Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Campuchia đẹp lộng lẫy

29/03/201419:02(Xem: 14714)
Chùa Campuchia đẹp lộng lẫy

Chùa Vàng - Chùa Bạc (Phnom Penh), quốc bảo của vương quốc Campuchia

ChuaBac_Campuchia_1

Chùa Phật Ngọc Lục Bảo (Wat Preah Keo Morokat), trước kia người ta gọi là Wat Uborsoth Rothannaream, là nơi nhà vua tổ chức Thọ Bát Quan Trai Giới hay hoàng tộc và những quan triều thần tổ chức lễ Phật giáo.

Chùa có tên là Wat Preah Keo Morokat là lấy tên của một Phật tử ở một chùa đã tạc tượng từ đá quý hợp lại thành "Keomorakot". Người Tây thường gọi là Chùa Bạc, người Việt gọi là Chùa Vàng Chùa Bạc.

Chùa được xây bằng gỗ dưới thời vua Preah Bat Samedech Preah Norodom năm 1892 phỏng theo kiến trúc của người Campuchia. Đến năm 1902, chùa được xây cất mới với gỗ và gạch. Chùa được khánh thành vào ngày 5 tháng 2 năm 1903, cũng dưới triều đại vua Norodom. Đây là ngôi chùa danh tiếng của Campuchia với nhiều tượng Phật quý và các báu vật khác.

Chùa cũng dùng để nhà vua cầu nguyện, hành thiền không có sư trụ trì. Quốc vương Norodom Sihanouk một lần ở đó tu tập trong 3 tháng (bắt đầu vào ngày 31 tháng 7 năm 1947). Khi có đại lễ Phật giáo nhà vua mời những vị sư ở các chùa xung quanh thủ đô Phnom Penh tới hành lễ hoặc thuyết pháp.

Năm 1962, chùa xây cất gỗ lâu ngày đã hư hoại, dưới sự hướng dẫn của Hoàng thái hậu Kossomak Nearyreath, Sihanouk đã xây cất lại bằng xi măng, các cột được ốp đá của Ý Đại Lợi, nền chùa được lát đến 5329 miếng bạc, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1,125kg, nên được gọi tên là Chùa Bạc. Chùa còn được gọi là Chùa Vàng vì có pho tượng Phật Di Lặc bằng vàng ròng.

Ngôi chùa có chức năng văn hoá và lưu giữ bảo vật tôn giáo hơn là chức năng thờ cúng, chứa đựng hơn 1050 báu vật có giá trị toàn là vàng, bạc, đồng hay vật liệu có giá trị do vua, hoàng hậu Kossomak Nearyreath, các quý tộc và hoàng gia hay những người khác đến dự những buổi cầu nguyện tại chùa dâng cúng để cầu cho hòa bình, hưng thịnh và hạnh phúc cho sự bảo tồn truyền thống văn hóa đến các thế hệ tương lai của người Campuchia.

Ở chính giữa trên cao là tượng Phật làm bằng ngọc xanh. Ðây là tượng Phật ngồi cao chừng 30cm. Hiện giờ trên thế giới chỉ có Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar, Úc là những nơi có tượng Phật làm bằng ngọc xanh như ở đây. Trước tượng Phật ngọc là tượng Phật Di Lặc đứng. Bức tượng này được vua Preah Bat Samedech Preah Sisowath đúc bằng vàng ròng năm 1904, theo di huấn của vua Norodom. Tượng nặng 90kg, được gắn 2086 viên kim cương, trong đó có viên kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat ở ngực.

Ngoài ra, trong chùa còn rất nhiều tượng Phật khác và tượng nào cũng rất quý giá với những trang sức bằng vàng, bạc, kim cương, ngọc thạch. Phía sau các tượng Phật có đặt một "ngai vàng". Đây là một cái ghế có các thanh dọc để 8 đến 12 người khiêng, đức vua ngồi trên đó và diễu hành trong ngày đăng quang. Ở Campuchia, ghế ngồi của vua hay phủ vàng, phần làm bằng vàng của cái ghế này nặng 23kg.

Du khách vào tham quan chùa phải ăn mặc chỉnh tề, không được mặc áo thun, quần đùi, không được chụp ảnh, quay phim. Bốn bức tường xây chung quanh ngôi chùa có mái che và có những bức tranh về sử thi Reamker (phiên bản Khmer hóa từ sử thi kinh điển Ramayana của Ấn Độ. Một số phần của bộ tranh tường này đã bị hư hỏng do thời tiết, nhất là phần dưới khiến cho du khách chiêm ngưỡng những bức tranh không trọn vẹn. Những bức tranh tường này được vẽ vào năm 1903-1904 do một nhóm sinh viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hoạ sỹ Vichitre Chea và kiến trức sư Oknha Tep Nimit Thneak. Nơi đây được sử dụng làm chỗ học kinh điển của những nhà sư, trước khi có trường dạy Pali năm 1930.

Có những kiến trúc khác cũng phụ thuộc vào chùa, như có một Thư viện nhỏ ở ngay cạnh chánh điện tàng trử tam tạng kinh điển Pali. Ở phía trước chùa có nhà tôn tượng vua Norodom (1834-1904), bức tượng do vua Napoleon III tặng. Tượng vua Norodom cưỡi ngựa, hướng mặt về phía trước, được những nghệ nhân Pháp tạc năm 1875 tại Paris và đặt trên phần đất ngôi chùa năm 1892. Trước tượng Norodom, ở hai bên có hai tháp là lăng mộ của vua Ang Duong và Norodom. Tháp mộ vua Ang Duong (1845- 1860) được xây dựng năm 1908, nhà vua này được coi là người đặt nền móng cho triều đại hiện nay và là ông 4 đời của nhà vua Sihamoni hiện nay. Tháp mộ vua Norodom (1834-1904) được xây dựng năm 1908 và là nơi chứa đựng hài cốt nhà vua Norodom.

Ở phía sau chùa có tháp mộ vua Norodom Suramarit và hoàng hậu Kossomak Nearireath (cha, mẹ của vua Sihanouk và cũng là ông, bà nội của quốc vương Sihamoni) được xây dựng năm 1955-1960. Bên hông chùa có tháp mộ công chúa Kantha Bopha (con gái yêu quý của nhà vua Sihanouk. Công chúa Kantha Bopha mất năm 1952 khi được 4 tuổi do bệnh bạch cầu, tháp mộ được xây năm 1960).


Ngoài ra, còn có một số công trình:

- Tòa nhà Dhammasalas, nơi dành cho chư Tăng tụng kinh trong dịp lễ Phật hay để hoàng gia tiếp khách.

- Đồi Mondop là một quả đồi nhân tạo nhỏ tượng trưng cho núi Kailassa, trên đỉnh có ngọn tháp là gian thờ, có chứa đựng một dấu chân của đức Phật và 108 tượng nhỏ, diễn tả 108 kiếp trước khi đức Phật chứng quả.

- Keong Preah Bat là ngôi nhà chứa dấu chân của bốn vị Phật và Phật Di Lặc.

Ngay sau chùa có mô hình Angkor Wat, di tích của nền văn minh, văn hóa chịu ảnh hưởng đạo Phật của dân tộc Khmer. Tháp chuông ở một góc phía sau, chuông đánh lên khi đóng hoặc mở cửa chùa hoặc trong các buổi lễ.

Chùa Bạc to lớn và đẹp đẽ cả về nghệ thuật lẫn kiến trúc, nó thể hiện lối kiến trúc tiêu biểu của kiến trúc chùa tháp Campuchia, chứa rất nhiều tượng Phật quý và những thứ châu báu, được coi như là quốc bảo của vương quốc Campuchia.

ChuaBac_Campuchia_8ChuaBac_Campuchia_7ChuaBac_Campuchia_6ChuaBac_Campuchia_5ChuaBac_Campuchia_4ChuaBac_Campuchia_3ChuaBac_Campuchia_2ChuaBac_Campuchia_1

HOÀNG CUNG CAMPUCHIA, đẹp lộng lẫy - Dấu ấn VIỆT trong nhà Quốc vương CAMPUCHIA



blank

Điện Phochani trong Hoàng cung Campuchia có một sân khấu rộng do những nghệ nhân nghề mộc tại làng Diệc (Thái Bình, Việt Nam) thiết kế và xây dựng. Toạ lạc tại thủ đô Phnom Penh, có diện tích 183.135 m2, Hoàng Cung Campuchia được xây dựng và hoàn thiện dần dần qua nhiều đời Quốc vương trong suốt hơn một thế kỷ qua với những điện, đền kiên cố mái hình tháp - vốn là kiến trúc tiêu biểu của người Khmer.

Đây là không chỉ là nơi làm việc, sinh hoạt của gia đình Quốc vương và các quan khách nước ngoài mà còn diễn ra các nghi thức ngoại giao và nghi lễ của Hoàng gia.

Cùng với Chùa Bạc nằm ngay sát bên cạnh, một phần của Hoàng Cung Campuchia được mở cửa cho du khách vào thăm quan.

Tuy nhiên, tất cả du khách tới thăm buộc phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt như không được mặc quần ngắn trên đầu gối,
- áo thun sát nách, hở hang,
- không đi dép lê,
- không gây ồn ào,
- không được chụp ảnh, quay phim bên trong các điện.
-Một số khu vực như nơi ở của gia đình Quốc vương hay phòng làm việc của các nhân viên Hoàng gia đều không cho phép người dân được tới gần.

blank
Hoàng Cung Campuchia nhìn từ trên xuống.

blank
Cổng chính dẫn vào bên trong Hoàng Cung.

blank
Lực lượng canh gác, bảo vệ bên ngoài cổng chính của Hoàng Cung.

blank
Phòng khánh tiết (Preah Thineang Vinnichay) ban đầu được xây bằng gỗ, xong đã bị phá dỡ và xây lại năm 1917. Đây có thể coi là toà nhà lộng lẫy nhất trong Hoàng Cung, gần như tất cả những đồ vật bên trong phòng này dều được làm bằng vàng hoặc mạ vàng.

blank
Tượng chân bán thân bằng vàng của các đời Quốc vương Campuchia.
Từ trái qua phải:
- Quốc vương Ang Duong,
-Quốc vương Norodom,
- Quốc vương Sisowath,
- Quốc vương Monivong,
- Quốc vương Suramarit.
- Ngoài cùng là chân dung Hoàng Hậu Sisowath Kossamak, bà nội của Quốc vương đang tại vị Norodom Sihamoni.

blank
Phòng khánh tiết là nơi cử hành nhiều sự kiện quan trọng của Hoàng gia như lễ đăng quang, các cuộc gặp gỡ chính thức với quan chức, các nghi thức ngoại giao và nhiều sự kiện mang tính tôn giáo. Trong ảnh là cuộc gặp gỡ giữa Quốc vương Campuchia và Tổng thư kí LHQ Ban Ki Moon.

blank
Ngai vàng đặt trang trọng giữa phòng trong ngày đăng quang của Quốc vương Norodom Sihamoni.

blank
Điện Hor Samran Phirun từng là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của Quốc vương và là nơi ông đợi để cưỡi voi trong các dịp lễ của Hoàng gia. Ngày nay, điện này là nơi cất giữ nhạc cụ, đạo cụ biểu diễn cũng như trưng bày quà tặng của các nhà lãnh đạo trên thế giới tặng cho Quốc vương và Hoàng gia Campuchia.

blank
Damnak Chan là nơi làm việc của các nhân viên trong Hoàng Cung.

blank
Điện Napoleon III là công trình duy nhất mang phong cách phương Tây trong tổng thể Hoàng Cung và được xây dựng hoàn toàn bằng sắt. Điện này vốn được xây riêng cho nữ hoàng Eugenie nước Pháp, vợ vua Napoleon III trong lễ khánh thành kênh đào Suez. Tới năm 1876, hoàng đế Napoleon III đã tặng nó cho cựu Vương Norodom. Ngôi điện này này là bảo tàng trưng bày các bức ảnh về những sự kiện đáng nhớ của hoàng gia.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2013(Xem: 15754)
Chùa Phật Quang là được xem là Chùa gỗ tại Melbourne, và là một ngôi chùa Phật giáo duy nhất ở vùng West Footscray, được Ni Sư Chân Kim thành lập vào năm 1991, sau một năm Ni Sư đến định cư tại Úc. Ni Sư là đệ tử của Sư Bà Huyền Tông, Chùa Bình Quang, Phan Thiết và là đệ tử cầu pháp của Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu, Thượng Thủ GHPGVN Trên Thế Giới. Lúc đầu Chùa được thành lập với dạng "cải gia vi tự" với một ngôi nhà 3 phòng ở số 176 Rupert St, West Footscray, Vic 3011. Sau một thời gian sinh hoạt, với số lượng Phật tử ngày càng đông, nên Chùa đã tạo mãi thêm 2 căn hộ sát bên cạnh để mở rộng cảnh quan và đáp ứng nhu cầu thiết thực cho Phật tử các giới, do đó diện tích tổng quát của Chùa hiện nay là 2000m2.
24/06/2013(Xem: 9480)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Fawkner. Đến năm 1995, tu viện mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi tu viện mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức vào ba ngày 10, 11 và 12/10/2003.
24/06/2013(Xem: 9964)
Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 18 (tổ chức tại Tostedt, Đức Quốc, từ 28-7 đến 5-8-2006) Nhiếp ảnh & trình bày: ĐĐ Viên Duy, Sa Di Vạn Ân, Quảng Trì, Diệu Lý, Phổ Trí
24/06/2013(Xem: 8713)
Tu Viện Vạn Hạnh, do HT.Thích Quảng Ba tạo lập tại thủ đô này vào đầu năm 1984, chỉ vài tháng, sau khi Ngài rời trại tỵ nạn Mã Lai để đến định cư tại Úc. Trong 4 năm đầu tiên, rất nhiều khó khăn, Tu viện Vạn Hạnh đã di chuyển sinh hoạt trong một căn hộ thuê nhỏ hẹp. Năm 1987, theo đơn xin dưới đạo luật Church Land Leases Ordinance 1921, Hội Phật Giáo Việt Nam Thủ Đô Canberra do hai Thầy Quảng Ba và Thầy Quảng Trừ làm Chánh/Phó Hội Trưởng Đại Diện, được chính phủ Liên Bang hiến tặng một miếng đất rộng 16,650m2. Năm 1988, từ hai bàn tay trắng, HT Quảng Ba cùng chư Tăng Ni và các Phật tử thuần thành đã quyết định tiến hành việc xây cất một Trung tâm Tu Học Phật Giáo trên mảnh đất này. Đó là một ước mơ mà Thầy đã ấp ủ từ lâu, cùng lúc, vừa phải tiếp tục củng cố tổ chức còn đơn sơ, vừa lo tu tập, lo việc hoằng pháp, từ thiện, giao tế, cứu giúp Giáo Hội quê nhà, vừa lo tổ chức tu học cho Phật tử địa phương và các nơi v.v…
24/06/2013(Xem: 13657)
HT. Thích Tịnh Minh, 123 Craigiciea Ave, St. Albans, VIC 3021, Tel: 03. 9864 0539
24/06/2013(Xem: 17278)
Khai sơn: Hòa Thượng Thích Như Huệ, Trụ Trì:ĐĐ Thích Viên Trí, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Tel: (08) 8847 8477,
24/06/2013(Xem: 9183)
Thượng Tọa Thích Minh Đức, 14 North Cliff Street, Ansonia, CT 06401, Phone: (203) 366-3477, Fax: (203) 736-1740, E-mail: [email protected]
21/06/2013(Xem: 8845)
Hình ảnh sinh hoạt của Phái đoàn hoằng Pháp của Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Đại Đức Thích Nguyên Tạng tại Moscow, Nga (ngày 19-7-2006)
18/06/2013(Xem: 10991)
Tôi về chùa Viên Giác tham dự lễ Phật Đản lần này không rõ là lần thứ mấy. Mặc dù nhằm cơn sốt bóng đá tổ chức ngay tại Đức, số lượng Phật tử về chùa vẫn không thay đổi. Vẫn người qua lại tấp nập. Vẫn khói hương nghi ngút trong lẫn ngoài sân chùa. Vẫn các hàng quán bốc lên mùi thơm của bún „bò“ Huế chay, bắp luộc, bún riêu, phở, chè, cháo v.v.
10/06/2013(Xem: 13083)
Chùa Quan Âm Nam Úc được Ni Sư Viên Thông thành lập vào năm 2008 sau khi tạo mãi căn hộ số 21 Hanson Road, Woodville North, South Australia, gần khu trung tâm shopping và cũng là nơi đông đảo người Việt chọn làm nơi cư trú. Lúc sơ khai, bổn tự thiết trí hai phòng khách làm điện Phật và xây dựng một shed lớn để sử dụng cho những ngày Lễ lớn. Qua thời gian tu tập và sinh hoạt, mỗi ngày mỗi đòi hỏi nhu cầu sinh hoạt phát triển hơn. Nên đầu năm 2014, bổn tự đã tu sữa và di dời chánh điện ra phía sau đường phụ (Leo Street) để Phật tử có chỗ sinh hoạt và tu tập, nghe pháp rộng rãi hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]