Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

09/03/201809:25(Xem: 10003)
Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định 

Linh Phong Hoài Cảm


 Uy nghiêm Phật tượng giữa non ngàn,
Rạng nét Từ Bi độ thế gian.
Cát Tiến lương dân quy chánh đạo,
 Linh Phong cổ tự tựa thiêng sơn.
 Mây giăng, gió mát, hoàng hôn xuống,
 Biển lặng, trăng thanh, nhịp sóng vờn.
 Cảnh vắng thiền môn chuông sớm vẳng,
Mõ rền diệu đạo toả mênh mang...!

 California, Xuân Mậu Tuất-2018
 Thích Chúc Hiền



Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Tượng Thích ca Mâu ni Phật có chiều cao 69 m, đường kính 52 m nằm ở huyện Phù Cát.

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại Quy Nhơn – Bình Định với chiều cao là 69 m, đường kính chân tượng là 52 m Tượng Phật Thích Ca ở Bình Định là Tượng Phật cao nhất Đông Nam Á hiện nay.

Sau gần 2 năm thi công phần vỏ khuôn tượng, tháng 11 tới đây, Tượng Phật Thích Ca (ngồi) ở Núi Bà (Chùa Ông Núi), xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định dự kiến sẽ hoàn thành.

Tượng Phật Thích Ca ngồi cao nhất Đông Nam Á với chiều cao là 69 m và cao 108m (tính từ tòa sen), đường kính chân tượng là 52 m và Chùa được thiết kế, xây dựng bên trong Tượng Phật.

Theo báo Bình Định: Công trình này được khởi công vào năm 2009, chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu của dự án gồm 4 công trình lớn được tập trung thi công, đã hoàn thành năm 2016. Gồm có công trình trọng điểm tượng Thích ca Mâu ni Phật. Theo Ban quản lý Dự án Tâm linh Phật pháp Linh Phong, tượng Thích ca Mâu ni Phật có chiều cao 69 m, bao gồm cả phần chân đế tượng cao 15 m; toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép tại chỗ. Tượng Đức Phật ngự trên tòa sen, ở lưng chừng núi, trên độ cao 129 m so với mặt nước biển, nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái.

Phần vỏ tượng do công ty Vĩnh Cửu nhận thi công chế tác. Với công nghệ tiên tiến gồm 05 máy CNC và 03 máy phun G.R.C, gần 7600 mảnh ghép (module) khác nhau với tiết diện mỗi module từ 1m2 đến 2m2 được hoàn thành qua nhiều công đoạn sau đó được ghép lại thành vỏ tượng, trong thời gian sản xuất và thi công gần 02 năm.

Công trình Phật giáo này tọa lạc trên một vùng đất kỳ vỹ, non xanh nước biếc, lưng tựa vào dãy núi Bà vững chãi, trước mặt là biển Đông bốn mùa sóng vỗ; ngay trên tuyến đường ĐT 639 đi qua phía đông bắc tỉnh; và quốc lộ 19B nối sân bay Phù Cát với TP Quy Nhơn, quần thể tâm linh Phật pháp Linh Phong (có diện tích gần 64 ha, tại Núi Bà, thuộc địa bàn xã Cát Tiến – huyện Phù Cát, bao gồm cả khu vực chùa Linh Phong) sẽ tạo ấn tượng mạnh với du khách khi đến Bình Định.

Và đây cũng là công trình mang tính nghệ thuật tâm linh đặc sắc nhất của tỉnh Bình Định, tương lai hứa hẹn sẽ là một địa điểm mới thu hút khách thập phương về chiêm bái, tham quan du lịch.

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Tháng 11/2017, Tượng Phật Thích Ca (ngồi) ở Núi Bà (Chùa Ông Núi), thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được khánh thành sau gần 2 năm thi công phần vỏ khuôn tượng. Công trình khởi công từ năm 2009 theo nhiều giai đoạn. Ảnh: Lê Hồ Bắc.

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Tượng được thiết kế trên một tòa sen nằm ở lưng chừng núi, trên độ cao 129 m so với mặt nước biển. Đức Phật có hướng nhìn ra biển Đông, sau lưng ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Ảnh: Hồ Hữu Tấn.

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Với chiều cao là 69 m (nếu tình từ toà sen là 108 m), đây là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Ảnh: Lê Hồ Bắc.

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Phía dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo, hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi du khách có thể tham quan, chiêm bái và hành lễ. Ảnh: Lê Hồ Bắc.

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Nhiều bức tượng La hán được đúc cảm giác như thật. Trong 2 ngày 24 và 25 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, nơi đây thường thu hút đông du khách đến lễ bái. Ảnh: Lê Hồ Bắc.

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Nằm trong khu vực quần thể chùa Linh Phong gần 64 ha, đây là điểm tham quan lý tưởng cho khách thích khám phá văn hoá tâm linh.

Để đến đây, từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn có thể hỏi đường chạy hướng khu kinh tế Nhơn Hội. Chùa toạ lạc ngay trên tuyến đường ĐT 639 và quốc lộ 19B nối sân bay Phù Cát và Quy Nhơn. Ảnh: Hồ Hữu Tấn

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, tượng Phật nằm sừng sững giữa núi non tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Ảnh: Hồ Hữu Tấn.

Di Vỹ
https://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/tuong-phat-ngoi-lon-nhat-dong-nam-a-o-binh-dinh-3720234.html
https://dulichquynhon.com/tuong-phat-ngoi-lon-nhat-dong-nam-a-tai-quy-nhon-binh-dinh/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2015(Xem: 7480)
Chùa Long An là một ngôi chùa cổ tại làng Xuân An (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đây là ngôi chùa quê hương của cố Đại lão HT.Thích Đôn Hậu, trong hàng trăm năm tồn tại chùa đã nhiều lần trải qua sự tàn phá của thiên tai cũng như chiến tranh, nhất là trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, chùa đã bị san bằng bởi bom đạn. Sau ngày thống nhất đất nước, chùa đã được dựng lại tạm bợ bằng tre nứa và tôn.
19/04/2015(Xem: 12623)
Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc.
15/04/2015(Xem: 9670)
Một sớm mai nọ, tôi không nhớ ngày ta, ngày tây, chỉ nhớ đầu năm 1984. Buổi sáng hôm ấy đầy dáng Xuân cả đất trời Nam Hà, khi tôi và hằng trăm tù nhân chính trị trên đường đến hiện trường lao động ở dải đất dài, mà hai bên toàn là núi đá vôi cao, thấp trùng trùng, điệp điệp. Người địa phương Ba Sao gọi là THUNG.
26/02/2015(Xem: 9700)
Tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q. 9, TP.HCM, chùa Bửu Long, có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai.
10/02/2015(Xem: 7776)
Chùa ở ngay trung tâm Thị Trấn Thành -Diên Khánh. Quốc Lộ 1A- Án ngữ mặt tiền mang số 226 đường Lạc Long Quân. Xưa kia, khoảng năm 1938-1940, thời kỳ chấn hưng Phật Giáo, nơi đây chỉ là một trụ sở "Chi Hội Phật Học Quận Diên Khánh", trực thuộc "An Nam Phật Học Hội", vắng vẻ đìu hiu.
21/01/2015(Xem: 5454)
Từ thành phố Nha Trang, theo con đường Quốc lộ 1 hướng Nam Bắc, đi khoảng hơn 10 km, qua khỏi đèo Rù Rì- con đèo ngoằn nghèo hình chữ chi, xuống khỏi dốc đèo, đi chừng 1 km, rẻ xuống bên tay phải là đến chùa Nghĩa Lương, ở vùng quê Lương Sơn yên bình. Chùa Nghĩa Lương xây dựng trên đồi núi Lương Sơn rộng mênh mông ngút ngàn bạch đàn, cây cối. Nghĩa Lương tự tọa lạc tại Tổ 2, thôn Võ Tánh, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, do Hòa thượng Thích Bích Lâm- húy thượng Chơn hạ Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm- nối pháp đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chánh Tông- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng Đạo Giáo Hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam- Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương khai sơn năm 1954. Đây là một trong những ngôi chùa được Tổ Khai sơn đầu tiên, lúc này Ngải mới 31 tuổi, ở tuổi “tam thập như lập”. Sở dĩ chùa được Tổ an danh Nghĩa Lương tự là ghép tên ngôi chùa Tổ Nghĩa Phương với Lương Sơn, Vĩnh Lương mà thành. Ngày xưa, chùa cũ đứng bên cạnh cây khế cổ thụ lâu năm nê
21/12/2014(Xem: 8261)
Phong trào rót đồng đổ chuông gần đây diễn ra khá rầm rộ trong cả nước. Ngày 21/12/2014, tại Hốc Môn, chùa Quang Thọ xã Bà Điểm cũng tiến hành lễ đúc Đại hồng chung mà ba năm trước, chùa đã có thư ngỏ kêu gọi.
21/10/2014(Xem: 5618)
Chùa Sắc Tứ Thiên Ân toạ lạc tại thôn Phước Thuận, xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, là một trong những ngôi chùa Bồ tát Quảng Đức ẩn tu từ năm 1930 đến 1945. Thiên tường hưng thịnh, đạo tại thế năng hằng tịnh niệm, thiên thu tăng củng cố, Ân triêm Phước Thuận, quả do nhân nhi khởi thiền môn, vạn cổ vĩnh trang nghiêm. Vượt hơn 40 km đường bộ, chiếc xe ô tô 7 chỗ từ thành phố Nha Trang theo đường Quốc lộ 1 hướng Nam Bắc Nha Trang - Ninh Hòa, xe qua đèo Bánh Ít (Ninh Hòa) rẻ phía tay trái đi về hướng Tây Bắc, theo hương lộ xã Ninh Đông, qua cổng thôn Văn hóa Phước Thuận là đến chùa Sắc tứ Thiên Ân. Chùa Sắc tứ Thiên Ân, nằm ẩn minh dưới những tàng cây um tùm bao phủ chung quanh. Chùa do Tổ Thiên Phước, húy thượng Chương hạ Chí, tự Thiên Phước hiệu Bửu Tịnh, thuộc dòng Lâm tế Chúc Thánh, đời thứ 38, hệ thứ 5 của Tổ Minh Hải- Pháp Bảo. Ngài thế danh Huỳnh Văn Dự, sinh năm Ất Hợi (1755) quê quán làng Phú Vinh, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài xuất gia hành đạo tại q
24/09/2014(Xem: 12414)
Ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là Núi Ông Sư, thuộc địa phận làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 50 cây số về hướng Bắc, có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh bàng bạc thơ mộng và thiêng liêng ấm cúng.
12/09/2014(Xem: 7384)
Sự khiêm cung thầm lặng ít khi nào đem lại thành tựu rõ rệt cho cá nhân hay tập thể giữa cuộc đời đầy những tranh chấp, đua chen; nhất là trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, rất cần tiếng nói, rất cần sự vận động, kêu gọi. Nhưng những nhà sư áo nâu đêm ngày tụng niệm, làm nông, đã không nói. Tôi muốn nói thay họ; và với tất cả niềm cảm kích hướng về Chùa Phúc Lâm, tôi ghi những giòng này, cúi mong sự hỗ trợ của chư tôn đức tăng ni và phật-tử khắp nơi. Sư thầy Thích Đàm Gấm, trụ trì Chùa Phúc Lâm, cho biết đã xin giấy phép xây dựng, và kinh phí dự trù xây dựng ngôi chánh điện (với diện tích khoảng 400 mét vuông, kể cả hành lang) được nhà thầu ghi lại là khoảng 2 tỉ đồng Việt Nam (tương đương $100,000 mỹ kim). Chánh điện Chùa Phúc Lâm sẽ được cất theo mẫu của Chùa Việt Yên, cùng huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567