Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Tam Chúc ở Hà Nam, Một Công Trình Tâm Linh Tầm Cỡ

14/11/201806:48(Xem: 8547)
Chùa Tam Chúc ở Hà Nam, Một Công Trình Tâm Linh Tầm Cỡ


CHÙA TAM CHÚC - BA SAO , HÀ NAM
 MỘT CÔNG TRÌNH TÂM LINH TẦM CỞ

 

Chùa tọa lạc trên núi Thất Tinh ( Tiền lục nhạc, hậu thất tinh ), thị trấn Ba Sao tỉnh Hà Nam. Vào năm 2000 khi đoàn công tác khảo sát hồ Tam Chúc, phát hiện nhiều dấu tích cổ xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, đã xác định được Chùa Tam Chúc cổ xưa đã có mặt nơi này trên 1000 năm. Từ những phát hiện quan trọng đó đã thôi thúc  những  trái tim tâm huyết, nhất trí  khôi phục lại ngôi Già Lam đã  từng tồn tại nơi này để làm dấu tích cho các thế hệ ngàn sau noi dấu và gìn giữ truyền thống  dân tộc. Và như thế chùa Tam Chúc  ngày nay được  hình thành. (Ảnh 1)



Chua Tam Chuc (1)

                               Tưởng cũng nên biết thêm trong quần thể tâm linh này còn có  đình Tam Chúc, ngôi đình này nằm giữa lòng hồ có đường đê nhò dẫn vào cũng đang được phục dựng , trùng tu. Ngôi đình này thuộc ngôi đình làng thờ Hoàng hậu  nhà Đinh tên Dương Thị Nguyệt  và Đinh Tiên Hoàng Đế cũng như thờ thần Bạch Mã. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân vua Đinh đón bà về Hoa Lư và phong tước Hoàng hậu, Bà cũng chính là người sáng tác ra trò hát xuân phả mà cháu con ngày nay đang  tái hiện ( theo Wikipedia).

Tổng diện tích mặt bằng xây dựng 5.000 hét ta, bao gồm hồ nước 1000 hét ta, núi đá rừng tự nhiên 3.000 hét ta, và các thung lũng 1.000 hét ta.Trong đó công trình theo trục thần đạo bao gồm Chùa ngọc, Điện Tam Thế,Điện Quan Âm , cổng Tam Quanphòng họp quốc tế . Đặc biệt trong nội điện cón có 12.000 bức tranh tái hiện cuộc đời đức Phật , được các nghệ nhân người Hồi giáo ở Indonesia thực hiện  trên vật liệu  bằng đá núi lửa. Chủ đầu tư công trình  quan trọng này  là  doanh nghiệp Xuân Trường  với tên người Phật tử doanh nhân  gắn liền   ngôi chùa Bái Đính nơi quê hương Ninh Bình của ông : Nguyễn Văn Trường.

                      Chùa Tam Chúc còn xây dựng  chung quanh khuôn viên 1000 cột đá ghi lời Phật dạy, mô phòng theo trụ đá Asoka ngày trước  tại Ấn Độ. Mỗi cột cao 12 mét nặng 200 tấn.

                              Được biết, doanh nghiệp Xuân Trường  còn muốn  ngôi chùa Tam Chúc  có sức nặng về ý nghĩa nhiều mặt bên cạnh việc thành công vận động  làm nơi chính thức diễn ra đại lễ Vesak 2019 sắp tới, đó là việc  tham gia đấu giá thành công  mãnh thiên thạc mệnh danh “Mãnh ghép mặt trăng” nặng 5 kg ( gồm 6 phần hồng nham, phần nặng nhất 2,7 kg ) tại trung tâm giao dịch  đấu giá RR Auction bang Boston Mỹ ngày 19/10 vừa qua , với giá chốt là 6.12.500 USD – tương đương 14,3 tỷ đồng VN. Đây là mãnh thiên thạch được phát hiện vào năm 2017 tại Mauritania, phía Tây Bắc châu Phi, được cho là đã rơi xuống trái đất hàng ngàn năm trước.(Ảnh 2)


Chua Tam Chuc (2)

                           Qua các phượng tiện truyền thông, chúng tôi  thấy được  cuộc vận chuyển các tượng Phật bằng đồng  được đúc xong từ nơi thực hiến về chùa Tam Chúc vào tháng  5/ 2018 hết sức gian nan nhưng rất cảm động. Từ các  anh CSGT cho đến các nhân viên điện lực  đều có mặt ở những  ngả tư, giao lộ mà đoàn xe vận chuyển đi qua. Các Phật tử còn chuẩn bị  đoàn xe riêng  phục vụ nước giải khát dọc đường , mời tận tay các  anh CSGT, nhân viên điện lực v…v..Những người dân ven đường dù có phần ngơ ngác với sự bề thế các pho tượng đồng, còn có người thốt lên “Trời ơi sao không  lấy bạt che các tượng Phật lại. Tội quá !“Đặc biệt người dân trị trấn  Ba Sao  ai cũng chắp tay hướng về đoán xe, miệng lâm râm A Di Đà Phật,.Nếu  tượng Phật ở chùa Bái Đính chỉ có 100 tấn thì các tượng Phật này  nặng ít nhất 200 tấn.Cho thấy độ bề thế của chùa Tam Chúc như thế nào.

                         Trên là  niềm tự hào  và những cảm xúc xin được chia sẻ lòng hân hoan  với  PGVN khi  đã có thêm một công trình Phật giáo để đời đáng giá. Còn lại  đây là một vài suy tư nhỏ, cũng xin được bộc bạch để cùng nhau suy gẩm  cho một công trình lớn và như vừa nói : một công trình có ý nghĩa để đời.

                         Chúng tôi đã có nghe thắc mắc rằng  công trình chùa Tam Chúc   chủ đề  xây dựng chính là  gì ? Dân tộc hay tổng hợp  các nền văn hóa Phật giáo các nước khác ? Vời  những dẫn giải lịch sử ban đầu   đầu bài , hằn ai cũng có thể nghỉ được đây là công trình   mang tính phục dựng lịch sử vùng Tam Chúc – Ba Sao của Hà Nam nói riêng và của dân tộc nói chung.

                         Trước hết, ngoài  những gí thuộc mô típ  học Phật như  trụ đá  Asoka, hình tượng Phật , còn lại  là những hình thức  chưa rõ lắm về tính dân tộc trong công trình chùa Tam Chúc này. Mái cong truyền thống, tên gọi  ngôi chùa và  ba pho tượng  được thực hiện theo mô típ cổ xưa. Đó là  vài điểm dễ nhìn thấy qua lăng kính văn hóa dân tộc và PGVN. Còn lại  những suy nghỉ ấy bị chựng lại khi  nhìn thấy 12 ngàn bức phù điêu được khắc kỳ công  theo mô típ văn hóa Phật giáo Indonesia . Khi xem bộ phim tài liệu “Kiệt tác nghệ thuật PG” ( Master Pieces Of Buddhist ART) chúng ta sẽ thấy mỗi nền văn hóa theo từng quốc độ sẽ hình thành dáng dấp, khuôn mẩu của hình tướng Phật khác nhau. Ở nội dung của 12 ngàn bức tranh phù điêu này hình dáng các nhân vật được các nghệ nhân  lấy từ khuôn mẩu  ở chùa Sewu (xây dựng từ TK thứ 8), ngôi chù này lớn thứ hai sau chùa Borobudur ( một trong 7 kỳ quan  thế giới ) của lịch sử Phật giáo  xứ Vạn Đảo Indonesia. Những ngôi chù còn lại hiện nay  của Indonesia như Muaro Jambi, Batujava, Mendut, Pawon , Kalasan…Những ngôi chùa có từ các thế kỷ 7,8,9 mà hiện nay  có nôi chỉ còn là phế tích nhưng những hình ảnh điêu khác, phù điêu còn hiện hữu rất rõ.( Ảnh 3)


Chua Tam Chuc (3)

Triều đại Sriwijava từng biến Phật giáo nơi này thành một vương quốc PG lớn nhất vùng Đông Nam Á từ TK 7 đến TK 14. Khi triều đạiMajapahit sụp đổ vào thế kỷ 15, Phật giáo nơi này cũng bắt đầu suy  yếu  nhường bước cho các doanh nhân  Ấn Độ từ  Gujarat mang Hồi giáo di cư sang.

                       Tương tự, Tượng Phật   ở Điện Pháp Chủ ( Có lẽ  công trình này gọi Pháp Chủ là ý nói đức  Giáo chủ giáo pháp  Thích ca Mâu Ni ), tượng Phật được đúc cũng bằng đồng  nhưng lại theo mô típ của  văn hóa Phật giáo Thái Lan – Nam Tông, một điều hết sức đáng tiếc ! ( Ảnh 4  )


Chua Tam Chuc (4)

Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ngồi ở Diện Quan Âm rất đẹp và hoàn mỹ  nhưng  có ý kiến cho rằng với không gian và độ cao đặc biệt của chùa Tam Chúc nên cho xây  tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên  thật to sẽ có ý nghĩa hơn cũng nhưvừa mang tính cách khuyến hóa và thuyết phục  khách tham quan, du lịch  rất nhiều mai sau.( Ảnh 5)

Chua Tam Chuc (5)

                   Riêng ba pho tượng  Phật ở Điện Tam Thế, tuy  theo  mô-típ  các chùa cổ xưa , tức là có hai cánh tay  y áo và ngược hở  sâu, nhưng nhìn kỹ thấy dáng ngồi  hơi thấp, thiếu  phương phi  so với   mẩu tượng ở chùa Bái Đính. ( Ảnh 6).


Chua Tam Chuc (6)

                       Với những suy tư trên,  khi đăng cai đại lễ  Vesak 2019 với hơn 2000 khách Phật giáo nước ngoài về dự,  những vị khách này sẽ tìm được gì  trong  văn hóa Phật giáo  Việt Nam nơi mái chùa Tam Chúc bề thế và hoành tráng này. Đó là  điều  băn khoăn bên cạnh niềm hân hoan, rất mong được chia sẽ cùng  mọi người.

 

Sài gòn lập đông Mậu Tuất niên 2018

DƯƠNG NHƯ TÂM

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2017(Xem: 4498)
Thăm Chùa Đại Hải trên đảo Bãi Giếng (Khải Lương- Vạn Thạnh) mùa Phật đản 2017 Lên đò thị trấn Vạn Giã vượt 3 giờ đường biển, giữa mênh mông trời nước, qua bãi Tranh, bãi Tây, đến ngọn hải đăng, rồi mũi Lách là nhìn thấy chùa Đại Hải, chùa nằm trên ngọn đồi bãi trước, Bãi Giếng, thôn Khải Lương, Xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
05/03/2017(Xem: 8441)
Vừa qua, ngày 21-3-2017 (24-2-Đinh Dậu), sau 3 năm tái thiết xây dựng chùa Nghĩa Sơn, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tâm- Thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi lễ Trung Ương GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương kiêm Trụ trù chùa Nghĩa Sơn tại Trảng É, thôn Phước Sơn, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã chính thức tổ chức lễ Trai đàn Khánh tạ Lạc thành và an vị Phật trong niềm hoan hỷ của chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử gần xa.
07/02/2017(Xem: 5539)
Sáng nay, ngày 6/2/2017 (nhằm ngày 10/1 Đinh Dậu), chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) long trọng tổ chức lễ an vị tôn tượng Phật Bổn sư và khai khóa tu niệm Phật đầu năm. Về tham dự và chứng minh cho buổi lễ có chư tôn đức: HT.Thích Như Ý, Chứng minh BTS PG tỉnh Khánh Hòa, viện chủ chùa Linh Sơn Pháp Bảo và chùa Linh Sơn Pháp Ấn; HT.Thích Minh Khai, viện chủ chùa Bửu Quang, huyện Cam Lâm; HT.Thích Như Minh, viện chủ chùa Sắc tứ Liên Hoa, TP.Nha Trang cùng chư tôn đức Tăng, Ni trú xứ các chùa trong tỉnh Khánh Hòa cùng với hơn 1000 Phật tử đồng về tham dự.
18/01/2017(Xem: 26513)
Những ngày đi lễ chùa ta thường thấy một cặp rồng trang trí ngất ngưỡng trên nóc chùa. Hình tượng này thường thấy trên nóc chùa ở nước ta, chứ ít khi thấy trên nóc chùa Trung Hoa, phải chăng là biểu tượng đặc trưng của ta?
17/12/2016(Xem: 4758)
Hòa trong niềm vui chung chào mừng ngày Khánh đản của đức từ phụ A Di Đà, tối ngày 15/12 (nhằm ngày 17 tháng 11 năm Bính Thân), chùa Linh Sơn Pháp Ấn ( thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đã long trọng tổ chức đêm hội hoa đăng vía Phật Di Đà trong niềm tôn kính thiêng liêng của hàng ngàn người con Phật
16/12/2016(Xem: 6202)
Vào lúc 18g30 ngày 15 tháng 12 năm 2016 (ngày 17 tháng 11 năm Bính Thân), Ni sư Thích Nữ Như Dung cùng toàn thể Ni chúng và Phật tử chùa Long Vân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã long trọng tổ chức Lễ hội hoa đăng vía đức Phật A Mi Đà và nhận bằng kỷ lục Việt Nam. Chương trình buổi lễ như sau:
13/11/2016(Xem: 8315)
Chùa Trấn Quốc 1.500 năm tuổi ở Hà Nội lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn.
12/11/2016(Xem: 9200)
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 11 tháng 11 năm 2016 (ngày 12 tháng 10 năm Bính Thân), Thiền viện Phước Sơn tọa lạc tại đồi Lá Giang, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức trọng thể Đại lễ Dâng y Kathina năm 2016 và đón nhận hai kỷ lục Phật giáo Việt Nam. Thiền viện đã tiếp đón hàng trăm tăng ni và hàng ngàn Phật tử khắp nơi về dự lễ. Vị thí chủ chính thức của Đại lễ là Phật tử Trần Thị Giàu, pháp danh Phước Lộc.
05/11/2016(Xem: 48114)
Bộ ảnh 108 ngôi chùa Việt Nam - nét đẹp kiến trúc uy nghiêm và hiện đại.
04/11/2016(Xem: 10507)
Sáng ngày 30/10/2016, nhằm ngày 30/09/ Bính thân, khi màng đêm còn lờ mờ trong sương sớm, các đoàn xe của Phật tử khắp nơi đã tề tựu về Tu viện Khánh An để tham dự Lễ Lạc thành - Tạ ơn Tam Bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567