Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Bảo Quang – ba mươi năm, một chặng đường.

23/08/201407:03(Xem: 8403)
Chùa Bảo Quang – ba mươi năm, một chặng đường.

Chua Bao Quang 30 nam (30)Chua Bao Quang 30 nam (31)Chua Bao Quang 30 nam (32)Chua Bao Quang 30 nam (33)

Chùa Bảo Quang – ba mươi năm, một chặng đường.

Tác giả: Michael den Hoet

Chuyển ngữ: Thị Minh

Phật Giáo Việt Nam tại Hamburg: Một nhận xét của một Trí Thức Phật Giáo người Đức.

Bài phát biểu của Ông Michael den Hoet trong dịp lễ kỷ niệm „30 năm thành lập Chùa Bảo Quang“ vào ngày 02.08.2014 tại Hamburg.

Kính bạch Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt và Hòa ThượngThích Như Điển, Đại diện Giáo Hội PG VN Thống Nhất tại Âu Châu.

Kính bạch Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, Viện chủ chùa Bảo Quang, Hamburg.

Kính bạch Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni.

Kính thưa Sư Cô Trụ Trì Tuệ Đàm Nghiêm.

Thưa toàn thể quan khách và quý Phật Tử.

Mười năm trước đây, trong lúc tôi đang chuẩn bị cho buổi cơm trưa thì chuông điện thoại reo. Tôi bắt máy, đầu dây bên kia một giọng nói vui vẻ, dễ thương vừa bắt đầu cất lên thì cũng là lúc đồ ăn trong bếp tôi cũng bắt đầu cháy khét; tôi vội vã nói là chắc gọi lầm, cám ơn rồi cúp máy.

May mắn là người bên kia gọi lại một lần nữa. Lần này khôn ngoan hơn, tôi lo tắt bếp lửa trước rồi mới nhấc máy và được biết là bên đầu dây kia là anh Văn Công Tuấn.

Anh Tuấn cho biết là anh vừa hay tin, sau một thời gian không động tĩnh gì, thì lần này Đại Lễ Phật Đản chung cho tất cả các tổ chức Phật Giáo Quốc Tế ở Hamburg sẽ được tổ chức vào ngày 22.05.2005 tại khu vực công viên trung ương Wallanlagen và cho biết là Phật Giáo Việt Nam sẽ tham gia vào Ban Tổ Chức và cùng đóng góp chương trình cho buổi lễ đó.

Ban Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế là một nhóm Phật Tử hy vọng qua đó sẽ nối kết những trung tâm Phật Giáo nhiều tông phái khác nhau vì cho đến thời điểm ấy, chúng tôi chỉ biết về truyền thống và tông phái của mình mà thôi. Chính cá nhân chúng tôi cũng rất ngạc nhiên khi biết ở Hamburg có độ 40 Trung tâm Phật Giáo với nhiều màu sắc khác nhau, và chúng tôi cũng không biết gì nhiều về Phật Giáo Việt Nam.

Như thế đó, cú điện thoại hai lần gọi ấy đã khởi đầu cho một tình bạn tuyệt diệu. Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế 2005 tại Wallanlagen Hamburg với hàng ngàn người tham dự có cả đại diện chính quyền địa phương là một thành công lớn. Đặc biệt nhất là mục „Lễ Cầu Nguyện Hòa Bình“ do chùa Bảo Quang đảm nhận đã là phần quan trọng và để lại nhiều ấn tượng nhất, một phần vì khán giả tò mò muốn biết truyền thống Nghi Lễ Phật Giáo Việt Nam ra sao.

Từ đó sự liên hệ hợp tác càng chặt chẻ hơn. Cơ hội tiếp đến là Lễ Triển Lãm „Ngọc Xá Lợi“ của Đức Bổn Sư và Chư Tổ do chính Phật Giáo Việt Nam tổ chức tại Viện Bảo Tàng Dân Tộc - Völkerkundemuseum Hamburg.

Rồi tiếp theo đó, những khó khăn trong luật „Xây Dựng tại Đức” vào năm 2007 lại đem cơ hội để chúng ta cùng làm việc chung gần gũi hơn. Đó là quá trình xin giấy phép sửa sang chùa Bảo Quang từ một phòng chứa đồ kỹ nghệ trở nên một Chánh Điện trang nghiêm như hôm nay.

Từ đó Phật tử Việt Nam tại Hamburg đã luôn hợp tác chặt chẽ với Phật Tử Đức thuộc nhiều tông phái khác nhau trong các sinh hoạt cộng đồng: từ Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế những năm sau đó đến Hội Hoa Thế Giới (igs) cách đây 11 tháng tại Hamburg-Wilhelmburg. Tại đấy Nghi thức Lễ Vu Lan Báo Hiếu của Phật Giáo Việt Nam đã gây nhiều cảm phục và được đặc biệt nhắc đến trong lễ họp báo kết thúc hội chợ vườn hoa này.

Một sự kiện có lẽ sẽ tạo nhiều ngạc nhiên khi người ta biết là Pháp của Phật và các sinh hoạt Phật Giáo tại đây đã là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tôn giáo tại nước Đức này:

- Từ 160 năm trước đây, triết gia Artur Schopenhauer đã là một Phật Tử (ngày đó gọi là Buddhaist). Trong thế kỷ 19 trên nước Đức đã có nhiều sách vở nghiên cứu về Phật Giáo được xuất bản.

- 1903 nhạc sĩ Anton Walter Florus Gueth đã xuất gia và thọ Tỳ Kheo tại Á Đông với Pháp hiệu Nyânatiloka và là vị Tỳ kheo đầu tiên.

- 1906 Hội nghiên cứu Phật giáo đầu tiên ra đời tại Hải cảng Hamburg.

- Các văn hào Hermann Hesse và Rainer Maria Rilke đã viết nhiều áng văn chương và thi ca về Phật giáo hoặc theo tư tưởng Phật giáo.

- 1925 cuốn phim „Ánh sáng Á Châu“ (Die Leuchte Asiens), một cuốn phim về đời sống lịch sử Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, đó là cuốn phim điện ảnh sản xuất chung giữa hai quốc gia Ấn Độ và Đức quốc đã là một thành quả lớn trong lịch sử Cinema.

- Sau Thế chiến thứ II Phật Giáo tại Hamburg đã có một sự bắt đầu mới. Hội Phật Giáo Hamburg (BGH) được thành lập. Sau đó không lâu từ đây Max Glashoff vận động thành lập một tổ chức trung ương lấy tên DBU (Deutsche Buddhistische Union). Trong thập niên 1960, „Haus der Stille“ (Ngôi Nhà Tĩnh Lặng) cách đây sáu mươi cây số được thành lập và đã làm sống dậy nhiều trường phái Phật giáo: Tiểu thừa, Thiền học, nhiều nhóm Phật giáo Tây Tạng…

- Phật tử từ Á Đông đến Đức càng ngày càng đông, đặc biệt là từ năm 1978 khi đồng bào tỵ nạn Việt nam (Boat People) đến Đức.

Ngày nay Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong mọi sinh hoạt tôn giáo và hiện nay có khoảng từ 300.000 đến 400.000 Phật tử đang tu tập tại nước Đức.

Trong lúc thế giới càng ngày càng thay đổi theo một nhịp độ nhanh chóng, thì cả hai Phật tử Âu Châu hay cả Phật tử Á Đông vẫn muốn nuôi dưỡng truyền thống, nghi lễ của mình. Nhìn bên ngoài chúng ta sẽ thấy một số dị biệt như sau:

* Phật tử các nước Á Đông với một nền văn hóa Phật giáo lâu dài đang thực hành giáo lý Phật Giáo nghiêng về nghi lễ theo truyền thống và vai trò của Tăng Ni xuất gia được đề cao. Họ là những người Trưởng Tử Như Lai.chuabaoquang_4_5 (52)

* Phật tử lớn lên với truyền thống Tây phương nghiên cứu Phật giáo như là một môn triết lý thực tế của đời sống. Sự tổ chức ngang hàng nhiều hơn, dân chủ hơn và những Phật tử tại gia là những hình ảnh chính trong mọi sinh hoạt.

Tuy nhiên, Phật Pháp thì cao diệu hơn nhiều hơn thế: khi khơi dậy đức tính tạo nhân tốt trong mỗi người - mà con người thì sống trong những hoàn cảnh khác nhau - việc thực tập Thiền quán, lòng Từ Bi đối với mọi sinh linh, tìm kiếm sự an lạc của mỗi cá nhân, chắc chắn không bao giờ đi ngược lại với những giá trị Dân chủ, Tự Do của nền văn hóa Tây phương.

Sự cảm phục của chúng tôi, những người Phật tử Đức, càng tăng thêm sau mỗi lần thăm viếng chùa Bảo Quang: đó là đức tính trang trọng công đức của thế hệ đi trước của người Việt nam, đó là tinh thần tương trợ xã hội, cũng như những công tác từ thiện như thăm viếng gia đình có thân nhân bệnh hoạn, những sinh hoạt của nhóm trẻ (trong Gia Đình Phật Tử) hay các lễ cầu siêu khi có người quá cố. Nhất là các Phật tử lớn tuổi, các thế hệ trong những năm 60, 70 ở Việt nam, dường như họ có sẳn trong dòng máu tinh thần chọn tự do, tinh thần xã hội giúp đỡ lẫn nhau.

Nhưng có điều quan trọng mà chúng tôi rất yêu thích tại chùa Bảo Quang: đó là tinh thần nam nữ bình quyền. Đây là nơi mà nữ giới đã phát triển và đóng góp rất lớn trong mọi sinh hoạt. Nơi nào tinh thần này hiện diện thì nơi đó cộng đồng vững mạnh.

Đáng tiếc là khác với tinh thần của Phật Giáo Việt nam, tại một số quốc gia Á Châu nữ giới gặp nhiều khó khăn nhiều kỳ thị. Tại một số truyền thống Nam Á các vị nữ tu sau khi thọ giới đã gặp khó khăn khi tìm những trung tâm để tu học.

Bây giờ chúng tôi xin mạn phép được có vài lời trình lên Sư Bà Viện Chủ Thích Nữ Diệu Tâm. Bao nhiêu năm qua chúng tôi có nghe được và cũng thấy được một tinh thần hướng dẫn của một Vị Ni trưởng nhẫn nại, với sự dịu dàng của nữ phái cộng với một quyết tâm vượt mọi trở ngại để hoàn thành Phật sự. Sự dịu dàng nhưng lại quyết tâm đó đã thu phục được nam giới, đã là phương cách hướng dẫn tốt nhất, hiệu quả nhất.

Và nhiều năm qua Sư Bà đã xây dựng được một Ni chúng có khả năng để hướng dẫn Phật tử trong tương lai.

Nếu có người thấy đươc sự dứt khoát, sự kiên nhẫn của Sư Cô Trụ Trì Tuệ Đàm Nghiêm trong giai đoạn sửa sang, xây dựng từ một phòng kho chứa dụng cụ công nghệ để trở thành Chánh Điện Bảo Quang trang nghiêm hôm nay, thì người đó sẽ không còn lo ngại gì cả về tương lai của chùa Bảo Quang khi Sư Bà không còn nữa.

Trước đây, trong lễ khánh thành chùa Bảo Quang mới này, Sư Bà có kể về những đơn sơ của giây phút ban đầu trước đây ba mươi năm. Và ngay lúc đó Sư Bà đã mong ước sẽ xây dựng một ngôi chùa bên dòng sông này.

Ước nguyện đó nay đã thành tựu, nhờ vào Hồng ân chư Phật, nhờ vào đạo đức tu hành của Sư Bà,và cũng nhờ vào tinh thần kiên nhẫn phụng sự Giáo pháp của quí Phật Tử.

Đó là đặc điểm quan trọng nhất của Phật giáo Việt nam tại Hamburg.

Chúng tôi, dầu là Phật Tử thuộc một trường phái Phật giáo khác, xin cúi đầu đảnh lễ xưng tán công đức đó.

Xin tri ân những thành quả đó như là một sách tấn, khuyến khích.

Xin cám ơn tình Bạn trong Đạo Pháp.

Và thân ái chúc mừng những thành công của Bảo Quang đã gặt hái được trong ba mươi năm qua.

Michael den Hoet



Chua Bao Quang 30 nam (1)Chua Bao Quang 30 nam (4)Chua Bao Quang 30 nam (8)Chua Bao Quang 30 nam (17)Chua Bao Quang 30 nam (18)Chua Bao Quang 30 nam (19)Chua Bao Quang 30 nam (24)Chua Bao Quang 30 nam (31)Chua Bao Quang 30 nam (32)Chua Bao Quang 30 nam (33)Chua Bao Quang 30 nam (34)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2021(Xem: 8145)
Chùa An Lạc tọa lạc tại số 5249 E. 30th Street, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana. Chùa An Lạc được một nhóm Phật tử ở tiểu bang Indiana thành lập vào năm 1979. Chùa tổ chức Lễ đặt đá xây dựng ngôi chánh điện vào ngày 19 tháng 6 năm 2004. Lễ An vị Phật và lạc thành ngôi chánh điện khang trang, rộng lớn, mang dấu ấn kiến trúc Á Đông được Chùa tổ chức trọng thể vào ngày 24 tháng 8 năm 2008. Chùa còn có các công trình xây dựng khác như: Nhà đại chúng (nhà sinh hoạt, trai đường, nhà bếp); Nhà Đại Bi (Ni xá, khánh thành ngày 15 tháng 8 năm 2021); Nhà Quán Thế Âm và Nhà Đại Thế Chí (nhà khách, liêu hành giả tu tập). Sân trước chùa tôn trí nhiều tượng lộ thiên bằng đá cẩm thạch: Đài Quan Âm và tượng Bồ tát Di Lặc (năm 2008), tượng Thập bát A La Hán (năm 2008), tượng đức Phật A Di Đà (năm 2012), tượng đức Phật nhập Niết Bàn (năm 2014). Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, thờ tượng đức Phật Thích Ca, tượng Tây Phương Tam Thánh, tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng.
29/08/2021(Xem: 7347)
Thiền viện Phước Huệ Quang tọa lạc tại số 1100 South Indian Creek Drive, thành phố Stone Mountain, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Thiền viện do Hòa thượng Thích Định Quang và Sư cô Thích Nữ Diệu Như (em ruột Hòa thượng) thành lập vào năm 2020 trên diện tích gần 5 mẫu Tây. Thiền viện có tên tiếng Anh là: Boulder Park Meditation Center. Tên thiền viện lấy từ cặp câu đối của Hòa thượng Thích Thanh Liên, trú trì chùa Từ Hóa, Thừa Thiên Huế (là sư phụ của Hòa thượng Viện chủ Thích Định Quang): Âm: Phước hải hoằng thi pháp giới quần sanh thuyền từ tế độ, Huệ Quang phổ chiếu phá trừ vô minh tốc chứng Bồ Đề.
24/08/2021(Xem: 8714)
Vào sáng ngày 22 tháng 8 năm 2021 (ngày rằm tháng 7 năm Tân Sửu), Chùa Phổ Từ (Compassion Meditation Center) tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Hayward, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2021 – Phật lịch 2565. Hòa thượng Thích Tịnh Diệu, Phó Viện trưởng Tu viện Kim Sơn và Phó Viện trưởng Tu viện Thôn Yên (California) đã quang lâm Chứng minh Đại lễ. Tham dự Đại lễ có chư Tôn Đức Tăng, Ni: Thượng tọa Viện chủ Chùa Phổ Từ Thích Từ Lực, Đại đức Thích Pháp Cẩn, Đại đức Thích Nhuận Tuệ; quý Sư cô: Phổ Châu (Trú trì Tu viện Hương Từ Bi, thành phố Los Gatos); Thanh Nghiêm, Thanh Diệu Lạc và Thanh Diệu Hạnh (trú xứ Tu viện Kim Sơn, thành phố Watsonville); Tịnh Minh, Tâm Thảo, Phổ Thanh, Diệu Hảo, Diệu Hiền (trú xứ Chùa Phổ Từ, thành phố Hayward); Phổ Tường, Nhi Liên (trú xứ Trung tâm Tu học Phổ Trí, thành phố Vacaville); cùng đông đảo chư vị thiện tri thức, huynh trưởng và đoàn sinh Gia đình Phật tử Chánh Tâm, Chánh Đức, Chánh Hòa; quý vị Phật
24/08/2021(Xem: 9808)
Thiền viện Thích Thiên Ân tọa lạc tại số 4050 Boulder Park Drive SW, Atlanta, GA 30331. Thiền viện do Hòa thượng Thích Như Minh (trú trì chùa Việt Nam tại Los Angeles) sáng lập và làm Viện trưởng vào năm 2011. Thiền viện ở trung tâm thành phố Atlanta, có những cơ sở tu tập trong 4 khu đất xinh đẹp. Thiền viện có tên tiếng Mỹ là Boulder Park Meditation Center, được thành lập để tôn vinh và tưởng nhớ đến Hòa thượng Thích Thiên Ân, người đã đưa Phật giáo Việt Nam vào Hoa Kỳ giữa thập niên 1960. Vào ngày 04 tháng 11 năm 2018, Thiền viện đã tổ chức trang trọng lễ khánh thành ngôi chánh điện mới và khóa tu học lần thứ nhất, khai giảng pháp hội “Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh”. Nơi đây, vào mùa thu năm 2019, Hòa thượng Thích Như Minh đã tôn tạo quả chung đại hồng lấy tên “Đại hồng chung Hòa bình Thế giới” để hằng năm, vào ngày đầu năm mới dương lịch, Thiền viện cử hành Đại lễ Cầu nguyện Hòa bình Thế giới. Thiền sư Th
24/08/2021(Xem: 7630)
Vào chiều ngày 21 tháng 8 năm 2021 (ngày 14 tháng 7 năm Tân Sửu), Ấn Tôn thiền đường tọa lạc tại số 4198 Gion Avenue, thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan năm Tân Sửu - Phật lịch 2565. Hòa thượng Thích Chơn Minh, Viện chủ Quán Thế Âm Thiền Tự, thành phố San Jose đã quang lâm Chứng minh đại lễ. Tham dự đại lễ có chư vị: TT. Thích Giải Minh (Viện chủ Chùa Nhật Quang, thành phố Sacramento), TT. Thích Minh Thiện (Viện chủ Chùa Tuệ Viên, thành phố San Jose), TT. Thích Pháp Hạnh (Trú trì Ấn Tôn Thiền Đường, thành phố San Jose), TK. Thích Phổ Hòa (trú xứ Chùa Tuệ Viên, thành phố San Jose), TK. Thích Từ Thiện (trú xứ Chùa Huyền Giác, thành phố Sacramento), TK. Thích Quảng Ân (trú xứ Ấn Tôn Thiền Đường), TK. Thích Hoằng Đức (trú xứ Ấn Tôn Thiền Đường); cùng đông đảo đồng hương, Phật tử ở thành phố San Jose và nhiều thành phố ở tiểu bang California.
20/08/2021(Xem: 9987)
Đại Lễ Vu Lan PL 2565 (2021) & Lễ An Vị Phật Tu Viện Phổ Đà Sơn, Quebec, Canada Tu Viện Phổ Đà Sơn, tọa lạc tại 11 Chemin Katimavik,Val-Des-Monts, Quebec, J8N 5E1, CANADA, số phone 1-819-665-0259 Chương trình Đại lễ Vu Lan năm 2021 - Phật lịch 2565 & Lễ An Vị Phật Tu viện Phổ Đà Sơn ng ày Chủ Nhật 15-08-2021 Quang lâm Chứng minh buổi lễ có: Hòa thượng Thích Bổn Đạt, Viện chủ Tu viện Phổ Đà Sơn và chùa Phổ Đà (Ottawa) Hòa Thượng Thích Trường Phước trụ trì chùa Quan Âm “Montreal” Thượng Tọa Thích Huệ Minh, Viện Chủ chùa Cam Lộ Vương “Vaughan” Thượng Tọa Thích Đạo Quang Trú Trì chùa Long Hoa “Toronto” Ni Sư Thích Nữ Từ Diệu, Viện chủ Chùa Từ Thuyền “Brampton” Ni Sư Thích Nữ Viên Tánh, Viện Chủ chùa Hiếu Giang “Ottawa” Bhante Shumana chùa Tích Lan “Ottawa” Bhante Omari chùa Tích Lan “Ottawa” Đ Đ Thích Thông Giới, Viện Chủ chùa Địa Tạng “Montreal” ĐĐ Thích Pháp Chánh trụ sứ chùa Quan Âm “Montreal” ĐĐ Thích Tâm Hoàng trụ sứ chùa Pháp Vân “To
19/08/2021(Xem: 7658)
Tu viện Trúc Lâm tọa lạc tại số 1315 E. Fayetteville Road, thành phố Riverdale, tiểu bang Georgia đã tổ chức Đại lễ Vu Lan năm 2021 – Phật lịch 2565 vào hai ngày 14 và 15 tháng 8 năm 2021 (ngày 7 và 8 tháng 7 năm Tân Sửu). Chương trình ngày 14 tháng 8 năm 2021: 06:00 Tụng kinh Báo Ân và Vu Lan. 10:00 Lễ Bố tát, tụng giới định kỳ hàng tháng cho chư Tôn Đức Tăng, Ni trú xứ tiểu bang Georgia vào ngày 14 tháng 8 năm 2021. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Hạnh Đạt, Viện chủ Tu viện Kim Cang; Hòa thượng Thích Như Minh, Viện chủ Thiền viện Thích Thiên Ân; Hòa thượng Thích Giác Ân, Viện chủ Chùa Quang Minh; Hòa thượng Thích Định Quang, Trụ trì Chùa Phước Huệ Quang; Hòa thượng Thích Thiện Hiền, Trú trì Tu viện Đức Sơn; Sư bà Thích Nữ Tâm Thường, Viện chủ Chùa Từ Liên; cùng chư Tôn Đức Tăng, Ni trú trì, trú xứ các tự viện Phật giáo ở Georgia và các tiểu bang lân cận. 14:00 Lễ cầu siêu. 19:30 Lễ dâng đèn cầu nguyện.
18/08/2021(Xem: 10087)
LỜI MỞ ĐẦU Thông thường ở bất cứ quyển sách nào cũng có lời mở đầu của chính tác giả, hoặc lời giới thiệu của một người nào đó cho tác phẩm sắp được ra đời. Nay cũng nằm trong thông lệ ấy, tôi viết lời nói đầu cho quyển sách năm nay lấy tên là: "CHÙA VIÊN GIÁC", một quyển sách bằng tiếng Việt mà bao nhiêu người đã chờ đợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]