Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Sơn Tự, án ngữ bên đường lên xuống vùng KTM Đất Sét

31/07/202010:56(Xem: 3808)
Xuân Sơn Tự, án ngữ bên đường lên xuống vùng KTM Đất Sét

Bút ký

 

XUÂN SƠN TỰ

ÁN NGỮ BÊN ĐƯỜNG LÊN XUỐNG VÙNG KTM ĐẤT SÉT

 

 

          42 năm! Con số của thời gian vụt trôi...
          Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1.
          Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại?
           Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…

           Một chốn già lam thanh tịnh đã hiển hiện trên vùng đất ấy bao năm qua, mang tên Xuân Sơn Tự, trú trì là Thượng tọa Thích Thanh Tri, Ban Văn Hóa Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, Biên tập Ấn Phẩm Văn Hóa Quảng Đức của Tỉnh Hội.

           Từ Nha Trang chạy xe máy lên đến Chùa có nhiều đường đi lối về, tùy duyên tùy ý mà chọn, cũng chỉ tầm 25 cây số không hơn, vẫn gần hơn ra các Chùa ngoài Ninh Hòa, Vạn Giã ở hướng Bắc; hay các tự viện ở Cam Ranh hướng Nam...

          Chạy trên đường Tỉnh Lộ 8 được tráng nhựa phẳng phiu, ngang qua những cánh đồng, những cụm dân cư vùng thôn dã, ngửi được hương mùi của phân bò, rơm rạ thoảng qua tỷ căn mà nhớ đến thời quá khứ xa xăm rời bỏ phố xá phiêu bạc giang hồ...

           Qua cầu Phú Cốc, nghe tên mà chợt nhớ ngày xưa chỉ có Bến Đò Phú Cốc, chưa hề có cầu nào, mỗi lần TNXP được nghỉ phép, tiết kiệm tiền đi xe đò, chúng tôi thường rủ nhau lội bồ từ Đất Sét về đến đây để qua sông...

          Rồi qua Cầu Đồng Găng, ngang địa phận có "Tam Giác 3 T": Trại Cải Tạo A40 (TÙ), Nghĩa Trang (TỬ) và Pháp Viện Thánh Sơn (TU) . Chạy xe trên lộ, nhìn cánh đồng lúa xanh, bãi mía rậm rạp,  bên tay phải sẽ thấy ngôi đại tự  danh lam của Sư Thích Giác Khoan với nhiều mái đỏ hiển hiện trên một ngọn đồi xanh um cây lá phía xa xa...

         Đã vào đến địa phận của xã Diên Xuân, tên mới của vùng Kinh Tế Mới Đất Sét gần 50 năm về trước. Khi xưa, vùng KTM Đất Sét được chia thành 4 khu vực rõ rệt, đánh số từ 1 đến 4, Khu Đất Sét 2 tập trung dân từ  huyện Cam Ranh rời bỏ nơi chôn nhau cắt rồn đi khai hoang lập ấp, các khu còn lại đều là người ở các phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phước Hải, Phước Hòa... của TP. Nha Trang.

         Chùa Xuân Sơn dễ tìm quá, nói đúng là không cần phải kiếm tìm, vì Chùa án ngữ sát ngay bên Tỉnh Lộ 8 vắng hoe dẫn lên khu sầm uất chợ búa của Đất Sét 1. Hằng ngày, người qua lại, xe lên xuống, ngang qua Chùa hình như đều được trấn an, chúc phúc để giữ được tinh thần mà tiếp tục bươn chải lặn hụp với cuộc sống đa đoan đầy phiền não…

        Vào cổng chùa, đập vào mắt khách thập phương là tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trắng toát lộ thiên đứng trên đài sen uy nghiêm dưới nắng sớm mai và trời xanh mấy trắng êm ả...

        Gác chuông với đại hồng chung, hồ nước với lá xanh tươi đang đùm bọc nâng niu những đóa sen nở bung cánh hồng, hàng dương liễu đang vững chãi vươn lên, cây Sa la ra hoa kết trái, khóm hoa chậu kiểng xen kẽ nhau khoe dáng tỏa hương trong khuôn viên Chùa, bao chung quanh ngôi chánh điện được thiết kế bằng chất liệu gỗ, cây của núi rừng, đã hòa hợp với nhau lại  để nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh sắc thanh tịnh trang nghiêm của một chốn già lam thánh chúng.

         Chúng tôi được thầy trụ trì Thích Thanh Tri niềm nở, vui vẻ đón tiếp. Thầy thật bình dị, thoải mái, tạo cho Phật tử một không khí thân mật, không phải e dè rụt rè.

         Thầy hướng dẫn ra sân, giới thiệu sơ qua về những công trình xây cất của Chùa, cũng như cho biết xưa kia trên ngọn đồi này chỉ là một Tịnh Thất nhỏ do thân phụ của Thầy dựng lên để tu hành, ăn chay niệm Phật... Đến năm 2015, khi Thầy đã xuất gia tu học nhiều năm trời ở phương xa, Thầy trở về nơi đây, phát nguyện gây dựng nên một ngôi thờ phụng Tam Bảo uy nghiêm. Chỉ với thời gian ngắn như vậy, 5 năm, mà hôm nay đã có một Xuân Sơn Tự hiển hiện trên vùng đất vắng vẻ yên ả thưa thớt dân cư. Đất Nhà đã trở thành đất Chùa, và Chùa đã trở thành nơi tu niệm thờ phụng Tam Bảo của chung, của đại chúng, của những người con Phật, học Phật.

Chua Xuan Son (1)Chua Xuan Son (2)Chua Xuan Son (3)Chua Xuan Son (4)Chua Xuan Son (5)Chua Xuan Son (6)Chua Xuan Son (7)Chua Xuan Son (8)Chua Xuan Son (9)Chua Xuan Son (10)Chua Xuan Son (11)Chua Xuan Son (15)Chua Xuan Son (16)Chua Xuan Son (17)Chua Xuan Son (18)Chua Xuan Son (19)Chua Xuan Son (20)Chua Xuan Son (21)Chua Xuan Son (22)Chua Xuan Son (23)Chua Xuan Son (24)Chua Xuan Son (25)


          Thầy trụ trì thật linh hoạt, mang phong cách phóng khoáng của một nghệ sĩ khi pha trà mời khách, trò chuyện cởi mở không giáo điều, không khách sáo, lại còn đãi khách "cây chùa lá vườn" với món Ổi mà Thầy nói trước là "Hình dạng xấu xấu mà rất ngon, không như Ổi ngoài chợ đẹp dáng bóng da mà ăn dở òm!". Nghe vậy, hỏi sao không bật cười được chứ? Tôi mạo muội thưa: "Bạch thầy, Ổi đúng ngon thầy ơi. Ruột đỏ lòng son!"

          Đang hầu chuyện thầy, thì ngoài sân có tiếng xe chạy vào. Một đoàn hành hương, 4 chiếc chở Phật tử ở Nha Trang đi cúng dường trường hạ đã vào đến Chùa. Thật nói vui: "Bác Vĩnh Hữu mở hàng hay thiệt!" Chúng tôi không thể nín cười được. Cười sảng khoái quên hết mọi khổ đau của cuộc đời.

       Tranh thủ lúc Thầy lên chánh điện đón tiếp đoàn hành hương, chúng tôi rảo quanh chùa chụp ảnh ghi hình bằng máy ảnh lẫn điện thoại dưới cái nắng hạ đã bắt đầu gắt gỏng về trưa....

         Khi đoàn hành hương cáo biệt thầy, rời chùa để đi tiếp lên Đất Sét đến các chùa khác, Thầy đứng nơi thềm hiên góc chánh điện, bảo chúng tôi đứng lắng nghe âm thanh của phong linh (chuông gió) đặc biệt được gửi về cúng dường từ hải ngoại xa xôi... Nghe như tiếng nhạc của một nhạc công, nhạc sĩ đang biểu diễn, âm thanh thật trong và vang lâu ngân dài, nhẹ nhàng những đoản khúc khác nhau, không hề lặp lại, khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu, thanh thản, và thấy như đang được đón lấy nguồn pháp vi diệu vào để thanh lọc thân tâm…

         Khi chúng tôi bái Thầy để trở về với phố thị xô bồ, Thầy thân thiện chỉ trên bàn trà, nói: "Còn mấy trái Ổi mang hết về ăn cho vui. Mấy miếng Ổi trên dĩa ăn chưa hết kìa, vị nào thích thì dọn luôn đi chứ để lại làm gì?"

         Nhóm chúng tôi bốn người liền chia nhau "lộc của chùa" không chút ái ngại, vì thấy Thầy đối đãi quá chân tình.

         ... Rời chùa, tâm trạng ai nấy đều hoan hỷ, và ai cũng muốn sẽ có một ngày thuận duyên, nhiều lần thuận duyên được quay trở lại bái Phật, lễ Tăng, vãn cảnh Xuân Sơn Tự.

          

 

Tâm Không - Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2022(Xem: 3174)
Sau Mộc bản Triều Nguyễn, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thì Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thứ 3 được thế giới vinh danh “Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Theo bia tháp ghi lại, năm Thuận Thiên Nguyên Niên (1010), vua Lý Thái Tổ cử hai quan trong triều là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt thiết kế đồ án, lo việc kiến thiết 8 ngôi chùa, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. Chùa Vĩnh Nghiêm được hoàn thành vào năm 1016, với ý nghĩa là nơi mãi mãi tôn nghiêm và vị trụ trì đầu tiên là Thiền Sư Vạn Hạnh.
20/03/2022(Xem: 3159)
Nói đến chùa ở Huế thì không một người dân nào của đất cố đô lại không biết đến chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự sắc phong hùng vĩ tọa lạc tại núi Dương Xuân, xã Thủy Xuân, cách thành phố Huế 5km về phía tây nam với cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa một không gian đầy an lạc và tĩnh lặng. Chùa quay mặt ra hướng đông nam lấy núi Ngự Bình làm tiền án và được thiết kế theo lối kiến trúc cổ lâu, mái cong nắp đắp hình rồng nổi.
20/03/2022(Xem: 3088)
Đất nước Việt Nam trải dài trên ba miền với hình cong chữ S thanh mảnh mà đoạn giữa như vòng eo con gái tuổi tròn trăng, trên địa hình thon hẹp đó có một nơi chốn được mang tên: Huế. Khi nói đến địa danh trên chúng ta thấy hiện ra trước mắt mình hai biểu tượng đẹp của xứ sở này là: Sông Hương và Núi Ngự. Hai cái tên ấy đã là một trong những điều kiện để cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
14/03/2022(Xem: 5993)
Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh. Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng. Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đườ
07/02/2022(Xem: 3849)
Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự, thường được gọi là chùa Liên Hoa, tọa lạc tại thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, là một ngôi chùa có xuất xứ lâu đời, khoảng 300 năm. Ngày nay, tên chùa được đặt cho tên con đường liên thôn xã, nên địa chỉ của chùa là: số 74 đường Liên Hoa. Xưa, chùa có tên là “Linh Phong Tự”, do Thiên sư Chân Hòa, thuộc dòng Lâm Tế khai sơn tạo dựng vào cuối thế kỷ XVII, nằm trên địa phận làng Xuân Phong, huyện Vĩnh Xương,
04/04/2021(Xem: 4031)
Chùa Trúc Lâm Trúc Lâm chùa ở chốn thần kinh. Phong cảnh nhìn xem thật hữu tình. Trước mặt bờ khe ùn cát trắng. Sau lưng, chòm núi lợp cây xanh. Gió Từ quét sạch rừng phiền não. Mưa Pháp trôi đùa áng lợi danh. Y bát mai sau truyền gốc đạo. Tre già măng mọc ngắm càng xinh. Đoàn Lục Quán
07/03/2021(Xem: 5432)
Huế, cố đô một thời, là thành phố nhỏ bé như vậy mà lại có nhiều chùa nhất so với các miền khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bởi, nơi đây có chiều dài lịch sử lập quốc của nhà Nguyễn từ khi người đầu tiên khai mở là Nguyễn Hoàng, muốn tránh sự sát hại của người anh rể là Trịnh Kiểm nên xin đi xa vào Nam để khai khẩn đất hoang theo sự vấn kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu phán: “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.“ Và, Chùa Thiên Mụ danh Tự có từ đó. Đứng đầu bảng trong 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Huế.
04/02/2021(Xem: 5200)
Hôm nay, ngày 3/2/2021 nhằm ngày 22/12 năm Canh Tý, Bổn tự Thanh Xuân chúng con đã thành tựu duyên lành; được Chư Tôn Đức thương tưởng quang lâm chú nguyện, quý thiện tín gần xa phát tâm tịnh tài trợ duyên cho Bổn tự chúng con tạo dựng những Pháp khí hồng gia trì cầu nguyện âm siêu dương thới, thế giới hòa bình, thiên tai dịch bệnh tiêu diệt, nhà nhà an vui, người người quý mến nhau... Chúng con thành kính đảnh lễ cảm tạ tri ân, nguyện sống theo chánh pháp, phụng sự Tam Bảo ngõ hầu báo đáp tứ ân. Chúng con kính chúc Chư Tôn Đức Pháp thể khinh an chúng sanh dị độ, mãi là ngọn hải đăng cho chúng con nương về. Mùa xuân chúc quý Phật tử, thiện nam tín nữ gần xa luôn bình an, bình an trong thời điểm khó khăn của mùa dịch bệnh, chúc quý vị sự nghiệp hanh thông, luôn lấy pháp như lai để hành điều thiện lành trong đời Nam Mô An Lạc Hạnh Bồ Tát.
17/11/2020(Xem: 4186)
Chùa Diên Khánh tọa lạc trên xã đảo Tam Hải, Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là ngôi già lam hiếm hoi trên ốc đảo cách đất liền 10km đường chim bay, nên cũng là nơi đồng bào Phật tử hằng ngày hằng đêm tề tựu về nương nhờ hồng ân Tam Bảo để tụng niệm, tu học chánh pháp để vơi nhẹ những khổ đau trong cuộc sống nhọc nhằn bao năm qua… Từ một thảo am tịnh tu của những năm xa xưa, sau rất nhiều lần được tôn tạo tái thiết đã dần dần trở thành một ngôi chùa với hình vóc khiêm tốn, giản dị nhưng cũng viên toàn vẻ trang nghiêm ấm cúng để đón nhận đại chúng về nương tựa với tinh thần thiểu dục tri túc. Mùa mưa bão năm nay kéo dài, qua nhiều cơn bão đổ bộ vào Miền Trung với sức càn quét hung hãn đã gây thiệt hại rất nhiều cho nhân quần xã hội, và ngôi chùa Diên Khánh trên ốc đảo vắng vẻ xa xôi này cũng không thoát khỏi được sự tàn phá ghê gớm ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567