Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thanh Hải ở vùng quê Cam Thịnh yên bình

26/05/201413:18(Xem: 5036)
Chùa Thanh Hải ở vùng quê Cam Thịnh yên bình



Chua_Thanh_Hai (15)
Khánh Hòa: Chùa Thanh Hải ở vùng quê Cam Thịnh yên bình

" Thanh phong đãng đãng, tán mê vân, tư đạo mạch, phổ hiện thiên tường

Hải thủy uyên uyên, tàng bảo ngọc, sái não phiền, hàm dung nhứt vị "

Tạm dịch

Gió lành man mát, tan mây mê, rõ nguồn đạo, hiện rõ trời lành,

Nước biển mênh mông, chứa ngọc quý, dứt buồn phiền, đệ nhất hàm dung”

Theo Quốc lộ I hướng Bắc Nam, từ Nha Trang đi Cam Ranh khoảng hơn 50 km, đến Cam Thịnh nhìn về phía Đông sẽ thấy cổng chùa với con đường vô chùa Thanh Hải.

Chùa Thanh Hải, tọa lạc tại thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Thanh Hải tự do Hòa thượng Thích Nhơn Hưng, húy thượng Tâm hạ Đạo, tự Từ Lễ, dòng Thiền Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 43. Khai sơn năm Bính Ngọ (1966).

Giới thiệu về các đệ tử trưởng thành của Tổ Phước Tường (Tổ đình Thiên Bửu-Ninh Hòa), Phật giáo Khánh Hòa có bài ca dao “Me - Thiên Bảo,. Gạo - Khánh Long,. Thông - Nhơn Thứ, Sứ -Nhơn Hưng,. Vừng - Nhơn Nguyện,. Kiến - Nhơn Hoằng…” Sứ Nhơn Hưng chính là giới thiệu về quang cảnh thiên nhiên, những cây sứ cổ thụ nhiều năm mà Tổ Nhơn Hưng đã trồng gắn liền với ngôi chùa và cuộc đời hành đạo của Ngài.

Sau khi khai sơn kiến lập chùa Thanh Hải, Ngài trụ trì và hành đạo tại Cam Ranh hơn 60 năm. Hòa thượng đã chứng minh khai sơn, trụ trì và trùng tu nhiều ngôi chùa. Ngài đích thân khai sáng 5 ngôi chùa: Chùa Thanh Sơn tại thôn Mỹ Thanh, cách khoảng 5 cây số và xa hơn là Chùa Long Cát, (Du Long) khoảng 10 cây số; chùa Hòa Vân, Trại Cá, thôn Hòa Diêm, khoảng 4 cây số, Chùa Khánh Phước, cây số 9 Hòa Do, Chùa Hòa Thành, cây số 19 .... và tiện nhất cho Tăng Ni Phật tử tín đồ tại Ba Ngòi, nơi mà thầy trò hành đạo lâu nhất là Chùa Khánh Long. Ngôi chùa cuối cùng ngài khai sơn, sáng lập và an trú nơi ấy là chùa Thanh Hải tại xóm Mới, Cam Thịnh Đông.

Đến chùa Thanh Hải vào cổng Tam quan hiện ra trước mắt chúng ta câu đối:

Quảng khai phương tiện môn, cận giả duyệt, viễn giả lai, hành hành tự tha, giai thắng lợi

Tâm hiện chân thật tướng, thượng nhi hoằn,g hạ nhi hóa, tâm tâm bỉ thử, tắc viên dung.

Tạm dịch:

Mở rộng cửa phương tiện, gần là duyệt xa là đến, hành hành tự tha đều thắng lợi.

Tâm rõ chân thật tướng, trên là hoằng dưới là hóa, lòng chẳng kia đây ắc tròn đầy.

Nhìn từ tam quan hướng về chánh điện tôn tượng đức Phật Di Lặc ngồi trên tòa sen với dáng hoan hỷ, gợi nhớ trong lòng đức tính từ bi bao dung lời tán thán " Từ nhan vi tiếu, tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhơn. Đại đỗ năng dung, dung thế gian nan dung chi sự " Đúng là: Bụng to hơn các bụng to chứa cho hết chuyện nhỏ to cuộc đời, ... Dung nhan hay cười, cười những việc thiên hạ thật đáng cười ... "

Ngôi chánh điện hiện nay do Thượng tọa Thích Quảng Tâm, trụ trì đời thứ ba, trùng hưng tái tạo theo hướng đông nam, ở gần là Núi Quy nhỏ, xa xa hơn là rặng Trường Sơn chạy xuống biển với cảnh suối Tiên, Hòn Bà ... làm tiền án, sơn thủy hữu tình, thiền môn thanh tịnh…

Khi đại trùng tu ngôi chánh điện đã dựa theo tên làng Hiệp Thanh và chùa Thanh Hải nên làm đôi câu đối:

Hiệp Thanh:

" Hiệp trần bội giác, chơn như hiện khởi, tức Phật tức tâm,

Thanh trược đoạn mê, thể tánh tịch nhiên, phi sắc phi không "

Tạm dịch:

Hiệp trần tỉnh giác, chơn như mà khởi, rõ Phật rõ Tâm

Thanh trược dứt mê, bổn tánh vốn không, chẳng không, chẳng sắc.

Thanh Hải:

" Thanh phong đãng đãng, tán mê vân, tư đạo mạch, phổ hiện thiên tường

Hải thủy uyên uyên, tàng bảo ngọc, sái não phiền, hàm dung nhứt vị "

Tạm dịch:

Gió lành man mác, tan mây mê, rõ nguồn đạo, bày tỏ trời lành,

Nước biển mênh mông, chứa ngọc quý, dứt buồn phiền, đệ nhất hàm dung”

Ngày 20 tháng 8 năm Đinh Hơi 2007, Thượng tọa trụ trì xây dựng thêm Trai đường gần kề với Nhà Đông, Giảng đường, sau khi hoàn thiện đã tôn trí đức Giám Trai sứ giã và câu đối nói về công ơn đàn na tín thí:

" Thần công phả trắc, phàm trù hóa tác thiên trù

Phật lực vô biên, tố thực biến thành pháp thực "

Để giữ lòng lúc thọ trai vâng theo lời dạy của thầy Tổ:

" Tam tâm vị liễu thủy nan tiêu "

Ngũ quán nhược minh kim dị hóa "

Va thể hiện tấm lòng của người trai soạn trong các thời Quá đường của đại chúng nơi đây

" Thanh trai, thanh khiết vị

Hải chúng, hải hội hương "

Ngày mùng 2 tháng 8 năm Canh Dần - 2010 – nhân Kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành (2/8/ Canh Tuất,1970. - 2/8/ Canh Dần, 2010). Thượng tọa trụ trì khai móng xây dựng nhà Tây và Tăng phòng đễ chư tăng sinh hoạt

Trãi qua hơn 40 năm từ Thầy Tổ xây dựng và tiếp tăng độ chúng, ngôi chùa Thanh Hải đến nay môn đồ xem như là nơi Tổ đình. Vì chốn này đã có ngôi bảo tháp của Tổ Khai sơn Hòa thượng Thích Nhơn Hưng. Ngài là người con của quê hương Khánh Hòa, là người được hàng môn phái trạch cử là phó chủ tang trong lễ tang của Tổ Phước Tường, là bổn sư, quy y, thế độ, cầu pháp cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia của nhiều thế hệ, nay đã hành đạo, tu học khắp các nơi ...

Lúc đầu môn đồ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Cam Ranh xây dựng bảo tháp bảy tầng, đến lúc chiến tranh vì ảnh hưởng bom đạn nên hằng năm đệ tử phải tu bổ lại. Sau khi trùng tu ngôi chánh điện xong, được sự chứng minh của Hòa thượng Thích Tịnh Nghiêm, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Cam Ranh cùng chư Tăng và môn đồ quyết định trùng tu ngôi bảo tháp cho xứng tầm với ngôi chùa và cũng tỏ lòng cung kính bậc cao tăng, uy đức, trong suốt cuộc đời tịnh tu có nhiều công lao cống hiến cho đạo pháp và quê hương.

Đó cũng là:

“Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng

Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”

Sau gẩn nữa thế kỷ khai sơn kiên lập truyền thừa và phát triển, chùa Thành Hải đã ghi dấu chư vị Tổ sư tiền bối:

  1. Tổ Nhơn Hưng : Tổ Khai sơn
  2. Tổ Pháp Viện: Đệ nhị trụ trì
  3. Thượng tọa Thích Quảng Tâm: Đệ tam trụ trì.

Thanh Hải, ngôi chùa ở vùng quê yên bình Cam Thịnh (Cam Ranh) ngày nay không chỉ là nơi Phật tử sớm tối đi về tụng kinh, niệm Phật, tu nhân, hướng thiện, mà còn là trung tâm du lịch văn hóa tâm linh của người dân Khánh Hòa và du khách gần xa.

NNC Trí Bửu- Tháng 5/2014


Chua_Thanh_Hai (1)Chua_Thanh_Hai (2)Chua_Thanh_Hai (3)Chua_Thanh_Hai (4)Chua_Thanh_Hai (5)Chua_Thanh_Hai (6)Chua_Thanh_Hai (7)Chua_Thanh_Hai (8)Chua_Thanh_Hai (9)Chua_Thanh_Hai (10)Chua_Thanh_Hai (11)Chua_Thanh_Hai (12)Chua_Thanh_Hai (13)Chua_Thanh_Hai (14)Chua_Thanh_Hai (15)Chua_Thanh_Hai (16)Chua_Thanh_Hai (17)Chua_Thanh_Hai (18)Chua_Thanh_Hai (19)Chua_Thanh_Hai (20)Chua_Thanh_Hai (21)Chua_Thanh_Hai (23)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2020(Xem: 5193)
Chùa An Dưỡng, Xã Vĩnh Thái, Nha Trang
26/09/2020(Xem: 12435)
Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng tại Cố Đô Huế
20/09/2020(Xem: 6031)
Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn ĐồngChầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14 km về hướng Tây. Chùa thuộc Hệ phái Phât giáo Nam Tông (Kinh). Chùa do Tỳ khưu Giới Đức, bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh thành lập. Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của tỉnh, chùa đã làm đơn xin được 50,4 hecta để trồng cây gây rừng. Qua năm 1989, các sư đã vào lập trang trại, đào giếng, ươm cây giống …và xây dựng các công trình ở hai khu ngoại viện và nội viện. Chùa thiết kế thành 2 khu vực chính:
19/09/2020(Xem: 5234)
Chùa Huyền Không còn gọi là chùa Huyền Không 1, chùa Huyền Không Sơn Trung để phân biệt với chùa Huyền Không 2, chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế. Chùa tọa lạc ở thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, thành phố Huế (cách chùa Thiên Mụ 3 km về phía tây) với diện tích khoảng 6.000 m2. Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nam Tông (Kinh). Chùa Huyền Không được Sư Viên Minh, Sư Tịnh Pháp, Sư Trí Thâm và Sư Tấn Cănxây dựng vào năm 1973 tại Lăng Cô, bên chân đèo Hải Vân, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa bấy giờ nhỏ, dựng bằng tre nứa.
18/09/2020(Xem: 3925)
Chùa Thanh Xuân thuộc địa danh làng Thanh Xuân Xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nằm dọc duyên hải miền trung bờ nam biển Cửa Việt; cuối nguồn hai nhánh sông Thạch Hãn, Vĩnh Định đổ ra biển. Theo dân làng kể lại, đời tổ tiên ông bà xuất phát ra lập làng từ đời triều Nguyễn ở Huế, hai họ Phan, họ Trần theo dòng Vĩnh Định ra Quảng Trị xuôi nguồn về đây. Lập tên làng Thanh Xuân, trong đó Xuân là lấy lại từ nguồn gốc thành Phú Xuân, cũng như các làng Xuân Thành, Dương Xuân vậy.
15/09/2020(Xem: 9922)
Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa quay hướng Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu. Chùa được Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung dựng vào cuối thế kỷ 17 tại ngọn đồi thấp Hoàng Long Sơn, có tên thiền thất Ấn Tôn. Năm Nhâm Thìn (1712), ngài Thiệt Diệu Liễu Quán, quê ở Phú Yên là đệ tử đắc pháp của Sơ tổ Minh Hoằng Tử Dung, được ngài truyền tâm ấn, trở thành đệ nhị Tổ. Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán đã phát triển dòng thiền Lâm Tế cho đến ngày nay.
13/09/2020(Xem: 11209)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
11/09/2020(Xem: 4066)
Chùa Hà Trung tọa lạc ở làng Hà Trung, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km. Chùa được lập vào thời Hậu Lê, gắn với hành trạng Thiền sư Nguyên Thiều. Thiền sư từ Quảng Đông, Trung Quốc sang Quy Nhơn lập chùa Thập Tháp Di Đà, sau ra Thuận Hóa lập chùa Quốc Ân. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu cử ngài đến trụ trì chùa Hà Trung. Ngôi chùa ngày nay được trùng tu năm 1995, đại trùng tu năm 2009. Trụ trì chùa là Hòa thượng Thích Chơn Tế (trụ trì chùa Tường Vân, Huế kiêm nhiệm), Tri sự là Đại đức Thích Quảng Huệ.
11/09/2020(Xem: 4637)
Thông Điệp Của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN thân gởi Chư Tôn Đức Tăng Ni và Đồng Bào Phật tử Hải Ngoại)
09/09/2020(Xem: 4256)
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (sông Gia Hội) số 110 Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa có diện tích hơn 10.000m2. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi. Đây là nơi Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, con vua Minh Mạng ra đời vào ngày 16/6/1807. Năm 1841, Hoàng tử lên ngôi vua ở kinh thành Huế, lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567