Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Lời Vàng

08/04/201311:45(Xem: 16907)
Kinh Lời Vàng

 

Kinh lời vàng

Tác giả: Dương tú Hạc

Dịch giả: HT Thích Trí Nghiêm

---o0o---

klv

Mục Lục

LỜI TỰA

Quyển Kinh Lời Vàngnày nguyên danh là " Phật Giáo Thánh Kinh " do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa). Nữ Phật tử đã dày công trích yếu trong ba Tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận, những đoạn cốt yếu cao siêu, thích ứng, thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu.

Trích yếu ba tạng gồm có 175 bộ vừa Kinh, Luật, Luận. Tổng số được mười vạn lời.

Những bộ Kinh vĩ đại nhất của Phật Giáo đều có mặt ở trong này là như : bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, bộ Tạp Thí Dụ 80 quyển, bộ Hoa Nghiêm 80 quyển. Riêng bộ Hoa Nghiêm được trích dẫn đến 80 lần.

Một công trình biên khảo ngần ấy giáo điển tập thành một quyển Kinh tổng hợp đầy đủ năm Thừa giáo lý từ thấp lên cao. Nội dung phân khoa chia mục trình bày thứ tự theo phương pháp khoa học rất dễ hiểu, khiến cho độc giả sau khi đọc xong tiện bề thu thập ghi nhớ, tránh được nỗi phiền phức phải lẫn quẫn trong rừng giáo lý.

Còn về nội dung hay dở thế nào, lẽ dĩ nhiên xin độc giả gắng đọc rồi sẽ biết.

Muốn thay cho lời tựa này được đầy đủ ý kiến, dịch giả xin dịch hai bức thư bằng Hán văn sau đây : Một của dịch giả xin phép biên giả để dịch in, một cuả biên giả phúc đáp vui lòng đồng ý.

Thích Trí Nghiêm

Phật lịch 2506
Nha Trang ngày 20 tháng 10 năm Nhâm Dần
( Tức ngày 16 tháng 11 năm 1962)

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Tôi Tỳ Kheo hiệu TRÍ NGHIÊM kính gởi thư này đến Dương Tú Hạc nữ Phật tử, vui lòng xem xét.

Thưa Bà.

Tình cờ tôi gặp được quyển " Phật Giáo Thánh Kinh" sau khi tôi xem xong bài tựa mới biết Bà đã nhiều năm lắm công, say sưa với ba Tạng Giáo lý mà biên chép thành. Và sau khi đọc kỹ trọn quyển, tôi nhận thấy nội dung Giáo lý và lối phân khoa chia mục rất có giá trị, từ xưa đến nay những kẻ biên chép Giáo lý chưa từng sánh kịp. Do đó nên tôi muốn phiên dịch và ấn hành để truyền bá Giáo lý của Đức Phật Đà. vậy nên tôi mới gởi thư này đến xin Bà vui lòng cho tôi được mãn nguyện.

Thưa Bà.

Sở dĩ tôi muốn làm việc này, không phải tôi, vì tôi mà là vì lợi ích cho kẻ khác, cũng như ý nguyện của Bà vậy.

Nguyên do tôi thấy bài tựa của Bà ở đầu Kinh có 4 điều chí nguyện, trong điều thứ 4 có nguyện rằng : " Tôi xuất bản quyển Kinh này với ý định là muốn sau khi phát hành thu được tài chánh vào, còn dư ít nhiều để làm món tiền cơ sở mà kiến thiết " Quan Âm Cô nhi viện ". Vì lòng tôi rất thương yêu các em cô nhi đáng thương ấy v.v..."

Thật quí hóa quá ! Như thế là đã bộc lộ tinh thần muốn hướng Phật Giáo về với sự nghiệp từ thiện, cứu tế xã hội rất rõ rệt.

Thưa Bà.

Hiện nay tại Việt Nam chúng tôi cũng đã có một cơ sở Cô Nhi Viện của Hội Phật Giáo Việt Nam hiện đặt tại thị xã Tuy Hoà thuộc tỉnh Phú Yên. Hiện nay tại Viện đã có hơn một trăm em cô nhi bạc phước nằm ngo ngoe la khóc ngày đêm thật đáng thảm thương.

Viện này hiện do Tỉnh Hội Phật Giáo Phú Yên quản trị, và nhờ các Ni cô thường trực chăm sóc.

Về việc tài chánh để chi độ hằng ngày thì rất là thiếu thốn, cũng bởi một phần vì thời cuộc gây nên.

Vì lẽ trên nên tôi muốn dịch quyển Kinh này sang tiếng Việt văn, và đem bản dịch cho Cô nhi Viện nói trên ấn hành mà kiếm chút ít của để góp một phần tài chánh làm cơ sở mà nuôi các em cũng y như ý nguyện của Bà vậy.

Nếu được Bà hoan hỉ việc này là Bà đã ban cho hàng ngàn vạn lon sữa cam lồ pháp nhũ, các em được hân hạnh sung sướng bú mút ngày đêm. Thế thì tôi làm việc này cũng chỉ là thi hành chí nguyện của Bà chớ có khác chi đâu ?

Lại nữa, nếu được Bà đồng ý thời có hai điều lợi ích : Một là truyền bá Giáo lý của Đức Phật, hai là cứu độ những đứa con bạc phước của loài người. Vậy là chúng ta phụng thờ lòng Từ bi của Phật bằng cách cứu người như Ngài đã làm !

Và còn một điều nữa tôi xin thưa luôn : Nếu được Bà vui lòng cho tôi toàn quyền dịch in thời thật là muôn phần tốt đẹp, hoặc giả cho trong phạm vi hưũ hạn thì cũng tốt vậy.

Sau khi gửi thư này, tôi trông đợi lời phúc đáp của Bà.

Đến đây vì giấy hẹp lời quê nên không viết được nữa. Tôi xin thành tâm cầu nguyện:

TAM BẢO gia hộ : Thiện tín họ Dương, Phật tử chân chánh, thân tâm dũng mãnh, Phước Huệ song tu, Lòng Từ rộng lớn. Thọ Bồ Tát giới, Tu Bồ Tát hạnh, chúng sanh khắp nhờ, Phước Quả vô biên. Kính cầu :

Đạo an
Nay kính thư

Ký tên : THÍCH TRÍ NGHIÊM

Thư Phúc Đáp của bà Dương Tú Hạc

Kính Ngài TRÍ NGHIÊM Thượng Nhơn

Vâng đọc bức thư Pháp giáo đề ngày 20 tháng 10 âm lịch do Pháp sư Siêu Trần chuyển đến Đệ tử lấy làm vui sướng vô cùng.

Ngài là người Đức trọng Đạo cao, được bổn chúng trong nước Đệ tử kính mến từ lâu; Nhưng riêng Đệ tử chỉ vì nhân duyên còn lận đận nên chưa có thể vượt non qua bể, đến hầu Pháp với Ngài, thật nghĩ cảm cho kẻ phước mỏng này.

Đệ tử, vì nghiệp nặng chướng dày, đã tự mình cam lòng làm kẻ tín đồ Cơ đốc giáo hơn 20 năm trời rồi mới gặp cơ duyên quay về cửa Phật.

Sau khi vào cửa Phật, được nhờ các bậc Sư hữu chỉ mê khai ngộ cho đội ba phen mà chỉ mới mường tượng con đường của kiếp " Nhơn sanh đại đạo " là thế nào !

Rồi Đệ tử liền phát tâm lập chí đóng cửa xem Kinh, mới nhận thấy Phật Pháp là vĩ đại, Kinh Tạng uyên thâm là dường nào; tất cả các môn học của thế gian không làm sao sánh kịp. Do đó mới đem chổ tâm đắc trong thời xem Kinh, trích yếu chép ra biên thành quyển Phật Giáo Thánh Kinhnày.

Quyển Kinh này toàn lấy pháp thế gian và xuất thế gian của Đức Phật đã nói mà làm tài liệu cho trung tâm tư tưởng để biên trước với mục đích giải trừ kỹ nghệ nguyên tử cho xã hội nhân dân tiện bề đối với " PHẬT HỌC " mà học Phật nghiên cưú và tu trì.

Lại gặp duyên may, lúc bấy giờ có ông Bộ trưởng Quốc Gia Giáo Dục là Trương Kỳ Quânđược Ông xem đọc kỹ càng ba phen và ông công nhận là quyển sách rất hay từ trước đến nay chưa từng có. May hơn nữa, là ông đã vui lòng cho một số tiền để xuất bản quyển sách. Ấy là một nhân duyên to tát mà Phật Giáo Thánh Kinhđược ra chào đời. Được xuất bản vào mùa Phật Đản, từ năm Dân Quốc thứ 46 ( tức năm 1957 ).

Qua năm Dân quốc thứ 47 thì Đệ tử tự nguyện nhận lãnh chức Viện Trưởng cho Dục Ấu Việndo bộ Tư lệnh Không Quân sáng lập. Viện này vừa mới sáng lập với mục đích là chỉ thu dưỡng những con em của ngành Không quân mà thôi. Kể đến nay đã được 5 năm, tất cả công việc của Viện cũng được thuận lợi đẹp lòng và khả quan. Ấy cũng là nhờ nguyện lực Bất khả tư nghì vậy.

Nay nhơn Ngài có quan tâm đến quyển sách, nên mới đem tình cảnh như trên mà lược bày cho Ngài hiểu.

Còn về việc biên chép quyển sách này nếu Ngài chẳng cho là vụng về mà phát tâm dịch sang chữ Việt và đem cho Cô nhi viện của quý xứ ấn hành để góp phần cơ sở tài chánh mà nuôi các em, ấy là một nghĩa cử cao cả. Đệ tử rất tán đồng không có gì trở ngại chỉ xin sau khi in xong gởi cho vài quyển để làm kỷ niệm mà thôi, rất mong.

Cuối thư Đệ tử xin kính chúc Tâm Bồ Đề Ngài ngang với tâm Phật, công đức vô lượng.

Nay phụng phúc đáp. Kính cầu.

PHẬT AN
Đệ tử DƯƠNG TÚ HẠC đảnh lễ

Dục Ấu Viện Không Quân Đài Bắc ngày 15-12-1962( tức là ngày 19 tháng 11 năm Nhâm Dần )

--- o0o ---

Vi tính: Huệ Minh - Đoan Trang
Bìa: Minh Thông
Trình bày :Nhị Tường

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 76752)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 120947)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 24377)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13226)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 8520)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 15424)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
05/01/2015(Xem: 19037)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
31/10/2013(Xem: 17182)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
30/10/2013(Xem: 34486)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
27/05/2013(Xem: 6469)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ,Bệ Lan Nhã, bấy giờ Vua Thần (Vua A Tu La) có tên là Bà La La và Thái Tử Thần tên Mâu Lê Già có tướng sắc uy nghi, ánh sáng chói lọi, vào lúc quá nửa đêm đến chỗ đức Phật đảnh lễ rồi đứng một bên. Khi ấy, đức Phật hỏi: -Này Bà La La, có phải mọi Thần đều không bị suy thoái về tuổi thọ, hình sắc,vui vẻ, sức mạnh, cho nên các Thần thích sống trong biển lớn chăng?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567