Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Long Sơn Vạn Ninh, một Di Tích của Phật Giáo Khánh Hòa, Nơi Bồ Tát Thích Quảng Đức xuất gia

25/03/201920:02(Xem: 6708)
Chùa Long Sơn Vạn Ninh, một Di Tích của Phật Giáo Khánh Hòa, Nơi Bồ Tát Thích Quảng Đức xuất gia

chua long son van ninh

Mặt tiền Chùa Long Sơn




Chùa Long Sơn tọa lạc ở thôn Phú Cang 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào đầu triều Nguyễn là một phần đất của thôn Tiền Cang, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1].

Chùa được khởi dựng trước năm Thành Thái thứ 10 (1898). Xưa kia, di tích có tên là chùa Thánh Kinh, thờ Quan Thánh Đế Quân. Hiện nay, chùa Long Sơn chùa thờ Phật, Quan Thánh Đế Quân, năm vị trụ trì và Bồ tát Thích Quảng Đức.

Năm 1902, đời vua Thành Thái năm thứ 13, ông Nguyễn Như Đạt, tự là Giải Nghĩa, hiệu Hoằng Thâm (Giáo thọ chùa) cùng bổn xã và cửu phẩm Võ Trung góp công của dựng lại chùa ở núi Beo. Sau khi xây dựng xong, dân làng giao cho Hòa thượng Hoằng Thâm trụ trì.

Chùa Long Sơn tọa lạc trên ngọn núi Một, có diện tích 6.949,9m2, chùa quay hướng Đông Nam, gồm các hạng mục công trình: Tam quan, Tiền đường, Phật điện, nhà Tổ, miếu Quan Thánh, tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, đài Quan Âm.

Từ khi khởi dựng đến nay, chùa đã được tu bổ vào các năm:

– Năm 1907, đời vua Duy Tân năm thứ 2, Tổ Hoằng Thâm sáp nhận chùa Thánh Kinh vào chùa Long Sơn và đúc đại hồng chung;
– Năm 1964, 1972 tu bổ chùa[2].
– Năm 2001, xây dựng nhà Đông, tường rào, Tam quan;
– Năm 2004, đại tu bổ Chính điện, xây dựng nhà Tây, điện Quan Âm và tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức.


chua long son van ninh 2

Chánh điện chùa Long Sơn  

Từ khi khởi dựng đến nay, chùa đã trải qua 6 đời trụ trì: Tổ sư Như Đạt (Hoằng Thâm), Tổ sư Thị Hán, Tổ sư Thị Diệu, Tổ sư Thị Thành, Tổ sư Như Lý và từ năm 2000 đến nay, trụ trì là TT Thích Thường Tín, đệ tử xuất gia của HT Thích Tịnh Diệu, Tổ Đình Giác Hải, Vạn Ninh.

Chùa Long Sơn là di tích lưu niệm Bồ tát Thích Quảng Đức khi ngài đến xuất gia và tu học với Hòa thượng Thích Hoằng Thâm từ năm 1903 đến khi làm Trị sự chùa Long Sơn năm 1921.

Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 7 tuổi, Ngài được song thân cho xuất gia thụ giáo với Hòa thượng Như Đạt (là cậu ruột – người anh thứ ba của mẹ), thuộc dòng Thiền Chúc Thánh,Ngài được Hòa thượng nhận làm con và chính thức đổi tên họ là Nguyễn Văn Khiết.


botatquangduc

Nhận được sự giáo hóa của Tổ Hoằng Thâm, Ngài cũng được chỉ dạy về các phương pháp tu luyện theo Mật giáo. Lúc ở chùa Long Sơn ngoài việc học tập kinh điển, những bản Ngữ lục Thiền tông, những tư tưởng của các bậc thiền sư nổi tiếng trong dòng phái như Tổ Pháp Thân – Minh Đạo, Tổ Quang Nhật – Minh Đài…Ngài còn tham gia lao động làm ruộng vườn và chăn nuôi trâu bò.

Năm 15 tuổi, Ngài thọ giới Sa di; năm 17 tuổi, được gửi vào chùa Linh Sơn ở Cam Ranh học thiền với thiền sư Thiện Tượng;, năm 20 tuổi, thọ giới Tỳ kheo, pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp, pháp hiệu Quảng Đức. Khi thọ giới xong, Ngài phụ trách nhiệm vụ Tri sự chùa Long Sơn[3] để giúp cho Bổn sư của mình lúc ấy đã già.

Khi bổn sư viên tịch vào năm 1921 và thọ tang xong, Ngài phát nguyện nhập thất tu ba năm trên ngọn núi Đất ở Ninh Hòa. Sau đó, Ngài rời núi Đất, vân du hóa đạo một mình với chiếc bình bát theo hạnh đầu đà.

Sau nhiều năm hóa độ chúng sinh, kế tục các thế hệ Tổ sư truyền giáo, chăm lo tô bồi công đức, hoằng dương chánh pháp, năm 1953, Ngài được thỉnh cử vào chức vụ Phó Trị Sự và Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Tăng già Nam Việt; đồng thời, lãnh nhiệm vụ Trụ trì chùa Phước Hòa ở Bàn Cờ, là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt.


khoa-tu-an-lac-phap-hoa-27
khoa-tu-an-lac-phap-hoa-21khoa-tu-an-lac-phap-hoa-12khoa-tu-an-lac-phap-hoa-40

TT Thích Thường Tín viếng thăm và giảng Pháp
tại Khóa Tu ở Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Australia (ngày 23-24/3/2019)

(xem thêm hình khác)




Năm 1963, trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, tuy tuổi đã già, Ngài vẫn tích cực tham gia. Chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn áp Phật tử của Ngô Đình Diệm ngày một nặng nề và khốc liệt. Để thức tỉnh ông Ngô Đình Diệm và tập đoàn của ông đang đắm chìm trong vô minh, đồng thời để cho thế giới nhận thấy cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng của Phật tử Việt Nam là chính đáng, Ngài đã quyết định thiêu đốt nhục thân để cúng dường chư Phật và bảo vệ đạo pháp.


Ngày 11/6/1963, trong cuộc diễu hành của trên 800 vị Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và Phật tử từ chùa Phật Bửu đến chùa Xá Lợi, khi đoàn diễu hành đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám), Ngài tự tẩm xăng, ngồi kiết già trên mặt đường và châm lửa giữa hàng trăm Tăng Ni, phật tử xung quanh chắp tay cầu nguyện. Khi lửa tàn, Ngài ngã xuống, tay vẫn còn quyết ấn Tam Muội.

Nhục thân của Ngài được rước về quàn tại chùa Xá Lợi hơn một tuần lễ. Đến ngày 20/6/1963, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo cùng tất cả Tăng Ni và phật tử tổ chức lễ rước đưa về An dưỡng địa, cử hành trọng thể lễ Trà tỳ.

Để ghi nhớ công hạnh của Ngài, năm 1964 Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suy tôn Ngài pháp vị Bồ Tát. Sau ngày đất nước thống nhất, Nhà nước đặt tên cho đường Nguyễn Huệ cũ chạy qua trước chùa Quan Thế Âm là đường Thích Quảng Đức – quận Phú Nhuận.

Trong những năm hành đạo, Ngài đã khai sơn và đại trùng tu được 17 ngôi chùa. Cảnh chùa cuối cùng Ngài trú trì là chùa Quan Thế Âm tại Gia Định – Sài Gòn. Như vậy, Ngài đã có công xây dựng và trùng tu tất cả 31 ngôi chùa ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trong đó, riêng Khánh Hòa có 14 ngôi chùa có liên quan đến cuộc đời của Bồ tát Thích Quảng Đức.

Hàng năm, chùa Long Sơn tổ chức những ngày lễ lớn như sau:
– Lễ Phật đản (Rằm tháng Giêng Âm lịch);
– Lễ Phật đản (Rằm tháng Tư Âm lịch);
– Lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy Âm lịch);
– Lễ ngày 19 tháng Tư Âm lịch Kỷ niệm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân;
– Lễ kỵ tổ khai sơn (ngày 23 tháng 11 âm lịch).

Với những giá trị lịch sử tiêu biểu trên, chùa Long Sơn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 2732/QĐCT-UBND, ngày 30/9/2015 xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.


 Nguyễn Chí Khải

 http://ditichkhanhhoa.org.vn/index.php/2018/05/11/chua-long-son/


[1] Nguyễn Đình Đầu dịch, (1997), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Khánh Hòa, NXB TP Hồ Chí Minh.
[2] Những lần tu bổ này không rõ tu bổ những gì nên chúng tôi không đề cập.
[3] Tri sự là một chức vụ tương đối quan trọng trong chùa, chỉ đứng sau Trụ trì hay Giám tự, lo quán xuyến đời sống kinh tế từ việc ăn uống hằng ngày của tăng chúng cho đến kỵ giỗ tu sửa xây cất chùa.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2016(Xem: 12339)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
23/11/2015(Xem: 8408)
25 thế kỷ trước, khi Đức Phật còn tại thế, ngài thường kêu gọi các vị xuất gia hãy chia nhau đi khắp các nẻo đường, vì lợi ích an vui cho cuộc đời mà truyền bá Chánh Pháp. Về sau, việc “du phương hóa độ” (vừa khất thực vừa hoằng pháp) không còn thích hợp ở một số xứ sở và thời đại, Phật giáo đã hình thành cơ cấu tự viện, chùa chiền, tịnh xá… xây dựng khắp nơi để quần chúng ở địa phương nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận Tăng Ni, thuận lợi cho việc học hỏi và thực hành giáo pháp.
06/11/2015(Xem: 12548)
Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).
29/07/2015(Xem: 8361)
Từ thành phố biển Nha Trang đi theo Quốc lộ 1A vào Nam khoảng 19km, nhìn lên ngọn núi Suối Dầu (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm mới- Diên Khánh cũ) nằm sát đường nhựa phía bên trái, một ngôi chùa ẩn ẩn hiện hiện giữa cây lá xanh tươi dài theo sườn núi. Đó chính là chùa Linh Sơn Pháp Ấn, một chốn thiền môn lặng lẽ bình thường, nhưng lại mang dấu tích lịch sử- văn hóa vô cùng giá trị, có liên quan đến một danh nhân lỗi lạc, một người Pháp đã chọn đất Khánh Hòa làm quê hương thứ hai và sống tại đây nửa thế kỷ, được người dân Khánh Hòa tôn kính như một vị Bồ Tát từ bi cứu nhơn độ thế: Bác sĩ Alexandre Yersin!
08/07/2015(Xem: 7074)
Đồng Trăng, tên gọi nghe thật thơ mộng với hình ảnh ánh trăng lung linh trên trời cao thăm thẳm soi rọi xuống sáng ấm cả một vùng đồng hoang lau sậy ngút ngàn… Đồng Trăng ngày xưa đìu hiu vắng vẻ, dấu chân người dè dặt để lại thưa thớt, đây đó lác đác vài túp lều tranh sơ sài của những người cô độc lặng lẽ giữa gió táp mưa tuôn, chim kêu vượn hú…
14/05/2015(Xem: 8344)
Chùa Long An là một ngôi chùa cổ tại làng Xuân An (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đây là ngôi chùa quê hương của cố Đại lão HT.Thích Đôn Hậu, trong hàng trăm năm tồn tại chùa đã nhiều lần trải qua sự tàn phá của thiên tai cũng như chiến tranh, nhất là trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, chùa đã bị san bằng bởi bom đạn. Sau ngày thống nhất đất nước, chùa đã được dựng lại tạm bợ bằng tre nứa và tôn.
19/04/2015(Xem: 13719)
Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc.
15/04/2015(Xem: 11467)
Một sớm mai nọ, tôi không nhớ ngày ta, ngày tây, chỉ nhớ đầu năm 1984. Buổi sáng hôm ấy đầy dáng Xuân cả đất trời Nam Hà, khi tôi và hằng trăm tù nhân chính trị trên đường đến hiện trường lao động ở dải đất dài, mà hai bên toàn là núi đá vôi cao, thấp trùng trùng, điệp điệp. Người địa phương Ba Sao gọi là THUNG.
26/02/2015(Xem: 10362)
Tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q. 9, TP.HCM, chùa Bửu Long, có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai.
10/02/2015(Xem: 8586)
Chùa ở ngay trung tâm Thị Trấn Thành -Diên Khánh. Quốc Lộ 1A- Án ngữ mặt tiền mang số 226 đường Lạc Long Quân. Xưa kia, khoảng năm 1938-1940, thời kỳ chấn hưng Phật Giáo, nơi đây chỉ là một trụ sở "Chi Hội Phật Học Quận Diên Khánh", trực thuộc "An Nam Phật Học Hội", vắng vẻ đìu hiu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]