Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình, Vô Song Phúc Địa

19/08/202011:10(Xem: 4246)
Chùa Cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình, Vô Song Phúc Địa

Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (4)

CHÙA CỔ HOẰNG PHÚC, QUẢNG BÌNH
“VÔ SONG PHÚC ĐỊA” (ĐẤT PHÚC KHÔN SÁNH)

Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
 



Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa còn gọi là Chùa Trạm hay Chùa Quan. Chùa cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km, cách Quốc lộ 1A 3 km.

Trang web: chuahoangphuc.com có bài: “Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình ‘VÔ SONG PHÚC ĐỊA’ có niên đại hơn 700 năm” cho biết chùa có từ thời Trần, được xem là ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam. Chùa được ghi nhận là nơi “vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh), khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến. Văn bia ở chùa năm 2016 cho biết năm 1301, Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên đường du hóa Nam phương, dừng lại chọn lập am và quảng hoằng Phật pháp. Khi đó, am được gọi là “Am Tri Kiến” nghĩa là tự con người giác ngộ chân lý nhà Phật.

Năm 1609, chúa Tiên - Nguyễn Hoàng sau khi trấn trị phương Nam đã cho xây dựng lại chùa khang trang hơn.

Năm 1716, chúa Minh - Nguyễn Phúc Chu tiếp nối tiên đế tôn tạo, mở rộng chùa và đổi tên là “Kính Thiên Tự” nghĩa là chốn đất Phật chí kính chí tôn. Chúa ngự bút 4 chữ “Vô song phúc địa”.

Năm 1826, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là “Hoằng Phúc Tự” với nghĩa quảng hoằng phúc lộc rộng rãi cho muôn dân.

Trải qua thời gian dài và chiến tranh, chùa đã bị hư hại và bị sụp đổ trong cơn bão số 12 năm 1985. Chùa còn giữ một số hiện vật như: mõ; chuông đồng 80kg, cao 1,2m, đường kính 0,5m, tai treo chạm nổi hai con rồng miệng ngậm ngọc cùng nhiều hoa văn tinh xảo; tượng Phật; lư hương; đế đèn; bình hoa; tòa sen … và một mảng cổng chùa cổ.

Ngày 01/6/2010, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành quyết định số 1201/QĐ-UBND cấp bằng xếp hạng Chùa Hoằng Phúc là Di tích cấp tỉnh, thành phố.

Ngày 30/11/2014, UBND huyện Lệ Thủy làm chủ đầu tư công trình phục dựng chùa với tổng số vốn 60 tỷ đồng do nhiều cá nhân và doanh nghiệp đóng góp, trong đó, ông Trần Bắc Hà và 23.000 đoàn viên Công đoàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đóng góp chính.

Lễ đặt đá hưng công động thổ được tổ chức vào ngày 30/11/2014 (ngày 09 tháng 10 năm Giáp Ngọ).

Ngày 09/12/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 4248/QĐ-BVHTTDL cấp bằng xếp hạng Chùa Hoằng Phúc là Di tích Quốc gia.

Ngày 15/6/2016, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Bình đã ban hành quyết định số 080/QĐ-BTS công nhận Ban trụ trì chùa do Thượng tọa Thích Đức Thiện làm trụ trì. (Thượng tọa hiện trụ trì Chùa Phật Tích ở Bắc Ninh).

Chùa Hoằng Phúc được phục dựng, tôn tạo theo hướng giữ nguyên trạng chùa cổ, gồm: tam quan ngoại, tam quan nội, hai tháp Phật, đài Quan Âm giữa hồ, ngôi Tam Bảo, hành lang A La Hán, nhà Tổ, nhà Tăng, nhà trai và các công trình khác.

Ngày 15/01/2016, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành quyết định số 99/QĐ-UBND công nhận Điểm du lịch địa phương Di tích lịch sử Quốc gia Chùa Hoằng Phúc.

Ngày 16/01/2016 (ngày 7 tháng chạp năm Ất Mùi), chùa đã tổ chức trang nghiêm, trọng thể đại lễ khánh thành. Nhân dịp này, Hòa thượng Kate Ti Vara, trụ trì Thiền viện Thane-Daung-Taik-Thit và Bảo tàng Xá Lợi Yangon, Myanmar đã trao tặng Xá Lợi xương của đức Phật Tổ đến chùa Hoằng Phúc.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, theo truyền thống chùa cổ miền Bắc: Các hương án giữa thờ: Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí), Thích Ca Tam Tôn (đức Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền), Bồ tát Di Lặc, tòa Cửu Long … Hai bên có các ban thờ: Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp, Thập điện Minh Vương, Tôn giả A Nan, Trưởng giả Cấp Cô Độc. Hai dãy hành lang thờ tượng Thập bát A La Hán. Chùa có ban thờ Ngài Liễu Hạnh.

Chùa có cặp câu đối chữ Hán ở chánh điện nói về lịch sử ngôi cổ tự: (ảnh 11)

                        Tri kiến cổ am, huân nghiệp Trần triều tồn thắng tích;

                        Kính Thiên cựu tự, nhân duyên Nguyễn phủ tại danh lam!

Dịch nghĩa:    Tri Kiến am xưa là công đức nhà Trần khéo tài bồi thắng tích;

                        Kính Thiên chùa cổ do nhân duyên triều Nguyễn đã phát triển danh lam!

                                                         (Ông Trần Trọng Khoái phiên âm và dịch nghĩa)

Xin trích bài minh ở văn bia chùa Hoằng Phúc:

Ô Châu linh đại, Điều Ngự khai cơ, giữ vững dư đồ, Nguyên Mông bạt vía; Nam du xuất thế, lập Tri Kiến Am, giáo dưỡng muôn dân. Như Lai hồi hướng. Chúa Minh phương trượng, cải danh Kính Thiên, mở rộng chùa chiền, đạo càng tỏa rạng. Sang đời Minh Mạng, đổi Hoằng Phúc chùa, mong khắp cõi bờ, phúc tràn nhân thế. Bao cơn dâu bể, chùa chỉ còn nền, nay gặp người hiền, đức cao tâm Phật; tiếc cái đã mất, sửa cái may còn, phát tâm hưng công, chùa xưa lại đẹp. Kính cáo. Nam mô A Di Đà Phật

Chùa Hoằng Phúc ngày nay là một ngôi phạm vũ uy nghiêm, mỹ lệ; không gian thoáng đãng, an tịnh. Chùa là nơi tu học, sinh hoạt theo chánh pháp của đông đảo Phật tử, thiện nam, tín nữ ở huyện Lệ Thủy và các huyện lân cận; là địa điểm văn hóa tâm linh của du khách, các đoàn hành hương Phật giáo trong nước và quốc tế.

 

Võ Văn Tường

 

Ảnh 01-04. Toàn cảnh chùa

Ảnh 05. Tam quan nội

Ảnh 06, 07. Cổng chùa xưa (phế tích)

Ảnh 08. Đài Quan Âm

Ảnh 09. Bảo tháp thờ Phật

Ảnh 10. Ngôi Tam Bảo

Ảnh 11, 12. Điện Phật

Ảnh 13. Xá Lợi Phật

Ảnh 14. Ban thờ đức Phật A Di Đà

Ảnh 15. Ban thờ Bồ tát Quán Thế Âm

Ảnh 16. Ban thờ Bồ tát Địa Tạng

Ảnh 17, 18. Tượng Thập bát A La Hán

Ảnh 19, 20. Ban thờ Thập điện Minh Vương

Ảnh 21-24. Ban thờ Hộ Pháp

Ảnh 25. Ban thờ Tôn giả A Nan

Ảnh 26. Ban thờ Trưởng giả Cấp Cô Độc

Ảnh 27. Ban thờ Ngài Liễu Hạnh

Ảnh 28. Đại hồng chung

Ảnh 29. Trống

Ảnh 30. Bia kỷ niệm

 

Website: chuaviettoancau.com

 





Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (1)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (2)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (3)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (4)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (5)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (6)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (7)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (8)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (9)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (10)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (11)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (12)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (13)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (14)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (15)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (16)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (17)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (18)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (19)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (20)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (21)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (22)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (23)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (24)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (25)Chùa cổ Hoằng Phúc, Quảng Bình (26)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2018(Xem: 46109)
Giới thiệu Cơ Sở Tạc Tượng Phật Phúc Minh, Tượng Phật gỗ Phúc Minh có 75 năm kinh nghiệm, 3 đời tạo tượng Phật – Bồ tát gỗ như tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Địa Tạng, Tượng Hộ Pháp, … Xưởng Phúc Minh là một trong số ít Xưởng tại Việt Nam chỉ tạo tác dòng tượng Phật gỗ và tượng Người tinh xảo, có hồn, có thẩm mỹ cao. Hiện Xưởng Phúc Minh đang xuất tượng Phật tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Canada, Úc.
02/05/2018(Xem: 4792)
Khánh thành đạo tràng Chùa Thanh Xuân & Bát Quan Trai & Giảng Pháp, Thân gửi chư đạo hữu! Nhờ duyên lành và nhờ vào sự chung sức chung lòng của chư bạn hiền mà dự án Đạo Tràng Chùa Thành Xuân tại Xã Triệu Ái, Triệu Phong, Quảng Trị đã được hoàn thành. Nơi đây cũng được dùng như đoàn quán và dùng tạm làm nơi khám và chữa bệnh cho bà con. Nhân ngày rằm vừa qua, anh Thành đã đến đây tham dự lễ khánh thành và thọ bát quan trai một ngày cùng với 200 Phật tử. Trong ngày tu an lạc này, Sư Cô Quảng Nhã đã thỉnh giảng sư từ Huế về đây thuyết một thời Pháp cho bà con Phật tử. Vào Buổi chiều cùng ngày, Phật tử tham gia cúng mông sơn thí thực. Kinh phí xây dựng đạo tràng này là 123 triệu đồng (không tính phí đi lại, thiết kế, giám sát của anh Thành, phí chủ thầu làm khung sắt, và kinh phí những hạng mục phụ khác). Trong vòng 1 tuần nữa, mình trợ lại Brisbane và sẽ công khai tài chính cho quý đạo hữu hay, nhưng có thể biết dự án này vẫn bội chi 1000 AUDs). Mình xin gửi những hình ảnh về
30/04/2018(Xem: 9502)
Sau hơn một năm vận động, Chùa Bảo Sơn đã quyết định cung thỉnh Chư Tôn Đức Tăng Ni địa phương quang lâm đạo tràng để chứng minh, cầu nguyện cho Lễ Đặt Viên Đá Xây Dựng vào ngày 26/4/2018 (nhằm ngày 11 tháng 3 năm Mậu Tuất). Sở dĩ Chùa phải tiến hành xây cất khi kinh phí chưa đủ, là vì giấy phép xin xây dựng có thời hạn (có giấy phép mà không tiến hành sẽ bị rút giấy phép, phải mất công xin lại lần sau, khó khăn hơn). Ngôi chánh điện cũ (hình trên) đã được đập bỏ, san bằng (hình dưới) để chuẩn bị xây móng và từng phần xây dựng theo khả năng tài chánh của Chùa. Ni sư Thích Nữ Hạnh Tấn tha thiết kêu gọi thập phương Tăng và thiện nam tín nữ hộ niệm và ủng hộ cho việc xây dựng ngôi chánh điện sớm được thành tựu. Sau đây là một số hình ảnh được ghi lại từ Lễ Đặt Viên Đá Xây Dựng Chánh Điện Chùa Bảo Sơn.
26/03/2018(Xem: 5638)
Chùa Long Cát (thôn Hiệp Kiết, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) vừa long trọng tổ chức “Đại Lễ Đặt Đá Tái Thiết Chùa”, vào ngày 20/3/2018 (nhằm ngày mồng 4 tháng 2 năm Mậu Tuất) vừa qua, được chư tôn đức Tăng Ni, các cấp chính quyền địa phương, và đông đảo Phật tử gần xa trợ duyên, ủng hộ, giúp đỡ rất nhiệt tình và thành tâm. Điểm nổi bật của ngôi chùa vùng ngoại thành nắng gió khô cằn này, là chư Ni đã mở Lớp Học Tình Thương, dang rộng vòng tay yêu thương mà đón lấy những thân phận bé bỏng, những mảnh đời khốn khó trong vòng kiềm tỏa của bần hàn và vô minh, về dưới một mái ấm luôn tỏa ánh sáng của Chánh Pháp Từ Bi Hỷ Xả từ 15 năm qua, khởi đầu từ năm 2002.
21/03/2018(Xem: 6102)
Khánh Hòa: Tổ đình Nghĩa Phương khai đàn Pháp hội Dược Sư thất châu, Vào lúc 18g 30 ngày 01/02/Mậu Tuất (17/03/2018), tại Tổ đình Nghĩa Phương (số 2 Lý Thánh Tôn, Tp.Nha Trang) đã diễn ra lễ khai đàn Pháp hội Dược Sư thất châu. Lễ khai đàn Pháp hội Dược Sư tại Tổ đình Nghĩa Phương thực hiện theo nghi lễ truyền thống, TT.Thích Thiện Tấn, Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Chứng minh niêm hương, bạch Phât; sái tịnh, và khai đàn Dược Sư mở đầu Pháp hội Dược sư tiêu tai diên thọ trong một tuần lễ từ ngày mùng 01-07/02/Mậu Tuất (17/-23/03/2018).
21/03/2018(Xem: 9744)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
17/03/2018(Xem: 7100)
TX.Trung Tâm tưởng niệm 64 năm Tổ sư vắng bóng, Ngày 15-3 (nhằm 28 tháng Giêng năm Mậu Tuất), chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử đã quang lâm về Tịnh xá Trung Tâm Q.Bình Thạnh dâng tâm hương tưởng niệm 64 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng. Chứng minh và tham dự lễ Tưởng niệm có: HT.Giác Tường – UVTT HĐCM; HT.Thích Giác Thuận – Chứng minh BTS GHPGVN Q.Gò Vấp; TT.Thích Tâm Chơn – Trưởng BTS GHPGVN Q.Bình Thạnh; cùng chư Tôn giáo phẩm các ban, viện T.Ư; quý Ni trưởng Phân ban Ni giới T.Ư; Tăng Ni, Phật tử các tự viện trong Q.Bình Thạnh về tham dự.
17/03/2018(Xem: 7624)
Khất thực tưởng niệm 64 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, Nhân lễ tưởng niệm 64 năm ngày Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, sáng nay 16-3 (nhằm 29-1-Mậu Tuất), tại Pháp viện Minh Đăng Quang – Q.2 hơn 100 vị Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ (GĐ IV) đã tổ chức trì bình khất thực nhằm ôn lại hình ảnh, công hạnh của Đức Tổ sư. Tăng đoàn được sự hướng dẫn của HT. Giác Tường - UVTT HĐCM, Đạo sư Chứng minh Hệ phái; HT. Giác Ngộ - Thành viên HĐCM, Phó Trưởng GĐ.IV cùng chư tôn đức Tăng Ni lãnh đạo Hệ phái đã trì bình khất thực, từng bước khoan thai nhẹ nhàng, từng bước chân của sự an lạc và giải thoát, hình bóng ấy như một tiếng chuông ngân cảnh tỉnh cho những ai còn mãi chạy theo cái danh lợi hào nhoáng bên ngoài. Nhắc mọi người phải biết sống đời giản dị, phát khởi tâm lành để sống đời an lạc:
12/03/2018(Xem: 6912)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
09/03/2018(Xem: 10791)
Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định, Tượng Thích ca Mâu ni Phật có chiều cao 69 m, đường kính 52 m nằm ở huyện Phù Cát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]