Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thập Tháp Di Đà

15/05/201008:18(Xem: 3870)
Chùa Thập Tháp Di Đà

chua thap thap-5chua thap thap-4chua thap thap-3chua thap thap-2chua thap thap 1

Chùa Thập Tháp Di Đà - Bình Định

Chùa Thập Tháp Di Đà nằm cách TP Quy Nhơn khoảng 28km, được xây dựng trên gò đất có mười ngôi tháp Chàm. Đây là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần nhưng vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm, cổ kính.

Nằm khuất trong vườn cây cổ thụ sum suê cành lá và quanh năm đắm chìm trong mầu xanh của ao đầm, của cây cỏ, chùa Thập Tháp từ lâu đã trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Bình Định, thu hút nhiều khách thập phương về hành hương, cúng tế, lễ bái hoặc tham quan, khảo cứu vì đây là ngôi cổ tự xưa nhất ở miền Trung.

Tiểu sử của chùa Thập Tháp

Chùa nằm phía Bắc Thành cổ Đồ Bàn, Kinh đô của nước Chiêm Thành ngày xưa, gần Quốc lộ I và cách thành phố Quy Nhơn độ 28km. Thời xa xưa, trên gò đất cao ấy có đến mười ngôi tháp Chàm cổ kính nằm án ngữ mặt Bắc Đồ Bàn cho nên người ta mới gọi là gò Thập Tháp.

Chùa được xây dựng vào năm Quý Hợi (1683) niên hiệu Chánh Hòa nhà Lê và vị thiền sư có công xây dựng chùa chính là hòa thượng họ Tạ, húy là Nguyên Thiều, quê quán ở Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông tu về Thiền Tông thuộc phái Lâm Tế. Năm Tân Mùi (1691) nhà Lê, chùa được Vua Lê Hiển Tông ban cho biển ngạch đề "Thập Tháp Di Đà tự". Sau khi xây dựng chùa Thập Tháp Di Đà, Hòa thượng Nguyên Thiều mở trường truyền đạo.

Lối vào chùa Thập Tháp. Ảnh: internet

Chùa Thập Tháp đã trải qua 16 đời truyền thừa với nhiều vị thiền sư danh tiếng như:  Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh Lý, Thiền sư Phước Huệ … Thiền sư Phước Huệ đã được tôn làm Quốc sư. Ngài đã được mời vào giảng kinh trong Hoàng cung nhà Nguyễn từ đời Vua Thành Thái đến Vua Bảo Đại và giảng dạy Phật pháp ở Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên (Huế) từ năm 1935.

Kiến trúc của chùa Thập Tháp

Cổng chùa Thập Tháp Di Đà. Ảnh: internet

Chùa Thập Tháp Di Đà xây bằng gạch Chàm, lợp ngói âm dương, bốn vày, ba gian, hai chái, kiến trúc theo hình chữ khẩu, có hai lớp tường bao bọc chung quanh. Khu vực chính của chùa gồm có khu chính điện, khu phương trượng, khu Tây đường và Đông đường, có dãy hành lang rộng lớn nối liền, bao bọc một sân rộng, có lát gạch vuông, bày đủ các thứ cây cảnh. ở khu chính diện, kết cấu chủ yếu là gỗ quý được chạm trổ rất tinh xảo, công phu với những họa tiết hoa cuộn, hoa sen, rồng, phượng cách điệu. Đầu tám hàng trụ cột và đầu kèo được chạm, trang trí cổ tự. Ngoài những công trình chính, bên cạnh chùa còn có 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc nhiều thời khác nhau. Trước chùa còn có ao sen rộng, xây bằng đá ong xưa.

Trong chùa có ba tạng kinh, giấy khổ rộng, chữ to bằng ngón tay út. Bộ kinh hết sức cổ, có lẽ do Sư tổ Nguyên Thiều đã thỉnh từ Trung Hoa sang vào lúc phụng mệnh Chúa Nguyễn về nước vào cuối thế kỷ 17. Ngoài ra, chùa còn có hai tượng Hộ Pháp và 36 tượng La Hán bằng gỗ chạm khắc tinh vi. 36 tượng La Hán, mỗi vị cao nửa mét, thờ hai bên án cạnh bàn thờ Phật, mỗi bên 18 vị, mỗi vị có khuôn mặt và dáng điệu khác nhau. Còn hai tượng Hộ Pháp đặt ở hai bên cửa bước vào cao đến hai mét. Tại chùa còn có quả chuông đường kính 70cm, nặng 500kg, đúc từ năm 1893.

Khung cảnh chùa Thập Tháp Di Đà. Ảnh: internet

Trong tất cả chùa chiền ở miền Trung được xây cất từ thời các chúa Nguyễn thì chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định là chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế và được xem là chùa tổ.

Qua nhiều lần trùng tu, tái tạo, cái cũ và cái mới đan xen, nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm cổ kính. Chùa được trùng tu cả thảy bốn lần. Lần trùng tu đầu tiên vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820), lần thứ hai vào năm Kỷ Tî (1849) dưới thời Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, lần thứ ba vào năm Bính Tuất (1877) dưới thời Vua Tự Đức và lần thứ tư vào năm Giáp Tý (1924) dưới triều Vua Khải Định.

Năm 1924, Hòa thượng Phước Huệ là tổ thứ 40 phái Lâm Tế và là tổ thứ 13 của phái Nguyên Thiều đứng ra xây dựng, mở rộng chùa và dựng thêm cổng Tam quan như ngày nay.

Đặc biệt, chùa còn lưu giữ 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú ... Bộ Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn 1.200 quyển kinh, luật, luận và ngữ lục. Chùa còn lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.

Chánh điện Chùa Thấp Tháp Di Đà. Ảnh: internet

Vườn tháp Tổ nằm ở phía Bắc với 20 ngôi tháp cổ kính an trí nhục thân của các vị trụ trì và chư tôn túc trong chùa. Sau chùa có tháp Bạch Hổ và tháp Hội Đồng

Chùa Thập Tháp Di Đà đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.  Đây được coi là ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.

 

 Chùa Thập Tháp Di Đà nằm trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của miền Trung, được biết đến bởi những giá trị kiến trúc, văn hóa và lịch sử đặc sắc. Đây cũng là ngôi tổ đình của phái Lâm Tế. 



Phật điện được bài trí tôn nghiêm, chính giữa thờ tượng Tam Thế Phật, Chuẩn Đề, Ca Diếp, A Nan; khám thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng đặt hai gian hai bên điện Phật; hai vách tả hữu đặt tượng Thập Bát La Lán, tượng Thập Điện Minh Vương, Hộ Pháp, Tổ sư Đạt Ma và Tổ sư Tì Ni Đa Lưu Chi. Hầu hết các tượng thờ đều được tạc vào thời Thiền sư Minh Lý trụ trì (1871-1889).Theo truyền thuyết, Chùa Thập Tháp được xây dựng trên nền của 10 ngôi tháp Chăm bị đổ và khi chính thức được xây dựng lại vào năm 1680, chùa đã sử dụng vật liệu chính là từ gạch, đá lấy từ những ngôi tháp kia. Chùa có không gian thoáng đãng, lưu giữ nhiều hiện vật quý giá có giá trị lịch sử và nghệ thuật.

 dien phat

Ở chính giữa chính điện có treo bức hoành phi “Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà tự”. Hai bên hành lang đặt Đại hồng chung (đúc năm 1893) và trống lớn.

Phía sau chánh điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.


Khu phương trượng đã được cải taọ và nâng cấp  vào năm quí sửu, Duy Tân 7(1913), xây bằng gạch, lợp ngói âm dương, dàn mái cấu tạo nhiều lớp cao thấp. Đáng chú ý là bộ sườn gỗ và dàn khám thờ có kỷ thuật chạm  trổ lắp ráp rất đẹp. Ngoài ra còn phải kể một số lượng lớn tạng kinh khắc gỗ và in giấy (trên 1.500 bảng bản khắc gỗ và 389 bộ kinh giấy.)


Quoc Su Phuoc Hue

Chùa Thập Tháp Di Đà còn gắn liền với những sự kiện lịch sử bi hùng của triều đại Tây Sơn.Vào thời kỳ Tây Sơn, chùa Thập Tháp đã từng được các lãnh tụ nghĩa quân Tây Sơn chọn làm nơi đặt đại bản doanh trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa. Trong chùa hiện vẫn có lưu giữ được một số di tích và hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn.

hon da chem


Đặc biệt, câu chuyện đậm chất liêu trai về hòn đá chém luôn thu hút khách thập phương (Xem video) . Theo truyền thuyết, năm 1799 Nguyễn Ánh đem quân đánh Quy Nhơn. Thành Hoàng Đế lúc ấy do tướng Tây Sơn là Lê Văn Thanh chỉ huy bị thất thủ. Chiếm được thành, Nguyễn Ánh ra lệnh chém đầu hết tướng tá Tây Sơn rồi đổi tên là thành Bình Định. Đá chém là một trong những phiến đá mà quân Nguyễn Ánh đã dùng để kê thớt gỗ lên chặt đầu quân Tây Sơn. Đá chém vốn ở thành Hoàng Đế nhưng vì hằng đêm dân làng nghe thấy những tiếng than khóc phát ra từ hòn đá chém nên họ đã đem vào đá chùa với mong muốn các vong linh nghe được lời kinh, tiếng kệ mà siêu thoát. Hiện giờ, du khách có thể ngắm hòn đá chém – di vật chứa đựng câu chuyện bi thương về nhà Tây Sơn  được đặt là bậc lên xuống ở nhà phương trượng.

Diệu Ngân tổng hợp

( Nguồn: Cinet)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2020(Xem: 5243)
Chùa An Dưỡng, Xã Vĩnh Thái, Nha Trang
26/09/2020(Xem: 12678)
Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng tại Cố Đô Huế
20/09/2020(Xem: 6105)
Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn ĐồngChầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14 km về hướng Tây. Chùa thuộc Hệ phái Phât giáo Nam Tông (Kinh). Chùa do Tỳ khưu Giới Đức, bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh thành lập. Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của tỉnh, chùa đã làm đơn xin được 50,4 hecta để trồng cây gây rừng. Qua năm 1989, các sư đã vào lập trang trại, đào giếng, ươm cây giống …và xây dựng các công trình ở hai khu ngoại viện và nội viện. Chùa thiết kế thành 2 khu vực chính:
19/09/2020(Xem: 5286)
Chùa Huyền Không còn gọi là chùa Huyền Không 1, chùa Huyền Không Sơn Trung để phân biệt với chùa Huyền Không 2, chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế. Chùa tọa lạc ở thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, thành phố Huế (cách chùa Thiên Mụ 3 km về phía tây) với diện tích khoảng 6.000 m2. Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nam Tông (Kinh). Chùa Huyền Không được Sư Viên Minh, Sư Tịnh Pháp, Sư Trí Thâm và Sư Tấn Cănxây dựng vào năm 1973 tại Lăng Cô, bên chân đèo Hải Vân, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa bấy giờ nhỏ, dựng bằng tre nứa.
18/09/2020(Xem: 3961)
Chùa Thanh Xuân thuộc địa danh làng Thanh Xuân Xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nằm dọc duyên hải miền trung bờ nam biển Cửa Việt; cuối nguồn hai nhánh sông Thạch Hãn, Vĩnh Định đổ ra biển. Theo dân làng kể lại, đời tổ tiên ông bà xuất phát ra lập làng từ đời triều Nguyễn ở Huế, hai họ Phan, họ Trần theo dòng Vĩnh Định ra Quảng Trị xuôi nguồn về đây. Lập tên làng Thanh Xuân, trong đó Xuân là lấy lại từ nguồn gốc thành Phú Xuân, cũng như các làng Xuân Thành, Dương Xuân vậy.
15/09/2020(Xem: 10023)
Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa quay hướng Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu. Chùa được Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung dựng vào cuối thế kỷ 17 tại ngọn đồi thấp Hoàng Long Sơn, có tên thiền thất Ấn Tôn. Năm Nhâm Thìn (1712), ngài Thiệt Diệu Liễu Quán, quê ở Phú Yên là đệ tử đắc pháp của Sơ tổ Minh Hoằng Tử Dung, được ngài truyền tâm ấn, trở thành đệ nhị Tổ. Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán đã phát triển dòng thiền Lâm Tế cho đến ngày nay.
13/09/2020(Xem: 11359)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
11/09/2020(Xem: 4097)
Chùa Hà Trung tọa lạc ở làng Hà Trung, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km. Chùa được lập vào thời Hậu Lê, gắn với hành trạng Thiền sư Nguyên Thiều. Thiền sư từ Quảng Đông, Trung Quốc sang Quy Nhơn lập chùa Thập Tháp Di Đà, sau ra Thuận Hóa lập chùa Quốc Ân. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu cử ngài đến trụ trì chùa Hà Trung. Ngôi chùa ngày nay được trùng tu năm 1995, đại trùng tu năm 2009. Trụ trì chùa là Hòa thượng Thích Chơn Tế (trụ trì chùa Tường Vân, Huế kiêm nhiệm), Tri sự là Đại đức Thích Quảng Huệ.
11/09/2020(Xem: 4667)
Thông Điệp Của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN thân gởi Chư Tôn Đức Tăng Ni và Đồng Bào Phật tử Hải Ngoại)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567