Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ Diệu Đế - Bài Thiền Quán Số 1

12/06/201121:24(Xem: 3422)
Tứ Diệu Đế - Bài Thiền Quán Số 1

TỨ DIỆU ĐẾ - BÀI THIỀN QUÁN SỐ 1
1.Tám loại khổ
2. Ba loại khổ

daukho

Tám loại khổ

(i) Sinh:
* Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ
khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.

* Không những chỉ có sự đau đớn lúc chào đời mà thôi, ta còn trải qua
những đau khổ của lão, bệnh và tử.

* Cuối cùng, nó dẫn đến sự chia lìa ngoài ý muốn (với thân thể ta cho đến những
thứ mà ta quyến luyến).

* Sinh là trú xứ của phiền não, vì khi chào đời, ba thứ độc (tam độc)
cũng phát khởi và ta không thể nào có hạnh phúc, thay vào đó, ta chịu
đau khổ trong thân và tâm.

* Sinh được liên kết với những khuynh hướng tập khí tiêu cực, qua đó ta rất
quen với những vọng tưởng phiền não, khiến cho tâm ta bị chúng chỉ
huy và khống chế.

(ii) Lão:
* Bắt đầu ngay sau khi ta chào đời.

* Thân thể đẹp đẽ của ta bị hư hoại và ta mất đi vẻ đẹp. Một bậc thầy đã bình
luận: “Tuổi già đến chầm chậm là điều tốt, bởi vì nếu nó ập đến, sẽ có biết
bao nhiêu đau khổ.”.

* Sức mạnh và những giác quan của ta yếu đi.

* Sự thưởng thức đời sống qua các giác quan yếu dần.

* Ngài Jeng-nga-wa dạy rằng: “Nỗi đau của cái chết kinh khủng nhưng ngắn
ngủi, còn sự lão hóa thì đáng sợ biết chừng nào!”.

(iii) Bệnh:

* Đau đớn và khổ não gia tăng và ít khi vắng mặt. Điều này tạo ra sự đau khổ tinh thần.

* Ta phải uống thuốc và ăn những món không ngon miệng v.v…, trải qua những cuộc giải phẫu.

* Ta mất sinh lực và không còn ham muốn những thứ lôi cuốn.

* Khi ta bệnh, đôi khi ta không thể nhìn những món ăn ta thích mà không cảm thấy ngao ngán.

(iv) Tử:

* Ta phải chia lìa với những điều ta thích.

* Ta phải chia tay với người bạn đời, thân quyến và bạn bè.

* Ta còn phải xa lìa vật sở hữu quý báu nhất của mình, tức thân thể ta.

* Khi chết, thân thể ta có thể chịu nhiều đau khổ.

(v) Gặp những gì không vừa ý:

* Chỉ cần gặp kẻ thù hay những người ta không thích là ta đã cảm thấy
không vui lòng.

* Lúc nào ta cũng lo ngại kẻ thù sẽ hại ta ra sao.

* Ta sợ nghe người khác nói những lời không vui, chỉ trích ta v.v…

* Ta sợ phải đối diện với cái chết, dù đó là điều hiển nhiên.

(vi) Chia lìa với những điều vừa ý:

* Khi phải chia tay với một người thân, tâm ta nặng trĩu âu sầu.

* Ta nhớ những người và vật mà ta phải chia xa.

* Ta thường không có dịp gặp lại những gì ta đã mất và khi chết, ta phải chia lìa với mọi thứ, ngay cả thân thể ta.

(vii) Không được những gì ta muốn:

* Ta bị thất vọng nặng nề khi ta làm việc tích cực để đạt được điều gì, nhưng lại không thành công.

* Tệ hơn nữa, khi ta làm việc tích cực vì một điều gì, nhưng đối thủ của ta lại đạt được những gì ta tìm kiếm.

* Ta tốn nhiều công sức để thỏa mãn những nhu cầu của mình, nhưng không
có gì bảo đảm là ta sẽ nhìn thấy kết quả của công lao này.

Ngũ uẩn (năm thành phần cấu tạo):

* Đây là năm uẩn ô nhiễm mà ta chuốc lấy từ nghiệp lực và phiền não.

* Chúng là điều chứa những đau khổ ta phải trải qua trong tương lai.

* Dựa trên những uẩn này, ta cảm nhận khổ vì đau khổ, khổ vì thay đổi và khổ vì
điều kiện.

Ba loại khổ

(i) Khổ vì Đau Khổ:

* Quán chiếu những cảm giác đau khổ mà ta đã trải qua. Cái đau khi thân thể ta bị thương; nỗi khổ tâm vì điều này và vì người khác không tử tế với ta.

(ii) Khổ vì Thay Đổi:

* Quán chiếu khi ta xem những cảm giác vui sướng là hạnh phúc hoàn hảo,
không vướng khổ và mang đến cho ta hạnh phúc vĩnh cữu.

* Rồi quán chiếu rằng những cảm giác vui sướng này sẽ chắc chắn thay đổi và
ta lại không tránh được đau khổ.

* Nghĩ đến lúc ta ăn một món ngon, thấy nó ngon vô cùng, nhưng nếu ăn
nhiều quá, ta sẽ no rồi cảm thấy khó chịu. Nếu ta ăn quá nhiều, ta sẽ không thể
nào nhìn món ăn này nữa.

* Nếu ta lạnh và ra ngồi ngoài nắng, ta thấy ấm, nhưng nếu ngồi quá lâu, ta sẽ bị cháy da.

* Đây là nỗi khổ vì thay đổi: Nó là sự vắng mặt tạm thời của khổ nhưng không thể
mang đến cho ta sự sung sướng lâu dài. Tất cả những niềm vui sướng của ta đều
là như thế.

(iii) Khổ vì Điều Kiện

* Điều này nói về các uẩn bị ô nhiễm.

* Quán chiếu rằng, ngày nào ta còn tái sinh trong thân ngũ uẩn ô nhiễm này, ta sẽ
phải tiếp tục trải qua muôn vàn đau khổ.

Sau khi quán chiếu các nỗi khổ khác nhau theo cách này, ta hãy khởi tâm nhận rõ rằng kiếp sống luân hồi của ta đầy đau khổ.
Nhận ra điều này, ta hãy khởi tâm nhàm chán những nỗi khổ cũng như các thú vui trong kiếp luân hồi, bởi vì chúng quyện chặt vào nhau.
Qua đó, phát nguyện mạnh mẽ rằng ta sẽ nhận diện nguồn gốc của những nỗi khổ và quyết tâm loại trừ chúng.


Ghi chú:Xin hồi hướng công đức đến sự toàn giác của tất cả chúng sinh. Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Quan Âm Thiền Phật Học Viện, Lozang Ngodrub, Lozang Pema dịch và hiệu đính tại Brisbane, Queensland, tài liệu phân phát nhân dịp Ani Lozang Tsewang hướng dẫn bàn luận và thiền luận về đề tà̀i trên tại Chùa Linh Sơn, 89 Rowe Terrace, Darra Queensland, vào ngày 21 tháng 7 năm 2007.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2020(Xem: 14753)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
13/03/2020(Xem: 20000)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
11/10/2018(Xem: 8106)
Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.
29/09/2018(Xem: 9639)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
15/12/2017(Xem: 87609)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137861)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28584)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15584)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 9908)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 16531)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]