Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang Nhà Quảng Đức (Huệ Trân)

10/11/201318:51(Xem: 22157)
Trang Nhà Quảng Đức (Huệ Trân)

TVQD_Toan Canh tu xa


TRANG NHÀ QUẢNG ĐỨC







Tuy tựa đề là “Trang nhà Quảng Đức” nhưng xin thưa ngay (để khỏi bị mắng mỏ sau khi đọc), là nội dung không chỉ thuần khiết viết về trang nhà Quảng Đức. Lý do đơn giản là kẻ viết bài chưa đủ tư cách viết về một trang nhà có tầm vóc như vậy. Nhưng, trang nhà này chính là mối duyên nối liền vạn dặm, để tôi, kẻ cùng tử lang thang từ Mỹ Châu, được biết đến một tu viện Phật Giáo ở Úc Châu, với những sinh hoạt tích cực về mọi mặt. Đó là Tu Viện Quảng Đức, nói chung, và Đại Đức Thích Nguyên Tạng (nay đã được tấn phong Thượng Tọa), nói riêng.

Cách nay, chắc cũng trên năm năm, tôi tình cờ đọc được bài thơ “Hạ Sơn” của Thiền sư Tuệ Sỹ trên một tờ nguyệt san Phật Giáo. Bài thơ thể loại năm chữ này đã lập tức hút hồn tôi. Vì sao? Tôi không biết! Cho tới bây giờ vẫn không biết, bởi có những sự việc càng cố giải thích, càng thấy đi xa cảm xúc mình. Nên chi bằng, chỉ cảm nhận và đừng tìm hiểu.

Cảm xúc từ bài thơ Hạ Sơn luôn hối thúc tôi đi tìm tác giả. Con đường tìm Thầy mà tôi có thể dễ dàng khởi bước trong môi trường và hoàn cảnh mình, là vào các trang nhà Phật giáo. Tôi thấy Thầy thấp thoáng ở các bài tiểu luận, dịch thuật, giảng luận kinh điển, đủ thể, đủ loại, nhưng mỗi nơi chỉ là những gì tiêu biểu nên tôi cứ “chạy qua chạy lại” từ trang nhà này sang trang nhà kia, và tôi mường tượng nếu phải lái xe thì chắc cũng tốn nhiều nhiên liệu lắm!

May thay, một ngày đẹp trời, bước chân du tử chợt lang thang tới trang nhà Quảng Đức. Ở đây, tôi cũng bắt đầu tìm từ mục Văn Học, hoặc Thơ Ca Phật Giáo vì tôi chắc chắn thế nào cũng có bài của Thầy. Quả đúng, mới tới mục Thơ Ca Phật Giáo, tôi đã “thấy’ Thầy ngay. “Tô Đông Pha, những phương trời viễn mộng”, “Mười năm anh đi” “Nước non cách mấy buồng thêu”, Thuyền ngược bến sông”, “Lô Sơn diện mục” …v…v… Thầy ở đó, kín đáo có mặt với rất nhiều tác giả khác, nhưng khi xuống tới cuối trang của mục Thơ Ca thì tôi mừng như bắt được vàng (nói theo cách nhân gian vẫn nói, chứ tôi chưa từng bắt được vàng; mà có bắt được cũng không biết là mừng hay lo!) Đó là khi tôi thấy tựa đề một bài viết: “Ra mắt thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn” của Thầy Tuệ Sỹ.

Tôi vội vã mở ngay bài đó và để mặc những xúc cảm lạ lùng lan tỏa khắp châu thân khi đọc bài tường thuật đầy đủ với lời mở đầu: “Chủ nhật 25/5/2003 dù trời Sydney đổ mưa từng cơn nặng nhưng vẫn không làm chùn bước người về tham dự buổi phát hành thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ …”Sự trùng hợp hy hữu là khi tôi ngồi đọc bài tường thuật thì ngoài trời Cali cũng đang mưa!

Bài viết cũng kèm theo khá nhiều hình ảnh, trong đó có một tấm ảnh Đại Đức Thích Nguyên Tạng đang giới thiệu CD Giấc Mơ Trường Sơn với những giọng ngâm điêu luyện qua những bài chọn lọc trong thi phẩm. Phần cuối bài tường thuật là hình bìa thi tập, rất đơn giản mà vô cùng trang nhã. Ở đó chỉ có tên thi phẩm, tên tác giả và tên nhà xuất bản.

Hôm đó, tôi đã chu đáo, pha một ấm trà thơm rồi mới chậm rãi đi vào “Giấc Mơ Trường Sơn”.

Mưa, không gian tĩnh lặng, trà thơm và tâm sự một vị Thầy tôi chưa từng được diện kiến nhưng lòng kính trọng và ngưỡng phục qua đạo hạnh và khí phách Bi Trí Dũng của Thầy, là những gì tuyệt hảo trong suốt buổi chiều mưa bay đó.

Tôi đã thầm cám ơn trang nhà Quảng Đức vì toàn bộ thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ đã được trang trọng post lên. Tôi chỉ việc an nhiên mà lần bước theo Thầy, từ chín bài trong phần một, mang tên “Phương trời viễn mộng” tới hai mươi chín bài trong phần hai, mang chủ đề “Giấc mơ Trường Sơn”, rồi tiếp theo là chín bài xếp vào phần “Tĩnh tọa”, để cuối cùng, ba mươi hai đoạn ngắn, dài, được gọi tên là “Tĩnh thất” đã khép thi tập này trong cơn khát ngất ngây, vì ấm trà đã cạn từ lâu mà tôi vẫn mải miết theo Thầy, trèo đèo lội suối Trường Sơn, không thiếu đoạn đường nào.

Tôi không chỉ đọc Giấc Mơ Trường Sơn như người thưởng ngoạn mà tôi thấy tôi được là tiểu đồng theo Thầy xuống núi. Người đệ tử nào được đeo túi vải lên vai sau khi Thầy phán: “Nào, chúng ta đi!” thì đó là người đệ tử sẽ hạnh phúc vô cùng (không tin, quý vị cứ hỏi Ngài Anan thì rõ).

Tôi chưa từng được diện kiến Thầy Tuệ Sỹ mà đọc thơ Thầy lại cảm thấy như mình được là tiểu đồng theo Thầy xuống núi, thế mới lạ! Chính vì vậy mà làm sao tôi có thể giữ riêng cho mình những cảm xúc mầu nhiệm đó. Nên tôi đã cắm cúi, gõ xuống máy, đọc tới đâu mà cảm xúc dâng tràn thì gõ tới đấy …. Khi có ý nghĩ chia sẻ những bài viết này thì tất nhiên, nơi gởi gấm đầu tiên tôi nghĩ tới là trang nhà Quảng Đức vì chính nơi đây đã giúp tôi thấy Thầy Tuệ Sỹ thật đầy đủ.

Khi loay hoay tìm địa chỉ để gửi bài thì tôi bắt gặp hàng chữ “Gửi bài và góp ý kiến: Đại Đức Thích Nguyên Tạng …”Khi đó tôi mới nhớ ra, là đã thấy hình Đại Đức trong bài tường thuật buổi ra mắt thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn. Tôi trở lại bài viết để nhìn Đại Đức cho rõ hơn, với tâm trạng của đám học trò, kín đáo quan sát một vị giáo sư mới, xem ổng có khó khăn lắm không!

Trong hình, Thầy Nguyên Tạng còn rất trẻ mà nét nghiêm túc, đĩnh đạc đã toát ra nhân dáng, dù chỉ trên một tấm hình. Cảm nhận chủ quan đó cho tôi niềm vui khi gửi bài.

Điều bất ngờ khiến tôi sửng sốt là bài gửi đi chưa đầy nửa tiếng, khi tôi còn loanh quanh tìm thêm một vài tài liệu về pháp số, trên trang nhà, rồi check lại email trước khi đóng máy, thì đã thấy hồi âm từ Thầy: “Bài đã online. Mời cô vào xem”

Tôi nghĩ, một tác giả lạ, gửi bài lần đầu tới bất cứ đâu, thường phải được ban biên tập tìm hiểu, cân nhắc, trước khi xử dụng. Sao thầy Nguyên Tạng, nói riêng, và trang nhà Quảng Đức, nói chung, lại đón nhận tôi nhanh chóng và dễ dàng như vậy?

Sau này, một dịp Thầy cùng phái đoàn Âu Châu sang Hoa Kỳ hoằng pháp, có cơ hội diện kiến Thầy, tôi đã hỏi câu đó. Thầy chỉ mỉm cười hiền hòa.

Lại cũng một thời gian khá lâu sau, khi tôi được các bạn đạo giới thiệu để tham dự lớp Duy Thức Học trên mạng, qua hình thức Paltalk mà Thầy Tuệ Sỹ là giảng sư thì tôi mới hiểu được câu trả lời qua nụ cười hiền hòa đó. Trước mỗi buổi học, học viên tham dự lần lượt ký tên (như hình thức ghi danh) trước khi giảng sư vào. Đó cũng là thời gian ngắn ngủi nhưng rất thân thương để mọi người gõ xuống máy, chào hỏi nhau. Bất ngờ, tôi thấy tên Thầy Nguyên Tạng xuất hiện. Tôi biết chắc không phải một vị nào trùng tên mà chính là Thầy Nguyên Tạng, người phụ trách trang nhà Quảng Đức. Tôi vội vã gõ xuống máy, lời kính chào Thầy. Khi nhận ra, không những Thầy đáp lời chào mà còn gõ thêm vài giòng giới thiệu tôi với các vị đang “có mặt” trong lớp.

Từ đấy, tôi lại có thêm mối duyên với trang nhà Quảng Đức, qua Thầy Nguyên Tạng. Viết được gì, tôi chẳng ngần ngại hay dở thế nào, thường gửi ngay tới Thầy với lời nhắn thành thật: “Xin Thầy tùy nghi xử dụng.”

Tôi gắn bó với trang nhà Quảng Đức chẳng phải do may mắn gặp nhiều thuận duyên như thế, mà trang nhà này, đối với tôi, chính là một thư viện. Cần tìm tài liệu gì về Phật giáo, tôi cứ vào “lục lọi” là thế nào cũng thấy. Thư viện này không chỉ giới hạn là Việt ngữ, mà mở rộng trên nhiều lãnh vực, bằng Anh ngữ. Chính Thầy Nguyên Tạng đã thiết lập và trực tiếp chăm sóc từ tháng 5 năm 1999. Tiếp tay Thầy là một Ban Biên Tập hùng hậu với ban đánh máy tiếng Việt từ 70 tới 80 vị, ban đánh máy tiếng Anh cũng khoảng 20 vị, ban trình bầy có hơn 10 vị. Ngoài ra, còn có ban ấn tống băng, kinh sách, CD Rom cũng không dưới 20 vị. Những con số đáng kể này đã và đang vun bồi một trang nhà đồ sộ có sức chứa trên 200 ngàn văn bản tài liệu giá trị qua hầu hết các bộ môn, các chủ đề về Phật Giáo.

Với 52 đề mục được đề ra ngay trang nhất đã khiến khách tới thăm yên tâm là sẽ tìm được điều mình muốn. Từ vấn đề ăn chay, Bồ Tát hạnh, Bồ Tát Quảng Đức, Pháp âm, chùa xa chùa gần, chùa quốc nội, chùa quốc ngoại, đến diễn đàn mở rộng cho mọi giới tham dự , giúp nhau giải tỏa những băn khoăn, thắc mắc. Cần học hỏi thì sẽ đến rừng Kinh, Luật, Luận, Mật Tông, Thiền Tông, nghi lễ, âm nhạc, văn hóa, văn học, nghệ thuật ….. Ôi thôi, ai ham thích tìm tòi nghiên cứu Đạo Phật mà lạc vào trang nhà này thì rất dễ quên ăn, quên ngủ, tha hồ mà xem, mà đọc. Đọc mỏi mắt thì khách có thể thư giãn, vào mục Âm Nhạc nghe CD MP3 đủ thể loại trường ca, đoản ca, ngâm thơ, thơ phổ nhạc với các nhạc sĩ, ca sĩ, ngâm sĩ từng được Phật tử khắp năm châu biết đến. Tất nhiên với MP3, khách vào thăm còn tha hồ nghe các băng giảng đã được tuyển chọn từ những buổi thuyết pháp của các giảng sư uyên bác.
trang nha_quang_duc

Trên 62 đề mục đặt ra không phải chỉ là tiêu biểu mà mỗi đề mục đều hết sức chi tiết. Xin đan cử 1 trong 52 đề mục là mục “Tủ sách Phật Học”, khách viếng thăm sẽ thấy ngay cái tủ sách này đầy đủ và ngăn nắp đến thế nào.

Ngay khi bước vào, quý vị sẽ gặp “Đạo Phật” với những tác phẩm giới thiệu Đạo Phật từ những tác giả lừng danh khắp thế giới như H.W. Schumann, HT Narada, GS Lokanatha, Ernest K.S. Hunt, Dr Ananda ..v..v.. viết về đủ mọi đề tài.

Chậm rãi tiến bước, quý vị sẽ lạc vào rừng “Kinh Điển” được dịch từ Pali tạng và Hán tạng.

Ra khỏi khu rừng này mà còn sức đi tiếp thì quý vị sẽ vào mê hồn trận với cánh cửa “Luận” mở rộng, từ Trung luận, Câu xá luận, Đại trí độ luận, Thành duy thức luận v..v.. đến Du già sư Địa luận, Văn học A Tỳ Đàm ở Miến Điện …

Tủ sách này cũng không thể thiếu không gian cho “Phật học cơ bản”, “Thiền học”, Tịnh Độ”, “Mật Tông”, “Tâm lý học”, “Triết học”, Lịch sử”, “Truyện tích”, “Thánh tích”, “Phật giáo và tuổi trẻ”, “Phật giáo thế giới” v.v…và v.v…

Đó mới chỉ là sức chứa những đề tài tiêu biểu trong một đề mục mà thôi. Còn hơn năm mươi đề mục khác thì khách cần tham cứu làm sao có thể không tìm thấy những gì muốn tìm!

Một đặc điểm nữa mà tôi rất thích thú khi mở trang nhà Quảng Đức là phương diện hình ảnh. Nơi đây, khách vào thăm hầu như được “dự” những sinh hoạt liên quan đến Phật giáo, cũng như những khóa tu dài, ngắn liên tục tổ chức khắp nơi trên thế giới. Bài viết luôn đi kèm những hình ảnh sống động được cập nhật nhanh nhất, đầy đủ nhất, và những hình ảnh này không phải chỉ là tuyển chọn dăm ba tấm đặc thù mà thường được giới thiệu như phóng sự bằng hình khiến người đọc ‘nhập hồn” vào những sinh hoạt đó lúc nào không hay! Cá nhân tôi đã có kinh nghiệm này khi chiêm ngưỡng những tấm ảnh về một khóa tu mùa thu mà nhị vị Thượng Tọa Thích Tâm Hòa và Thượng Tọa Thích Nguyên Siêu hướng dẫn ở Canada.

Tôi từng có dịp được đến thăm Louvre, một viện bảo tàng vĩ đại ở Paris mà giới nghiên cứu nói rằng, nếu mắt ta dừng lại một phút trên mỗi tác phẩm trưng bầy ở đó thì phải mất ít nhất một năm rưỡi mới nhìn hết!

Tôi đã từng liên tưởng điều này khi lạc vào trang nhà Quảng Đức.

Cũng như, khi tình cờ nhìn hình ảnh và đọc bản tin rất khiêm nhường về người Mẹ già lặn lội từ Việt Nam sang tu viện Quảng Đức thăm hai con, tôi mới biết Thượng Tọa trụ trì Thích Tâm Phương và Thượng Tọa phó trụ trì Thích Nguyên Tạng là huynh đệ một nhà.

Điều này đã khiến tôi liên tưởng thêm đến hai vị Đại-luận-sư thời xưa là các ngài Vô Trước và Thế Thân.

Còn gì phước đức hơn, hạnh phúc hơn khi huynh đệ lại còn được là bạn đồng tu, đồng hành trên con đường Trung Đạo thênh thang trí tuệ.

Xin cảm tạ quý Thầy, quý cư sĩ trong Ban Biên Tập đã chăm sóc và vun bồi một nơi chốn, đem lại lợi ích và niềm vui cho hơn hai triệu khách đã viếng thăm trang nhà từ ngày mới thành lập đến nay. Đó chính là nơi người con Phật có thể “nghe chim thuyết pháp, gió đưa hương”bởi nơi đó “không có ba đường dữ, không có tên ba đường dữ, huống gì lại có sự dữ!”

Huệ Trân
(Thiên Di Am, chớm Hạ 2010)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2022(Xem: 4788)
Chùa Pháp Vân ở thành phố Pomona, quận Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chùa Pháp Vân được hai vị Hòa thượng Tịnh Đức và Chơn Trí thành lập vào năm 1978. Đây là ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam (Theravàda) đầu tiên tại Hoa Kỳ. Năm 2019, Hòa thượng Thích Chơn Trí đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện, tôn tạo các tượng lộ thiên … thành ngôi phạm vũ Pháp Vân trang nghiêm, mỹ lệ!
16/02/2022(Xem: 7090)
Chùa Long Quang được thành lập vào tháng 6 năm 2012. Trải qua bao sự thăng trầm biến chuyển, đổi dời 3 lần di chuyển 3 căn nhà. Hôm nay chúng con, chúng tôi đã nhờ sự gia hộ của Tam Bảo và Long thần Hộ pháp độ trì, đồng thời cũng nhờ sự đóng góp sức lực và Tịnh tài của quý Đồng Hương Phật tử, mới nên được Đạo Tràng Chùa Long Quang hôm nay. Chùa Long Quang hiện tại là căn nhà cũ 80 năm tuổi rồi, tất cả đều hư hại theo thời gian, mục nát, chảy dột nhiều nơi khi trời mưa, không thể duy trì được nữa.
10/02/2022(Xem: 3958)
Mừng Xuân Vui Tết Nhâm Dần 2022 tại các Chùa ở miền Bắc California, Hoa Kỳ.
25/01/2022(Xem: 5832)
Ôn Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Tâm Phương phát quà Xuân Nhâm Dần tại Xã Vĩnh Thái, Nha Trang trưa ngày 24/1/2022 nhằm ngày 22 tháng Chạp âm lịch Tân Sửu, tại đây Ngài thăm hỏi, an ủi và tận tay trao 100 món quà xuân đến 100 hộ nghèo neo đơn khó khăn trong những ngày cuối năm, món quà tuy nhỏ nhưng ấm áp tình người. Xin thành tâm tán thán công đức Đạo hữu Thục Trinh Nguyên Nhật Diệu, Đạo hữu Diệu Hải, Đạo hữu Loan Tỷ cùng quý Phật tử Tu Viện Quảng Đức đã đóng góp tịnh tài cho đợt ủy lạo từ thiện kỳ này. Nam Mô A Di Đà Phật . Nam Mô A Di Đà Phật t 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
24/01/2022(Xem: 5036)
Chiều thứ bảy lúc 3 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2022, Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Mỹ Việt đã cử hành Lễ cầu nguyện hòa bình thế giới, lễ tưởng niệm những nạn nhân đã qua đời do nhiễm coronasvirus tại Hoa kỳ và khắp nơi trên thế giới và cầu nguyện đại dịch covid-19 sớm tiêu trừ. Trước đó vào khuya ngày đầu năm mới 2022 chư Tăng Ni cũng đã cử hành lễ đón mừng giao thừa khai Chung Đại Hồng Hòa Bình Thế Giới mà đã được Thiền Sư Nhất Hạnh chứng minh chú nguyện.
15/01/2022(Xem: 4864)
Trang nghiêm khóa Xuất gia gieo duyên 2022 tại Chùa Phổ Từ, Hayward, California, Hoa Kỳ. Vào lúc 10g sáng ngày 04 tháng 01 năm 2022, Chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, Hayward, CA 94541 đã tổ chức khai mạc Khóa Xuất gia gieo duyên 2022. Đến dự lễ khai mạc, lễ truyền giới xuất gia, y bát, bát quan trai giới và cúng dường trai tăng, có nhiều vị trụ trì các tự viện Phật giáo ở miền Bắc tiểu bang California. Trong buổi lễ, Thượng tọa Thích Quảng Trí, trụ trì chùa Ba La Mật Đa (Stockton) thay mặt chư Tôn Đức Tăng, Ni ban đạo từ cho các Phật tử tham dự khóa tu.
13/01/2022(Xem: 5495)
Tổng quan Đường Vũ (당우, 堂宇) ngôi già lam cổ tự Thật Tướnghiện có các tòa nhà Phổ Quang Điện (보광전, 普光殿), Dược Sư Điện (약사전, 藥師殿), Minh Phủ Điện (명부전, 冥府殿), Thất Tinh Các (칠성각, 七星閣), Viện Thiền Lý Tu Đạo (선리수도원, 禪理修道院), Lâu Các (누각, 樓閣, Thiên Vương môn (사천왕문, 四天王門), Hoa Nghiêm Học Lâm (화엄학림, 華嚴學林), Giảng đường (강당, 講堂) và Học xá (학사, 學舍). . .Các bố trí gian thờ tại tâm Vũ Đường trung tâm Phổ Quang Điện (보광전, 普光殿) bên trái có pho tượng thờ Bồ tát Kim Đồng Quán Âm (금동관음보살, 金銅觀音菩薩) được đưa từ Việt Nam sang, chính giữa là pho tượng thờ Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (비로자나불, 毘盧遮那佛) được tạo vào thời đại Triều Tiên và một quả Phạm chung (범종, 梵鍾) được treo trên tòa Chung Các.
08/01/2022(Xem: 5448)
Nhân ngày vía Đức Phật A Di Đà (17 tháng 11 âm lịch), Tu viện Huyền Không tọa lạc tại số 14335 Story Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã trang nghiêm thời khóa tu tập ngày 19 tháng 12 năm 2021 (nhằm ngày 16 tháng 11 năm Tân Sửu).
08/01/2022(Xem: 4567)
Vào sáng ngày 26/12/2021, Chùa Kiều Đàm tọa lạc tại số 1596 Terilyn Avenue, thành phố San Jose, tiểu bang California do Ni sư Thích Nữ Kiều Thuận sáng lập vào cuối năm 2019, đã trang nghiêm tổ chức Lễ An vị Phật. Có 28 chư Tôn Đức Tăng, Ni và nhiều Phật tử ở thành phố San Jose và các thành phố khác đã về Chùa dự lễ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567