Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bán đảo Phương Mai và những ngôi chùa huyền bí

04/06/201406:27(Xem: 7212)
Bán đảo Phương Mai và những ngôi chùa huyền bí
 

Dao Phuong Mai

Bán đảo Phương Mai thuộc thành phố Quy Nhơn vốn là một vùng cát trắng xen kẽ những ngọn núi đá của đoạn cuối dải núi Triều Châu thuộc sơn hệ Trường Sơn, ở khoảng giữa địa giới tỉnh Bình Định; đoạn núi đá này, có những đỉnh cao hơn 100m trên mực nước biển, chạy lan ra biển Đông chừng hai cây số rồi từ đó bẻ hướng về phía Nam, rặng núi tiếp tục chạy lô xô trũng dần ở giữa rồi lại nhô cao ở phần cực Nam, trải dài chừng 15km song song với bờ biển, tạo thành một bức bình phong chắn gió cho đầm Thị Nại ở ven biển. 

Tuy được nối với đất liền nhờ đoạn cuối của dải núi Triều Châu, nhưng vì không có đường bộ để ra đến nơi, trong một thời gian dài, bán đảo Phương Mai vẫn được cư dân Bình Định coi là một hòn đảo, gọi là đảo yến. Quả vậy, hình thể núi non trùng điệp giữa biển của nơi này đã tạo thành những hang động thích hợp cho sự cư trú của loài chim yến. Các bô lão kể lại, khi thủy quân của Nguyễn vương Ánh bị quân Tây Sơn đánh tan tác trên đầm Thị Nại, tàn quân của chúa Nguyễn đã phải trốn tránh trong các hang núi và ghềnh đá ở Hòn Đen, một dải núi giữa bán đảo, rồi tình cờ phát hiện tổ yến. Tuy là một vùng núi non trùng điệp, nhưng ở sát chân núi và ở rìa các vách đá, nơi đây vẫn hình thành một vài thung lũng nhỏ hẹp đủ để quy tụ dân cư. 

Tài liệu cho hay sau khi người Pháp mở được cửa Quy Nhơn, cư dân người Việt đã tìm đến đây lập nghiệp; những người đầu tiên đến làm ăn sinh sống ở bán đảo Phương Mai vốn là dân gốc ở các tỉnh Nghệ An và Quảng Nam; họ đến để khai thác hải sản, làm nghề biển; và sau đó thấy đất đai có thể trồng trọt được nên cũng có người làm nghề nông. Ngày nay, bán đảo Phương Mai hoàn toàn thuộc địa giới hành chánh của thành phố Quy Nhơn với một đơn vị cấp phường là phường Hải Cảng và ba đơn vị cấp xã là các xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, và Nhơn Hải.

Chua Phương Mai


Cách đây không lâu, việc thông thương giữa thành phố Quy Nhơn với các địa phương ngoài bán đảo vẫn còn khó khăn, chỉ có thể đi lại bằng đường thủy. Cuối năm 2006, cầu Nhơn Hội vượt đầm Thị Nại dài hơn 3km đã kéo bán đảo Phương Mai đến gần hơn với người dân ở đất liền. Xã Nhơn Hải, ngày xưa có tên là xã Hương Mai, có mỏm Đông nam của bán đảo Phương Mai, gồm bốn thôn là Hải Giang, Hải Nam, Hải Đông và Hải Bắc, trước đây đã nổi tiếng nhờ sản phẩm ốc hương độc đáo và các hang động có tổ yến; từ khi có cầu Nhơn Hội, vùng đất này lại càng được biết đến qua các câu chuyện về những ngôi chùa huyền bí.

Nhiều người đã nói tới pho tượng Bồ – tát ở chùa “Phật Lồi” thuộc thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải. Theo truyền thuyết, vào khoảng đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 20, trong lúc đi làm ruộng, dân cư thôn Hải Giang phát hiện một pho tượng bằng đá từ dưới đất lồi lên trên mặt ruộng ở dưới chân đồi gần bàu nước sát dãy núi Mai. Họ thỉnh pho tượng về và chung nhau dựng một ngôi chùa để tôn trí pho tượng. Căn cứ vào danh sách tự viện tỉnh Bình Định được tải trên trang mạng của tổ đình Long Khánh thành phố Quy Nhơn thì ngôi chùa có thờ tượng “Phật Lồi” này chính là chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1913; vào năm 1940, chùa Linh Sơn đã được trùng tu lần đầu. 

Theo các bài ký được một số tác giả gần đây ghi lại thì pho tượng ở chùa Linh Sơn thôn Hải Giang là một tác phẩm điêu khắc Chăm – pa tạc bằng sa thạch thể hiện một vị Bồ – tát ngồi trong tư thế thiền định, chân xếp bằng theo thế kiết – già, tay phải lần tràng hạt, bàn tay trái đặt ngửa trên hai chân. Tượng có gương mặt trầm tư nhìn thẳng, cằm nhọn, trán cao, mắt nhỏ, miệng rộng; gương mặt có hàng ria mép dầy, râu dài được vuốt nhọn, đầu đội mũ trụ cao có hoa văn, trán có ba vạch song song; điểm đặc biệt là lưng tượng liên kết với một tấm bia hình ngũ giác có khắc 12 dòng chữ Phạn. Các tác giả này cho biết hiện nay chùa Linh Sơn chưa có người trụ trì; việc trông nom ngôi chùa và giữ gìn pho tượng vẫn do dân chúng thôn Hải Giang đảm trách.


Chua Phuong mai

Một pho tượng khác cũng được người dân ở xã Nhơn Hải phát hiện, thỉnh về, rồi xây chùa để thờ, nhưng pho tượng này lại được ngư dân thôn Hải Nam tìm thấy khi đi biển. Truyền thuyết cho biết vào khoảng cuối thập niên thứ hai của thế kỷ 20, một ngư dân thôn Hải Nam trong lúc kéo lưới thì thấy lưới bị vướng không thể kéo lên được. Sau khi khấn vái thì lưới không bị vướng nữa, nhưng ông này lại kéo lên được một tảng đá màu có hình dạng như một pho tượng Phật ngồi với hai chân xếp bằng mà đường nét không thể hiện rõ là tượng của vị Phật hay Bồ – tát nào. 
 
Được tin, dân làng đã cùng với người ngư dân nọ đưa pho tượng về thôn; sau đó dân làng bàn nhau xây một ngôi chùa để tôn trí pho tượng và thuê thợ khéo đắp thêm xi –măng với mục đích thể hiện một pho tượng hoàn chỉnh để thờ. Ban đầu tập thể dân làng quyết định đắp tượng theo hình ảnh của Phật A – di – đà, nhưng xi – măng đắp lên tảng đá ấy cứ trôi tuột đi. Tiếp theo, dân làng bàn với nhau đắp tượng theo hình thức tượng Đức Phật Thích Ca nhưng cũng không có kết quả. Cuối cùng, khi họ quyết định đắp thành tượng ngài Bồ – tát Quán Thế Âm thì công việc tiến triển bình thường và sau một thời gian thi công, pho tượng đã hoàn thành, thể hiện hình ảnh ngài Bồ – tát Quán Thế Âm ngồi ở tư thế thiền định với gương mặt tỏa sáng nét từ bi. Pho tượng liền được tôn trí trong chánh điện của ngôi chùa. 
 
Về sau, khi được các bậc tôn túc hướng dẫn về cách bài trí điện Phật; các vị trong ban hộ tự đã vận động dân làng tiến hành tạc thêm một pho tượng Đức Phật Thích Ca rồi tôn trí ở tầng cao nhất trong ngôi chánh điện; chuyển pho tượng Bồ – tát Quán Thế Âm xuống một vị trí thấp hơn ở phía trước. Cũng theo danh sách tự viện Phật giáo tỉnh Bình Định được tải trên trang mạng của tổ đình Long Khánh, thì chùa Hương Mai được xây dựng vào năm 1920 với mục đích thờ tượng Phật được từ biển. 
 
Tài liệu này cũng cho biết ngôi chùa đã được trùng tu hai lần, lần đầu vào năm 1960, lần sau vào năm 2006 và tổ khai sơn chùa Hương Mai là Hòa thượng Thích Tâm Hoàn (1924 – 1981), trụ trì tổ đình Long Khánh. Theo hành trạng của ngài Tâm Hoàn thì trong thời gian đảm nhiệm công tác đào tạo tại Phật học viện Nguyên Thiều, ngài có ra tới chùa Hương Mai; sau đó, khoảng thập niên 1970, ngài thường xuyên đến giảng pháp và truyền giới tại gia cho hàng cư sĩ ở bán đảo Phương Mai. 
 
Có lẽ vì vậy mà ngài được tôi là vị tổ khai sơn của chùa. Việc trông nom chùa trong một thời gian dài là do các ban hộ tự của chùa chia nhau đảm trách. Từ khi khu kinh tế Nhơn Hội được khởi công xây dựng cùng với việc thi công cầu vượt đầm Thị Nại, lãnh đạo Tỉnh giáo hội Phật giáo Bình Định đã quan tâm đến chùa Hương Mai và, đến năm 2005, đã cử một vị Đại đức về làm trụ trì; đó là Đại đức Thích Quảng Thức.

Hướng dẫn chúng tôi tham quan chùa, vị Đại đức trẻ xác nhận chính mình cũng chỉ được biết về những truyền thuyết liên quan đến pho tượng Bồ – tát Quán Thế Âm của chùa qua lời kể của các vị bô lão và qua việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo tỉnh nhà. Thầy cũng công nhận rằng truyền thuyết đem lại vẻ lung linh cho ngôi chùa và góp phần hấp dẫn khách hành hương, nhưng đồng thời cũng có những yếu tố không thể lý giải hết được. Dù sao thì những truyền thuyết này cũng đã tồn tại gần trăm năm. Thầy cũng cho biết, trong đợt trùng tu vào năm 2006, chùa đã mở rộng quy mô xây dựng lên rất nhiều so với trước. 
 
Về cảnh quan, chùa vẫn giữ lại được không gian vườn chùa với những cây cổ thụ; tuy nhiên, về phương diện trang trí và kiến trúc, công cuộc trùng tu cũng có những chi tiết chưa được ưng ý về mỹ thuật tôn giáo. Sắp tới, khi có điều kiện, việc xây dựng sẽ phải chú trọng nhiều hơn đến yếu tố hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, phải tận dụng được vị trí lưng tựa núi mặt nhìn ra biển của ngôi chùa, và phải bảo đảm những tiêu chí về mỹ thuật tôn giáo với màu sắc u nhã để khách hành hương dễ lắng tâm.

Với lợi thế về địa điểm, trong điều kiện xã Nhơn Hải đang được đầu tư để phát triển du lịch, ở một tương lai không xa, chùa Hương Mai có thể trở thành một nơi du lịch tâm linh lý tưởng cho khách thập phương. Đến chùa Hương Mai, những truyền thuyết về một vùng đất lâu nay chứa đựng nhiều kỳ bí sẽ được giải mã khiến khách hành hương càng kính ngưỡng lẽ huyền vi của đất trời. Vào lúc trời chiều, tiếng chuông chùa ngân vang trong cảnh sắc hùng vĩ của núi của biển càng làm cho người con Phật hiểu được thân phận nhỏ nhoi của kiếp người, chỉ nhờ uy đức của hải triều âm mà nâng tâm thức lên đến chỗ tự tại vô cùng trước sự tịch diệt.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 136
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2023(Xem: 2561)
Trên bước đường tu học và hoằng pháp, nhân duyên đã đưa đẩy Sư Cô Thích Nữ Huệ Lợi đến với mảnh đất miền Trung xưa nay vốn nhiều khó khăn khổ nhọc. Nhưng khi đến đây rồi, nhìn tận mắt con người miền Trung lam lũ vất vả, mùa nắng thì như lửa nung cháy da cháy thịt, mùa mưa thì tầm tã dầm dề ngập lụt, quanh năm với ruộng lúa, cuộc sống khó khăn, nên Sư Cô rất thương cảm và muốn cố gắng nhiều hơn nữa dành tình yêu thương chia sẻ trên mảnh đất này. Bà con phật-tử tuy còn nghèo còn khổ lắm, nhưng lòng quý kính Tam Bảo và sự hộ trì chánh pháp thì luôn luôn tín thành, mạnh mẽ.
12/03/2023(Xem: 3927)
Sáng ngày 9-3-2023 (nhằm ngày 18-2-Quý Mão), tại chùa Phổ Hoá (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức trai đàn Dược Sư thất châu kỳ an diên thọ, nhân dịp hướng đến lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm 19/2 và kính mừng khánh tuế bát tuần Hoà thượng Thích Thiện Hạnh, viện chủ chùa Phổ Hóa.
27/02/2023(Xem: 3204)
7 giờ sáng hôm nay, 26-2 (7-2-Quý Mão), tại chùa Kim Ấn (thôn Phú Gia, xã Ninh An, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà), BTC tang lễ đã trang nghiêm cử hành lễ cung thỉnh nhục thân Hoà thượng Thích Tịnh Hậu, trụ trì chùa Kim Ấn tân viên tịch nhập kim quan. Do niên cao, lạp trưởng, Hoà thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 19 giờ 45 phút ngày 24-2 (5-2-Quý Mão) tại chùa Kim Ấn, xã Ninh An, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà; trụ thế 81 năm, hạ lạp 47 năm. Tham dự hộ niệm có sự hiện diện của HT.Thích Trừng Giác, Chúng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hoà; chư tôn đức BTS GHPGVN thị xã Ninh Hoà, Tăng Ni các tự viện và Phật tử các giới.
24/02/2023(Xem: 2635)
Theo đó, Ni sư thế danh là Lê Thị Nhạn, sinh năm Nhâm Ngọ 1942 trong gia đình kính tín Tam bảo tại Phú Yên, năm 18 tuổi xuất gia tại Tổ đình Vạn Thạnh (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) với cố Ni trưởng Thích nữ Như Hoa. Trên bước đường hành đạo, trong thời điểm đất nước còn khó khăn, cố Ni sư cùng với một số Tăng, Ni làm nước tương hiệu Lá Bồ Đề để có thêm tịnh tài nuôi học tăng đang tu học ở Viện Hải Đức Nha Trang, cố Ni sư đã hướng dẫn các cháu trong gia tộc bước vào lộ trình giải thoát, trong số này, hiện nay có Thượng toạ Thích Tâm Hòa trú xứ chùa Pháp Vân (Canada). Do bệnh duyên, cố Ni sư xả bỏ báo thân ngày 3-2-Kỷ Mùi (1999). Với 59 năm trụ thế, 28 năm hành đạo, cố Ni sư là bậc mô phạm của Ni chúng tỉnh Khánh Hoà.
06/01/2023(Xem: 2707)
Chùa Vạn Phước Di Đà tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa quay mặt hướng Tây Nam. Chùa nguyên là am Phổ Phúc do Thiền sư Hải Nhận hiệu Lương Tri dựng để tĩnh tu vào năm 1845. Được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, vào năm 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc do Thiền sư Hải Mẫn hiệu Quang Đức trú trì; cụ Nguyễn Đình Hòe, pháp danh Trừng Phước làm Hội chủ. Trong thời gian này, chùa đã cung chú tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, thủ ấn Cam lồ. Tượng cao 1,10m, tòa sen cao 0,75m. Tượng được tạo tác bằng nan tre, sơn son thếp vàng, là pho tượng Phật cổ và quý của Phật giáo cố đô Huế.
20/12/2022(Xem: 2791)
Trong các đề tài về Di sản Hán Nôm văn bia chùa Huế hiện đã có công trình “Tuyển dịch văn bia chùa Huế” của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu được Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển Thừa Thiên Huế ấn hành (NC&PT, số 49,50, 2005), gồm 45 bài văn bia thuộc 22 ngôi cổ tự xứ Thuận Hóa. Một công trình khác là “Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh giới thiệu thêm 8 bài văn bia chùa làng. Phải nói rằng, đây là những công trình mang tính chất giới thiệu, dịch thuật văn bản học, giúp cho độc giả hiểu thêm về các giá trị di sản văn hóa và lịch sử hình thành các ngôi chùa cổ tại Huế thể hiện trên hệ thống văn bia chữ Hán-Nôm, như: chùa Từ Hiếu, Thiên Mụ, Ba La Mật, Linh Quang, Diệu Đế, Tường Vân, Thuyền Tôn, Trúc Lâm, Thánh Duyên…
11/12/2022(Xem: 2180)
Nhân Lễ vía Đức Phật A Di Đà năm Nhâm Dần (2022), chùa Đông Yên tọa lạc tại xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã trang nghiêm tổ chức Khóa tu niệm Phật “Một Ngày An Lạc”: ngày 04 tháng 12 năm 2022. Khóa tu được Thầy trú trì Thích Nguyên Quang hướng dẫn. Đông đảo Phật tử ở các xã trong huyện Quỳnh Lưu đã về chùa dự lễ: tụng kinh, niệm Phật, đi kinh hành … Đặc biệt, chùa đã phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ, Đoàn Thanh niên huyện Quỳnh Lưu tổ chức Chương trình “Bát Cháo Tình Thương” chung tay vì sức khỏe người bệnh, đến Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu phát 300 suất cháo cho bệnh nhân (thực hiện mỗi tháng); và tặng “Nhà Tình Thương” trị giá 50 triệu đồng cho hộ nghèo tại địa phương. Sau phần nghi lễ tụng niệm, phóng sanh và chụp ảnh tập thể lưu niệm, chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử thọ trai. Buổi chiều, Thầy trú trì giảng pháp. Một Ngày An Lạc! Một ngày tu học và làm việc thiện cúng dường Tam Bảo, phụng sự chúng sanh. Đại chúng thật hỷ lạc!
11/12/2022(Xem: 2528)
Sáng ngày 9-12 (16-11-Nhâm Dần), chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã trang nghiêm tổ chức lễ đặt đá trùng tu chùa Bảo Long (thôn Thuận Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Chứng minh và tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trừng Giác, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Thượng tọa Thích Nhuận Đức, Trưởng BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa, chư tôn đức thường trực BTS GHPG thị xã, Tăng Ni các tự viện và đông đảo Phật tử. Theo tư liệu còn lưu lại ở chùa thì Bảo Long dược xây dựng khoảng năm 1696, tổ khai sơn là là ngài Thiệt Quang, đời 35 Lâm Tế Chánh Tông thuộc dòng kệ Vạn Phong: “…Hành Siêu Minh Thiệt Tế Liễu Đạt Ngộ Chơn Không…” thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).
10/12/2022(Xem: 16696)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
03/12/2022(Xem: 2232)
Thông Báo thay Thư Mời tham dự Khóa Tu Tìm Về Chính Mình tại Chùa Phước Khánh, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam (6/12/2022)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]