Đại lễ Khánh thành Tu viện Quảng Đức - Melbourne- Australia
Đạo từ Lễ Khánh thành Tu viện Quảng Đức
Nguồn: www.quangduc.com
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni,
Kính thưa toàn thể quý đồng hương Phật tử,
Trong Kinh Di Giáo, có một đoạn đức Phật dạy các tỳ- kheo rằng: "Này các con, hãy vì lòng từ bi rộng lớn, đi gieo rắc hạnh phúc cho đời. Ðừng đi trùng nhau trên cùng một ngả đường. Các con hãy truyền đạo mầu nhiệm cho đời hiểu thế nào là cuộc sống cao cả, trong sạch, hoàn toàn và gương mẫu. Theo lời dạy ấy, các đệ tử xuất gia của Phật đã nối tiếp nhau thực hiện một cuộc truyền bá chánh pháp rộng rãi, mang ánh đạo vàng gheo rắc khắp chốn nơi, từ những chốn đô thị phù hoa cho đến những thôn làng hẻo lánh, từ tiểu quốc này đến tiểu quốc khác, từ lục địa này sang lục địa kia... Trải bao thế kỷ, bước chân của các tỳ-kheo đệ tử Phật—những kẻ xuất ly không nhà—đã in dấu trên khắp toàn cầu, mang lại ánh sáng giác ngộ và hương vị giải thoát cho mọi chúng sinh. Sự hoằng truyền Chánh pháp, theo lời khải thị của đức Phật, đã trở thành sứ mệnh cao cả truyền thống của đệ tử Phật, đặc biệt là đối với các vị đệ tử xuất gia, bậc trưởng tử, được mệnh danh là "Sứ giả Như Lai"— những người trực tiếp mang thông điệp Từ Bi và Trí Tuệ của Ðức Phật đem vào cuộc đời.
Dần dà, trong hoàn cảnh mới, thời đại mới, các sứ giả Như Lai không thể thực hiện đời sống không nhà cũng như hạnh khất thực, nhưng sứ mệnh hoằng pháp vẫn được tiếp tục thực hiện, càng lúc càng mở rộng hơn, hữu hiệu hơn, qua các phương tiện của khoa học kỹ thuật hiện đại, và qua các trụ xứ tiêu biểu của đời sống Tăng-già là tu viện, chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất... Có nghĩa rằng, thay vì sứ giả Như Lai sẽ chia nhau vừa đi khất thực vừa truyền pháp, thì ngày nay, xây dựng các cơ sở Phật giáo ở khắp nơi, gần gũi với mọi thành phần nơi từng địa phương, từng đất nước. Phương thức sinh hoạt và truyền bá có đổi khác, nhưng hạnh nguyện lợi sanh, từ ngàn xưa đến nay, vẫn chỉ là một.
Từ cái nhìn đó, chúng tôi thật vô cùng hoan hỷ nhìn thấy các Tu viện, Tự viện Phật giáo được thành lập ở khắp nơi trên thế giới. Mỗi cơ sở Phật giáo được xây dựng ở một địa phương nào đó, không thể hiểu đơn giản như là nơi sinh sống của người xuất gia, mà phải hiểu rằng, đó là biểu tượng của Phật Pháp, là mạch nguồn trưởng dưởng đời sống tâm linh, là hình ảnh tiêu biểu của nền văn hóa đặc thoát, siêu việt, là chứng minh hùng hồn cho sự trường tồn vững mạnh của Chánh pháp.
Kính thưa liệt quý vị,
Hôm nay, Lễ Khánh Thành Tu Viện Quảng Ðức tại Melbourne, Úc Ðại Lợi, chúng tôi lại được một lần nữa hoan hỷ chiêm quan sự thành tựu của một cơ sở Phật giáo Việt-nam nơi xứ người. Với chí nguyện kiên cường, làm việc cần mẫn, Thượng Tọa Thích Tâm Phương đã từ vị trí của một người tị nạn lưu vong, kết hợp cùng chư tăng và vận động nhiều Phật tử khác để xây dựng nên cả một Tu viện Phật giáo nguy nga như thế này. Sự có mặt của Tu Viện Quảng Ðức ở nơi đây, không chỉ là sự định hình của Phật giáo tại địa phương, mà còn là sự góp mặt của cả một truyền thống văn hóa Việt-nam nơi xứ người. Nơi đây, ngoài việc tu tập và sinh hoạt hàng ngày theo truyền thống của tăng sĩ, các Thầy còn tổ chức nhiều chương trình hướng dẫn, giảng dạy Phật Pháp và phương thức tu tập cho Phật-tử Việt-nam lẫn ngoại quốc; mở lớp dạy Việt ngữ cho con em lớn lên ở vùng đất hứa; thực hiện một trang lưới điện toán www.quangduc.com,song ngữ với lượng bài vở vô cùng phong phú và đa dạng để phổ truyền Phật Pháp khắp nơi. Những công trình hoằng pháp này, đã được chư Tăng tại Tu Viện Quảng Ðức thực hiện từ nhiều năm qua. Cho nên, tuy nói là Khánh Thành Tu Viện Quảng Ðức hôm nay, mà kỳ thực là các Phật-sự đã được tựu thành từng ngày, từng giờ, qua hạnh nguyện và sự nỗ lực phi thường của chư tăng nơi trụ xứ này từ lâu rồi.
Dầu sao, trên phạm trù tục đế, một thời điểm để kỷ niệm, đánh dấu sự khởi đầu cho một giai đoạn, một sự thành tựu trong bước phôi thai, làm đà tiến cho những bước kế tiếp là một việc làm cần thiết và hữu ích. Ðó là lý do và là ý nghĩa của Lễ Khánh Thành Tu Viện Quảng Ðức hôm nay. Xin hết lòng tán dương công đức hoằng pháp của Thượng Tọa Thích Tâm Phương cùng chư Tăng và Phật-tử tại địa phương này.
Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho mọi Phật sự của Tu viện được tựu thành viên mãn. Xin chân thành tri ân các cấp chính quyền Úc Ðại lợi, chính nhờ sự giúp đở vô giá của quý vị mà người Việt nói chung, Phật tử Việt Nam nói riêng đã có được một cuộc sống ổn định, an lạc trên đất nước tự do, lý tưởng và tràn đầy hy vọng này.
Nam Mô Thành Tựu Trang Nghiêm Công Ðức Phật.
Reply to the Welcome Address
Quang Duc Opening Ceremony
By Most Venerable Thich Ho Giac
Deputy-Rector of Unified Vietnamese Buddhist Congregation
President of Executive Council of United Vietnamese Buddhist Congregation in America
Nam Mo Sakya Muni Buddha
Most Venerable Monks, Nuns and Lay Buddhists,
Distinguished Guests, Ladies & Gentlemen,
In the Last Word Sutra, the Lord Buddha has said : " Go forth, O! Bhikkhus, for the welfare of the many, for the happiness of the many, for the good, well-being and happiness of gods and men. You should avoid walking the same. Preach the sublime Dhamma, excellent in the beginning, excellent in the middle, excellent in the end. Proclaim the Holy Life, altogether perfect and pure"
Following these teachings, all disciples of the Buddha has been connected going back through time to perform the act of transferring to each generation the Dharma (Buddha's teachings). They have brought the holy light of Buddhist doctrine sowing its seed from one place to other, from the sophisticated cities to isolated villages, from this country to that, from one continent to another. Transferring the Dharma, following the advise of Buddha, has become a great mission and tradition of Buddha's disciples, particularly the Monks and Nuns, who are called the " Messengers of Tathagatha/Buddha" – those directly providing the message of compassion and wisdom of the Buddha to all life.
Over the centuries, the footsteps of Buddha disciples the, Bikkhus – Monks and Nuns – who left their homes traveling far to live the homeless life, spreading the Dharma – have been imprinted along the travel and trade routes across the globe, carrying the enlightenment, the light and liberation perfume for all sentient beings, everywhere as has been possible to reach.
Over time, things have changed and coming into this modern age, the messengers of Tathagatha can't perform the homeless vows and live completely through begging alms any more. Today, Monks and Nuns are required to live in monasteries and temples and not literally walk the roads as they once did. However, the Dharma propagating mission as it oonce was, still continues to be delivered. Today preaching is conveyed more effectively, through modern technological means, printed texts, tapes, video, but still through the temples, monasteries of the Buddhist Sangha.
The messengers still have to seek alms through donations, gifts and other means and teach the Dharma at the same time. These days they do this nowadays through building Buddhist temples everywhere, such as in local neighborhoods, in isolated regions, among the poor and among the rich, in modern states diverse cultures and nations around the earth.
It should be noted however as I have mentioned, though the activities and ways in which Dharma propagation has been changed as have the times, the vows towards serving all sentient beings, have remained as they always have from the ancient times of the Buddha, right up to now, as was the original message from the Buddha, consistently since his day.
From that point of view, I have great pleasure to see the Buddhist monasteries, temples have established everywhere in the world and that every Buddhist site can be found in some locality. However we must not simply see such places as a house of Monks and Nuns, but we must comprehend these sites as a symbol of the artery carrying the life-blood towards all cultivating the spiritual life. Temples and Monasteries and other religious sites, symbolize characteristics of an enlightened culture, they represent the supreme heights to which we can attain, and demonstrate forever the everlasting stability of Buddha-Dharma.
Ladies and Gentlemen,
Today, at this the Open Day of the Quang Duc Buddhist Monastery in Melbourne, Australia, once again, I have the great pleasure to see the success of a Vietnamese Buddhist organization operating internationally beyond its original home providing service to all.
With his stable vows and his steadfast right efforts, the Very Venerable Thich Tam Phuong, who came from a position of that of a refugee, has worked together with the Monks, Nuns and Buddhist followers of Melbourne and elsewhere to build this magnificent monastery and tribute top the Dharma. The Quang Duc Monastery has arrived through this magnificent combined effort of all concerned, has manifested into this wonderful place today, not only an established local Buddhist organization , but also as a major contributor to significantly promoting and maintaining Vietnamese culture internationally.
Here, beside the daily practice of Buddhism, Monks and Nuns also have organized Buddhist activities and programs to teach Buddhist doctrine, and practice for Vietnamese and all other cultural groups of people making up the Australian community who also seek enlightenment and relief from suffering.
Quang Duc Monastery staff followers and supporters have also opened the Vietnamese language school for children who will grow up in this great English speaking land of opportunity, being taught to maintain their Vietnamese language and culture. The Quang Duc Buddhist bilingual website www.quangduc.com is well established as a major resource providing the Dharma throughout the world an electronic Buddhist library rich with information and Buddhist documents of the two traditions, that of Theravada and Mahayana vehicles.
These wonderful propagating activities have been performed by all concerned within the Quang Duc Monastery and therefore, today, we say " Welcome to the Inaugural Quang Duc Monastery Day ", but keeping in mind that it is really all Buddhist activities throughout time and space that have contributed to the success of this day. Every day, throughout time through the Bodhisattva vows and the extraordinary efforts of Monks and Nuns from long time ago to present in this Monastery and elsewhere this effort has borne rich and valuable fruit . In the secular point of view, the time of this anniversary, marks a particular point in time, the completion the first step, which motivates action towards the next steps ongoing towards necessary and useful action and attainments. That is the reason the aim and significance of this Opening ceremony of Quang Duc Monastery today.
I would like to make a good comment towards the Very Venerable Thich Tam Phuong and all the Monks, Nuns, local Buddhists and supporters. I pray the Lord Buddha blesses you all and your Buddhist activities at Quang Duc towards ongoing success throughout your lives . I also thank all Australian people and all levels of the Australian Governments state and federal, for their invaluable support towards the Vietnamese community in general and our Vietnamese Buddhist followers who have enjoyed a good life, happiness and stability, enjoying the democratic ideals full of hope and freedom with in this wonderful nation.