Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngôi chùa trên sông

21/07/201108:54(Xem: 3737)
Ngôi chùa trên sông


songhang-1aNGÔI CHÙA TRÊN SÔNG
Vĩnh Hảo

Không có con sông nào chảy ngang chùa. Cũng không phải là ngôi chùa gỗ được thiết kế như một chiếc thuyền trên sông. Nhưng chính nơi tên chùa, và tên của thôn xã địa phương, đã diễn tả một cảnh sông nước thơ mộng, mênh mông trong trí người đọc: Chùa Huệ Hà, thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy (là sông lớn. Thủylà nước, trong một số trường hợp, chữ này cũng được dùng để nói về sông sâu, biển rộng). Thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy này thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Huệ Hà. Tên chùa nghe lạ và đẹp. Thực tế thì chùa tọa lạc trên một vùng đất cát, cằn khô ở gần biển. Nhờ gần biển nên có khí hậu thoáng mát quanh năm, nhưng cũng không quá gần để trở thành khu du lịch nhộn nhịp xô bồ. Gần chùa không có con sông nào cả. Thế mà vẫn mang cái tên của sông. Tôi nghĩ có lẽ nửa thế kỷ trước, vị thầy khai sơn chùa này đã dựa nơi tên của thôn (Ngân Hà) mà đặt tên chùa (Huệ Hà). Tên chùa đọc nghe có vẻ nhẹ nhàng, khiêm hạ. Theo cách đặt pháp danh thì tên này dành cho phái nữ, cho Ni giới. Nhưng không, đó là chùa Tăng, đã trải qua mấy đời trụ trì Tăng. Từ sau năm 1975, có nhiều năm chùa không có trụ trì, chỉ có một vị tăng nào đó được cung thỉnh đến để chủ lễ cho những dịp lễ lớn, mà ngay cả đạo hiệu của các vị này, phật-tử địa phương ngày nay cũng không nhớ.

Cho đến năm 2001, do sự giới thiệu của một bạn đạo tại Sài-gòn, phật-tử địa phương đã cung thỉnh được một sư cô về chùa. Sư cô lưu lại đây để hoằng pháp đến nay đã gần 10 năm. Chùa Huệ Hà, như chính tên gọi nhẹ nhàng ấy, mặc nhiên trở thành chùa Ni kể từ đó.

Sư cô trụ trì đạo hiệu là Thích nữ Minh Lạc, tốt nghiệp cử nhân Phật học và Hán học tại Học Viện Phật Giáo TP. HCM (Đại học Vạn Hạnh cũ). Sư cô hành điệu từ nhỏ ở cố đô Huế, tu học và tốt nghiệp từ phố thị (Sài-gòn), nay về hoằng pháp ở thôn xã nghèo ít học, hẳn nhiên là phải gặp nhiều khó khăn, chướng ngại. Khó khăn ở đây không phải là sự gian khổ, đạm bạc và thiếu tiện nghi (mà người xuất gia nào cũng quen nếp), mà chính là ở chỗ phải chịu khó giáo hóa cư dân của một địa phương ít người nào biết chữ, và hầu như không người nào hiểu đạo. Nơi đây, chỉ có một số ít người biết đến chùa lễ Phật, đơn giản là lễ Phật cầu phước, cầu bình an và thuận lợi cuộc sống. Nghề nghiệp chính của dân cư nơi đây là làm ruộng muối, một số ít làm nghề chài lưới. Trường học ở xa, học sơ cấp phải lên xã, trung cấp phải ra huyện, cho nên hầu hết dân cư đều kém văn hóa.

ngoichuatrensong-02Thời gian đầu Sư cô gặp nhiều trở ngại về việc thỉnh chuông và tụng niệm. Một số người ngoại đạo, hoặc không có đạo, chống báng, phản đối, có khi chửi rủa. Lại có chuyện giành đất, lấn đất chùa, đưa đến kiện tụng. Sư cô phải hết sức ẩn nhẫn để vượt qua. Cũng chính vì gặp nhiều chướng ngại ban đầu, sư cô phát tâm xây dựng điện Quán Thế Âm phía bên trái của ngôi chánh điện. Sư cô tâm niệm rằng, Phật ngự trong chánh điện, người qua kẻ lại không nhìn thấy; cho nên cần phải an vị các tượng Bồ-tát ở sân chùa, sao cho khách vãng lai trên trục lộ chính ngang chùa, đều nhìn thấy buổi sáng khi họ đi làm, buổi chiều khi họ đi làm về. Nhìn thấy Phật, tâm họ sẽ lắng bớt phiền não, hoặc ít nhất cũng gieo được vào tâm họ hạt giống Phật. Từ tâm niệm này, Sư cô an vị tượng Bố Đại hòa thượng (mà phật-tử bình dân quen gọi là Phật Di Lặc) ở sân trước chánh điện, và tiếp theo là điện Quán Thế Âm vô cùng trang nghiêm, cạnh vệ đường.

Mầu nhiệm thay, theo lời Sư cô kể lại, từ khi điện Quán Thế Âm được xây dựng, các việc chống đối phá hoại lắng xuống nhiều, phật-tử đến chùa lễ Phật tụng niệm đông và thuần thục hơn. Những thuận duyên lần lượt đến với chùa, điển hình là việc người ta lấn đất chùa, đã chịu trả lại; và giấy phép xin trùng tu chùa đã bị bác bỏ nhiều năm, cũng đã được cấp vào tháng 9 năm 2010.

Chùa như thế nào mà cần trùng tu?

Chùa Huệ Hà được xây năm 1961, 50 năm qua chưa một lần tu bổ, nay đã bị hư dột nặng nề, mái và vách mục nát, chắp vá loang lổ từ ngoài vào trong. Chánh điện bị dột ngay nơi bàn Phật và rải rác vài nơi khác, khi trời mưa thì nước ngập lai láng.

ngoichuatrensong-07ngoichuatrensong-06ngoichuatrensong-03

Bàn thờ Phật Lối vào bên hông trái chánh điện

ngoichuatrensong-05ngoichuatrensong-04

Bên phải chánh điện

Chùa có quả chuông nhỏ chừng 100 kí-lô đã bị rè, khi gióng chỉ kêu lên một tiếng "beng", không còn ngân. Sư cô Minh Lạc nói, "khi thỉnh chuông lòng không an, cứ sợ chuông bể. Mà ở thôn xóm này, rất là cần tiếng chuông. Phần là để đánh thức dân trong thôn dậy làm việc, phần khác cũng là đánh thức tánh Phật của họ." Tôi thầm nghĩ, "trong khi các chùa ở hải ngoại có chuông lớn, tiếng ngân hay, mà không dám gióng (vì sợ phiền hàng xóm) thì ở nơi thôn nghèo này, được quyền gióng chuông sớm hôm mà lại không có chuông."

ngoichuatrensong-07

Quả chuông nhỏ như báo chúng, cái dùi cũng nhỏ vừa một tay cầm gác nơi cửa sổ

ngoichuatrensong-09Cổng tam quan của chùa cũng bị rạn nứt, có thể gây nguy hiểm cho người qua lại, phải tô gạch áp sát cạnh bên để giữ cho cột khỏi sập, khiến mất thẩm mỹ.

ngoichuatrensong-08

Xin được giấy phép đại trùng tu rồi, Sư cô Minh Lạc bắt đầu vận động tài chánh để chuẩn bị công trình, và cuộc vận động này phải khởi từ những người quen biết nào đó nơi thành phố (Nha Trang, Sài-gòn), chứ chính quyền địa phương đã có lệnh bằng miệng là không được quyên góp trong thôn xóm. Giấy phép xây cất này lại giới hạn trong vòng một năm, cho nên dù thế nào cũng phải khởi công, vì nếu để hết hạn một năm (chưa khởi công xây dựng) thì phải nộp đơn xin phép lại từ đầu với nhiều thủ tục rắc rối, mà chưa chắc xin lần thứ hai lại được chấp thuận. Thế nên, Sư cô Minh Lạc phải khẩn cấp tìm người bảo trợ.

Duyên lành đến với Sư cô vào tháng 5 năm 2011 với sự phát tâm của một phật-tử tại Hoa Kỳ, tài trợ 10 nghìn Mỹ kim để khởi công xây móng. Đến tháng 6 thì ngôi chùa hư dột từ thế kỷ trước để lại, đã được san bằng. Sau đó, Sư cô Thích nữ Minh Lạc đã cung thỉnh chư Tăng đến chứng minh lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây cất, lễ khai móng, đặt móng.

ngoichuatrensong-10

ngoichuatrensong-11

Chư Tăng các vùng phụ cận đến chứng minh lễ khai móng

ngoichuatrensong-13

ngoichuatrensong-12

Móng cũng được đặt sau đó

Nhìn những tấm ảnh với ngôi chùa cũ biến mất để lại một khu đất trống lởm chởm xà-bần và cát biển, tôi có cảm giác ngậm ngùi thế nào ấy. Cảm giác tợ như khi nghe tin chùa Hải Đức Nha Trang bị san thành bình địa rồi cất lên một ngôi chánh điện hoàn toàn mới, kiến trúc mới, không lưu lại chút gì của ngôi chùa cổ trăm năm trước đó. Nhưng Sư cô Minh Lạc nói với tôi qua điện thoại: "Chùa Huệ Hà này không phải chùa cổ trăm năm như chùa Hải Đức, kiến trúc của nó cũng đơn giản là một chùa quê, không có nét đặc thù gì của một di tích lịch sử cần bảo quản. Chùa đã quá hư nát, rất nguy hiểm để sinh hoạt tụng niệm trong đó, không thể chắp vá, tu bổ hoài được; cần phải xây mới lại hoàn toàn, nhưng kiến trúc mới sẽ là kiến trúc truyền thống theo chùa Huế xưa. Hơn nữa, dù ngôi chùa cũ bị san bằng nhưng cái hồn của nó, tôi đã giữ lại."

Tôi nghe nói vậy thì giật mình hỏi:

"Cái hồn như thế nào? Sư cô đã giữ được gì?"

Sư cô bình thản trả lời:

"Dạ, thì những câu đối của chùa, tôi giữ lại để treo cho ngôi chùa mới sau này."

"À, thì ra vậy, tôi không nghĩ ra. Sư cô có thể nào chép lại cho tôi đọc thử mấy câu đối của chùa không?"

Sư cô chép đủ bốn cặp câu đối từ ngoài vào trong chánh điện, vừa chữ Hán, vừa phiên âm và dịch nghĩa, rồi gửi qua cho tôi bằng điện thư. Đúng là một cử nhân Hán học. Cô thật giỏi. Nhưng điều làm tôi an tâm và vui mừng là Sư cô một mình dấn thân nơi thôn ruộng muối này với tâm chí thật vững chãi, bền gan và kham nhẫn, để vượt qua những khó khăn, chướng ngại. Và điều đơn giản mà tôi học được từ Sư cô là những câu đối của chùa có thể được xem như là tâm chí, đường hướng, là cái hồn của ngôi chùa đó.

Đây, cái hồn của chùa Huệ Hà mà Sư cô Minh Lạc giữ lại làm vốn liếng, hành trang cho ngày mai:

Huệnhật triệu Kỳ-viên thuyết pháp lợi sanh khai giác lộ

dục thí bảo phiệt hưng từ tế chúng độ quần mê.

Sư cô dịch thoát như vầy:

Mặt trời trí tuệ tại Kỳ-viên, thuyết pháp lợi sanh khai mở đạo giác ngộ

Tắm gội trong dòng sông chánh pháp, khởi lòng từ bi cứu khổ độ quần mê.

Mặt trời ở câu trên là chỉ Đức Phật. Con sông ở vế dưới là sông Pháp.

Chùa Huệ Hà, không có sông nào chung quanh, nhưng có con sông Pháp đêm ngày được khơi nguồn và lưu dẫn từ một ni cô nhỏ nhắn, tay yếu chân mềm mà chí nguyện bền vững, vượt lên những chân trời cao viễn.

Nhưng chí nguyện cao vời thế nào thì thực tế vẫn cần sự trợ giúp của chư tôn đức Tăng Ni và thập phương bá tánh. Công trình xây dựng chùa Huệ Hà chỉ mới khởi sự với việc đúc móng đổ nền. Sư cô nói số kinh phí còn lại sẽ tiếp tục vận động từng ngày, từng tháng; có tiền thì tiếp tục, không tiền thì tạm ngưng, cho đến khi nào hoàn tất. Hiện tại, chùa Huệ Hà đã dùng phòng khách làm chánh điện tạm để tụng niệm hàng ngày.

ngoichuatrensong-14

Sư cô Minh Lạc và phật-tử địa phương tụng niệm nơi chánh điện tạm

Tôi chắp tay cầu nguyện cho việc xây cất ngôi chánh điện chùa Huệ Hà gặp được thuận duyên để Sư cô và phật-tử sớm được tụng niệm lễ bái nơi một Phật điện trang nghiêm, và dân thôn xóm mỗi ngày có thể nghe được tiếng chuông ngân khi bình minh lên và hoàng hôn xuống.

Kính cẩn viết đôi lời giới thiệu đến chư tôn đức và quí bạn đạo khắp nơi.

California, ngày 19.6.2011

(Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm)

Vĩnh Hảo

_________________________

Cúng dường xây chùa, đúc chuông chùa Huệ Hà, xin liên lạc:

Sư cô Thích Nữ Minh Lạc

(Nguyễn Nguyễn Linh Chi)
CHÙA HUỆ HÀ

Thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Việt Nam

Điện thoại chùa: (84) 583 849 859
Điện thoại:(84) 122940.9409

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2018(Xem: 5281)
Khánh Hòa: Tổ đình Nghĩa Phương khai đàn Pháp hội Dược Sư thất châu, Vào lúc 18g 30 ngày 01/02/Mậu Tuất (17/03/2018), tại Tổ đình Nghĩa Phương (số 2 Lý Thánh Tôn, Tp.Nha Trang) đã diễn ra lễ khai đàn Pháp hội Dược Sư thất châu. Lễ khai đàn Pháp hội Dược Sư tại Tổ đình Nghĩa Phương thực hiện theo nghi lễ truyền thống, TT.Thích Thiện Tấn, Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Chứng minh niêm hương, bạch Phât; sái tịnh, và khai đàn Dược Sư mở đầu Pháp hội Dược sư tiêu tai diên thọ trong một tuần lễ từ ngày mùng 01-07/02/Mậu Tuất (17/-23/03/2018).
21/03/2018(Xem: 8050)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
17/03/2018(Xem: 6413)
TX.Trung Tâm tưởng niệm 64 năm Tổ sư vắng bóng, Ngày 15-3 (nhằm 28 tháng Giêng năm Mậu Tuất), chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử đã quang lâm về Tịnh xá Trung Tâm Q.Bình Thạnh dâng tâm hương tưởng niệm 64 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng. Chứng minh và tham dự lễ Tưởng niệm có: HT.Giác Tường – UVTT HĐCM; HT.Thích Giác Thuận – Chứng minh BTS GHPGVN Q.Gò Vấp; TT.Thích Tâm Chơn – Trưởng BTS GHPGVN Q.Bình Thạnh; cùng chư Tôn giáo phẩm các ban, viện T.Ư; quý Ni trưởng Phân ban Ni giới T.Ư; Tăng Ni, Phật tử các tự viện trong Q.Bình Thạnh về tham dự.
17/03/2018(Xem: 6997)
Khất thực tưởng niệm 64 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, Nhân lễ tưởng niệm 64 năm ngày Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, sáng nay 16-3 (nhằm 29-1-Mậu Tuất), tại Pháp viện Minh Đăng Quang – Q.2 hơn 100 vị Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ (GĐ IV) đã tổ chức trì bình khất thực nhằm ôn lại hình ảnh, công hạnh của Đức Tổ sư. Tăng đoàn được sự hướng dẫn của HT. Giác Tường - UVTT HĐCM, Đạo sư Chứng minh Hệ phái; HT. Giác Ngộ - Thành viên HĐCM, Phó Trưởng GĐ.IV cùng chư tôn đức Tăng Ni lãnh đạo Hệ phái đã trì bình khất thực, từng bước khoan thai nhẹ nhàng, từng bước chân của sự an lạc và giải thoát, hình bóng ấy như một tiếng chuông ngân cảnh tỉnh cho những ai còn mãi chạy theo cái danh lợi hào nhoáng bên ngoài. Nhắc mọi người phải biết sống đời giản dị, phát khởi tâm lành để sống đời an lạc:
12/03/2018(Xem: 5479)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
09/03/2018(Xem: 10020)
Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định, Tượng Thích ca Mâu ni Phật có chiều cao 69 m, đường kính 52 m nằm ở huyện Phù Cát.
30/01/2018(Xem: 6007)
Sáng ngày 28/1/2018 (12/12 năm Đinh Dậu) tại Niệm Phật Đường Phù Bài, xã Thủy Phù, thị xã hương Thủy, tỉnh TT. Huế đã trang nghiêm trọng thể diễn ra lễ Khánh thành ngôi Niệm Phật Đường. Quang lâm chứng minh, tham dự lễ có HT. Thích Huệ Ấn – Thành viên HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; HT. Thích Huệ Minh – Trưởng Ban Nghi lễ TƯGH; chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; HT. Thích Đức Thanh – UVTT HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT. Huế; Đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp thị xã Hương Thủy, xã Thủy Phù; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, Niệm Phật Đường cùng đông đảo quý Đạo hữu Phật tử các giới tại TT. Huế và các tỉnh, thành phố.
27/01/2018(Xem: 4189)
Khánh Hòa: Chùa Sắc tứ Minh Thiện Tổng kết Khóa tu niệm Phật Một Ngày An Lạc năm 2017 Ngày 25/01/2017 (09/12/Đinh Dậu) tại chùa Sắc tứ Minh Thiện (thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) HT.Thích Thiện Thông, trụ trì đã tổ chức Tổng Kết Khóa tu Một Ngày An Lạc năm 2017, nhân Kỷ niệm Khóa tu lần thứ 91. Lễ Tổng kết Khóa tu có sự quang lâm chứng minh của HT. Thích Như Minh, trụ trì chùa Sắc tứ Liên Hoa; Thượng tọa Thích Như Lưu- UV Ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì Chùa Nghĩa Hòa, ĐĐ.Thích Giác Trí, ĐĐ.Thích Như Tuệ, ĐĐ. Thích Như Chuẩn, ĐĐ. Thích Nhật Nghiêm. Giảng sư ĐĐ.Thích Tâm Đức, Uv. Ban Hoằng pháp Trung Ương GHPGVN, trú xứ chùa Huệ Nghiêm Tp. Hồ Chí Minh thuyết giảng đề tài “Quy hường Tịnh độ” khuyên moi người nhất tâm niệm Phật cầu giãi thoát đã có hơn 200 Phật tử tham dự.
25/01/2018(Xem: 4555)
Khánh Hòa: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo Tối 24-1-2018 (8-12-Đinh Dậu) tại chùa Sắc tứ Long Sơn (Nha Trang), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa thành kính trang nghiêm tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Chứng minh và tham dự có HT.Thích Quảng Thiện, Thành v iên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; HT.Thích Ngộ Tánh, Uv. HĐTS. Trưởng BTS GHPGVN tỉnh; HT.Thích Minh Thông, Uv.HĐTS. Phó Trưởng Ban Thường trực BTS. GHPGVN tỉnh; HT.Thích Nguyên Quang. Uv.HĐTS, Phó Trưởng BTS ; chư Tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; chư Tôn đức Tăng Ni các tự viện; Ban giám hiệu, Tăng Ni sinh trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa cùng hàng ngàn sinh viên, thanh niên Phật tử, Gia đình Phật tử tham dự. Sau phút niệm Phật cầu gia bị, ĐĐ. Thích Nguyên Đăng, Phó Thư ký BTS GHPGVNB tỉnh Khánh Hòa điều phối chương trình, tuyên bố lý do, cung kính giới thiệu thành phần tham dự.
25/01/2018(Xem: 5401)
Sáng Mồng 8 Tháng Chạp năm Đinh Dậu (24/1/2018) Nhằm ngày lễ kính mừng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, trong khuôn viên chùa Sắc Tứ Kim Sơn (do TT Thích Nguyên Minh trụ trì) thanh tịnh trên ngọn núi Gành ở Ngọc Hội, cách thành phố Nha Trang khoảng 3km về hướng Tây Bắc, quang lâm chứng minh có chư Hòa Thượng:: - HT. Thích Phước An (Phật Học Viện Hải Đức) - HT. Thích Chí Viên (Linh Phong Cổ Tự) - HT. Thích Tâm Trí (Chùa An Dưỡng).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567