Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cõi tâm thức (Chùa Việt tại Mỹ)

22/08/201407:02(Xem: 21976)
Cõi tâm thức (Chùa Việt tại Mỹ)
Chua Phap Van

Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
Một ngày đầu mùa mưa, có người quen hỏi tôi có phải Phật giáo sẽ lụi tàn trên đất Mỹ sau khi những thế hệ lớn tuổi ra đi, vì tuổi trẻ Việt Nam ở các nước Âu Mỹ bây giờ không cách gì gần gũi được với Phật pháp. Trong môi trường văn hóa Tây phương, việc cầu đạo giải thoát theo quan điểm Phật giáo khó là một nhu cầu quan trọng. Anh phải nhìn ngắm thế giới này từ một góc độ nào đó thiệt Đông phương, qua một kiểu tiếp cận nào đó thiệt Á Châu, mới thấy được con đường suy tư mà Phật đã đề nghị.
Tôi không nói là Tây phương giàu có rồi biếng tu, ngay đến những người nghèo khó trong mấy khu ổ chuột ở Nam Mỹ cũng vậy. Văn hóa Cơ-đốc và hệ thống xã hội (bao gồm nhiều khía cạnh như giáo dục, kiến trúc, thương mại,...) đã dẫn người ta về một góc nhìn khác, rất xa lạ với cái gọi là tâm thức Phật giáo. Tâm thức đó rất cần đến một bối cảnh tương thích, và chính hạnh nghiệp của mỗi người đã đưa ta về một góc trời riêng để có thể sẵn sàng cho một cách nghĩ và kiểu sống nào đó!

Hãy đọc sách Âu Mỹ về Phật giáo, và nếu được, khi tiếp xúc với những người Tây phương có cảm tình với Phật giáo hãy để ý xem, họ xem Phật pháp như một thứ kiến thức thú vị kiểu Yoga của Ấn, Khí công của Tàu, hay cao siêu một tí thì cũng như Kinh Dịch của Tàu, Veda của Ấn. Nghĩa là biết được thì tốt, không biết cũng chẳng sao. Thậm chí những người da trắng có đi xuất gia làm Tăng ni Phật giáo thì cũng có một kiểu học hiểu Phật pháp rất Tây phương. Họ bài bản nhưng máy móc, và như vậy thì gần như không có chỗ cho những nhận thức đột phá.
Họ liên tục bị gò bó trói buộc trong những công thức, nguyên tắc. Họ phân tích giáo lý theo cách mổ xẻ một chiếc xe hơi. Chân lý nào lọt vào não trạng của họ cũng vuông vắn, ngăn nắp, trật tự và lạnh ngắt như những khối thép. Tôi vẫn nghĩ người Tây phương nói chung, khó mà hình dung được cái gọi là tâm thức Phật giáo ở những người Tây Tạng hay Miến Điện chứ khoan nói đến những bậc thánh Đông phương thứ thiệt! Không biết tôi có quá đáng chăng khi cho rằng phải biết tới mấy thứ Bonsai, Sushi, Sake, Ikebana, Origami kiểu Nhật mới hiểu người Nhật; phải biết xì-dầu, bánh bao, tàu hủ thối mới hiểu Tàu; và phải biết ít nhiều về món cà-ri và Yoga mới hiểu Ấn Độ.

Nhiều lúc mất ngủ nằm ngẫm ngợi một mình giữa phòng khuya, tôi chợt thấy ra nhiều chuyện lạ. Chỉ có thứ tâm thức kiểu Châu Á mới là đất sống cho Cơ-đốc giáo, dù món đó là sản phẩm của Tây phương. Có thể vài trăm năm nữa, Chúa chỉ tồn tại ở Châu Á, Châu Phi. Điều kiện kinh tế chỉ là một phần lý do. Người Tây phương không thể cuồng tín kiểu Đông phương, chưa kể những người lợi dụng Chúa cho lý do chính trị hơn là thờ Chúa vì lý tưởng tôn giáo. Các tôn giáo và chính kiến khác cũng thế, cái nào cũng cần đến những mảnh đất thích hợp.
Chẳng hạn dù có mộ Phật đến mấy, tâm thức Việt Nam khó mà chịu được Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh niềm tự hào xem mình là dân tộc lớn rồi xem Khmer, Thái Lan là nhược tiểu kém văn minh, ta còn nhiều lý do văn hóa tâm linh khác để từ chối ngồi lại giở xem từng trang bối diệp mà người ta đã theo đó tu học mấy ngàn năm qua... Người Việt ta có vẻ không chuộng được những tờ lá bối viết chữ theo chiều ngang, chỉ yêu vì những thẻ tre viết chữ theo chiều dọc. Một Thượng tọa Bắc truyền từng có bằng tiến sĩ Ấn Độ đã cho tôi biết một chuyện thú vị khác.
Những Pháp Hoa, Duy-ma của Phật giáo Bắc truyền đều có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng kỳ thực đó chỉ là những cuộc chơi tư tưởng trong một giai đoạn lịch sử. Trong thế giới tư tưởng của người Ấn hôm nay, những suy diễn nọ kia trong giáo nghĩa Bắc truyền ngày nào, giờ không còn độc đáo ly kỳ nữa. Nếu phải trở về với Phật giáo, người Ấn hiện đại chỉ có thể quay lại với kinh điển Pāḷi. Vai trò lịch sử của những giáo nghĩa hậu thời đã không còn nữa. Ấy vậy mà ở các xứ Tàu, Nhật, Hàn, Việt thiên hạ tiếp tục miệt mài với trò chơi mà người ta đã chối bỏ. Một số quốc gia Nam Mỹ và cả Ấn Độ hôm nay vẫn đang dệt mộng dựng xây một xã hội thiên đường nào đó... Mỗi lần đọc tin về mấy nhóm Maoist ở Nam Mỹ hay Nepal, Ấn Độ thì tôi lại rùng mình.

Những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đều có thể ảnh hưởng sâu đậm đến tâm trạng của ta, và tùy theo căn cơ bản thân mà mỗi người lại cũng có một nhận thức khác nhau về chuyện đời. Một người trầm tĩnh đến mấy mà phải ngồi trong một không gian tràn ngập những tia sáng chớp giật và một biển âm thanh om sòm náo nhiệt, thì khó mà không có những khoảnh khắc quên mình để cùng tham dự vào bối cảnh tưng bừng đó. Từ những tâm cảnh khác nhau, ta có những suy nghĩ, những quyết định khác nhau. Tôi muốn gọi đó là hành trang tâm thức.

blank
Chùa Pháp Vân, TP. Pomona,
bang California

Viết lan man, tôi ngẫu nhiên nhớ về một chuyện thú vị. Thì ra mấy ngôi chùa Nam tông của người Việt ở Mỹ cũng là một minh họa cho những điều tôi vừa thưa. Đó là một Pháp Vân ở California qua mấy chục năm trời vẫn giữ nguyên cái hơi hướng của một ngôi chùa Việt Nam trong nước với dãy cốc mái liền mái và vách liền vách như để nối liền cái đạo tình cần có của một tăng chúng đồng trú. Khuôn sân nằm giữa chùa cứ làm người ta nghĩ đến những trang viện hay một kiểu gia trang tam đại đồng đường của những gia tộc Hoa-Việt truyền thống.

Kiểu chùa cũng là cách thể hiện tâm tình của Hòa thượng viện chủ, một người vẫn nặng tình với huynh đệ, coi trọng chuyện họp mặt thân tình hơn cả việc chăm chút vẻ ngoài của ngôi chùa. Đó cũng là một Thích-ca Thiền Viện, cũng ở California, đáng xem là chốn già-lam kiểu mẫu với một vườn tượng đá trắng hoành tráng và những lương đình u nhã thiền vị với từng khóm hoa bụi kiểng được coi sóc từng tấc vuông, phản ảnh phần nào cái cõi tâm thức ngăn nắp và bài bản của vị phương trượng là một thiền sư nức tiếng.

Đó cũng là một ngôi phạm vũ Liên Hoa ở Irvin, Dallas của Hòa thượng phó tăng thống đường hoàng một cõi với dãy lầu thênh thang, đáng mặt một trụ sở hành chính. Nhìn cảnh thấy người là vậy. Ngài viện chủ nghiêm túc nhưng hiếu khách, đường bệ nhưng nhẹ nhàng. Đó là một tòng lâm Đạo Quang ở Arlington, Dallas dễ khiến người ta nhớ về những tự viện ở Bangkok, gần như không màng tới những làn ranh giữa đạo với đời. Với tâm tình nào anh cũng có thể ghé lại đó: Tu niệm cũng tốt, tham quan không tệ, khoái chuyện bái sám lễ nghi càng hay. Chùa có một rừng tượng đá và phù điêu có lẽ phong phú nhất nhì xứ Mỹ. Tôi đã nhìn thấy chân dung của ngài viện chủ qua vẻ ngoài của ngôi tự viện: Dấn thân, xuề xoà và rất tâm linh.

blank
Chùa Hương Đạo, TP. Fort Worth
bang Texas

Chùa Hương Đạo, TP. Fort Worth bang Texas. Đó cũng là một Hương Đạo ở Forth Worth đẹp như tên chùa. Nhiều năm chưa có dịp về lại, giờ nhìn thấy hình ảnh trên Internet tôi nghĩ mình đã không lầm khi từng có những cảm nhận về Thượng tọa phương trượng ở đây. Chùa ở Mỹ mà tôi vẫn nghe thấy ở đó cái hồn hậu của một quê xa. Tôi như nếm được ở đó cái vị ngọt của một giếng nước đá ong nằm cạnh một rào trúc và giàn mướp hoa vàng, dẫu kinh phí xây dựng ngôi đại tự này hiện đã không dưới một triệu Mỹ kim. Một chút tâm tư của thầy trụ trì đã bày ra đó. Người Nam Bộ mà yêu xứ Huế đến nồng nàn. Cái tâm Huế và tình Huế đã thổi vào kiến trúc chùa những dáng dấp đó.

Đó là một Bửu Môn ở Port Arthur ngan ngát tím một rừng sen bên cạnh bóng mát đổ dài của một ngôi đại viện trầm mặc một màu gạch đỏ nhuốm tí rêu phong.
Nhiều lần về thăm nơi đây, tôi cứ tần ngần ở ngõ vào vì mãi ngẩn ngơ với những dây hoa leo và từng bụi tre ngà kẽo kẹt trong gió trưa. Thương lắm, đó là cả một cõi tâm cõi tình chân chất của một người con xứ Quảng là Hòa thượng trụ trì. Lòng ngài như cây trúc, tiết trực tâm hư, nghĩ sao nói vậy, lắm lúc trực ngôn nhưng cái đạo tình thì thâm hậu vô bờ.

Đó cũng là một Pháp Luân ở Houston với nhiều nét đặc thù: Kiến trúc đẹp nhưng rõ ràng cho người đi nhiều hơn kẻ ở.Thầy phương trượng vốn người tám cõi nên ai ghé chùa cũng dễ thấy bàng bạc đây kia cái bóng dáng của muôn phương. Một chút hoa văn rất Á nhưng cứ làm người ta nghĩ đến một cõi La Hy ngàn trùng nào đó. Versace của Ý hay Spode của Hi Lạp? Một bệ thờ, một mái chùa chút nọ chút kia gom hết những nét riêng của Thái hay một Bhutan, Tây Tạng nào đó. Thầy phương trượng đi muôn phương và mang theo về cả những cơn gió lạ tự nghìn trùng. Thầy về rồi thì lại đi.

Chùa từ đó như một tự viện trên Con Đường Tơ Lụa – gạch nối Đông-Tây, để kẻ về thăm hay người thường trụ đều có thể tự cho mình cái quyền tham dự bầu không khí chẳng ai là chủ. Chùa cũng là một trang kinh.

Và độc đáo một nét riêng, có lẽ là chốn đạo tràng Phật pháp ở Saint Petersburg, Florida, một bang duyên hải thơ mộng nhất nhì Hoa Kỳ. Nhiều người chưa biết chùa, hỏi tôi, tôi vẫn trả lời bằng một cách nói dễ hiểu lầm. Đó là một kiểu chùa lộn ruột, những thứ hay nhất đẹp nhất hầu như đều nằm cả ngoài sân. Đó cũng là phong cách sống của thầy trụ trì chăng, trải lòng ra mà sống với người. Chùa mới và nghèo nhưng cái đổ ra cho người xa luôn là phần lớn. Có lẽ nhờ vậy, dù tăng thường trụ chỉ có vài ba, nhưng bán thường trụ thì cứ cần là có, không sao đếm hết.

Đêm qua, tôi có một giấc mơ lạ lùng và đẹp. Tôi thấy mình lạc bước vào một khu vườn bỏ hoang ở đâu đó, nơi có hàng ngàn bức tượng những vị tỷ-kheo ngồi quanh một pho tượng Phật thật lớn. Tượng nào cũng rêu phong, và đặc biệt nhất là mỗi tượng một nét mặt, không tượng nào giống tượng nào. Tôi giật mình tỉnh giấc giữa đêm và nhớ về khu Binh Mã Dũng ở Thiểm Tây, Trung Quốc, nơi có những bức tượng lính đất nung của vua Tần. Tôi ngậm ngùi tự hỏi biết đâu ở một nơi nào đó, dưới lòng đất hay trên núi cao, Phật giáo cũng có một vườn tượng mênh mông như thế với những bức tượng của 1250 tỷ-kheo từng theo hầu Phật ngày xưa.

Ngoại cảnh là biểu tượng của nội tâm, nội tâm chính là chân dung của mỗi con người. Cõi đất nội tâm chính là nơi chốn anh sống và suy tư bằng chính những gì anh vẫn là!

TOẠI KHANH
chua buu mon
Chùa Bửu Môn, Port Arthur,
bang Texas
blank
Chùa Pháp Luân, TP.Houston
bang Texas
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2016(Xem: 19703)
Vào sáng ngày 17 tháng 4 năm 2016, tại thành phố biển Honolulu xinh đẹp, thiên đường du lịch thế giới với lời chào “Aloha” nổi tiếng, Thiền viện Chân Không đã long trọng tổ chức Đại lễ lạc thành ngôi chánh điện, báo Phật ân đức.
05/04/2016(Xem: 18619)
Chùa Thiện Ân được thầy Thích Trung Tịnh thành lập vào đầu năm 2013 trên mảnh đất có diện tích hơn 2,5 mẫu tây ở Fresno, thành phố lớn thứ sáu của tiểu bang California, là trung tâm kinh tế của Thung lũng trung tâm California. Chùa tọa lạc ở số 4354 W. McKinley Avenue, Fresno, CA 93722.
23/02/2016(Xem: 9692)
Phật tử Darwin Bắc Úc cúng Rằm Tháng Giêng Bính Thân 2016
09/01/2016(Xem: 13741)
Lễ Khánh Thành Chùa Bồ Đề Phật Quốc (do TT Thích Huyền Châu trụ trì) tại Santa Ana, Cali, Hoa Kỳ, Sunday 27-12-2015, có 120 Tăng Ni và 400 Đồng Hương Phật tử tham dự
11/12/2015(Xem: 10489)
" Từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 12 năm 2015 Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển đã có mặt tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ để đãnh lễ nơi thành đạo của Đức Thế Tôn, gặp gỡ và giảng pháp cho Phái Đòan hành hương của TT Thích Hạnh Nguyện tại Trung Tâm Tu Học Viên Giác, đón tiếp cái Phái Đón Phật Tử Âu Mỹ, Nga và làm từ thiện cho người nghèo cũng như phát sách vở cho học sinh tại trường Pragna Vihara).
03/12/2015(Xem: 10556)
Nguyện vọng của Cố Hòa Thượng Ân Sư của chúng tôi, vị khai sáng ra 2 chùa Bagneux và Evry là muốn tạo dựng chùa Khánh Anh - Evry thành một nơi hoằng pháp rộng lớn chung cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hải ngoại, nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu nói chung và tại Pháp cũng như chùa Khánh Anh nói riêng. Ngôi chùa được thành hình từ mọi công sức đóng góp, sự gia lực, hộ niệm của tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni và phật tử khắp nơi với những đường nét đặc thù của một ngôi Phạm Vũ Phật Giáo A Đông. Nay ngôi phạm vũ Khánh Anh - Evry đã hoàn tất. Chư Tôn Trưởng Lão Cố Vấn Lãnh Đạo Tối Cao của chùa Khánh Anh quyết định đẩy mạnh mọi sinh hoạt ngoài chùa Khánh Anh Evry bằng cách thỉnh chư hương linh thờ tại chùa Bagneux ra Evry để thờ phượng cho rộng rãi hơn để từ từ khởi xướng mọi sinh hoạt ngoài ấy.
13/10/2015(Xem: 11403)
Chùa An Lạc, ngôi chùa danh tiếng tại thành phố San Jose được Ni trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh thành lập vào năm 1994. Chùa đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 2003, 2011, 2012, và chính thức tổ chức Đại lễ lạc thành vào các ngày 09, 10 và 11 tháng 10 năm 2015 (nhằm ngày 27, 28 và 29 tháng 8 năm Ất Mùi). Buổi lễ chính thức diễn ra vào lúc 10g30 ngày 11 tháng 10 năm 2015. Đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử ở thành phố San Jose cùng nhiều thành phố ở các tiểu bang từ Tây sang Đông của Hoa Kỳ đến dự.
08/10/2015(Xem: 7743)
Trong năm, chúng ta có 3 ngày vía của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là 19/2, 19/6 và 19/9 âm lịch. Sắp tới đây, vào 2 ngày : thứ bảy 31/10/2015 (tức đúng ngày 19/9 năm Ất Mùi), và chủ nhật 1/11/2015 tại chùa Khánh Anh (Bagneux) sẽ thiết lập Đàn Tràng Quan Thế Âm cúng dường lên Thập Phương Thường Trú Tam Bảo nhân ngày Lễ Vía Kỷ Niệm Đức Bồ Tát Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm để hồi hướng đến khắp Pháp Giới Chúng Sanh, cầu nguyện phong điều vũ thuận, quốc thái dân an và nhất là hồi hướng công đức cúng dường lên Giác Linh Cố Ân Sư thượng Minh hạ Tâm. Xin thông báo và kính mời chư Phật Tử tùy nghi tham dự, thời khóa Đàn Tràng như dưới đây.
14/07/2015(Xem: 23482)
Chùa Trúc Lâm do Sa Môn Thích Tâm Minh, một hậu duệ truyền thừa Trúc Lâm Thiền phái tại Huế. Sau khi vượt biển và định cư tại Úc, tạo lập từ năm 1993 tại thành phố Sydney, Úc Đại Lợi. Sau hai đợt di dời vì hoàn cảnh thuê nhà làm Chùa, năm 1995 di chuyển đế tụ điểm thứ ba cho tới nay. Hiện toạ lạc tại só 13 Winspear Ave, Bankstown, NSW 2200. Thời điểm 1995-1997 suốt hai năm trường, Chùa đã trải qua bao cuộc tang thương nghiệt ngã bởi nhân tình thế thái, lòng người khó lường vì từ hai chữ Danh và Lợi (đại nạn lần thứ nhất).
28/05/2015(Xem: 10464)
Trong thời gian hơn 10 năm qua, Đ.Đ Thích Hạnh Tuệ đã giúp điều hành và phát triển tốt đẹp Trung tâm Viên Giác và nay đến thời kỳ mãn nhiệm, trở về lại Đức tu học. Tiếp nhận trở lại và điều hành sinh hoạt của Trung tâm Viên Giác kể từ tháng 9 năm 2015 là T.T Thích Hạnh Nguyện, người sáng lập và xây dựng Trung tâm Tu học Viên Giác từ buổi ban đầu năm 2000. T.T đã đề cử Đ.Đ Thích Thông Trí từ chùa Cực Lạc, Thái Lan đến điều hành mọi sinh hoạt của Trung tâm Viên Giác, Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Mọi việc đặt phòng tại Trung tâm Viên Giác từ trước đến nay với Đ.Đ Thích Hạnh Tuệ không còn hiệu lực. Mọi liên lạc và đặt phòng mới cho năm 2015, năm 2016 và về sau, xin chư Tôn đức, quý Phật tử gởi email về địa chỉ email mới: [email protected] . Facebook.com/trungtamviengiac
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]