều kiện rộng rãi xin tiếp tay trong phần Hội thiện này. Thời gian để hoàn trả, tùy theo ý muốn mau hay lâu của quý vị. Xin chân thành đa tạ trước.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

Tất cả cho ngày lễ Khai quang 12/7

 

Đã 2 lần xin được hoãn lại, bây giờ thì không làm sao đổi được nữa. Đối nội, thông báo đã gởi đi và thơ mời đã tống đạt cùng khắp. Hiện tại, các phái đoàn ở Âu châu đã ghi danh về dự lễ và giữ chỗ hotel trên 500 người rồi (tính đến đầu tháng 6/06).

Bên ngoài, chánh quyền địa phương tỉnh Essonne và thị xã Evry đã được chánh phủ trung ương thông báo để chuẩn bị tiếp đón vị khách đặc biệt là Đức Đạt Lại Lạt Ma. Do đó, họ đã tổ chức nhiều buổi họp từ cấp xã đến cấp tỉnh (Préfecture) để soát xét lại nhiều phương diện, nhưng tựu trung là 2 điểm chánh: Tiếp đón đặc biệt Đức Đạt Lại Lạt Ma và an ninh cho công chúng tụ họp đông đảo. Không khí tự nhiên sôi nổi hẳn lên.

Thế mà công việc tổ chức nhìn vào, vẫn cứ... tà tà thì làm sao mọi người không sốt ruột cho được. Thực ra mình cũng đứng ngồi không yên. Nhưng không biết làm sao hơn, xin lược sơ qua cho chư vị xa gần được rõ.

Số là quá vui mừng được đón tiếp Đức Đạt Lại Lạt Ma đến làm lễ Khai quang rồi lựa chọn ngày tháng, chương trình, điểm chính, điểm phụ ôi thôi bàn tới bàn lui đủ thứ. nhưng đến giờ này, đã chạy đủ thứ tốc độ mà công việc vẫn..."tụt hậu" ! Giai do cái nạn "ngân khoản" nhà nghèo thắt lưng buộc bụng! Cái khó nó...bó cái nhanh. Rồi đụng cái chi cũng hóa ra chậm lụt.

Chẳng hạn muốn đón rước Đức Đạt Lại Lạt Ma nghỉ lại buổi trưa (buổi trưa thôi) cũng phải có một phòng ở tươm tất coi cho được (cho ra cái thể thống một chút). Thế là phải lo trang bị một phòng ở với đầy đủ tiện nghi tối thiểu.

Tiếp đến là chương trình đón Ngài vào ngày thứ Tư (12/7) nhằm vào giữa tuần. Nếu không khéo tổ chức, thì sẽ không có người đón rước, hay người đón rước quá ít, coi cũng mất mặt cộng đồng Việt Nam lắm. Do đó mới có ý kiến nảy ra tổ chức luôn tại chỗ một tuần lễ tu học (an cư, kiết hạ, bái sám, cầu nguyện...) cho Tăng Ni và Phật tử. Và như thế là phải trang bị một số phòng ốc để ở và sinh hoạt, trong đó điều tối cần thiết phải có là nhà bếp, nhà vệ sinh. Do vậy mà đi tới quyết định trang bị luôn cho một tầng Tăng xá: Đó là tầng trệt (Rez de chaussez). Nếu tính từ tầng hầm (sous-sol) lên là tầng thứ 3 ngang với tầng giảng đường. Tất cả là gồm 15 phòng lớn. Trong đó có phòng Trụ Trì (bây giờ dùng để tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma) và 13 phòng ở + 1 văn phòng + 1 bloc vệ sinh chung ở giữa.

Chỉ chừng đó thôi, mà đến giờ này, đã chạy tứ phương tám hướng, vẫn chưa hoàn tất. Nào cửa nẻo, nào điện nước, nào vệ sinh, nào sơn phết, nào lót gạch...ôi thôi đủ thứ. Mà thứ nào thứ nấy cũng đều là một gánh nặng, một gánh...xây xẩm mặt mày. Mặc dầu như vậy, vẫn còn có sức chạy được vì có sự tiếp tay của chư Tôn Đức và bà con Phật tử đồng hương xa gần. Hễ than thở nhỏ thì có thuốc nhỏ nhỏ mà la lớn thì cũng có cao đơn hoàn tán lớn lớn. Nghĩa là vào lúc túng quẫn, kiệt quệ, kêu than, quý Thầy và bà con cũng thấu hiểu mà tiếp cứu cho.

Nhưng có một phần, ngoài tầm tay của mình. Đó là phần lo về mái ngói. Mái ngói mới là mục tiêu chính của buổi lễ. Mà mái ngói chưa hoàn tất thì không biết phải ăn nói làm sao đây. Thế nhưng điều này lại thuộc phạm vi chuyên môn, mình không rớ vào được. Lại phải "bào chế" từ nước ngoài, chuyên chở về. Do đó tùy thuộc tàu bè, sóng gió, khi êm, khi động. Cho nên dự trù một tháng, thành hai, chuẩn bị trước gần một năm mà đến phút chót, còn hai tháng nữa, công việc vẫn cứ...tà tà nhi tiến thì làm sao mà không sốt ruột cho được! Nhưng nói đi rồi cũng phải xét lại. Do mình tiếp tế...chậm, nên người ta làm chậm và gởi đi cũng chậm luôn. Từ cái chậm này kéo theo cái chậm khác!..

Cho nên, khi bản tin này đến tay bà con, chỉ còn không tới 1 tháng nữa là ngày lễ trọng đại diễn ra. Chưa biết phép mầu nhiệm nào sẽ đến với chúng ta? Kính mong Chư Tôn Đức và bà con xa gần thành tâm cầu nguyện cho.

Tường chưa cao mà cổng phải lớn ngay bây giờ

Trong bản tin kỳ trước, có nói đến 1 bức tường bê-tông cao 3m dài 95m chạy suốt bên hông chùa, phía đại lộ Maréchal Juin (để chận cho đất khỏi đổ xuống). Nhưng nay thì không làm nổi, vì ngân khoản chi ra quá nặng và thời gian cũng chưa cho phép rỗi rảnh mà thực hiện. Bởi vậy đành phải gác lại...chờ thời!

Thế thì tường chưa cao được. Nhưng bây giờ đến lượt cổng phải lớn. Tại sao?

Đây cũng là do tiếp rước Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm và phải đón Ngài vào cửa chánh ở sân trước từ quốc lộ 7. Mà trên sân này hiện giờ, còn đất đá ngổn ngang và hàng rào kín mít bằng tôn công trường. Bởi vậy nên mới có người đề nghị để Ngài đi vào bằng con đường nhỏ bên hông, tức đường François Mauriac (quanh co, khúc khuỷu)!

Do vì muốn đón rước Ngài trang nghiêm đi vào mặt tiền chùa trên quốc lộ 7 mà ban Tổ chức đề nghị thực hiện cấp tốc cng chính của chùa.

Thế là kế hoạch đặt ra. Không phải xây cất Tam quan to lớn quy mô như kiểu các chùa thường làm. Bởi lẽ sẽ che khuất mặt tiền của chùa và lại phải chi nhiều hơn mới khả dĩ coi được. Cho nên cần giản dị hóa. Và giản dị gì đi nữa cũng phải có 4 trụ bê-tông, cao lớn cho 3 cửa và chiếm bề ngang khoảng 12m. Bề dài từ cổng vào tới tam cấp lên chánh điện là 12m + 2m chồm ra phía trước cổng, đều đổ bê-tông, bề sâu 6 tấc. Thế là có thêm một mục "hấp dẫn" cho chương trình tiếp đón 12/7. Và phải làm ngay bây giờ, vì không còn bao lâu nữa! Dĩ nhiên là có thêm 1 mục chi cũng rất ư là "hấp dẫn"!

Đã thiếu tiền, thiếu thợ, thiếu thời gian mà lại thêm việc làm. Và phải làm gấp, làm ngay. Thưa quý Thầy, quý bà con cô bác xa gần hiểu cho. Việc chẳng đặng đừng! Muốn cho đàng hoàng ra thể thống một chút, bắt buộc phải chấp nhận như vậy.

Cửa hiện đại và cửa dã chiến

Lâu nay, quý Thầy Cô và bà con xa gần đã có tham gia vào "phiếu cửa sổ". Và đã có phiếu bọc nhựa ghi nhận "công đức cửa sổ" từ chùa gởi đến quý vị làm kỷ niệm. Thế mà cửa sổ hiện giờ ở đâu? (biển cả hay rừng sâu ?). Kính thưa, nhân tiện báo cáo một phần để chư Tôn Đức và bà con biết qua.

Ngoài số cửa "Bồ đào" làm bằng sắt và kiếng đặc biệt từ Bồ Đào Nha gởi qua đặt ở mặt tiền, các tháp chuông trống, tháp Địa Tạng, tháp Quan Âm và cầu thang tròn ở giữa. Số cửa còn lại, phần lớn làm bằng cửa kiếng 2 lớp (double-vitrage) từ Trung Quốc. Lý do giản dị lắm, vì giá cả dễ vói tay tới. Gần đây họ đã đo đạc xong xuôi rồi gởi về "bển" chiết tính. Sơ sơ, chỉ riêng cửa sổ cho dãy Tăng xá mà thôi + 2 bộ cửa lớn trên chánh điện (phần cửa kiếng),vị chi là 92 bộ cửa lớn nhỏ theo bảng chiết tính vừa nhận được. Giá cả vào khoảng 75 ngàn mỹ kim, chưa kể chuyên chở.

Muốn có phòng ở trong mùa an cư, mà có phòng rồi lại để trống cửa thì coi sao được. Ít nhất là 1 tầng đã quy hoạch cho mùa Hè năm nay. Cho nên tam thập lục kế, cuối cùng phải chạy đặt cọc 30% để bắt đầu chế tạo cửa sổ.

Nhưng đặt cọc rồi, hỏi thêm câu cuối: Có kịp cho 12/7 này không? Theo truyền thống ở "bển" lúc nào cũng "hảo hảo". Nhưng kỳ này, kinh nghiệm, nên các chủ nhiệm cũng bỏ nhỏ thêm một câu thòng: Còn tùy thời tiết nữa. Mùa Hè thường hay có bão nên tàu biển nhiều lúc chậm trễ không đến kịp thời đã định.

Thế là, ô hô, ô hô thiên! Cho nên thực tế tại chỗ, trong lúc chờ đợi phải nghĩ ra một loại cửa...dã chiến "made in Khánh Anh"! Riêng 6 bộ cửa sổ trong "phòng Đạt Lai" thì phải chịu tốn thêm để gởi sang bằng máy bay cho kịp 12/7.

Do đó, quý Thầy, quý bà con, xin đừng ngạc nhiên khi về chùa Evry kỳ này nhìn thấy chỗ nào cũng toàn...cửa dã chiến!

Hộc để tro made "đàng hoàng" in Đài Loan

Như đã loan báo trong bản tin Khánh Anh tháng 4/06, một hãng chế tạo các hộc để tro bằng nhôm mạ vàng ở Đài Loan đã gởi đại diện đến Evry quan sát tại chỗ tháp Địa Tạng để rồi lên kế hoạch thực hiện.

Theo bản hợp đồng ký kết giữa 2 bên, sẽ thực hiện đợt đầu cho tầng dưới tháp Địa Tạng vào khoảng 1.500 hộc để tro cá nhân và gia đình (2 người). Chi phí theo quy ước là trả trước 30% khi "đặt hàng". Và để đúng theo ước muốn của bà con là rước linh về trong mùa Thu năm nay, chùa Khánh Anh đã tìm cách gởi ngay cho hãng Đài Loan này số tiền đặt cọc là 34.215€. Và khi chế tạo xong, xuống tàu gởi đi Pháp, trả thêm 50% nữa. Rồi 2 kỹ sư của hãng này sẽ đến Pháp lấp ráp tại chỗ. Xong xuôi đâu đó, hoàn tất với 20% còn lại trước lúc lên máy bay trở về xứ.

Quý vị nào giỏi toán học, có thể tính ra 100% chi phí cho 1.415 hộc để tro là bao nhiêu cả thảy (chưa kể các phần linh tinh khác).

Tốn...thì quả là rất tốn kém. Nhưng nhìn thấy hình thù và chất liệu hộc để tro thì bà con chắc chắn rất là an tâm, hài lòng. Cầu mong mọi việc được êm xuôi, tài chánh được thông suốt, để bà con có dịp rước hũ tro thân nhân của mình về an trí trong tháp Địa Tạng vào mùa Thu năm nay.

Nghe vậy rồi, có người hỏi thăm: Vậy thân nhân có đóng phụ thêm ít nhiều gì cho hộc để tro không? Xin thưa: Hiện giờ chưa có lệ đặt ra. Nhất là đối với quý vị thân nhân đã có gởi tro rồi, chỉ tùy tâm hỷ cúng thêm mà thôi. Còn từ ngày rước linh (tro) về chùa trở đi, sẽ có lệ đóng thêm bao nhiêu cho mỗi hộc để tro (hoặc cá nhân hay gia đình). Việc này còn ở trong vòng...nghiên cứu. Sẽ được thông báo sau.

Hội Thiện cứu nguy

Quý vị đọc qua các mục chi phí trên đây, nhất là chuẩn bị cho lễ Khai quang 12/7 + một tuần an cư tu học tại chỗ. Thật là một con số chi... không biên giới! Nghe chóng mặt. Cứ việc chi là chi. Có việc cần tới chi là chi. Lấy ở đâu mà chi nhiều dữ vậy? Nhà băng nào chịu ứng ra để mà chi tới tấp như thế? Xin thưa, đó là nhà băng Phật tử, nhà băng Cấp Cô Độc! Nói vắn tắt, chỉ có "hội thiện", tức là cho vay không tính lời của các chùa và chư Phật tử xưa nay đã thực hiện, nhưng kỳ này tăng lên nhiều hơn, theo lời kêu gọi trong bản tin vừa qua.

Xin chân thành khắc ghi công đức vô lượng vô biên của quý Thầy và chư đạo hữu Phật tử xa gần đã âm thầm hưởng ứng lời kêu gọi cho mượn hội thiện, kẻ ít người nhiều, kẻ để tên, người xin "ẩn", kẻ để dài hạn, người vài ba tháng. Nhờ vậy mà cứ có việc chi là chi! Xin nguyện Chư Phật, Bồ Tát, Chư Thiên chứng minh gia bị cho. Chính nhờ bàn tay nối dài của các Ngài đến chư Tôn đức và Phật tử xa gần thể hiện tinh thần "ủng hộ Phật Pháp sử trường tồn" nên mới được kết quả đến ngày hôm nay.

Dưới đây là danh sách quý vị đã hưởng ứng cho mượn "hội thiện" trong thời gian 3 tháng qua:

Đại Đức Thích Như Tâm 1.400€

Lương văn Bé (khi cần cho biết sau) 2.000€

Huỳnh Công Phải (khi cần cho biết sau) 2.000€

Ng Hồng Nhựt (đầu 2007, trả 1 tháng 100€) 2.000€

Ng Diệp Quang Tường (sẽ cho biết sau) 1.500€

Tâm Hương (Đức)(200.... trả 1 tháng 1000€) 10.000€

Lương thị Ngọc Yến (dài hạn) 500€

Ngô thị Kim Liên (dài hạn) 2.000€

Chánh Dũng - Cao Gauthier (dài hạn) 2.000€

Nguyên Hạnh - Cao thị Nên (dài hạn) 2.000€

Tôn Nguyễn Kim Thoa (xin lại 4/07) 2.000€

Gđ Minh Hiển (dài hạn) 5.000€

Nguyễn Chánh Lý (dài hạn) 5.000$

Lê Tấn Sĩ (dài hạn) 2.000€

Nguyễn Đình Thủy (dài hạn) 2.000€

Phật tử ẩn danh (95)( 2007, 1 tháng 100€) 5.000€

Diệu Hạnh (75) (dài hạn) 2.000€

Claude Carrbourg (2008, 1 tháng 1000€) 5.000€

Ng Thành Khâm (tháng 4/07, sẽ cho biết) 10.000€

Nguyễn Đức Vinh (dài hạn) 1.500€

Gđ Trần Đình Hữu (6/07, 1 tháng 400€) 3.000€

Nhóm pt Anh quốc(tháng 10/06,sẽ cho biết) 5.000£

Phật tử ẩn danh (91) (khi cần cho biết sau) 2.000€

Phật tử ẩn danh (91) (khi cần cho biết sau) 4.000€

Nguyễn thị Mạnh Hà (dài hạn) 1.000€

Theresa Bích văn Phạm (dài hạn) 10.000Nk

Michelle Bích văn Phạm (dài hạn) 10.000Nk

Kevin Phạm Bakketun (dài hạn) 10.000Nk

Isabelle Phạm Bakketun (dài hạn) 10.000Nk

Nicholas Ngô (dài hạn) 10.000Nk

Guyot Suzanne (6/07, 1 tháng 200€) 2.000€

Nguyễn Jacqueline (dài hạn) 1.000€

Chúc Hỉ - Chúc Nguyên 5.000$

Ng Cao Minh Thảo (khi cần cho biết sau) 2.000€

Đỗ Jean (dài hạn) 3.000€

Phật tử ẩn danh (94)(đầu 2007, sẽ cho biết) 15.000€

Hà Vang (đầu năm 2007, 1 tháng 500€) 2.000€

Biên thị Mai (khi cần cho biết sau) 2.000€

Diệu Kỉnh (lần thứ 2, dài hạn ) 500€

(còn tiếp)

Hoàn trả Hội Thiện

Và như thường lệ, trong 3 tháng qua, theo yêu cầu của các chủ nhân, "hội thiện" từ chùa đã hoàn trả lại cho quý vị như sau :

  • Tháng 4/06: 7.131,95€
  • Tháng 5/06: 7.276,45€
  • Tháng 6/06: 6.676,45€

Xin chân thành cảm niệm công đức của quý vị và bà con Phật tử xa gần đã phát tâm cho mượn hội thiện. Và, một lần nữa, thiết tha kêu gọi quý vị nào có điều kiện tài chánh (mà chưa dùng đến ngay) có thể góp phần cho chùa mượn hội thiện, nhất là trong thời gian này. Chính nhờ những khoản đặc biệt này mà việc kiến thiết ngôi chùa mới Evry không bị đứt quãng, gián đoạn mà mỗi lúc một đi tới. Thật là công đức không thể nghĩ bàn!

Kêu gọi công quả

Mặt khác, còn có một nhà băng nữa cũng to lớn không kém, cũng ...ngang ngang với các ngân hàng tầm cỡ trên thế giới. Nhưng loại nhà băng này còn đặc biệt hơn, chuyên môn đầu tư mà là đầu tư...lao động. Người ta đầu tư tiền bạc, bất động sản để cầu lợi nhuận nhiều hơn gấp đôi, gấp ba số vốn bỏ ra...

Nhà băng đặc biệt này tại chùa là đầu tư...lao động để cầu phước báu vô lậu cho tương lai. Phước này cũng vô tận không tính đếm được. Nói vắn tắt đến chùa làm công quả lao động chân tay, làm bất cứ việc gì cần đến từ rửa chén bát, quét sân, đi chợ cho đến trai soạn nấu nướng, làm thợ mộc, thợ hồ, thợ hàn, thợ điện, thợ sơn...nói chung, đến chùa làm việc để cầu phước báu giải thoát phiền não, sinh tử. Nhất là hiện tại ở chùa mới Evry, công việc hoàn tất (finition) của ngôi chùa còn rất nhiều mối, ngổn ngang trăm thứ. Mà thứ nào cũng cần phải có bàn tay khéo léo của con người, con người biết bổn phận và trách nhiệm lo lắng, cho ngôi chùa sớm được hoàn tất và đi vào hoạt động đúng đường đúng hướng đã vạch ra.

Quý vị, quý Phật tử nào có chút thì giờ rỗi rảnh xin đừng ngần ngại, cứ biên thư hay điện thoại về chùa Khánh Anh để biết thêm chi tiết về các thứ công quả sẽ làm để góp phần công đức.

 

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Ba cây đà sắt, hiện ở đâu?

Đọc bản tin vừa qua (số 68), ai ai cũng sốt ruột lo lắng về mái ngói Chánh Điện. Nếu không xong thì làm sao làm lễ khai quang, làm sao đón rước Đức Đạt Lai Lạt Ma?

Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma, vào giờ chót, không đến được mà lễ Khai quang vẫn diễn ra, không có mái ngói, mà có mái... lều (tente) dã chiến! Cũng may trời chưa có mưa dông và sấm sét dữ dội như tuần lễ tiếp theo sau ngày "12/7" !

Hú viá, Chư Phật, Bồ Tát, Long Thiên nhỏ phước cứu khổ cứu nạn cho qua cơn... Rồi bây giờ đây mùa Hè chấm dứt, mái ngói đi về đâu?

Đọc đến đây Chư Tôn Đức và bà con lại sốt ruột nữa. Xin thưa ngay cho đỡ căng thẳng: Vật liệu đã có đầy đủ cả rồi, chỉ còn chờ... 3 cây đà sắt lớn nữa mà thôi!

Số là, kể từ khi hãng thầu mái ngói lãnh làm thêm 3 đà sắt lớn (gác ngang Chánh Điện, dài 18m), thì mối lo nghiêng về phía nhà thầu nước ngoài chứ không phải mình. Mình chỉ chạy lo tiền để trả nợ phụ trội (3 đà sắt) thôi. Nhưng theo nhà thầu kể lại, họ phải đối đầu với 2 vấn đề: Một mặt về kỹ thuật, một mặt nữa về thủ tục xuất khẩu! Và mặt nào cũng đủ thứ chanh chua rắc rối. Bây giờ thì mọi việc đã êm xuôi, qua rồi, chỉ còn lênh đênh trên biển cả, chờ ngày cập bến. Nghe nói vào thượng tuần tháng 9/06 thì các containeur khổng lồ ấy (40m) đến nơi. Không biết có đến có đúng ngày dự định không, hay lại còn một màn đi... lạc nữa.

Vậy thì bà con mình có quyền hy vọng (hy vọng thôi) từ nay đến cuối năm thế nào cũng có... mái ngói Chánh điện. Để bảo đảm hơn, xin quý vị tụng thêm một thời kinh cầu nguyện!

Lại nói về chuyện bức tường

Đó là bức tường bê-tông dài 95m, cao 3m, chạy suốt bên hông phải của chùa (phía đại lộ Maréchal Juin). Kỳ trước không làm được, hoãn lại, vì thiếu thời gian và cũng vì thiếu tài chánh.

Bây giờ đây, không chạy trốn đâu được nữa, khi nghỉ hè trở vô, thợ Tây phải nói chuyện về bức tường. Nếu không có bức tường này thì thật khó mà "xử lý" vụ đất đá còn nằm thừa thãi ngổn ngang từ sân trước đến sân sau. Và mỗi khi có trận mưa đổ xuống, thì lầy lội như vũng sình.

Cho nên, tốn kém thì phải chịu tốn kém chớ không làm sao bỏ qua bức tường cho được. Hy vọng (cũng hy vọng nữa), trước mùa Đông năm nay, bà con ta sẽ thấy được bức tường... xuất hiện. Dĩ nhiên mọi việc sẽ không đơn giản như mình nghĩ mà còn phải đối phó với nhiều cam go thử thách hơn nữa.

Cửa sổ tầng 1 và cửa lớn Chánh Điện

Đọc bản tin vừa qua (số 68), bà con ta không làm thầy bói (đeo kính đen) cũng đoán trúng phóc. Toàn bộ cửa sổ trong ngày lễ 12/7 đều làm "dã chiến" tất cả, suốt tầng 1, trừ phòng "Đạt Lai Lạt Ma". Cửa sổ phòng "Đạt Lai" này, không phải chịu tiền cao để chở bằng máy bay từ nước ngoài về (như trước đã nói) mà là chịu trả cao để đặt ngay tại chỗ. Nghĩa là đặt làm tại Pháp trong vòng 3 tuần lễ cho kịp ngày 12/7!

Bây giờ cơn... bỉ cực rồi, vậy "thới lai" tới chưa? Ông chủ thầu cũng vui vẻ chỉ tay ra ngoài biển: Chúng nó còn lang thang ngoài đó, chưa chịu dzô! Cũng xin nhắc lại trong số 92 bộ cửa sổ lớn nhỏ, phần lớn là cửa sổ của tầng 1, còn có thêm 3 bộ cửa lớn cho Chánh điện nữa. Tất cả đều làm bằng kính 2 lớp (double vitrage), xuống tàu rồi nhưng còn lang thang đâu ngoài... hải đảo.

Vậy bà con ta cũng có quyền hy vọng (lại hy vọng) thêm. Hy vọng đến cuối năm nay, mình có toàn bộ cửa kính 2 lớp. Nhưng đó chỉ mới cho tầng 1 mà thôi.

Hộc để tro xuống tàu rồi

Bây giờ chuyển sang đề tài khác. Cũng từ ngoài biển đến, nhưng đây là từ biển Đài Loan. Khoảng 1.500 hộc để các hũ tro (cốt) làm bằng nhôm mạ vàng được một hãng thầu Đài Loan cho biết đã xuống tàu rồi, đang trên đường đến Pháp.

Chương trình dự định vào cuối năm nay (2006, chưa biết vào tháng 10 hay tháng 11/06) sẽ có một lễ rước linh cốt (các hũ tro) lâu nay gởi ở Paris đưa về an trí ở tầng dưới cùng của tháp Địa Tạng. Sở dĩ phải để từng dưới, vì các tầng trên và nóc tháp chưa hoàn tất, trong khi đó số lượng các hũ tro (gởi ở Paris) đã lên đến con số khá cao, kể cũng bất tiện cho văn phòng tống táng đã có lòng tốt cho mình gởi lâu nay.

Chính vì lý do đó mà nhà chùa phải gấp rút đặt 1.500 hộc cho tầng dưới tháp Địa Tạng để đưa tất cả về đó an trí tạm thời. Nói là "tạm thời" nhưng phải được an toàn và tính toán kỹ lưỡng. Mỗi hộc cá nhân có kích thước là cao: 30cm, ngang: 25cm và sâu 30cm. Bên ngoài có cửa, có khóa. Hộc cho 2 người (ông bà) cao 30cm, ngang 50cm và sâu 30cm (có thể đặt 2 hũ tro). Do đó các hũ tro có bề cao không quá 28cm, đều có thể để vào được cả. Tuy nhiên, để được đồng loạt nhất thống, nhà chùa còn đặt thêm một số hộp (đựng tro) theo kích thước định sẵn bằng nhiều chất liệu khác nhau để cho bà con dễ lựa chọn.

Vậy kính thông báo đến quý vị nào có hũ tro thân nhân (gởi tạm ở Paris) khi nhận được thơ báo tin từ chùa Khánh Anh xin hoan hỉ liên lạc về chùa để biết rõ ngày tháng, địa điểm cũng như nghi thức lễ rước linh cốt (tro) đưa về... nhập tháp Địa tạng tại chùa mới ở Evry.

Ống dẫn Gaz vào chùa

Nặng nhất cho kế hoạch từ bây giờ đến cuối năm là làm sao đưa được ống dẫn gaz vào chùa. Lâu nay có dùng gaz nhưng chỉ là gaz trong bình (gaz boutaille).

Gaz này chỉ dùng tạm thời, không đủ độ an toàn cho những nơi công cộng. Bởi vậy về lâu về dài, bắt buộc phải có "gaz thành phố" (gaz de ville) để dùng về nấu nướng lẫn hệ thống sưởi và nước nóng...

Cho nên đưa được hệ thống gaz vào chùa thì coi như mọi sinh hoạt chính thức có thể bắt đầu đi vào ổn định phần lớn. Nhất là các sinh hoạt vào đầu năm mới, và các khóa tu học cho Tăng Ni dự trù sau Rằm tháng giêng Đinh Hợi 2007.

Nhưng khoảng cách từ ống gaz thành phố đến phạm vi chùa quá xa, nên phí tổn ống đồng dẫn gaz đến chùa phải chịu 1 khoản khá nặng. Đó mới là vấn đề... đầu tiên chới với!

Tuy nhiên, để tạo căn bản cho mọi hoạt động, bắt buộc bằng cách này hay cách khác sớm muộn gì cũng phải đi tới đó. Dĩ nhiên không có việc nào hoàn toàn dễ dàng như trở bàn tay. "Tận nhân lực, tri thiên mạng". Mình cứ cố gắng tận lực, Bồ tát, chư Thiên chắc chắn, các Ngài sẽ không bỏ qua.

Ngân hàng Cấp Cô Độc được "ban phép lành"

Đọc sơ lược "tiến trình xây cất" trong bản tin kỳ này, Chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần hầu như không thấy có gì mới mẻ cả. Toàn là chuyện cũ của quá khứ và chuyện dự phóng cho tương lai từ bây giờ cho đến cuối năm 2006. Tóm lại, trong mùa Hè, bao nhiêu công tác xây cất đều ngưng đọng. Chỉ khởi đầu trở lại vào thượng tuần tháng 9/2006.

Tuy nhiên, nhờ lý do chuẩn bị "đón rước Đức Đạt Lai lạt Ma" mà chúng ta đã hoàn tất được một số công trình đáng kể trước ngày "12/7". Mặc dầu vào giờ chót, Ngài không đến được, nhưng mọi việc cũng nhờ đó mà bắt cái "trớn" làm luôn và... làm tiếp luôn...

Mặt khác, cũng nhờ cuộc "chuẩn bị đón rước" này mà Chư Tôn Đức và bà con xa gần đã mở rộng vòng tay ban phước cho ngân hàng Cấp Cô Độc vay một số Hội thiện đáng kể. Nhờ đó mới có thêm một số vốn nho nhỏ để đầu tư vào các công trình mới (như trên đã nói) cũng như trả định kỳ nợ cũ cho nhà thầu. Thật là công đức vô lượng. Dưới đây là danh sách quý vị ân nhân đã cho mượn hội thiện trong 3 tháng qua:

Phạm Đăng Sum (đầu 2007, trả 1tháng 500€) 4000€

Nguyễn Chánh Lý (khi cần cho biết sau) 5000€

Trương Minh Dương (khi cần cho biết sau) 2000€

Lê t.Minh Tâm (có thể 7/2007 xin lại) 2000€

Nguyễn thị Ly (có thể 2009 xin lại) 5000€

Diệu Ngọc (khi cần cho biết sau) 4000€

Huỳnh Hoa Tiên (khi cần cho biết sau) 3000$

Philippe (33) (khi cần cho biết sau) 3100€

Lê Đình Khoát (nhận lại tháng 3/2008) 1500€

Ẩn danh (38) (khi cần cho biết sau) 50000€

Hồ Catherine (khi cần cho biết sau) 2000$

Minh Trọng-Diệu Anh (khi cần cho biết) 2000€

Vương Kim Huệ (2007, trả mỗi tháng 500€) 10000€

Ẩn danh (khi cần cho biết sau) 3000€

Touat Mysengsay (khi cần cho biết sau) 2000€

Nguyễn Ngọc Anh (khi cần cho biết sau) 6000€

Võ Tuấn Hùng-Lan (3 năm sau xin lại) 5000€

Phạm thị Bảy (khi cần cho biết) (lần 2) 500€

Pho Cenciarini (10/2006 trả 1 tháng 500€) 10000€

Huỳnh Phước Thắng (khi cần cho biết) 5000Fs

Ẩn danh (0043) (nhận lại tháng 12/06) 30000€

Hồ Hứa Thơ (khi cần cho biết) 5000€

(còn tiếp)

Hoàn lại Hội thiện

Và, cứ như thông lệ, theo yêu cầu của các ân nhân, từ chùa đã hoàn lại hội thiện đến quý vị. Trong 3 tháng qua, được biết như sau:

          Tháng 7/06: 16.576,95€

         Tháng 8/06: 13.476,95€

         Tháng 9/06: 8.276,95€

Xin thành tâm cảm niệm công đức của chư liệt vị và bà con Phật tử xa gần đã phát tâm cho chùa mượn hội thiện. Và một lần nữa, chúng tôi thỉnh cầu chư vị nào có điều kiện tài chánh (mà chưa dùng ngay) có thể góp phần tham gia hội thiện. Thời gian trả lại tùy theo khi nào quý vị cần đến. Chân thành cảm tạ.

 

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Mái Chánh điện coi như đã hoàn tất

Mái Chánh điện coi như đã hoàn tất 80% tính đến cuối năm 2006. Nói là 80%, vì còn lại phần ngói chưa đặt lên mái chùa.

Xin mời chư Tôn đức và bà con Phật tử xa gần theo dõi qua những tấm ảnh đăng rải rác trong bản tin kỳ này, sẽ thấy bao nhiêu công trình nặng nhọc về mái chùa, nhất là mái Chánh điện. Mấy ông kiến trúc Tàu gọi làm 2 phần: Tiền điện (phía trước) và Đại điện (chính giữa) đến giờ này coi như hoàn tất một phần lớn rồi.

Lo nhất là 3 cây đà sắt gác ngang Chánh điện chịu đựng cho cả một mái ngói nặng khoảng 100 tấn. Nhà thầu Pháp không chịu làm cho rằng công việc quá phức tạp và họ đưa ra một giá rất cao. Cuối cùng nhà thầu lợp ngói Trung quốc nhận thêm phần sắt và vẽ đồ án thiết kế. Đến khi ba đà sắt chở về đến chùa, mới thấy là cả một công trình to tát. Vấn đề tiếp theo là làm thế nào đưa ba đà sắt khổng lồ này lên mái chùa. Thế là phải "triệu" đến xe cần trục (grue) loại mạnh nhất có cần trục cao trên 50m. Và 3 ngày làm việc ròng rã, đã đưa tất cả đà sắt lớn nhỏ cộng các thứ cây gỗ (đòn dông, đòn tây, cỡ bốn người khiêng một khúc) lên đến nơi an toàn. Tất cả ê-kíp thợ Tàu thở phào nhẹ nhõm, đốt hương vái Phật tạ ơn.

Công việc tiếp theo là cân đo mực thước, ráp nối các đà gỗ và đóng các thứ rui, mè để làm bộ phận cách nhiệt (isolation) bằng một lớp ván cộng với một lớp cao su có tráng dầu hắc. Sau đó phủ lên một lớp xi-măng vôi. Lớp này sẽ khô cứng lại như bê-bông nhưng nhẹ hơn, trước khi đặt ngói âm dương lên và các thứ đề-co như mái Phật điện.

Những ngày cuối năm 2006, khí trời trở lạnh vào mùa Đông. Có ngày xuống tới độ âm, nên công việc làm xi-măng bị rất nhiều hạn chế, khó khăn. Lợi dụng lúc thời tiết trở ngại này, ê-kíp thợ Tàu xin về quê ăn tết âm lịch khoảng hơn một tháng, sau đó trở lại tiếp tục phần lợp ngói.

Kính thưa chư Tôn đức và bà con Phật tử đồng hương: Bây giờ mái Chánh điện đã được phủ kín, không còn lo nước mưa đổ xuống, nhưng bên trong vẫn còn là cửa tạm dã chiến, chưa có sàn gạch, chưa có hệ thống sưởi... cho nên rất tiếc ngày tết Nguyên đán năm nay (Đinh Hợi - 2007) chỉ có thể bước vào Chánh điện chiêm ngưỡng đốt hương bái vọng chứ chưa có thể hành lễ Giao thừa hay cầu an, cầu siêu như ở chùa Khánh Anh Bagneux.

Hy vọng thời gian sắp tới, đầy đủ nhân duyên, sẽ tiến thêm một vài bước nữa. Mong quý vị hoan hỉ chờ đợi và cầu nguyện cho.

Hộc để tro coi như dứt điểm một tầng

Trong bản tin Khánh Anh số 69 (ra tháng 10/06) đã nêu ra 2 cái lo: Lo mái Chánh điện và lo hộc để tro. Đến bản tin kỳ này (số 70) tháng 1/2007, hai việc nêu trên, nhất là hộc để tro, coi như đã dứt điểm gần 90%.

Vào ngày Chủ nhựt 19/11/06 vừa qua, trước khi mở màn bữa cơm xã hội đúng vào 12 giờ trưa tại giảng đường chùa Khánh Anh mới ở Evry, thì trước đó, lúc 10 giờ sáng đã có buổi lễ cầu siêu an linh cho các hũ tro vừa rước về đặt ở tầng dưới tháp Địa Tạng.

Có hai loại hộc để hộp tro: loại 2 người (có thể để hai ông bà) và loại cá nhân (để một người). Tất cả đều làm bằng nhôm mạ vàng, (xem hình) do 1 hãng thầu từ Đài Loan đưa qua. Bà con dự lễ xem thấy, ai nấy cũng đều hoan hỉ. Chính vì thế mà đã có nhiều người giữ chỗ ngay (cho chắc ăn, như kiểu đặt mua trước appartement).

Tất cả các hũ tro, lâu nay gởi tạm ở Paris hay chỗ này, chỗ nọ, (hoặc để ở nhà) đều được rước về thờ trong tháp để nghe kinh. (Đúng là nghe tiếng niệm Phật liên tục ngày đêm).

Chỉ có một điều hơi lo là hãng thiết kế các hộc để tro này ở Đài Loan, khi mình chưa trả đủ 50% đúng như giao hẹn, mà họ đã rộng rãi chuyên chở tất cả vật liệu sang Pháp cộng hai thợ chuyên môn ráp nối, thiết kế mất hai tuần lễ mới hoàn thành. Thế mà cho đến nay, 50% còn lại vẫn chưa trả thêm được một tý nào, khiến họ điện thoại viễn liên thúc hối mãi hai ba lần rồi. Cầu nguyện chư Hương linh có "hộ khẩu" hiện giờ trong tháp Địa Tạng gia hộ cho có thêm chút ít tịnh tài để trả bớt cho hãng Fahmen (Pháp môn, tên của hãng này) để họ tin cậy phần nào, ngõ hầu sau này còn tiếp tục làm thêm các tầng khác nữa.

Mặt khác, mặc dầu nợ chưa trả hết, nhưng ông chủ (hãng "Pháp Môn") đã phát tâm cúng 1 tượng Địa Tạng để tôn thờ tại Tháp mang danh hiệu của Ngài. Xin tán thán công đức của ông chủ và nhà chùa sẽ cố gắng thanh toán dứt khoản nợ nần còn tồn đọng để được thong dong tự tại mà tiến lên các tầng kế tiếp.

Nhân đây, cũng xin thêm một chi tiết nữa: Có Phật tử Thái Emi (Gđ Thái Hoa ở Canada) khi nghe nói mỗi tầng tháp có tôn trí một tượng Bồ tát Địa Tạng. Gia đình này đã hội ý với nhau rồi cuối cùng xin cúng một tượng Địa Tạng lớn nhất trong tháp (theo chỗ ước tính của nơi đúc tượng, từ 10 đến 15 ngàn Âu kim). Gia đình này đã hoan hỉ gởi trước vào trương mục của chùa. Xin ghi nhận công đức quý báu của quý vị.

Hãng ngói Lưu Ly cũng ra hạn chót

Cuối năm chỉ thấy nợ đòi và trả nợ. Không phải chỉ có hãng Pháp Môn (các hộc tro) gọi điện thúc hối, mà hãng ngói Lưu Ly Bắc Kinh cũng điện hai ba lần, và ra hạn chót... rầy rà đủ thứ.

Số là còn thiếu một số ngói đặc biệt cho ba ngôi tháp cộng hai lầu chuông trống hai bên Chánh điện. Chính vậy mới có một cuộc đặt hàng bổ túc với những điều kiện như kỳ trước: 30% lúc đặt hàng, 30% trước khi xuống tàu chở qua và 40% sau khi đến nơi an toàn. Thế là mình bắt đầu ngon lành trả trước 30%. Bây giờ đâu đó ngói đã làm xong, sắp xuống tàu gởi qua Pháp thì 30% đợt nhì, đến nay vẫn chưa có. Họ đợi mãi gần ba tháng rồi, nên cuối cùng phải ra... hạn chót.

Mặt khác, sau mái Chánh điện sẽ đến phần Hậu Tổ và chư hương linh (mấy ông Tàu gọi là Hậu điện) cũng phải chuẩn bị mua trước phần sắt và gỗ đưa về. Khi chấm dứt mái Chánh điện, công việc có thể tiếp theo, ngay không bị gián đoạn. Và muốn chuẩn bị, ngay bây giờ, phải có ứng trước một số để mua sắm vật liệu.

Thành ra, cái này chưa xong đã gối đầu qua cái kia. Mà tin tức năm 2007 cho thấy không mấy gì phấn khởi, vì tất cả vật liệu xây cất đồng loạt tăng giá 20%, nhất là ở Âu châu từ ngày 1/1.

Hãng cửa Bồ Đào thấy vậy cũng nhảy vào lên tiếng thúc hối phải đặt hàng ngay trước 20/12/2006 mới tránh được nạn tăng giá. Do đó hãng này đã được gọi đến đo đạt để đặt trước gần 40 cửa sổ cho 3 ngôi tháp. Và như vậy họ cũng phải "tụng" bài 30% như các hãng khác.

Gaz de ville (khí đốt)

Để có điều kiện sinh hoạt tối thiểu, tức phải có bếp núc nấu nướng, lại còn phải có hệ thống sưởi vào mùa Đông (như hiện nay là tháng 12 có ngày đã dưới không độ), cho nên cần phải dẫn hệ thống khí đốt "gaz de ville" vào chùa. Dĩ nhiên, lúc khởi đầu phải chịu một tốn kém rất nặng. Nhưng không thể làm sao khác được. Lâu nay vẫn xài gaz nhưng là gaz bình vừa bất tiện lại còn nguy hiểm nữa.

Tuy nhiên đã hơn 3 tháng rồi, nhiều hãng chauffage (sưởi) đã đến thăm vẫn chưa cho biết kế hoạch thực hiện và phí tổn bao nhiêu cho dự án này. Nghe đâu họ ước tính rất cao và nhiều hãng đã "bỏ cuộc" vì họ có vẻ "tiên tri" thấy chùa không phải là khách hàng "xộp" nên tìm lý do... lãng tránh chỗ khác.

Do đó đến giờ này, vẫn chưa có kế hoạch nào cụ thể. Và như thế mùa Đông năm nay vẫn phải "chịu trận" với thời tiết nghiệt ngã của Evry thêm một keo nữa.

Nhưng mặt khác, có việc chưa tính gấp mà lại đi rất nhanh. Đó là hệ thống nhà bếp. Một hãng làm bếp Inox đến thăm lập đồ án thiết kế và một tuần lễ sau họ đem đến một bản chiết tính giá cả... khá "ngộp thở". Nhưng xem lại, trong đó gồm đủ thứ. Dĩ nhiên, có bếp nấu (nhỏ lớn 10 cái) lại thêm hai lò (four) cộng tủ lạnh, tủ đá, bàn làm việc, chỗ rửa chén bát cũng bằng Inox. Ngoài ra còn thêm hai phòng lạnh (chambre froide), một cái cho rau cải, một cái cho đồ đông lạnh. Chính vì tính tổng thể cho nên bản giá đưa tới không dám... đọc lại lần thứ hai.

Bỗng nhiên có 1 thí chủ (ẩn danh) nhìn vào khoản 2 phòng lạnh và phát tâm cúng dường phần này. Rồi do đó có dịp gặp gỡ trao đổi với hãng nhà bếp Inox. Sau cùng họ chấp nhận thiết kế từng đợt và trả góp từng phần. Cho nên bà con về chùa trong bữa cơm xã hội 19/11/06 rất đổi ngạc nhiên thấy nhà bếp khác hẳn. Có nguyên 1 giàn bếp mới, 2 phòng lạnh, 1 nơi rửa chén bát đã lắp ráp xong xuôi, bắt đầu đi vào sử dụng. Chỉ có thay vì gaz de ville, bây giờ chạy tạm bằng gaz bình trong khi chờ đợi.

Bà con mừng thầm tưởng có vị nào trúng số cúng chùa. Nhưng trên thực tế, coi như còn nợ 80%, dần dần trả góp. Công đức này có được, một phần do sự phát tâm khởi đầu của một thí chủ (ẩn danh) cho 2 phòng lạnh rồi cuối cùng kéo luôn cả hệ thống bếp.

Nhưng qua bữa cơm xã hội (19/11/06) đến nay, vẫn ít khi sử dụng hệ thống nhà bếp hiện đại (hại điện) này.

Nhà băng Cấp Cô Độc kêu cứu SOS

Kỳ trước trong bản tin Khánh Anh 69, nhà băng này hồ hởi lắm vì được "ban phép lành thoải mái", rồi kỳ này kêu cứu tối đa. Đúng là nhân quả, có vay có trả, vay nhiều, trả khẳm. Và càng trả lại... càng phải vay.

Như kỳ trước đã nói vì lý do chuẩn bị để đón rước Đức Đạt Lai Lạt Ma, nên chư Phật tử và đồng hương xa gần mở rộng vòng tay làm một màn hào hiệp. Nhờ vậy mà có thêm phương tiện trang bị, thiết kế phần lớn tầng thứ 1 của dãy Tăng xá. Xong đâu đấy, qua lễ 12/7 phải lo...trả nợ ngất ngư. 3 tháng qua, như đã nói trên chỉ có nợ đòi và...trả nợ.

Nhưng kỳ này lại rơi vào dịp đầu năm mới, vật liệu xây cất sẽ gia tăng 20%. Bởi vậy lợi dụng những ngày còn lại cuối năm, các hãng thầu Tây, Tàu xin thêm ít nợ để đặt hàng, trước khi bước sang 2007. Do đó mà nhà băng của chùa phải dựng bảng SOS. Nếu không, thì bước vào năm tới, không có vật liệu để thợ tiếp tục hoặc phải mua với giá tăng cao.

Cho nên vay rồi lại... trả. Và trả rồi lại xin... vay. Dĩ nhiên đây là vay không lời (Hội thiện). Chính nhờ những khoản này mà có thêm chút phương tiện để hoàn thành mái ngói Chánh điện và các phần kế tiếp là mái Hậu Tổ và Tăng xá, dự trù trong năm tới 2007 nếu có đủ tài chánh ứng ra trước (mua được giá rẻ hơn chút đỉnh).

Vậy, một lần nữa, xin thiết tha kêu gọi chư liệt vị, và bà con Phật tử xa gần, có điều kiện tài chánh (mà chưa sử dụng ngay) có thể tham gia vào chương trình hội thiện. Thời gian hoàn trả, tùy theo nhu cầu của quý vị mà quy định. Xin chân thành cảm ơn trước. Dưới đây là danh sách quý vị ân nhân đã cho mượn hội thiện trong 3 tháng qua:

Philippe (33) (khi cần cho biết sau) 1.000€

Ẩn danh (0046) (khi cần cho biết sau) 20.000$

Nguyễn Nicole (33) (xin lại 8/2008) 5.000€

Ẩn danh (78) (khi cần cho biết sau) 2.000€

Guyont Suzanne (11/06 trả mỗi tháng 300) 2.000€

Ẩn danh (75) (từ tháng 2/07 mỗi tháng 600) 3.000€

Minh Hiếu (Đức) (từ 9/07 mỗi tháng 500) 5.000€

Ẩn danh (khoảng 2008 khi cần cho biết sau) 2.500€

Vũ thị Hoa (lần thứ 2) (khi cần cho biết sau) 5.000€

Michael Ng Thanh Ngọc (cần cho biết) 2.000$

Nguyễn thị An (khi mãn phần cúng luôn) 2.000€

Thầy Quảng Giới (khi cần cho biết sau) 1.500€

Lai Kim Loan (khi cần cho biết sau) 1.500$

Lê thị Kim Lê (Đức) (cần cho biết sau) 1.000€ (còn tiếp)

Hoàn lại Hội thiện

Và, cứ như thông lệ, theo yêu cầu của các ân nhân, từ chùa đã hoàn lại hội thiện đến quý vị. Trong 3 tháng qua, được biết như sau:

          Tháng 10/06: 5.076,95€

          Tháng 11/06: 12.376,95€

          Tháng 12/06: 38.226,95€

Xin thành tâm cảm niệm công đức của chư liệt vị và bà con Phật tử xa gần đã phát tâm cho chùa mượn hội thiện.

Con số cuối cùng

Đây là con số cuối cùng của 2006 chứ không phải con số kết toán cuối cùng của công trình xây cất chùa Khánh Anh mới ở Evry.

Nói một cách ngắn gọn là tính đến cuối năm 2006, đã chi phí hết bao nhiêu cho công trình xây cất chùa Evry? Xin thưa, đến cuối tháng 12/2006, trong sổ chi cho việc xây cất chùa mới con số đã vượt qua ngưỡng cửa 10 triệu Euros.

Chính xác theo sổ sách là 10.015.184,58 Euros.

Trong số này, có số nợ ngân hàng và hội thiện khoảng chừng một triệu Euros. Nói là "khoảng chừng" vì lẽ mỗi tháng có phần trả bớt hội thiện và mỗi ba tháng, trả một kỳ cho nhà băng. Nhưng nhìn lại, khi có số trả ra, nợ giảm xuống, lại có số mới "mượn vào", nợ tăng lên. Cho nên không thể có con số chính xác, cố định mà luôn luôn thay đổi lên xuống bất thường. Trung bình có khoảng một triệu Euros tiền nợ. Và như vậy chín triệu Euros còn lại là tịnh tài góp phần công đức của các chùa, chư Tăng Ni và bà con Phật tử đồng hương xa gần. "Góp gió thành bão", một con số tuy nhỏ, nhưng gom góp nhiều lần và đều đặn trở thành một số lớn.

Công đức thật là vô lượng. Nhưng đây chưa phải là con số cuối cùng của công trình xây cất. Cho nên chấm dứt phần "tiến trình" trong bản tin kỳ này không gì hơn chắp tay nguyện cầu Chư Phật, Bồ tát, Chư Long thiên Thánh chúng và cả chư Hương linh... hộ trì cho được nhiều thiện duyên để tiến nhanh hơn nữa và có thể kết thúc trong năm 2007 hay càng sớm càng tốt. A Di Đà Phật./.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Mái Chánh Điện tiếp tục

Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Hợi, ê-kíp thợ Trung Quốc đã trở lại tiếp tục lợp mái ngói Chánh Điện. (gồm 2 phần: Tiền Điện và Đại Điện.)

Nhưng cũng không may mắn cho lắm: Trước Tết gặp phải thời gian khá lạnh, rồi sau Tết ta, gần đây, cũng có một khoảng thời gian lạnh trở lại như giữa mùa Đông.

Cho nên, việc lợp ngói trên mái nhà vẫn gặp nhiều khó khăn cản trở. Tuy nhiên, hy vọng từ bây giờ cho đến ngày Phật Đản (Rằm tháng Tư) thế nào, chúng ta cũng sẽ có mái ngói đầy đủ che khắp Chánh Điện.

Xin thỉnh chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần chí thành cầu nguyện cho.

 Mái Tổ Đường đang chuẩn bị

Trong tất cả, thì mái ngói Chánh Điện là quan trọng hơn hết. Mái Chánh Điện qua được thì những mái khác sẽ tuần tự đi theo. Dĩ nhiên, lúc nào cũng phải có thêm vấn đề tài chánh bổ túc. Khi xong mái Chánh Điện, thợ bắt đầu chuyển qua phía sau Phật Điện. Đó là mái Tổ Đường và Chư linh (đối diện với Tháp Địa Tạng).

Trong dịp nghỉ Tết, nhà thầu đã lo, yêu cầu chuyển ngân bổ túc để mua gỗ và sắt rồi chế tạo trước theo khuôn mẫu của Tổ Đường, để khi chuyển đến nơi, chỉ có việc đưa lên và ráp nối. Họ trù tính qua khỏi Phật Đản năm nay hay chậm nhất vào mùa hè sẽ bước sang phần Tổ Đường (trong bản đồ, nhà thầu Trung Quốc gọi là Hậu điện). Tính toán như thế còn thực hiện có đúng theo kế hoạch hay không thì còn tùy theo...nhân duyên!

 Hệ thống sưởi gaz

Mặt khác, để có thể sinh hoạt từng phần, nghĩa là, chưa xong tất cả các mái ngói mà vẫn có thể sinh hoạt được.

Đó là hệ thống vệ sinh và hệ thống sưởi ấm. Hai điều kiện tất yếu phải có. Hiện tại, hệ thống vệ sinh (sanitaire) đã có, nhưng chưa bảo đảm cho lắm, chỉ có tánh cách tạm thời. Do đó, trong năm nay, cần phải bổ túc đầy đủ và chắc chắn. Nhà bếp, nhà cầu, nhà tắm... ít nhất cho sinh hoạt một tầng phải hoàn chỉnh.

Hệ thống sưởi ấm bằng khí đốt (gaz de ville) đã đặt nhiều hãng khảo sát, nhưng đến nay vẫn chưa có hãng nào cho kết quả cụ thể. Nhưng một khi Chánh Điện hoàn tất trong năm nay, thì bắt buộc phải thực hiện hệ thống sưởi gaz mới có thể sinh hoạt được, mặc dầu còn phải qua nhiều khâu khó khăn nữa.

 Các thứ cửa sổ Trung Quốc và Bồ Đào

Khi có mái ngói che mưa, có hệ thống sưởi ấm mà cửa lớn cửa sổ chưa có, nhất là Chánh Điện thì chắc chắn không làm sao làm lễ được. Bởi vậy song song với việc đặt các thứ kèo gỗ, đà sắt để làm mái ngói, chúng ta cũng đã đặt luôn gần 100 bộ cửa đủ loại cho nguyên tầng một và một phần Chánh Điện. Chưa đầy đủ tất cả, vì có những chỗ phải chờ khi hoàn tất mới có đủ thước tấc cố định.

Và cũng nhờ trong đợt này, các cửa sổ của 3 ngôi tháp Địa Tạng, Quan Âm và Đa Bảo cũng đã đặt luôn cho hãng chế tạo ở Bồ Đào Nha trước khi bước sang 2007 để khỏi bị tăng giá. (như bản tin trước đã nói tới.)

Tin mới nhất cho biết trước lễ Phật Đản năm nay (2007), tất cả cửa sổ các bảo tháp từ Bồ Đào Nha sẽ đưa qua lắp ráp tại chỗ.

Chỉ còn cái khoản sòng phẳng cho họ khi lắp ráp xong các cửa thì chưa nghĩ ra mà thôi. Tổng cộng khoảng 40 ngàn Euros.

 Ngói 3 ngôi tháp

Có người hỏi còn mái ngói của 3 ngôi tháp thì sao chưa thấy, nhất là mái ngói tháp Địa Tạng. Tất cả đâu đó đã đặt bổ túc xong xuôi. Nhưng chỉ mới trả được 2 lần = 60%, còn lại 40% nữa chưa trả hết, nên ngói tháp chưa về. Bởi lẽ, nghĩ rằng lo chạy cho xong phần Chánh Điện trước đã, còn các phần kia, chậm chậm chút xíu cũng không sao. Nhưng gần đây, hãng ngói lưu ly ở "bển" la quá, vì đã làm xong lâu rồi để choán chỗ. Họ thúc hối, nhưng họ đâu có biết vấn đề...lá bùa hộ mạng của chúng ta...đã rách nhiều chỗ. Nhưng thế nào rồi chư Bồ Tát, Chư Long thiên thánh chúng cũng sẽ thương xót... giúp chúng ta khâu vá lại...lá bùa.

 Góp phần Hội Thiện

Về phía chúng ta, tuy là yếu kém hơn các Ngài, nhưng với sức "kiến tha lâu đầy tổ", chúng ta cũng đã hưởng ứng hội thiện, tùy theo khả năng, kẻ ít người nhiều.

Kẻ để lâu, người ngắn hạn, Nhờ vậy mà nhà chùa có phương tiện từ từ giải quyết được những đợt khó khăn trắc trở. Và dưới đây là phương danh chư vị cho mượn hội thiện trong 3 tháng vừa qua:

      Phan thị Niệm (từ 3/07, mỗi tháng 100€) 1.000€

      Deline thị Hải (khi cần cho biết sau) 1.000€

      Ẩn danh (Áo) (khi cần cho biết sau) 1.000€

      Đào thị Chúc (Đức) (khi cần cho biết sau) 10.000€

      Tôn Mỹ Lê (Đức) (khi cần cho biết sau) 1.000€

      Nguyễn thị Cầm (cần, cho biết) 2.000$+2.000€

      Võ thị Tươi (khi cần cho biết sau) 500€

      Nguyên Biên (Đức) (cần cho biết) 5.000€

      Diệu Chân (Đức) (2008 khi cần cho biết) 1.500€

      Minh Hiển (3 lần) (khi cần cho biết sau) 5.000€

      Ẩn danh (Pháp) (khi cần cho biết sau) 15.000$

      Ẩn danh (Pháp) (khi cần cho biết sau) 30.000€

      Sezac Đinh t.Nhung(từ 6/08, 1 tháng200€) 2.000€

      Trương Thanh Thủy (Đức)(cần cho biết) 1.000€

      Diệu Cang (L.J) (Pháp) (cần cho biết sau) 2.000€

      Trần thị Kim Hoa (khi cần cho biết sau) 18.000€

      Hà văn Thạch (khi cần cho biết sau) 3.000€

      Ng Thanh Nguyệt (Hoà Lan)(sau 3 năm) 5.000€

      Phạm Hồng Mai (Hoà Lan) (sau 3 năm) 5.000€

      Bùi Duy Hiệp (Hoà Lan) (sau 3 năm) 2.500€

      Bùi Duy Thọ (Hoà Lan) (sau 3 năm) 2.500€

      Ẩn danh (Pháp) ( khi cần cho biết) 3.000€

      KTL/NH (Mỹ) (khi cần cho biết sau) 4.000$

      Lê Trương (khi cần cho biết sau) 2.000€

      Jean Pierre Nguyễn (khi cần cho biết sau) 3.000€ (còn tiếp)

 Hoàn lại Hội thiện

Và, như thường lệ, 3 tháng qua từ chùa đã hoàn trả hội thiện cho quý vị cần dùng đến. Tốt hơn hết, xin quý vị cho biết trước khoảng chừng một tháng để nhà chùa chuẩn bị. Dưới đây là tổng kết số hội thiện đã hoàn trả:

Tháng 01/07: 8.226,95€

Tháng 02/07: 10.098,95€

Tháng 03/07: 26.898,95€

Xin thành tâm cảm niệm công đức của chư liệt vị xa gần đã phát tâm cho chùa mượn hội thiện. Và cánh cửa của hội này vẫn luôn luôn mở rộng để chờ đón chư vị khách cũ cũng như khách mới.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Mái Tổ Đường đang chuẩn bị

Như đã dự đoán trong bản tin kỳ trước (số 71) đến lễ Phật Đản năm nay (2007) chúng ta có mái Chánh điện che mưa đỡ nắng. Mà thật vậy, vào ngày cử hành Đại lễ (3/6/07) mái ngói Chánh điện đã hoàn tất hơn phân nửa. Và đến hôm nay, khi bản tin này đến tay qúy vị thì coi như tất cả mái Chánh điện (gồm 2 phần Tiền Điện phía trước và Đại Điện ở giữa) đã lợp ngói xong xuôi. Có thể nói đó là phần nặng nhất và lo nhất. Nặng không những vì vấn đề tài chánh mà hơn thế nữa, đó là vấn đề kỹ thuật và mỹ thuật. Chưa dám nói là toàn hảo, đắc ý nhất. Nhưng một phần nào đó cũng đã cố gắng tạo dựng những đường nét nhẹ nhàng nhưng chắc chắc, tượng trưng hình bóng của cảnh già lam. Kính mời qúy vị ở xa có dịp về Paris, xin ghé qua một lần thăm viếng để biết. Đó là thành quả tất cả công lao, góp sức của toàn thể Phật tử xa gần, nhất là Phật tử Việt Nam ở Âu châu và nói chung là ở hải ngoại.

Bên trong Chánh Điện có phần trang nghiêm

Còn một vấn đề nữa, ít ai để ý. Đó là công tác bên trong. Để cho kịp ngày Đại lễ Phật Đản năm nay (3/6/07). Vừa khi mái Chánh điện được phủ kín (chưa lợp ngói), anh em Phật tử công quả đã có kế hoạch, bắt tay vào việc: Nào đóng bộ phận cách nhiệt (isolation), nào chạy dây đèn, nào âm thanh, nào sơn phết... ôi thôi đủ thứ công tác không tên không tuổi đổ ra một lượt. Đặc biệt nhất là công tác làm hào quang 5 màu cho Tôn Tượng Bổn Sư. Kể từ lâu, nhiều năm trước đây, bộ đèn hào quang 5 vòng (5 màu) này đã được chế tạo để cúng dường Tôn tượng (ở một chùa Việt tại Âu châu). Nhưng vì lúc ấy tính kích thước sai (quá lớn), nên không sử dụng được. Không ngờ ngày nay, khi đo hào quang tượng Phật ở Evry, lại thấy y hệt ni tấc như bộ đèn đã làm ra 15 năm về trước. Đó là 1m60 đường kính (diamètre) của bộ đèn, để vào đúng với khung tròn hào quang trên bức tường có đường kính 1m80. Sự trùng hợp lạ lùng này khiến cho người chủ (đèn) hết sức vui mừng đem cúng để gắn ngay vào tượng Bổn Sư ở Evry sau khi kiểm tra và bổ sung một vài bộ phận điện cho hợp với hiện tại.

Rồi mấy ông thợ Tàu lợp ngói, trong những ngày mưa gió, không làm việc trên mái nhà được, đã kéo nhau vào gắn mấy bộ cửa, trong đó gồm 6 bộ cửa lớn và 4 bộ cửa sổ cho Chánh điện; tất cả đều là cửa kiếng 2 lớp (double-vitrage) đặt làm ở Trung quốc, đã đưa về từ lâu nay nhưng chưa có dịp để gắn vào.

Cho nên bây giờ Chánh điện có phần kín đáo, tươm tất. Ai ai nhìn thấy cũng vui mừng, chỉ còn thiếu phần sưởi ấm (về mùa Đông) và nền của Chánh điện chưa lót gạch hay trải thảm. Việc này chưa có quyết định dứt khoát còn tùy thuộc vào hệ thống sưởi được thiết kế thế nào thì nền nhà cũng tùy theo đó mà đi tới. Có ý kiến muốn lót gạch cho sạch nhưng sợ lạnh vào mùa Đông. Có ý kiến muốn lót thảm để dễ quỳ (hoặc ngồi, đỡ đau), nhưng phải hút bụi thường xuyên, và dễ bị tàn nhang rơi cháy loang lổ... Đó là một vài ý kiến còn tồn đọng. Nhưng tựu trung thì Chánh điện hiện nay, bên trên cũng như bên trong đã đi được một bước khá xa.

Thêm 1 bloc vệ sinh tập thể

Mỗi kỳ có lễ hay có sinh hoạt gì ở chùa mới Evry là một dấu móc, để chúng ta dựa vào đó mà hoàn tất một số công trình xây dựng. Đại lễ Phật Đản năm nay đòi hỏi, chúng ta phải có Chánh điện để lễ bái, cho nên phải dốc toàn lực vào xây dựng Chánh điện. Nhưng còn một việc không thể thiếu sót. Hễ có đông người dự lễ thì hệ thống vệ sinh phải dự trù cho đủ để khỏi phải "xếp hàng"... Cho nên kỳ này, để khỏi thuê mướn WC, anh em công quả cố gắng ngày đêm hoàn tất thêm một khu vực vệ sinh cho tập thể. Khu vực này nằm gần giảng đường và nhà bếp cho tiện việc đi lại của đại chúng trong ngày có lễ. Bà con cảm thấy thoải mái khi "hữu sự" nhưng có biết đâu rằng có những người âm thầm lo liệu "sát nút". Tuy kỹ thuật chưa xếp vào hàng hiện đại bậc nhứt, nhưng mặt thiện chí xây dựng, phải nói là nổi trội hơn hết, đáng được đưa lên hàng đầu. Nếu không khó tính, xin quý vị một tràng pháo tay cho anh em âm thầm công quả này.

Theo đà này, còn một vài bloc vệ sinh khác nằm ở tầng trệt và các tầng trên chắc cũng sẽ lần lượt theo... dấu mốc thời gian các ngày Đại lễ mà tuần tự hoàn thành.

Cửa sổ đã lần lượt xuất hiện

Vào những ngày mưa gió, như trên đã nói, thợ lợp ngói không thể làm việc...trên trời, thì kéo xuống làm việc...thế gian. Nhờ vậy mà bà con về chùa Evry kỳ Phật Đản vừa qua, thấy có nhiều bộ cửa gắn lên tường, cụ thể là trên Chánh điện và tầng một được ưu tiên vì đang có sinh hoạt. Còn lại các tầng khác cũng được rải rác gắn lên. Hơn phân nửa số cửa kiếng 2 lớp (double-vitrage) đặt làm ở Trung quốc đã về đến nơi. Chỉ chờ có ngày giờ để lắp ráp vào mà thôi.

Tuy nhiên vẫn còn thiếu một số khác. Vì chưa cần trước hoặc sau này mới thêm vào nên chưa có trong danh sách đặt hàng đợt đầu. Lại thêm tài chánh cũng chưa đủ để làm một lượt, nên sẽ bổ túc trong đợt sau.

Mặt khác, cửa "Bồ Đào" làm tại Bồ Đào nha cũng đã chở đến. Đó là cửa sổ của 3 ngôi tháp Địa Tạng, tháp Quan Âm và tháp Đa Bảo. Tất cả cũng đều là cửa kiếng 2 lớp nhưng có thêm khung sắt "trang trí bông sen" bên ngoài và sẽ gắn vào các tầng tháp trong mùa hè năm nay. Nhiều bà con có thân nhân gởi tro trong tháp Địa Tạng lo ngại tháp chưa có nóc, mưa gió đổ xuống... hương linh lạnh lẽo, mong làm sao lẹ lẹ được thấy mái ngói tháp Địa Tạng. Đó cũng là niềm ao ước chung của tất cả.

Theo chương trình, thì vào cuối năm nay (2007) mái ngói các ngôi tháp sẽ được thực hiện. Tuy nhiên trong mùa Hè này mặc dầu nóc, mái chưa có nhưng các cửa sổ vòng quanh các tháp từ dưới lên trên sẽ được hoàn tất. Như thế cũng đỡ một phần vào những ngày mưa to gió lớn. Nhất là vùng Evry! Mong được bà con theo dõi và cầu nguyện cho.

Những điều còn thiếu

Điều cần thiết nhất cần phải có cho thời gian sắp tới để đi vào hoạt động thường xuyên hơn. Đó là hệ thống sưởi và nấu nước nóng bằng khí đốt thành phố (gaz de ville).

Đã có tin cho biết một vài nhà thầu chịu chấp nhận bước vào nghiên cứu cụ thể hệ thống sưởi ấm và sẽ lắp đặt sau mùa Hè năm nay. Hy vọng mùa Đông tới này hệ thống sưởi ấm bắt đầu có hiệu lực. Nói cụ thể hơn, nếu lấy dấu mốc "bữa cơm xã hội" năm nay sẽ tổ chức vào đầu tháng 12/2007, chắc lúc ấy sẽ khỏi phải di chuyển những "cây lò sưởi gaz bình" như cây dù ngoài bãi biển mà dầu có chạy hết tốc lực của tám "cây dù" này, phòng giảng đường hiện tại của chùa Evry cũng không nhúc nhích. Mọi người đi lại trong phòng vẫn phải mặc áo choàng (manteau) tùm lum như đi ngoài đường François Mauriac!

Hy vọng là như thế, còn có thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào khả năng chi ra của chùa mà lúc này có đủ thứ "chi ra" ưu tiên hơn.

Lại còn có thêm một vấn đề nữa không phải là không cấp thiết. Đó là bức tường bên hông (đại lộ Mal Juin) dài gần 100m như một "Trường thành" vì chịu đựng bao nhiêu khối đất bên trên. Ngày nào còn thiếu bức "Trường thành" này thì khả năng "sụp đất" xuống đại lộ rất dễ xảy ra một khi có giông bão.

Nhưng gần 2 năm qua, vấn đề đặt ra rồi vẫn còn nằm y nguyên chỗ cũ. Lý do cũng là "vũ như cẩn". Biết rồi, không dám nói ra nữa. Chỉ nhắc lại sơ sơ thôi.

Có điều gần đây, thị xã Evry có phần thăm hỏi nhắc tới vấn đề thủ tục để tiến hành chung toàn bộ tường rào và cổng Tam quan. Cho nên sớm muộn gì, vấn đề "bức tường" cũng phải đặt ra trở lại, một khi thị xã đã chú ý.

Nói chung, trong thời gian qua, tiến trình xây cất vẫn tiến hành, tùy theo kim đồng hồ của thùng phước sương có khi chạy nhanh có lúc chạy chậm. Tuy nhiên, những phần xây dựng cấp thiết nhứt gần như đã thực hiện xong như: Chánh điện, Giảng đường, nhà bếp, phòng ở (tầng 1) tháp Địa Tạng (tầng dưới)... còn lại bao nhiêu phần khác sẽ lần lượt thực hiện tiếp theo như trên đã nói.

Kính mong chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần thông cảm những khó khăn mà luôn luôn cầu nguyện cho.

Hội Thiện cứu nguy

Việc xây cất chùa mới ở Evry được tiến triển tốt đẹp như trên, ngoài phần cúng dường xây cất, cúng dường định kỳ, hộ trì hàng tháng, bán hàng gây quỹ... còn phải kể đến phần cho mượn hội thiện của chư Tôn Đức các chùa và bà con Phật tử xa gần.

Chính nhờ các phần hội thiện này mà Ban Kiến thiết mới có thêm khả năng vừa trả nợ, vừa xây dựng tiếp tục, tiếp tục... Vì thế mà trong bản tin nào cũng kêu gọi "Hội thiện cứu nguy". Mà thực vậy, có nhiều trường hợp quả là "cứu nguy" kịp thời, đúng lúc, nếu không, thì nhiều chương trình kế tiếp đành phải bó tay, ngưng trệ. Xin cảm niệm công đức của tất cả quý vị.

Dưới đây là danh sách quý vị hưởng ứng, cho mượn hội thiện trong 3 tháng vừa qua: (kỳ này tương đối ít)

      Lechien Huệ (khi cần cho biết sau) 1.500€

      Abdoul Haine Hoàng Lan (từ 6/07 mỗi tháng 1000€) 5.000€

      Vũ thị Hoa (khi cần cho biết sau) 2.000€

      Trần thị Mỹ Ngôn (Bỉ) (đến 2009 xin lại) 2.000€

      Lê Hồng Đức-Hải (khi cần cho biết sau) 500€

      Philippe (lần 2) (cần, cho biết) 1.000€

      Đặng thị Chúc(Đức)(lần 2)(cần,cho biết) 10.000€ (còn tiếp)

 Hoàn lại Hội thiện

Và, như thường lệ, 3 tháng qua từ chùa đã hoàn trả hội thiện cho quý vị như lời yêu cầu. Tốt hơn hết, xin quý vị cho biết trước khoảng chừng một tháng để nhà chùa chuẩn bị. Dưới đây là tổng kết số hội thiện đã hoàn trả:

Tháng 04/07: 7.926,95€

Tháng 05/07: 18.239,95€

Tháng 06/07: 12.948,95€

Xin thành tâm cảm niệm công đức của chư liệt vị xa gần đã phát tâm cho chùa mượn hội thiện. Và cánh cửa của hội này vẫn luôn luôn mở rộng để chờ đón chư vị khách cũ cũng như khách mới.

 Quý đạo hữu,

Quý vị ở Pháp hay các nước trong vùng Âu châu phát tâm cho mượn hội thiện hay cúng dường hộ trì xây chùa mới hoặc thỉnh kinh sách... tiện lợi hơn hết là đến nhà Bưu điện gần nơi mình ở chuyển thẳng vào trương mục của chùa Khánh Anh như sau:

LA BANQUE POSTALE

Pagode KHANH ANH

- Compte No. 3519395 V

Centre La Source - France

số IBAN: FR41 2004 1010 1235 1939 5V03 329

số Bic : PSSTFRPPSCE

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Hai lầu chuông trống đã lợp ngói

Sau khi hoàn tất mái ngói Chánh Điện (gồm 2 phần Tiền điện và Đại điện) ê-kíp thợ Trung quốc bước sang lợp ngói 2 lầu chuông trống 2 bên và tháp "Bảo Sát" ở giữa. Đó là 3 nóc nhỏ phía mặt tiền. Và thêm 2 mái phụ nằm phía dưới. Nói chung, từ phía trước sân hay từ quốc lộ 7 nhìn vào mặt tiền chùa coi như đã hoàn tất phần lợp ngói. Chỉ có chừng đó, mà gặp lúc trời mưa nắng bất thường nên công việc khó bề liên tục. Cho nên ê-kíp thợ Tàu mới đưa ra một "quyết định" hễ trời nắng thì lợp ngói...trên trời. Còn trời mưa thì chui vào trong sơn phết "mái nhà" Chánh Điện.

Sau phần này, họ sẽ tiến hành đến lợp mái ngói Tháp Địa Tạng phía sau.

Cửa "Bồ Đào" đã hoàn tất

Tất cả cửa sổ của tháp Quan Âm, Địa Tạng và Đa Bảo từ dưới lên trên (7 tầng hay 9 tầng) tất cả đầu đã gắn xong cửa sổ. Bằng kiếng 2 lớp và có trang trí hình bông sen. Thêm các cầu thang của tháp Đa Bảo làm bằng sắt mỏng cũng đã hoàn tất. So với 2 tháp Địa Tạng và Quan Âm, tháp Đa Bảo nhỏ bé "nhu mì" hơn chỉ có 3 tầng nằm trên nóc nhà. Chính vì thế mà có tên "Đa Bảo", theo tích tháp Đa Bảo trong kinh Pháp Hoa. Hễ nơi nào chư Phật thuyết kinh Pháp Hoa, thì tháp Đa Bảo từ dưới đất vọt lên, trụ giữa hư không. Đây không phải lơ lửng giữa hư không mà "đậu" luôn trên nóc nhà.

Nói chung, hiện nay, các tháp đều có đủ cửa sổ mở ra, đóng vào yên ổn thật đáng vui mừng. Vì lâu nay hễ mỗi lần có mưa to gió lớn, thì nước mưa chảy vào tháp đổ xuống đầy nhà.

Bây giờ nhìn qua lớp cửa sổ "Bồ Đào" vững chắc kiên cố, ta không thể quên những bàn tay công quả trước đây đã tìm đủ cách để ngăn che nước mưa khỏi tạt vào trong tháp (khi chưa có cửa sổ). Nay chùa vẫn chưa xong thì họ đã tuần tự đi vào... giữ tháp Địa Tạng rồi!

Ê-kíp công quả Na Uy

Như trong bản tin kỳ trước có nói: Anh em ê-kíp thợ Việt ở Na Uy, sau khi công quả 1 kỳ Hè năm ngoái, họ hẹn trở lại. Và năm nay vào đầu tháng 8/07, giữ đúng lời hứa, họ kéo qua 3 tuần lễ, theo chương trình đã định trước, "tấn công" ngay vào những việc đã có kế hoạch rồi. Đó là 8 phòng vệ sinh vừa nhà cầu và nhà tắm trong mỗi phòng ở của dãy lầu 1. Anh em làm việc rất chuyên môn, theo tay nghề. Nhất là nhà tắm làm theo kiểu đặc biệt của Na Uy. Nghĩa là nhà tắm "douche" mà không cần phải có cái "hộp" vừa chật chội vừa choán chỗ. Tốt hơn là sử dụng 4 vách tường sẵn có coi như "cái hộp" lớn, rộng rãi thoải mái hơn. Nhưng công tác hoàn thành một nhà tắm như vậy rất là tỉ mỉ công phu.

Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, hoàn tất 8 nhà tắm kiểu đó, phải nói là...kỷ lục! Nhiều lúc anh em không dám đi ra ngoài sợ mất thì giờ nên làm việc liên tục cho đến khi xong, còn lại đủ thời gian nhảy lên máy bay về... lại Na Uy.

Ấy vậy mà ê-kíp này vẫn hứa hẹn còn qua nữa, trong mùa Hè năm tới. Bà con xem có...chì không chớ! Nam mô Cứu khổ cứu nạn...

Những điều còn thiếu

Thứ nhất là thiếu hệ thống sưởi. Chùa Evry chưa gì mà nổi tiếng... lạnh nhất và gió lộng nhất. Nhất là mùa Đông, thiếu hệ thống sưởi, coi như có thể bị... đông đá suốt ngày!

Do đó, từ mùa Hè năm ngoái đến nay đã kêu gọi nhiều hãng chuyên về hệ thống sưởi. Nhưng đến giờ này vẫn chưa có đáp án cụ thể. Các hãng sưởi Gaz đưa ra đủ thứ nghiên cứu, đòi đủ thứ hồ sơ nhưng cứ hẹn rày hẹn mai, chưa cho thấy một kết quả nào. Có thể họ thấy lớn quá, tốn quá mà khả năng tài chánh của nhà chùa không đủ sức vói tới hay là còn vấn đề kỹ thuật gì khác...

Nhưng dầu sao đi nữa, cũng vẫn phải cố gắng vươn tới, vì như trên đã nói, chưa có hệ thống sưởi ấm thì không thể nào hoạt động bình thường được. Xin Chư Tôn đức và bà con cầu nguyện cho.

Tiếp đến là Mái ngói Hậu Tổ và Tăng Xá

Theo chương trình, sau mái Chánh Điện là đến mái Hậu Tổ (Tàu gọi là Hậu Điện, tức phía sau Phật Điện). Hiện nay, phần gỗ và sắt để làm mái hậu Tổ và Tăng Xá đang còn chế biến ở Trung quốc chưa chuyển qua. Lý do tài chánh mình không đủ để mua 1 lượt gỗ và sắt, nên phải giải quyết từng phần. Mặc dầu ngói lợp đã có sẵn nhýng kèo gỗ và sýờn sắt chýa qua tới nõi thì cũng đành bó tay. Hy vọng sau mái tháp Địa Tạng sẽ đến phần Hậu Tổ và Tăng Xá.

Hội thiện cứu nguy!

Nói gần nói xa, nói quanh nói quẩn, cuối cùng rồi cũng trở lại điểm chính, đó là tài chánh! Tài chánh nhiều thì công việc chạy nhanh. Còn ít thì phải... từ từ nhi tiến! Mà trong thời gian gần đây chỉ còn có 2 lực chính. Đó là gây qũy và hội thiện. Gây qũy thì coi như vận động hết tốc lực. Nhìn thấy bà con chịu khó làm từng cái bánh, từng cuốn chả giò... chắc là chư thiên cũng phải động lòng nhỏ lệ! Phần hội thiện có lúc trồi lúc sụt. Lúc này có phần kém đi. Nhưng nói cho cùng, chính nhờ phần hội thiện này mà đã "cứu nguy" được nhiều cơn bế tắc.

Từ khi số chi bước qua ngưỡng cửa 10 triệu Euro (hồi cuối năm ngoái, 2006) Đến nay (cuối tháng 9/2007) số chi đã bò lên hơn 10 triệu rưỡi, thì phải nói ngoài các phần cúng dường bất thường, định kỳ, gây quỹ, còn lại đều do phần hội thiện gánh vác mới có thể đấp đổi qua ngày. Công đức ấy thật là đáng kể.

Trong 3 tháng qua, như trên đã nói, phần hội thiện không nhiều, được ghi như sau:

      Trần t.Kim Hoa (khi cần cho biết sau) 2.000€

      Diệu Ngọc (khi cần cho biết sau) 7.000€

      Ng Jean Pierre (lần 2) (7/08 hoàn lại) 6.000€

      Nghiêm Xuân Luận (6 tháng xin lại) 8.000$

      Ng t.Hồng Nhung (8/2010 xin lại) 3.000€

      Bà Phạm Phú Khai (8/08 tháng 500€) 5.000€

      Hinault François Tố Nga 900€+150$

      Trần Tử Trinh (1/9/2009 hoàn lại) 5.000€

      Ng Quang Lâm (khi cần cho biết sau) 1.000€

      Thu Nguyệt (1/2008 mỗi tháng 500€) 6.000€

      Ng thị Xuân Lan (khi cần cho biết sau) 500€

      Jacques Lannes (4/08 mỗi tháng 400€) 4.000€

      Ẩn danh (khi cần cho biết sau) 5.000€

      Lương văn Bé (khi cần cho biết sau) 800€

      Lưu Đăng Phương (khi cần cho biết) 1.000€

      Ẩn danh (khi cần cho biết sau) 5.000€

Hoàn trả hội thiện

Và như thường lệ, có vay thì có trả. Chẳng biết được vay nhiều hay phải trả nhiều trong 3 tháng qua. Chư Tôn Đức và bà con nhìn qua con số thì ắt biết rõ.

Tháng 07/07: 19.948,95€

Tháng 08/07: 29.376,95€

Tháng 09/07: 13.612,50€

Xin cảm niệm công đức của quý vị và bà con xa gần đã góp phần hội thiện. Tuy cho vay "không lời" nhưng chính công đức hội thiện là "phần lời to lớn" hơn bao giờ hết.

Kính mong quý vị và bà con nào có điều kiện tài chánh thong thả, xin hoan hỉ tham gia. Thời gian dài ngắn không bắt buộc, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. A Di Đà Phật./.

 

 

 

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Mái ngói Chánh Điện và mặt tiền đã hoàn tất

Như trong Bản tin tháng 10/07 đã loan báo và cũng đã đăng tải một vài hình ảnh lợp ngói. Chư Tôn đức và bà con Phật tử xa gần theo dõi, nhìn thấy, đã gởi về nhiều lời khen ngợi, khích lệ.

Nhất là bà con trong vùng Paris, vào một ngày đẹp trời nào đó, lái xe tà tà trên quốc lộ 7 (National 7) qua phía trước chùa, nhìn vào, đều cảm thấy phấn khởi hài lòng vì mái chùa có đường nét cong cong với màu vàng của ngói lưu ly óng ánh.

Nếu mái ngói này ở Việt Nam hay Trung quốc thì không có gì đáng nói. Nhưng ở vào một xứ Âu châu, nhất là trong vùng Paris thì quả là một hình ảnh đặc biệt khiến nhiều người lưu ý.

Nhưng có một điều đáng tiếc là chỉ mới được một phần. Còn lại những 3/4 nữa chưa đủ điều kiện để hoàn tất. Chẳng khác nào nhìn thấy một người ăn mặc ngon lành "đúng mốt", nhưng khổ nổi chỉ có... một phần trước mặt! Còn lại 3 phần kia, chưa tương xứng chút nào.

Đó là nhìn ra phiá sau: Hậu Tổ và Tăng Xá chưa có mái ngói, còn trống trơn, nước mưa tha hồ lênh láng! Thành ra niềm vui vẫn chưa trọn vẹn cho lắm, thưa quý bà con.

Hậu Tổ và Tăng Xá

Cho nên mục tiêu những ngày sắp tới là dồn nỗ lực vào mái ngói Hậu Tổ và Tăng Xá. Hậu Tổ là phần phía sau Chánh Điện (mấy ông thợ Tàu gọi là Hậu điện) trong đó có phần thờ Tổ và chư vị Hương linh. Phần này tính ra cỡ chừng 100m2 (gần bằng Chánh điện chùa Khánh Anh Bagneux). Nhưng cũng phải lợp ngói lưu ly và mái cong cong y hệt như Chánh Điện phía trước.

Nhưng đến đây thì vấn đề lớn đặt ra. Đó là còn thiếu phần gỗ và sắt. Sắt cho các đà lớn chống đỡ toàn mái ngói và gỗ gồm dàn kèo, đòn tay...hoặc vuông, hoặc tròn...lớn nhỏ đủ thứ bao trùm khắp cả mái ngói. Phần này hoàn toàn chưa có. Vì lâu nay, dồn chủ lực cho mái Chánh điện. Khi mái Chánh điện xong rồi, thì không còn gì, ngoại trừ số ngói đã đặt mua mấy năm trước.

Mấy ông thợ Tàu đề nghị: Nên mua một lượt ngay bây giờ, vì giá cả ở "bển" đang lên và còn lên nữa. Cứ 10% đến 30%, cùng với số lượng sắt và gỗ cho mái Hậu Tổ, nhất là suốt dãy Tăng Xá dài gần 80m thì nhà chùa phải gánh chịu một con số phụ trội rất ư là... chới với!

Sao không lo mua trước?

Có người lo lắng đặt thêm câu hỏi: Biết vậy, sao không lo mua trước cho được giá rẻ hơn? hay, sao không mua các vật liệu đó ở Pháp, có gần gũi hơn không và khỏi phải mất thêm cước phí chuyên chở?

Xin thưa: Nếu được như vậy thì đâu có vấn đề. Như trong bản tin trước đây có nói: Đã có hai ba nhà thầu Pháp được mời đến thăm viếng, nghiên cứu bản đồ, đâu đó xong xuôi, rồi lịch sự...từ chối. Có một nhà thầu cho giá (devise) nhưng lại quá cao, vói không tới!

Nhưng đó chỉ là sườn gỗ (charpente) chứ chưa có ngói. Còn lợp ngói lưu ly (âm dương) như kiểu mái ngói Chánh điện hiện nay thì ông thầu Pháp này lắc đầu, chào thua!

Cho nên cuối cùng mới nhờ đến nhà thầu lợp ngói Trung quốc lo luôn phần gỗ rồi kéo theo cả lớp đà sắt (vì quãng cách quá lớn). Còn bảo rằng sao không mua một lượt để được giá rẻ và thợ làm luôn một lèo cho tiện. Điều này thì ai ai cũng ao ước. Nhưng khổ nổi, nhà chùa đâu phải là nhà in...bạc. Cho nên tùy theo công đức của Chư Tôn và bà con xa gần, hễ vun xới được bao nhiêu thì bồi đắp vào bấy nhiêu.

Chính đó là lý do mà công trình kéo dài đến hơn 10 năm rồi. Có điều, năm tới (2008) ê-kíp thợ Tàu mong muốn làm sao hoàn thành tất cả mái ngói cho chùa, vì khế ước đã hết hạn từ lâu. Ký 1 năm mà bây giờ đã bước sang cái Tết thứ ba!

Về phần nhà chùa, quý Thầy và bà con Phật tử cũng đều mong muốn như thế, để kết thúc một giai đoạn lớn trong phần kiến thiết. Nhưng cái khổ chung quy vẫn giai do... "anh tài". Anh này không chịu tiến tới bước nào, thì mình cũng đành cam chịu chứ biết làm sao hơn.

Nhưng theo giáo lý nhà Phật, trong thế giới hữu vi, không có cái gì đứng yên một chỗ, mà luôn luôn di động xê dịch. Do đó, nếu chúng ta dốc sức, gia tâm tạo nhân lành, chí thành cầu nguyện, hồi hướng công đức, biết đâu có thể đẩy mạnh tình trạng chậm chạp hiện hữu tiến tới nhanh hơn một chút. Kính mong Chư Tôn đức liễu tri, cầu nguyện và bà con xa gần thông cảm mà hỗ trợ cho.

Hệ thống Sưởi Gaz

Vùng Evry, hay rõ hơn, vùng chùa Khánh Anh ở Evry có cái lạnh hết sức đặc biệt. Nhất là gió. Nhiều khi gió hơn 100 km/giờ. Không phải chỉ lạnh vì nhiệt độ xuống thấp mà có lúc chỉ vì gió mà như cắt da từng khía, từng khía!

Cho nên, nếu chưa có hệ thống sưởi (chauffage) thì gần như chưa sinh hoạt gì được. Bởi vậy, song song với kế hoạch hoàn tất mái ngói che mưa đổ xuống, thì hệ thống sưởi ấm (cộng nước nóng) cũng được coi như nhu cầu cấp thiết hàng đầu phải thực hiện thì mới có thể đi vào hoạt động được.

Nhưng cho đến nay, chưa có hãng sưởi nào trả lời một cách cụ thể về hệ thống thiết kế và giá cả rõ ràng. Hãng nào cũng cho là quá lớn, quá phức tạp và nhất là, tuy không nói rõ ra, họ chưa dám tin cậy nhà chùa có đủ khả năng tài chánh theo đuổi đến phút chót (vì trước đây có hãng đã bỏ cuộc, chỉ vì vấn đề này). Chẳng khác nào anh nhà quê ra tỉnh học làm sang. Đi đến đâu cũng bị mọi người nhìn từ đều đến chân để đánh giá, không biết thuộc loại nào? có đáng tin cậy không?

Sưởi Chánh điện

Đặt hệ thống sưởi ở Chánh điện là cả một vấn đề bàn cãi lâu dài và nghiên cứu lê thê! Bởi lẽ Chánh điện vừa rộng lại vừa cao. Các hãng sưởi muốn tiết kiệm, nên đề nghị nhà chùa làm trần (flafond) thấp xuống. Nhưng ngược lại đa số bà con khi vào thăm Chánh điện muốn có trần cao để có vẻ trang nghiêm hơn.

Hiện nay, trần của Chánh điện chùa Khánh Anh ở Evry, chỗ cao nhất vào khoảng 5m. Lại thêm bên dưới mái chùa có những đà gỗ có vẻ cổ kính như các đền đài. Nếu làm một lớp trần, có thể tiết kiệm được một phần hơi nóng, nhưng ngược lại trông vừa thấp vừa mất cả vẻ mỹ thuật cổ kính. Cho nên mọi người đều đồng ý để nguyên như vậy... cho oai!

Sưởi dưới nền nhà

Một đề nghị khác là hiện nay ở các nước Tây phương, nhất là các nước Bắc Âu, hệ thống sưởi đặt dưới nền nhà rất được thông dụng. Nhưng trường hợp ở Pháp, hệ thống này chưa được phổ biến. Lại thêm nền nhà, nhất là nền Chánh Điện của chùa Khánh Anh Evry không phải loại bình thường. Mà là loại "nhún" như lò xo. Vì lối kiến trúc bằng nhiều "tấm đan có tính đàn hồi" để phòng khi có rung chuyển (như động đất chẳng hạn).

Do đó, nếu đặt hệ thống sưởi dưới nền, khi hữu sự, nền nhà rung chuyển, "nhún lên nhún xuống", không biết có bị ảnh hưởng gì đến hệ thống sưởi nằm ở dưới hay không? Vấn đề này các chuyên viên lò sưởi đòi nghiên cứu lại kỹ lưỡng. Và, đến giờ này vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát nên theo hình thức nào.

Nhưng dù chọn hình thức nào đi nữa, thì trong năm tới (2008) cũng phải giải quyết hệ thống sưởi ở Chánh điện, giảng đường, nhà bếp và các phòng sinh hoạt ở tầng 1 (rez de jardin). Dĩ nhiên việc này, sẽ kèm theo một con số chi dài thòn. Nhưng không còn cách nào tránh né được. Vì, như trên đã nói, thiếu hệ thống sưởi (+ nước nóng) thì phần lớn sinh hoạt tại đây sẽ... đông cứng lại, không nhúc nhích, nhất là mùa Đông.

Hội thiện cứu nguy!

Trong bản tiến trình xây cất mà thiếu mục này, coi như thiếu đi một phần xương sống. Như mọi người đều biết, ngôi chùa Khánh Anh mới ở Evry tính đến nay, đã đi qua 3/4 đoạn đường xây dựng khó khăn vất vả. Nhưng quý hơn hết, xem lại, hoàn toàn do tự lực tự cường, không có quỹ nhà nước hay công ty nào tiếp tế. Nghĩa là do bàn tay xây dựng, góp nhặt từng viên gạch, tấm ngói của chư Tôn đức Tăng Ni và bà con Phật tử đồng hương xa gần vốn là những người tha hương tỵ nạn, thiếu trước hụt sau. Thế nhưng vẫn dành dụm, chắt mót, kẻ góp của người góp công mà xây dựng nên ngôi Tam Bảo trang nghiêm như thế này. Đó mới là điểm tự hào, quý vô cùng, quý muôn đời.

Bên cạnh những đóng góp cúng dường là phần cho vay, cho mượn không tính lợi nhuận, không nhứt định thời gian thường được gọi là Hội Thiện. Khi cần thì xin rút về, thư thả thì cho mượn lại. Chưa cần thì để đó như một thứ ký quỹ Tam bảo. Mặc dầu đa số chúng ta không phải là người giàu có. Đây chính là một điểm nương tựa đáng kể để cho công trình, xây dựng dựa vào đó mà tiến lên từng bước, từng bước đến chỗ hoàn tất.

Trong 3 tháng qua, phần Hội Thiện có phần kém đi, nhưng chắc chắn sẽ có dịp nở rộ trở lại, xin liệt kê danh sách như sau:

      Mouttaya Ng thị An (khi cần cho biết) 4.000€

      Huỳnh Hoa Tiên (xin lại 8/2008) 2.000$

      Trần Mỹ Hòa (từ 12/07 trả mỗi tháng 300€) 3.000€

      Trịnh thị Lan (khi cần cho biết) 2.000€

      Nguyễn Minh Nguyệt (khi cần cho biết) 1.000€

      Guyot Suzanne (khi cần cho biết) 2.500€

      Hồ văn Trung (xin hoàn lại 12/2009) 2.000€

      Trần Hữu Bạch Tuyết (từ 5/08 trả mỗi tháng 200€) 2.000€

      Nguyễn thị Hồng (cần báo trước 2 tháng) 10.000€

      Cao Minh Ngọc (cần báo trước 2 tháng) 10.000€

Hoàn trả hội thiện

Như trên có nhắc: Khi cần thì xin rút về... Và trong 3 tháng qua, Hội thiện của nhiều vị đã tới thời hạn hoàn trả hoặc gặp phải sự duyên bất ngờ trong gia đình cần phải chi dụng, nên liên lạc về chùa xin rút lại phần Hội thiện. Dưới đây là tổng kết 3 tháng qua, từ chùa đã hoàn trả:

Tháng 10/07: 9.376,95€

Tháng 11/07: 13.376,95€

Tháng 12/07: 23.576,95€

Xin cảm niệm công đức của quý vị và bà con Phật tử xa gần đã góp phần vào chương trình Hội thiện cứu nguy. Bước sang năm mới Mậu Tý, kính chúc quý vị và bửu quyến thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường. Và nếu gặp trường hợp thuận duyên, tài chánh thong thả, xin mời tiếp tục trở lại chương trình Hội Thiện. A Di Đà Phật. Công đức vô lượng!

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Tháp Địa Tạng bắt đầu lợp ngói

 

Trong bản tin này, bà con có thể nhìn thấy tấm hình tháp Địa Tạng đang được bắt giàn để chuẩn bị lợp ngói. Phía trước, tháp Quan Âm đã lợp ngói xong, bây giờ đến lượt tháp Địa Tạng.

Mừng nhứt, có lẽ là các đạo hữu nằm ở tầng dưới. Từ đây có mưa to gió lớn, không còn phải lo ướt lạnh gì nữa. Chậm nhất đến cuối năm nay, thế nào cũng xong. Bây giờ, gỗ và ngói đã có rồi. Chỉ còn công thợ và thời gian mà thôi.

Phía Hậu Tổ cũng đang chuẩn bị để tiến hành. Các đà sắt đã về tới. Chỉ còn đúc thêm vài trụ bê tông nữa để tăng cường thì các đà sắt sẽ được đưa lên làm những kèo chính, chống đỡ cho mái ngói về sau. Thật là trông từng ngày từng giờ. Hiện nay, kèo sắt đã về còn gỗ thì chưa. Nhưng trước sau gì cũng sẽ về tới nay mai.

Và như vậy, song song với mái ngói tháp Địa Tạng, mái Hậu Tổ (còn gọi là Hậu Điện) cũng sẽ được hoàn thành sau đó.

Phần còn lại: Mái nhà dãy Tăng Xá mới thật là mênh mông. Một phần, tài chánh chưa gởi đủ (vì phải dốc lực vào cái gần nhất) một phần khác, vật giá "ở bển" mỗi lúc mỗi tăng, nhất là vật liệu xây cất! Tin giờ chót phía nhà thầu cho biết phần đà sắt cho mái Tăng xá đã mua được, làm xong, containeur sẽ đến trong 2 tháng nữa.

Nhưng còn phần gỗ thì chưa mua (vì thiếu tài chánh). Mà mua xong rồi còn phải làm tại chỗ, trước khi chuyển qua. Nên thời gian còn kéo dài thêm.

Hệ thống sưởi dậm chân tại chỗ

Có người nói: Ráng chịu lạnh vài năm nữa để lo cho xong mái ngói trước đã. Nước vào đầy nhà, làm lò sưởi chi cho sớm, tốn tiền.

Đúng vậy, nhưng nếu không có sưởi, thì tường ẩm đầy nước lại hư hại còn nhiều hơn. Cứ mỗi lúc trời lạnh đông đá, bỗng nhiên ấm lên, thì bao nhiêu vách tường đều "đổ mồ hôi" ra một lượt ướt đẫm xung quanh thật là... tai hại.

Nhưng dầu sao, đến giờ này bao nhiêu hãng sưởi vẫn còn ở trong tình trạng "nghiên cứu" chưa ngã ngũ về một phương án nào. Cho nên vấn đề chi phí về chuyện này chưa có gì đặt ra đáng phàn nàn. Chẳng qua chỉ là nghiên cứu trước, tính trước để có điều kiện sẽ thực hiện sau.

Làm đẹp mặt tiền

Qua bản tin Khánh Anh kỳ trước, chư Tôn Đức và bà con xa gần đã nhìn thấy mái ngói "tiền điện" rồi. Dưới mái tiền điện là 2 lầu chuông trống (mấy ông thợ Tàu gọi là chung lâu và cổ lâu) chính giữa có thêm một mái nữa làm "trục chính" để cân bằng 2 bên. Mái này gọi là "bảo sát". Tất cả đều lợp ngói xong xuôi...đúng kiểu nhà chùa.

Bây giờ đây là đến phần sơn phết tường vách cho đẹp. Có ý kiến sơn màu vàng, có ý kiến sơn lam và có ý kiến "cẩn" đá hoa cương (marbre) từ dưới nền lên gần mé lầu chuông trống. Nhưng với điều kiện màu đá không nên quá chói hoặc quá lợt hay nhiều vân. Còn đang phân vân chưa ngã ngũ thì có ý kiến cho biết phải đợi quyết định của cơ quan "Urbanisme" thành phố. Vì nghe đâu, theo thường lệ, về mặt tiền các nhà cửa trong thành phố, khi sơn phết, màu sắc hay trình bày thế nào phải có ý kiến của cơ quan này. Mà cơ quan này cho biết vào đầu tháng 4/08 mới có phiên họp. Cho nên rốt cuộc rồi cũng phải đợi... Trong khi đó, quý bà con đi thăm các tháp Địa Tạng, tháp Quan Âm, sẽ thấy phần dưới chân của 2 tháp này đã "cẩn" đá "marbre" rồi.

Bản đồ điều chỉnh

Bây giờ đây, vào giai đoạn chót, phải điều chỉnh lại bản đồ xây cất. Bởi lẽ với bản đồ trước đây, trong khi xây cất, khám phá ra có những điểm bất toàn, nên đề nghị sửa đổi. Và bây giờ, trước khi hoàn thành, bản đồ sửa đổi này phải được chấp nhận thông qua thì mới gọi là đúng phép.

Nguyên tắc là như thế, nhưng thực tế thì ôi thôi đủ thứ phức tạp rườm rà thủ tục giấy tờ, cơ quan này chứng, cơ quan kia kiểm. Nào là cơ quan cứu hỏa, nào là cơ quan vệ sinh, nào là cơ quan xác nhận độ an toàn, ôi thôi đủ thứ cơ quan... nghe muốn bùng lỗ tai!

Nhưng không tránh thế nào được vì là thủ tục. Xin quý vị thương xót cầu nguyện cho mọi việc trục trặc rắc rối rồi cũng có chỗ... để thông qua. Án tất điện đô mạn đa....

Thêm 3 ông thợ mới

Nghỉ Tết xong, trở lại Pháp, 5 ông thợ cũ rớt 1 còn 4. Bây giờ thêm 3 ông mới, vị chi là 7. Ông chủ thầu muốn công việc đi nhanh hơn. Càng lâu, càng nặng, càng hao tốn nhiều!

Biết vậy, nhưng đâu có dễ, còn tùy thuộc đủ thứ. Chưa chi mà căn nhà cho mấy ông thợ Tàu ở tạm, 2 cái bị rút lại 1 vào mùa Hè năm nay. Lý do phải sửa chữa khu vực đó. Chưa biết phải chạy "tỵ nạn" về nơi nào đây?

Đủ thứ rắc rối rồi, lại thêm một rắc rối nữa. Nhưng có lẽ, nếu không có rắc rối chắc không phải là việc xây cất chùa. Hiểu như vậy rồi, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi phải "đón tiếp" thêm một "đạo hữu" rắc rối! A Di Đà Phật.

Hội thiện cứu nguy

Chữ "cứu nguy" gần như còn hiệu lực thường xuyên. Vì thực tế cho thấy nếu không có nguồn "Hội thiện" này thì gần như bế tắc nhiều chỗ. Do đó mà phải xưng tán "Hội thiện cứu nguy" mới có thể vượt qua được những cơn khủng hoảng tới tấp. Bằng không thì đoạn chót sẽ khựng lại, bỏ ngang và việc xây cất còn kéo dài mãi mãi.

Dưới đây là phương danh bà con xa gần cho mượn Hội thiện trong 3 tháng qua:

Minh Tâm (khi cần cho biết) 3.000€

Nguyễn Kim Định (khi cần cho biết) 2.000€

Trịnh thị Kim (khi cần cho biết) 3.000€

Ẩn danh (khi cần cho biết) 2.000€

Trương Minh Chiếu Paul (cần cho biết) 2.000€

Sư Cô TN Tịnh Nghiêm (khi cần cho biết) 1.000$

Nguyễn thị Kiều Hạnh (khi cần cho biết) 2.000€

Đỗ Ngọc Xuân (khi cần cho biết) 5.000€

Nguyễn thị Nguyệt (khi cần cho biết) 5.000€

Trương Thiện Hữu (khi cần cho biết) 5.000€

Nguyễn thị Kim Lan (khi cần cho biết) 3.000€

Nguyễn văn Diện (đến 10/3/2010 xin lại) 2.000€

Trần Hồng Vụ (từ 1/4/09 mỗi tháng 200€) 2.400€

Trần thị Kim Hoa (khi cần cho biết) 13.000€

Ẩn danh (khi cần cho biết) 3.000€

Hoàn trả hội thiện

Dưới đây là tổng kết 3 tháng qua, từ chùa đã hoàn trả:

Tháng 01/08: 12.876,95€

Tháng 02/08: 12.776,95€

Tháng 03/08: 14.476,95€

Xin chân thành cảm niệm công đức quý vị.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Mái ngói tháp Địa Tạng đã hoàn tất

 

Qua bản tin kỳ này, Chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần có thể nhìn thấy mái ngói tháp Địa Tạng hoàn thành. Điểm cao nhất trong quần thể xây cất chùa Khánh Anh mới ở Evry, có lẽ là đỉnh tháp Địa Tạng (gần 30m).

Mừng nhứt, như bản tin kỳ trước đã nói, chắc phải kể đến chư đạo hữu...nằm ở tầng dưới, vì từ nay không còn ngại mưa to gió lớn, nước theo cầu thang từ trên chảy xuống nữa. Bà con thân quyến về thăm mỗi tuần cũng đều tỏ vẻ an tâm, vui mừng.

Tuy nhiên, công việc hoàn tất toàn bộ tháp Địa Tạng vẫn còn dài dài thêm một lúc nữa. Chẳng hạn, như bà con nhìn thấy, bắt đầu từ trên tầng cao đi xuống, nhất là mặt ngoài, còn phải tô láng, sơn phết với các mái ngói nho nhỏ cho mỗi tầng. Và đến tầng dưới cùng (nơi có cửa vào) còn phải lợp 1 mái ngói lớn với hành lang đi xung quanh có lan can bao bọc. Đến đó mới dám gọi là hoàn tất tháp Địa Tạng. Vậy xin bà con Phật tử theo dõi và cầu nguyện cho.

Cũng xin nhắc lại một chút "lịch sử" của tháp Địa Tạng, từ lúc đào móng đến khi hoàn thành có rất nhiều "biến chuyển". Đường kính chân tháp khởi đầu chỉ có 7m. Ba lần thay đổi, bây giờ thành 20m. Lúc đầu dự định chỉ có 7 tầng. Khi xây đến tầng 7, nhìn thấy sao mà "lùn" quá, từ bờ sông Seine nhìn lên, giống như cái "lô cốt", nên đề nghị xây thêm 2 tầng nữa, mới có hình thức cân đối như ngày nay. Còn một điểm quan trọng khác nữa. Đó là vị trí của Tháp. Lúc đầu, trong bản đồ sơ khởi chỉ nằm một góc sân sau chùa. Nhưng khi bắt đầu xây cất mới thấy rằng không được "cân bằng hợp lý" nên đề nghị đưa vào vị trí giữa sân sau, ngay trên trục trung tâm từ Chánh Điện vẽ thẳng ra.

Và bây giờ, sau khi hoàn thành, mới thấy chẳng những là vị trí trung tâm từ Chánh Điện vẽ thẳng ra mà còn là trung tâm từ bờ sông Seine thẳng đường nhìn lên. Đây chỉ là sự kiện ngẫu nhiên trùng hợp chứ không có 1 dự kiến nào về phong thủy cả.

Tháp Quan Âm cũng đã hoàn tất phần lớn

Song song với tháp Địa Tạng (phía sau), tháp Quan Âm (phía trước) cũng đã cố gắng hoàn tất 2 tầng bên dưới (tầng 1 và 2) để trong kỳ Phật Đản vừa qua làm lễ An Vị Tôn tượng Bồ tát và bà con Phật tử có cơ duyên vào chiêm bái đồng thời xin xăm Quan Âm.

Từ trước đến nay chùa Khánh Anh ở Bagneux, vì chật hẹp, không có chỗ riêng để cho xin xăm, nhất là trong những ngày lễ đông đảo. Bây giờ ở chùa mới tại Evry, có tháp Quan Âm (phía trước) để tôn thờ Bồ tát cứu khổ cứu nạn. Và như vậy bà con Phật tử về chùa trong các kỳ lễ lớn, có thể thoải mái vào tháp Quan Âm cầu nguyện và xin xăm Quan Âm.

Cũng như tháp Địa Tạng, tháp Quan Âm cũng chưa hoàn tất đầy đủ. Nhất là bên ngoài, từ trên tính xuống. Chưa có các mái phụ, chưa có sơn phết, chưa có lan can. Hy vọng bây giờ cho đến cuối năm nay, điều kiện tài chánh cho phép, từng bước, từng bước sẽ đi đến chỗ hoàn thành.

Các đà sắt cho Hậu Tổ và Tăng Xá đã đưa lên mái nhà

Cũng trong bản tin này, có vài tấm hình cho thấy các đà sắt đã được xe cần trục đưa vào vị trí trên mái Hậu Tổ và Tăng Xá. Nhất là ở dãy Tăng xá, tất cả 12 đà sắt nằm san sát với nhau cách quãng chừng 3m. Hết sức kiên cố. Bên trên các đà sắt này, sẽ là lớp gỗ làm đòn dông, đòn tay, rui, mè...tiếp đến là lớp cách nhiệt (isolation) bằng ván-ép + plastic + xi-măng vermex. Và sau cùng là ngói. Ngói lợp như các mái Chánh điện, Tiền điện...

Như bản tin trước đã nói, có tiền mua sắt nhưng chưa đủ tiền mua gỗ. Cho nên sắt về đến nơi mà chưa có gỗ đi theo. Bây giờ đủ tiền mua gỗ thì sắt được đưa lên mái "nằm chờ". Có lẽ cả tháng nữa, gỗ mới về sau. Mà kỳ này, gỗ chia làm hai phần, gỗ lớn mua ở Trung Quốc. Nhưng phần gỗ phụ, gỗ nhỏ thì có thể mua tại Pháp (cho đỡ tiền chuyên chở).

Nếu không có gì trở ngại vào giờ chót, thì bây giờ đến cuối năm 2008, các mái ngói sẽ được hoàn tất đầy đủ. Đó là một điều vui mừng to lớn mà bà con Phật tử mong đợi từ lâu.

Sơn màu Chùa

Hoàn tất từng phần thì cũng phải lo sơn phết từng phần. Như bà con đều biết, làm việc trên cao, phải có giàn. Mà mỗi lần làm giàn là một lần khó khăn.

Do đó trước khi dỡ giàn, cần phải hoàn tất các khoản trên cao, như sơn phết màu gì cho nổi nhưng cũng phải lựa màu nào cho thích hợp với nhà chùa.

Bởi vậy mà đổi đi đổi lại nhiều lần, sau cùng mới chọn được màu gọi là "abricot 12" như bà con nhìn thấy đang thực hiện xung quanh tháp Địa Tạng cũng như xung quanh bên ngoài Phật Điện.

Mặt tiền Chánh điện, có phần "cẩn" đá hoa cương, nhưng chưa thực hiện liền. Còn phải chọn lựa loại và màu thích hợp. Còn những phần sơn thì vẫn một màu "abricot 12" như bên ngoài các tháp Địa Tạng và Quan Âm đã thực hiện.

Mấy ông thợ Tàu đổi nhà

Bản tin kỳ trước có nói đến mùa Hè năm nay, 2 cái nhà cho các ông thợ Tàu ở tạm bị rút lại một trong khi số thợ tăng lên từ 4 đến 7.

Đang lúc bối rối chưa biết giải quyết ra sao, thì thành phố Evry báo tin cho đổi qua một căn nhà khác (cũng gần đó) rộng hơn một chút, cho 7 ông thợ ở chung.

Thật là may mắn, đỡ phải đi "tỵ nạn". Chẳng biết chạy tìm đâu ra trong lúc này. Nam mô cứu khổ cứu nạn...

Mùa công quả bắt đầu

Cũng như mọi năm vào mùa Hè, một số bà con Phật tử tự nguyện đến công quả trong việc hoàn thành ngôi chùa mới. Tùy theo khả năng và thời gian cho phép mà có thể tham gia vào công việc nặng hay nhẹ, lâu hay mau.

Mở màn cho mùa công quả năm nay là "Ê-kíp Na Uy". Năm nay là lần thứ 3, ê-kíp này lại tiếp tục những phần việc chuyên môn như các năm trước. Đó là thiết kế các phòng vệ sinh và nhà tắm. Nhưng năm nay, đặc biệt, ê-kíp này phải chia 2. Vì bên Đức, chùa Bảo Quang, sắp có lễ Khánh thành vào dịp Vu Lan. Nhưng công tác chỉnh trang bên trong chưa được hoàn tất kịp thời. Do đó anh em công quả Na Uy phải xẻ làm 2 nhóm. Một nhóm đi Đức và 1 nhóm đi Tây. Công quả công đức...thù thắng hạnh. Vô biên thắng phước giai hồi hướng...

Theo gương anh em phật tử Na Uy, xin kêu gọi chư đạo hữu các nơi khác: Trong mùa nghỉ hè, nếu rỗi rảnh, nên dành thì giờ cúng dường công quả. Nơi nào cũng được, chùa nào cũng tốt. Và hồi hướng công đức đó cho Cửu huyền thất tổ cho Pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Hội thiện cứu nguy

Lần nào kết thúc bản tin cũng có phần kêu gọi "hội thiện" và là "hội thiện cứu nguy". Bởi lẽ nếu không có mục này thì mất hết phần lớn điểm tựa cần thiết để đi đến chỗ hoàn tất việc xây dựng ngôi chùa Khánh Anh mới. Bởi vậy không thể nào bỏ qua phần "hội thiện". Mà ngược lại, còn phải tán thán và kêu gọi nhiều hơn nữa. Chỉ vì trên thực tế, có người dư, kẻ thiếu. Có người cần gấp phải lấy về, có người giải quyết xong xuôi rồi cho mượn lại. Do đó mà hội thiện mới cứu nguy được những giai đoạn ngặt nghèo gấp rút. Thật là công đức vô lượng vô biên!

Dưới đây là phương danh bà con xa gần cho mượn Hội thiện trong 3 tháng qua:

Pt Ẩn danh (trả 40 lần x 250€ từ 6/2008....) 10.000€

Pt Nguyễn Quang Lâm (khi cần cho biết) 1.500€

Pt Ẩn danh (từ 2009 trả mỗi tháng 1000€) 60.000€

Pt Abdoul Haine(6/08 trả mỗi tháng1000€) 3.000€

Pt Vũ Đức Tiến (hoàn lại hết 3/2009) 2.000€

Pt Ẩn danh (khi cần cho biết) 7.000€

Pt Võ thị Lập (khi cần cho biết) 5.000€

Pt Kim Anh Haden (khi cần cho biết) 1.000€

Pt Hồ Chétha (khi cần cho biết) 5.000€

Hoàn trả hội thiện

Dưới đây là tổng kết 3 tháng qua, từ chùa đã hoàn trả:

Tháng 04/08: 24.077,15€

Tháng 05/08: 21.127,15€

Tháng 06/08: 18.727,15€

Xin chân thành cảm niệm công đức quý vị.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Gỗ cho Tăng Xá đã về tới

 

Như trong bản tin trước (số 76, tháng 7/08) đã nói "đủ tiền mua sắt, thiếu tiền mua gỗ". Sắt đã về đưa lên mái "chờ gỗ". Và bây giờ, gỗ mới tới nơi, trễ gần 2 tháng. Nhưng chỉ mới về một phần. Nghĩa là còn thiếu một phần nữa. Sẽ về tiếp...

Chỉ chừng đó thôi bà con ta nhìn qua, cũng phải thì thầm...thán phục. Tất cả đều là gỗ thật. Loại cây tùng ở xứ lạnh. Đã được cưa xẻ, bào gọt còn để lại đường kính (diamètre) cỡ từ 30 đến 40cm, làm sẵn theo khuôn khổ thước tấc đã định. Chỉ có cần trục đưa lên...ráp lại...thành nguyên mái chùa. Tất cả các mái ngói trước đây cũng đều như vậy. Chỉ khác kỳ này, phần gỗ tròn, nhỏ làm rui mè,...được chuyển hướng mua tại Pháp, cho đỡ phí tổn chuyên chở, vì giá cả sai biệt không bao nhiêu. Hiện tại, đợt nhứt của loại gỗ này cũng đã về đến bên hông chùa.

Như vậy chương trình từ đây đến cuối năm (trước Tết ta) ê-kíp thợ lợp ngói này quyết tâm thực hiện càng nhiều càng tốt các mái ngói còn lại: Mái ngói hậu Tổ, mái Tăng xá và mái tháp nhỏ Đa Bảo ở trên nóc nhà...

Huy chương con rùa

Công việc còn nhiều, nhưng thời gian thực hiện lại không còn bao nhiêu. Đã vậy mà cái mục tài chánh khi trồi khi sụt. Cho nên thời gian dự trù bị "số de" kéo giật lại. Cứ một năm thành 2 rồi 2 năm thành 4.

Vừa rồi, nhờ có chuyến viếng thăm và chú nguyện khai quang của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà mọi người xa gần có dịp biết đến qua báo chí, ti vi...Rồi ai ai cũng hỏi thăm: Còn bao lâu nữa khánh thành? Tại sao xây cất lâu như vậy? Trên 13 năm rồi?

Câu trả lời cứ như cuốn băng cát-xét cũ mèm phát lại giống một bài học thuộc lòng nói cà lăm: Tại vì, tại vì thiếu thiếu đủ thứ, thiếu nhân sự nhất là thiếu tài chánh. Cứ từng bước một, cứ từng nhúm nhỏ. Có bao nhiêu làm bấy nhiêu. Cho nên, nếu trên thế giới, có nơi nào thi đi chậm thì chắc chắc chùa ta được lãnh huy chương vàng hiệu...con rùa!

Chư Thiên động lòng

Trong dịp đón rước Đức Đạt Lai Lạt Ma 12/8/08, qua hình ảnh mọi người nhìn thấy mặt tiền chùa Khánh Anh ở Evry hết sức trang nghiêm. (Có người còn nói hết sức lộng lẫy!). Vì có trải thảm đỏ từ ngoài sân vào tới Chánh Điện, từ Chánh Điện xuống giảng đường, xuống tận phòng thầy trụ trì.

Nói chung, nơi nào Đức Đạt Lai Lạt Ma đi qua, đều trải thảm đỏ mới tinh. Lại còn thuê nguyên 1 giàn âm thanh hiện đại, thiết kế 3 màn ảnh lớn để trực tiếp truyền hình từ Chánh Điện xuống giảng đường, sous-sol, ra tận ngoài công viên. Thế thì làm sao người ta không nói "chùa giàu"? (Có người còn tử tế hơn nói Việt cộng cho tiền !)

Đâu ai biết rằng phải "gồng" mình để làm cho ra vẻ! Nghèo kiết xác mà được đón tiếp "Bồ tát Quan Âm" thời phải làm sao cho coi được được chớ. Do đó mà "chi thả giàn" để xong rồi...hạ hồi phân giải!

Nhưng có lẽ với quyết tâm như vậy nên chư thiên động lòng khiến cho một ông Tây hộ pháp xông vào gánh lấy một phần như cúng dường toàn bộ thảm đỏ, các thứ trang trí và cả một ê-kíp an ninh tư nhân hoàn toàn miễn phí! Thật là phép Phật nhiệm mầu!

Nhớ lại 2 năm trước

Đứng nhìn lại, thì thấy rằng 2 năm trước (2006) chuẩn bị đón rước Đức Đạt Lai Lạt Ma. Lúc ấy có rất nhiều "Cấp Cô Độc" cho mượn hội thiện, có nhiều ê-kíp luân phiên công quả ngày đêm. Có người cúng cái tủ, người kia cúng cái bàn...đủ thứ vật dụng...

Kỳ này, ngược lại. Thiếu trước hụt sau. Cứ xem bản hội thiện 3 tháng vừa qua đủ thấy "tình trạng xuống cấp trầm trọng" thế nào. Lại thêm phải dốc sức vào Khóa tu học Phật Pháp Âu châu Kỳ 20 vừa mới tổ chức tại Amiens (Pháp) từ 25/7 đến 3/8/08. Rồi liền sau một tuần lễ (12/8) là ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma đến chùa Khánh Anh Evry. Kỳ này đúng ngày, đúng giờ không sai một ly.

Cho nên Ban tổ chức, quý Thầy, quý Cô, và chư Phật tử đều phải lúng túng, bối rối đủ mọi phương diện là cái chắc! Nhưng, như trên đã nói ngày 12/8 đi qua, kết quả phấn khởi, hoan hỉ đến với tất cả mọi người, mọi phía. Thật là hồng ân Chư Phật ban bố, chư thiên Bồ tát hộ trì, chỉ dẫn. Bao nhiêu rắc rối, bế tắc lúc đầu đều được hóa giải.

Bây giờ, còn lại một đống nợ và bao nhiêu công trình xây cất cần được thực hiện. Đó là lợp các mái ngói, xây tường rào, cổng Tam quan, đặt hệ thống sưởi gaz và gắn bao nhiêu thứ cửa sổ...

Kêu gọi Hội thiện

Kết thúc bản tường trình, như thường lệ là lời kêu gọi "hội thiện cứu nguy". Ba tháng qua gần như...vắng bóng khá nhiều, có lẽ vì tình hình kinh tế...lạm phát của thế giới chăng? Đã vậy mà lần này chùa phải trả nợ hội thiện nhiều hơn kỳ trước do yêu cầu của quý vị. Như thế là cán cân thu chi...mất thăng bằng chao đảo. Vậy xin tường trình đến chư Tôn Đức và bà con phật tử xa gần được rõ để cầu nguyện bổ túc cho. A Di Đà Phật.

Dưới đây là phương danh chư vị cho mượn Hội thiện trong 3 tháng qua:

Pt Ẩn danh (từ 2009 trả mỗi tháng 1000€) 10.000€

Pt Quách thị Ngũ (khi cần cho biết) 1.000$

Pt Võ văn Triển (khi cần cho biết) 5.000€

Và tiếp theo là phần trả hội thiện 3 tháng qua, tương đối khá nhiều:

Tháng 07/08: 24.340,15€

Tháng 08/08: 12.127,15€

Tháng 09/08: 23.840,15€

Chân thành cảm niệm công đức của quý vị và bà con Phật tử xa gần.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Phần đầu dãy Tăng Xá đã lợp ngói

 

Đứng phía trước, từ Quốc lộ số 7 nhìn vào mặt tiền chùa: Chính giữa là Chánh Điện, bên trái là Tháp Quan Âm. Tháp này đã lợp ngói xong và đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm khai quang, chú nguyện hôm mùa Hè. Quý Thầy và bà con Phật tử đồng hương đã nhìn thấy qua nhiều hình ảnh phổ biến khắp nơi. Mới nhất cho kỳ này là phần đầu của dãy Tăng Xá vừa lợp xong mái ngói. Có nghĩa là từ ngoài quốc lộ nhìn vào, thì phần này nằm về bên phải Chánh điện trên nóc có một tháp nhỏ, vươn lên cao gọi là Tháp Đa Bảo (hiện chưa có ngói).

Tóm lại, dãy Tăng Xá dài nhất, nằm bên hông phải của chùa, chỉ mới lợp ngói được 1 phần đầu. Vậy mà phải mất hơn 3 tháng. Bởi lẽ thời tiết lúc này rất xấu. Mưa gió liên miên. Một tuần chỉ được một hai ngày có nắng. Cho nên, hễ mưa thì thợ lợp ngói trên nóc nhà đành phải bó tay. Muốn nhanh cũng không thể làm hơn được.

Tiếp theo là Hậu Tổ (tức nhà thờ Tổ và Hương linh). Phần này nằm phía sau Chánh điện. Đã được đưa lên đủ phần sắt lớn, cây lớn. Còn thiếu cây nhỏ, kèo nhỏ và các thứ rui, mè cho đến các phần cách nhiệt...

Khoảng này được dự tính làm xong trước Tết ta. Nhưng xem qua thời tiết hiện tại, sợ có thể kéo dài qua khỏi Tết. Đó là thông báo đại lược công tác của ê-kíp thợ lợp ngói.

Đài Tưởng Niệm đã Khánh thành

Hôm 2/11/08, buổi chiều sau bữa cơm xã hội, vào khoảng 3 giờ là lễ Khánh thành Đài Tưởng Niệm Anh Hùng liệt sĩ và Thuyền nhân Việt Nam sau 5 năm xây cất. Bà con đi dự rất đông, có đại diện Chánh quyền địa phương và đại diện các tôn giáo bạn

Hình thù Đài Tưởng Niệm, như mọi người đều biết, có vóc dáng na ná theo con thuyền vượt biên và có vài nét xoắn ốc gợi lại ý nghĩa thành Cổ Loa trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên khung cảnh xung quanh Đài vẫn chưa hoàn tất vì thuộc về phạm vi xây cất chùa chưa xong. Nên trông có vẻ còn phức tạp đất đá cây cỏ. Hy vọng vài ba năm nữa chùa xây xong, khung cảnh sẽ được hoàn chỉnh đầy đủ hơn.

Đài Tưởng Niệm này do một Ủy Ban gồm nhiều Hội Đoàn trong Cộng Đồng Việt Nam tại vùng Paris đứng ra xây dựng, trong đó có Hội Cư sĩ Phật tử chùa Khánh Anh. Vấn đề đặt ra là sau khi xây xong làm thế nào có những sinh hoạt để Tưởng Niệm đúng theo ý nghĩa của nó đặt ra từ lúc ban đầu dù nhân sự có đổi thay, thay đổi theo thời gian.

Tháp Quan Âm đã có lan-can

Tháp Địa Tạng không có balcon, nhưng tháp Quan Âm lại có 3 balcon để bước ra bên ngoài. Bởi vậy, đi vào sinh hoạt, bắt buộc phải có lan-can chắc chắn an toàn. Cho nên gần đây, hãng làm cửa Bồ Đào đã thiết trí đầy đủ 3 tầng lan-can bằng sắt có gắn hoa sen. Và tiếp theo còn mấy vòng lan can nữa cũng bằng sắt uốn cong bao quanh tháp và chạy dọc theo bên hông chùa (chưa gắn).

Dĩ nhiên phần này khá tốn kém. Nhưng vì muốn bền chắc lâu năm nên phải gánh chịu. Cũng nên nhắc thêm, sau ngày Khai quang chú nguyện do Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 ban phước, bắt đầu từ Tết năm nay, bà con có thể vào tháp Quan Âm lễ bái và xin xăm đầu năm. Hiện nay, chưa hoàn thành hẳn. Nhưng ban xây dựng đã cố gắng thiết kế thờ phụng 2 tầng (tầng 1 và 2).

Nếu gặp có người đang lễ Quan Âm Bồ tát ở tầng 1, thì quý vị có thể bước lên tầng 2. Bồ tát luôn luôn hoan hỉ chờ đợi chúng sanh (từ nhãn thị chúng sanh)...

Chân tháp và chân...chùa lót marble

Chân tháp Địa Tạng và tháp Quan Âm đã hoàn tất phần bao bọc bằng đá hoa cương (marble màu trắng phơn phớt hồng có vân đen).

Bây giờ tiếp tục qua chân các lầu chuông, lầu trống (Chung cổ lâu) và chân giảng đường bao bọc mặt tiền Chánh điện. Chỉ có khác, trước Giảng đường (tầng dưới) có phần cong cong. Cho nên khi lót marble đến đó cần phải chú ý và tốn rất nhiều công phu. Đó là công việc của một anh thợ người Bồ Đào còn sót lại để làm những công việc còn sót lại của chùa cho đến ngày hoàn tất.

Mặt khác, để kết thúc đồ án cuối cùng, 2 ông Kiến trúc Việt cũng như Tây đều đã bổ túc vào những phần gia giảm trong bản đồ, sau nhiều lần hội ý với các ngành an toàn xây cất, cứu hỏa, vệ sinh ôi thôi đủ thứ. Đâu đó xong rồi mới đệ trình hồ sơ sau cùng. Thật là nhiêu khê, nhưng không có cách nào nhẹ nhàng hơn được. Nam mô Cứu khổ, cứu nạn...

Chừng nào hoàn tất?

Đó là một câu hỏi mà mọi người mong chờ từ lâu, nhưng chưa có câu giải đáp. Gần đây nghe loáng thoáng là 2010. Thế là cũng gần rồi. Bởi lẽ mình tự túc tự cường, liệu cơm gắp...đậu, cho nên cứ từ từ...nhi tiến là vậy.

Có người hỏi thăm: Sao lâu nay không thấy cho biết chi phí tới đâu. Im lặng quá, chắc có gặp được một lô độc đắc nào rồi chăng?

Thực ra, nếu lần nào cũng nêu ra đủ thứ nợ nần thiếu hụt sợ bà con...ngán ngẫm, bi quan. Nên lâu lâu mới bật mí chút xíu. Chớ thời buổi này kinh tế khủng hoảng, nhà băng thế giới còn...sập tiệm, đóng cửa hàng loạt, mình khẽ khọt kiếm ba đồng ba cắc mua từng bao xi-măng, chở từng bao cát thì tốt hơn im lặng, có đâu làm đó, chớ nói năng nhiều quá chỉ quấy rầy chư Tôn đức và bà con Phật tử xa gần mà thôi.

Nhưng rồi lâu lâu cũng phải hé một tí, để gọi là còn...ngáp ngáp, chớ chưa đến nổi...

Xin thưa quý vị, nhìn sổ chi về việc xây cất chùa mới vào cuối tháng 10/2008 vừa qua tổng cộng có ghi và gạch dưới đàng hoàng là con số 11.337.643,95€. Ngắn gọn, có thể nói 11 triệu 338 ngàn Euro. Nếu làm một quẻ bói (không bảo đảm lắm) từ bây giờ đến 2010, chắc cũng tròm trèm bò lên tới 14 hay 15 triệu Euro gì đó. Như vậy, cái khoảng gần hai ba triệu nữa lấy đâu ra, từ đâu tới? A Di Đà Phật, không dám trả lời. Phật pháp nhiệm mầu. Cho nên như từ bao lâu nay, vẫn kêu gọi, vẫn cầu nguyện vẫn công quả đều đều ...rồi nguyện đem công đức này hồi hướng đến tất cả, cát sỏi và xi-măng, đồng thành tràng phan, bảo cái!

Hội thiện Cứu nguy

Mục này thì không thể thiếu trong mỗi bản tin, nhất là sau khi phúc trình kết quả xây cất chùa mới. Tóm lại sau phần cúng dường bình thường hay bất thường định kỳ hay bất định kỳ cho việc xây cất chùa Khánh Anh mới, thì phần cho mượn Hội thiện là một yếu tố quan trọng không thể thiếu vắng. Nhờ nó mà giải quyết gấp rút kịp thời những khó khăn chướng ngại xảy đến bất ngờ. Cho nên đến giờ này, công việc vẫn được chạy đều vẫn có mượn, có trả, có nợ nhưng không quá lớn. Cụ thể trong số đã chi hơn 11 triệu Euro, số nợ luôn luôn ở vào khoảng 1 triệu Euro. Được như vậy chính phần lớn nhờ vào Hội thiện của các chùa, cũng như bà con Phật tử và đồng hương xa gần hỗ trợ.

Dưới đây là phương danh chư ân nhân cho mượn Hội thiện trong thời gian 3 tháng qua:

Pt Dương Quang Minh (hoàn lại 5/2009) 3.000€

Pt Guyot Suzanne (cần sẽ cho biết trước) 1.500€

Pt Trịnh thị Mai Hoa (cần sẽ cho biết) 4.500€

Pt Hà Vang (cần sẽ cho biết trước) 3.000€

Pt Ẩn danh (cần sẽ cho biết trước) 2.000€

Pt Võ (cần sẽ cho biết trước) 20.000€

Và cũng trong 3 tháng qua từ chùa đã hoàn trả xong phần Hội thiện mà quý vị yêu cầu:

Tháng 10/08: 21.777,15€

Tháng 11/08: 6.527,15€

Tháng 12/08: 7.727,15€

Xin cảm niệm công đức cho mượn Hội Thiện của tất cả quý vị và mong rằng, nếu có điều kiện, xin quý vị tiếp tục hỗ trợ để ngôi chùa mới được đi trọn phần cuối cùng đến chỗ hoàn thành viên mãn. Công đức ấy thật vô lượng.

A Di Đà Phật./.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Mái ngói "Hậu tổ" bắt đầu trở lại

Nói "bắt đầu trở lại", vì trước Tết dương lịch đã phải ngưng công tác, do thời tiết lúc đó quá lạnh. Tiếp theo là ê-kíp thợ về quê ăn Tết. Bây giờ vào tháng 3, thời tiết ấm, và ê-kíp thợ trở lại bắt đầu lợp ngói. Công tác đã khởi từ mái "Hậu tổ".

Tiếp theo, nặng nhất có lẽ là mái ngói của dãy Tăng xá, vì dài và lớn hơn nhiều, kể bằng cả 2 phần Chánh điện và Hậu tổ cộng lại. Ngay cả phần gỗ lớn cho những "đòn dông đòn tây" cũng còn thiếu một số. Trong thời gian Tết vừa qua, nhà thầu phải xin gởi thêm tài chánh để họ có thể tìm mua thêm một số gỗ lớn bổ túc cho phần còn thiếu.

Hy vọng khi xong mái ngói Hậu tổ thì số gỗ lớn kịp thời qua tới để khỏi mất thời gian chờ đợi. Và cả một dãy mái ngói dài này, cầu nguyện làm sao cho được hoàn tất vào cuối năm nay.

Được như thế thì nước mưa không còn tha hồ tự tung tự tác nữa. Đó chỉ là hy vọng và cầu nguyện thôi, thực tế chưa biết sẽ ra sao.

Vì "bên trong cũng như bên ngoài" mái ngói, còn đủ thứ chướng duyên luôn luôn sẵn sàng "nhảy vào" quấy phá. Cho nên làm các Phật sự lớn (trong đó có việc xây dựng chùa) bao giờ cũng phải dự phòng sẽ "chào đón" những bất trắc đến từ đủ thứ phương hướng khác nhau.

Bức tường xung quanh

Lâu nay mọi người bảo rằng: Nên "dồn lực lượng" để lo cho mái ngói trước đã. Mái ngói xong rồi thì sẽ tính qua các thứ khác. Vì vậy mà bức tường xung quanh không còn được nhắc tới nữa. Bây giờ, mọi việc có phần thay đổi. Và bức tường bằng tôn của công trường dựng lên hơn 12 năm nay đã sụp đổ nhiều lần, vá víu tứ tung. Cứ mỗi lần có mưa to giớ lớn là như sẵn sàng "cuốn theo chiều gió"! Do đó mà bắt đầu năm nay phải cố gắng dành ra 1 phần nào để xây dựng bức tường, ít nhất 3 phía (nếu tốn kém quá nhiều).

Hệ thống "Điện gaz"

Hệ thống Gaz và lò sưởi tính toán chưa xong, vì chưa có hãng nào chấp nhận thực thụ. Anh này hứa rồi bỏ đến anh khác cũng chỉ thăm 1 lần rồi đi luôn. Hình như họ đồn nhau chê mình không đủ sức thanh toán. Hệ thống điện cũng vậy. Từ ngày bắt đầu đến nay đã có nhiều hãng nhảy vào rồi bỏ cuộc giữa chừng vì đủ thứ lý do không nói hết được. Đến khi hữu sự, nhiều Phật tử biết về điện phải nhảy vào công quả can thiệp cho có điện sử dụng tạm thời trong các kỳ lễ cũng như lúc Đức Đạt La Lạt Ma quang lâm vào tháng 8/2008.

Đến bây giờ thì không thể tránh được nữa. Để có giấy tờ sinh hoạt hợp lệ thì phải có 1 hãng điện chánh thức đảm bảo, coi lại tất cả hệ thống đã có theo đúng tiêu chuẩn. Bởi vậy mới có nhiều chuyên viên được mời ghé lại liếc qua.

Và bao giờ, ông đến sau đều chê ông làm trước. Gần như tất cả, theo các kỹ sư "điên nặng" (điện) này, phải gỡ ra làm lại. Thế mới là khổ nạn. Chưa biết cuối cùng thế nào, chứ bây giờ mỗi khi mưa to, dông gió, điện bị "cúp" ngang xương không cần báo hiệu gì cả. Cho nên, năm nay, gần đến đoạn chót rồi, bà con đều khuyên thôi thì đành chịu tốn một lần để làm lại cho được "an toàn xa lộ". Dĩ nhiên con số chi phải tăng lên đôi ba lần. A Di Đà Phật. Đã nghèo lại thêm cái eo!

Lót marble chân chùa cho cân xứng

Như bản tin trước có nói qua, phía trước, chân tháp Quan Âm cũng như chân... chùa, giảng đường lầu chuông... đều lót đá hoa cương (marble) màu trắng có vân hồng và đen. Rồi đứng ngoài xa nhìn vào đầu dãy Tăng Xá (phía quốc lộ 7) thấy không có gì cả, có vẻ... mất thăng bằng. Bởi vậy mà có ý kiến đưa ra: Nếu làm cho mặt tiền thì phải làm luôn qua phía dãy Tăng Xá. Có nghĩa là từ phần dưới nền trở lên gần mép cửa sổ cũng phải lót marble thì mới coi được được để cân xứng đôi bên.

Cái nọ nó kéo cái kia. Cái này nó đòi cái khác. Do vậy mà phải chạy theo cho kịp có lúc ngất ngư luôn. Mong bà con thông cảm mà hoan hỉ cho.

Hội thiện Cứu nguy

Bản tin nào cuối cùng cũng đi đến đoạn kết. Đoạn kết này chắc vẫn còn đi theo dài dài cho đến ngày khánh thành. Đó là Hội thiện. Nếu không có Hội thiện thì chắc chắn công việc phải đình trệ trầm kha. Do vậy mà luôn luôn tán dương và tha thiết kêu gọi chư Tôn Đức các chùa cũng như bà con xa gần, nếu có điều kiện, xin hoan hỉ tiếp tay trong phần Hội thiện này. Thời hạn bao lâu cũng được.

Dưới đây là phương danh chư ân nhân cho mượn Hội thiện trong thời gian 3 tháng qua:

Pt Huỳnh thị Chánh (cần cho biết trước) 1.500€ 
Pt Thiện Hòa (cần sẽ cho biết trước) 20.000€ 
Pt Nghiêm Xuân Luân (cần sẽ cho biết) 20.000€ 
Pt Bùi thị Duyên (cần sẽ cho biết trước) 5.000€ 
Pt Lê thị Thảo (cần sẽ cho biết trước) 2.000€ 
Pt Ẩn danh (cần sẽ cho biết trước) 4.000€ 
Pt Quách thị Ngữ (cần sẽ cho biết trước) 980€ 
Pt Võ văn Triển (cần sẽ cho biết trước) 5.000€ 
Pt Trương thị Dẫu (cần sẽ cho biết trước) 2.000€ 
Pt Nguyễn văn Thuận (cần cho biết trước) 1.000€ 
Pt Ẩn danh (cần sẽ cho biết trước) 5.000€ 
Pt Lannes Jacques (cần sẽ cho biết trước) 4.500€ 
Pt Trịnh thị Khiêm (cần sẽ cho biết trước) 3.000€ 
Pt Ẩn danh (cần sẽ cho biết trước) 2.000€ 
Pt Trần Thanh Huyền(cần cho biết trước) 2.000€ 
Pt Nguyễn văn Thạch (cần cho biết trước) 2.000€ 
Pt Lai Kim Loan (cần sẽ cho biết trước) 2.000€ 
Pt Võ văn Triển (lần 3) 5.000€

Và trong thời gian 3 tháng đầu năm 2009, chùa đã hoàn lại phần hội thiện cho bà con xa gần như sau : 
Tháng 01/09: 13.093,15€ 
Tháng 02/09: 10.027,15€ 
Tháng 03/09: 8.027,15€

Xin cảm niệm công đức cho mượn Hội Thiện của tất cả quý vị và mong rằng, nếu có điều kiện, xin quý vị tiếp tục hỗ trợ để ngôi chùa mới được đi trọn phần cuối cùng đến chỗ hoàn thành viên mãn, Công đức ấy thật vô lượng.

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Mái ngói Hậu tổ đã xong

 

Khi ê-kíp thợ lợp ngói trở lại làm việc, sau kỳ nghỉ Tết, họ tiếp tục mái ngói "Hậu Tổ". Trong vòng 2 tháng đã hoàn tất. Chỉ còn lại phần lợp bằng "kiếng". Phần này nằm ngang ở trên cao được biến chế sẵn từ bên ngoài đem đến gắn vào. Do đó mà phần này (ở trên cao) được che kín lại để chờ đợi.

Ê-kíp thợ chuyển sang dãy Tăng xá, bắt đầu cho mái ngói của dãy này và ngôi tháp thứ ba trên nóc nhà.

Lợp ngói Tháp Đa Bảo

Tháp thứ ba trên mái dãy Tăng Xá được gọi là tháp Đa Bảo. Theo Kinh Pháp Hoa, có một bảo tháp từ dưới đất vọt lên trụ giữa hư không. Trong tháp có Pháp thân của Phật Đa Bảo hiện ra.

Tháp thứ ba của chùa Khánh Anh không phải từ dưới đất vọt lên nhưng từ giữa nóc nhà vươn lên (nằm giữa tháp Quan Âm, Địa Tạng) cho nên cũng tạm thời mượn sự tích này mà đặt tên là tháp Đa Bảo. Và cũng từ ý nghĩa đó, trong tháp Đa Bảo (của chùa) sẽ tôn thờ các bộ Đại Tạng Kinh được xem như tượng trưng cho Pháp thân Phật Đa Bảo trụ trì trên thế gian.

Hiện nay, khi bản tin này đến tay quý vị thì tháp Đa Bảo đã lợp ngói đến phần "nóc tháp" tức nơi tôn trí trái bầu chính giữa. Có một điều đặc biệt là 2 tháp Quan Âm, Địa Tạng đều là lục giác. Riêng tháp Đa Bảo lại là tháp 5 cạnh, tức là Ngũ giác. Đấy chỉ là ngẫu nhiên vì có một phía "dính" vào vách tường của dãy Tăng Xá nên 2 cạnh được "rút" lại còn 1. Tuy nhiên ở phía trước nhìn vào vẫn thấy cả 3 tháp từa tựa giống nhau.

Lót gạch và sơn màu xung quanh

Một ê-kíp khác chuyên lo phần lót gạch các hành lang và các cầu thang xung quanh cũng như tô láng và sơn màu vàng các bức tường coi như đã hoàn tất. Chỉ thiếu phần cửa sổ chưa mua nổi (đủ số) nên còn bỏ trống.

Mái ngói dãy Tăng Xá

Phần còn lại nặng nhất chính là mái ngói dãy Tăng Xá. Vừa rộng lại vừa dài hơn cả mái Chánh Điện. Do đó số ngói đã đặt mua 7 năm về trước (2002) bây giờ kiểm lại còn thiếu rất nhiều. Và phần gỗ lớn để làm đòn dông, đòn tây cũng vậy.

Đã xong phần sườn sắt (charpente như trong hình) nhưng lại thiếu phần gỗ (lớn) và ngói. Bởi vậy nhà thầu phải đặt thêm phần bổ túc của 2 thứ. Hy vọng trong những tháng tới đây các containeurs vật liệu kể trên sẽ đến kịp thời để trong mùa hè + thu năm nay có thể hoàn tất phần lớn mái ngói này. Được như vậy, thì ôi thôi, nước mưa không còn tung hoành bay nhảy tùm lum như vùng oanh kích tự do nữa.

Các thứ thiết bị khác

Trong bản tin kỳ trước (04/09) có nhắc đến "hệ thống Điện Gaz". Hệ thống này bao gồm luôn cả phần sưởi và thông hơi (ventilation). Phần này đã được các công ty đặc trách cứu xét lập bản đồ và ước toán lên đến 750 ngàn Euro cho toàn bộ. Nhưng tất cả hồ sơ còn chờ sự chấp thuận của cơ quan kiểm tra an toàn xây cất (véritas).

Nếu đèn xanh của cơ quan này bật lên thì dự án có thể thực thi từng phần. Tất cả tùy theo khả năng tài chánh của mình mà tốc độ có thể nhanh hơn hay chậm lại.

Hội thiện Cứu nguy

Kết thúc bản báo cáo tiến trình xây cất này bao giờ cũng phải đi qua khâu tài chánh. Đó là phần Hội thiện được thu vào cũng như hoàn lại trong 3 tháng qua. Chính nhờ vào phần này (cộng với phần cúng dường) các công trình xây cất mới có thể vượt qua được những giai đoạn ngặt nghèo, nhất là ở vào thời kỳ gọi là suy thoái kinh tế toàn cầu và cũng là lúc mà toàn thể Phật tử hải ngoại bị đánh phá tả tơi và hoang mang cùng cực.

Dưới đây là danh sách chư vị ân nhân Phật tử cho mượn Hội thiện trong thời gian 3 tháng qua, bất chấp mọi chướng duyên:

Pt Nguyễn Lệ Xuân (cần cho biết trước) 2.000€

Pt Guyot Suzanne Vân (cần cho biết) 500€

Pt Nguyễn Minh Nguyệt (cần cho biết) 3.000€

Pt Huỳnh Lê thị Hạnh (cần cho biết) 5.000€

Pt Ẩn danh (cần cho biết) 5.500€

Pt Hoàng Quốc Việt (cần cho biết) 5.000€

Pt Guyon Jean Paul Ng Phúc Duy Duyên (cần cho biết trước) 10.000€

Pt Nguyễn thị Sơn-Hoàng Thanh Thảo (cần cho biết trước) 5.000$

Pt Ong thị Tuyết (cần cho biết trước) 1.000€

Pt Võ Đình Trọng-Vương Kim Huệ 10.000€

Pt Vũ Đức Tiến (cần cho biết trước) 2.000€

Hoàn trả Hội thiện

Và như thường lệ, 3 tháng qua, từ chùa đã hoàn trả Hội thiện đến quý vị theo lời yêu cầu:

Tháng 04/09: 7.827,15€

Tháng 05/09: 21.727,15€

Tháng 06/09: 10.327,15€

Xin cảm niệm công đức quý liệt vị và Phật tử xa gần. Mong rằng khi có điều kiện, xin mời quý vị tiếp tục cho mượn lại Hội thiện để hỗ trợ cho ngôi chùa hoàn tất được giai đoạn chót. Xin chân thành cảm tạ.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

3 mái ngói tháp Quan Âm

 

Qua hình ảnh trong bản tin kỳ này, bà con thấy tháp Đa Bảo (trên nóc Tăng xá) đã hoàn tất. Còn lại tháp Quan Âm đang lợp ngói. Có tới 3 mái ngói. Vì tháp Quan Âm (7 tầng) nhưng có 3 ban công. Và mỗi ban công có 1 mái ngói che ở trên. Cho nên mới có tới 3 mái ngói. Không phải như ở tháp Địa Tạng (phía sau chùa) có 9 tầng nhưng mỗi tầng chỉ là 1 mái nhỏ, trừ tầng trệt. Còn ở tháp Quan Âm có 3 mái che trên 3 ban công, hết sức kiên cố.

Sắt và gỗ làm mái và lợp ngói lưu ly như ở Chánh Điện (nhưng nhỏ hơn) Cũng giống như một cây thông, từ thấp lên cao, nhỏ dần. Do đó 3 mái ngói của tháp Quan âm lớn nhỏ khác nhau, lớn từ dưới, càng lên cao càng nhỏ lại.

Mái Tăng xá bắt đầu

Sau một thời gian chờ đợi "gỗ bổ túc". Bây giờ "về đủ" và xe cần trục đã đưa lên nóc, tất cả số gỗ cần thiết để làm "đòn dông, đòn tây".

Một vài hình ảnh trong bản tin kỳ này cho thấy mái Tăng xá bắt đầu. Hy vọng và cầu nguyện bây giờ cho đến cuối năm (chỉ còn 2 tháng), làm thế nào để hoàn thành mái ngói Tăng xá. Chỉ cần "lớp xi măng vermex" phủ lên thôi chứ chưa có thời gian lợp ngói. Được chừng đó cũng mừng lắm rồi. Vì nước mưa đổ xuống không còn "được phép đi lại tự do suốt 5 tầng lầu nữa".

Vả lại, nếu muốn lợp ngói, cũng chưa đủ ngói để lợp, vì số ngói bổ túc còn chưa “ra khỏi lò!”

Ở một bản tin trước đây có nói: Theo dự liệu, mái Tăng xá không có lợp ngói, nên số ngói đặt vào năm 2002, không có ngói cho dãy Tăng xá. Sau này mới nảy ra "sáng kiến" lợp ngói luôn dãy Tăng xá cho nó "đẹp một thể". Bởi vậy mới đặt thêm và... tốn thêm. Vì giá 2002 không còn nữa và bây giờ là giá của 2009. Tất cả số ngói đặt bổ túc cho mái Tăng xá thôi lên đến con số (nói nhỏ nhỏ) 92 ngàn đô la Mỹ, chưa kể phần sắt làm "kèo" và phần gỗ làm đòn dông, đòn tây, rui mè... Cho nên chi phí riêng mái ngói của Tăng xá gần xấp xỉ với mái ngói chánh điện, hậu tổ và các tháp cộng lại.

Tô và Sơn

Bà con ở xa nhìn vào hay đứng ngay ở mặt tiền (trên quốc lộ 7) đều nhận ra màu sắc đặc biệt của chùa, không nhầm lẫn được. Đó là một phần công tác hết sức độc đáo của nhóm thợ chuyên môn. Chính là tô và sơn. Tô cho láng trước khi sơn.

Thợ Tàu, nhưng sơn Tây. Sau khi so sánh, thấy sơn của Tây có "chất lượng" hơn, lâu bền hơn sơn Tàu. Do đó khởi đầu từ tháp Địa Tạng đến bây giờ, đều tiêu thụ sơn Tây, mặc dầu phải chịu giá ở đây cao hơn. Hiểu như vậy rồi, bà con cứ nhìn toàn bộ dãy Tăng xá 5 tầng mênh mông, thì phần tô và sơn (sau khi có mái ngói) cũng là một công tác hết sức hấp dẫn! Xin chư Tôn đức và bà con xa gần cầu nguyện cho.

Hội thiện

Kết thúc phần này bao giờ cũng nhắc đến Hội thiện. Vì nếu thiếu Hội Thiện, sẽ thiếu phần kết, mặc dầu sức hộ trì của bà con Phật tử vẫn đều đặn, kiên cố trước bao nhiêu thử thách, đánh phá, gây hoang mang.

Trong 3 tháng qua, tại chùa Khánh Anh đã nhận được những phần hội thiện quý báu của chư Tôn đức và bà con xa gần gởi về cho mượn như sau :

Pt Dương Irene (trả mỗi tháng 370€ từ 9/9/9) 3.700€

Pt Diệu Trí (cần cho biết) 2.000$

Pt Muoi Orf - Diệu Trí (cần cho biết) 5.000€

Pt Hoàng Anh Tuấn (Khóa học 22 hoàn lại) 10.000$

Pt Hà Nhã Uyên (cần cho biết) 5.000€

Pt Roy Françins (cần cho biết) 1.000€

Pt Châu Ngọc Ng Đào Ngân 3.000$

Pt Nghiêm Xuân Luận (cần cho biết trước) 5.000$

Pt Trịnh thị Khiếm (cần cho biết trước) 3.000€

Pt Bùi Minh Châu (trả 1 tháng 500€từ11/10) 5.000€

Hoàn trả hội thiện

Và như thường lệ, trong 3 tháng qua, chùa đã hoàn trả lại hội thiện cho những vị cần thiết:

Tháng 07/09: 7.327,15€

Tháng 08/09: 8.827,15€

Tháng 09/09: 9.302,15€

Xin chân thành cảm tạ Công đức chư liệt vị và bà con Phật tử. Cầu chúc quý vị thân tâm thường lạc, phước huệ song tu. Và nếu có điều kiện xin cho mượn trở lại, vì công tác xây dựng chùa Khánh Anh Evry cũng chưa hoàn toàn chấm dứt.

A Di Đà Phật.

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

Tháp Quan Âm đã lợp xong một mái ngói

 

Trong bản tin kỳ trước nói về tháp Quan Âm (phía trước chánh điện) phải làm tới 3 mái ngói. Mỗi mái ngói che trên một ban-công. Nhưng khi vừa lợp xong được một mái (như trong hình) thì tạm ngưng công tác!

Lý do vì phải dồn lực lượng ưu tiên hoàn thành mái Tăng Xá khi cây gỗ lớn đã "về đủ". Bởi vậy, Tháp Quan Âm chỉ mới xong một mái trên cao, còn lại hai mái (giữa và dưới) phải đành gác lại cho kỳ tới.

Mái Tăng Xá vừa phủ xong lớp Vermex

Phải nói mái ngói của dãy Tăng Xá là mái ngói dài nhất và rộng nhất trong các mái của chùa Evry. Và, dĩ nhiên, tốn kém cũng "nhất" luôn.

Sau khi tiếp nhận lớp gỗ lớn từ nước ngoài về, thì công việc bắt đầu ngay, vì lớp gỗ nhỏ đã đặt mua sẵn tại chỗ. Tiến trình đầu tiên: Sau khi đã gác đòn dông, đòn tay rồi, vẫn là lớp gỗ nhỏ "rui mè" được đóng lên trước. Tiếp theo, một lớp ván ép dày khoảng 1cm phủ kín mái chùa. Tiếp đến, trải lên trên lớp ván, một lớp nhựa Plastic (có tên Starbasse) dày khoảng 5 mi-li-met để làm cách nhiệt và ngăn nước mưa. Sau đó mới đổ lên lớp xi-măng Vermex. Gọi "Vermex" là tên hiệu của một chất xốp xốp và nhẹ. Thay vì xi măng phải trộn với cát thì nặng hơn. Chất vermex trộn với xi-măng, khi khô rồi, cũng cứng không kém nhưng nhẹ hơn nhiều, rất thích hợp tiện lợi nằm trên mái nhà. Lớp này đổ dày khoảng 2cm, có nơi tới 3cm, tùy theo độ cong của mái chùa.

Khi lớp Vermex này khô cứng, có hình thù mái chùa cong cong thì lớp ngói "âm dương" mới đặt lên sau cùng. Đó là tuần tự công tác lập đi lập lại giống nhau khi lợp các mái chùa, mái tháp ở Evry.

Nhưng với thời tiết gần đây rất xấu. Mưa và lạnh nhiều. Do đó công việc thường xuyên bị gián đoạn. Cho nên, giỏi lắm, từ đây đến trước Tết dương lịch (2010) phủ hết mái Tăng Xá bằng lớp xi măng Vermex là khá lắm rồi. Và như thế cũng làm cho nước mưa không còn tự do "tung hoành" qua 4 tầng lầu như trước nữa.

Để rồi sang năm, sau kỳ nghỉ tết trở lại, hy vọng ê-kíp thợ sẽ bắt tay vào việc lợp ngói thực thụ cho mái Tăng Xá.

Cam kết hoàn tất trong 3 năm nữa

Song song với việc lợp ngói, công việc hoàn tất bản đồ Kiến trúc sau cùng và các thiết bị cần thiết bên trong phải được "cam kết thực hiện" trong vòng 3 năm nữa. Đó là kết quả của phiên họp ngày 17/11/09 về kỹ thuật giữa nhà chùa, với kiến trúc sư và các giới chức trách nhiệm về xây cất của chánh quyền địa phương.

Được biết nặng nhất là công tác thiết bị các hệ thống điện, nước, sưởi, vệ sinh, chữa lửa và thông hơi. Tất cả phải theo đúng tiêu chuẩn an toàn cho những nơi công cộng, sử dụng đông đảo. Các hệ thống đang sử dụng tại chùa mới hiện nay, đều có tánh cách "tạm thời" cần phải "xét lại". Có thể bị thay thế một khi cơ quan trách nhiệm kết luận không đúng tiêu chuẩn!

Vấn đề đặt ra "lâu hay mau" còn tùy thuộc vào khả năng tài chánh của mình. Nếu có đủ thì 3 năm hay ngắn hơn. Còn như không đủ, 3 năm trôi qua rồi mà vẫn chưa thực hiện được, thì làm sao đây?

Tuy nhiên, để tạo sự tin tưởng cho giới chức địa phương khỏi nghi ngờ, nhà chùa vẫn lên tiếng "cam kết" ngon lành trong vòng 3 năm nữa, sẽ thực hiện các hệ thống đúng theo tiêu chuẩn. Vì nếu không thực hiện đúng theo tiêu chuẩn quy định, sẽ không có con dấu hợp lệ để chính thức đi vào hoạt động.

Xin chư Tôn Đức và bà con Phật tử đồng hương xa gần liễu tri và cầu nguyện cho. Vì nhà chùa vừa lên tiếng cam kết lại vừa "run lật bật". Bởi lẽ, nghe đâu con số dự chi cho các hệ thống nêu trên đây trong vòng 3 năm vào khoảng 3 triệu Euros. Đó là chưa kể các khoản còn lại, như mái ngói, tường rào, cửa sổ, cửa tam quan...

Đã chi tới bao nhiêu triệu rồi?

Nghe đến đây, có vị hỏi liền: Vậy cho đến hôm nay, việc xây cất chùa Evry đã chi xuất đến bao nhiêu rồi, sao không thấy quý thầy báo cáo?

Xin thưa: Lâu nay không dám báo cáo thường xuyên, vì ngại những con số dễ làm dao động tâm niệm chúng ta. Cho nên bất đắc dĩ, lâu lâu mới nhắc lại một lần. Kỳ này không thể tránh được, vì sắp bước vào một giai đoạn quyết định hệ trọng. Do đó nhìn vào sổ chi cuối tháng 11/2009, thấy tổng kết bằng con số 11.991.997€14. Thế thì chẳng còn bao lâu nữa, có thể là cuối tháng 12/2009, con số chi sẽ bò qua khỏi ngưỡng cửa 12 triệu Euros. Trong số này, nợ ngân hàng (hết 2010 chấm dứt) và nợ "hội thiện" vay vay trả trả, trung bình còn mắc phải khoảng 1 triệu Euros.

Hội thiện cứu nguy

Nhờ món "nợ hội thiện vay vay trả trả" mới có ra một số để đắp đổi cho những trường hợp bế tắc. Trong công trình xây cất chùa mới ở Evry, ngoài phần cúng dường và gây quỹ cúng dường đủ mọi hình thức, nếu không có thêm phần "hội thiện" bổ túc cứu nguy thì công việc khó bề tiến triển như hiện thời chúng ta nhìn thấy.

Do đó khi nào cũng phải nói đến phần "hội thiện cứu nguy" coi như một hình thức kêu cứu đặc biệt đến chư Tôn Đức cũng như toàn thể Phật tử xa gần lưu tâm cứu khổ cho trong những lúc cấp thiết nhứt.

Trong 3 tháng qua, phương danh chư vị ân nhân cho mượn hội thiện được ghi nhận như sau:

Chùa Phổ Hiền (Strasbourg)(cần cho biết) 30.000€ 
Pt Đỗ thị Vui (tháng 3/2010, xin nhận lại) 5.000$ 
Gđ Minh Hiển (cần cho biết) (2 lần) 3.000€ 
Pt Diệu Hòa (cần cho biết) 1.000€ 
Gđ Võ Đình Khánh (cần cho biết) 2.500€ 
Pt Ng Đức Thắng (2/2010, mỗi tháng 500€) 3.000€ 
Pt Võ Agnès-Huỳnh t.Tịnh(cần cho biết) 10.000€ 
Gđ Võ văn Triển (cần cho biết) (lần 4) 5.000€ 
Pt Chúc Hoa (Na Uy) (cần cho biết trước) 5.400€ 
Gđ Trần Tế Thế (cần cho biết) 3.000€ 
Pt Suzanne Guyot (cần cho biết) 1.000€ 
Pt Huỳnh thị Chang (năm 2011 xin lại) 1.000€ 
Pt Đoàn thị Mỹ Lệ (xin lại tháng 6/2010) 1.000€

Hoàn trả hội thiện

Và cũng như thường lệ, có vay thì có trả. Trong 3 tháng vừa qua, từ chùa Khánh Anh đã gởi hoàn trả phần hội thiện đến quí vị khi cần thiết:

Tháng 10/09: 19.827,15€ 
Tháng 11/09: 35.314,15€ 
Tháng 12/09: 9.897,15€

Xin chân thành cảm niệm công đức của chư liệt vị và bà con Phật tử xa gần. Chúc quí vị thân tâm thường lạc, Phật sự viên thành, và nếu điều kiện cho phép, xin quý vị cho mượn trở lại, vì ngôi chùa mới vẫn còn đó, vẫn còn nhiều chi tiết để hoàn tất. A Di Đà Phật.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Ê-kíp thợ lợp ngói đã trở lại

Như thường lệ hàng năm Ê-kíp thợ lợp ngói sau thời gian về quê ăn Tết đã trở lại công trường. Nhất là công việc lợp ngói cần phải có thời tiết ấm hơn và ít mưa, không tuyết. Nhưng mọi người đều không quên rằng mùa lạnh năm vừa qua rất là khắc nghiệt lại còn kéo dài. Đã đến sớm, lại chấm dứt muộn. Không chừng, mất hơn 3 tháng, không làm được gì trên mái ngói.

Bây giờ vào cuối tháng 3, công việc mới bắt đầu. Đã thế mà còn gặp thêm cái xui, chỉ trở lại có 3 người trong khi toàn ê-kíp thợ làm việc năm ngoái là 5 người. Cho nên đã chậm lại còn thiếu. Không biết đến cuối năm nay có lợp xong mái ngói Tăng Xá hay là chưa? Ông chủ ê-kíp đang xin thêm cho hai ba người thợ nữa qua tăng cường. Nhưng mỗi lần làm thủ tục lại gặp nhiều thay đổi, điều tra hồ sơ, đủ thứ linh tinh và kéo dài thời gian. Như kinh nghiệm trong quá khứ, xin thủ tục cho 5 người chỉ qua được có 1 người. Và phải mất hơn 1 năm mới xong.

Tháp Quan Âm bắt đầu làm tiếp

Như bản tin kỳ trước (1/2010) đã có nhắc đến, vì cần thời gian để phủ cho xong toàn thể 2 mái Tăng Xá bằng 1 lớp xi-măng vermex để tránh nước mưa, nên phải ngưng nửa chừng công việc lợp tháp Quan Âm. Chỉ mới xong có một mái trên cùng. Còn lại 2 mái giữa và dưới thấp để lại cho năm nay. Bây giờ ê-kíp 3 người thợ mới qua bắt đầu trở lại tháp này. Và trong 2 tháng nữa đến ngày Phật Đản (30/5) không biết tháp Quan Âm sẽ được hoàn tất hay là chưa? Xin chư Tôn đức và bà con xa gần niệm đức Quan Âm gia hộ cho.

Phần nội thất đang được hỏi thăm

Ngoài công việc bên trên mái ngói, còn lại một phần rất nặng. Đó là hoàn tất các điều kiện bên trong gọi là phần "nội thất". Như bản tin kỳ trước có nhắc đến, đó là các phần điện, gaz, nước, lò sưởi, thông hơi và vệ sinh. Tất cả phải được cơ quan kiểm tra an toàn xây cất gọi tắt là Véritas đóng dấu đúng tiêu chuẩn thì mới được thông qua và đi vào hoạt động hợp lệ. Cho nên tất cả các phần điện, gaz... đã có đều xem như tạm thời sử dụng, chưa hợp lệ. Phải được xét lại toàn bộ!

Bởi vậy trong thời gian qua, nhiều công ty về điện, gaz, lò sưởi... đã được gọi đến thảo luận với kiến trúc sư và ban trách nhiệm xây cất của chùa. Nhất là hiệu năng và giá cả. Nói vắn tắt là phải "tốt" mà "rẻ". Đó mới là điều hơi mâu thuẫn khó chọn lựa. Đến giờ này, chưa có hãng nào được quyết định sau cùng. Nói chung, còn đang tham khảo, bàn qua, tán lại, thêm đầu bớt đuôi, ôi thôi đủ thứ...

Nhất là ông sưởi gaz đang gặp nhiều thứ nan giải. Bởi lẽ hãng gaz nhà nước (gaz de ville) cho biết không có ống dẫn gaz vào gần bên cạnh chùa. Nếu muốn, phải xin dẫn từ phía nhà ga xe lữa Bras de Fer vào đến chùa mất khoảng 800 hay 900 thước ống đồng. Đó là chưa kể phí tổn đào bới bắt ống và phép tắc địa phương. Nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi vì một khi đã chọn sưởi bằng gaz thay vì bằng dầu cặn (Mazout) hay bằng năng lượng mặt trời là những cách chưa dùng quen, lại thiếu kinh nghiệm, mặc dầu giá có rẻ hơn chút đỉnh.

Cầu thang máy Otis được chiếu cố

Trong khi đó, chỉ có hãng thang máy Otis được chiếu cố và ký hợp đồng với giá căn bản là 32 ngàn Euros, chưa kể các thứ phụ tùng và bảo hiểm linh tinh khác.

Số là từ đầu, có lẽ vào khoảng 10 năm về trước, chùa có xin devis (kết toán sơ khởi) của hãng này. Và sau đó họ có theo dõi, nhưng lúc nào cũng được trả lời là công trình chưa xong, phải đợi và phải đợi. Cho đến lúc không đợi được nữa, nghĩa là giá cả phải tăng lên sau một thời gian quy định.

Bây giờ đến lúc cần thì giá cũ không còn. Thế mà mình cứ vẫn xin giữ giá cũ lấy lý do là khách hàng...cũ. Nhưng thật ra chỉ là có devis cũ chớ chưa đặt cọc đồng nào. Sau một thời gian kèn cựa qua lại "năn nỉ, ỉ ôi, ca bài con cá" hãng này cũng thương tình cho nhận giá cũ chỉ tăng thêm chút đỉnh tượng trưng. Đó là hãng Otis. Khi nào bà con đi vào thang máy bất cứ ở đâu, nhìn thấy có chữ Otis thì chính thị là "bổn đạo" của ta!

Đó là cầu thang đặt ở giữa dãy Tăng xá chạy lên xuống 4 tầng lầu bên cạnh dãy cầu thang tròn đi bộ. Chưa biết đến ngày Đại lễ Phật Đản (30/5) có trình diện cho bà con thấy được chưa hay phải đợi kỳ lễ tới

Và các phần khác bên trong

Không hiểu vì lý do gì hoặc vì phong thủy địa lý hay vì ngẫu nhiên thích hợp mà không có dãy cửa sổ nào giống cửa sổ nào. Tất cả đều có khuôn khổ khác nhau. Đó mới là điểm hấp dẫn nhất của chùa Khánh Anh Evry. Còn tất cả cửa lớn, cửa phòng cá nhân... bắt buộc phải làm theo tiêu chuẩn cửa chống lửa (coupe-feu) vừa dày, vừa nặng lại là thứ đắt tiền. Như thế mà tính cho đủ cửa lớn của 4 tầng lầu cũng đủ thấy...chóng mặt rồi.

Nhưng xin thưa, không tránh vào đâu được. Bởi là điều kiện an ninh bắt buộc mình phải theo cho đúng tiêu chuẩn ở các nơi công chúng sử dụng. Vậy xin chư Thiên Tỳ Thủ Yết Ma (chuyên về xây dựng) thương tình hướng dẫn cho vừa đúng cách, vừa... ít tốn kém để chốn già lam này được thành tựu như ước nguyện của chư Tôn Đức và toàn thể bà con xa gần hằng ủng hộ và theo dõi.

Hội thiện

Viết đến đây, không bao giờ quên được mục cuối cùng là "hội thiện". Ngoài phần cúng dường, nếu không có thêm phần "hội thiện" tức cho mượn không tính lời và không có thời gian nhất định để trả lại thì công việc hoàn tất công trình sẽ giậm chân tại chỗ hoặc tiến rất chậm. Chính nhờ "hội thiện" mới có thể đi nhanh đi gấp qua nhiều... tiết mục mà đáng lẽ phải đợi chờ khá lâu. Do đó, bao giờ cũng rất hoan nghênh "hội thiện" dầu nhiều, dầu ít, dầu dài hạn hay ngắn hạn. Tất cả đều là công đức vô lượng vô biên, bất khả tư nghì. Trong thời gian 3 tháng qua, chùa Khánh Anh đã nhận được những phần hội thiện xa gần của chư vị ân nhân như sau:

Pt Hoàng t.Xâm(16/12/11trả 1 tháng500€) 3.000€ 
Pt Lê Vinh (cần cho biết) 4.000€ 
Pt Bùi thị Duyên (qua tết 2010 hoàn trả) 1.000€ 
Pt Tô Phủ Lộc Thành (cần cho biết) 10.000€ 
Pt Maurice Perreaux(2/10 trả mỗi tháng) 30.000€ 
Pt Dương Ngọc Thiệu(4/10mỗi tháng500€) 5.000€ 
Pt Ngô Nguyễn thị Tý (cần cho biết) 4.500€ 
Pt Nguyễn thị Mỹ Dung (cần cho biết) 500€ 
Pt Ẩn danh (cần cho biết trước) 3.000€ 
Pt Vũ thị Hoa (cần cho biết trước) 6.000€ 
Pt Ẩn danh (cần cho biết trước) 15.000€ 
Pt Lâm Hia Lay (cần cho biết) 1.500$+1.000€

Hoàn trả hội thiện

Và cũng 3 tháng qua, từ chùa đã hoàn trả hội thiện mà quý vị yêu cầu. Xin nhắc lại: Khi nào chư Tôn Đức hay quý vị cần dùng tới, xin cho chùa Khánh Anh biết. Nếu ít thì có ngay. Còn nếu nhiều, xin cho biết trước 2 tuần lễ hay 1 tháng để có thể chuẩn bị. Và, khi có điều kiện cho mượn trở lại, xin quý vị hoan hỉ liên lạc, vì chùa rất cần để hoàn tất đến khâu cuối cùng của công trình xây dựng. Dưới đây là tổng kết 3 tháng qua từ chùa Khánh Anh đã hoàn trả hội thiện như sau:

Tháng 01/10: 9.197,15€

Tháng 02/10: 10.697,15€

Tháng 03/10: 22.432,15€

Xin cảm niệm công đức chư liệt vị. Mong được tiếp nhận trở lại, khi có đủ thuận duyên cho mượn tiếp tục. A Di Đà Phật.

.

 

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

Hoàn thành mái ngói tháp Quan Âm

"Tháp Quan Âm sẽ hoàn tất việc lợp ngói (2 mái còn lại) trước ngày 30/5" (tức trước lễ Phật Đản năm nay). Đó là lời hứa của ê-kíp thợ lợp ngói. Tuy chỉ còn có 3 người, nhưng phải nói họ đã quyết tâm để hoàn thành đúng ngày. Mà quả như vậy. Thật đáng tán thán. Bà con về tham dự Đại Lễ Phật Đản năm nay hết sức hoan hỷ khi nhìn thấy Tháp Quan Âm với 4 mái (nếu tính luôn mái trên đỉnh) theo hình dáng như cây thông, trên nhỏ dưới lớn, rất cân xứng rực rỡ trang nghiêm. Ai ai cũng vui mừng và mong một ngày nào đó sẽ có cơ duyên vào tháp đảnh lễ Bồ Tát Quan Thế Âm và xin một thẻ xăm của Ngài (xin nhắc lại ở đây là xăm Quan Âm chứ không phải là xăm Quan Công. Cũng có 100 thẻ + lời bàn và lời dịch tóm lược sang tiếng Pháp).

Tháp Quan Âm 7 tầng. Nhưng chỉ có hai tầng thờ tượng Bồ Tát và được xin thẻ ở hai nơi một lượt để khỏi phải đợi chờ.

Đổ bê-ton sân sau, trước Tháp Địa Tạng

Để tránh tình trạng xe vào chùa gặp cảnh bùn lầy lồi lõm, nước ngập nhiều nơi, ban kiến thiết chùa đã xin quyết định đổ bê-ton sân sau, trước Tháp Địa Tạng, mặc dầu phải chịu một phần tốn kém khá nặng. Đồng thời với công tác chỉnh trang này, tầng dưới Tháp Địa Tạng (tầng để tro) phải làm thêm một cửa ra vào gọi là cửa secours thoát hiểm, còn gọi là cửa coupe-feu (phòng hỏa hoạn).

Tất cả đều được hoàn tất trước ngày Phật Đản. Mọi người về chùa thăm tro cốt thân nhân trong tháp Địa Tạng, kể từ nay có thể vào ngay tầng dưới trực tiếp, chứ không phải vào tầng trên rồi đi cầu thang xuống như từ trước. Đấy là làm theo tiêu chuẩn an toàn của cơ quan an ninh xây cất đưa ra gần như bắt buộc. Không thể tránh né vào đâu được.

Và cũng nhờ vậy mà bà con về dự lễ Phật Đản năm nay đều nhìn thấy sân sau chùa có phần đẹp đẽ khang trang hơn.

Mái Tăng Xá - Mái Hậu Điện

Qua Đại Lễ Phật Đản, ê-kíp thợ chuyển sang lợp ngói mái Tăng Xá. Mái này được hoàn tất lớp xi măng "vermex" vào cuối năm rồi. Chỉ còn việc để ngói "âm dương" lên hai mái mà thôi. Nhưng vì mái quá dài và quá lớn hơn hết nên chưa biết có hoàn tất nổi trong năm nay hay không. Có tin cho hay sẽ tăng cường thêm 2 người thợ nữa. Nhưng cũng chưa rõ ngày nào nhóm thợ này được giấy tờ chính thức sang Pháp bắt tay vào việc. Xin Chư Tôn đức và bà con cầu nguyện cho.

Mặt khác mái Hậu Điện, tức phần thờ Tổ và Hương Linh, bên ngoài nhìn vào thấy như hoàn tất rồi. Nhưng thực tế vẫn còn lại một "mái bằng" trên cao lợp "thủy tinh" để nghiên cứu (cách nào cho đẹp, cho tiện và cho... rẻ). Chính vì vậy mà lần này nhà thầu lợp ngói phải tìm cách "dứt điểm" để đâu vào đấy cho xong.

Ngoài ra hai mái ngói của tháp Địa Tạng (2 tầng dưới) vẫn còn "trơ gan cùng tuế nguyệt", đã hơn 4 mùa tuyết phủ rồi với mấy tấm tôn che tạm. Lần này, nhà thầu cũng cho vào chương trình để vẽ kiểu và đặt các đà sắt từ nước ngoài đưa tới.

Chưa hết, còn một phần nữa gọi là "nhà kiếng". Kéo ra che trên ban công bên cạnh nhà bếp, lại cũng phải đặt kèo sắt, và vật liệu "trong sáng" từ nước ngoài đưa về. Do đó mà chuyến này, nhà thầu yêu cầu chùa chi ra một phần khá nặng. Nhưng không làm sao tránh được nữa. Có bao nhiêu thì chạy dốc hết bấy nhiêu. Xin cầu nguyện như nước nhỉ dưới giếng mùa khô. Cứ từng gàu, từng gàu chắt từng giọt, từng giọt và bền tâm vững chí thế nào rồi cũng đổ đầy một hồ lớn.

Điện và Gaz

Ngoài ra các phần "hạ tầng cơ sở" nữa, như Bản tin kỳ trước đã nói. Đó là Điện và Gaz trước nhất. Sau đó sẽ đến phần Sanitaires (vệ sinh) và Ventilation (thoáng hơi). Tất cả cần phải hoàn tất trong vòng 3 năm, kể từ 2009 như đã hứa với thành phố Evry.

Trước hết là Điện và Gaz. Điện thì đã có nhiều hãng đưa người tới nghiên cứu và cho chiết tính giá cả. Chỉ còn thương lượng và ký hợp đồng mà thôi. Về Gaz (nhà nước) cũng thế. Phái đoàn trước cho giá cao, phái đoàn sau cho giá vừa phải, có thể vói tới được. Nhất là họ "chịu" cho mình trả góp nhiều đợt.

Nhìn chung, về mặt này, có phần tiến triển, khả thi. Hy vọng đến Bữa Cơm Xã hội năm nay vào cuối tháng 10/2010 có thể dùng Gaz (de ville) thay cho Gaz "bình" như xưa nay, vừa tốn nhiều công xách tới xách lui lại còn bị thêm phần gọi là "nguy hiểm". Đó là lời ước ao nhỏ nhoi như vậy, nhưng không biết có đạt được hay là không đây? Chờ xem!

Tóm lại, cứ từng bước nhỏ thực hiện, để đưa ngôi chùa mới đến chỗ hoàn thành như tâm nguyện chung của toàn thể. Kính mong Chư Tôn Đức và bà con xa gần liễu tri và hộ niệm cho.

Hội Thiện

Mục cuối cùng kết thúc thường lệ đó là Hội Thiện, tức cho chùa "vay" không có lời. Nhờ đó mà công trình xây cất có thể vươn lên cao hơn, bên cạnh sự cúng dường và hộ trì cố định tùy theo khả năng của mỗi người.

Dưới đây là danh sách chư vị ân nhân cho mượn Hội thiện trong 3 tháng vừa qua:

Pt Nguyễn t.Thúy Phượng (cần cho biết) 3.000€

Pt Ẩn danh (cần cho biết) 3.000€

Pt Đào thị Ngân (cần cho biết) 4.000$

Pt Nguyễn Đức Vinh (cần cho biết) 4.500€

Pt Lê Vinh (cần cho biết) 5.000€

Pt Nghiêm Xuân Luận (cần cho biết) 12.000€

Pt Ẩn danh (cần cho biết) 3.000€

Pt Trần thị Kim Hoa (cần cho biết) 5.000€

Hoàn trả hội thiện

Và cũng như thường lệ, 3 tháng qua, từ chùa đã hoàn trả hội thiện cho quý vị yêu cầu, được tổng kết như sau:

Tháng 04/10: 10.797,15€

Tháng 05/10: 21.897,15€

Tháng 06/10: 22.597,15€

Xin cảm niệm công đức chư liệt vị. Mong được tiếp tục trở lại, khi có đủ thuận duyên cho mượn tiếp, vì ngôi chùa mới chánh thức vẫn chưa hoàn tất.

A Di Đà Phật.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Nhìn những hình ảnh gần đây mà nhiều người đã nhận được qua e-mail hoặc thỉnh thoảng thấy trên vài trang báo hay bìa lịch năm mới, ai nấy đều tấm tắc khen ngợi: "Ồ, chùa đẹp quá rồi, xong rồi, còn chờ gì nữa mà chưa chịu tổ chức lễ Khánh thành?"

Nhưng xin thưa: Coi vậy mà không phải dzậy đâu! Chỉ có cái bề ngoài thôi. Chỉ thấy lớp vỏ sơn phết coi "được" lắm. nhưng bên trong còn "trống rỗng". Chỉ mong lẹ lẹ cho mái ngói xong xuôi, để khỏi phải nhìn thấy nước mưa đi "rong chơi" suốt mấy tầng lầu. Được chừng đó đã mừng lắm rồi. Tuy vậy bây giờ, nước mưa cũng vẫn còn "hách dịch" lắm, vẫn còn dọa nạt, bắt bí. Chỗ nào còn trống, chỗ nào chưa có cửa sổ, vẫn còn ào ạt tấn công. Nhưng coi lại, xem chừng bớt hung hăng hơn trước, lúc chưa có mái ngói. Mặc dầu 2 mái Tăng Xá chưa có ngói đặt lên, nhưng nhờ lớp xi-măng vermès bao phủ 2 bên cũng chống đỡ phần lớn những cơn mưa gầm hú vang trời.

Còn phần bên trong, các bản tin trước đã nói coi như bắt đầu làm lại toàn bộ. Ba vấn đề chính là Điện, Gaz và thoáng hơi gọi tắt là VMC. Ba cái này coi như là 3 trục chính hay là 3 cửa ải phải vượt qua. Nếu cơ quan kiểm kê kỹ thuật và an toàn xây cất gọi là Véritas của nhà nước chưa đóng dấu thông qua 3 điểm này (hoặc 1 trong 3 điểm) thì coi như không có sinh hoạt nào được chính thức thực hiện nơi đây với tánh cách của một ngôi giáo đường. Và như vậy, cứ mãi kéo dài tình trạng của một công trình xây cất chưa hoàn tất.

Chính vì thế trong những tháng gần đây, không tránh được nữa, phải chính thức bắt tay vào việc. Nghĩa là phải tiếp xúc, thương thảo và ký hợp đồng với các công ty Điện, Gaz và VMC với điều kiện các công ty này phải làm việc theo kế hoạch chi tiết có sự thỏa thuận của cơ quan kiểm kê kỹ thuật Véritas.

Nhưng, thưa thiệt, không làm sao dám đụng một lượt 3 thứ. Vì thứ nào thứ nấy đều cho bản giá tổng quát gần như muốn... độn thổ luôn. Trong thời gian này nếu có vị nào đến thăm chùa mới, sẽ thấy có một chiếc xe của hãng điện thường đậu trong sân sau của chùa. Chính công ty này đã bắt tay làm việc hơn 2 tháng qua với giá hợp đồng đã ký là 150 ngàn Euros (chưa kể các phần phụ trội gần trăm ngàn nữa). Công tác sẽ hoàn tất khoảng giữa năm 2011. Và theo thông lệ, khi bắt đầu công việc phải đóng trước 30% rồi những tháng tiếp theo phải đóng khoảng 10 hay 15%. Chừng đó cũng đã phải "nín thở" đến ba bốn lần rồi.

Nhưng chưa hết, thưa chư Tôn Đức và bà con xa gần, đây là công ty được cho là giá "hạ" nhứt. Đến phiên hãng Gaz mới hấp dẫn hơn. Bản chiết tính giá cả đầu tiên của hãng này gởi lại cho mình suy nghĩ, tổng quát khoảng 350 ngàn Euros. Nếu mình ký làm việc 1 lần 2 thứ, thì không biết sau đó mình phải "thăng" đến cảnh giới nào, mỗi khi nợ đáo hạn phải trả. Còn vấn đề VMC chưa dám động tới. Nếu động tới cũng không dưới 100 ngàn Euros!

Tóm lại, vì 3 cửa ải "cao cấp" này mà công việc phải "kéo chậm" trở lại, không dám quả quyết là 1 năm hay 2 năm nữa. Vấn đề không phải là thời gian quyết định mà do ông "thần tài" quyết định. Mà ông "thần tài" của chúng ta trong suốt 15 năm qua chính là bà con liên tục hộ trì hàng tháng, bà con công quả bán bánh bỏ thùng, bán cơm gây quỹ, các chùa, các tự viện, Chư Tôn Đức Tăng Ni chia sớt cúng dường, cho mượn hội thiện... Ông thần tài này có nhiều cánh tay như Bồ tát Quan Âm thiên thủ thiên nhãn vậy.

Ngoài 3 cửa ải...

Nếu được Phật độ, Bồ tát soi đường, chư Thiên tiếp tay qua khỏi 3 cửa ải rồi, thì còn gì nữa không? Xin thưa vẫn còn, chưa hết, nhưng là các mục khác. Nào là 250 cửa sổ lớn nhỏ double-vitrage đã đặt rồi nhưng chưa về tới. Dĩ nhiên cũng phải đóng trước 20%. Đó là chưa kể bao nhiêu cửa lớn, trong đó có khoảng 20 cửa chống lửa gọi là coupe-feu. Nghe đâu mỗi cửa khoảng một nghìn Euros. Rồi cầu thang máy lên xuống 5 tầng lầu, cũng đã đặt và đóng 20%. Có tin nói rằng khi điện đủ tiêu chuẩn, thì cầu thang máy sẽ được đưa về và chắc chắn 80% còn lại phải thanh toán ngay. Đó là những mục có tên. Còn những điểm không tên chưa biết nó sẽ xuất hiện ra lúc nào.

Tóm lại còn rất nhiều thứ, kể không hết được. Hẹn "hồi sau sẽ tiếp" như tiểu thuyết đăng nhiều kỳ mới có phần ngạc nhiên hấp dẫn hơn.

Mục cuối cùng không thể thiếu

Quý vị chắc đã đoán ra rồi. Đó là "Hội thiện cứu nguy". Đã "cứu" nhiều rồi mà vẫn chưa hết "nguy". Trong khi đó 3 tháng qua, số "hội thiện" vào thì ít mà ra thì nhiều. Nghĩa là số cho mượn thì ít đi mà số trả lại nhiều hơn. Có lẽ vì cuối năm ăn Tết phải chi nhiều hơn hoặc phải trợ cấp bà con xa gần hay mua sắm nhiều thứ v.v... Tuy nhiên, vẫn còn có một số ít cho mượn hội thiện với danh sách như sau:

Pt Jacques Lanes 5.000€ (trả 500 mỗi tháng từ 1/3/11) 
Chùa Phổ Hiền (Strasbourg) (cần cho biết) 30.000€ 
Pt Đào thị Ngân (cần cho biết) 4.000€ 
Pt Quách thị Ngũ (cần cho biết) 2.000€ 
Pt Phùng Chantal 1.000€ (trả 500 mỗi tháng từ 1/6/11) 
Pt Minh Trí (cần cho biết) 10.000€ 
Pt Huỳnh t.Chánh (trả 200 mỗi tháng 1/14) 2.000€

Hoàn trả hội thiện

Và cũng trong 3 tháng qua, từ chùa đã hoàn trả hội thiện cho các đạo hữu yêu cầu: 
Tháng 10/10: 34.977,15€ 
Tháng 11/10: 28.847,15€ 
Tháng 12/10: 26.390,15€

Nhìn qua con số thu và chi của "Hội thiện", quý vị và bà con sẽ thấy cán cân chênh lệch nghiêng hẳn về một phía. Số thu bằng phân nửa số chi. Đã vậy mà con số dự chi trong những ngày tháng tới phải xuất ra còn nhiều hơn nữa. Nếu không có phần "hội thiện" bổ cứu như lâu nay thì các công trình gần như bế tắc không làm sao tiến lên được.

Bởi vậy, kết thúc mục này, không gì hơn là lời kêu gọi "thống thiết" gởi đến chư Tôn Đức Tăng Ni, các chùa, các tự viện và bà con Phật tử xa gần: nếu có điều kiện tài chánh còn thong thả, chưa phải sử dụng ngay, xin nhẹ nhàng cho chùa Khánh Anh mượn Hội thiện. Thời gian hoàn trả ngắn nhất, trong vòng 1 năm (lâu hơn, càng tốt), thì may ra những công trình phải hoàn tất năm tới (như 3 cửa ải nêu trên) mới có thể tuần tự thực hiện được. Và như đã hứa với chánh quyền địa phương từ nay đến cuối năm 2013, tất cả công trình xây cất coi như dứt điểm.

Đó chỉ là lời hứa, còn thực tế có đi đến nơi được hay không còn tùy thuộc nơi chư Tôn Đức và bà con Phật tử chúng ta.

A Di Đà Phật.

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Cầu thang máy đã hoàn tất

 

Nếu lúc này, có vị nào đến thăm chùa mới thì sẽ thấy cầu thang máy chạy từ tầng 1 lên tầng 3 đã hoàn tất. Nhưng chưa bấm nút sử dụng được, vì còn đợi "ngày lành tháng tốt".

Đó là cầu thang có nhãn hiệu Otis như ta thường thấy ở các nơi công cộng sử dụng. Có người hỏi rằng: Có đắt lắm không? Xin thưa: Không đắt lắm. Chỉ vào khoảng 60 ngàn Euros mà thôi. Nhưng tốt nhất là họ cho mình trả từng đợt, mỗi đợt từ 8 ngàn đến 16 ngàn Euros. Và nhà chùa đã trả được ba đợt, tổng cộng 38 ngàn Euros. Còn lại khoảng chừng 3 đợt nữa là "sạch nghiệp".

Vấn đề phiền phức còn lại là trục trặc kỹ thuật. Nếu cứ vài hôm xảy ra một trận, vài tuần xảy tới một vấn đề. Đó mới là "phiền não". Vậy chúng ta sẽ dùng thang máy này với lời cầu nguyện thế nào cho "Ông Thang Máy" yên ổn bớt bệnh hoạn để bà con gặp nhau nói cười vui vẻ trong cầu thang, thì mới là đại hoan hỷ.

Ống điện đang đục nhà

Ngay từ trong Tết chiếc xe mang nhãn hiệu Olivelec luôn có mặt trong sân sau của chùa. Đó là xe của hãng điện làm việc từ thứ 2 đến thứ 6. Có người nói rằng hãng điện chuyên môn mà sao bắt dây điện không thấy "chuyên môn" tý nào. Dây điện không dấu vào tường mà lại "lộ thiên" giữa đường đi. Nếu cần, thì cứ khoang lỗ vào tường thoải mái. Hỏi ra mới biết: Đó là kỹ thuật "đương đại" chứ không phải cổ lỗ sĩ như chúng ta ngày xưa. Bởi vậy mà tất cả hệ thống chúng ta làm trước đây đều bị cho là "bất hợp lệ" nên phải tháo ra, tất cả cho đi vào phế thải.

Hiện nay, hãng điện Olivelec này đã làm xong hai tầng Sous-Sol. Bây giờ bước sang tầng một, chắc đến mùa Hè sẽ hoàn tất. Hãng này "thương xót" chúng ta lắm, chỉ lấy trước sau khoảng 250 ngàn Euros mà thôi. Có điều họ "nhân đạo" không lấy một lần, mà chia ra nhiều cử. Mỗi cử từ 15 đến 20 ngàn, nhưng vào lúc đầu phải đặt cọc 25%. Cho nên cách đây ba tháng, nhà chùa phải mất ăn mất ngủ chạy đôn chạy đáo kiếm cho ra cái Chèque 50 ngàn để đặt cho họ thì công việc mới được bắt đầu trôi chảy cho đến ngày nay.

Có người la lên sao mà mắc quá vậy? Bà con ta làm thợ điện nhiều quá không góp phần công quả được sao? Được thì "được" lắm. (Nếu không được thì đâu có điện xài từ bấy lâu nay). Nhưng "ông nhà nước" thì nói là không được. Nhất là Ông Véritas là cơ quan chịu trách nhiệm trước nhà nước Tây. Ổng nói gỡ bỏ là gỡ bỏ. Ổng nói OK là OK. Nếu ổng không OK thì mình không được phép "an toàn sinh hoạt". Bởi vậy mới là "nghiệp chướng nặng nề"!

Ông Gaz chưa chịu tới

Bây giờ tới phiên ông Gaz. Gaz đây là Gaz thành phố tức Gaz de ville. Có ông này thì việc nấu nướng và sưởi ấm suốt cả 5 tầng và Chánh Điện, Hậu Tổ... mới thực hiện được. Nhưng cũng phải 5 phen 7 lượt mới chọn được một dự án thấp nhất "nhân đạo" nhất là khoảng 380 ngàn euros cho suốt 5 tầng Tăng xá, Chánh điện, Giảng đường, Hậu tổ, Nhà bếp... Ổng nói tất cả chaudières, radiateurs, mỗi từng lớn nhỏ, đại tiểu chúng đẳng đều tính hết.

Ổng nói như thế thì mình hay như thế. Còn thực tế sẽ diễn tiến ra sao sau này thì chỉ có "trời" mới biết. Mình chỉ biết một điều duy nhất, chạy xấc bấc xang bang, tìm đâu cho ra 30% đặt cọc, tức khoảng 120 ngàn euros có ngay trước mặt để ký hợp đồng trong khi còn phải "chạy" bao nhiêu thứ khác. Bởi vậy kỳ này mới cầu cứu đến ông nhà băng. Đã dứt nợ nhà băng vào năm 2010 (sau 10 năm vay) bây giờ 2011 lại phải khăn gói đến thăm ông này một lần nữa. Hồ sơ đã nộp. Nhưng cứu xét thì chưa nhúc nhích động đậy gì. Cho nên chưa dám nói kết quả sẽ ra làm sao.

Bởi vậy, với câu hỏi "chừng nào làm lễ khánh thành" của chư Tôn đức và bà con Phật tử ưu ái khắp nơi đặt ra, thì đây là câu trả lời cụ thể nhất, chính xác nhất. Xin quý liệt vị thương xót mà tiếp tục cầu nguyện cho. A Di Đà Phật.

Lợp mái Tăng xá

Phần còn lại của năm nay không kém phần nặng nhọc. Đó là lợp ngói toàn bộ Tăng xá. Mái này tính luôn 2 bên có thể còn lớn hơn cả mái chánh điện, giảng đường, hậu tổ, và ba ngôi tháp cộng lại. Thế mà kỳ này được phép trở qua Pháp chỉ còn có 3 ông thợ thì không biết đến lúc nào mới xong, trong khi thời tiết bất thường, khi nắng khi mưa. Mà khi mưa thì coi như "thúc thủ như bình" không làm gì được.

Mặt khác, còn trên 200 cửa sổ lớn nhỏ đang được chế tác và sẽ gởi đến trong mùa Hè năm nay. Đó là chưa kể gần 20 cửa chống lửa (coupe-feu) mỗi cửa trung bình 1000 euros phải đặt tại Pháp để gọi là đúng theo "nọt" Pháp thì mới mong chui qua khỏi "vòng kim cô" của mấy ông thần chữa lửa. Bây giờ chưa đeo một vòng kim cô nào chỉ nghe như thế thôi mà nhiều vị cũng đã nhức đầu quá mạng rồi!

Kỳ này xin kể sơ sơ vài chuyện hấp dẫn để hầu chư Tôn đức và bà con Phật tử xa gần đã theo dõi thường xuyên. Còn bao nhiêu chuyện khác xin được phép gác lại kỳ sau sẽ tiếp. Kính mong quý vị và bà con hoan hỉ cho.

Mục không thể thiếu

Bây giờ đến mục "không thể thiếu". Đó là mục Hội thiện mà từ trước đến nay đã quen miệng gọi là "ngân hàng Cấp cô độc". Bởi tất cả ngân hàng trên thế giới đều cho vay có lãi xuất tức có tiền lời tính theo % trong một năm. Còn ngân hàng do Cố Trưởng lão Cấp Cô Độc sáng lập từ 2555 năm trước không nói tới tiền lời. Bây giờ truyền qua VN ra Hải ngoại, chúng ta gọi là "hội thiện".

Hội thiện là cho chùa vay không có lời. Không hạn chế số lượng, bao nhiêu cũng được. Không hạn chế thời gian, dài hạn hay ngắn hạn, lâu hay mau tùy theo ý muốn của mỗi người. Chính nhờ các khoản hội thiện này, ngoài phần cúng dường xây cất, đã giải quyết được những phần "gây cấn" nhất, nhiều lúc không biết hướng về đâu để cầu cứu cho kịp thời. Long Thiên Thánh chúng, Hộ Pháp Vi Đà hiện thân làm Hội thiện đã và đang giải quyết những pha ngoạn mục nhất chứ bình thường đành phải bó tay chịu phép. Và sau đây, trong 3 tháng vừa qua đã xuất hiện những vị Hộ Pháp như sau:

Pt Huỳnh thị Chang (tháng 1/2014, 200€) 2.000€ 
Pt Trần Tế Thế (cần cho biết) 2.000€ 
Pt Ngô Đình Hoàng Anh 5.000€ (tháng 1/2012 mỗi tháng 500€) 
Pt Trần Đình Huy (cần cho biết) 5.000€ 
Pt Huỳnh thị Thảo (tháng 2/2012 xin hết) 1.000€ 
Pt Ng thị Mỹ Hạnh (tháng 2/2012 xin hết) 1.000€ 
Pt Nguyễn thị Mỹ Ngọc (cần cho biết) 1.000€ 
Pt Nguyễn thị Hằng (cần cho biết) 14.000€ 
Pt Nguyễn thị Tiến (cần cho biết) 1.500€ 
Pt Phạm Đăng Sum (6/2011 mỗi th 200€) 2.000€ 
Pt Kuan Thục Dinh (năm 2012 xin lại) 2.000€ 
Pt Nguyễn Đức Vinh (cần cho biết) 2.000€ 
Pt Tô Phủ Lộc Thành (cần cho biết) 3.000€ 
Pt Ẩn danh (15/5/2012 xin hết) 1.500$+2.000€ 
Pt Trịnh thị Xuân Nguyệt 10.000€ (tháng 6/2011 mỗi tháng 1000€)

Hoàn trả hội thiện

Có vay thì có trả. Cũng trong 3 tháng qua, từ chùa Khánh Anh đã hoàn lại hội thiện cho quý vị yêu cầu, lần lượt như sau:

Tháng 01/11: 13.820,15€ 
Tháng 02/11: 19.120,15€ 
Tháng 03/11: 2.620,15€

Một lần nữa xin cảm niệm công đức quý hóa của chư liệt vị và bà con Phật tử xa gần. Và, nếu gặp được thuận duyên xin mời quý vị trở lại viếng thăm "ngân hàng Cấp cô độc" một lần nữa. A Di Đà Phật.

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Tất cả cửa sổ đều được lắp ráp

Sau ngày tổ chức bữa cơm xã hội 30/10/11 ở Evry, nếu có vị nào trở lại thăm chùa mới, sẽ thấy tất các cửa sổ từ các tầng lầu trên cao trở xuống, đều được lắp ráp vào đầy đủ. Khoảng 150 bộ lớn nhỏ, loại 2 lớp kính (double-vitrage). Có thể thiếu một ít, sẽ được bổ túc sau. Còn lại là cửa lớn. Theo cơ quan véritas, vì để an toàn trong vấn đề chữa lửa, họ bắt buộc chúng ta phải mua loại cửa chống lửa (coupe-feu). Loại này nghe đâu giá rất cao và phải đặt tại Pháp mới đạt tiêu chuẩn của họ yêu cầu.

Mà tất cả các cửa lớn (trong phòng sinh hoạt chung cũng như phòng cá nhân) đều bắt buộc phải làm theo như vậy. Cho nên bà con ta thử tính giùm xem toàn chùa Evry có bao nhiêu cửa lớn. Và cứ thế mà nhơn lên khoảng 1.000Euros mỗi bộ thì sẽ biết ngay con số phải chi ra.

Mái kiếng trên nóc nhà Hậu Tổ

Nhìn lên trên đỉnh mái Hậu Tổ (mấy ông thợ lợp ngói gọi là Hậu điện, vì nó nằm phía sau Chánh điện), phần này còn bỏ trống, vì còn phải chờ mái kiếng được chuyển về. Thước tất đã do đạt xong. Đơn đặt hàng đã chuyển đi, nhưng hàng thì chưa về tới. Bởi vậy mà còn chừa trống (chỉ phủ lại sơ sơ để tránh mưa) không biết từ đây cho đến Tết, phần này có thể hoàn tất được hay không thì chưa có ai trả lời được. Xin bà con ta hãy cầu nguyện cho vật liệu đặc biệt này về nhanh nhanh. Sở dĩ có phần hơi cầu kỳ, vì mấy ông kế hoạch lợp ngói, đề nghị nên lợp bằng lớp kiếng trong (có tí màu) để lấy ánh sáng vào hào quang của Tượng Bổn Sư nơi Chánh Điện. Nếu chúng ta còn nhớ bản đồ cũ một phần, thì mái Hậu Tổ không cao quá vòng tròn, nơi hào quang Đức Phật. Còn trong bản đồ điều chỉnh như hiện nay ta nhìn thấy, mái Hậu Tổ được nâng lên cao, qua khỏi hào quang. Cho nên vấn đề đặt ra là phải làm sao cho có ánh sáng chiếu vào.

Điện và Gaz

Qua các Bản tin trước cho biết vấn đề nặng nhất hiện nay, là Điện và Gaz. Không Điện và Gaz làm sao sinh hoạt. Đây là 2 yếu tố căn bản. Có người hỏi: Thế thì lâu nay làm sao? Vẫn tổ chức lễ này lễ nọ tại chùa Evry mà không có điện không có gaz thì lấy đâu đốt đèn lấy đâu nấu nướng? Đúng vậy, lâu nay vẫn có sinh hoạt, vẫn có điện vẫn có gaz. Nhưng là tạm thời, "dã chiến". Dưới con mắt của cơ quan an toàn xây cất "Véritas" thì không hợp lệ phải tháo bỏ hết và làm lại từ đầu. Đó mới là vấn đề.

Mà đâu phải ít. Cả 2 phần Điện và Gaz này phải ký hợp đồng với các công ty mà Véritas công nhận mới được hợp lệ. Và tổng cộng cả 2 cho thấy gần 700 ngàn Euros chi phí.

Có người đề nghị đi gõ cửa nhà băng một lần nữa. Túng quá, cũng phải chạy theo cho đủ thầy đủ thuốc. Nhưng đến phút chót, thầy thuốc giơ tay đầu hàng. Nói rõ ra là nhà băng từ chối, vì thời kỳ kinh tế suy thoái, nhà băng nào dám cho mình vay nợ lúc này. Nhưng công việc đang lỡ dở thì không thể nào bỏ được. Điện đã làm được phân nửa còn Gaz đang bắt đầu chạy ống vào chùa.

Ta tắm ao ta

Rốt cuộc rồi cũng phải quay về "ta tắm ao ta" là tự túc tự cường. Mà tự cường tự túc như lâu nay, ngoài sự cúng dường xây cất, còn có phần gây quỹ. Văn nghệ gây quỹ, cơm xã hội gây quỹ bán thực phẩm gây quỹ. Và cuối cùng là phần Hội Thiện tức cho chùa mượn không có lời. Chính đây là cái phao cứu khổ giải quyết các vấn đề cấp bách nhất. Nhờ vậy mà việc xây cất cứ từ từ đi tới tháng này sang tháng khác. Tính ra đã hơn 15 năm rồi và chi phí lên đến 13 triệu 250 ngàn Euros (tính đến cuối tháng 10/11). Trong số này có gần 1 triệu tiền nợ Hội thiện của các chùa và bà con Phật tử xa gần.

Và cũng nhờ Hội thiện của chư vị cho mượn lớp sau trả nợ nhà băng và trả một phần Hội thiện lớp trước. Nếu tính ra, trên thực tế ngày nay nợ nhà băng đã dứt, chỉ còn nợ Hội thiện khoảng phân nửa tức khoảng 500 ngàn Euros.

Bởi thế nếu quý vị và bà con theo dõi mục này đều thấy rằng công đức của Hội thiện rất là đáng kể. Nam mô Hội thiện cứu khổ cứu nạn.

Và dưới đây là phương danh của chư vị ân nhân đã cho chùa mượn Hội thiện trong 3 tháng vừa qua:

Pt Diệu Hạnh 5.000€ 
Pt Đoàn Quốc Tiệp 4.000€ 
Pt Ẩn danh 7.500€ 
Sư Cô Huệ Đạo 5.000Fs 
Pt Retureau Huỳnh thị Mùa Thu 5.000€ 
Pt Diệu Khang 3.000€ 
Pt Guyot Suanne 1.000€

Hoàn trả hội thiện

Đã có vay thì phải trả. Đó là luật nhân quả. Và trong 3 tháng qua từ chùa Khánh Anh đã hoàn trả Hội thiện đến quý vị và bà con Phật tử đã có lời yêu cầu:

Tháng 10/11: 6.700 € 
Tháng 11/11: 7.000 € 
Tháng 12/11: 7.500 €

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Hoàn tất trong năm 2012

Vào ngày Chủ nhật 4/3/12 vừa qua, tại chùa Khánh Anh Bagneux đã diễn ra một phiên họp với những mục đích như sau: Tổng kết liên hoan đêm Đại nhạc hội mừng xuân Nhâm Thìn (tổ chức tại Villabé ngày 11/2/2012); chuẩn bị Đại lễ Phật Đản 6/5/2012 tại chùa mới ở Evry và nghe qua dự án hoàn tất công trình xây cất chùa Khánh Anh tại Evry và cuối năm 2012.

Số là trước đây, trong 1 buổi gặp gỡ chánh quyền địa phương Evry, họ có hỏi thăm chương trình xây cất ngôi chùa Evry chừng nào hoàn tất, vì họ thấy kéo dài khá lâu. Lúc đó mình cũng thấy e ngại, nên nói "đại" một thời gian nào đó cho "yên". Nào ngờ "mở miệng mắc quai", đã hứa thì phải thực hiện cho được mới là "phải phép". Lúc đó có "hứa" là cuối năm 2012 sẽ hoàn tất.

Bởi vậy, năm nay là 2012 rồi, mình phải cố gắng làm thế nào cho suôn sẻ với lời hứa nêu trên. Vả lại công trình xây dựng ngôi chùa Evry cũng đã "kéo" hơn 15 năm rồi, nếu kể từ ngày đặt viên đá đầu tiên (16/9/1995).

Những công trình còn lại

Vào giai đoạn chót, như chư Tôn đức và quý vị đã biết qua các bản tin trước đây, những công trình còn lại cho giai đoạn chót gồm có: Điện, gaz, cửa (gồm 2 thứ cửa sổ và cửa lớn) và bên ngoài còn có hàng rào, cổng Tam quan và parking. Hiện tại, điện đã vào và được thiết kế gần như 80% kể từ bắt đầu thực hiện với công ty Olivelec vào tháng 10/2010, tính đến nay (tháng 3/2012) chi phí cho phần điện này vào khoảng 300 ngàn Euros, chỉ còn lại 1 phần nhỏ nữa là dứt điểm.

Gaz đã bắt đầu

Gaz đây là gaz thành phố, tức gaz de ville, đã được dẫn từ khu chung cư bên kia parking vào đến chùa qua 1 compteur gần bờ rào. Hiện tại gaz đã đưa vào nhà bếp để có thể nấu nướng ngay trong dịp Phật Đản năm nay. Còn phần gaz để sưởi đang nghiên cứu để đặt các Radiateur trên chánh điện, trong giảng đường... Dự án này đang còn bổ túc các chi tiết cụ thể. Và nghe đâu dự chi của phần gaz, kể cả bếp và lò sưởi, chi phí cũng xấp xỉ với các dự án trước, tức vào khoảng 300 ngàn Euros nữa. Hiện tại mới đóng phần đầu chừng 5 ngàn Euros để đưa ống dẫn gaz vào lãnh vực của mình.

Cửa sổ và cửa lớn

Trong khi điện và gaz mới được phân nửa, thì cửa sổ và cửa lớn cũng chỉ thực hiện được chừng 50%. Có nghĩa là phần cửa sổ đã hoàn tất, nhưng cửa lớn thì chưa bắt đầu.

Tất cả cửa sổ lớn nhỏ khoảng chừng 150 bộ đặt ở ngoại quốc đem về và đã lắp vào các ô cửa sổ đang chừa trống từ tầng 5 trở xuống. Tất cả cửa sổ đều là cửa kiếng 2 mặt (double-vitrage). Chi phí khoảng 130 ngàn Euros. Hiện còn thiếu là cửa ra vào lớn và nhỏ.

Theo ban kiểm soát kỹ thuật và an toàn sinh hoạt (Véritas) thì cửa lớn của chúng ta phải thuộc loại chống lửa (coupe-feu) kéo dài 2 giờ và cửa phải được làm tại Pháp mới đủ tiêu chuẩn an toàn (?) Mà ai ai trong chúng ta cũng đều biết rằng, cái gì làm ở Pháp đều có giá "bén nhọn" như kim cương chém đứt tất cả các thứ khác. Chi phí cho 95 bộ cửa lớn đủ loại (double-vitrage) kể cả chi phí gắn vào khung, sơ khởi cho thấy con số gần 295 ngàn Euros. Chưa biết từ đây đến khi thực hiện có gặp được cơ may nào không? Nếu không, cũng phải đành chấp nhận. Vì nếu không thông qua được cái khoảng này thì chưa có giấy phép hoạt động chánh thức của một ngôi chùa. Nam mô tiêu tai giáng kiết tường Bồ tát.

Tường rào và cổng Tam quan

Phần còn lại xung quanh là tường rào và cổng Tam quan. Phần này đã có trong dự án nhưng ít khi nhắc tới, vì các phần khác bên trong quan trọng hơn, mà chưa hoàn tất thì đâu dám nói đến phần xung quanh bên ngoài.

Bây giờ điện gaz và cửa lớn, cửa sổ, nếu đã hoàn tất thì bờ rào và cổng Tam quan mới lên tiếng đòi hỏi. Chi phí cho hai khoản này cũng "xêm xêm" hơn 100 ngàn Euros. Chính vì thế mà chưa dám nêu ra.

Parking đậu xe

Dĩ nhiên, nơi sinh hoạt công cộng nào cũng bắt buộc phải có chỗ đậu xe, Chùa Evry, theo bản đồ xây cất, đã có 2 tầng hầm để đậu xe. Nhưng cũng phải thêm 1 phần bên ngoài nữa. Kinh nghiệm cho thấy mỗi kỳ lễ (Phật Đản hay Cơm xã hội), xe phải đậu từ trong chùa ra đến tận gần nhà ga Bras de Fer. Đó là khi chùa chưa hoàn tất. Chứ một khi đã vào đoạn kết thúc thì Parking đâu phải ra đó. Có nghĩa là 2 tầng hầm (sous-sol 1 và 2) phải tráng xi-măng và gạch ô theo kiểu Parking. Và ngoài ra, còn dự định xin thêm bên ngoài 1 Parking bổ túc vì không đủ chỗ. Và như thế, chi phí cứ tuần tự "bò" lên cho đến khoảng 15 triệu Euros là cái chắc. Hiện nay vào cuối tháng 3/2012, sổ chi đã ghi tới con số là 13 triệu 434 ngàn Euros rồi. Từ đây đến lúc hoàn thành công trình xây cất, với các khoản đã nêu trên, ít nhất cũng phải "cúng" vào khoảng một triệu rưỡi Euros nữa. Đó là ước tính còn thực tế thì có thể khác hơn.

Kính trình chư Tôn đức và quý vị Phật tử xa gần liễu tri và xin gia tâm cầu nguyện cho. A Di Đà Phật.

Hội thiện khan hiếm

Như từ trước đến nay, chi phí xây cất chùa mới Evry trước tiên là do sự cúng dường của chư Tôn đức Tăng Ni và bà con Phật tử xa gần góp phần đa thiểu hơn 15 năm qua. Ngoài phần cúng dường này đó là công quả gây quỹ, qua các phần tổ chức văn nghệ, cơm xã hội, bán thực phẩm, xổ số... Sau cùng đó là phần Hội thiện tức cho chùa mượn không lời để xây cất, trong một thời gian không nhất định, hoặc ngắn hạn hoặc dài hạn. Chính nhờ phần hội thiện này mà trong thời gian qua đã giải quyết được những giai đoạn khó khăn cấp bách nhất trong khi quỹ xây cất đã cạn kiệt. Nếu không có khoản hội thiện này "cứu khổ cứu nạn" thì phải nói là đại chí nguy không biết kêu cứu vào đâu.

Nhưng mấy lúc gần đây, kinh tế mọi nơi, gặp phải khó khăn, nhiều vị cần chi tiêu, giải quyết gấp rút cho gia đình hay việc làm nên đã xin hoàn lại hội thiện. Bởi vậy nhà chùa phải chạy hết tốc lực trả lại như đã hứa "lúc nào cần thiết thì cho biết".

Nên có lúc như hiện nay, phần trả ra nhiều hơn số cho mượn vào. Cụ thể trong 3 tháng 1,2,3/2012, phần trả hội thiện tất cả là 58.000€. Còn phần nhận vào trong 3 tháng là 40.000€. Thế là "cán cân thu chi" của hội thiện đã thâm thủng quá nặng thì lấy đâu mà cứu nguy cho tình hình xây cất sẽ hoàn tất trong năm nay. Bởi vậy mà lời kêu cứu, bản tin nào cũng vang lên, nhưng lần này lại vang lên một cách thống thiết và cấp bách hơn lúc nào hết.

Ân nhân đầu năm 2012

Dưới đây là phương danh quý vị ân nhân cho mượn hội thiện trong 3 tháng đầu năm vừa qua:

Pt Ẩn danh (Paris) 25.000€ 
Pt Đỗ Ngọc Xuân 5.000€ 
Pt Diệu Xuân 3.000€ 
Pt Nguyễn Đắc Thanh Thủy 5.000€ 
Pt Nguyễn văn Thạch 2.000€

Hoàn trả hội thiện

Trong 3 tháng qua, từ chùa đã hoàn trả lại cho bà con xa gần khi gặp phải nhu cầu cần thiết:

Tháng 1/12: 9.200€ 
Tháng 2/12: 18.900€ 
Tháng 3/12: 29.900€

Kính mong quý vị đã cho mượn hội thiện, sau khi được hoàn trả, và hiện nay, có điều kiện, xin mời tiếp tục trở lại cho đến ngày hoàn tất công trình. Những vị nào chưa một lần cho mượn hội thiện, thì nay là cơ hội rất cần kíp và đúng lúc cho chùa mượn để kịp thời hoàn tất công trình đã dự định trong năm nay. Công đức này thật là vô lượng vô biên không làm sao diễn tả được. Nam Mô Công đức lâm Bồ tát Ma ha tát./.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Hoàn tất trong năm 2012

Trong Bản tin vừa qua số 91, tháng 4/2012, cũng trong tiết mục này, chúng tôi có nói "hoàn tất trong năm 2012". Nhiều vị Tôn Đức Tăng Ni cũng như Phật tử xa gần gọi điện thoại về chúc mừng: Chùa Khánh Anh mới ở Evry sẽ Khánh Thành trong năm 2012, vậy xin cho biết chính xác vào ngày nào để chuẩn bị về dự lễ?

A Di Đà Phật, thật là quý hóa hết sức. Đa tạ, đa tạ thịnh tình chiếu cố. Nhưng rất tiếc phải xin đính chính lại rằng: Sẽ cố gắng hoàn tất các công trình xây cất trong năm 2012, chứ chưa tổ chức Lễ Khánh Thành trong năm nay. Kính mong Chư Tôn Đức và bà con Phật tử ở xa hoan hỉ hoãn lại việc hỏi thăm giá vé máy bay hay xe lửa!

Giấy phép hoàn tất công trình xây cất

Muốn làm lễ Khánh Thành, chúng ta phải đi qua giai đoạn chót của "phép tắc", tức là nhà nước sở tại sẽ cấp cho chùa giấy phép hoàn tất hợp lệ các công trình xây cất để đi vào hoạt động. Và muốn được giấy phép này phải đi qua rất nhiều cửa ải. Cửa ải thứ nhứt, dĩ nhiên là soát xét lại kỹ thuật xây cất có đúng theo các bản đồ đệ trình xin sửa chữa vào giai đoạn chót hay là không? Ôi thôi, nội cái khâu này, cũng có nhiều "ông thần" lắm. Bắt bẻ đủ điều. Cầm thước đo đạt từng cm. Tại sao cái này không? Tại sao cái kia có? Nói như Kinh Bát Nhã không bằng!

Qua được cửa ải này, tới cửa thứ nhì, còn rắc rối hơn. Đó là cửa ải về an ninh! Nào là cửa chữa lửa, nào là ống thoát hơi. Vì là ngôi chùa sinh hoạt cho công chúng đông đảo, đặc biệt vào các ngày lễ lớn. Cho nên chùa mình xếp vào loại B loại C gì đó, nghĩa là phải có an toàn "cao cấp" hơn. Người ta 2 cửa, mình phải 4 cửa thoát hiểm. Người ta chống cháy 1 giờ, mình phải có cửa chống cháy (coupe-feu) 2 giờ v.v...

Nhìn vào tờ giấy đòi hỏi các chi tiết phải thực hiện cho đầy đủ có khác nào nhìn vào cái toa của một ông thầy thuốc Bắc trị bịnh nan y!

Đi từng bước

Muốn có "giấy phép cuối cùng" phải chui qua cho được các cửa ải kỹ thuật xây cất và "an toàn chữa lửa". Muốn qua khâu "an toàn chữa lửa" phải lắp ráp đầy đủ gần 100 bộ cửa chống lửa (2 giờ) hệ thống báo động và cửa thoát hiểm. Đó là chưa kể hệ thống tường... cách ly (khi có lửa) phải được xác nhận là đúng "nọt" hiện hành. Trong hiện tại chúng ta còn lần quần giẫm chân tại chỗ chưa ra khỏi những "vòng giây oan nghiệt" này. Kính mong chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần thương xót và cầu nguyện cho.

Và một khi được giấy phép cuối cùng, tức chánh quyền sở tại đã chuẩn y bản đồ điều chỉnh đợt chót. Dựa vào đó chúng ta mới có thể tiến hành tới mục xây bờ tường chung quanh, cổng Tam quan và parking đậu xe bên ngoài...để bổ túc.

Hành lang 2 bên Chánh Điện

Tuy nhiên, theo hệ thống bản đồ xây cất (đã đệ trình), chúng ta còn thiếu hành lang 2 bên hông Chánh Điện. Cũng có mái cong với ngói lưu ly âm dương như mái Chánh Điện. Tất cả vật liệu bổ túc 2 hành lang này, hiện ở trong các containeurs trên đường đi tới. Có thể sẽ được thực hiện trong mùa Hè - Thu năm nay. Được biết thêm, trong chuyến "hàng" sắp tới chùa Evry kỳ này, cũng có tất cả vật liệu đặc biệt cho mái bằng thủy tinh màu trắng đục trên Tổ Đường phía sau Chánh Điện.

Thiếu thợ chuyên môn

Vấn đề đặt ra hiện nay hay đúng ra, từ đầu năm đến giờ là thiếu thợ chuyên môn. Mỗi lần về nghỉ Tết trở lại công trường là cứ mất một hai ông thợ. Nhưng năm vừa qua, mất luôn 2 ông thợ chuyên môn, nghĩa là 2 ông "sếp" chuyên về mái ngói. Còn lại 2 người trở qua, nhưng chỉ là thợ phụ. Do đó vấn đề hiện nay là "kêu gào" làm sao cho phép "nhập cảnh" trở lại một hai ông thợ chuyên môn thì mới có thể đẩy nhanh đến chỗ hoàn tất chương trình xây cất vào cuối năm.

Hội thiện cho mượn

Để kết thúc mục này, cũng như kết thúc chương trình xây cất, không thể nào bỏ qua mục cần thiết nhứt. Đó là Hội Thiện. Hội Thiện cứu nguy. Khỏi cần nói thêm, quý vị xa gần đã quá biết về "tánh cứu nguy" của Hội thiện này tới mức nào rồi, nếu có theo dõi công trình xây cất chùa Evry trên 15 năm qua.

Cho nên, chúng tôi chỉ cần nêu danh sách chư vị ân nhân cho mượn Hội thiện trong 3 tháng vừa qua. Và quý vị nhìn cán cân thu chi của Hội thiện trong 3 tháng này, dư ra hay thiếu hụt, thì biết ngay!

Nếu dư ra được nhiều, thì nhà chùa nhờ đó mà bù đắp những khoản chi của xây cất. Nếu thiếu hụt, nghĩa là phần cho mượn không bù nổi phần trả lại trong 3 tháng này, thì coi như chùa phải chạy ... marathon tìm cho ra ở đâu đó, cách nào đó để san bằng thu chi, hoàn trả nợ nần. Và như thế là đèn đỏ báo động thường trực.

Dưới đây là danh sách chư vị ân nhân cho mượn Hội Thiện trong 3 tháng vừa qua:

Pt Nguyễn Chánh Lý 10.000€ 
Pt Ẩn danh 5.000€ 
Sư Cô Thích Nữ Huệ Đạo (lần 3) 1.000Fs 
Pt Ẩn danh 5.000€ 
Pt Minh Ngôn - Tâm Nguyện 10.000€ 
Pt Ẩn danh 500€ 
Pt Ẩn danh 5.000€ 
Pt Dương Ngọc Thiệu 5.000€ 
Pt Nguyễn Đình Thủy 2.000€ 
Pt Ẩn danh 10.000€ 
Pt Lê Minh Nguyệt 1.000€ 
Pt Nguyễn Xuân Hảo 4.000€ 
Pt Diệu Thọ 15.000€ 
Pt Diệu Cảnh 5.000€ 
Pt Trần văn Nhiều Michel 2.500€ 
Pt Ẩn danh 10.000€

Hoàn trả hội thiện

Và như thường lệ, trong 3 tháng này, từ chùa Khánh Anh đã hoàn trả Hội thiện, theo quý vị yêu cầu.

Tháng 04/12: 9.054€32 
Tháng 05/12: 10.900€00 
Tháng 06/12: 19.900€00

Xin cảm niệm chư Tôn Đức và Phật tử xa gần đã hưởng ứng lời kêu gọi "Hội thiện" trong Bản tin vừa qua, nên kỳ này mới ban bố con số cho mượn tăng lên đáng kể như trên.

A Di Đà Phật, công đức vô lượng

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Giấy phép hoàn tất công trình xây cất

Cuối tháng 8 vừa qua, nhà chùa nhận được Công Văn từ Hội Đồng xã Evry cho biết đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ rồi. Từ đây trở đi trong vòng 6 tháng nữa, nếu không có cơ quan nào khiếu nại hay đòi hỏi sửa đổi bổ túc thêm điều gì, thì khi qua khỏi 6 tháng coi như tự động mà... được phép! Nghe có nhẹ nhàng không? Bao nhiêu phen tới lui bổ túc cái này, sửa đổi cái khác, thở không ra hơi... mãi đến bây giờ mới thấy xuất hiện một lá thư nghe nhẹ nhõm chút xíu.

Nói là "chút xíu" vì còn tới mấy tháng nữa mới yên bụng chứ đâu phải được liền liền. Mà trong thời gian này là thời gian làm việc của mấy ông thần. Ông thần điện, ông thần gaz, ông thần lửa cháy, ông thần xe lăn... ôi thôi đủ thứ... thần sông, thần núi, thần gốc cây, thần ngọn cỏ. Cầu xin chư vị "các đẳng" anh em linh thiên phò hộ cho được trơn xuôi, trót lọt qua cửa ải... thần phù!

Nhân Rằm tháng Bảy, kính mong chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần tụng cho một thời Mông sơn và rải ít muối gạo chú nguyện cho. A Di Đà Phật.

"Hành lang" về tới

Cũng trong thời gian này, hãng chuyên chở đường thủy cũng báo tin các containeurs đã về đến cảng. Chỉ còn làm thủ tục đóng thuế nhập nội là "transitaire" có thể chuyên chở thẳng đến chùa Evry.

Như đã nói trước kia, đó là vật liệu làm hành lang 2 bên Chánh Điện. Nặng nhứt là các đà sắt. Tiếp đến là mái ngói 2 hành lang, cũng màu sắc và kiểu cách y như mái chùa đã có. Ngoài phần hành lang ra, còn là phần mái kiếng trên nóc Hậu Điện (tức nơi thờ Tổ và Hương linh).

Nhưng vấn đề đặt ra hiện giờ là vật liệu về rồi nhưng người chưa có. Thợ chuyên môn thiếu vắng thì "hàng" có về, cũng vẫn để đó đợi chứ biết làm sao bây giờ.

Nam mô thợ chuyên môn

Mỗi lần về nghỉ Tết là "rớt" vài ông, không trở lại làm việc. Đặc biệt Tết năm rồi, "rớt" luôn 2 ông thợ chánh, thế mới là kẹt cứng. Chỉ còn lại 2 ông thợ phụ, sai đâu đánh đó, như rắn không đầu!

Do vậy mà thời gian gần đây, văn phòng nhà chùa lại phải bận rộn lo bao nhiêu hồ sơ để xin nhập cảnh trở lại. Vì một khi ra lâu rồi thì không còn hiệu lực trở vô. Phải làm lại từ đầu. Mà "từ đầu" thì mỗi thời, thể lệ mỗi khác. Ông Hoàng Đế A thì phán kiểu này. Ông Vua B ban phép lành kiểu khác. Chính vậy mà mất thời gian lại nhiều rắc rối.

Mấy ông thợ thì đâu có biết. Hễ nhớ nhà là xin ở lại "bển" chơi vài tháng! Giận nhau, cãi nhau là xách gói "chai chen", nhảy lên máy bay! Bà con biết không, năm nay là năm thứ mười của mấy ông thợ này rồi, chắc không còn bao lâu nữa. Mong hết năm 2013 mình cũng làm tiệc "ô-voa" mấy ổng luôn.

Nhưng bây giờ thì chưa, đang mong hồ sơ có kết quả, đón mấy ông thợ chuyên môn trở lại, kết thúc đoạn chót. Thế mới yên tâm phần nào. Chờ xem... hạ hồi phân giải.

Sưởi Gaz bắt đầu

Như bản tin nào trước đây có nói tới thiết trí hệ thống sưởi bằng gaz cho tất cả chùa: Giảng đường, chánh điện, các phòng làm việc và tăng xá để ở. Phí khoản gần 300 ngàn Euro. Sau đó cũng có khảo giá thêm nhiều hãng, nhiều nơi. Giá cả có giảm bớt chút đỉnh, chớ không nhiều.

Bây giờ đến lúc phải làm. Bước vào hoạt động mà không có sưởi và nước nóng thì coi như bế tắc 100%. Cho nên "chạy trời không khỏi nắng", thế nào cũng phải bước qua nhưng sẽ bước từng bước một.

Nghĩa là đầu tiên sẽ thiết kế lò sưởi ở Chánh Điện, Giảng Đường, nhà bếp, phòng ăn và phòng ở (chỉ tầng trệt). Sau đó nhu cầu đến đâu sẽ làm tiếp theo đến đó. Và như vậy, chi tiêu cũng đi theo từng đợt. Mà đợt nhỏ nhất cũng cỡ vài chục ngàn Euro một lần, nhất là lúc bắt đầu phải đóng 30% theo thủ tục.

Nhưng không sao, "Trình Giảo Kim" vẫn có thể đánh được "3 búa". Sau đó, kẹt quá mới cầu cứu tới Thái Thượng Lão Quân hay Nam Hải Phật Bà!

Cửa chữa lửa 2 tiếng

Như quý vị đã biết, Cửa chữa lửa Tây gọi coupe-feu, có nghĩa cắt lửa, ngăn lửa, không cho cháy lan ra nhiều nơi. Nếu lửa cháy trong phòng nào thì cánh cửa ngăn lửa (coupe-feu) chận lại không cho cháy lan qua phòng khác một cách nhanh chóng.

Nhưng ngôi chùa chúng ta được xếp vào loại đón tiếp công chúng đông đảo, nên theo luật lệ phòng hoả hoạn, cơ quan an ninh buộc phải thiết trí loại cửa chống lửa (coupe-feu) 2 tiếng. Có nghĩa là nếu lửa cháy ở trong một phòng nào nhờ có cánh cửa loại đặc biệt này thì 2 giờ sau lửa mới có thể cháy lan qua phòng khác được. Và trong thời gian 2 giờ, cơ quan cứu hỏa có thể dễ dàng đến tiếp cứu.

Chính vì vậy mà cửa chữa lửa đắt hơn cửa thường. Nghe đâu khoảng 1000 Euros 1 bộ. Và chùa chúng ta tính sơ sơ cũng gần 100 bộ. Bởi vậy mới chần chờ nghĩ rằng khi nào xong Điện, xong Gaz sẽ bước tới cửa chống lửa. Nhưng vừa qua, tình trạng an ninh ở chùa mới bị quấy rầy nên kế hoạch có phần thay đổi. Chưa có thể đặt hết 1 lượt 100 bộ cửa loại đặc biệt này vì tài chính bất kham. Nhưng bắt đầu từng đợt, tầng dưới trước, tầng trên sau, thì có thể "kiến tha lâu đầy tổ" thế nào cũng qua khỏi... cơn mê!

Hội thiện cho mượn

Dưới đây là danh sách chư vị ân nhân cho mượn Hội Thiện trong 3 tháng vừa qua:

Pt Ẩn danh 5.000€ 
Pt Nguyễn Duy Thông 15.000€ 
Pt Phạm Mỹ Kiên 3.000€ 
Pt Ẩn danh 4.000€ 
Pt Ẩn danh 3.000€ 
Pt Guyot Suyanne Nguyễn thị Vân 1.000€ 
Pt Thái văn Trừ 5.000€ 
Pt Ẩn danh 6.000€ 
Pt Bùi Phương Trâm 2.000€

Hoàn trả hội thiện

Và như thường lệ, trong 3 tháng này, từ chùa Khánh Anh đã hoàn trả Hội thiên, theo quý vị yêu cầu.

Tháng 07/12: 4.700€00 
Tháng 08/12: 4.500€00 
Tháng 09/12: 700€00

Xin cảm niệm chư Tôn Đức và Phật tử xa gần đã hưởng ứng lời kêu gọi "Hội thiện" trong Bản tin vừa qua, nên kỳ này mới ban bố con số cho mượn tăng lên.

A Di Đà Phật, công đức vô lượng

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Mái Hậu Tổ và hành lang 2 bên đã hoàn tất

Sau bao ngày tháng chờ đợi, mái Hậu Tổ, phía sau Chánh Điện đã hoàn tất. Công trình này do sáng kiến của nhà thầu lợp ngói. Đó là mái làm bằng kiếng, có 3 lớp và 3 màu. Lại có độ nghiêng cho nước mưa chảy xuống. Phải làm bằng kiếng để lấy ánh sáng mặt trời chiếu xuống hào quang phiá sau tượng Phật. Công trình này quả rất công phu, nhưng khó nhìn thấy vì ở tận trên cao. Phần Hậu Tổ, như đã nói để thờ Lịch Đại Tổ Sư và chư vị hương linh.

Hành lang 2 bên cạnh Chánh Điện đã xong phân nửa, chỉ còn lớp ngói bên trên. Như đã nói ở các Bản tin trước, hành lang 2 bên Chánh Điện cũng có mái ngói và kiểu cách giống như mái Chánh Điện. Hiện giờ chưa lợp ngói lưu ly, nhưng đã có đóng phần "cao su cách thủy" cho nên nước mưa không còn lộng hành 2 bên Chánh Điện như từ bấy lâu nay.

Vì chỉ còn có 2 ông thợ nên công việc diễn tiến rất chậm. Có lẽ sang năm, mới xong phần mái ngói của hành lang 2 bên này.

Sưởi Gaz đã lên kế hoạch

Như các Bản tin trước đã nói, vì khá tốn kém, nên phải chia ra nhiều giai đoạn thực hiện. Tổng kết gần 3 trăm ngàn Euros. Bởi vậy cần phải bàn thảo tính toán, từng giai đoạn. Giai đoạn đầu gồm Chánh Điện, Giảng Đường, nhà bếp. Giai đoạn 2: Các phòng ở của tầng một và các phòng làm việc ở tầng dưới. Sau đó mới đến các tầng trên. Và mỗi giai đoạn như vậy cũng tròm trèm cả trăm ngàn Euros phí tổn.

Hiện tại nhà thầu Sưởi Gaz đã đo đạc xong phần Chánh Điện, Giảng Đường và nhà bếp. Sau đó họ sẽ hoàn tất sơ đồ thiết kế và chiết tính chi phí bao nhiêu. Nếu nhà chùa đồng ý theo họa đồ thiết kế và giá cả thì công việc sẽ tiến hành ngay. Hy vọng đến Đại lễ Phật Đản 2013, chúng ta sẽ có phần sưởi gaz trên Chánh Điện và giảng đường. Xin bà con cầu nguyện và chờ xem.

Có nhiều đạo hữu góp ý rằng hiện có nhiều cách "sưởi rẻ tiền" hơn như sưởi bằng ánh sáng mặt trời sưởi bằng "nước sôi dưới đất" v.v... Nghe nói những cách này rẻ tiền hơn. Nhưng ngặt một nỗi mình chưa quen dùng và nhà chùa cũng ít có "chuyên viên" chăm sóc lo liệu hàng ngày, nên đã quen thế nào thì lại chạy theo đường cũ chứ không dám "mạo hiểm".

Còn một cách nữa là sưởi dưới nền nhà như các chùa ở Đức hay vùng Bắc Âu đã làm. Nhưng ở Pháp, gần như xa lạ. Mấy ông "thầu sưởi" cứ lắc đầu lia lịa. Cho nên duyệt qua "tam thập lục kế" cuối cùng đành chấp nhận con đường "chậm tiến" cổ lỗ sĩ cho chắc ăn!

Cửa chống lửa (coupe-feu)

Như nói ở Bản tin trước, phần này cũng rắc rối nhiêu khê không kém. Tốn kém dữ tợn lắm vì gần cả 100 bộ cửa chống lửa (coupe-feu). Mà mỗi bộ cũng gần cả ngàn Euros. Nhưng đến giờ này công việc vẫn còn "khựng" lại vì thiếu... kiến trúc sư (architect) nghe lạ chưa! Không phải thiếu kiến trúc sư xây cất. Mà thiếu kiến trúc sư ... chữa lửa!

Hãng thầu cửa chống lửa đã đồng ý bản đồ thiết kế và giá cả nhưng không có "kiến trúc sư" phối trí của ngành này chịu trách nhiệm thì công việc vẫn còn giậm chân tại chỗ. Hiện "nhà thầu chống lửa" đang kiếm "kiến trúc sư" chuyên môn này, nhưng chưa tìm ra. Cho nên chúng ta cũng dành chịu trận, chờ xem. Bữa Cơm xã hội cuối năm vừa qua cốt gây quỹ góp một phần cho cửa chống lửa này. Tuy mới được một ít nhưng rất có ý nghĩa, vì đang đi vào cuối con đường hoàn tất ngôi chùa mới.

Ngoài ra, cũng còn nhiều việc linh tinh khác. Hễ xong việc này sẽ kéo theo việc nọ. Đã hơn 15 năm qua vẫn chưa hết việc. Xin hẹn bản tin sau sẽ bổ túc thêm. Nói nhiều quá sợ chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần thêm nhức đầu chóng mặt.

Hội thiện muôn năm!

Bước sang phần khác, đổi đề tài cho nhẹ nhàng hơn. Đó là phần Hội thiện, phần không thể thiếu trong các Bản tin. Vì thiếu phần này, công việc sẽ đứng lại một chỗ không tiến lên được. Cho nên không thể nào quên và không thể nào thiếu. Và trong 3 tháng qua, chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần đã từ bi thương xót cho mượn Hội thiện đa thiểu như sau:

Pt Maurice Perreaux 20.000€ 
Pt Phan thị Hạnh 2.000€ 
Pt Phùng thị Bạch Tuyết 1.000€ 
Pt Dương thị Tuyết 3.000€ 
Pt Nguyễn thị Tiến-thị Bạch Tuyết 12.000€ 
Pt Nguyễn Ngọc Diệp 3.000€ 
Pt Ngô thị Thủy Tiên 5.000Fs 
Pt Phan thị Kim Tịnh 2.000€ 
Pt Đỗ Hữu Thiết 4.000€ 
Pt Đỗ Ngọc Xuân 4.000€ 
Pt Phùng Chantal 1.600€ 
Gđ bé Quảng Từ 10.000€

Hoàn trả hội thiện

Và như thường lệ, trong 3 tháng vừa qua nhà chùa đã hoàn trả Hội thiện cho các đạo hữu có yêu cầu như sau: 
Tháng 10/12: 7.200€00 
Tháng 11/12: 34.700€00 
Tháng 12/12: 1.500€00

Xin cảm niệm chư Tôn Đức và Phật tử xa gần đã hưởng ứng lời kêu gọi "Hội thiện" trong các Bản tin vừa qua, nên kỳ này mới ban bố con số cho mượn có tăng lên chút đỉnh, qua mặt số chi.

A Di Đà Phật, công đức vô lượng!

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Giấy phép hoàn tất còn trong sương mù

Như Bản tin trước đây có nói: Trong vòng 6 tháng nữa nếu không có cơ quan nào khiếu nại yêu cầu sửa đổi, thêm bớt, thì coi tự động 100%, được giấy phép hoàn tất công trình xây cất chùa Khánh Anh mới ở Evry đã kéo dài từ lúc đặt viên đá đầu tiên (1995) đến nay coi như 18 năm.

Nghe mừng húm! Cứ ngóng cổ trông chờ cho đến hết tháng giêng 2013 là hạn chót. Nào ngờ bước sang đầu tháng 2/2013, cơ quan trách nhiệm xây cất của xã Evry mời chùa mình đến "nói chuyện riêng". Còn một gút nữa chưa xong. Đó là gút chữa lửa, thông hơi và tàn tật. Nhất là mục chữa lửa họ nói trong tháng 3 này sẽ có một buổi họp chung hết các ngành sẽ kiểm điểm và đưa ra một cái "toa" mới đủ các thứ thuốc cao đơn hoàn tán để bổ cứu cho bệnh nhân. Và như thế thì vẫn còn kéo dài dài đến cuối năm nay là cái chắc!

Bởi vậy mà chư Tôn Đức và bà con hỏi thăm chừng nào "ăn" lễ Khánh Thành, nhà chùa chưa dám trả lời một cách chính xác. Mà chỉ lửng lờ hai hàng: Biết đâu là 2014 hay 2015 cho đúng 20 năm! Xin quý Thầy, quý Cô và bà con Phật tử xa gần cầu nguyện cho.

Hành lang 2 bên Chánh Điện sắp xong

Vào cuối năm qua 2012, khi thợ về ăn Tết, hành lang 2 bên đã được 50%. Nước mưa tuy bớt lộng hành chui vào Chánh Điện nhưng vẫn còn đe dọa nhiều nơi.

Ăn Tết xong trở lại, chắc chắn đám thợ chuyên môn sẽ hoàn tất hành lang 2 bên và tiếp theo là xây thêm một "hành lang" bắt ngang từ tầng 2 Tăng xá qua chánh điện. Sau đó, còn sửa lại Tháp Địa Tạng và khởi công cho đồ án cổng Tam Quan, đối diện với quốc lộ số 7. Ôi thôi, còn nhiều thứ lắm! Nhớ lại lúc bắt đầu với đồ án lợp mái ngói, hỏi ông xếp kéo dài trong bao lâu. Ông nói ngon lành bảo đảm một năm là hoàn tất. Tính đến năm nay 2013 coi như qua lại đã ăn 10 cái Tết rồi thế mà vẫn chưa chịu xong!

Còn một bức tường thành kiên cố xung quanh chùa, chưa thấy nhúc nhích tí nào. Nguyên nhân chỉ chờ giấy phép "hoàn tất" mới khởi công. Bởi lẽ "bức tường thành kiên cố này được xây lên một khi bản đồ điều chỉnh chùa Evry" được hợp lệ thông qua.

Bao giờ, bản đồ chưa "thông" thì bức tường vẫn chưa động đến. Cho nên gỗ cây, đất đá cứ tha hồ đổ chài xuống Boulevard Maréchal Joffre kể cả những kẻ quậy phá cũng có thể chui vào phía đó một cách dễ dàng.

Nam Mô Cứu khổ Cứu nạn!

Hội thiện vẫn lên ngôi. Chương trình xây cất còn kéo dài thì chương trình hội thiện vẫn còn nêu cao hiệu quả. Bởi lẽ dễ hiểu là xây cất mà không tài chánh thì làm sao vươn lên. Mà tài chánh phải có ngay một số nhiều để giải quyết cấp thời. Còn sự đóng góp cúng dường bao giờ cũng là "nước rỉ" cứ từ từ nhỏ giọt, góp gió thành bão. Cho nên nếu không nhờ Hội thiện xung phong ào ạt để rồi sau này "nước rỉ" lãnh phần trả nợ lai rai thì không làm sao giải quyết được những công trình lớn.

Chính vì vậy nếu còn xây cất dài dài, thì chương trình Hội thiện vẫn được cổ vũ hàng đầu và phần cúng dường sẽ tiến lên san bằng cách biệt!

Trong 3 tháng qua chương trình Hội thiện đã cho thấy một danh sách như sau:

Pt Nguyễn Đức Vinh 5000€ 
Pt Lê thị Hồng Hạnh 2000€ 
Pt Phạm Hi Khang 1000€ 
Pt Vũ thị Mai Thanh 2000€ 
Pt Trần Cao Chánh Antoine 2000€ 
Pt Hồ Kanneary 500€ 
Pt Nguyễn Phúc Duyên 5000€ 
Pt Trương Sâm Tường 5000€ 
Pt Bùi Nguyễn thị Ngọc Nga 1000€

Hoàn trả hội thiện

Có vay thì có trả. Như trên đã nói. Hội thiện ra tay, cúng dường hoàn trả, và trong 3 tháng qua, từ chùa Khánh Anh đã hoàn trả cho quý đạo hữu có yêu cầu.

Tháng 1/13: 16.500€00 
Tháng 2/13: 18.500€00 
Tháng 3/13: 11.500€00

A Di Đà Phật, xin cảm niệm công đức của chư liệt vị và bà con Phật tử xa gần đã hoan hỉ tham gia vào chương trình Hội thiện.

Nhân tiện còn một khoảng trống xin mời chư Tôn Đức và bà con Phật tử nhìn qua cán cân, thử xem chênh lệch về phía nào. Nếu phần cho mượn nhiều, phần trả ra ít, thì nhà chùa còn “dư” được một số “vốn” để hoạt động xoay trở. Ngược lại trong 3 tháng mà “trả ra nhiều” còn “cho mượn vào ít” thì gần như nhà chùa phải chạy đôn chạy đáo, chạy tháo mồ hôi để làm sao san bằng cách biệt giữa thu và chi. Ba tháng vừa qua, nhằm vào 3 tháng cuối năm, ai cũng cần phải tiêu pha, giúp đỡ người thân nhất là trong dịp Tết, nên xin lại Hội Thiện. Do đó mà cán cân nghiêng về phía chi nhiều hơn./.

 

 

Tiến trình xây cất chùa Khánh Anh mới

 

Giấy phép hoàn tất vẫn còn trong sương mù

Cứ tưởng mọi chuyện đâu đó rồi sẽ đi qua. Ngày hoàn tất ló dạng. Nhưng thưa quý vị và bà con Phật tử xa gần, chưa được như vậy!

Trong kỳ Phật Đản vừa qua, tưởng chừng đâu không có đủ duyên để làm Lễ Phật Đản trên Chánh Điện như lâu nay. Bởi lẽ biên bản kết thúc phần điều tra an ninh cho mình làm lễ còn thiếu một chữ ký. Đó là chữ ký của Sếp chữa lửa. Sếp này không chịu ký vào thì coi như hết hy vọng.

Nhưng cuối cùng, biên bản cũng đến chùa kèm theo sáu điều kiện. Sáu điều kiện phải hoàn tất đầy đủ thì mới có hy vọng tiếp tục Bữa cơm xã hội vào cuối tháng 10 năm nay. Chứ chưa nói đến giấy phép hoàn tất.

A Di Đà Phật, vậy phải làm sao đây? Trước hết xin Chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần hết lòng cầu nguyện cho.

Thứ đến, xin chư vị trong ban Xây Cất, cố gắng một lần nữa hoàn tất mọi thủ tục trong đó có sáu điều kiện mà Hội Đồng Thành Phố đã đưa ra.

Nhiều vị trong ban này nghĩ ngay rằng: Hay lắm, hay lắm. Nhưng tài chánh lấy đâu ra một con số lớn để thanh toán chương trình.

Nghĩ như thế quả đúng bài bản xưa nay. Nhưng nếu như vậy thì ta cứ tà tà, kéo dài mãi mãi chưa biết đến năm nào, ngày nào mới gọi là "xong".

Cho nên Hòa Thượng Trụ Trì mới đánh bạo bật đèn xanh: Một mặt làm thơ gởi đến Ông Thị Trưởng, xin giúp cho thủ tục giấy tờ để có thể đi nhanh đến chỗ khánh thành ngôi chùa vào năm 2014. Và mặt khác hứa với ban Kiến thiết, nếu tốn kém nhiều, vẫn chấp nhận cho một lần chót. Chớ không để kéo dài mãi được. Tài chánh dĩ nhiên là thiếu. Mà thiếu thì phải mượn. Mà mượn thì chỉ còn trông chờ ở Hội thiện mà thôi.

Và gần đây một số Hội thiện cũ, sau khi được hoàn trả rồi bây giờ thư thả có dịp quay lại nhìn thấy ngôi chùa vẫn chưa xong, nên phát tâm cho mượn tiếp để hoàn tất công trình. Đó cũng là một lý do tin tưởng để mạnh dạn thúc hối ban xây cất cứ tiến nhanh tiến mạnh... chứ đừng có thụt lùi nữa.

Từ mái hiên đến cổng Tam Quan

Sau khi hoàn tất hai mái hiên hai bên hông Chánh Điện, bây giờ ê-kíp thợ chuyển hướng về cổng Tam Quan. Lâu nay bà con về thăm chùa Evry, nhất là trong dịp có Đại Lễ Phật Đản và Bữa cơm xã hội. Nếu ra phía trước sân Chánh điện, quý vị sẽ thấy có bốn trụ béton đã dựng lên. Đấy là bốn trụ của cổng Tam Quan. Nhớ lại ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm chùa Evry (2008), chúng ta tức tốc đổ béton làm cái sân. Và phía trước cái sân, chính là Cổng Tam Quan để đón tiếp Ngài. Nhưng khi các xe môtô hú còi tiễn Ngài rời khỏi chùa, thì cổng Tam Quan cũng kịp thời bịt kín, vì chưa được phép ra vào phía đó (phía Quốc lộ 7).

Bây giờ đến lúc khởi công, phải làm thế nào đây? Rất nhiều ý kiến hấp dẫn lắm chưa biết chọn ý nào.

Cuối cùng, cũng trở về một ý chung chung: Làm sao cổng Tam Quan phải "đồng thanh đồng thủ" với mái chùa. Có nghĩa là kiểu cách và màu sắc đều phải hòa hợp với mái ngói của Chánh Điện. Tuy nhiên, có một điểm cần tôn trọng là không cao quá làm choáng mất mặt tiền của chùa, nếu đứng từ Quốc lộ 7 nhìn vào.

Nam mô Hội Thiện Bồ Tát

Đúng là Hội Thiện cứu nguy và Cúng dường hoàn trả. Khi cần phải chi ra một con số lớn, nếu không có hội thiện ứng phó kịp thời thì coi như công trình sẽ đứng khựng lại. Còn nếu Hội Thiện mượn nhiều quá thành một "núi nợ" không có con số cúng dường hoàn trả từ từ thì cũng bó tay chịu trận, Cho nên cúng dường là mạch nước ngầm, nước rỉ, tích thiểu thành đa, trả dần món nợ như "núi" kia, rồi lâu ngày cũng vơi bớt.

Đó là con đường lâu nay đã làm và tiếp tục làm cho đến ngày hoàn tất. Và ngày đó hiện nay nhắm đến là 2014. Có được như vậy hay không là tùy theo nghiệp duyên, phước báu của chúng ta chờ xem!

Nhìn về sổ hội thiện của ba tháng qua, chúng tôi nhìn thấy có phần nổi trội. Bà con xa gần có lẽ thông cảm nỗi khó khăn của quý Thầy nên đã mở rộng... hầu bao cho mượn, mặc dầu phần trả ra trong ba tháng rồi cũng không phải là ít. Dưới đây là danh sách quý vị ân nhân của ngân hàng Cấp Cô Độc:

Pt Ẩn danh 20.000Fs 
Pt Ẩn danh 5.000€ 
Pt Lục thị Phương Hiếu 2.000€ 
Pt Nguyễn thị Vân Suzanne 1.000€ 
Pt Ẩn danh 10.000€ 
Pt Ẩn danh (1 năm sau sẽ xin lại) 20.000€ 
Pt Netthavong Khouane 3.000€ 
Đại Đức Thích Như Tâm 14.000Nk 
Pt Ẩn danh 20.000€

Hoàn trả hội thiện

Có mượn thì phải có hoàn lại. Và có hoàn lại đầy đủ, đúng hẹn rồi, thì mới hy vọng để mà vay tiếp. Nói gần nói xa không qua nói thật. Mà muốn hoàn lại đầy đủ đúng hẹn, nếu không có ân nhân cho mượn ở đầu vào thì làm sao có "đầu ra" suôn sẻ, đẹp đẽ chớ.

A Di Đà Phật. Và dưới đây là số hội thiện được hoàn trả trong ba tháng 4, 5 và 6/2013:

Tháng 4/2013: 6.000 € 
Tháng 5/2013:  8.000 € 
Tháng 6/2013: 21.000 €

Xin thành tâm cảm niệm công đức của Chư Tôn Thiền Đức và bà con Phật tử xa gần đã hoan hỉ tham gia vào chương trình Hội Thiện của chùa Khánh Anh.

 


***

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/08/2021(Xem: 7123)
Đại Lễ Vu Lan PL 2565 (2021) & Lễ An Vị Phật Tu Viện Phổ Đà Sơn, Quebec, Canada Tu Viện Phổ Đà Sơn, tọa lạc tại 11 Chemin Katimavik,Val-Des-Monts, Quebec, J8N 5E1, CANADA, số phone 1-819-665-0259 Chương trình Đại lễ Vu Lan năm 2021 - Phật lịch 2565 & Lễ An Vị Phật Tu viện Phổ Đà Sơn ng ày Chủ Nhật 15-08-2021 Quang lâm Chứng minh buổi lễ có: Hòa thượng Thích Bổn Đạt, Viện chủ Tu viện Phổ Đà Sơn và chùa Phổ Đà (Ottawa) Hòa Thượng Thích Trường Phước trụ trì chùa Quan Âm “Montreal” Thượng Tọa Thích Huệ Minh, Viện Chủ chùa Cam Lộ Vương “Vaughan” Thượng Tọa Thích Đạo Quang Trú Trì chùa Long Hoa “Toronto” Ni Sư Thích Nữ Từ Diệu, Viện chủ Chùa Từ Thuyền “Brampton” Ni Sư Thích Nữ Viên Tánh, Viện Chủ chùa Hiếu Giang “Ottawa” Bhante Shumana chùa Tích Lan “Ottawa” Bhante Omari chùa Tích Lan “Ottawa” Đ Đ Thích Thông Giới, Viện Chủ chùa Địa Tạng “Montreal” ĐĐ Thích Pháp Chánh trụ sứ chùa Quan Âm “Montreal” ĐĐ Thích Tâm Hoàng trụ sứ chùa Pháp Vân “To
19/08/2021(Xem: 5290)
Tu viện Trúc Lâm tọa lạc tại số 1315 E. Fayetteville Road, thành phố Riverdale, tiểu bang Georgia đã tổ chức Đại lễ Vu Lan năm 2021 – Phật lịch 2565 vào hai ngày 14 và 15 tháng 8 năm 2021 (ngày 7 và 8 tháng 7 năm Tân Sửu). Chương trình ngày 14 tháng 8 năm 2021: 06:00 Tụng kinh Báo Ân và Vu Lan. 10:00 Lễ Bố tát, tụng giới định kỳ hàng tháng cho chư Tôn Đức Tăng, Ni trú xứ tiểu bang Georgia vào ngày 14 tháng 8 năm 2021. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Hạnh Đạt, Viện chủ Tu viện Kim Cang; Hòa thượng Thích Như Minh, Viện chủ Thiền viện Thích Thiên Ân; Hòa thượng Thích Giác Ân, Viện chủ Chùa Quang Minh; Hòa thượng Thích Định Quang, Trụ trì Chùa Phước Huệ Quang; Hòa thượng Thích Thiện Hiền, Trú trì Tu viện Đức Sơn; Sư bà Thích Nữ Tâm Thường, Viện chủ Chùa Từ Liên; cùng chư Tôn Đức Tăng, Ni trú trì, trú xứ các tự viện Phật giáo ở Georgia và các tiểu bang lân cận. 14:00 Lễ cầu siêu. 19:30 Lễ dâng đèn cầu nguyện.
18/08/2021(Xem: 6670)
LỜI MỞ ĐẦU Thông thường ở bất cứ quyển sách nào cũng có lời mở đầu của chính tác giả, hoặc lời giới thiệu của một người nào đó cho tác phẩm sắp được ra đời. Nay cũng nằm trong thông lệ ấy, tôi viết lời nói đầu cho quyển sách năm nay lấy tên là: "CHÙA VIÊN GIÁC", một quyển sách bằng tiếng Việt mà bao nhiêu người đã chờ đợi.
10/08/2021(Xem: 6259)
Vào sáng ngày 08 tháng 8 năm 2021, Chùa Phước Đức tọa lạc tại số 678 Santee River Ct, thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu và kỷ niệm 1 năm ngày thành lập chùa. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có chư Tôn Đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni sư, Sư cô trú trì nhiều tự viện ở các thành phố miền Bắc California: TK. Thích Minh Thiện, Viện chủ Chùa Tuệ Viên, San Jose; TK. Thích Đức Tuấn, Viện chủ Chùa Pháp Vương, Milpitas; TK. Thích Quảng Trí, Trú trì Chùa Ba La Mật, Stockton; TK. Thích Phổ Đức, Trú trì Chùa Vạn Phước, Brentwood; TK. Thích Phổ Hòa, Phó Trú trì Chùa Tuệ Viên, San Jose; TK. Thích Nhuận Trí, Trú trì Niệm Phật đường Fremont; TK. Thích Nhuận Tịnh, trú xứ Chùa Vạn Phước; TK. Thích Lệ Tịnh, Trú trì Chùa Phước Đức, San Jose; TKN. Thích Nữ Kiều Thuận, Trú trì Chùa Kiều Đàm, San Jose; TKN. Thích Nữ Phổ Châu, Trú trì Tu viện Hương Từ Bi, Los Gatos.
08/08/2021(Xem: 7636)
Trong mùa An Cư Kiết Hạ năm nay (1995), tôi đã dành gần một tháng (từ 19-6 đến 14-7-95) đến an cư tại chùa Quan Âm ở Montréal Canada. Trong những ngày này tại đây quý Phật Tử đã vân tập về chùa lạy kinh Đại Bát Niết Bàn (mỗi chữ mỗi lạy), thọ Bát Quan Trai, tọa thiền, niệm Phật, thực hành trà đạo theo Nhật Bản và vấn đạo v.v… Đó là một công đức rất to lớn mà quý Phật Tử tại chùa đã hành trì trong thời gian tôi ở lại đây.
01/08/2021(Xem: 5173)
Chùa Tiên Quang do Tỳ kheo Thích Pháp Trí thành lập vào cuối năm 2018, tọa lạc tại số 26267 S. Corral Hollow Road, thành phố Tracy, miền Bắc tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chùa đã tổ chức Khóa huân tu 5 ngày tại chùa, từ ngày 21.7 đến ngày 25.7.2021. Chương trình tu học mỗi ngày từ 05:30 sáng đến 21:00 tối với các nội dung: ngồi thiền, công phu sáng, pháp thoại, tụng kinh, kinh hành niệm Phật, trà đàm, thọ trai … Chùa đã cung đón chư Tôn Đức đến giảng pháp: Hòa thượng Thích Minh Đạt, trú trì Chùa Quang Nghiêm ở thành phố Stockton; Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, trú trì Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm ở thành phố Hayward; Hòa thượng Thích Giác Như, trú trì Chùa Từ Quang ở thành phố San Francisco; Thầy Thích Pháp Hạnh, trú trì Ấn Tôn Thiền Đường, thành phố San Jose …
12/06/2021(Xem: 11001)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
20/05/2021(Xem: 9422)
Tháng 5/1983, khi tôi vừa dọn sang Melbourne sống và cũng vừa nghe tin mẹ tôi ở Việt Nam qua đời, tôi đã đến Chùa Đại Bi Quan Âm, được dựng lên từ một ngôi nhà rất nhỏ và cũ kỹ ở số 8 Prince Street, Footscray, được gặp ngài trụ trì, đó là Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, để xin lễ cầu siêu cho mẹ tôi. Năm 2020, tôi kêu gọi các tổ chức viết bài vừa để ghi nhớ lịch sử phát triển của cộng đồng, vừa để kỷ niệm 45 năm người Việt định cư tại Victoria, đáng tiếc nạn đại dịch phát xuất từ Vũ Hán Trung Hoa, khiến mọi việc bị ngưng trệ. Đặc biệt tôi đã nhận được bài viết từ Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Tu Viện Quảng Đức) & Đại Đức Thích Hạnh Phẩm (Tu Viện Từ Ân) mới biết riêng tại tiểu bang Victoria đã có hơn 30 ngôi chùa Việt Nam, điều này chứng tỏ nhu cầu tâm linh của người Việt chúng ta là vô cùng to lớn. Nhân Đại Lễ Phật Đản năm nay 2021, tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc bài tổng hợp của hai Thầy, bài được đăng trên Phiên Bản Điện Tử Nhân Quyền trong tuần này để cống hiến bạn đọc gần x
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567