Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Chút Gì Khó Quên (Thục Đức)

10/11/201319:16(Xem: 22536)
Một Chút Gì Khó Quên (Thục Đức)

Canh_Tu_Vien_Quang_Duc (18)

Một Chút Gì Khó Quên!

Thời gian thắm thoát đã gần 12 năm, vợ chồng tôi đã đặt chân đến xứ Úc Kangaroo này. Biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn xảy ra trong thời gian qua.

Lần đầu tiên tới Úc vợ chồng tôi thật bỡ ngỡ, lo âu, hồi hộp và sợ sệt. Với một đất nước to lớn và đông dân cư so với New Zealand nhỏ bé và thưa thớt cư dân. Vợ chồng tôi cảm thấy mình giống như một hạt cát giữa sa mạc. Cũng may do nhân duyên vợ chồng tôi quen biết được Thầy Tâm Phương tại New Zealand qua buổi Lễ Khánh Thành chùa Giác Nhiên, cho nên vợ chồng tôi đã nhờ một người bạn đưa đến Tu Viện Quảng Đức để viếng thăm Thầy, nhưng vợ chồng tôi lại không biết địa chỉ và người bạn vợ chồng tôi cũng không biết TVQĐ ở nơi mô? Vợ chồng tôi đã diễn tả ngôi chùa đó là một trường tiểu học, thế là người bạn đã chở vợ chồng tôi đến một ngôi chùa cũng là trường tiểu học, nhưng không phải TVQĐ mà là Chùa Linh Sơn. Từ Chùa Linh Sơn chúng tôi tìm ra được TVQĐ. Khi tới nơi Thầy trò gặp nhau rất vui mừng, sau một lúc hàn huyên tâm sự, vợ chồng tôi cho Thầy biết vợ chồng tôi có ý định sống tại Úc này.

Thầy dẫn chúng tôi tham quan cảnh xung quanh Tu Viện. Lúc đó những dãy phòng học vẫn còn nguyên vẹn, Thầy hướng dẫn chúng tôi vào một sảnh đường với một gian phòng rộng lớn chứa độ 100 người, xung quanh được dựng bằng tôn và trên nóc nhà cũng lợp bằng tôn, đó là chánh điện tạm thời để Phật tử cũng như Thầy có nơi để Lễ bái, tu học v.v… Sau khi Lễ Phật xong Thầy hướng dẫn chúng tôi đi dạo bên ngoài. Ngoài sân chùa có rất nhiều cây cổ thụ to lớn, mặc dù trời đang độ nắng gắt nhưng nhờ những bóng cây đã làm dịu mát đi phần nào. Chùa lúc đó rất đơn sơ ngoại trừ cổng Tam Quan hùng vĩ đứng hiên ngang giữa một góc trời, ngoài ra còn có cảnh vườn Lộc Uyển nơi Hoàng Hậu Ma Gia sanh Thái Tử Tất Đạt Đa rất dễ thương. Trời cũng đã xế trưa, Thầy mời chúng tôi ở lại dùng cơm. Tại nhà bếp vợ chồng tôi thấy có thêm một Thầy, một Sư Cô và hai chú điệu. Thầy Trụ Trì giới thiệu bào đệ của Thầy là Thầy Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và hai chú Nguyên Chí và Quảng Trí đang tập sự xuất gia.

Vài ngày sau,Thầy đã làm vợ chồng tôi giựt mình khi bước chân vào nhà thấy Thầy đã đến thăm vợ chồng tôi tự lúc nào, có cả Hòa Thượng Huyền Tôn làm vợ chồng tôi xúc động vô cùng, đáng lẽ ra vợ chồng tôi phải đến đảnh lễ Hòa Thượng trước, đằng này vợ chồng tôi chưa kịp viếng thăm HT vì không có phương tiện và bạn vợ chồng tôi bận nên vợ chồng tôi tính chờ đến cuối tuần rồi sẽ đến thăm sau. Vợ chồng tôi thật sự vui mừng không có ngôn từ nào diễn tả được, hai Thầy đã làm vợ chồng tôi bối rối, vì chỗ vợ chồng tôi ở là một căn flat nhỏ nằm tận lầu hai chỉ có 2 phòng ngủ mà tới 5 người ở lận. Có lẽ Thầy nhìn thấy được điểm đó nên Thầy đã mở lời nói là chúng tôi có thể lên chùa ở tạm, lúc đó vợ chồng tôi không bỏ qua cơ hội này nên đã nói ok liền. Ngày hôm sau, vợ chồng tôi dọn lên chùa ở, vợ chồng tôi cũng hơi dè dặt và e ngại một chút, nhưng hai Thầy và Sư Cô rất cởi mở và nhiệt tình cho nên vợ chồng tôi cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn. Mấy ngày đầu tiên vợ chồng tôi chưa quen cảnh sống của Thiền Môn vì 4 giờ sáng là Thầy Tâm Phương đã thức dậy gióng chuông, 5g30 Thầy Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên cùng hai chú tụng Kinh Lăng Nghiêm, thật tình lúc đó vợ chồng tôi mệt mỏi vô cùng vì tuổi còn trẻ, cái tuổi ham ăn, ham ngủ như vợ chồng tôi mà thức dậy sớm là một cực hình đối với vợ chồng tôi, nhưng lần lần vợ chồng tôi cũng quen dần không ngủ nướng nữa. Lần đầu tiên vợ chồng tôi tụng Kinh Lăng Nghiêm nửa mê, nửa tỉnh vợ chồng tôi không tài nào theo kịp, vợ chồng tôi đã dùng ngón tay cố gắng dò theo từng chữ nhưng cũng không thể nào bắt kịp được. Vợ chồng tôi complaint với Thầy, “Sao Thầy tụng nhanh quá làm sao con theo kịp?”, Thầy mỉm cười và nói: “Con cố gắng học đi rồi từ từ sẽ quen và đọc được thôi”.Vợ chồng tôi cố gắng học nhưng có mấy câu thôi mà vợ chồng tôi cứ quên trước quên sau cho nên vợ chồng tôi bỏ cuộc và để tùy duyên. Sau khi tụng thời Lăng Nghiêm xong Thầy trò chúng tôi làm vệ sinh xung quanh chùa, người thì làm hương đăng, người thì quét rác, tưới cây v.v….

Thầy Nguyên Tạng đang trong mùa school holidays cho nên mỗi ngày vào lúc 2giờ Thầy dạy cho hai chú tập sự xuất gia về giáo lý và nghi lễ. Mỗi tối vào lúc 6 giờ là thời công phu chiều, Thầy hướng dẫn chúng tôi cùng khoảng trên dưới 10 Phật tử tụng kinh bái sám mỗi ngày, khi thì tụng Kinh Pháp Hoa, khi thì Lương Hoàng Sám v.v…Chúng tôi lúc đó rất tinh tấn và siêng năng, thậm chí có đôi lúc Thầy bận việc chúng tôi vẫn duy trì buổi công phu chiều, tự chia ra người làm chủ lễ, người gõ mõ, người đánh chuông. Thường thường sau buổi Lễ xong chúng tôi thường tham khảo, đàm đạo và chia sẻ khuyến tấn lẫn nhau. Hầu hết tất cả chúng tôi đều mang tâm niệm nếu đủ duyên và cơ hội đến là chúng tôi sẽ “khăn gói lên đường tầm sư học đạo”.

Sau một thời gian sinh hoạt trong chùa, tình Thầy trò, huynh đệ gắn bó và sát cánh bên nhau cho nên chúng tôi đặt “danh hiệu” cho hai Thầy để dễ phân biệt trong tiếng gọi thân thương là Thầy Lớn và Thầy Nhỏ. Có một lần Thầy Lớn đã nói với chúng tôi rằng:

“Nhất niên Phật hiện tiền; Nhị niên Phật ngoài hiên; Tam niên Phật thăng thiên.”

Thầy hy vọng chúng tôi sẽ không như vậy mà luôn giữ mãi tâm Phật như thuở ban đầu và khuyến tấn chúng tôi cố gắng tu hành ngày càng tinh tấn hơn.

Thấm thoát đã hai tháng trôi qua từ khi vợ chồng tôi ở trong chùa, chỉ còn vài ngày nữa là Tết Nguyên Đán và đây cũng là cái Tết đầu tiên ở Úc mà vợ chồng tôi được hưởng với bầu không khí tuy không náo nhiệt như ở Việt Nam nhưng cũng đủ làm ấm lòng, đỡ nhớ quê nhà của người con Phật sống tha phương nơi xứ lạ quê người. Thầy Lớn đã chuẩn bị trồng bông Vạn Thọ từ mấy tháng trước, rất tội nghiệp cho Thầy vì lúc đó tài chính còn eo hẹp, chùa rất nghèo cho nên Thầy cùng vài anh Phật tử phải lặn lội vào Farm xin phân bò, phân ngựa…rất hôi và dơ bẩn để về bón cho cây Vạn Thọ được tốt hơn, chứ tiền đâu để mua phân hóa học mà bón cho cả 100 chậu chứ? Mặc dù công việc bận rộn trong mấy ngày cận Tết, nhưng nhìn gương mặt ai ai cũng vui vẻ hăng say làm việc mà quên đi sự mỏi mệt. Riêng về phần các anh chị em huynh trưởng gia đình Phật tử Quảng Đức và các Cô Giáo Bồ Đề Việt ngữ thì lo phần dạy múa, ca, kịch, múa lân, làm nhiều trò chơi để các em có thể vui chơi trong dịp đón giao thừa v.v…

Mỗi năm đến rằm tháng Giêng, TVQĐ thường tổ chức hành hương thập tự, năm đó cũng là năm đầu tiên vợ chồng tôi tham gia chuyến hành hương này. Lúc đó TVQĐ chỉ có 3 chiếc xe Bus khởi hành thôi chứ không phải như năm nay tới 8 chiếc xe Bus lận. Tối hôm đó vợ chồng tôi không sao chợp mắt được có lẽ vì nôn nóng trời mau sáng để đi. Vì không ngủ được tôi thức dậy và tản bộ ra ngoài. Bỗng nhiên vợ chồng tôi ngửi được mùi tương kho rất thơm và nghe tiếng động nhỏ dưới bếp, nhìn đồng hồ vợ chồng tôi thấy mới có 4 giờ thôi, vợ chồng tôi ngạc nhiên giờ này ai xuống bếp nấu ăn sớm quá? Vợ chồng tôi nghĩ mình còn nửa mê nửa tỉnh cho nên nhầm lẫn chăng? Chúng tôi nhè nhẹ đi xuống bếp và chúng tôi chợt giựt mình thì ra là Thầy Lớn đang kho tương hột (tương này do chính Thầy làm, ủ cả năm qua) để cho phái đoàn hành hương của chúng tôi dùng trưa hôm đó. Lẽ ra chúng tôi phải xuống bếp phụ Thầy nhưng hai hàng nước mắt chúng tôi cứ chảy dài trên má nên chúng tôi bỏ vào phòng…

Đúng 8 giờ Thầy Nhỏ hướng dẫn phái đoàn chúng tôi lên đường, một số anh chị em phải “hy sinh” ở lại để cùng Thầy Lớn đón tiếp các phái đoàn hành hương khác viếng thăm chùa; khi chúng tôi đến viếng thăm các chùa, Thầy Nhỏ hướng dẫn chúng tôi tụng một thời kinh ngắn, sau đó giới thiệu sơ lược về ngôi chùa cũng như vị Trụ Trì tại bổn tự, đồng thời cũng không quên giảng một thời pháp ngắn. Đến xế trưa chúng tôi dừng lại một ngôi chùa Tàu ở trên đồi Farm, xung quanh cây cỏ, hồ nước và xa xa có vài chú ngựa, phong cảnh rất hữu tình. Chúng tôi bày thức ăn trưa tại đó và Thầy trò chúng tôi ăn uống vui vẻ và rất là ngon miệng nhờ có tương hột kho mà Thầy Lớn đã kho sáng nay, thật ngon tuyệt cho nên cơm canh rau cải gì đều hết sạch.

Sau gần 4 tháng ở chùa, vợ chồng tôi phải dọn ra ngoài vì đã tìm được nơi cư ngụ, nhưng khi về đến nhà mà lòng vợ chồng tôi lại nhớ đến chùa do đó vợ chồng tôi cứ đi đi về về và tiếp tục ở trên chùa nhiều hơn ở nhà trong suốt tháng đầu. Sau gần một năm sinh sống tại Úc cũng như sinh hoạt tại TVQĐ, nhóm Phật tử trẻ tuổi của chúng tôi mỗi người mỗi nơi đi theo con đường lý tưởng và ước nguyện của mình, trong nhóm chúng tôi đã có hai người giác ngộ được và đeo đuổi lý tưởng của mình, nay đã thọ Tỳ Kheo được nhiều năm. Chỉ có bọn con gái chúng tôi lúc ban đầu đều có ý tưởng và mong muốn như vậy, nhưng vì do nghiệp duyên còn ràng buộc, thiếu dũng mãnh và thiếu phước cho nên thay vì xuất gia, bọn chúng tôi lại xuất giá theo tiếng gọi của thế gian.

Melbourne mùa Phật Đản 2010

Đệ tử Thục Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2024(Xem: 245)
An cư kiết hạ là pháp hành quan trọng của người xuất gia, đó là thời điểm chư Tăng Ni dành thời gian cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ, để tăng trưởng đạo lực sau những ngày tháng dấn thân hoằng pháp lợi sanh. Tại quê nhà, chư Tăng Ni thường tác pháp an cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, đúng theo truyền thống “Tam nguyệt an cư, cửu tuần tu học”. Tuy nhiên khi PGVN truyền ra hải ngoại sau khúc quanh lịch sử 1975, vì hoàn cảnh, địa dư, thời tiết khác biệt với quê nhà nên khóa an cư cũng theo đó mà thay đổi để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Theo tinh thần phiên họp định kỳ của Giáo Hội tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 21 tại Auckland, Tân Tây Lan, Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 năm nay của Giáo Hội được tổ chức tại: Địa điểm:Tu Viện Quảng Đức, số 85-105 Lynch Road, Fawkner, Vic 3060 Thời gian: từ ngày 06 đến ngày 13 tháng 07 năm 2024
09/03/2024(Xem: 750)
Thông Báo thay Thư Mời tham dự Tiệc Chay Gây Quỹ tại Tu Viện Quảng Đức, Chủ Nhật 21/04/2024
01/03/2024(Xem: 5713)
Thưa quý Phật tử, Chư Tổ Sư đã dạy “Cần tu tập để giải thoát như cứu lửa đang cháy trên đầu”, vì thời gian trong đời mình còn lại quá ngắn ngũi, đừng hẹn đến ngày mai những gì mình có thể làm được hôm nay. Quý Ngài cũng nhắc nhở chúng ta “Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhất thất nhơn thân tái phục nan”, có nghĩa là “Ngàn năm cây sắt ra hoa dễ, một khi mất thân người khó được lại thân”. Đối với người đệ tử Phật chúng ta, nếu ngày nay mình không phát tâm tu tập, thì đừng mong đời mình thăng tiến trên bước đường tâm linh. Mình tự hỏi chính mình là niềm tin của mình vào Chánh Pháp có vững chắc chưa, nội lực tu tập của mình đã được tăng tiến hay chưa? Nếu chưa được tăng tiến và viên mãn thì chúng ta hãy cố gắng phát nguyện, tinh tấn tu tập để sống trọn vẹn.
08/01/2024(Xem: 3278)
Chủ Nhật 4/2/ 2024, nhằm ngày 25 tháng Chạp: 11:00 am: Lễ Cúng Tất Niên, Thượng Nêu; Cầu An, Cung tiến Chư Hương Linh; Chùa bắt đầu có bông Vạn Thọ, thức ăn Chay thuần khiết. Thứ Sáu 30 Tết tháng Chạp, nhằm ngày 9/2/24: 11:00 am: cúng Ngọ Phật. Cúng Tiến Chư Giác Linh, Chư Hương Linh; 5:00 pm: Cúng Thí Thực; 8:00 pm: Lễ Sám Hối cuối năm; 9:30 pm: Văn Nghệ Mừng Xuân; 11:00 pm: Lễ Trừ Tịch (Giao Thừa Đón Xuân Giáp THÌN 2024); Thứ Bảy Mùng 1 Tết, nhằm ngày 10/2/24: - 11:00 am: Cúng Ngọ Phật cầu Nguyện Quốc Thái Dân An. - Mừng Lễ Vía Di Lặc Tôn Phật Đầu Năm Mới. - Chư Phật tử Lễ Phật xin lộc đầu năm mới. Chủ Nhật Mùng 2 Tết, nhằm ngày 11/2/24: - Lễ Hội Mừng Xuân Giáp Thìn 2024. - Chương Trình Văn Nghệ Xuân Đặc Biệt. Thứ Ba Mùng 4 Tết, nhằm ngày 13/2/24: 7:00pm: Khai Kinh Dược Sư Cầu An Năm Mới. Thứ Bảy Mùng 8 tháng Giêng, nhằm ngày 17/2/24: Lúc 8:00 pm: Dâng Sớ Cầu An Năm Mới . Chủ Nhật 25/2/24, nhằm 16 tháng Giêng: Hành Hương Thập Tự, Cúng Rằm tháng Giêng.
29/10/2023(Xem: 7672)
Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.
05/04/2023(Xem: 19743)
Trang nhà Quảng Đức vừa thành lập Youtube Channel với nickname: Quang Duc Productions để phổ biến tất cả những video bài giảng của Chư Tôn Đức Tăng Ni trong các Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu trong 20 năm qua và vài mươi năm tới. Do vậy, kính mời Chư Tôn Đức và quý Phật tử từ bi hoan hỷ vào link này (bên dưới) và bấm vào chữ “Subscribed” & cái chuông bên cạnh (đầu trang bên phải) để khi có clip mới thì sẽ được tự động sẽ nhận Thông báo,xin lưu ý, chỉ bấm 1 lần duy nhất thôi, nếu bấm 2 lần sẽ vô hiệu hóa, phải bấm lại lần 3), xin Chư Tôn Đức và quý Phật tử hoan hỷ giúp phổ biến thông báo này dùm để ủng hộ Trang Nhà Quảng Đức. Chân thành cảm ơn Chư Tôn Đức và quý Phật tử.
28/03/2024(Xem: 96)
29/3/2024: Good Friday Appeal, Ngày Lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh, hỗ trợ Bệnh Viện Nhi đồng Hoàng Gia tại Melbourne để bệnh viện có điều kiện tốt hơn giúp các cháu.
22/03/2024(Xem: 248)
Phật tử: QUÁCH (TÔ) KIM LANG Pháp danh: DIỆU THẢO Sinh ngày: 15/12/1951 (Tân Mão) tại Sa Đéc, Đồng Tháp Vãng sanh lúc 5:18am ngày 20/03/2024, nhằm ngày 11/02/Giáp Thìn tại bệnh viện Austin, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi Hưởng thọ: 74 tuổi
21/03/2024(Xem: 771)
Phật tử: NGUYỄN THỊ BÉ Pháp danh: DIỆU BẢO Sinh ngày: 03/07/1940 (Canh Thìn) tại Mỹ Tho, Tiền Giang Vãng sanh lúc 12:30pm, ngày 20/03/2024, nhằm ngày 11/02/Giáp Thìn tại Royal Melbourne Hospital, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi Hưởng thượng thọ: 85 tuổi
21/03/2024(Xem: 215)
Cáo Phó Tang Lễ Phật tử Bùi Thị Lầu, pd: Nguyên Quảng Giác (1951-2024)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567