- Diễn văn Khai Mạc (TT Tâm Phương)
- Đôi nét về Tu Viện Quảng Đức
- Thư Chúc Mừng của HT Tâm Châu
- Thư Chúc Mừng của HT Huyền Tôn
- Thư Chúc Mừng của HT Thắng Hoan
- Thư Chúc Mừng của HT Trí Chơn
- Thư Chúc Mừng của HT Minh Tâm
- Thư Chúc Mừng của HT Bổn Đạt
- Thư Chúc Mừng của Thủ Tướng Úc
- Thư Chúc Mừng của Tổng Toàn Quyền Victoria
- Thư Chúc Mừng của Thủ Hiến Victoria
- Thư Chúc Mừng của Thượng Nghị Sĩ Liên Bang
- Thư Chúc Mừng của Ủy Ban Đa Văn Hóa Tiểu Bang
- Thư Chúc Mừng của Thị Trưởng Moreland
- Thư Chúc Mừng của Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Úc
- Thư Chúc Mừng của Hội Phật Giáo Victoria
- Thư Chúc Mừng của Moreland Interfaith
- Thư Chúc Mừng của Từ Bi Đại Bảo Tháp
- Thư Chúc Mừng của Initiatives of Change- chu niên 20 năm (1990-2010) Tu Viện Quảng Đức
- Thư Chúc Mừng của Sở Cảnh Sát Victoria
- Lần đầu đến xứ Úc (T.Tín Nghĩa)
- Những đóng góp của Trang Nhà Quảng Đức
- Hành Trạng của BT Quảng Đức (HT Bảo Lạc)
- Một Ngày Có Bốn Mùa (bài viết của HT Như Điển kỷ niệm 20 năm TV Quảng Đức, do PT Diệu Danh diễn đọc)
- Bồ Tát Quảng Đức và Tu Viện Quảng Đức (Bài viết của HT Thích Trường Sanh Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
- Trồng sen trên tuyết (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng về xây chùa Việt ở hải ngoại)
- Xúc Động Và Ngưỡng Mộ...(Hoang Phong)
- Phật sự viên thành (Nguyên Lượng)
- Gia Đình Phật Tử Quảng Đức (Nguyên Dũng)
- Quảng Đức Đạo Ca (Quảng Tịnh)
- Cảm niệm về một Tu Viện (T. Viên Thành)
- Trang Nhà Quảng Đức (Huệ Trân)
- Cảm nghĩ về mái chùa... (TN Như Tuyết)
- Thời gian & kỷ niệm (Nguyên Như)
- Nhớ về mái chùa xưa (N.Bá Phụng)
- 20 năm kỷ niệm... (Hồng Hạnh)
- Về Chùa làm công quả (Thanh Phi)
- Lá Thư Từ Phương Xa (Tâm Minh)
- Hình Ảnh Ngôi Chùa.. (Hải Hạnh)
- Bồ Đề Đạo Tràng... (Nhị Tường)
- Một Chút Gì Khó Quên (Thục Đức)
- Cảm ơn Trang Nhà..( Diệu Trí)
- Đôi nét về Thầy Trụ Trì (Q. Hương)
- My Appreciation (Cheryl Jones)
- Chặng đường 20 năm (Tâm Huệ)
- Vạn dặm nghìn trùng... (Dương Kinh Thành)
- 20 năm nhìn lại (Võ Đại Sinh
- Cảm niệm công đức (Hiền Nhân)
- Thơ: Mừng Khánh Lễ (T. Hạnh Niệm)
- Thơ: 20 năm TVQĐ (T. Nhật Tân)
- Thơ: Mừng chu niên (T. Viên Tịnh)
- Thơ: Gốc Trời Quảng Đức (TN. Giới Hương)
- Thơ: Tu Viện Quảng Đức (Tuệ Kiên)
- Thơ: 20 năm Quảng Đức (Lâm Như Tạng)
- Thơ: Tinh thần Bồ Tát (Tuệ Nga)
- Thơ: Ân Tình Bồ Tát... (Phổ Nguyệt)
- Thơ: What I like about.. (Helen QTN)
- Thơ: Mạng lưới Quảng Đức (Tâm Quang)
- Thơ: Mừng chu niên Tu Viện Quảng Đức
- Thơ: Lửa thiêng (Quảng Từ Vân)
- Nhạc: Mừng chu niên 20 năm TVQĐ
- Nhạc: Quảng Đức Mái Chùa Chung
- Nhạc: Chiếc Cầu Từ Bi
- Nhạc: Tu Viện Quảng Đức
- Nhạc: Ánh Hào Quang Quảng Đức
- Nhạc: Đạo Tràng Quảng Đức
- 20 Năm (1990-2010) Sinh Hoạt của Tu Viện Quảng Đức trên xứ Úc
- 20 Years Activities
- Ghi chép nhật ký 20 năm
- Diary notes of 20 Years
- Phương danh Phật tử cúng dường
- Ban Tổ Chức Lễ Mừng Chu Niên
- Danh sách Phật tử đóng góp 20 năm
- Cảm tưởng của 3 thế hệ
- Hình: ngày 22-10-2010 - Lễ An Vị
- Hình: ngày 23-10-2010 - Cung An Chức Sự
- Hình: ngày 24-10-2010 - Lễ chính thức
- Hình: ngày 24-10-2010: Lễ Chẩn Tế (Mông Sơn Thí Thực Cô Hồn) tại Tu Viện Quảng Đức
- Tường thuật Lễ Chu Niên 20 Năm TVQĐ
- Ấn phẩm Kinh Sách của TVQĐ
- Chuỗi Nhân Duyên (T.T.Nhật Hưng)
- Tri Ân Tu Viện Quảng Đức (thơ)
- Nhân duyên gặp Thầy & Trang Nhà Quảng Đức
Vài cảm nghĩ về
MÁI CHÙA QUẢNG ĐỨC
Mái chùa thắm đượm tình thương
Là nơi muôn loại đồng nương tựa về
Những người con Phật xa quê
Mái chùa sưởi ấm vỗ về tâm linh
Mái chùa nói chung là nơi sưởi ấm tinh thần, vừa là điểm tựa nuôi dưỡng tâm linh. Mái chùa bao giờ cũng gần gũi thân quen đối với mọi người dân Việt. Ở đâu có ngôi chùa là ở đó có những người con Phật quy tụ về. Hay nói ngược lại, ở đâu có người dân sinh sống là ở nơi đó có ngôi chùa thân thương xuất hiện. Nếu sự xa vắng thiếu thốn mái ấm của ngôi chùa thì đó cũng là sự trống trải, lạnh nhạt thiếu thốn của tâm linh.
Ngày xưa, ngôi chùa ở làng quê thường là “ ngôi chùa chung” ngôi nhà gia đình cho tất cả những người dân làng sống ở đó, thường thì không phải riêng một người sáng lập, mà hầu như của tất cả người dân làng xây dựng nên. Vì vậy tục ngữ dân gian có câu: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”.
Ngày nay ở hải ngoại có khác đi nhiều, người sáng lập khai sơn tức là vị Trụ Trì trọng trách rất lớn, phải lo việc đối nội, đối ngoại, nhất là ký sổ nợ ngân hàng từ 10 năm, 20 năm hoặc là hơn thế nữa, mới hoàn tất một ngôi chùa.
Tuy nhiên không phải ngôi chùa nào cũng được xây dựng theo lối kiến trúc chạm trổ hoa văn, chùa mái cong lợp ngói đỏ, có cả Phụng Rồng uốn lượn một cách dễ dàng như ở quê nhà.
Như ở Melbourne vùng Fawkner, đặc biệt có TT Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, trong suốt thời gian 20 năm đã trải qua nhiều khó khăn thử thách. Bằng tất cả tâm huyết và hoài bão Thầy đã sáng lập một ngôi Già Lam khang trang rộng lớn và ngôi Bảo Tháp Tứ Ân uy nghiêm thanh tịnh mang đậm nét đặc thù của văn hóa quê hương.
Quả thật, Thầy không ngại gian nan, không từ khó nhọc để hoàn thành bổn nguyện và hạnh nguyện: “ Hoằng pháp vi gia vụ, Lợi sanh vi bổn hoài”, nên Thầy đã dấn thân vào con đường Bồ Tát hạnh, vì lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Bên cạnh đó TT Phó Trụ Trì cũng là một sứ giả của Như Lai đã kề vai gánh vác, chia sẻ mọi trọng trách trên con đường hoằng hóa lợi sanh nơi xứ người. Khi một cây đại thọ rợp tàng che mát thì không thể thiếu những cành lá xum xuê. Đó là những bàn tay và khối óc lẫn tài sức của hầu hết những Phật tử gần xa, và đặc biệt là những vị cận sự. Họ là những cánh lá dẽo dai, là hạt mầm rắn chắc đã được gieo trồng suốt quãng đường dài 20 năm. Thầy trò gần gũi, sát cánh đồng cam cộng khổ, vượt mọi khó khăn để tạo dựng một sản phẩm Y Báo trang nghiêm cao rộng. Họ đến với chùa bằng tất cả tấm lòng, xem mái chùa là tổ ấm gia đình, cùng nhau hộ trì góp phần công quả. Thật đúng với câu:
“ Chùa là tổ ấm ta về
Chung tay vun đắp chẳng nề hà chi
Công phu, công quả, hộ trì
Già Lam hưng thịnh phước gì lớn hơn”
( Chân dung người Phật Tử)
Chùa chiền phát triển, thiền môn hưng thịnh một phần do những hộ pháp tín tâm, đắc lực. Họ biết xả thân trong công việc, không nề hà cực khổ. Có lần tôi được nghe Thầy Trụ Trì tâm sự là ở đây có những bác lớn tuổi, chân tay yếu đuối, thế mà vẫn thức khuya dậy sớm cuốn từng cuốn chả, gói từng chiếc bánh để góp phần trong công tác xây dựng.
Những hình ảnh này khiến tôi xúc động chợt nhớ hai câu thơ mà Ôn Từ Đàm đã dạy:
“ Cực Lạc, cực khổ song song
Hai đường đều cực biết dong đường nào”
Người tu hành “ Tam thường bất túc” chay lạc đạm bạc, đời sống giản dị. Cực để tu, để học, để hành, thì cái cực đó sẽ đưa đến cái Lạc, cái an vui giải thoát Niết Bàn. Còn người thế gian, vì không biết tu, không được soi sáng bởi giáo lý của Đức Phật, đêm ngày tất bậc làm việc cực nhọc, nhưng cuối cùng rồi cũng khổ, cũng luân hồi trong lục đạo. Do vậy tôi cảm nghĩ những Phật tử tại gia hiện nay được nhiều diễm phúc, gặp Thầy hiền bạn tốt soi đường chỉ lối, nhờ đó mà hiểu được Phật pháp, tin sâu nhơn quả, phát khởi tâm thù thắng dõng mạnh để vun trồng thiện căn, tích chứa phước đức; và giờ đây những hạt giống Bồ Đề đã sinh sôi nẩy nở, đơm bông kết trái tỏa ngát hương thơm.
Hôm nay vào mùa Xuân tiết trời ấm mát, không khí trong lành, hoa lá chen nhau đua nở, chim chóc ríu rít hót ca hòa cùng niềm hân hoan, phấn khởi của muôn người con Phật. Nơi Bảo Điện uy nghiêm, hương trầm quyện tỏa, ai ai cũng tràn ngập sự vui mừng hướng về Đức Từ Phụ tỏ lòng thành kính, cúi đầu đảnh lễ:
“Đàn con dại từ lâu vất vưởng
Hôm nay trông thấy đạo huy hoàng...”
Ánh Đạo vàng chiếu rọi khắp mọi nơi, giọt mưa pháp thấm nhuần tất cả chỗ. Cúi lạy Đức Từ Tôn, trên lộ trình dài chúng con nguyện sẽ làm hành giả tiếp tục đi và đi nữa, đi theo bước chân xuất thế của Ngài, về đến nơi Bảo Sở là quê hương thật sự an vui vĩnh hằng.
“Đã một ngày gần, nguyện xin gần mãi
Theo gót Ngài muôn kiếp Thế Tôn ơi”.
Chùa Diệu Âm năm Canh dần (2010)
Thích Nữ Như Tuyết
( Xin gởi tặng những Phật tử nơi Tu Viện Quảng Đức)