Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Thấy Dấu Tích Thiền Viện Trúc Lâm Thời Trần

24/06/201100:48(Xem: 2587)
Tìm Thấy Dấu Tích Thiền Viện Trúc Lâm Thời Trần


TÌM THẤY DẤU TÍCH THIỀN VIỆN TRÚC LÂM THỜI TRẦN


(VietNamNet) - Cuộc khai quật khu vực chùa Báo Ân (xã Dương Quang, Gia Lâm, HN) kéo dài 3 năm trên tổng diện tích 1000m2, được xem là công trình khảo cổ rộng lớn và tập trung bậc nhất của Hà Nội, chỉ sau cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long. Từ đây đã có thể khẳng định sự tồn tại của chùa Báo Ân thời Trần, một trong những Trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.



(Hình): Đầu rồng đất nung thời Trần tìm thấy tại khu khai quật.
Ngôi chùa trong truyền thuyết in dấu ấn vua Trần

Chùa Báo Ân ở Gia Lâm hiện chỉ còn quy mô rất nhỏ bé, nhưng truyền thuyết dân gian còn nhắc tới ngôi chùa Cả to lớn với hàng trăm nóc nhà, mà kiến trúc trung tâm nằm ở gò đất cao phía Tây chùa hiện tại. Chính trên gò đất này, cuộc khai quật của Bảo tàng Lịch sử VN được tiến hành.

Chùa Báo Ân thời Trần, theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, là nơi mà những ông tổ của Thiền phái Trúc Lâm như vua Trần Nhân Tông, Đức Pháp Loa và Đức Huyền Quang đều đã từng trụ trì, giảng kinh hoặc đặt chân đến. Ngoài ra, các chùa khác cũng ghi dấu ấn sự phát triển của phái Trúc Lâm là Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Côn Sơn (Hải Dương), Phổ Minh Thiên Trường (Nam Định)... Theo Đại đức Thích Thanh Phương (trụ trì chùa Báo Ân ngày nay), chùa Báo Ân thời Trần kiêm cả hành cung và nó là dấu ấn duy nhất của dòng thiền Trúc Lâm trong cả đất Thăng Long.

Lịch sử Phật Giáo VN ghi rõ, năm 1308, vua Trần Anh Tông cho hưng công lại chùa Báo Ân, rồi cho Đức Pháp Loa ra trụ trì. Thời Trần Nhân Tông, ông đã từng tu tại đây. "Tam Tổ Phật giáo VN" kể chuyện vua Trần Nhân Tông, trước khi mất đã đi từ Yên Tử về chùa Báo Ân. Ông đã cùng ăn bữa cháo đạm bạc với các sư ở đây, rồi qua chùa Dâu đề thơ (hiện thơ vẫn còn), sau về lại Yên Tử rồi mất. Tên hiệu của ông là Điều Ngự Giác Hoà và đến nay nhân dân quanh khu vực Báo Ân còn ghi ngày giỗ ông vào ngày 1/1 âm lịch.

Phát lộ kiến trúc chính chùa Báo Ân thời Trần?

Góc tháp cho ta giả thiết về vườn mộ tháp trong khuôn viên chùa Báo Ân thời Trần.
Qua các đợt khai quật rải rác trong 3 năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các dấu tích kiến trúc với 3 lớp Nguyễn, Lê (Lê Trung Hưng) và Trần. Diễn biến các lớp kiến trúc chứng tỏ sự tồn tại liên tục của chùa với nhiều lần xây mới, tu bổ và sửa chữa. Đáng quan tâm hơn cả là vết kiến trúc Trần với các mảng nền, bó móng, gia cố chân tảng, giếng cổ, đường cống nước, hố ga... Đặc biệt, 200m2 của đợt khai quật cuối trong năm 2004 đã kết hợp cho thấy những phát hiện đáng chú ý hơn cả. Đó là một kết cấu 6 hàng chân cột, rộng 13m.

Đánh giá về tầm cỡ của toà nhà nằm trên kết cấu 6 hàng chân cột kể trên, ông Nguyễn Văn Đoàn, thành viên đoàn khai quật cho rằng: "Quy mô không lớn". Tuy nhiên, ý kiến của PGS Đỗ Văn Ninh lại khác: "Chiều rộng một vì nhà 13m thì không hề nhỏ. Ngay cả Văn Miếu cũng chỉ có 7,5m một vì thôi". Vì vậy, đây rất có thể là kiến trúc chính của công trình.

Mặt bằng của kiến trúc này đã có thể hình dung tương đối, với 3 cạnh nam, bắc, đông khá rõ ràng (riêng mặt Tây vì vướng nhà dân nên còn bỏ ngỏ). Như vậy đã có thể khẳng định sự tồn tại của ngôi chùa Báo Ân thời Trần đúng như sử sách và truyền thuyết dân gian lưu truyền trên gò phía Tây của ngôi chùa ngày nay. Tại các hố 2 và 3 thấy các vết xỉ lò, nền đất cháy và 2 lò nung (đa số các nhà nghiên cứu cho là lò luyện kim loại) niên đại thế kỷ 17-18. Các lò này cho chúng ta giả thiết là sau khi chùa Báo Ân thời Trần đổ nát thì một phần mặt bằng đã được sử dụng làm các xưởng thủ công.

Tại hố thứ 5 (hố thám sát, diện tích 8m2), các nhà khảo cổ tìm thấy một mảnh góc tháp kích thước lớn, niên đại Trần, trang trí văn hình khánh. Tuy mới chỉ dừng lại ở việc tìm thấy các góc tháp (chỗ mở hố đã là vườn nhà dân, nên không thể đào tiếp) nhưng có thể đưa ra giả thiết rằng khu vực này rất gần với khu tháp mộ vốn có ở phía Bắc trong mặt bằng tổng thể của ngôi chùa Báo Ân xưa. (Các tháp mộ không phải là kiến trúc hiếm hay lạ ở các chùa xưa - ví dụ, chùa Tiêu Sơn ở Bắc Ninh có đến 16 tháp mộ rải rác trong vườn, một trong những tháp đó được dùng để đặt nhục thân của thiền sư Như Trí có tuổi 300 năm mới phát lộ giữa năm 2004).

Hiện vật tìm thấy trong cuộc khai quật này khá phong phú, gồm các đồ gốm sứ thời Trần, Lê, đồ đồng và nhiều vật liệu trang trí kiến trúc như gạch lát nền, ngói mũi hài có gắn khối tượng và lá đề, mảnh vỡ chân sa thạch có chạm cánh sen, lá đề trang trí rồng, các mảnh góc tháp. Nổi bật là một đầu rồng trang trí bờ nóc kiến trúc kích thước khá lớn, niên đại Trần. Hiện vật này đã khẳng định ít nhiều sự có mặt của hoàng tộc trong lịch sử tu ở ngôi chùa này.

Hiện, các hố khai quật đã được dải nilon và lấp cát để bảo quản tại chỗ, các hiện vật được làm sạch hoặc phục nguyên. Công việc khai quật đã phát lộ và hứa hẹn phát lộ những dấu tích kiến trúc đáng quý phải tạm dừng vô thời hạn. Một trong các lý do là nhà dân đã bao kín xung quanh chùa, giới hạn khu vực khảo cổ.

Doãn Diễm
http://vietnamnet.vn/vanhoa/vandekhac/2005/02/371937/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2022(Xem: 2732)
Theo thống kê gần đây, Thái Nguyên có 780 di tích được kiểm kê, trong đó có 12 di tích khảo cổ học; 479 di tích lịch sử; 16 di tích kiến trúc nghệ thuật; 225 di tích tín ngưỡng và 40 di tích danh thắng, trong đó có 46 di tích đã được xếp hạng. Như vậy, ngoài những di tích thuộc mô típ khảo cổ học, còn lại hầu hết các di tích đều có hình ảnh các ngôi chùa hoặc có liên quan . Bên cạnh đó, các ngôi đình thờ Thành Hoàng hoặc người có công đức xây dựng cuộc đất sở tại, và các ngôi đền thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng đều có liên quan đến tín ngưỡng thờ Phật. Người xưa từng nói: Đất của Vua, Chùa của làng, phong cảnh Bụt cho thấy sự liên hệ và kết nối tâm linh trong đời sống xã hội bao đời. Đặc biệt chính người Thái Nguyên luôn truyền nhau câu ca : Cho tôi lập Miếu thờ Vua Xây Lăng thờ mẹ xây Chùa thờ Cha.
08/11/2022(Xem: 2838)
Sáng ngày 7-11-2022 (14-10-Nhâm Dần), Đại đức Thích Đạo Thiền và Phật tử chùa Bảo Phước (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã thiết lễ cúng rằm Hạ nguyên tùng duyên tưởng niệm Đại tường cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Ngộ Tánh – Nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ủy viên Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban Tăng sự tỉnh Khánh Hòa . Hòa thượng Thích Ngộ Tánh đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 09h10 ngày 04-12-2020 (nhằm ngày 20-10 năm Canh Tý), tại chùa Đức Hòa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế 80 năm – Hạ Lạp: 50 năm.
08/11/2022(Xem: 2929)
Ngày rằm tháng Mười, rằm Hạ nguyên đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với Phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân. Theo chân những người bạn đạo, chiều ngày 7-11-2022 (14-10-Nhâm Dần), chúng tôi đến chùa Linh Quang, tổ dân phố Phước Sơn, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dự lễ rằm tháng Mười.
30/08/2022(Xem: 2835)
Vào lúc 08h sáng nay nhân ngày khánh đản đức Bồ tát Địa Tạng, 27/8/2022 (nhằm ngày mồng 1 tháng 8 Nhâm Dần), Chùa Bửu Long ở xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, Khánh Hoà đã trang nghiêm tổ chức lễ cung nghinh tôn tượng kim thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về an vị trên chánh điện mới được xây cất dang dở.
27/07/2022(Xem: 3164)
Thư Ngỏ kêu gọi cúng dường xây dựng Chùa Thành Trung, Xã Đồng Tiến, Huyện Đồng Phú, Tỉnh Bình Phước
07/04/2022(Xem: 3900)
Sau Mộc bản Triều Nguyễn, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thì Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thứ 3 được thế giới vinh danh “Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Theo bia tháp ghi lại, năm Thuận Thiên Nguyên Niên (1010), vua Lý Thái Tổ cử hai quan trong triều là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt thiết kế đồ án, lo việc kiến thiết 8 ngôi chùa, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. Chùa Vĩnh Nghiêm được hoàn thành vào năm 1016, với ý nghĩa là nơi mãi mãi tôn nghiêm và vị trụ trì đầu tiên là Thiền Sư Vạn Hạnh.
20/03/2022(Xem: 3861)
Nói đến chùa ở Huế thì không một người dân nào của đất cố đô lại không biết đến chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự sắc phong hùng vĩ tọa lạc tại núi Dương Xuân, xã Thủy Xuân, cách thành phố Huế 5km về phía tây nam với cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa một không gian đầy an lạc và tĩnh lặng. Chùa quay mặt ra hướng đông nam lấy núi Ngự Bình làm tiền án và được thiết kế theo lối kiến trúc cổ lâu, mái cong nắp đắp hình rồng nổi.
20/03/2022(Xem: 3927)
Đất nước Việt Nam trải dài trên ba miền với hình cong chữ S thanh mảnh mà đoạn giữa như vòng eo con gái tuổi tròn trăng, trên địa hình thon hẹp đó có một nơi chốn được mang tên: Huế. Khi nói đến địa danh trên chúng ta thấy hiện ra trước mắt mình hai biểu tượng đẹp của xứ sở này là: Sông Hương và Núi Ngự. Hai cái tên ấy đã là một trong những điều kiện để cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
14/03/2022(Xem: 8334)
Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh. Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng. Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đườ
07/02/2022(Xem: 4885)
Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự, thường được gọi là chùa Liên Hoa, tọa lạc tại thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, là một ngôi chùa có xuất xứ lâu đời, khoảng 300 năm. Ngày nay, tên chùa được đặt cho tên con đường liên thôn xã, nên địa chỉ của chùa là: số 74 đường Liên Hoa. Xưa, chùa có tên là “Linh Phong Tự”, do Thiên sư Chân Hòa, thuộc dòng Lâm Tế khai sơn tạo dựng vào cuối thế kỷ XVII, nằm trên địa phận làng Xuân Phong, huyện Vĩnh Xương,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]