Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Việt Nam Phật Quốc Tự Tại Bồ Đề Đạo Tràng

07/01/201115:33(Xem: 7988)
Việt Nam Phật Quốc Tự Tại Bồ Đề Đạo Tràng

thanhdao-vietnamese-monatery-01
VIỆT NAM PHẬT QUỐC TỰ
TẠI BỒ-ĐỀ ĐẠO TRÀNG

Thích Huyền Diệu



Chúng tôi đã sống xa quê hương hơn 30 năm chỉ với một nguyện ước duy nhất là cố gắng xây dựng được một ngôi chùa mang tên Việt Nam thân yêu, trên mảnh đất cội nguồn của Đạo Phật, như mang đóa hoa đến một vườn hoa để tạo nên một gam màu hài hòa cho cuộc sống mỗi ngày thêm ý nghĩa. Đồng thời, cũng muốn góp tiếng nói nho nhỏ cho quê hương, cho dân tộc và Phật giáo Việt Nam, ra thế giới bên ngoài.

I. NHÂN DUYÊN HÌNH THÀNH NGÔI CHÙA

Việt Nam Phật Quốc Tự là tên gọi của một ngôi chùa Việt Nam, lần đầu tiên có mặt trên đất nước Ấn Độ. Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng, gần Bồ-đề Đạo tràng, nơi Đức Từ Phụ Thích-ca ngồi dưới cội Bồ-đề thành đạo cách nay gần 3 thiên niên kỷ, và cũng chính là Thánh tích quan trọng và có ý nghĩa nhất trong bốn Thánh tích của Phật giáo, được khắp năm châu biết đến như ngày hôm nay. là tên gọi của một ngôi chùa Việt Nam, lần đầu tiên có mặt trên đất nước Ấn Độ. Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng, gần Bồ-đề Đạo tràng, nơi Đức Từ Phụ Thích-ca ngồi dưới cội Bồ-đề thành đạo cách nay gần 3 thiên niên kỷ, và cũng chính là Thánh tích quan trọng và có ý nghĩa nhất trong bốn Thánh tích của Phật giáo, được khắp năm châu biết đến như ngày hôm nay.

Lần đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến nơi này, lòng dâng lên một niềm cảm xúc vô hạn khi nhận thấy cái nôi Phật giáo, nơi sản sinh ra một bậc vĩ nhân, mang lại ánh sáng trí tuệ, bình đẳng và sự thịnh vượng cho nhân dân Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung, sự đóng góp đó hơn suốt 10 thế kỷ. Nhưng kể từ thế kỷ thứ XIII trở đi, Phật giáo Ấn Độ chẳng may bị pháp nạn Hồi giáo làm mất đi gần hết những di sản quí báu nhất, để ngày nay, Phật giáo Ấn Độ chỉ còn là một con số rất khiêm tốn so với các tôn giáo khác đang có mặt. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á vẫn tiếp nối và phát triển mạnh nền tảng triết lý Từ bi, Vô ngã, Vị tha và Bình đẳng của Đạo Phật như là một người bạn đồng hành, một nguồn sinh lực không thể thiếu trong cơ thể, để quân bình đời sống giữa vật chất và tinh thần cho từng cá nhân qua nhiều thời đại, trong đó, có đất nước và dân tộc Việt Nam. Nên khi, nhìn thấy các chùa của nhiều nước trong khu vực đã và đang góp phần làm hồi sinh lại cái nôi Phật giáo tại Thánh địa Bồ-đề đạo tràng, như gìn giữ những di sản vô giá cùa nhân loại, thì lẽ đâu, Phật giáo Việt Nam lại không có sự góp phần thiết thực vào công cuộc thiêng liêng đó. Vì vậy, chúng tôi đã ấp ủ nguyện ước khi còn ngồi trên ghế của Trường đại học Nalanda, xây dựng một ngôi chùa Việt Nam, để mỗi khi chư tôn đức Tăng-Ni, quí Phật Tử khắp nơi trên thế giới nói riêng và cho tất cả những người con Phật nói chung trở về cội nguồn chiêm bái các Thánh tích, có được một nơi trang nghiêm thanh tịnh để tăng trưởng Bồ-đề tâm, và cảm nhận thêm nhiều niềm hạnh phúc, an lạc trong những ngày tháng lưu lại trên đất Phật.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi hơn suốt 20 năm, chúng tôi nhận được khá nhiều những niềm khích lệ lớn lao từ các bậc trưởng thượng, các pháp lữ và những tấm lòng son thiết tha yêu mến đạo pháp của quí Phật Tử khắp nơi hướng về. Chính vì những lý do đó, chúng tôi không ngần ngại đem chút ít tài sơ đức bạc để đóng góp cho nền văn hiến mấy nghìn năm của dân tộc trên đất Phật lịch sử. Như chúng ta đã thấy các truyền thống văn hoá của Phật giáo Việt Nam không thua kém bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Là người Phật tử Việt Nam chúng ta cần nâng cao ý thức bảo tồn những di sản văn hóa mà các bậc tiền nhân đã dầy công tạo dựng. Niềm mơ ước muốn đem cái giá trị đích thực đó giới thiệu đến các nước cộng đồng Phật giáo trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung đã trở thành động lực chính yếu giúp chúng tôi bền chí bám trụ và vượt qua những năm tháng cực kỳ khó khăn, biến nguyện ước trở thành hiện thực. Cuối cùng, duyên lành đã hội đủ; chúng tôi mua được miếng đất, và làm lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 24-05-1987, đó cũng chính là ngày đáng ghi nhớ để đưa ngôi chùa Việt Nam đi vào hoạt động trên đất Phật như ngày hôm nay.

II. ĐỊA PHẬN CỦA CHÙA

Việt Nam Phật Quốc Tự tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 15 công, giữa những ruộng đất bao la, cách Bồ-đề đạo tràng và khu thị tứ 2 km về phía Tây Nam. Vì đất mua được đến đâu chúng tôi cho xây dựng những công trình đến đó, nên chu vi và những cấu trúc cũng bị lệ thuộc theo không gian hiện có của chùa. Đó là sự việc ngoài ý muốn của chúng tôi. Tuy nhiên khu đất rộng rãi đã tạo nên quang cảnh của chùa yên tĩnh, thoáng mát và đầy những tiếng chim chóc hót líu lo khi ngồi nghỉ chân dưới những tàng cây rợp bóng mát. Một khung cảnh an tĩnh như vậy chắc chắn rất thích hợp cho việc tu tập và thiền định trong những ngày quí vị đến chiêm bái Thánh địa và lưu lại nơi đây. Khác với những ngôi chùa lân cận vốn được xây dựng bằng kinh phí của quốc gia, Việt Nam Phật Quốc Tự được dựng lên bằng những nỗ lực cá nhân cộng với sự hỗ trợ của tăng ni Phật tử các nơi nên các phương tiện vật chất của chùa cũng khiêm tốn và kém tiện nghi. Song, nó đã được sự bù lấp lại bằng sự có mặt của nhiều cây ăn trái và hoa quả từ quê hương mang sang. Vì vậy, trong những ngày lưu lại nơi đây các vị sẽ cảm nhận phần nào hương vị của một "Việt Nam xanh và thiên nhiên" trên mảnh đất trù phú của Ấn Độ.

III. CẤU TRÚC

1/ Chính điện
Từ cổng chính đi vào, các vị sẽ thấy ngôi chùa được xây dựng kiên cố bằng bê-tông, cốt sắt với cấu trúc hình vuông và 2 mái cong vươn cao giữa những tàng cây, như đóa sen vượt khỏi mặt nước bùn lầy, tỏa hương thơm nhằm góp phần mang lại sự trong sáng, tinh khiết, để tô điểm cho cuộc sống mỗi ngày thêm được thăng hoa và đầy ý nghĩa. Đồng thời, kiến trúc của ngôi chánh điện cũng thể hiện được truyền thống bất khuất trước ngoại xăm của dân tộc Việt Nam.

Chánh điện có chu vi 64m vuông với chiều cao 24m, gồm 3 tầng. Tầng trệt là pháp xá có thể dung chứa cho 30 mươi vị khách Tăng mỗi khi trở về chiêm bái Thánh địa. Tầng thứ 2 dùng để trưng bày những di tích, kinh sách, pháp khí trong và ngoài nước. Tầng thứ 3 là tôn thờ Đức Bổn Sư Thích-ca và chư vị Bồ-tát. Phía sau chính điện là hậu Tổ, tôn thờ các vị Thánh đệ tử và các vị Thánh Tăng Việt Nam qua các triều đại. Đối diện với bàn thờ Tổ là bàn tưởng niệm các vị anh linh tổ quốc Việt Nam.

2/ Tháp Vạn Phật

Được an trí phía trước bên trái của chính điện, với bán kính là 12m và tổng chiều cao là 22m, chia đều cho 7 tầng. Bên trong tôn thờ Xá-Lợi Đức Phật Thích-ca và 10.000 vị Phật, còn lại tầng hầm sẽ thờ chư hương linh quá vãng.

3/ Đài Quan Âm

Có thể nói đây là nét riêng của Việt Nam Phật Quốc Tự, vì Bồ-tát Quán Âm có 3 gương mặt khác nhau, để thể hiện tính độ sinh bất khả tư nghì của ngài:

" .. Quan Âm sức trí diệu,
Hay cứu đời thoát khổ,"
Đầy đủ sức thần thông,
Rộng tu trí phương tiện,
Các cõi nước mười phương,
Không cõi nào chẳng hiện.."

Tổng diện tích của đài Quan Âm sẽ gấp bốn lần, và cấu trúc hoàn toàn giống chùa Một Cột ở miền Bắc hiện nay, nhằm để giới thiệu nét văn hóa của Phật giáo Việt Nam cho các nước Phật giáo bạn.

Tuy nhiên, Tháp Vạn Phật và đài Quan Âm chỉ mới đặt nền mống và sẽ được xây dựng trong tương lai gần đây khi chúng tôi có đủ kinh phí và người cộng sự. Sau khi hoàn tất 2 công trình này, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng gác chuông, gác trống. Hiện nay chúng tôi đã có đại hồng chung, nặng 2 tấn rưỡi, với bán kính 1,50m và chiều cao là 2,60m; trống sấm có bán kính là 1m và chiều dài là 1,50m, tất cả đều được làm từ trong nước, để mang nét đặt thù của dân tộc.

IV. PHÁP XÁ

Hiện nay, chùa đã đưa vào sử dụng 2 dải pháp xá, một dải được xây dựng dọc theo khu đất với chiều dài là 47m, gồm có 3 tầng và 21 phòng, mỗi phòng có thể chứa được 3 người. Tuy nhiên, trong thời gian qua do chờ đợi chính điện hoàn tất, chúng tôi đã sử dụng 2 phòng to để làm chính điện và thiền đường, cho chư tôn đức Tăng-Ni và quí Phật Tử có nơi tụng niệm, lễ bái và tu tập thiền định, ngỏ hầu tăng thêm phước báu trong những ngày lưu lại tại bổn tự. Phía trước mỗi phòng đều có bia đá khắc tên các vị Thánh tăng và danh Tăng Việt Nam, nhằm bày tỏ niềm kính nhớ công hạnh và sự đóng góp to lớn của quí ngài cho quê hương. Và dải pháp xá thứ 2 được xây dựng theo chiều ngang của khu đất, với chiều dài 49m, chiều ngang 16m, gồm có tất cả là 13 phòng, trong đó một nhà ăn 8 x 12m có thể để được 3 dải quá đường. Dự kiến, dải pháp xá này sẽ được lên thêm 2 tầng và đồng thời trang trí nội thất một tầng hầm, dành cho những phái đoàn có đi chiêm bái vào mùa hè thì cũng sẽ có nơi nghỉ ngơi, để tránh cái nóng khắc nghiệt của thời tiết xứ Ấn độ.

V. KHU VƯỜN

Như chúng tôi đã đề cập, do vì không được sự hỗ trợ kinh phí của quốc gia, nên chúng tôi chỉ xây cất chùa theo khả năng có được từ những tấm lòng son của chư tôn đức Tăng-Ni, quí Phật Tử, đệ tử và những người học trò của chúng tôi ủng hộ. Vì vậy, chúng tôi đã phát huy khu vườn với nhiều cây trái để tạo cảnh thiên nhiên cho ngôi chùa; đồng thời cũng là một biểu hiện góp phần gìn giữ môi sinh để quân bình sinh thái cho nhân loại tránh đi nạn thiên tai, lũ lụt trong những thập niên qua.

1/ Cây ăn trái

Dọc theo những con đường nhỏ quanh co uốn lượn trong khuôn viên của chùa, chúng tôi trồng nhiều cây ăn trái của vùng nhiệt đới và quen thuộc với người Việt Nam như: cây trái vãi, măn cục, mít, táo, cam, bưởi, xoài (gồm có 30 loại khác nhau), ổi xá lị (cũng có đến 12 loại), và nhiều loại cây trái khác, đã và đang cho quả trong nhiều năm qua.

2/ Các loại hoa kiểng

Phía trước chính điện và 2 dải pháp xá, chúng tôi đã trồng nhiều loại hoa kiểng được mang giống từ quê nhà sang: Hoa đào, mai vàng, mai trước thuỷ, lan, sứ, thiên lý ..., và các loại cây kiểng: Tùng, trắc bá diệp, sao, thông, tre, tầm vong, trúc, cau, ngâu, phượng vĩ, điệp tây... Mặc dù, cây kiểng hoa quả được trồng khá nhiều trong khuôn viên, nhưng mỗi lần về thăm quê huơng, hoặc có những Phật Tử sang đây, chúng tôi đều cố gắng hoặc nhờ người mang thêm nhiều loại khác để giúp cho khung cảnh của chùa trở nên phong phú và thật sự là thiên nhiên Việt Nam.

3/ Những cây cỏ có liên quan đến lịch sử Đức Phật

Chúng tôi không chỉ tạo cảnh thiên nhiên thuần túy cho chùa và môi sinh mà còn hướng đến sự duy trì lịch sử Phật giáo, qua những loại cây cỏ có liên quan đến đời sống của Đức Phật ngày xưa: cây Simsapa mà Đức Phật đã hái nắm lá để chỉ cho hàng Thánh đệ tử về giáo pháp của Ngài "sự thậm thâm vi diệu của giáo pháp mà tôi đã chứng đắc, nhiều như lá trong rừng, và những gì tôi đã thuyết giảng cho các thầy chỉ bằng như nắm lá trong tay của tôi vậy..." Cây quan trọng không kém đó là cây Long-Hoa (Nagarsana) mà Đức Phật đã thọ ký cho ngài Di-lặc sẽ ngồi dưới cội cây này thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong tương lai. Cây đó, hiện nay tại Ấn Độ dường như đã mất giống. Chúng tôi đã sang tận nước Miến Điện để mang về trồng. Kế đến là một loài cỏ mà ngày xưa Đức Phật đã nhận sự cúng dường từ một đứa bé trai chăn bò, dùng để trải dưới cội Bồ-đề ngồi thiền định. Ngoài ra, còn nhiều loại cây khác như: Trúc, Ta-la Song thọ, Ashok (Vô Ưu) ... đã được chúng tôi chăm sóc cẩn thận như gìn giữ một di sản vô giá của Phật giáo.

VI. LỜI KẾT

Thưa các vị, chúng tôi đã sống xa quê hương hơn 30 năm chỉ với một nguyện ước duy nhất là cố gắng xây dựng được một ngôi chùa mang tên Việt Nam thân yêu, trên mảnh đất cội nguồn của Đạo Phật, như mang đóa hoa đến một vườn hoa để tạo nên một gam màu hài hòa cho cuộc sống mỗi ngày thêm ý nghĩa. Đồng thời, cũng muốn góp tiếng nói nho nhỏ cho quê hương, cho dân tộc và Phật giáo Việt Nam, ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, những thành công khiêm tốn này của thầy trò chúng tôi chỉ như là người lót đá đầu tiên cho một con đường, nên còn rất nhiều sự thiếu sót bởi khả năng và những mặt khách quan khác. Vì vậy, chúng tôi luôn nguyện cầu Tam Bảo gia hộ, để trong tương lai có được các vị chân tu, thật tài đến đây gìn giữ và phát triển đúng với tầm vóc, một ngôi chùa đại diện cho dân tộc và Phật giáo Việt Nam trên đất Phật; đồng thời, góp phần tô điểm cho Thánh địa nở hoa Từ-bi, để mang lại nền hòa bình chân chính cho nhân loại trong thế kỷ thứ XXI này.

Ngoài ra, chúng tôi cũng ước mong chư tôn đức Tăng-Ni và quí Phật Tử khắp nơi trên thế giới, hãy một lần trở về cội nguồn đất Phật để chiêm bái các Thánh tích, nhằm phát triển đạo tâm và niềm hạnh phúc, an lạc cho đời này và nhiều đời sau. Đồng thời, hình ảnh của các vị sẽ là một trong những yếu tố làm làm hồi sinh lại các Thánh tích và Phật giáo Ấn Độ, để nhân loại có một hướng đi "Trung Đạo" quân bình giữa vật chất và tinh thần mà không phải mất cân đối như hiện nay!

Việt Nam Phật Quốc Tự sẽ nhiệt tâm chào đón toàn thể chư liệt quí vị trong những ngày tháng đến chiêm bái Thánh địa và lưu lại bổn tự, như là niềm khích lệ lớn lao cho thầy trò chúng tôi trên bước đường phụng sự "Phật pháp" ! Đồng thời, thành tâm kính chúc toàn thể quí vị được vô lượng công đức, vô lượng an lạc, hạnh phúc sau chuyến chiêm bái. Kính mong rằng, khi trở về các vị sẽ được thành công trên nhiều phương diện, ngỏ hầu làm tốt đạo đẹp đời cho quê hương Việt Nam trong hiện tại và mãi đến ngàn sau!

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát.

Thay mặt hội đồng điều hành VNPQT.
Kính ghi,
TT. THÍCH HUYỀN DIỆU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2024(Xem: 1898)
Đại Lễ Lạc Thành chùa Quảng Đức tại Toulouse, Pháp Quốc; nơi Hoà Thượng Thích Thông Trí Trụ Trì đã được cử hành chính thức vào lúc 11 giờ sáng ngày 8.9.2024
27/08/2024(Xem: 1033)
Tu viện Năng Nhơn tọa lạc tại số 3653 Sierra Road, thành phố San Jose, tiểu bang California do Hòa thượng Thích Nhựt Huệ làm viện chủ đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tự tứ chư Tôn Đức Tăng, Ni miền Bắc California sau 3 tháng An cư tu học tại các tự viện ở miền Bắc California vào các ngày thứ bảy hàng tuần; và tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2024, Phật lịch 2568.
10/08/2024(Xem: 896)
Vào sáng ngày 05/8/2024, tại Đức Viên Tịnh Uyển tọa lạc tại số 21055 Summit Road, thành phố Los Gatos, tiểu bang California, chư Tôn Đức Ni các tự viện miền Bắc California đã hành Lễ tụng giới tại Chánh điện và thọ trai trong chánh niệm.
09/08/2024(Xem: 1729)
Chùa Đại Nhật Như Lai tọa lạc tại số 1631 S. White Road, thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Đại lễ Khánh thành chùa và Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2568 vào sáng ngày 04/8/2024.
28/07/2024(Xem: 987)
Âm ba tiếng hát vang xa lan rộng cả góc trời Oslo/Na-Uy như thúc giục các anh chị Liên Trại Lộc Uyển – A Dục phải cố gắng lên đường nhập Trại để tu học Phật pháp và chuyên môn GĐPT cũng như rèn luyện cho mình tinh thần dấn thân sẵn sàng phục vụ cho lý tưởng cao đẹp. Thật cảm động khi các anh chị em Trại sinh phải ngủ trong lều ngoài trời dưới cơn mưa mù mịt, dù đang mùa Hè nhưng thời tiết của vùng Bắc Âu thay đổi liên tục nắng mưa,
28/07/2024(Xem: 2514)
Lễ Cúng Quá Đường Ngày Giải Hạ Khóa An Cư kỳ 23 tại Tu Viện Vạn Hạnh, Canberra, 28/7/2024
24/07/2024(Xem: 879)
Trang nghiêm ngày Lễ An cư Kiết hạ tập trung chư Tôn Đức Tăng, Ni miền Bắc California và Lễ tạ Tam Bảo hoàn nguyện 15 năm thành lập Đức Viên Tịnh Uyển. Vào lúc 09:30am ngày 20/7/2024, Đức Viên Tịnh Uyển tọa lạc tại số 21055 Summit Road, thành phố Los Gatos, tiểu bang California đã cử hành long trọng Lễ An cư Kiết hạ tập trung chư Tôn Đức Tăng, Ni miền Bắc California lần thứ tám; Lễ tạ Tam Bảo hoàn nguyện 15 năm thành lập Đức Viên Tịnh Uyển và Lễ cúng dường Trai Tăng.
15/07/2024(Xem: 4698)
Ba Mươi Năm vun bồi ngôi nhà Tâm Linh Phước Huệ Hạt giống Phật tưới tẩm thương yêu hiểu biết đơm hoa Chữ Duyên trong đạo Phật thật thâm trầm áo nghĩa, đất Thục-quỳnh-mai, nơi Đạo Tràng Phước Huệ thành lập và sinh hoạt đến nay đã tròn Ba Mươi Năm, cũng từ chữ “duyên” đó. Khởi đi là, vào một ngày đẹp trời đầu tháng 8, năm 1994, Thầy Tâm Ngoạn lái xe từ Seattle về Los Angles, mời chúng tôi lên xe, cùng Thầy thăm viếng miền Tây Bắc Hoa Kỳ vì, trước đây đã ba lần, mỗi lần về LA, Thầy rất chân thành mời chúng tôi đến Seattle lập chùa, nhưng, chúng tôi đều một mực từ chối
29/06/2024(Xem: 3407)
Tôi rất hân hạnh viết đôi lời giới thiệu cho cuốn sách có tựa đề ‘Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka’ (Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka) của Ni sư Tiến sĩ TN Giới Hương. Đây là một tác phẩm truyền cảm hứng tâm đạo và được đánh giá cao sau khi Ni sư đã thực hiện hai chuyến hành hương đến Sri Lanka năm 2016 và 2023.
19/06/2024(Xem: 2339)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Từ, Viện trưởng Tu viện Kim Sơn, thành phố Watsonville; Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Đạt, Viện chủ chùa Quang Nghiêm, thành phố Stockton; Hòa thượng Thích Thông Đạt, Trụ trì chùa Đại Nhật Như Lai, thành phố San Jose; Hòa thượng Thích Từ Lực, Viện chủ chùa Phổ Từ, thành phố Hayward; Sư Bà Thích Nữ Đồng Kính, Trụ trì thiền viện Vô Ưu, thành phố San Martin; cùng chư Tôn đức Tăng, Ni nhiều tự viện Phật giáo ở các thành phố miền Bắc tiểu bang California.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]