Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Thầy tôi (Nguyên Hạnh HTD)

17/06/201408:05(Xem: 15768)
42. Thầy tôi (Nguyên Hạnh HTD)

blank
HT Thích Như Điển, Nguyên Hạnh và Diệu Thiện ngày
khánh thành Tượng Đài TN 12.9.2009 tại cảng Hamburg

Từ lâu tôi đã muốn viết về Thầy tôi, và lần này phải cảm ơn Ban Biên Tập báo Viên Giác đã cho tôi cơ hội bộc lộ tâm tư tình cảm của mình đối với một vị Thầy mà tôi luôn luôn tôn kính và ngưỡng mộ.

Ngày bỏ nước ra đi, qua định cư xứ người tôi cảm thấy bơ vơ hụt hẫng vô cùng! Những ngày đầu mới tới đây, tôi cứ ngỡ đi vào một cõi đời mà không định được tên, cái gì cũng mới, cái gì cũng lạ, gần mình đó mà cũng thật xa. Nhưng may mắn thay, tôi được gặp Thầy, từ đó niềm tin của tôi trở lại rực sáng như vạt nắng vàng tươi đang sưởi ấm bãi cỏ non xanh và sưởi ấm lòng tôi trong những ngày xa xứ!

Thầy tôi 65 tuổi đời và 50 tuổi đạo. Những ngày còn cắp sách đến trường Thầy là một học sinh xuất sắc. Rồi qua Nhật du học, về định cư ở Đức, lập nên chùa Viên Giác, tu viện Viên Đức và nhiều Chi Hội Phật Tử khác trên khắp nước Đức này.

Là một tu sĩ Phật Giáo, giỏi ngoại ngữ, viết văn, dịch kinh sách, yêu văn thơ; các tác phẩm của Thầy đã lên đến con số 62. Nhưng Thầy không chỉ chuyên tâm niệm Phật mà là người tin rằng trí tuệ và chỉ thông qua trí tuệ mới hoàn thành được nhiệm vụ hoằng dương chánh pháp. Do đó Thầy đã bị hiểu lầm là „con người trọng bằng cấp“ và xa rời nguyên tắc „tùy căn cơ chúng sanh mà độ“. Phước báu là tài năng và trí tuệ thì Thầy có thừa, ngoài việc dùng nhiều thì giờ để phiên dịch, biên soạn, sáng tác và in sách, in kinh, giúp cho Tăng Ni, Phật tử có thêm nhiều tài liệu nghiên cứu học tập, Thầy còn phổ biến giáo lý giải thoát và từ bi đến mọi tầng lớp Phật tử nữa.

Làm một vị Sư trong đời người thật là khó khăn, nhất là khi trên cõi đời này, bóng tối nhiều hơn ánh sáng. Con người phải kiên quyết lắm, nghị lực lắm mới giáo hóa được Phật tử vừa sống trong thế gian tục lụy, vừa trau giồi Phật Pháp. Và Thầy cũng chỉ là con người nên làm sao tránh khỏi những tình cảm: mừng, giận, buồn vui...

- Một vài đệ tử của Thầy than phiền Thầy nóng tính. Nhưng dần dà với thời gian Thầy cũng đã sửa đổi nhiều.

- Hoặc là trong những lúc say sưa giảng Pháp, Thầy hay chen ngoại ngữ vào vì quên rằng trong hàng Phật tử cũng có nhiều thành phần trình độ học vấn khác nhau, có người không hiểu được, nên Thầy không khỏi bị cảm nhận là xa rời thực tế.

Tuy nhiên đối với tôi, Thầy có nhiều ưu hơn khuyết, xứng đáng là một vị Thầy tôn kính của tôi .

Thầy tôi có một trí nhớ tuyệt vời. Lịch sử, ngày tháng, kinh sách... Thầy nhớ vanh vách. Từ 50 năm nay, Thầy chưa hề bỏ một thời kinh Lăng Nghiêm trong các buổi công phu khi gà chưa gáy sáng. Và trong 30 năm qua, trong mùa An Cư Kiết Hạ, mỗi đêm Thầy đều lạy đủ 300 lạy; có điều Thầy mà tụng Lăng Nghiêm, con không làm sao theo kịp được!

Mấy ai có được đức độ như Thầy, đạo tràng nào cũng mong có sự hiện diện của Thầy; Chi Hội nào gặp khó khăn, chỉ cần Thầy gióng lên một tiếng kêu gọi là Phật tử sẵn sàng đóng góp cúng dường.

Thầy có tiếng đúng giờ, do đó giờ học với Thầy không ai dám vào lớp trễ.

Đối với hàng ngàn đệ tử của Thầy, tôi chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi giữa sa mạc, nhưng tôi vẫn ghi nhận được những cử chỉ hành động nhỏ nhặt của Thầy dành cho tôi cùng các Phật tử khác biểu hiện lòng từ tâm của Thầy trải rộng với mọi người.

Có lần tôi tham dự một khóa Giáo lý, tuy chưa mãn khóa nhưng tôi phải về để lo Phật sự khác và Thầy cũng có việc phải về vùng tôi ở nữa. Vậy là Thầy đã hỏi địa chỉ của tôi, ghi vào Navigation của chiếc xe để đưa tôi về tận nhà. Đó là khoảng thời gian tôi lấy làm sung sướng và mãn nguyện nhất vì đã được hầu chuyện rất lâu với Thầy vì Thầy chưa bao giờ đứng lâu với phụ nữ, mỗi người tối đa là 5 phút – và lần đó tôi đã quên hết mệt nhọc đường xa!

Tôi đã từng làm Trưởng Ban Trai Soạn khóa Giáo lý Phật Pháp tại Đức Quốc, quá vất vả vì phải lo cho hàng trăm người ăn uống, Thầy đã thăm hỏi tận tình mỗi khi có dịp đi ngang qua nhà bếp.

Hai lần họp mặt khó quên trong đời là hai dịp ra mắt sách „Những Cây Bút Nữ“. Không có Thầy, chúng tôi đã không có những tác phẩm ghi dấu một kỷ niệm đẹp trong đời. Đó là niềm vui tinh thần của chúng tôi, là một đốm lửa ấm áp rọi sáng trong lòng chúng tôi mãi mãi.

Thầy có quá nhiều việc phải làm, Phật sự đa đoan, vậy mà khi chúng tôi về chùa, có người phải thuê khách sạn, Thầy đã hỏi han và chia sẻ gánh nặng tài chánh cá nhân. Rồi lần ra mắt sách „Những Cây Bút Nữ 2“, Thầy lì-xì cho mỗi người một hồng bao…

Thầy là chất keo đã kết hợp các chị em những cây bút nữ chúng tôi đến từ muôn phương vì vậy hôm chia tay có chút gì ngậm ngùi dấy lên trong lòng chúng tôi như nỗi tiếc thương những phần đời tươi đẹp cứ hao hụt dần, có chút gì hoang vắng trong ánh mắt nhìn nhau ngập ngừng tiễn biệt, khiến tôi chợt nhớ lại điệu hò tha thiết trên những cánh đồng tĩnh mịch hoàng hôn xứ Huế sau mùa gặt đã qua, thửa ruộng chỉ còn trơ những cuống rạ đìu hiu:

Rồi mùa tót rạ rơm khô

Bạn về quê bạn biết (nơi) mô mà tìm ?

Thầy là người có lập trường chống Cộng rõ rệt, hơn mấy mươi năm rồi Thầy chưa hề về thăm lại quê xưa. Thầy luôn luôn tham gia các cuộc biểu tình, tuyệt thực khắp mọi nơi mà không biết mỏi mệt.

Thầy là người đã sáng lập ra tờ báo Viên Giác. Chưa có một tờ báo nào đã được tồn tại 35 năm như vậy, định kỳ 2 tháng một lần với con số xuất bản lên đến hằng ngàn và đã tung bay ra muôn phương, khắp thế giới.

Chúng tôi đã được vào thăm nơi ăn chốn ở của Thầy. Cứ tưởng cả một ngôi chùa Viên Giác to lớn như vậy, chắc là Thầy sẽ có một cơ ngơi huy hoàng sang trọng, không ngờ đó chỉ là một căn phòng nhỏ khiêm tốn, một chiếc giường gỗ mộc mạc đơn sơ mà kích thước chỉ vừa đủ cho con người của Thầy đúng với qui luật nhà Phật. Nhưng tủ sách và tủ hồ sơ của Thầy thì quá tuyệt vời! Thầy ghi không thiếu chi tiết nào, ai đóng góp cho chùa đều có lưu lại rõ ràng. Tôi có đóng góp chút đỉnh hằng chục năm về trước, khi đang xây chùa Viên Giác, tôi đã quên hẳn với thời gian, vậy mà Thầy đã lật sổ ra, chỉ đúng tên tôi, thấy mà giật mình!

Đừng tưởng Thầy tôi là người tu hành rồi không có ai yêu trộm nhớ thầm đâu nhá! Mỗi lần Thầy về hoằng pháp những khóa tu vùng tôi ở, tôi phải cử người canh cửa cho Thầy vì có người đã quá yêu Thầy nên bất chấp tất cả, miễn sao nhìn được mặt Thầy tôi họ mới thỏa lòng. Tội cho Thầy tôi, mỗi lần ra về, phải có người hộ tống và vội đẩy Thầy lên xe chạy cho mau! Tôi vẫn không quên được tiếng gọi thống thiết của cô ta, vừa chạy theo vừa gọi tên Thầy nghe mà não cả lòng, xé nát cả tâm can!

Tôi cũng quá xót xa cho cô Phật tử này, yêu không lối thoát. Có lần cô đã hỏi tôi: „Vì sao lại cấm cô yêu Thầy?“. Tôi trả lời: Không ai có quyền cấm cô yêu, nhưng cô nên cất giữ tình yêu này cho riêng cô và đừng quấy rầy Thầy mà mang tội!

Có lần cô đã vượt đại dương qua tận bên Úc, đến gặp Hòa Thượng Bảo Lạc –bào huynh của Thầy tôi- để nhờ Hòa Thượng can thiệp, yêu cầu Thầy tôi đừng bỏ mặc, xa lánh cô ta như vậy. Hòa Thượng Bảo Lạc cũng là một vị cao tăng, Hòa Thượng đã dùng lời khuyên giải cô ta mới chịu ra về.

Ôi! Thật chua xót cho một tình yêu đơn phương như vậy!

Con đường Thầy đi cũng lắm chông gai phiền lụy nhưng Thầy đã vượt qua tất cả, Thầy xứng đáng là một tấm gương sáng mà chúng tôi cần phải nương theo. Thầy đi đến đâu, Phật tử đều muốn có vinh hạnh được chụp chung hình với Thầy nên Thầy đã có thêm một biệt danh nữa là “siêu sao” !

Trong suốt 19 năm qua, nhờ tiền làm bánh của các cô trong chùa vào những dịp lễ lớn, cùng với tiền ủng hộ của quý vị Mạnh Thường Quân, Thầy đã dành dụm gần 1 triệu mỹ kim để cấp học bổng cho các Tăng Ni làm luận án Tiến Sĩ (650.000 MK cho các tăng ni ở Ấn Độ, 350.000 MK cho các Tăng Ni ở các nước khác). Nhờ vậy đã có hàng trăm vị tốt nghiệp học vị này.

Ân đức của Thầy để lại cho các Tăng Ni thật to lớn. Và Thầy vui vì những Đệ tử của Thầy luôn nương theo hạnh nguyện của Thầy mà đi. Chẳng hạn như Thầy Hạnh Giới, Trụ trì chùa Viên Giác vừa học giỏi vừa có từ tâm như Sư Phụ của mình! Thật quá cảm động khi 8 chị em chúng tôi về Chùa để làm lễ ra mắt sách Những Cây Bút Nữ 2, Thầy Hạnh Giới đã đích thân xuống bếp tự tay nấu đồ ăn sáng cho chúng tôi rồi tự mình làm tài xế đưa chúng tôi ra ga; nghĩa cử này làm sao chúng tôi quên được? Còn có biết bao nhiêu Đệ tử xuất sắc khác mà thành quả là do sự gieo trồng phước báu của Thầy, vậy thì xin Thầy hãy vui với thành quả của mình đi!

Nhân dịp sinh nhật thứ 65 của Thầy, con xin kính chúc Thầy tâm thân an lạc, Phật sự viên thành, chúng sanh dị độ.

50 năm trước có ai dám nghĩ đến 50 năm sau con được gặp Thầy ở một nơi chốn cách xa quê hương cả nửa quả địa cầu.

Con biết một ngày qua đi là một khoảnh khắc ngắn bớt trong cuộc đời mỗi người đem theo trên gót chân rời đi chút ngậm ngùi của ngày đang xế bóng bên ngoài nhưng con vẫn cầu mong Thầy còn nhiều sức khỏe và con đường Thầy đi vẫn luôn luôn tràn ngát hương hoa.

Nguyên Hạnh HTD, Tháng 3/2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2023(Xem: 1434)
Lễ Xuất Gia của hai Tịnh nhơn Duyên Đức và Nguyên Quảng Tấn tại Chùa Đức Sơn, 27 Patrick Street, Bothwell, Tasmania, Thứ Bảy ngày 21/10/2023 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸
19/10/2023(Xem: 2100)
Video clip giới thiệu Chùa Việt Nam, Kanagawa, Nhật Bản Address: 4889-1 Hanbara, Aikawa, Aiko District, Kanagawa 243-0307, Japan
01/10/2023(Xem: 1312)
Thông Báo số 01 Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 35 tại Na Uy (từ 15-25/7/2024)
01/10/2023(Xem: 1191)
Mùa Vu Lan lại về. Viên Đức luôn tổ chức trễ nhất để tiện quí Thầy, Cô chùa khác lo xong bổn tự rồi mới tham dự được. Nhờ vậy kỳ này số Tăng, Ni lên đến 29 vị. Hôm đó (Chủ Nhật 24/9/2023) trời ưu đãi, nắng rực sáng thật đẹp và mát mẻ. Vẫn như mọi lần số Phật tử tham dự khá đông, ngồi chật chánh điện và ngoài sân chùa.
25/09/2023(Xem: 2612)
Trong nhiều năm qua, Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, dù thân mang trọng bệnh vẫn tận tụy ngày đêm trong việc điều hành Phật sự của Viện Tăng Thống GHPGVNTN và công trình phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển Phật Giáo sang tiếng Việt. Trong lúc Giáo Hội đang rất cần sự có mặt của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ để tiếp tục xây dựng lại nền tảng vững chắc cho ngôi nhà Phật Pháp và công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam mới vừa hoàn tất đợt một của Thanh Văn Tạng, thì vài tuần qua bệnh tình của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã trở nặng nên phải vào bệnh viện điều trị. Dù hiện tại bệnh tình của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tạm ổn định và việc chữa trị tương đối có kết quả khả quan, sức khỏe của Ngài vẫn còn rất yếu. Chính vì thế, Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN khẩn thỉnh thập phương Đại Đức Tăng Già cùng chư Thiện Tín nhất tâm hiệp lực cầu nguyện cho Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tứ đại điều hòa, pháp lạc
24/09/2023(Xem: 1156)
NPĐ An Lạc Hạnh tổ chức Cơm Chay Gây Quỹ Giúp Học Sinh Nghèo ở Việt Nam (Sunday, 24/9/2023)
23/09/2023(Xem: 1496)
Thông Tư An Cư Kiết Đông 10 Ngày (10-20/12/2023) của Giáo Hội Âu Châu tại Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
19/09/2023(Xem: 1011)
Nam mô A Di Đà Phật Chúng Con thay mặt Tứ Chúng Đạo Tràng Chùa Vạn Hạnh tri niệm ân Đức Ni Trưởng Chùa Hoà Bình và Chùa Sùng Đức cùng Quý Sư Cô đã lưu trú lại đạo tràng cho Các Con Em Gia Đình Phật Tử thân cận với Quý Ngài. Và Chúng tôi không quên cảm niệm công đức Quý Phụ Huynh, Quý Anh Chị Trưởng, Quý Phật Tử Xa Gần cùng Các Em trong Gia Đình Phật Tử Vạn Hạnh đã dốc hết tâm lực hình thành buổi văn nghệ, trợ giúp mọi công việc, phụng sự cho những ngày Di Sản Văn Hoá - Trung Thu vừa qua được hoàn mãn. Anh Viên Lợi và Chị Quảng Pháp Minh ghi lại một số hình và video xin gửi chia sẽ đến với toàn thể Đại Chúng. Kính Chúc Tất Cả luôn Hoan Hỷ - Sức Khoẻ - An Lành trong đời sống. Thân kính, Nguyên Lộc Tâm Nghĩa
16/09/2023(Xem: 1215)
Đại Lễ Vu Lan PL 2567 tại Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu (Chủ Nhật 10/09/2023)(Photo: Thiện Hưng) quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567