Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngôi Chùa Việt ở trời Tây

09/04/201506:30(Xem: 9433)
Ngôi Chùa Việt ở trời Tây

       CHua Lien Hoa 3             

  NGÔI CHÙA VIỆT Ở TRỜI TÂY.

 

Khi nói về  Đạo Phật, trước tiên chúng ta liền nghĩ đến biểu tượng hình ảnh một ngôi chùa, pháp tháp tôn thờ Đức Phật Bổn Sư, Chư Bồ Tát, Chư Thánh Tổ, và cũng là nơi tu học hành trì pháp Giới-Định-Tuệ cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia trong giáo nghĩa của Phật Giáo nói chung, và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, với truyền thống :

“Phật tâm ấn tâm

Pháp pháp truyền đăng”

 

Khi nói đến ngôi chùa Việt, là chúng ta hình dung nhớ ngay hình ảnh của làng xã quê hương, những ấn tượng hiền hòa, chân chất thấm đẫm qua bao nếp sinh hoạt mang đậm tính Đạo đức tâm linh văn hóa phong tục, và bao tâm cảm thương kính ngàn đời của cha ông muôn thuở xa xưa. Ngày nay, nhất là những cộng đồng người Việt ly hương, đến và ở khắp trời xứ sở, chúng ta vẫn không quên những lời thơ ca ngợi :

“Quê tôi có gió bốn mùa

Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm

Sương hôm, gió sớm, trăng rằm

Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi.

Mai nầy tôi bỏ quê tôi,

Bỏ trăng, bỏ gió, chao ôi bỏ chùa !”

                                                 Nguyễn Bính.

 

Gió thì bốn mùa thay đổi, trăng thì giữa tháng tròn gương vành vạnh tỏa ánh vàng mơ mát dịu, nhưng mái chùa thì suốt cả những quanh năm vẫn ẩn hiện giữa muôn sắc màu sơn thủy, cỏ hoa, hòa điệu cùng với tiếng chuông mõ, kệ kinh sớm chiều cảnh tỉnh, như lồng vào trong từng hơi thở của nguời dân và cả bao đời nơi xóm làng, thôn ấp, vẫn kiên trụ trơ gan cùng tuế nguyệt, trải qua mấy cuộc dâu bể tang thương thăng trầm của dân tộc tự ngàn xưa và cả những ngàn sau.

 

Nhất là sau sự biến cố 1975, trong khi đất nuớc có nhiều sự đổi thay, thì không ít người phải từ bỏ quê hương, với mái chùa, sân đình, người thân, xóm làng thân thương, để tìm đến một phương trời mới, để có được sự sống mới, dù nơi đó không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Trong đó, có quí Thầy, quí Cô cũng như quí vị chức sắc tín hữu các tôn giáo, quí nhân sĩ trí thức các giới.v.v…

 

Đến đây, chúng tôi xin được giới thiệu đến tiến trình thành lập ngôi đạo tràng Chùa Liên Hoa Vạn Phật. Thầy Thích Nguyên Tâm du học tại Học viện quốc tế Viên Quang ở quốc đảo Đài Loan, sau đó đến Hoa Kỳ vào đầu năm 2000, thời gian lầm lũi nơi xứ người, một mặt lo toan nơi chỗ ăn ở, mặt khác lo trưởng dưỡng đạo nghiệp mà lâu nay hằng mơ ước, mãi đến tháng 8 năm 2002, nhờ sự khích lệ và giúp đỡ của quí Phật tử, thân hữu đồng hương, thấy duyên lành hội đủ, nên quyết định thành lập ngôi đạo tràng tạm thời trên một miếng đất mua bán hoa kiểng trước đây, với tổng diện tích 1,6 hectar. Bấy giờ có tên là Chùa Liên Hoa, hiện đang tọa lạc tại 1731 Stumpf Blvd, Gretna, LA 70056.

 

Đến tháng 4 năm 2008 – 2010, giai đoạn nầy thực hiện công trình xây dựng Tổ Đường và Giảng Đường. Nơi Giảng Đường lúc bấy giờ cũng chính là ngôi Chánh Điện tôn trí bảo tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Đồng thời, lập tạm bàn thờ Cữu Huyền Thất Tổ cho bá tánh thập phương có nơi cúng kiến lễ bái, nhớ ơn và đền ơn ông bà cha mẹ. Với công trình nầy cũng đã sớm được hoàn tất trong thời gian nói trên.

 

Trải qua thời gian 9 năm, từng bước đi vào mọi sinh hoạt nơi đạo tràng, để làm tăng trưởng lòng tin và sự hiểu biết về giáo lý giác ngộ của Đức Phật. Vào ngày 2.4.2011 cung nghênh và chiêm bái Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới, trong 2 tuần lễ tổ chức nầy, được sự chứng minh của Chư Tôn Đức và đại chúng Tăng Ni (50 vị) chứng dự, cũng như quí Phật tử , quí thân hữu đồng hương các nơi trở về tham dự chiêm bái, cầu nguyện, số lượng ước tính lên đến hằng ngàn người, đều hướng về bảo tướng uy nghi của đấng Thiên Nhân Sư, vì :

“Mắt Thế Tôn nhìn xa muôn vạn dặm

Lòng Thế Tôn như biển thẳm xanh màu

Tay hiền từ thắp đuốc giữa đêm thâu

Lời pháp nhũ vàng châu bao cảm mến.”

Lại một lần nữa, chưa tròn một năm sau đó, Đạo tràng Chùa Liên Hoa cung nghênh và chiêm bái ngọc Xá Lợi vào ngày 2.11.2012. Trong dịp nầy, nhằm giúp cho người Phật tử và cộng đồng thấy được giá trị kết quả từ các diệu pháp qua sự tu tập của Đức Phật hay những vị Thánh đệ tử của Ngài bằng một niềm tịnh tín bất động.

“Với niềm tin bất động

Bỏ niềm đau lụy phiền

Theo từng ý niệm bình yên

Trang nghiêm cõi Phật giữa miền nhân gian”

 


Chua Lien Hoa 2


Bấy giờ ý tưởng mới lại phát sinh, Đạo tràng chùa Liên Hoa được thay đổi bằng cụm từ Liên Hoa Vạn Phật. Dù Liên Hoa hay Liên Hoa Vạn Phật cũng đồng một thể tính viên dung, vì một khi tịnh hóa được thân tâm, thì Vạn Phật cũng từ đó mà trang nghiêm. Và cụm từ trên cũng đã được Tiểu Bang Louisiana và Liên Bang cho phép, có hiệu lực từ ngày 15.01.2013 đến nay.

 

Do nhu cầu sinh hoạt phật sự ngày thêm đông nhiều, nên việc mở rộng đạo tràng thiết nghĩ cũng cần thực hiện. Mô hình ngôi Đại Hùng Bửu Điện chùa Liên Hoa Vạn Phật đã được lên kế hoạch, tiếp đó vào ngày 13.06.2014 chùa được cấp giấy phép xây dựng chính thức, bởi số : 13-3033646 của Thành Phố New Orleans. Đến ngày 7.8.2014 tổ chức lễ đặt đá khởi công, đến nay gần tròn một năm trôi qua.

 

Diện tích công trình hiện nay : Chiều ngang mặt nền là 80 feet, chiều sâu mặt nền là 90 feet, chiều cao tính từ mặt nền là 54 feet, chùa có hình thức 2 mái, lợp bằng ngói Hoàng lưu ly, sản xuất từ Bình Dương VN.

 

chua lien hoa 1

Bên trong ngôi Đại Hùng Bửu Điện, chính giữa là pháp tháp tam cấp có chiều cao là 10feet, chiều ngang là 16feet, là nơi an vị bảo tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, có chiều cao là 11feet, Đức Phật an tọa trên tòa kim cang được điêu khắc bằng loại danh mộc. Gian bên trái Đức Phật, tôn thờ bảo tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, gian bên phải Đức Phật, tôn thờ bảo tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương. Phía ngoài ngôi Đại Hùng Bửu Điện, bên phải có tượng đài Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên, có chiều cao 22feet, tiếp sau đó đang lên công trình xây dựng Tháp thờ Cữu Huyền Thất Tổ, Hương Linh và tro cốt ngay phía sau tượng đài Bồ Tát. Với diện tích 600feet vuông, cao 45feet, Hình thức tháp lục giác, 3 tầng.

 

Toàn bộ phần tổng thể xây dựng nầy do anh Huỳnh Hồng Quân, trực tiếp chịu trách nhiệm về kỷ thuật và thực hiện công trình, và anh cũng là một đạo hữu thân tín với Chùa từ nhiều năm qua. Cũng trong thời gian hiện nay, bổn tự có cung thỉnh Thượng Tọa Thích Minh Tòng là vị cố vấn lảnh đạo tinh thần cho đạo tràng.

 

Đến đây, chúng tôi có đôi điều cảm nghĩ khi xây dựng ngôi chùa nơi xứ người;

 

  1. Nhờ lưỡng bộ Tăng-Ni gìn giữ mạng mạch Phật Pháp, cũng như nhờ sự phát tâm hộ trì của các hàng Phật tử tại gia và quí cộng đồng nhằm góp phần tích cực cho giới Tăng già xương minh chánh pháp : “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”.
  2. Ngôi chùa là nơi sưởi ấm tâm linh của Tổ tiên ngàn đời, ông bà, cha mẹ, lục thân quyến thuộc, dù hiện tiền hay quá vãng, một khi nghe được nhịp mõ hồi chuông qua lời kinh tiếng kệ cảnh tỉnh sớm chiều của Chư Phật, Bồ tát.
  3. Ngôi chùa là điểm nương tựa tâm linh của chúng sanh, là nơi trở về đối với những ai có lòng kính tin Tam Bảo, phát bồ đề tâm tu tập để được an trú lạc pháp, và tăng trưởng các công đức lành ngay trong hiện tại.
  4. Ngôi chùa Việt Nam, ít nhiều cũng đã giới thiệu đến thẫm mỹ kiến trúc, và văn hóa Việt tự bao đời của Dân tộc Việt khi được hình thành nơi xứ người. Và nhân rộng tầm ảnh hưởng giáo lý giác ngộ, thông điệp tình thương của Đức Phật từ ngàn xưa đến với xứ sở Hoa Kỳ nầy.

“Lung linh sắc màu hoa cỏ

Mây nghiêng xuống mái chùa nâu

Trầm hùng như hồn dân tộc

Ngàn năm, dù vạn năm sau”.

  1. Sau bao năm tháng tìm kiếm và ổn định cuộc sống mới trong khi lưu lạc nơi xứ người. Thì hình ảnh ngôi chùa là nơi có điều kiện duy trì những sinh hoạt cho cộng đồng người Việt chúng ta về mặt tín ngưỡng, lễ bái, cầu nguyện và thực tập theo pháp của bậc Thánh để cuộc sống thân tâm được bình an hạnh phúc, gieo kết nhiều duyên lành, làm tăng trưởng phước nghiệp công đức, vượt thoát khổ đau ngay trong hiện tại.

“Nơi đâu cũng là xứ Phật

Hoa cỏ tự tình niềm vui.”

“Tiếng chuông lan về muôn xứ

Lời kinh mầu nhiệm an bình

Không là quê hương cổ tháp

Cũng là diệu pháp vô sinh…”

 

Do những điều lợi lạc trên, buổi tiệc chay gây quỷ được tổ chức vào lúc 5:PM ngày 07.06.2015 tại nhà hàng Kim Sơn, số 10603 Bellaire Blvd, Houston, TX 77072.

 

Một lần nữa, kính nhờ sự nhiệt tâm ủng hộ của chư Tôn Đức Tăng Ni, quí Phật tử, quí Đồng hương, quí nhân sĩ hội đoàn, quí doanh nghiệp và quí thân hữu gần xa, với tinh thần chung một tấm lòng, chung một bàn tay, để ngôi đạo tràng Chùa LIÊN HOA VẠN PHẬT, tại số 1731 Stumpf Blvd, Gretna, LA 70056, sớm được hoàn thành viên mãn.

 

Chúng tôi kính nguyện hồng ân Tam Bảo, Tổ thầy thùy từ chứng minh, gia hộ chư Tôn Đức Tăng Ni pháp thể khinh an, viên thành Phật sự, và xin cầu chúc đến toàn thể quí cộng đồng đồng hương, phật tử gần xa luôn được nhiều phước lạc công đức, và tinh tấn trong giáo pháp Phật đà.

                                              Louisiana, New Orleans, 6.6.2015.

                                                      TM. Bổn tự, Chứng Minh,

                                                      TT. THÍCH MINH TÒNG.

                                                                  Trụ Trì,

                                                Tỳ kheo THÍCH NGUYÊN TÂM.

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2017(Xem: 10073)
Họp Thường Niên Tăng Già Đức Quốc Tại Tu Viện Viên Đức ngày 2-4/05/2017
23/04/2017(Xem: 9725)
Chùa Pháp Hoa tọa lạc tại một Thành phố cỗ Vernon, tiểu bang Connecticut, Mỹ quốc. Chùa được Thượng Tọa Thích Thiện Lợi tạo lập vào tháng 8 năm 2008. Cơ sở này trước kia là một Nhà Thờ cổ kính hơn 100 năm. Vì vậy việc thay đổi những hình thái kiến trúc từ các tôn giáo khác thành biểu tượng của Phật Giáo quả là một điều khó khăn. Tuy nhiên, bằng vào những nỗ lực trợ giúp hết lòng của quý Phật Tử đồng hương mà dáng dấp một ngôi chùa cũng được hình thành theo ý nguyện. Nhìn từ góc độ bên ngoài:
20/04/2017(Xem: 11600)
Mạn-Đà-La được phiên âm ra từ Phạn ngữ là Mandala và mang ý nghĩa khác nhau về nhiều phương diện thuộc truyền thống Kim Cang thừa. Nhưng chung quy đều nói lên ý nghĩa thâm sâu vi diệu của chân lý, chính là thế giới của chư Phật, Bồ Tát. Mỗi mạn-đà-la là một cung điện thiêng liêng, là chỗ ngụ của vị Hộ Phật (deity) thiền định, tức là người đại diện và là biểu hiện của các phẩm chất giác ngộ trong hàng loạt phẩm chất từ Lòng từ bi cho đến ý thức nâng cao và vui sướng.
14/04/2017(Xem: 9117)
Vào chiều ngày 13 tháng 4 năm 2017, sau khóa tụng kinh chiều, Hòa thượng Thích Thái Siêu, Viện chủ Niệm Phật Đường Fremont (California, Hoa Kỳ) đã giảng bài pháp “Kinh Vô thường” tại chùa Thảo Đường, Moscow. Buổi giảng pháp có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Nhựt Huệ, Viện chủ chùa Duyên Giác (California, Hoa Kỳ); Sư cô Tuệ Đàm Hương, trụ trì chùa Thảo Đường cùng đông đảo Phật tử của chùa. Buổi sinh hoạt diễn ra ấm cúng, thắm tình đạo vị. Buổi sáng cùng ngày, Phật tử Quảng Thiện và cô Lan Hương, Hướng dẫn viên Du lịch địa phương đã hướng dẫn nhị vị hòa thượng tham quan khu trung tâm thành phố Moscow. Tin và ảnh: Võ Văn Tường
06/04/2017(Xem: 13865)
Họp Mặt Thân Hữu Già Lam lần thứ 14 tại Chùa Vạn Hạnh Hằng năm Quý Thầy cùng Chư Huynh Đệ họp mặt trao đổi chí nguyện hoằng pháp và tưởng niệm tri ân đến các bậc Tiền bối Thầy - Tổ. Nhân dịp nầy kính mời Quý Phật tử cùng hoà chung với tất cả niềm hỷ lạc cung nghinh về đạo tràng Vạn Hạnh đồng hành và thính Pháp.
23/03/2017(Xem: 7358)
Đã hơn 40 năm kể từ khi rời Việt Nam, tôi định cư tại Mỹ. Tôi đã cống hiến hơn 60 năm trong cuộc đời cho sự nghiệp, và gia đình. Sau 30 năm, tôi làm việc tại Ford Motor Co., ngành kỹ Sư cơ khí và điện-toán. Hiện nay, tôi 70 tuổi, đã về hưu và sống ở đây. Một khung cảnh thanh bình với hơn 200 mẫu đất, với khu núi rừng yên tĩnh, cây to gió mát, hồ nước trong vắt và đồng cỏ xanh tươi. Với những năm tháng còn lại của cuộc đời; Tôi quyết định đi theo con đường của Đức Phật đã vạch ra: Khai mở trí huệ, phá mê khai ngộ, quyết thoát ly sanh tử trong đời nầy và cứu cánh Niết Bàn. Đồng thời tôi cũng có những ước nguyện khác:
05/02/2017(Xem: 12403)
Từ vài tuần nay, cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Thụy Sĩ đang xôn xao bàn tán về một đề tài khá hấp dẫn, đó là ngôi chùa mới mà nhiều năm rồi ban trị sự chùa Phật Tổ Thích Ca tại Luzern, tìm kiếm mãi nay mới thấy được. Gọi là ngôi chùa, như ngay ngôi chùa cũ hiện thời, cũng chỉ là một căn nhà nhỏ “cải gia vi tự„. Sau nhiều năm bị chi phối bởi luật vô thường đã hư hại xuống cấp trầm trọng: nhà dột, bếp hư, điện tắt...đã bị chính quyền cảnh báo, cấm sinh hoạt nếu không tu bổ lại. Đó là lý do chùa đã vận động kêu gọi sự đóng góp tịnh tài của Phật tử để có thể sửa hoặc mua cơ sở mới.
18/01/2017(Xem: 30029)
Những ngày đi lễ chùa ta thường thấy một cặp rồng trang trí ngất ngưỡng trên nóc chùa. Hình tượng này thường thấy trên nóc chùa ở nước ta, chứ ít khi thấy trên nóc chùa Trung Hoa, phải chăng là biểu tượng đặc trưng của ta?
13/01/2017(Xem: 8466)
Nam Mô A Di Đà Phật Kính gửi đến chư Tôn đức và quý Phật tử bản tin sinh hoạt chùa Vạn Hạnh - Hòa Lan trong thời gian vừa qua. Trước thềm năm mới, kính chúc chư Tôn đức pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ, kính chúc quý Phật tử một năm Đinh Dậu được kiết tường như ý, thân tâm thường an lạc. TK. Thích Minh Giác.
17/12/2016(Xem: 7354)
Lễ Vía Phật A Di Đà 2016 tại TV Minh Quang Sydney
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]