Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về Tác Giả

06/11/201014:54(Xem: 3385)
Về Tác Giả


BÁT CHÁNH ĐẠO
Con Đường Đến Hạnh Phúc

Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana
Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh

Về Tác Giả

batchanhdao-cddhp-tacgiaThiền Sư Henepola Gunaratana xuất gia năm mười hai tuổi ở Malandeniya, Tích Lan. Năm 1947, ở tuổi hai mươi, ngài thọ giới trọng ở Kandy. Ngài đã theo học tại trường Đại học Cộng Đồng Vidyasekhara (Vidyasekhara Junior College) ở Gumpaha, đại học Vidyalankara ở Kelaniya và trường đại học Truyền Giáo Phật giáo (Buddhist Missionary College) ở Colombo. Sau đó Sư chuyển đến Ấn Độ để làm nhiệm vụ truyền giáo trong thời gian năm năm cho hội Mahabodhi, phục vụ người Harijana (thuộc giai cấp hạ tiện) ở Sanchi, Delhi, và Bombay. Sau đó Sư trải qua 10 năm truyền giáo ở Malaysia, làm nhiệm vụ của người cố vấn tôn giáo cho Hội Sasana Abhivurdhiwardhana, Hội Truyền Giáo Phật giáo, và Liên Đoàn Thanh Niên Phật Giáo (Buddhist Youth Federation) ở Malaysia. Sư là giảng sư ở trường Kishon Dial và trường Temple Road Girls’ và là viện trưởng của viện Phật Học ở Kuala Lumpur.

Theo lời mời của Hội Sasana Sevaka, Sư sang Mỹ năm 1968 để làm tổng thư ký cho Hội Chùa Phật giáo (Buddhist Vihara Society) ở Washington, D.C. Vào năm 1980, Sư được bầu làm chủ tịch của Hội. Trong những năm ở Vihara, từ 1968 đến năm 1988, Sư đã dạy nhiều khóa giáo lý, tổ chức các khóa an cư tu thiền và đi thuyết pháp khắp nơi trong nước Mỹ, Canada, Âu Châu, Úc, Tân Tây Lan, Phi Châu, và Á Châu. Ngoài ra, từ năm 1973 tới năm 1988 thiền sư Gunaratana đã giữ chức vụ là tuyên úy Phật giáo ở đại học American.

Sư cũng đã hoàn tất việc học vấn của mình với bằng tiến sĩ về triết học ở đại học American. Sư đã dạy nhiều khóa về Phật giáo ở đại học American, đại học Georgetown, và đại học Maryland. Nhiều sách và bài viết của Sư đã được xuất bản ở Malaysia, Ấn Độ, Tích Lan, và Mỹ. Quyển sách Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness in Plain English) đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và phát hành trên toàn thế giới. Một bản dịch tiếng Thái đã được chọn để sử dụng trong chương trình học bậc trung học ở khắp Thái Lan.

Từ năm 1982 thiền sư Gunaratana đã giữ chức vụ Chủ Tịch của Hội Bhavana, một tu viện và cũng là trung tâm tu thiền ở một khu rừng của miền Tây Virginia (gần thung lũng Shenandoah), mà Sư đã cùng với Matthew Flickstein thành lập. Thiền sư Gunaratana hiện trú xứ ở Hội Bhavana, nơi Sư thường tổ chức các lễ thọ giới xuất gia, dạy dỗ tăng ni, và tổ chức các khóa tu thiền cho cư sĩ. Sư thường đi hoằng pháp và hướng dẫn tu thiền khắp nơi trên thế giới.

Vào năm 2000, thiền sư Gunaratana đã được đại học Vidyalankara tặng thưởng huân chương vì những thành tựu vượt bực trong cuộc đời của Sư.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 6027)
Bernard Glassman, Viện trưởng của Cộng đồng Thiền ở New York, và Trung tâm Thiền ở Los Angeles. Tốt nghiệp tiến sĩ Toán Ứng Dụng, ông là kỹ sư không gian của hãng McDonnell-Douglas, trong chương trình gửi người lên Mars những năm 1970. Khi tôi bắt đầu học Thiền, thầy tôi cho tôi một công án, một câu hỏi Thiền để tôi trả lời: “Làm sao đi xa hơn đầu ngọn cờ một trăm thước?” Ta không thể dùng lý trí để trả lời công án này hay bất cứ câu hỏi Thiền nào một cách logic. Tôi quán chiếu một thời gian dài, rồi thưa với thầy: “Câu trả lời là phải sống một cách trọn vẹn”.
25/09/2010(Xem: 4942)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...Nghiệp là gì? Theo từ nguyên, nghiệp, tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma, có nghĩa là hành động cótác ý (volitional action). Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt động của thân, miệng và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành động (tạo tác) nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động ấy chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm.
22/09/2010(Xem: 8739)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567