Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2

20/05/201318:12(Xem: 9219)
Phần 2

Hư Tâm Học Đạo

HT Thích Thiện Siêu

---o0o---

Phần 2

PHONG CẢNH TÒNG LÂM

Tòng Lâm vừa là một nơi chung cùng tu học của các hàng xuất gia học Phật, vừa là cơ quan truyền bá Phật pháp, trung tâm của hàng bao tín đồ Phật giáo Trung kỳ mà họ đã góp sức chung tiền gây dựng. Chỗ này trước nguyên là một nơi chùa cũ hiệu là Kim Sơn Tự. Xây dựng trên một đồi núi thuộc bộ phận làng Lựu Biểu, tỉnh Thừa Thiên chu vi ước chùng 4 mẫu, lại có vài đồi núi khác nối tiếp chạy bọc đàng sau lưng, nhưng không cao lắm, đến nỗi án những làn gió nhẹ của biển khơi thổi lại, trái , lại chỉ làm tăng cho cảnh trí Tòng Lâm càng rộng rãi và khoáng đãng hơn, đứng trên đây ta có thể thấy rõ Kinh thành Huế và trụ cờ của nước Việt Nam, thấy những dãy núi Trường Sơn oằn oại chạy dài và đường cát trắng xóa phơi mình nằm theo bờ biển, thật là một phong cảnh rộng rãi và sảng khoái hơn các nơi đô thị nhiều!

Như thế nhưng không phải là hẻo lánh thâm u bậc dấu chân người như những nơi rừng sâu núi thẳm, chân đồi lưa thưa những đám ruộng trồng khoai gieo lúa cùng làng mạc liệt hàng ở khắp chung quanh. Ấy phần nhiều là những nhà có đạo tâm với Phật pháp thường hay tới lui giúp đỡ. Tòng lâm và lại cũng không phải ồn ào rộn rịp như nơi thị thành buôn bán ngăn lại sự tu học của chúng tăng.

Ngoài thì giờ tu học nếu muốn hóng mát thì rảo bước trên các đồi núi sau lưng Tòng Lâm sẽ có gió cả bốn bề thổi lại, nếu muốn tắm giặt thì tất phải đi đến sông Bạch Yến cách 500 thước và sông Hương cách chừng một cây số, song song chảy thẳng trước mặt chùa vừa mát vừa trong. Tuy thế nhưng Tòng Lâm hiện nay chỉ còn ở vào thời buổi phôi thai, trống trải, thiếu cây đại thọ, thiếu giếng nước trong, mùa đông cũng như mùa hạ thiếu sự che gió đỡ mưa và ánh nắng gay gắt của mặt trời mùa hạ, có lẽ đó cũng là một khuyết điểm làm giảm bớt phần thắng cảnh thắng tích danh lam đủ điều hoàn mỹ đang làm nơi để ý của khách viễn phương, song ai một khi đã bước chân đến, lúc ra về không thể không còn để lại trong tâm một vài dấu vết thanh tao êm dịu. Ư! Tòng Lâm Kim Sơn là một nơi tu học của các Tăng già, chỗ ấy không kém sự thanh tịnh mát mẻ, khoáng đãng và thanh khí nhẹ nhàng !

(Ngày 16 tháng 3-2507)

SỬA LẠI HỦ TỆ TRONG NHÀ CHÙA

Đại phàm ma là ma, còn Phật là Phật, ma và Phật không thể đi đôi với nhau bao giờ, nên Phật càng cao lên thì ma càng thấp xuống, hễ ma hiện ra thì Phật phải bị lu mờ. Nhân tính đối với Chánh đạo cũng thế, ở đời Chánh pháp, Tượng pháp các vị xuất gia tu hành dù phải lắm cực khổ, mặc chỉ phấn tảo đủ che thân, phải ở dưới cây và nơi thanh vắng, như thế nhưng không bao giờ thối bỏ, đạo nghiệp càng ngày càng trở nên trong sạch; trái lại, đời mạt pháp này thì khác hẳn, tổ chức thành chùa thành điện, thành chúng điệu vẻ vang; sự ăn, mặc và ở so với xưa thì đã thấy hơn trăm phần. Hơn thật, song hơn mặt vật chất trau dưỡng xác thân chứ mặt đạo nghiệp để tô bồi cho tinh thần sáng suốt thì lại thua kém xa.Chính đời Lương Võ Đế bên Trun

g Quốc chẳng những là thời kỳ gần Chánh pháp hơn bây giờ, lại còn có Vua hết lòng hâm mộ Phật pháp, thọ giới Phật, và ủng hộ Tăng –già, mà đời đó trong Tăng giới đã lắm chuyện hủ tệ, nào ăn mặn, nào rượu chè làm cho vua phải một phen ra sức chỉnh đốn. Tuy là Vua đem hết quyền lực và đạo đức ra mà chỉnh đốn thật song đến tấm vải trắng giữ mãi cho đừng lấm lem là việc rất khó, giáo pháp Phật khai thị cũng thuần một màu thanh bạch; học thông được, giữ trọn được tất quyết định đến Bồ-đề, mà hiữ cho hoàn toàn theo giáo pháp ấy lại khó hơn giữ tấm vải trắng đừng cho nhớp. Cho nên trong hành xuất gia học đạo thì số ức số triệu mà kẻ chơn chánh tu hành chứng được đạo quả thì chỉ còn lại không được một phần trăm, bậc tu hành thì thường hay tránh thị phi hơn thiệt, ẩn tích dấu danh, kẻ ít học ít tu thì thường hay khoe khoang xông pha ở giữa quần chúng, bởi thế mà tòa gia nghiệp to lớn của đức Như Lai chỉ để cho phần nhiều người thiếu tu xem sóc, xe trước đổ thì xe sau cũng đổ, người trưóc đã không hay thì người sau cũng hư hỏng, đó là cái hủ tệ thiên niên vĩnh cửu không thể phá tan. Nếu có người hảo tâm vì Đạo, thấy Phật pháp không hủ tệ mà vì người làm cho hủ tệ, Phật pháp không phải thấp hẹp mà vì người làm cho thấp hẹp thì lấy làm động lòng muốn cứu vãn. Song xưa nay những bậc ấy thường hay trái ngược với nhau, kẻ có đức lại không có tài, người có tài lại thiếu đức, riêng mỗi mỗi người thì đều ôm mỗi chí nguyện và nói rằng làm cho xiển dương Phật giáo mà hợp quần lại không ai chịu dưới ai, nên sự hủ tệ trong nhà chùa mạnh ai nấy giữ, để cho nó thản nhiên lưu hành !...

Muốn có một phương pháp để sửa chữa những cái hủ tệ, hay hơn hết là nếu có bậc anh tài xuất chúng, có đạo đức cao siêu để làm qui giảm, có tài thâm nhập Phật pháp đủ dẫn dạy cho mọi người hay thâu phục đươc tất cả nhân tâm, hay hết lòng hy sinh vì Đạo, như vậy là có thể cải đổi sự hủ tệ trong nhà chùa bằng sự thần phục nơi mọi người, nhơn như vậy rồi sau mới đem những điều này mà ứng dụng vào từng công việc trong nhà chùa, việc gì coi đó có lợi thì sửa đổi đi lần lần trở thành hoàn toàn chuyện tốt. Nếu không được như thế thì có cơ sở chuyên dạy Phật pháp để cải đổi tư tưởng thấp hèn của hàng Tín đồ đối với Phật pháp và của kẻ Xuất gia để đào tạo cho mỗi Phật tử đều có sự hiểu biết cao thâm, có thể hy sinh với Đạo, đối với công việc trong nhà chùa đều lấy sự hiểu biết đem Phật pháp mà cân nhắc, rõ sự đáng làm, việc không đáng làm, điều này hủ tệ, điều nào chơn chánh, lần lứa un đúc từ hàng xuất gia đến hàng cư sĩ đều có tư tưởng sáng suốt thành kính Phật pháp, tư tưởng đã xoay thì việc làm chắc được hoán cãi, những hành vi hủ tệ đều theo sự đào thải của tâm niệm chánh đáng của quần chúng mà tiêu mòn, để cho hành vi tốt lành phát hiện, trong mỗi chùa nhơn đó trở nên chốn đạo tràng thanh tịnh. Tuy vậy song đây mới là một vài thô sơ của một Phật tử, chắc không đâu đủ làm phương pháp hay có thể đem áp dụng sửa chữa cái hủ tệ trải bao thế kỷ, huống gì trong công việc sửa chữa kia còn biết bao nhiêu điều rắc rối ngăn đón công việc hoán cải phải ngưng bế trước khi hiện hành, cho nên đây chỉ là vài điều phát họa tí ti giữa trăm ngàn việc lớn.

(Ngày 22 tháng 11 năm 2507)

Ý NGHĨA CHỮ TỰ DO VÀ TỰ TẠI

Từ khi Âu hóa tran sang nước ta, thì bao nhiêu danh từ mới mẻ nào bình đẳng, nào tự do cũng lần lữa phát hiện, nó đã lan khắp các nơi, trên mặt báo chương trên chốn học đường, cho đến nơi thị thành buôn bán không chổ nào là không thấy không nghe: Tự do! Tự do!

Những khách du đãng, các kẻ giang hồ, nói con bất hiếu, học trò thất nghi khi nào cũng muốn phóng giãi tất cả lễ nghi luật pháp ràng buộc để cầu được tự do, phóng thân chạy theo ý muốn, nay non cao mai biển rộng, sớm đi đánh bạc, chiều đi coi hát khỏi bị điều gì ngăn đón, như vậy là hạnh phúc của đời người; trong tâm đã sẳn sàng phóng đãng như vậy ngoài lại đưọc khẩu hiệu tự do bảo toàn. Cho nên mặc sức hành động, tự do đi chơi, tự do ăn mặc, tự do uống rượu, tự do lấn hiếp kẻ hèn yếu v,v…Khiến cho lòng người trước còn sạch, sau trở nên đen điu, trước vẫn nhân từ hiếu hạnh sau thành lần đổi thành độc ác vong ân, những là thần phong mỹ tục đều phải tiêu mòn hủ nát; con có quyền tự do của con, cha mẹ có quyền tự do của cha mẹ, không ai cản ai được. Vua tôi thầy trò đều có quyền tự do của Vua tôi thầy trò không ai dạy ai nghe v.v…Nói tóm lại, tự do nghĩa là không bị dưới quyền hạng chế của ai cả.

Song xét kỷ lại thì như vậy tuygọi là tự do mà chưa hề tự do chút nào cả, chẳng qua phóng ý tư tình, buông lung theo dục cảnh không bị pháp luật ngăn cản gọi là tự do sung sướng, kỳ thật trong đó đã bị không biết bao nhiêu hoàn cảnh chi phối, gặp sắc đẹp tiếng hay không thể không tham, đói cơm rách áo không thể không khổ, gặp nghịch cảnh còn phải than buồn gặp thuận cảnh không khỏi réo rắc vui mừng, huống hồ gì còn những khổ sống chết già đau muốn tránh xa mà không làm sao tránh được, như vậy thì hai chữ tự do chỉ là thuận tình lưu dục còn phải khuyết điểm, cho nên hơn một tằng trong đạo Phật thường dạy hai chữ "Tự tại”, chẳng những không theo lòng dục vọng vượt bỏ pháp luật càng thường gây thêm tội lỗi buộc ràng, làm cho thế đạo nhơn tâm lu mờ phế bỏ, mà lại còn một lòng tin cho mọi người noi theo để cầu lấy hạnh phúc chơn thật hoàn toàn.

Tự tại, là không ngăn ngại, là giải thoát, là kết quả hoàn toàn của kẻ tu hành. Tự tại không bị sắc đẹp làm lòa mắt, tự tại không bị ngũ dục làm loạn tâm, không vì nghịch cảnh không vui bởi thuận cảnh không mừng không giận không ghét ưa, ở vào hoàn cảnh nào cũng không việc gì bó buộc được, cho đến sanh tử không thể buộc ràng, mặc dù vào sanh ra tử mà luôn luôn đặng tự tại; tự tại như vậy mới là chơn thật tự tại mới là chỗ đáng chung cầu của muôn người muốn hết khổ được vui vậy.

Như thế thì thấy rõ ý nghĩa của chữ “Tự do” và “Tự tại” khác nhau như trời như vực, tự do thì vượt cương thường đạo đức, pháp luật lễ nghi để làm theo ý muốn, tự tại thì giữ trọn đạo đức để trau giồi tâm tánh mà không hề bị bó buộc, tự do thì thoát một bên lại bị buộc một bên, còn tự tại thì hoàn toàn giải thoát, tự do còn phải sanh tử đọa lạc, còn tự tại dầu sanh tử cũng không bị buộc ràng v.v…

Tự do ư? Tự tại ư ? Người muốn lập đức, muốn được an vui tất phải nhận chân cho kỹ !

( Ngày 17 tháng 2-1945-PL.2508)

BIẾT NGƯỜI

Tằng lóm nghe sách Nho câu: “Kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tĩnh dã”. Như vậy, thì sự biết người đâu phải là việc dư mà chính là một điều có quan hệ lớn lao cho công việc tu dưỡng đức tánh, thao luyện tài năng và giúp cho ta trọn nên tất công việc, mà đời mình còn khuyết điểm chưa đủ kinh nghiệm đến.

Sanh ra đã dễ mấy ai Thánh hiền, không học mà biết, không tập mà nên, phần nhiều đều phải soi gương kẻ trước để làm một sự kinh nghiệm trước khi đi vào công việc, hay trong lúc học tập, trong thời kỳ thơ ấu…

Song biết người ấy là một việc rất khó lại là một việc rất dễ, dễ là chỉ biết qua mặt ngoài thô thiển của người, còn khó là biết đến bên trong, biết đến chỗ động cơ sâu xa của người thật là khó vậy. Bởi vậy ở đời lắm người coi cả thiên hạ toàn là rơm rác cả, ngoài mình ra không ai là bậc Thánh hiền quân tử, ấy thế nên trong tâm chứa đầy mối kiêu mạn, không dung ai, không chịu ai, của thiên hạ thì không việc gì hay, còn của mình thì không điều gì dở, suốt đời không việc gì đáng làm cả, tới lui cũng chỉ có mấy lời ngông cuồng kiêu ngạo, đến chết vẫn còn ôm cái dốt nát vô vị đi theo…Đó là tại biết người không biết cho thấu đáo, chỉ biết qua cái thô sơ thấp thỏi của người thôi vậy.

Trái lại, có người chỉ âm thầm mà sanh, âm thầm mà sống, rồi lại âm thầm mà chết trong những nơi không người đến, đi ra thấy người tưởng hoàn toàn là Tiên là Thánh cả, mà sợ như kẻ đỏ mắt sợ mặt trời nhưng không biết rằng; "Dốt hay nói chữ” là bệnh chung của một số đông người , từ lời nói thế cho đến công việc làm cũng thế, phần nhiều là công việc lèo bề ngoài để gạt kẻ khác, nói thật hơn một chút, dẫu có điều chơn thật lớn lao của số người thật biết mà làm ra, song đó không phải chỉ riêng ai làm được mà thôi, chí ư những kẻ thất phu kia nếu muốn làm cũng có thể làm được cả, biết vậy thì đâu còn thấp hèn mình xuống ngang hàng với loài ký sinh, mà tôn người là hoàn toàn Hiền thánh, cho mọi người đều là Chủ nhơn ông của mình.

Quá hèn hạ mình mà tôn trọng người lên một cách quá đáng vô lý nghĩa; đó là cái hại chỉ biết cái hay về mặt ngoài của người mà không biết chỗ sâu xa và không biết những chỗ ngang mình của người, bất quá người từ đó mà tấn lên chỗ hoàn toàn, ta cũng từ đó mà thối lui chỗ hèn hạ kém cỏi…

Như vậy thì nói "Biết người mà làm cho mình có lợi ích” là khó không phải quá đáng. Khó là vì một việc chúng ta không thể không có, để bo bo giữ cái xấu xa cũ kỹ của mình mà không chịu canh cãi.

Vậy biết người là biết gì về nơi người?

Biết người Hiền đức nhơn từ, không bao giờ giận hờn thù oán ai, dầu ai có đem điều này đến khen ngợi, tâm không xu phụ, ai đem việc xấu mà tra cho cũng không hờn trách, lại còn vui vẻ giúp đỡ họ …Biết người vậy nghĩ lại thử mình có được chưa?

Người là bậc anh tài xuất chúng, học một biết mười, nghe đâu nhớ đó, trăm pho sách đều tinh thông rành mạch, suy nghĩ lời Thánh hiền mà quên ngủ quên ăn…biết người vậy nghi mình có được như vậy chưa?

Người là đấng đại trượng phu, phá bỏ tâm lượng hẹp hòi ích kỷ, phát lòng quảng đại, coi tất cả việc thiên hạ chúng sanh đều là trọng trách của mình, hy sinh cho mọi người mà không cầu danh vọng…Biết người vậy mà nghĩ mình đã được như vậy ư ?

Người là kẻ mục hạ vô nhơn, chỉ lấy mình là trung tâm đặt điểm của xã hội mà không tài không đức, tâm lượng thấp kém…Biết người như vậy mà nghĩ đến mình có phải đồng bạn với họ ư?

Người hay nhút nhát hẹp hòi, người tham lam nhũng lạm, người dua dối bề ngoài, người hay khoe khoang tà ngụy.

Biết người vậy nghĩ mình có phải đồng quyến với họ ư?

Biết người để xét lại mình, thấy người hay thì nghĩ sao cho bằng, biết người dở thì để ngăn dè những điều của mình dở, người ta ở đời chỉ khác nơi chỗ ấy, nếu người ta chờ đến khi thực hành để nghiệm điều dở hay của mình thì trọn đời không mấy khi làm nên việc tốt, nếu lấy người làm gương cho mình soi, biết người trước lại biết mình sau, tất sau sẽ thành một người hoàn toàn thiện mỹ. Xưa nay những bậc anh tài, bậc Hiền đức, làm nên công việc có phải là người biết người đấy ư? Mạnh Thường Quân trọng đãi tiện khách mà sau khỏi nạn, có là người biết người đấy ư ? Vua Quang Trung tôn thờ kẻ ẩn sĩ Cô Bận( La Sơn tiên sinh) mà làm nên sự nghiệp một thời, có phải là nhờ biết người đấy ư ?

Chẳng những thế thôi còn biết người mà thoát nạn như ông Di ông Tề; và ông Bột biết người để tiếp độ người là các vị Bồ-tát các đức Phật.

Nho nói: Thấy người hiền thì nghĩ cho bằng, thấy kẻ bất hiền thì xét nét mà sữa mình. Đó là dạy ta phải biết người để tu thân vậy.

Còn đức Phật dạy: Trước khi nói Pháp phải quán căn cơ chúng sinh. Đó là dạy ta biết người để mà tế nhơn vậy.

Như vậy, biết người để tự tĩnh, để độ người , là kẻ trí, không biết người để tu tỉnh là người ngu, chúng ta không lấy đó làm việc cầu cũng là việc đáng thận trọng làm sao?

(Ngày 19 tháng 9 năm 1944, PL. 2507)

NHẬN THỨC MỘT SỐ NÉT TRONG LỐI GIÁO DỤC CỦA PHẬT ĐÀ

Từ đời sống cá nhân đến hoàn cảnh xã hội được đổi thay tốt xấu đều do vấn đề giáo dục mà ra.

Vậy giáo dục là sự đào luyện con người để hợp lý hóa sự sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất trong đời sống chung. Con người muốn tiến hóa hợp lý và siêu việt trên tất cả, cần phải có một sự giáo dục hoàn mỹ, nghĩa là chính nó có thể tiêu diệt, ngăn đón mầm mống xấu đang và sẽ xảy ra đối với xã hội và kiến tạo một xã hội tốt hơn cho mọi người.

Xưa nay trong lịch sử vấn đề giáo dục đã có nhiều chủ trương sai khác, nhiều sự tranh chấp tai hại, như giáo dục quân quyền, giáo dục nhân quyền, giáo dục thần quyền, giáo dục vật quyền…Mỗi chủ trương lập luận tùy nhận thức của mình chứ ít ai đứng ra ngoài phạm vi cái Ta để nhìn lại, kiểm xét lập trường của mình cho rốt ráo.

Vậy lối giáo dục của Phật là gì? Ngày xưa Đức Phật Thích-ca không nói gì ngoài mục đích cứu khổ cho chúng sanh.Ngài chỉ nêu lên những giáo lý, khế lý (đúng sự thật khách quan), sống khế cơ( hợp tánh cá biệt) để giáo dục chúng sanh, khuyên bỏ đời sống mê mờ, chật hẹp để sống đời giác ngộ giải thoát . Trước ai hết, Ngài là một nhà đại giáo dục thế giới, chỉ chú trọng căn bản cuộc đời tốt xấu để đặt nguyên tắc giáo dục, đinh ninh chỉ rõ, cương quyết phá trừ những nguồn gốc của đen tối, phân rõ tham lam điên đảo, nghĩa là chú trọng cải tại kết quả, mặc dù Phật thường dạy “đời là bể khổ”, nhưng cốt để tìm nguyên nhân, tát cạn biển khổ của đời. Vì thế, đức Phật trở nên đấng Đạo sư của muôn loài muôn vật vậy.

Trải gần ba ngàn năm lịch sử, cuộc diện nhân sinh đã mấy lần thay đổi, bản đồ thế giới đã mấy lần sửa lại xóa đi, nhưng tư tưởng hành động, giáo lý của Đức Phật vẫn còn được tôn sùng, quy ngưỡng. Cận lai ông Vĩ Nhĩ Tư, tác giả cuốn Thếgii scuơngcó chép rằng: “Giáo nghĩa căn bản của đức Cù Đàm (Phật) đến nay nghiên cứu cùng tột gốc ngọn, mới biết là đơn giản rõ ràng, khế hợp quan niệm đời nay. Thật là một sự thành công của lý trí siêu việt, quán suốt xưa nay, không cần phải biện luận nữa”. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm sự thành công ấy như thế nào?

I.Chứng minh chân lý

Ở đây, chúng tôi xin chứng minh về mặt chân lý để làm sáng tỏ vấn đề: Đức Phật Thích-ca khi chưa xuất gia và sau khi xuất gia năm năm, đã từng chịu sự giáo dục của đương thời, suy tìm kinh nghiệm, Ngài thấy còn nông cạn, sai lầm, chưa giải quyết được thực tướng của nhân sinh vũ trụ, bèn tự mình thực nghiệm, tĩnh tọa tham thiền dưới gốc cây Bồ-đề và đã chứng ngộ chân lý.

1.Vũ trkhông tht, các pháp bình đng.

Nếu chúng ta còn mê lầm cố chấp các pháp là thật hữu, thì ngược lại đức Phật đã chứng ngộ rõ ràng, thấy mỗi hiện tượng trong vũ trụ, chẳng qua là những huyễn tướng của các nhân duyên biến chuyển thuận ứng hoặc phản ứng với nhau mà hiển bày. Đứng về mặt thời gian thì chỉ thấy tương tạo không ngừng từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại cho đến vị lai.

Đứng về mặt không gian thì chỉ thấy phổ biến liên quan, từ trong ảnh hưởng ra, từ ngoài chi phối vào, một quan hệ tất cả, tất cả quan hệ một. Nhỏ từ một việc trong nhân sự giới, một vật trong tự nhiên giới vậy, lớn ra toàn thể vũ trụ cũng như vậy, rốt ráo rỗng không, trung tâm chẳng có chỉ là cá tánh thật hữu, tuy vẫn tương quan tương duyên mà trình bày thiên hình vạn trạng. Đó là chơn lý bình đẳng của vũ trụ, trong kinh thường gọi là "pháp nhĩ như thị, vô thỉ vô chung” vậy.

2.Vn hu duyên khi, nhân sinh tdo.

Không một sự vật gì thật có sinh ra nếu không do sự quan hệ giữa không gian và thời gian tạm hiện, trong đó mối quan hệ chủ lực là tâm lực. Cho nên muốn thực hiện một thế giới cực lạc thì điều đáng chú ý nhất, cần làm trước nhất là phải cải huấn tư tưởng, hành động nơi tâm lý con người. Tâm lực đã làm chủ lực tất cả, nên tâm lý hành vi của người tốt lành thì nhân sinh sẽ được giải thoát. Như vậy con người có tự do, lại có năng lực tạo thành tự do cho mình, chứ không phải ỷ lại giao phó cho ai được.

Người sở dĩ thành người, người cùng với người trên phương diện thời gian vẫn có tính cách tương tục, từ xưa đến nay, cũng có tính cách đặc biệt phổ biến cả bốn bể năm châu không khác với sự quan hệ thích ứng của một pháp. Đó là quan hệ hổ tương với nhau mà kinh Hoa Nghiêm gọi là pháp giới trùng trùng duyên khởi. Cho nên mỗi cá nhân đối với gia đình đoàn thể, xã hội, dân tộc, cần phải lãnh lấy một trách nhiệm tương ứng hầu làm tròn thiên chức của mình và ngược lại. Đây đối với kia, kia đối với đây, hỗ trợ tương nhiếp như ánh sáng muôn ngọn đèn trong một gian nhà tuy dung hợp nhau mà đồng thời mỗi ngọn đèn có một cá thể riêng, không hề xâm loạn. Lý trí Phật Đà triệt chứng lẽ ấy, cũng thấy mọi người đồng có lý trí chứng như Ngài, nên không những Ngài tự tin, Ngài còn làm chủ được vũ trụ. Ngài dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đã có Phật tánh đều có thể thành Phật”. Nếu ai nấy đồng có sức tự tin ấy, đồng một tâm đức ấy, tiến triển hợp lý thì thanh tịnh Phật quốc khó gì không hiện hữu giữa nhân gian.

ÌI.Quy mô giáo dục

Đức Phật sau khi chứng ngộ chân lý rồi không an hưởng cảnh tịch lạc một mình. Quốc độ uế trược này còn chứa đầy những chúng sanh đau khổ, thì công hạnh giác tha của Ngài vẫn chưa được dừng nghỉ. Vì thế, Ngài đã tuyên dương giáo pháp giải thoát, ánh minh quang tỏa đầy 10 phương để cảm hóa người vô lượng vô biên.

Tìm hiểu sâu vào sự giáo hóa ấy, chúng ta nhận thấy có mấy phương pháp sau đây:

1.Tri thc giáo dc

Chơn lý của đức Phật đã giác ngộ, đem giác ngộ cho mọi người cũng không ngoài ý muốn cho mọi người đồng giác ngộ chơn lý ấy. Tuy vậy, chơn lý là chơn lý, chỉ do tâm đắc chứ không do ngoại truyền; đức Phật dù Ngài có dùng ngôn ngữ khéo léo đến đâu cũng là lời nói nắm gió bắt mây, không sao chỉ ngay sự thật đuợc, nên trong sự giáo dục của đức Phật, không nói ngay đến chân lý, mà dùng hai phương diện sau đây để giáo dục.

Phương diện giáo dục thì chữ “già” để ngăn đón, phương diện tích cực thì cùng chữ “hiểu” để tượng trưng. Nếu người ta chấp nhận Muôn hu tht thlun,thì đức Phật phủ nhận khiến mọi người giác ngộ cái diệu lý "các pháp tánh không”. Trái lại, khi người ta chủ trương Hưvô đon dit lun,thì đức Phật tích cực khẳng định, bởi các pháp đều có tự thân làm nhân, mọi cái khác làm duyên, mà hiện tồn tại, khiến mọi người giác ngộ cái diệu lý "Muôn vật duyên khởi”. Tóm lại, chấp không hay chấp có đều là bức màn ngăn cách giữa lý trí và chân lý, cho nên đức Phật không chủ trương theo hai lối đó để giáo dục người.

2. Đo đc giáo dc

Đạo đức giáo dục phải căn cứ trên trí thức giáo dục mới có ý nghĩa. Phàm hành vi của con người nếu không thuộc về thiện, ắt thuộc về ác, do bao nhiêu hành vi ấy của nhân loại sẽ hình thành phong tục, tập quán, chế độ, pháp luật của xã hội: Nhiều hành vi ác hợp thành một xã hội mất cả tự do, đi xa lẽ phải; nhiều hành thiện hợp lại thành một xã hội an lạc tiếp cận với chân lý.

Nhưng vấn đề đạo đức hiện nay lấy gì làm tiêu chuẩn. Cái mà thời xưa gọi là đạo đức thì nay không phải, có cái thời nay bảo là đạo đức thì xưa cho là không phải, vấn đề này đức Phật đã giải quyết rất rõ ràng. Ngài lấy hành vi con người phối hợp với chân lý như trên, nếu hành vi thuần lý là thiện, là đạo đức, trái lại nghịch lý là ác, là không đạo đức. Vũ trụ nhân sinh là một hợp thể, tuy đồng thời nhưng mỗi thứ có một cá tính đặc biệt, cho nên mỗi khi người ta phát động một hành vi gì, cũng phải có đủ năng lực tự giác và giác tha, để phát huy tự do an lạc cho cá nhân và toàn thể, đưa đời sống nhân sinh đến gần với giác ngộ giải thoát,mới gọi là chơn đạo đức. Và có giáo dục đạo đức như vậy thì trí thức giáo dục ở trên mới khỏi bị chê là nói suông.

3.Tinh thn giáo dc

Tức là thực nghiệm tâm lý: Đây là trung tâm điểm của giáo dục Phật đà không thể xem thường được. Sở dĩ phương diện trí thức Phật đà đã triệt ngô uyên thâm, cũng như phương diện đạo đức Phật đà đã đầy đủ biểu hiện, toàn bằng vào sức thể nghiệm của tinh thần và gầy dựng cả. Xưa nay trên thế giới các nhà giáo dục nếu không thiên về tâm để diễn thẳng, một lối giáo dục chủ quan duy tâm luận, thì thiên về vật để công bố một lối giáo dục khách quan Duy vật luận, khuynh về lối trước hay khuynh về lối sau đều gây nên một sự độc đoán sai lầm, tai hại, không phải đối với sự thật vũ trụ mà còn đối với hạnh phúc nhân sinh. Như vậy là đem tự do của mình chôn xuống vực sâu, đem tự do của chơn lý đóng khung vào tự ngã. Tinh thần giáo dục của Phật đà mới ngò qua in tuồng thiên về duy tâm, nhưng kỳ thật là một quá trình tu dưỡng mà mọi người cần phải trải qua.Nói cách khác, tinh thần giáo dục là một sự thể nghiệm chơn lý bằng cách trực ngộ hóa, quảng đại hoá cá tính của mình để dung hợp đúng với chơn lý. Sau khi tinh thần trải qua thời đào luyện thể nghiệm rồi thì phát động ra những hành vi hợp lý. Xem thế, nếu không có tinh thần giáo dục thì bên trong không thể nghiệm được chơn lý vũ trụ, mà bề ngoài cũng không thể hoàn thành hành vi đạo đức đối với nhân quần. Ông Vĩ Nhĩ Tư chắc cũng đã thấy rõ hai điểm chính là chứng minh chân lý, quy mô giáo dục của đức Phật, đồng thời cũng thấy rõ cái xu thế chung của lòng người nên mới không ngại ngùng viết ra mấy lời trong cuốn Lịch sử vĩ đại của ông. Nhưng xét kỹ lại, những lối giáo dục được phát triển gần đây cũng chỉ ăn hợp với từng bộ phận trong Phật giáo. Nếu tương lai nhân loại chung tiến trên con đường rộng rãi quang minh thì sẽ đến ngày gặp đặng đạo Phật trên một điểm chung là thực hiện một thế giới Cực lạc, trong đó mọi người đều đầy lòng từ bi không có sự hiềm khích ác hại. Đầy trí giác ngộ, không có sự thiên chấp, vọng tưởng./.

VÔ DUYÊN TỪ

Lòng từ bi của chư Phật, Bồ-tát thường được mệnh danh là “vô duyên đại từ” và “đồng thể đại bi”.

Vô duyên từ là tình thương yêu không do dự, thúc đẩy(duyên). Từ bên trong (như một tâm trạng đang cô đơn, trống trải muốn làm bạn để giải sầu), hay bên ngoài, như khi thấy một đối tượng “hạp nhãn”. Vô duyên từ là tình thương tự nhiên, không điều kiện, không nguyên nhân, không phải là một cảm xúc giai đoạn, một cảm ứng bên trong(nội tâm) hay một kích động bên ngoài, một tình yêu thường trực trong đó không có chủ tể “yêu” và đối tượng “bị yêu”, hoàn toàn vắng bóng “cái tôi” trong đó.

Có thể nói, khi có “cái tôi” thì không có tình yêu, và khi có tình yêu thì không có cái tôi. Hai chuyện ấy không thể hiện hữu song hành. Vô duyên từ ví như hoa nở tỏa hương ngào ngạt khắp không gian, nhưng hoa không bao giờ có ý rằng, tôi nở cho người ngắm và ngửi đây. Hay lại ngắm tôi đi, nếu không tôi sẽ khép lại cho bõ ghét. Không, hoa không bao giờ nghĩ như vậy, nở chỉ có việc nở và tỏa hương, không cần so đo tính toán, mình hãy nở cho ai, vì ai. Vô duyên từ cũng vậy, là một tình yêu vô lượng bủa khắp mọi người, mọi vật; không phân biệt hữu tình hay vô tình. Đó là lòng thương chan chứa trải an vui hoà bình trên khắp mọi người mọi vật, không nỡ nhìn một chúng sanh nào đau khổ, kể cả chính mình, vì lòng từ không phân biệt mình, người. Cho nên hình ảnh đức Bồ-tát Di Lặc tượng trưng tâm Đại từ (họ: Từ: Từ Thị) luôn có nét tươi vui, hài hòa với tất cả. Một trong những đặc tính của tâm từ là chia sẻ niềm vui, hay "vui với người vui” trong khi một đặc tính của tâm bi là “khóc với người khóc”. Nhưng “vui với người vui”- đặc tính của tâm từ-không có nghĩa là “vui đâu dốc đó”, mà là một đặc tính khó thực hiện, còn khó hơn cả đặc tính "khóc với người khóc” ở tâm bi. Từ là có thể vui cái vui của người khác ngay cả khi cái vui ấy được xây trên sự đau khổ của chính mình. Ở đây, ta thấy về tâm từ khó thực hiện hơn bi rất nhiều: Tôi dễ dàng chia sẻ nỗi buồn(bi) với bạn nếu bạn trượt trong khi tôi đậu, nhưng thật khó cái vui của bạn nếu bạn đậu mà tôi rớt. Tâm từ là thể, cái của tình yêu thương vô lượng, là tình yêu ấy khi ở trong trạng thái tỉnh, vô hành , vô tướng. Nhưng không phải vì vậy mà tâm từ không có tác dụng; ngược lại, nó là một chất xúc tác mạnh mẽ nhất khiến cho trời đất đổi mới, vạn vật vui hòa. Cho nên, nơi nào có thánh nhân cư trú, thì do mãnh lực từ tâm của vị ấy tỏa ra, trú xứ đó thường ít bị tai ương hoạn nạn. Khi gần một vị có tâm từ, ta cảm thấy hoan hỷ, thoải mái, bình an, mặc dù vị ấy không làm gì cho ta cả: Đó chính là mãnh lực của tâm từ.

Xưa, khi đức Thế Tôn trở về thăm phụ vương sau khi đắc đạo, chú bé La Hầu La đứng bên Ngài, hoan hỷ thốt lên: Chỉ cái bóng của Đại Sa-môn cũng làm cho con mát mẻ lạ thường!

Vì tâm từ là tình yêu vô lượng ở trạng thái tỉnh, nên yếu tố phá hỏng tâm từ, nghịch với tâm từ chính là tâm sân.

Tâm từ làm cho mình, người mát mẻ bao nhiêu, thì tâm sân, người nóng bức bấy nhiêu. Khi nổi sân là hết tâm từ, trong lòng làm cho ta bồn chồn nóng bức và tỏa ra một làn ám khí vây bủa mọi người xung quanh, một độc chất có thể giết người theo một thí nghiệm khoa học hiện đại. Người ta đã làm thí nghiệm bằng cách lấy hơi thở của một người đang sân hận cho vào trong một ống nghiệm, và để hơi thở ấy ngưng tụ theo những điều kiện thích hợp, thì cuối cùng được đóng ống nghiệm, người ta được một ít độc chất khá mạnh.

Bởi thế, người hay sân hận, lo nghĩ thì thường dễ nhiễm bệnh nội thương do bởi chất chứa những độc chất kia.

Tâm sân và tâm từ là hai tâm sở không đội trời chung. Cái này có thì cái kia không có. Do vậy, người sân hận nên luyện tập pháp quán tâm từ. Nghĩa là tình yêu vô điều kiện, bình đẳng, không nguyên nhân, không đối tượng.

Tình yêu thương ấy khi ở trạng thái động, nghĩa là thể trở thành dụng, thì chính là “đồng thể đại bi”, lòng thương xót rất đặc biệt đối với những chúng sanh đau khổ, cứu giúp những kẻ bị hoạn nạn tai ách, “khóc với người khóc” như tục ngữ Ky Tô giáo nói: : Lòng đại bi này cốt ở chổ "đồng thể”, xem người với ta đồng một thể không khác gì cả, đồng đẳng hoàn toàn, không thấy có ngã cứu giúp và kẻ được cứu giúp, nghĩa là không có “cái tôi”. Có xem đồng thể mới gọi là đại bi, nếu không thì chỉ là sự thương hại, làm phước, kiểu ban ơn cho người để được cầu danh lợi. Trong đồng thể đại bi cũng như vô duyên đại bi, “cái tôi” hoàn toàn vắng bóng. Tình yêu không năng sở ấy, không phân biệt chủ thể đối tượng, là một năng lực mãnh liệt ở khắp nơi như dòng điện, nên mới có thể “ứng hiện tùy cơ”: vào quạt thì quạt chạy, vào bóng đèn thì có ánh sáng, vào tủ lạnh thì biến nước thành băng…Nhưng khi có bóng dáng “cái tôi” xen vào, thì những trục trặc xảy đến cho thế giới và tai họa cũng không lường ( như tai họa gây bởi dòng điện): Yêu càng nhiều thì ghét càng lắm. Năng lực ấy biến thành lực hận thù khi có “cái ta”, chủ tể của tình yêu, thì bèn có vô số vấn đề xảy ra như: yêu nhân loại như ta đây mới đúng cách, xê ra cho ta cứu nhân , độ thế v.v…

Nhưng khi tình yêu không chia năng sở, không có người yêu và kẻ bị yêu, thì cũng không còn là hình dung tên gọi nữa, nên tạm gọi là Vô duyên đại từ.

1942

VÔ THỈ

Trong kinh thường nói đến hai chữ Vô thỉ; như kinh Lăng –Nghiêm nói: “Vô thỉ sanh tử căn bổn, tức là tâm phan duyên hiện tiền của ông; Vô Thỉ Bồ-đề Niết-bàn, tức là thức tĩnh nguyên minh hiện tiền của ông”. Và trong Khởi Tín luận nói: "Chúng sanh từ vô thỉ đến nay niệm niệm nối nhau, chưa tằng ly niệm, nên gọi là vô minh”. Cùng nhiều chổ khác cũng thường nói đến hai chữ ấy; Như vậy há lại không ý nghĩa gì mầu- nhiệm hay sao?

Phật ra đời mục đích là phá chấp trừ nghi, tồi tà hiển chánh; nên cũng theo chấp mà phá, theo tà mà tồi, không khác nào vị y vương kia tùy từng bệnh mà cho thuốc, điều trị từng bệnh nên thuốc nào cũng là thuốc cả, nhưng cũng vì bệnh lành nên món nào cũng không phải thuốc; Phật pháp cũng thế đó mà thôi, vì chữa đặng bệnh mê chấp của chúng sanh nên lời nào chữ nào cũng đều là Phật pháp, song vì bệnh hết nên lời nào chữ nào cũng chỉ là quyền thị mà thôi chứ không phải thiệt pháp, nên trong kinh Kim Cang nói: "Phật pháp tức phi Phật pháp, thị danh Phật pháp”.

Song chúng sanh hiện đang mang đầy sự mê lầm không ngằn mé, chưa có chơn huệ nhận thấy thật tướng của một chúng sanh, của một pháp giới, nên Phật pháp vẫn còn là phương pháp không thể bỏ, là phương pháp có công năng phá sự mê chấp và phát minh lý chơn thật Vô thỉ.

Vô thỉ : Vô là không , Thỉ là đầu, trước hiệp lại là không có đầu; chẳng những nghiệp hoặc của chúng sanh không có đầu, mà chúng sanh cũng không đầu, chẳng những chúng sanh không đầu mà thế giới, vạn sự vạn vật đều cũng không có đầu. Vì có những ý nghĩa sau này:

1.Vì nhơn quả tương tục nên không có đầu. Nhơn và quả không khi nào rời nhau, nghĩa là không khi nào có nhơn mà không có quả, hay có quả không có nhơn, in như trồng cây lúa, thì hột lúa là nhơn mà cây lúa là quả, song cũng từ quả mà có nhơn nên cây lúa lại sanh thành hột lúa, xét đến thân phận và tâm niệm của chúng sanh hiện nay cũng từ nhơn nghiệp ngày trước tuy làm nhơn cho thân này mà chính nó cũng phải do thân trước gây nên, thân gây ra nghiệp, nghiệp cảm lấy thân, nào nhơn nào quả, nào quả nào nhơn, lưu chuyển tương tục, không thể chỉ đâu là đầu được; Ấy là Vô thỉ.

2.Thế giới chúng sanh từ “Mê” mà có, nên không có đầu; Trong kinh nói: "Bởi tâm sanh nên các pháp sanh, bởi tâm diệt nên các pháp diệt”. Hoặc nói: "Vì không rõ các pháp thật tướng nên hữu tình sanh tử tương tục”. Tâm có sanh có diệt ấy là vọng không rõ các pháp thật tướng ấy là mê. Bởi vì tâm mê vọng đó nên mới có thật cảnh thật tâm, thật người và thật vật, cho đến mảy lông sợi tóc, cảnh khổ cảnh vui v.v…đều không ngoài mê vọng ấy mà có, vậy nên trước mê vọng không chi đáng gọi là thỉ, sau mê vọng không gì đáng kêu là chung. Nên gọi là Vô thỉ. ( Nên nói ví dụ chiêm bao để chỉ rõ).

3.Chơn vọng không hai thể, nên không có đầu; Chơn và vọng cứ nơi dụng vẫn thấy có hai, nhưng cứ thế thì không bao giờ sai khác. Hàng phàm phu chỉ một mặt đăm đăm theo vọng tướng giả cảnh, trong hàng ngày sống trong chơn như mà không tự biết, cứ xoay theo tướng phân biệt của vọng tâm, phải chết phải sanh mà không biết tâm ấy là vọng; đến hành Nhị thừa thì nhận thấy sự sanh tử khổ não hoàn toàn do vô minh, hoặc nghiệp ( vọng tâm) đồng thời cũng nhận có tâm chơn thật, quyết chí tu hành dứt vô minh hoặc nghiệp để ngăn trừ sự già đau sống chết về tương lai và nguyện chứng Niết-bàn là nơi chơn thật cứu sanh. Song chơn nào phải ngoài vọng mà có, vọng đâu phải ngoài chơn mà thành; tùy theo duyên mà vọng thì hiện ra đủ cảnh giới ô trược xấu xa, vô thường đau khổ, chơn thì hiện ra chánh y trang nghiêm, an vui tự tại, nhưng chơn và vọng không phải hai thể, hễ nói chơn ấy là thể của vọng, nói vọng ấy là thể của chơn, in như song với nước vẫn đồng một tánh. Cho nên chơn đã Vô thỉ thì vọng cũng Vô thỉ vậy. Lại cứ một niệm hiện tiền của chúng ta đây cũng tức chơn tức vọng. Khi chánh quán hiện tiền là chơn, khi tham, sân phát hiện ấy là vọng, đã duyên nhau nươngnhau, chơn Vô thỉ thì vọng cũng vô thỉ vậy.

4.Các pháp duyên khởi như huyễn, nên không có đầu; Không luận thế giới hay một vi trần, chúng sanh hay quốc độ đều là pháp duyên khởi như huyễn cả, nghĩa là không một món nào gọi là pháp tự đứng riêng một mình mà có được, cần phải tuyên dương mới có, có đó không phải thật có, chỉ là cái bóng giả hợp của các duyên nên gọi là như huyễn. Vì tương duyên như thế nên một mảy bụi cũng đủ sức làm duyên cho thế giới, mà thế giới cũng làm duyên thành hạt bụi. Không một món thì không tất cả, trái lại một món có thì có tất cả, nên trong Kinh thường nói: "Thử hữu cố bỉ hữu, bỉ hữu cố thử hữu, thử vô cố bỉ vô, bỉ vô cố thử vô”, chính chỉ bày lý ấy. Các pháp đã duyên nhau thì không một pháp ra ngoài làm nguyên nhân đầu tiên cho các pháp khác, các pháp như huyễn thì đồng không hoa và mộng cảnh, nói: "thật có còn là kẻ rờ voi, huống chi chấp “có đầu” thì khác nào như người tìm sừng thỏ! Nói Vô thỉ mà ý trùm cả vô chung, song Vô thỉ Vô chung cũng đều là quyền thuyết, nên trong Luận Trí Độ ngài Long Thọ nói: “Hữu thỉ vô thỉ câu vi tà kiến, nhi Phật đa phá Hữu thỉ minh ư Vô thỉ”.

Phật dạy hai chữ Vô thỉ gồm nhiều ý nghĩa sâu xa như vậy, nên đối với lối chấp lầm của chúng sanh, ngoại đạo thành ra một phương pháp Vô thượng.

Đem tình chấp nhỏ hẹp, chổ kiến giải đảo điên thì dầu nói hữu thỉ hay Vô thỉ, hữu biên hay vô biên cũng đều là hý luận, đều thành một câu hỏi mà khi Phật còn tại thế thường dùng lối "Trí đáp” để đón trừ. Tuy vậy mà Phật thường dạy Vô thỉ vì có những lợi ích sau này:

1.Phá chấp về thời gian; thời gian không thật có, chỉ là sự liên cấu của sắc tâm, chúng phàm phu cố chấp cho là thật, có thời xưa, thời nay, ngày sau, vì vậy nên trên tâm niệm mê lầm lại phú thêm một lần đen tối. Phật dạy: Vô thỉ tức là không đầu, không đầu thì không quá khứ cho đến không cả hiện tại và tương lai.

2.Phá chấp “Có đầu” chấp “Có đầu” là một bệnh chung cho cả phàm phu và ngoại đạo, khi chưa thấy được chánh đạo, biết thân là giả dối vô ngã thì chưa dễ phá trừ chấp ấy, chỉ chấp chặc thân là thực có, thật sanh, thật tử, khi sanh ra là có là đầu, khi chết là không là chung. Đến những kẻ ngoại đạo cho mình sơ là đầu của vạn pháp, tự tại thiên là ông chủ sơ khai v.v… Vì kiến giải đã sai lầm, thì dầu gắng công khổ hạnh, quyết chí cầu trời, cũng chỉ kết thêm hoặc nghiệp, theo những hành vi hữu lậu cảm lấy sự sanh tử đời đời, hiểu Vô thỉ thì mê lầm ấy không còn.

3.Cốt để khuyến hàng Nhị thừa hằng ngày quán sát sự sanh tử vô biên, khổ não vô lượng, sanh tâm nhàm lìa, tìm đường giải thoát.

Tóm lại, trong một lời Phật dạy mà có ý nghĩa sâu xa, như hai chữ "Vô thỉ” đây, nếu suy tìm cho thấu đáo, thì cũng có thể dứt hết mê lầm, chứng được thật tướng, lại khỏi phải cái tệ chấp ngón tay quyên bóng nguyệt, tránh nạn lửa lại sa vào hầm nước vậy.

( Pht lch 2507 ngày 22 tháng 9 năm 1944)

BỒ ĐỀ HẠNH

Khi nghe nói đến Phật, tất chúng ta nhớ ngay đến các vị Bồ-tát là những bậc tận tâm trợ hóa của chư Phật, tinh thần cao thâm của Phật pháp đều phú thác ở Bồ-tát, Phật pháp thiệt hiện hay không, ở đời lâu dài hay không cũng đều từ nơi Bồ-tát mà ra cả. Như vậy, thì chúng ta muốn nhớ đến ơn sâu rộng của Bồ-tát, muốn tự độ lấy mình một cách triệt để, muốn giáo hóa mọi người để báo đáp Phật ân thì không thể không biết đến công hạnh lớn lao của chư vị Bồ-tát mà ta thường nhắc đến tên hoài.

Nhưng nói đến công hạnh của Bồ-tát thì ba tạng giáo pháp cũng duy ghi chép bấy nhiêu việc đó ; Vậy trước khi nói đến một vài yếu hạnh của Bồ-tát sau này, có thể nói một câu bao quát mà sâu xa rằng: "Tất cả công việc lợi ích lớn lao cho mọi người, mọi loài, dù về quá khứ, hoặc hiện tại và tương lai, dù ở nơi các bậc Thánh nhơn, thiên, nhơn, đàn ông, đàn bà, cho đến ở nơi các loại côn trùng cũng thế, công việc ấy chính là công hạnh của Bồ-tát “làm” vậy . Như vậy thì đem hết tài trí thông minh, thần thông diệu lực mà suy tính cũng không sao hết được, nên nay muốn nói đến hạnh của Bồ-tát thì chỉ là nói qua các hạnh có rõ rệt hơn trong các hạnh khác và bao trùm hơn trong các hạnh khác mà thôi.

Bồ-tát khi ra làm một việc, hay tu một hạnh gì cũng đều vì hai ý nghĩa:

1.Là hoằng pháp để báo chúng sanh ân.

2.Là giáo hóa chúng sanh để báo đáp Phật ân.

Không bị mê man theo ngã chấp, ích kỷ, các Bồ-tát đủ trí sáng suốt, tâm lượng rộng rãi ra ngoài một thân giả, quốc độ giả, giống loài giả, ngộ nhận vạn vật dữ ngã đồng nguyên, chúng sanh dữ ngã đồng tánh, không nỡ nào bỏ qua mà không rat ay tế độ, huống chi nhiều đời nhiều kiếp nương nhau mà sống, nhờ nhau mà còn, cho đến Bồ-tát làm được một công đức bằng mảy lông sợi tóc cũng đều nhờ ở chúng sanh, cũng như ông Đề-bà-đạt-đa là thiện tri thức của đức Phật Thích-ca hay cho đến tất cả chúng sanh là thiện tri thức của các vị thành Phật sau này vậy. Cho nên Bồ-tát bao giờ cũng nhớ đến ơn chúng sanh, vui đồng hưởng, họa đồng ưu, mà ra công truyền trì Phật pháp để báo ơn chúng sanh bằng cách hóa đạo chúng sanh đồng nhập Phật pháp. Vả chăng đem Phật pháp mà hóa độ chúng sanh là công việc chánh của Bồ-tát làm, vì chư Phật thường đinh ninh dạy bảo và phú chúc các vị Bồ-tát rằng: "Có các chúng sanh đầu thai sanh hay hóa sanh, dầu thấp sanh cho đến noãn sanh, tôi đều hóa độ cho đồng nhập Vô dư niết bàn” Các Bồ-tát có thực hành theo lời phó chúc đó, đem hết thân tâm mà dắt dẫn chúng sanh đồng được giải thoát, mới gọi là báo Phật ơn trong muôn một.

Trên thì mang ơn chư Phật, dưới thì chịu ơn chúng sanh, nên Bồ-tát không khi nào sanh tâm giải đãi, để thực hành theo những pháp hạnh lợi tha sau này:

Bốthí: Bố thí là công hạnh đầu tiên của Bồ-tát làm; mở rộng tấm lòng ra , xả tất cả tâm bỏn xẻn mà bố thí cứu giúp cho tất cả chúng sanh bị thiếu thốn hơn mình về mọi phương diện, hoặc tài của, đao pháp hoặc là vô úy: quên tất cả sự nguy hiểm, điều thiếu thôn nơi thân phận bà con mình để ngó đến kẻ khác mà thí giúp cho họ, người thiếu áo thì đem áo thí cho, kẻ thiếu cơm thì đem cơm giúp đỡ, đến những đồ cần dùng trong nhật dụng nếu có kẻ xin, Bồ-tát liền vui lòng xả thí; lâm thời của hết cơm không, thì hy sinh thân mạng để cứu vớt chúng sanh thoát khỏi cơn đói nghèo vất vả…Đó là chưa nói đến quên cả cực nhọc thuyết pháp giáo hóa chúng sanh, bởi chúng sanh khổ không những chỉ vì thiếu áo che thân, thiếu cơm nuôi mạng, mà chỉ khổ vì hoặc chướng sai lầm, ở trong biển nghiệp mờ mờ, không biết đến con đường sáng để thoát thân, nên đã vùi lấp tâm linh thanh tịnh, luống chịu khổ sanh tử rất là oan uổng đáng thương! Bởi vậy các vị Bồ-tát không nài gì chỗ trọc, không ham đến cảnh vô vi, thường thường theo đợi chúng sanh mà nói pháp giáo hóa, tùy theo trình độ mà thí pháp không bỏ một ai, gặp kẻ nhiều tánh tham thì thuận với tánh tham, nói pháp hóa độ; gặp người nhiều giận, nhiều ngu si, thì thuận với tánh giận, tánh ngu si, thuyết pháp hóa độ, ham nghe nhiều thì nói nhiều, ưa nghe ít thì nói ít, không biết nhàm mỏi. Khi thấy người hiểu được chánh pháp, làm được một đôi hạnh lành gì, thì đem lòng mừng rỡ, dùng lời tùy hỷ khuyên lơn, còn khi thấy ai lâm phải cảnh hoạn nạn, lo sợ thì thương xót, nói năng khuyên giải, đem hết tài năng dõng mãnh cứu vớt, không luận thân sơ, hèn, quý; Cho nên chúng sanh tuy còn là chúng sanh, khổ vẫn chưa hết khổ, song cũng vẫn được nhờ ân vô úy thí của Bồ-tát, ỷ y nơi Bồ-tát mà bớt lòng lo sợ được an lạc đôi phần trong đường sanh tử, và hầu mong một ngày kia đồng lên bờ giác.

Trì gii: Giới vẫn có ba là Nhiếp luật nghi giới, để ngăn trừ điều ác; Nhiếp thiện pháp giới, để tu hành việc thiện; Nhiêu ích hữu tình giới, để lợi ích chúng hữu tình. Song lòng đại bi của Bồ-tát thường thường nhớ đến chúng sanh hơn nhớ đến phận mình, hể thấy còn một chúng sanh bị khổ là thề chưa vội chứng Bồ-đề, nên tuy nói ba giới mà cốt thâu về nơi một giới là Nhiêu ích hữu tình. Bồ-tát phát tâm học hành tu tập đều vì lợi ích chúng sanh, hằng giữ tâm nguyện ấy cho đến ngày chứng quả, không khi nào sai, hễ sai chạy tâm niệm lợi tha là phạm lỗi, không hoàn toàn một vị Bồ-tát chơn chánh, nên cũng gọi là giới; Chăm chăm giữ gìn Nhiêu ích hữu tình giới, thì dầu giữ Nhiếp luật nghi giới, cũng cốt thành tựu tư cách khả quan có dung nghi đúng đắn để phát khởi lòng ham mộ cho chúng sanh trong khi thọ hóa còn giữ Nhiếp thiện giáp giới là cốt gây cho mình đầy đủ phước đức, để phòng những lúc làm Phật sự lợi ích chúng sanh, còn vô tâm sanh lời nói ác, gây ra nghiệp ác; không lo ngại, không thối thất, thì Nhiêu ích hữu tình giới kia dầu tột ngằn mé vị lai cũng chỉ được tăng tấn chớ không bị khuy khuyết.

Vậy, nên Bồ-tát giữ giới không bao giờ cùng, không những một đời một thân, dầu cho trãi qua vô lượng đời, thọ vô lượng thân cũng vẫn giữ giới, khi nào Nhiêu ích hữu tình giới hoàn toàn Bồ-tát mới không còn giữ giới. Và lại giữ rất cần mật, rất e dè, lúc đi lúc đứng, khi nằm khi ngồi, trước quần chúng hay ở một mình đều giữ gìn thanh tịnh cho đến một ý nghĩ cũng thanh tịnh như công việc làm, trong ngoài một mực, trước sau không hai, trong như tuyết và sạch như băng vậy.

Nhn nhc: Nhẫn là an nhẫn, nhục là nhục nhã. Trước nói Giới nói Thí, đây nói Nhẫn. Kiếp cưa Nhẫn nhục Tiên nhơn ở tu trên núi, nhơn một ngày quốc vương dẫn các cung nga thị tỳ vào núi dạo chơi, nhơn lòng nghi kỵ Tiên nhơn trong lúc thuyết pháp dạy các thị tỳ của vị quốc vương, mà Tiên nhơn bị cắt tay cắt mũi, tuy vậy mà tâm tu an nhẫn của Tiên nhơn không có chút gì là hờn giận, lại còn phát nguyện độ vị quốc vương ấy trước khi thành đạo quả. Đó là hạnh nhẫn nhục của Bồ-tát.

Lại, ngày xưa có vị đệ tử Phật, xin Phật để đi giáo hóa vào một xứ nọ, Phật sợ ông không đủ sức nhẫn nại bao nhiêu việc đắng cay độc ác của dân xứ ấy, mới bảo rằng: Dân nhơn xứ ấy rất dữ, bản tính cang cường khó bề giáo hóa:

*Như một ngày kia người đến đó dạy bảo, họ không nghe lời, còn trở lại chưởi mắng ngươi, thì ngươi nghĩ sao ?

Ấy là họ thương tôi, chỉ mắng tôi bằng lời chớ không đánh tôi bằng dao gậy.

*Như họ đánh ngươi bằng roi thì nghĩ sao ?

Ấy là họ thương tôi, nên chỉ đánh tôi bằng roi, chớ không hại tôi bằng đá sỏi.

*Như họ không hại ngươi bằng đá, mà họ đâm ngươi bằng gươm dao thì nghĩ sao?

Ấy là họ thương tôi, chỉ đâm tôi bằng dao chớ không giết tôi chết hẳn.

* Như họ giết ngươi chết hẳn thì nghĩ sao?

Ấy là họ thương tôi, làm cho tôi thoát báo thân khổ não mà hưởng sự an vui sau này”… Đó là hạnh nhẫn nhục của Bồ-tát.

Bồ-tát khi đã nhận thấy nguyên nhân của sự nhục, người làm nhục, kẻ thọ nhục, như hoa đốm giữa hư không, như bóng trăng lòng đáy nưóc, nhất tâm sáng suốt, cứng chắc, đối với các cảnh thuận nghịch ở ngoài đưa đến, xem như trò hý thuật của bọn huyễn sư, dầu nghịch cảnh không sanh tâm sân giận báo thù, gặp thuận cảnh cũng không cho là sung sưóng, sẳn lòng tha thứ những điều nhục nhã của chúng sanh, lại kham an trong tất cả hoàn cảnh, hoặc nóng hoặc lạnh, hay là đói hay là khát v.v…cùng tất điều chướng ngại, các kiết hoặc trong đường tu hành, đều vững tâm an chịu, bình tĩnh mà tu theo chánh pháp đối trị; song cũng không lấy đó làm điều để khoe khoang trước công chúng; dầu chở toàn cõi đại địa mà không bị nao núng, để một mảy lông cũng chẳng nhe chút nào…Nhẫn nhục như vậy ngoài các bậc Bồ-tát, thì không ai làm nổi, nên Phật thường than là "Nan nhẫn năng nhẫn”

Tinh tn: Cứ tinh thuần mà tấn vậy.

Trách nhiệm của vị Bồ-tát rất lớn lao: "Hộ trì Phật pháp, giáo hóa chúng sanh”. Không thể một ngày một kiếp mà phải trải qua ba vô số kiếp mới mong hoàn toàn mỹ mãn. Bởi vậy khi phát tâm Bồ-đầ lại phải sắm sẵn tinh thần tinh tấn, bước qua tất cả sự chướng ngại, mà giải đãi, đeo đuổi tham học các pháp môn nội minh, nhơn minh, thanh minh, công sảo minh và y phương minh, có một lời rât cạn cợt, hay một pháp gì tuy là thấp thỏi song là một pháp có thể lợi ích cho mình và người trong muôn vạn phần thì tinh tấn cầu học, học cho biết để đem dạy bảo quần sanh, nên không chán mỏi, biết được một điều là siêng năng học một điều, tu được một hạnh rồi thì siêng năng tu thêm hạnh khác; cúng Phật, nghe Pháp nói Kinh v.v…đều quên sự lao khổ, tinh tấn thực hành, cho nên ba vô số kiếp đối với chúng ta, đối với hàng Thanh-văn là dài mà đối với Bồ-tát chỉ coi bằng nháy mắt, huống gì trong 7 ngày dở chơn ngưỡng tán đức Phật Để-sa thì đối với tâm linh tấn vô biên của Bồ-tát còn là ý nghĩa gì. Như vậy thì chắc chắn đến quả vị Bồ-đề, nên cũng có thể cắt nghĩa hai chữ tinh tấn của Bồ-tát là thẳng đến chổ tinh thuận tuyệt đối.

Thin đnh: Tư duy quan sát là thiền duyên. Chú tâm vào một cảnh là Định. Đây cũng là một hạnh rất hệ trọng của Bồ-tát vậy; trong lúc tu hành hóa tha muốn cho đạt mục đích thì cần có thiền định.

Một: Là vì các tập khí lâu đời không dễ đốn trừ được, tuy Bồ-tát có phát tâm mạnh mẽ giới tu nhẫn. Song thiếu định tâm thì những chủng tử phiền não kia nối nhau sanh khởi.

Hai : Là khi giáo hóa quần sanh nếu không định thì không thể quán biết căn cơ mà nói pháp cho xứng đáng; lại có chúng sanh không thể dùng mà hóa được lại vần phải thần thông diệu dụng để hàng phục trong lúc sơ cơ, thần thông là tác dụng của thiền định. Xem thế thì muốn có định lực, có thần thông lực để lợi tha không quên thiền định được vậy.

Song thiền định của Bồ-tát không phải hẹp hòi và ngắn ngủi như các thiền định khác, mà là Đại thừa quang minh định (hay phát trí quang minh mà chiếu liễu giáo lý hạnh quả của Đại thừa). Tập phước vương định ( hay giữ gìn tất cả pháp hiền thiện thế và xuất thế). Kiến hành định ( Kiến lập pháp hành dạy bảo chúng sanh ), và Thủ Lăng Nghiêm định ( tất cả thế giới chúng sanh đều y vào đây mà an lập tồn tại, tất cả định đều từ đó mà xuất sanh). Bởi trí huệ của Bồ-tát sáng suốt, soi thấu các pháp đều đồng một tâm, tâm đồng một tánh, đối với sự vật bặt hết các tướng, cũng tức hết các tướng, thường vắng lặng mà thường sáng soi, thường chơn không mà tùy duyên huyễn có, nên tâm thường tự tại, trí thường tự tại không bị một món gì hệ phược làm cho lay động, cũng có thể tự hiện thần thông để làm Phật sự, lợi ích chúng sanh …lúc nào cũng như lúc nào và chổ nào cũng như chỗ nấy, không đổi không thay, không xuất không nhập, nên Kinh có câu; “Na-già thường tại định, vôhữu bất định thời” cũng là chỉ cho đại định của Bồ-tát vậy.

Trí tuệ : Dẫu cũng chỉ ba món là văn huệ, tư huệ và tu huệ. Song trí huệ của Bồ-tát thường nghe các pháp Đại thừa thật tướng, suy nghĩ pháp Đại thừa thật tướng và quan sát chứng ngộ các pháp Đại thừa thật tướng như trong kinh Kim Cang nói "Ngã đại linh nhập Vô dư niết-bàn, như vô chúng sanh đắc diệt độ giả” đó là do sức đại trí quán thấy các pháp một cách thấu đáo, thì chỉ toàn là không vô tự tánh mà thôi, chớ không có tướng gì đáng gọi là chúng sanh, không tướng gì là diệt độ, dầu đại địa hay một mảy lông của chúng sanh cũng đồng "Không tướng” ấy mà thôi, bình đẳng không hai. Đã không tướng bình đẳng thì còn gì đáng chấp, nên Bồ-tát tu hành đầy đủ muôn hạnh muôn đức mà không chấp trước với một hạnh nào hay một đức nào cả. Không bị sở tri chướng ngại, nên công hạnh càng lớn, công hạnh lớn nên phước đức vô biên vô lượng.

Nói tóm lại, tất cả pháp môn không thể kể xiết, nhưng chỉ tóm trong ba món giới định và huệ, mà sáu món này thì giới, nhẫn thuộc về giới, định là định, huệ là huệ, còn tinh tấn thì trùm cả ba, cho nên tất cả các vị Bồ-tát đều lấy đó làm phương châm, gắng bó tu trì, tu một món là tròn nên cả 6 món, tu chỉ 6 món mà đầy đủ tất cả các hạnh khác và công đức khác. Tuy vậy, mà 6 món này tuy lợi tha mà còn gồm tự lợi, nếu pháp hoàn toàn tự lợi tha ứng dụng thì có 4 món Nhiếp pháp là:

1.Bthí: Muốn dạy chúng sanh biết chánh pháp giải khổ về đường vô minh thì trước phải bố thí cướp giúp chúng sanh đỡ khổ về xác thịt, về đường sanh nhai sau mới hiệu quả, nên món bố thí hơn thiên về tài thí hẹp hơn món Bố thí trước.

2. Ái ngữ : Nói lời hoà diệu ngọt ngào…

3.Li hành: Làm các việc lợi ích

4. Đng sự : Đồng với chúng sanh một hạnh nghiệp, một công việc làm để dễ giáo hóa.

Và 4 món Vô lượng tâm:

1.Từ : Thương xót, ban cho chúng sanh đều vui.

2.Bi: Cứu vớt chúng sanh thoát khổ.

3.Hỷ : Vui mừng mình khi làm lợi ích chúng sanh và mừng chúng sanh khi theo con đường thiện.

4.Xả : Tâm thường theo lẽ bình thường, không thái quá, không bất cập, không quá từ bi mà không hỷ, không quá hỷ mà không từ bi; và lại dầu đã thực hành Từ, Bi, Hỷ, song không trụ trước nơi một công đức nào hay chúng sanh nào cả.

Công hạnh Bồ-tát ước lược là như thế, nếu rộng ra và tỉ mỉ không khi nào nói cho cùng. Tuy vậy, mà chúng ta nhận thấy chí nguyện lớn lao, tâm trí cương quyết của Bồ-tát khi ra thực hành 6 độ, hoặc 4 Nhiếp hay 4 món Vô lượng tâm v.v…trải trần sa kiếp cũng không sờn bỏ, lắm lúc hiện làm vua để thực hành hạnh lợi tha, hiện làm tướng để thực hành môn háo độ, làm thỏ bạch để cúng dường thân cho vị đạo sĩ, làm con nai vàng cứu kẻ chết trôi, làm gái chèo đò, làm ông mang bị vải trăm ngàn vạn thân hiện ra đều vì các chúng sanh chưa tự độ mà phương tiện dắt dìu; vậy thì Bồ-tát đối với chúng sanh có công ơn biết là dường nào, không thể không ghi nhớ, mà muốn ghi nhớ một cách có lý thú và chánh đáng thì không thể quên các pháp hạnh của Bồ-tát làm mà không tập tánh theo được.

1944

NGHIỆP ĐẠO

Nghiệp là sự hành động tạo tác, có năng lực để chiêu kết những quả báo tương lai. Đạo là con đường đi, là hay thông đến. Chung lại mà nói thì có hai nghĩa:

1.Nghip tc đo: Các hạnh nghiệp ở thân, khẩu và ý của chúng sanh, đều là những thế lực đưa chúng sanh thường thọ sanh trong ba cõi sáu đường.

2.Nghip chi đo: Trong Câu Xá nói: "Nghiệp chi đạo cố, thủ nghiệp đạo sanh” và trong Ưu-bà tắc giới kinh cũng nói ý đó. Nghiệp lấy từ tâm sở làm thể, 10 nghiệp ( Thân tam v.v…) của chúng sanh là con đường dẫn nghiệp đi nên gọi là nghiệp đạo.

Trong Kinh thường nói hoặc nghiệp và khổ, thường tương tục liền nhau như chum trái ác-xoa. Tuy vậy song nghiệp là món quan trọng hơn cả, nó là môi giới cho hoặc và khổ; hoặc tuy mê nhơn song không đủ thế lực cảm triệu ra quả, gây nên đời sống của chúng sanh; còn khổ là sự rất khuyết điểm đáng chán của một đời người, song tự nó không thể gây thành mà phải nhờ nghiệp. Vậy nên trong con đường tối tăm khổ sở mà muốn tìm đến một cõi có vui sướng hơn, bớt khổ não hơn, thì không gì nhận xét cho kỷ càng về các hành vi tạo tác của mình mà tìm phương cải bỏ. Khi ấy dầu cho sự mê hoặc tuy chưa trừ nhưng cũng nhẹ bớt, khổ quả tuy không can phạm đến mà vẫn tự tiêu ma, và ven lần đến nơi hoàn toàn giải thoát.

Nghiệp đạo muốn nói cho rành rẽ thì nên chia ra làm 4 đoạn sau này:

1.Nghiệp mà không phải đạo; theo nghĩa "Nghiệp chi đạo” và nghiệp tức đạo trên, thì trong Ưu Bà Tắc giới Kinh nói : Ba món nghiệp về ý nó không có thế lực dẫn chúng sanh thọ thai ttrong các thú, và nó chỉ phát ra ở thân, khẩu 7 nghiệp, nó khắp trong 7 nghiệp nên chỉ là nghiệp mà không phải đạo.

2. Đạo mà không phải nghiệp; ba cõi sáu đường chỉ là chỗ của hữu tình nương tựa, của hữu tình đi qua. Lại không động lực cũng không thể dẫn chúng sanh thọ sanh vào trong ấy.

3.Cả nghiệp và đạo đức; tức là 7 nghiệp nơi thân khẩu, chúng sanh sỡ dĩ có khi hợp khi tan, đời này chung một cõi, ngày sau lại khác loài, kiếp này chia ly kiếp sau sum hợp, đều tự thế lực của 7 nghiệp ấy làm cơ quan làm chủ động; và nó cũng là con đường đi của tư nghiệp, nên tưởng ngoài nó ra thì không còn sanh tử nghiệp đạo nữa vậy. Nhưng trong Trí Độ luận nói: "Ba món nghiệp về ý thông cả đạo và nghiệp” phải chăng ý nghiệp có thế mạnh thông qua 7 nghiệp trước chăng?

4.Không phải nghiệp cũng không phải đạo, tức ngoài những món nói trên ra, thì tất cả pháp khác đều không phải nghiệp và đạo vậy.

Tóm lại, nghiệp đạo thì không ngoài thân 3 món, khẩu 4 món, và ý 3 món; Nếu thân, khẩu, ý ấy thuận theo lẽ phải, y theo chánh đạo mà thi hành thì thành 10 món nghiệp đạo lành. Trái lại, thiếu lương tâm mà tàn nhẫn, làm những điều khốc hại cho kẻ khác và di học cho mình vể hiện tại và ngày sau thì thành 10 món nghiệp đạo ác. Lành thì hưởng thú hơn thiên, ác thì sa đạo tam đồ khổ sở. Đã có nghiệp thì tất có quả báo, dầu nhỏ dầu lớn đều đi lại một vài vang bóng cho ngày sau. Khác nào hình đối với bóng, tiếng đối với vàng, muốn tiếng thẳng bóng ngay tất phải sửa tiếng nghiêm hình; muốn được an vui cũng phải từ nghiệp nhơn mà cải chữa. Cải chữa được nghiệp nhơn là công năng của Giới luật. Nhăn ngừa 10 nghiệp ác là ly ác giới, tấn hành 10 nghiệp lành là thiện tịnh giới, tận lực vì chúng sanh là nhiêu ích hữu tình giới. Cho hay giới là món đứng đầu trong tất cả hạnh cũng vì để đối trị nghiệp đạo là món rất hệ trọng trong công việc gây nên kiếp khổ luân hồi vậy.

(Ngày 28 tháng 10 năm 1944)

PHÂN BIỆT LỢI HẠI TRONG SỰ TUYÊN TRUYỀN PHẬT PHÁP

Không bệnh nào là bệnh không thuốc chữa, nếu có bệnh mà không có thuốc chữa thì bệnh ấy một ngày một bị trầm trệ, không chúng sanh nào là chúng sanh không có Phật pháp, nếu chúng sanh mà không có Phật pháp để khai thị thì chúng sanh mãi phải ở trong vòng trầm luân khốn khổ không phương gì thoát được. Bởi vậy cho nên chúng sanh với Phật pháp, Phật pháp với chúng sanh quan hệ nhau rất mật thiết, dẫu bất tương tức song mà bất tương ly. Từ Phật các vị Bồ-tát và cho đến những hàng xuất gia chơn chánh thường thường vì đã nhận rõ chỗ đó, nên không ai là không tuyên truyền Phật pháp, tuyên truyền Phật pháp tức là hóa độ chúng sanh, mà cũng tức là làm tròn chính vụ của người Phật tử vậy.

Thế nhưng thời kỳ Thế Tôn còn tại thế, thời kỳ chánh pháp tượng pháp sẳn người chánh truyền và sẳn người chánh thọ, nên công việc tuyên dương pháp sự lợi nhiều hơn hại; trái lại ngày nay sự mê mờ sự đấu tranh đã bám sâu vào tâm trí con người, tranh nhau ở thần quyền hơn tranh nhau về chơn lý, luyện mưu kế hơn luyện trí tuệ đạo đức v.v…đó là những nguyên nhân nếu Phật pháp tuyên truyền ra thì hay gặp hại nhiều hơn gặp lợi, nên người có tâm hoằng pháp không ai không tính từng ly, lường từng ý để thấy rõ điều hại mà tránh, điều lợi mà theo.

Lợi tức là công việc tuyên truyền được nhiều điều thuận ứng với mục đích, nghĩa là Phật ra đời cốt dạy cho chúng sanh đều được giác ngộ, vậy nên tuyên truyền Phật pháp cũng cốt gieo vào tâm niệm chúng sanh một lòng chánh tín kiên cố mà thôi, ngoài ra không vì một lẽ gì riêng khác, như vậy là lợi, nếu trái với mục đích, ngăn ngại mục đích đó là hại.

1.Thể theo lòng từ bi của Phật, đúng với chánh pháp mà tuyên truyền, đem giống Bồ-đề gieo khắp chúng sanh, tùy căn cơ lãnh thọ của mọi người mà dắt dìu cho họ bằng pháp sự chớ không đem cường quyền ép chế bảo theo, thì dầu thế nào Phật pháp cũng giữ được phần thuần túy, không ỷ lại tha lực, không bị tiêu mòn được trong khi tâm quần chúng đã tận tình cảm phục tín ngưỡng không nghi ngờ không oán hận được như thế là lợi, trái lại là hại.

2.Cơ quan tuyên truyền phải có hệ thống mọi người ai cũng thế, trước có thấy thô rồi sau mới nhận tế, trước thấy sự say mới thấy lý, trước có cảm sau mới thuận theo. Phật phàp có một giáo lý rất thậm thâm vi diệu nếu đem nói thẳng ra thì ít ai thừa nhận nổi và lại cũng không dễ đem Phật pháp ra mỗi người nói mỗi thế được , nên cần phải có cơ quan làm nơi đào luyện tăng tài, làm nơi tuyên truyền Phật pháp, đó chính là nơi vững chắc các ngoại đạo bất đắc lạm xưng để làm chỗ tin cậy của quần chúng,vậy nên chỗ các cơ quan ấy cần phải có hệ thống mới, có lợi, nếu không có cơ quan tuyên truyền, không hệ thống là hại.

3.Những người đảm nhận tuyên truyền phải là người nhứt tâm nhứt đức đối với Đạo và phải có sự học hỏi, công tu hành đáng làm mô phạm cho quần chúng, khi ra làm chức vụ gì dạy, giảng phải có oai nghi đặc biệt hơn những hạng người khác để tránh khỏi làm kẻ lạm dụng đôi câu Kinh kệ trong Tam tạng đem truyền rao hoặc chúng vu dân và gây tai hại cho Phật pháp…như thế mới thấy diệu pháp của Phật là cao quý thuần tịnh, nếu không thì dễ bị hạng người lợi dụng đem Phật pháp bán rao, di hại không biết sao kể xiết.

4.Hạng người có tâm với mục đích với hoằng truyền Phật pháp thì phải quên cái lợi nhỏ nhen của mình mà kính vì tất cả pháp hữu khác, không tôn mình lên mà chê bai kẻ khác, vì làm như thế là biêu cái lỗi người lỗi mình cho công chúng chỉ trích làm cho giá trị của người tuyên truyền bị hạ xuống, còn cao quí gì nữa mà bảo nói cho người ta nghe; nếu ai cũng nhận thấy chỗ khuyết điểm đó mà thật tâm sửa chửa cho nhau đều trở nên hoàn toàn Pháp tử là có lợi còn không là có hại.

5.Quán thời cơ mà phương tiện tuyên truyền giáo pháp, lễ nghi v.v…điều này cũng là điều rất quan hệ, vì Phật pháp là bất định pháp, chỉ tùy theo căn bệnh của chúng sanh mà chế ra,bởi thế cho nên từ xưa lại đây Phật pháp vẫn giữ một mục đích dắt người lên bờ giác, song về đường giáo hóa đã tùy phong tục, quốc độ tính tình dân chúng mà phương tiện biến đổi nhiều,có thể Phật pháp mới có chiều phổ cập được.Cái phương châm khôn khéo đó chính đời Phật Ngài đã dùng cho đến sau các Bồ-tát cũng đã dùng, vậy sự tuyên truyền Phật phápngày nay cũng không thể không học theo phương châm ấy.Nếu lại một mặt nê chấp văn tự cổ truyền mà trông mong cái kết quả ai cũng hiểu Phật pháp và tu theo Phật pháp không bao giờ được. Cho đến những lễ nghi đạo nghệ của Tăng đồ cũng có thể tùy trình độ mọi người mà dẫn phát tín tâm cho họ thì lợi ích vô cùng, trái lại thỉ hại không kể xiết.

Nói tóm lại, đức Phật đã có lời huyền ký thời đại này là thời đại đấu tranh kiên cố, đấu tranh bằng gươm dao, bằng ngôn luận, bằng tâm niệm; Chẳng những người Bạch y đấu tranh với Bạch y mà người trong đạo cũng khó dung hòa nhau được huống gì công việc tuyên truyền Phật pháp là việc lớn lao vô hạn, chẳng phải kẻ tưởng tướng hay đảm đương mà lại đem truyền vào thời đại khó khăn, hoc thuyết phức tạp, thực là ôm đá qua sông trừ những kẻ lội tài bơi giỏi ra thì mấy ai làm mà mong có hiệu quả! Nhưng dồn đá thành núi, góp cây thành rừng, ai đã nhận thấy sự quan hệ của Phật pháp đối với chúng sanh phi tức mà phi ly, thì đều phải lo dự vào một phần hoằng pháp, vậy nên trên đây kể mấy điều lợi hại trong sự tuyên truyền Phật pháp là chỉ góp vài phần nhận xét của một tâm trí thô sơ, chớ không phải bấy nhiêu là đủ được, cần yếu nhất trước khi làm phải tính toán lo liệu điều hơn lẽ thiệt đừng có nhắm mắt đưa chân thì cũng mong ngày đạt đến chỗ mỹ mãn.

1945

CHỐN TỔ KHANG TRANG

Chúng tôi rất vui mừng khi được quý vị đáp lời mời của chúng tôi hoan hỷ đến tham dự lễ Khánh thành tổ đình Thiền Tôn hôm nay.

Như vậy, chứng tỏ Tổ đình Thiền Tôn đã có một vị trì đặc biệt đóng góp vào sự hoằng dương chánh pháp, đóng góp vào sự lợi lạc an dân ngay trong thời kỳ khi người dân chúng ta mới bước vào lập nghiệp ở cõi đất mới.

Đồng thời ngày hôm nay tổ đình Thiền Tôn cũng có thể đóng góp một phần kiến thức văn hóa cho Thừa Thiên Huế.

Trong công việc trùng tu này chúng tôi cảm thấy có một sự kỳ diệu rung cảm; lúc đầu tôi tưởng rằng chúng tôi phải bước trăm bước khó khăn vất vả mới đạt đến đích, nhưng không ngờ chỉ mới bước đến ba bước mà đã đạt đến mục đích, đó là nhờ sự nhiệt tình, tán trợ của Giáo Hội Phật giáo Thừa Thiên Huế, nhờ chính quyền tạo thuận duyên. Nhờ các hàng Tăng ni Phật tử trong nước cũng như ngoài nước đã tận tình giúp đỡ chúng tôi, mỗi người một viên gạch, mỗi người mười viên gạch trăm viên gạch, có những viên gạch to, có những viên gạch nhỏ, có những viên gạch vừa và có những viên gạch thật to. Mỗi viên gạch đều là những viên gạch cứng, đẹp đẽ, manh nặng tình đạo, thắm thiết, mong mỏi góp sức xây dựng tổ đình được trang nghiêm tốt đệp, để xứng đáng với nơi sáng lập của một vị tổ sư đã từng giáo hóa, đã từng làm lợi lạc cho bao nhiêu thế hệ!

Nhờ đó mà Tổ đình Thiền Tôn được thành tựu như ngày hôm nay, công đức lớn lao của quí vị, chúng tôi hết sức ghi nhận.

Giờ đây, dưới ánh hào quang Tam bảo, dưới sự chứng minh của Phật Tổ, tôi xin chân thành tán dương tất cả quý vị đã có tham gia đóng góp, tinh thần, vật chất vào trong sự trùng tu này.

Trong khi Khánh thành chùa Thiền Tôn chúng tôi cũng có cảm tưởng rằng giờ phút này hành Phật tử chúng ta đóng góp xây dựng chùa đồng thời chúng ta cũng Khánh thành một tâm nguyện của chúng ta, bởi vì có những công việc chúng ta mong mỏi, muốn làm, muốn thành tựu, mà không bao giờ thành tựu được, không bao giờ Khánh thành được, Đây là ước mong chúng ta trùng tu lại ngôi tổ đình cho được khang trang, ước mong đó đã được thành đạt. Cho nên khánh thành ngôi chùa đồng thời khánh thành tâm nguyện của chúng ta đó là ta làm tròn bổn phận một việc làm rất công đức và ích lợi.

Tôi xin chân thành tán dương tất cả công đức và nguyện rằng phước báo này sẽ đi theo cùng quý vị trên cuộc đời hạnh phúc an vui.

Trước khi dứt lời chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả Quý vị đã hoan hỷ tham dự buổi lễ hôm nay, kính chúc tất cả quý vị thân tâm thường an lạc.

Nam Mô Bn sưThích-ca-Mâu-ni Pht.
2000.

NHẬM CHỨC VIỆN TRƯỞNG

Trước hết chúng tôi xin chân thành cám ơn Hòa thượng Viện trưởng V.H. Đ và Thượng tọa Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục, đã giành cho chúng tôi một chức vụ khá quan trọng: Chức vụ Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học, một chức vụ mà không bao giờ chúng tôi nghĩ đến.

Trong nhiều năm qua, song song với các Phật sự khác, chúng tôi vẫn để tâm lo lắng, dạy dỗ các hành hậu tiến, coi như là sở nguyện của chính mình. Tuy nhiên không bao giờ chúng tôi muốn mang thêm một danh nghĩa gì khác, ngoài danh nghĩa thầy dạy; mà thầy dạy cũng chưa tròn, có đâu làm chuyện lớn.

Chúng tôi rất sợ cái danh và cái thực một khi đã không tương xứng, thì chỉ có hại chứ không có lợi; chẳng bằng cứ thầm lặng, khiêm tốn, thành thật mà làm, rồi kết quả vẫn đến. Nhưng hôm nay quý vị lại giao cho chúng tôi chức vụ Viện trưởng, một chức vụ mà khả năng và sức khỏe của chúng tôi không cho phép chúng tôi nhận lãnh; nếu không vì đã thấy rõ hoàn cảnh của anh em học Tăng vừa tốt nghiệp Trung đẳng Phật học tại Hải Đức, đang cần có cơ hội để tiếp tục học thêm, mà chức vụ Viện trưởng này là một trong những yếu tố đó. Trước sự kiện nhận lãnh chức vụ này, chúng tôi coi như một sự tùy hỷ đứng làm nhịp cầu tạm trong một giai đoạn để cho an hem học Tăng khỏi mất và tiến bưóc mà thôi.

Với trách nhiệm nặng nề của chức vụ Viện trưởng, chúng tôi cũng thấy rõ bao nhiêu khó khăn trở ngại đang trải đầy trước mắt, trước khi có thể đạt đến thành công. Như quý vị đã biết, việc giáo dục là một việc thiêng liêng, nên cũng rất khó.Chẳng những đói hỏi phải có tài năng và ý chí bên trong, có đòi hỏi đầy đủ thiện duyên bên ngoài mới mong thực hiện nổi. Đặc biệt là vấn đề đào tạo Tăng tài, chúng tôi muốn nói, đây là vấn đề quá khó chứ không phải là quá mới.

Ngay dưới thời Pháp thuộc, Phật giáo lâm vào cảnh rời rạc suy vi, vì bị áp lực của ngoại nhân cùng sự thiếu vắng nhiều vị cao Tăng thạc đức và cư sĩ tín đạo uyên thâm, nhưng vẫn có rải rác đó đây những khóa học Phật đặt dưới sự hướng dẫn lẻ loi của íy vị cao Tăng ưu hoài tiền đồ đạo pháp. Và trước đó, khoảng cuối thể kỷ 17, và thế kỷ 18 cho nên đến thế kỷ 19, một số tác phẩm của các vị cao Tăng trước tác bằng chữ Hán hay bằng chữ Nôm mà Giáo sư Lê Mạnh Thát vừa sưu tầm được tại các chùa cổ ở Huế và các nơi khác, là một khích lệ lớn lao, chứng minh rằng dù dưới thời đại nào, sức sống đạo vẫn mien trường bất tận qua các bậc Chân tu. Nhờ vậy mà giáo lý được truyền dạy liên tục, khi phôi thai, khi tổ chức thành lớp thành trường với sự dạy dỗ mỗi ngày một quy mô hơn, dẫu sự thành công vẫn không bao giờ được như ý nguyện.

Ngày nay chúng ta được cái may mắn có đủ tiện nghi học tập và dạy dỗ hơn trước. Những kinh nghiệm mà chúng ta thu thập được từ các chương trình đi trước đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc thiết lập một chương trình mới khả dĩ thích ứng cho học Tăng trong một xã hội không ngừng giao động. Tuy nhiên, chúng tôi cũng khó tin chắc rằng chúng tôi có thể làm được gì hay hơn, giỏi hơn người trước, vì mọi kết quả việc làm của chúng ta hẳn phải tùy thuộc hoàn cảnh của Giáo hội, của tình hình đất nước cũng như của các trào lưu tư tưởng nhân loại. Vì vậy chúng tôi không giám vội vã lớn tiếng đưa ra một đường lối chương trình nào trước khi bắt tay vào việc. Chúng tôi đã từng nghe bao nhiêu đường lối chương trình của nhiều lãnh vực được công bố rầm rộ, nhưng rốt cuộc thực hiện không được, một phần mười hay năm phần trăm. Phải chăng nói bao giờ cũng dễ, làm bao giờ cũng khó?

Khó nhất là khi việc làm đó là việc làm của sự giác ngộ, siêu thoát trước mọi quyền lực đẫm lệ đang ẩn núp trong tâm niệm luân trầm, như từng khiến bao kẻ hăng hái lên đường, nhưng một thời gian sau nhìn lại thấy mình đang thối lui hoặc dẫm chân tại chỗ. Chúng tôi chỉ còn chút hy vọng nhờ kiểm điểm lại lịch sử diễn tiến xưa nay, trong đó có nhiều trường hợp giúp chúng tôi xác tín hơn lên về sức mạnh của ý chí, của tinh thần giác ngộ đã có thể làm chủ được mọi sự kể cả cái bản ngã ươn hèn của mình.

Đây là niềm tin cần thiết cho mọi người học Phật và hành đạo, để tiến dẫn công trình của mình ngày càng tăng tiến.Và bằng vào niềm tin đó mà Viện Cao Đẳng này được thành lập và phát triển, để an hem học Tăng trong những năm đeo đuổi tu học sẽ nhận chân rằng chỉ lấy chí nguyện giải thoát làm nền tảng và lấy sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh thượng tầng kiến thiết, mới mong xây dựng cho mình thành một Tăng sĩ đủ tài đủ sức, đủ ý chí và khả năng phục vụ chúng sinh, phụng sự đạo pháp, hoặc ở Tự viện, hoặc ở sơn gian thọ hạ hay xông pha giữa xã hội vẫn không rời xa hạnh nguyện giải thoát và độ sanh của mình.

Để dạt được hướng dẫn hiểu biết tường tận giáo lý caothâm tiềm tang trong Tam tạng giáo điển; lấy đó làm ngọn đèn soi sáng nội tâm, soi sáng trần thế, hầu giải quyết mọi khủng hoảng trầm trọng, con đẻ của tính chấp ngã nhỏ nhen. Dù đây mới chỉ là chuyện nghĩa học, nhưng cũng phải chú tâm theo dõi tới kỳ cùng mới mong khai thông được Phật lý để tiến dần đến giác ngộ.

Và bên cạnh công phu nghiên tầm nội điển, Tăng sinh còn cần có những kiến thức bao trùm các ngành văn hóa, dù là kiến thức đại cương nhưng không thể không có, mà có thể đáp ứng được thời cơ, vận dụng khả năng hoằng pháp vào mọi trường hợp, để chuyển hướng lòng người về đường giác ngộ. Ngày xưa, đức Phật đã từng cùng bốn tất đàn trong việc hóa đạo, nên Ngài đã nhiếp hóa được mọi người đủ mọi trình độ. Ngày nay, một nhà Đạo sĩ, nếu chưa thành tựu được quán chiếu, thì đồng thời phải là một nhà văn hóa mới mong phát huy sự nghiệp hoằng hóa của mình trước mọi biến chuyển của thời đại.Do đó, những môn văn chương, triết lý, sinh ngữ đều được kèm theo chương trình nội điển từ thấp lên cao.

Tóm lại, trên đây là những điều hy vọng đại cương chứ chưa hẳn là cao vọng, mà chúng tôi tạm đưa ra để hướng dẫn công tác của mình. Đối với chúng tôi, vấn đề giáo dục vẫn là cả một tiền đồ man mác, nếu thiếu một khả năng siêu đẳng, thì không cách gì thực hiện đúng đắn. Nhưng điều này lại vượt quá sức mình, nên chúng tôi chỉ còn cách là cố gắng và cố gắng trong sự hỗ trợ và hợp tác thường xuyên của quý vị.

Với những ưu tư về một trách nhiệm quá lớn, chúng tôi khó tỏ bày hết nỗi kín trong lòng; chúng tôi nhất tâm ngưỡng cầu Tam Bảo gia hộ và thiết tha mong đợi sự tiếp tay nồng nhiệt của Hòa thượng Viện trưởng V.H. Đ, Thượng tọa Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Giáo dục, quý vị trong ban giảng huấn. Ban Giám đốc và các bậc Thiện tri thức xa gần trong sứ mạng chung; đó là giúp các học Tăng giải quyết phần nào nhu cầu học hỏi cấp thiết của họ.

Đến đây, chúng tôi xin tuyên bố khai giảng niên học đầu tiên của Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức.Chúng tôi xin các anh em Tăng sinh hãy dồn mọi ý chí và nỗ lực vào sự học hỏi và tu luyện như các anh em đã từng làm trong nhiều năm trước, để đi cho hết chương trình đã vạch,hầu tạo đủ điều kiện thích ứng cho mình sau này ra phụng sự Đạo pháp, gánh vác công việc Giáo hội, mà Giáo hội đang đặt nhiều kỳ vọng, vào lớp người như anh em.

*.Din tnhm chc Vin trưởng Vin Cao đng Pht hc Hi Đc-Nha Trang (Ngày 28.11.1974 ti chùa Long Sơn-Nha Trang).

THAM LUẬN

Nam mô Bổn sư Thích-ca mâu-Ni Phật.

Trước hết, chúng tôi xin thay mặt đoàn Đại biểu GHPGVNTN kính lời chào mừng chân thành hòa hợp cùng toàn thể Đại hội.

Sau đây, tôi xin đọc bản tham luận của đoàn Đại biểu chúng tôi.

…….

Kể từ nước Việt Nam ta độc lập đến nay, đạo Phật đã chan hòa vào đời sống dân tộc. Bất cứ thời nào, đạo Phật cũng không thiếu những nhà sư cũng như nam nữ Phật tử hiến thân phụng sự Đạo, làm lợi ích cho dân tộc, cho đất nước. Lịch sử đã có những trang rõ nét với những danh hiệu như Thái sư, Quốc sư, Thượng sĩ. Bên cạnh đó, còn bao nhiêu trang sử bất thành văn, kể cả ngoài sự ghi nhận và biết đến của bao nhiêu người không tên tuổi đã âm thầm xây dựng đạo đời. Thành tích của họ như "nhạn lướt mặt hồ không để ảnh; gió luồng khóm trúc chẳng lưu vang”. Đối với đạo Phật, đạo và đời không thể tách rời nhau được. Chính vì vậy mà đạo Phật đã trở thành một thực thể trong tinh thần , tư tưởng và truyền thống của dân tộc và thể hiện ra mọi mặt trong đời sống.

Từ cái điểm chung làm ra đạo, tức vận dụng cái tinh thần đạo vào việc lợi ích mình, lợi ích đất nước, dân tộc, chúng sanh trong tinh thần từ bi, trí tuệ, vô ngã, giải thoát phục vụ cho sự an vui lợi lạc về tinh thần cũng như vật chất, đời này cũng như đời sau.

Vì vậy cho nên trong quá khứ lịch sử, đạo phật Việt Nam đã tùy hoàn cảnh khách quan mà thể hiện, đó gọi là tùy căn cơ, thời sự, mượn những hình thức tổ chức làm phương tiện ứng đạo vào đời, sao cho có lợi ích, còn nội dung bản chất, tinh thần đạo Phật vẫn là một. Điểm nổi bậc rõ nét trong Phật giáo sử là đạo Phật Việt Nam không có đường phân chia rõ rệt, mang tính mâu thuẫn giữa các giáo phái, tôn phái, hệ phái. Tinh thần chân chính của đạo Phật Việt Nam là bao giờ trong tâm niệm cũng thấy đạo Phật Việt Nam là một thể thống nhất, một khối không thể tách rời ra được.

Tâm niệm đó đã được cố gắng thể hiện qua bao nhiêu giai đoạn của lịch sử đất nước, mà giai đoạn cao nhất phải nói là sự thành lập GHPGVNTN tại miền nam trước đây. Đó là sự thực hiện trong một giai đoạn lịch sử khó khăn và không phải đã không có những hy sinh cao đẹp đối với dân tộc và đạo pháp mà kẻ hữu tâm với đạo, với đời hằng thương kính.

Nhưng Giáo hội chúng tôi không lấy đó làm thỏa mãn, vì sự thống nhất đó chưa trọn vẹn.

Sauk hi nước ta được hoàn toàn giải phóng, Giáo hội chúng tôi đã đạt nguyện vọng lên chính phủ, xin giúp đỡ cho Phật giáo được tiến hành thống nhất trong cả nước. Nay cơ duyên đã đầy đủ, cả nước thống nhất mọi mặt và đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội được Đảng, Chính phủ và Mặt trận giúp đỡ, hai năm qua Ban vận động thống nhất Phật giáo đã tích cực hoạt động để có ngày hôm nay. Đây là một sự kiện có ý nghĩa rất trọng đại đối với tiền đồ Phật giáo.

Giáo hội chúng tôi tán đồng nghị quyết đầu tiên của Ban vận động là : "Mở ra một hướng phát triển mới trong lịch sử Phật giáo nước nhà, làm lợi ích cho Tổ quốc và nhân dân, làm sáng chói tinh thần Phật giáo trong thời đại nước Việt Nam độc lập thống nhất, phát huy cao hơn nữa truyền thống gắn bó hài hòa giữa đạo Phật và dân tộc, bảo đảm truyền thống tín ngưỡng và phương pháp tu hành của Tăng Ni đồng bào Phật tử đúng theo lời Phật dạy”.

Trong niềm tán đồng đó , chúng tôi cầu chúc Đại hội này sớm đạt được việc xây dựng một cơ chế hợp lý, hợp tình, sao cho mãn nguyện vọng, gây được lòng hoan hỷ tin tưởng của tất cả Tăng Ni Phật tử để họ có thể yên tâm kết hợp thành một khối để phát huy hơn nữa truyền thống phục vụ đạo pháp không quên dân tộc, phục vụ dân tộc không quên đạo pháp.

Có thể mới thể hiện tinh thần hòa hợp mà luật Tứ phần đã dạy rằng: “Cùng hc mt thy, cùng nhau hòa hp nhưnước vi sa mi được li ích an vui trong Pht pháp”.Nếu không, danh nghĩa không những chỉ là danh nghĩa, mà còn vì danh nghĩa làm hại bản chất.

Để chấm dứt, chúng tôi xin gởi lên Đại hội một lời Phật dạy trong Trung Bộ kinh là : “Hi hp trong đoàn kết, gii tán trong đoàn kết, làm vic trong đoàn kết”.

Xin hồi hướng công đức này cho đạo pháp, dân tộc và sự lợi lạc cho tất cả chúng sinh.

Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

*.Hi nghĐi biu Thng Nht PGVN ngày mng 04,05,06 và tháng 11 ti Thđô Hà Ni năm 1981. Tham lun ca đoàn Đi biu Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht.(do Thượng ta Thích Thin Siêu đc)

PHÁT BIỂU ĐÓNG GÓP

Chăm chú theo dõi các bài tham luận của quý vị trong các phái đoàn Phật giáo Trung tâm ABCP. Chúng tôi rất thông cảm về nỗi lo lắng của quí vị trước tai họa chiến tranh vũ khí, tai họa phá hoại môi trường sống, tai họa của sự khủng bố đang và sẽ xảy ra phát xuất từ ba độc tham sân si của con người, nhất là từ những thế lực tham vọng quyền hành thống trị thế giới, thống trị khu vực, thống trị sắc tộc,cho đến cả thống trị tôn giáo.

Đứng trước cái tai họa đó, chúng tôi tin chắc không những Phật tử Châu Á mà Phật tử khắp thế giới cũng đều xót xa và lo lắng, nên làm cái gì đây để ngăn chặn. Nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã quá yếu kém và rời rạc trong sự truyền bá giáo pháp mạnh về tâm linh như lời phát biểu của phái đoàn Thái Lan đã đề cập.

Bởi vậy chúng tôi đề nghị Trung tâm ABCP nên đặt định một phương pháp như thế nào cho có hiệu lực để phổ biến sâu rộng lời dạy của đức Phật: “Hận thù không trừ hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù” cho thật nhiều người hiểu rõ. Như chúng ta đã biết đức Phật không bao giờ chỉ trích ai, nhưng tất nhiều lúc Ngài chỉ trích thậm tệ những tính xấu tham-sân-si và các hành vi tội ác, bởi dưới mắt đức Phật chỉ có hành động chứ không có người hành động và bởi lòng từ bi của đức Phật luôn gắn liền với trí tuệ vô ngã khác với lòng bác ái, nhân, hay kiêm ái thông thường. Nhờ vậy mà những ai dù hung hăng độc ác đến mấy khi được nghe Phật thuyết cũng phải dịu lòng như chàng Vô Phật thì chắc chắn chúng ta sẽ gây được sự đồng tình thông cảm giữa con người, và khi đó Trung tâm ABCP không chỉ là diễn đàn của Phật tử Châu Á mà có thể là của Phật tử khắp nơi và những bạn hữu trên thế giới có sự đồng cảm với chúng ta góp chung tiếng nói, góp chung hành động trong sự ngiệp chống chiến tranh, chống tai họa để đem lại hạnh phúc an lành cho mọi người, sẽ đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Đây là một ý kiến nhỏ của chúng ta xin trình hội nghị xem xét.

Xin cám ơn Hội nghị.

*Phát biu ca Hòa Thượng Thích Thin Siêu truc Hi nghgii trquân bca ABCP tchc ti Hà Ni ti khách sn Tây Ht29-31/3/93.

CƠ BẢN PHẬT HỌC LÀ GÌ?

Giáo hội nghĩ đến trường Co bản Phật học cốt là để các vị giáo thọ ở trong địa phương có duyên dìu dắt Tăng ni đệ tử của mình. Việc làm này Giáo hội Trung ương chỉ yểm trợ bằng tinh thần nhiều hơn, đó là cách hỗ trợ gián tiếp. Còn trực tiếp là do các vị ở địa phương. Giáo hội chủ trương mở trường mà trường đó là Trường Cơ bản để đào tạo Tăng tài. Sở dĩ gọi là cơ bản vì đây là một bậc cơ bản , dạy cho học tăng học ni đang trẻ tuổi, mới bước chân vào đạo, có một sự hiểu biết cơ bản về giáo lý của đức Phật; đồng thời có một nếp tu hành cho nên chúng tôi mong quý vị cái gì cũng thật sự là cơ bản. Ở lớp dưới dạy cho học tăng học ni có sự hiểu biết cơ bản, tu hành cho có cơ bản thì khi lên các lớp trên mới vững vàng chắc chắn. Nếu cơ bản mà lỏng lẻo, mong manh thì lên trên chắc sẽ éo ọp, khó vững. Cho nên ý mở Cơ bản là vậy.

Chúng tôi xin nhấn mạnh: Cơ bản khôngcó nghĩa là sơ đẳng, cũng không có nghĩa là Trung đẳng mà cũng có thể là đại học, cũng kêu là cơ bản. Bởi vì đối với giáo lý của đức Phật, chúng ta tu một cách cơ bản, học một cách cơ bản, nếu thực hiện cho được cũng rất khó.

Ban Giáo dục Trung ương gọi là một Ban Giáo dục chứ kỳ thật Giáo hội chẳng chi cho một xu nào hết! Nếu ở ngoài đời, Bộ giáo dục trích một năm mấy trăm ngàn tỷ…để lo cho vấn đề giáo dục, còn đối với Phật giáo chúng ta, Ban giáo dục từ khi đặt ra để trình làng chứ còn muốn sống cách nào thì sống, làm sao thì làm, muốn đi thăm ai thì đi, chớ Giáo hội không có chỉ thị nào hết. Cho nên sự đi thăm viếng cũng là tự xoay sở trong an hem và các Phật tử quen biết để họ cúng cho mà đi thôi. Nói vậy chúng tôi cũng không mong quý vị giúp cho chúng tôi thêm mà mong quý vị thông cảm hoàn cảnh Phật giáo chúng ta từ Trung ương cho đến địa phương cùng hoàn cảnh như nhau. Hiểu nhau như vậy để chúng ta khắc phục khó khăn, vì tương lai Phật pháp mà gắng sức chung lo Phật sự. Trung ương cũng không đòi hỏi địa phương, địa phương cũng không đòi hỏi Trung ương. Trung ương nếu có tiền cũng chỉ là quyên góp ở nơi các Phật tử nơi địa phương mà thôi. Thành thử cũng mong quý vị cố gắng mặc dù chưa biết chừng nhờ sự chật vật này mà tinh thần học đạo của chúng ta vững chắc và sự dạy dỗ đạo của chúng ta thêm quyết tâm. Chúng ta đều ý thức rằng trường chúng ta là trường học đạo, mặc dù cũng còn phải học thêm các môn khác nữa để bồi dưỡng thêm kiến thức. Các môn học gọi là ngoại điển không phải là chính mà cái chính là học đạo, đó là cốt lỏi của việc học đạo. Nếu môn học ngoại điển kém thì có thể tha thứ chứ môn học Phật học mà kém thì không thể chấp nhận được. Vì ở đây chúng ta học đạo là chính.

Nhưcác vcũng biết, thếhchúng tôi không hc trường đi mà 10 nămtrường, chúng tôi chuyên hc đo mà cthlà hc Kinh, Lut, lun bng chHán thôi. Sau này sdĩ viết lách đuc đôi chút là nhtmình tìm tòi hc hi thêm. Nhưng scgng này cũng cơbn tnơi giáo lý. Nếu viết văn cho hay mà không có giáo lý thì văn đó cũng là cái văn bên ngoài, chkhông mang tính cht đo lý bên trong li văn.Cho nên các vcũng nên chú ý hc nhưthếnào đthm nhun giáo lý ca đc Pht. Sthm nhun y truc tiên nó ăn sâu vào trong tâm hn chúng ta, Giáo lý ca đc Pht chbày cho ta con đường phá shc ám vô minh, hiu đuc nhưthếthì chúng ta mi nhn thc được shc và stu ca chúng ta là ct li mình li người, trong toàn bgiáo lý ca đc Pht dy chúng ta cái gì? Chc không phi vì câu văn hay cũng không phi bin nggii mà ct là tìm li dy cao siêu đtrvô minh và ngã chp. Đó là cơbn vy.

THĂM TRƯỜNG PHẬT HỌC LONG AN

Từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 đến nay, nhà nưóc đã cho phép mở trường Cao cấp Phật học tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Huế. Tại Thành phố Hà Nội đã mở được hai khóa Cao cấp. Tại Tp. Hồ Chí Minh đã mở được 3 khóa Cao cấp. Còn trường cơ bản thì hiện có 24 trường. Tại miền Bắc trong thời gian chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ thì Trường Cơ bản không có. Các thầy đi tu chùa nào học theo chùa đó một cách lẻ loi đơn độc. Nhờ thống nhất Phật giáo cho nên ngày hôm nay ở miền Bắc cũng mở được 5 trường. Tại miền Nam cho đến nay cũng mở được 19 trường mà trường Cơ bản Phật học Long An là một trong số 19 trường Phật học đó. Một điểm đặc biệt nữa là những nơi từ trước giải phóng chưa có trường Cơ bản Phật học tỉ dụ như ở đây cũng như ở các tỉnh phía Bắc và ngay cả các tỉnh thuộc phía Nam này trước giải phóng chưa hề co trường Cơ bản. Nhưng sau khi giải phóng rồi nhờ sự thống nhất Giáo hội cả nước, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước từ Trung ương đến địa phương cho nên đã mở được rất nhiều trường Co bản Phật học. Đó là một điểm công tác quý báu lớn lao của Giáo hội PGVN hôm nay và chúng tôi trong Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương rất mừng là đã góp phần đóng góp được công việc đó để mở các trường.

Chúng tôi cũng biết mở trường Phật học không phải là điều đơn giản, bởi vì tăng trường Cơ bản không phải học mà còn phải tu nữa, chứ không phải như học sinh ở ngoài đời. Học sinh ở đời chỉ biết học chứ còn vấn đề hành động đạo đức thì nhà trường chỉ quan tâm một phần nhỏ, chứ không quan tâm hết. Ngược lại, ở Trường Cơ bản Phật học là đào tạo những con người để sau này đứng trong hàng ngũ Tam bảo, họ có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ nên phải nghiêm túc và thận trọng với một tinh thần trách nhiệm cao. Vì vậy sự dạy dỗ ở trường Cơ bản ngoài việc dạy cho họ học giáo lý nhà Phật, còn phải dạy cho họ con đường tu hành nữa. Hai nhiệm vụ vừa là học chữ vừa là học tu song song với nhau, tạo thành một Tu sĩ gương mẫu, có đạo đức và học vấn tương đương để họ có thể đảm đương công việc hoằng pháp sau này.

Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng: Phật giáo chúng ta đã gắn liền với đất nước Việt Nam từ thế kỷ thứ nhất đến nay. Chính Lý Công Uẩn ra làm Vua mở mang triều đại nhà Lý đầu tiên là một người đã học từ trong nhà chùa mà ra. Triều đại nhà Trần cũng có những vị Vua như Trần Nhân Tông, nữa đường nhường ngôi cho con và đi tu làm Trúc Lâm đệ nhất tổ. Như vậy Phật giáo đã gắn liền với đất nước và dân tộc này khi thăng trầm cũng như khi vinh nhục. Phật tử luôn luôn có mặt và đóng góp với dân tộc để xây dựng đất nước Việt Nam trải qua các thời kỳ khó khăn nhất cũng như khi vinh quang tốt đẹp nhất.

Bây giờ đất nước Việt Nam đang lúc xây dựng, phát triển thì không lý gì Phật giáo Việt Nam lại không xây dựng, không phát triển. Phật giáo không thể bị tụt hậu. Nếu Phật giáo tụt hậu thì không những thiệt thòi cho Phật giáo mà đồng thời cũng thiệt thòi cho đất nước. Bởi vì từ trước tới nay khi nào đất nước thạnh thì Phật giáo thạnh, Phật giáo thạnh thì đất nước thạnh. Hai việc đó gắn liền song song với nhau, nên khi Phật giáo kém cỏi thì cũng là một phần thiệt thòi cho đất nước. Vì vậy việc mở trường Cơ bản Phật học là một thao thức chung không những cho Giáo hội mà còn cho các vị lãnh đạo nhà nước, các vị yêu nước và muốn xây dựng đất nước có một sắc riêng gọi là sắc thái dân tộc hay là trở về nguồn. Vì sao vậy ? Vì sợ mất gốc, tha hóa theo văn minh vật chất Tây phương. Khi văn minh Âu tây tràn vào không được chọn lọc thì giá trị văn hóa đạo đức thuần túy của dân tộc sẽ bị băng hoại. Đào tạo tăng ni có học có tu cũng là nhằm tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vậy. Cho nên khi đào tạo chúng tôi không những nhắm tới đào tạo một Tu sĩ để truyền bá đạo Phật mà còn nhắm giữ gìn bản sắc văn học dân tộc nữa. Khi truyền bá đạo Phật, bản thân đức Phật Ngài không cần chúng ta quy phụng gì cho Ngài hết, nhưng Ngài cần chúng ta truyền bá giáo lý của Ngài để đem lại hạnh phúc và an lạc cho nhân dân. Đó là hoài bảo lớn lao của đức Phật. Nếu thực hiện hoài bảo đó của Ngài tức là chúng ta đã phụng sự đức Phật đồng thời cũng góp phần đem lại lợi ích cho nhân quần xã hội và nói rộng ra là chúng sinh theo danh từ nhà Phật. Cốt tủy của đạo Phật không ngoài từ bi và trí tuệ. Trí tuệ để giải thoát cho chính mình, Từ bi để lợi lạc cho chúng sinh, vì thế ngươi ta ,luôn tôn xưng đức Phật là đấng giác ngộ và Đạo Phật cũng được gọi là Đạo giác ngộ. Vậy đạo Phật giác ngộ cái gì ? Giác ngộ cái vô minh hàng ngày của chúng ta. Hàng ngày nếu chúng ta không có sự tỉnh giác thì lòng tham lam ích kỷ giận hờn… nó sẽ cho mất làm u ám tâm trí chúng ta. Khi tâm trí bị che mất thì chúng ta nhìn cuộc đời theo cái bản ngã hẹp hòi ích kỷ của chúng ta. Cuộc đời theo bản ngã hẹp hòi đó không làm sao đem đến an lạc được, Cho nên muốn giải thoát phải có trí tuệ. Muốn giác ngộ thì phải tỉnh giác, tỉnh giác trong từng giây từng phút từng giờ và cả trong từng hành động, từng tâm niệm của chúng ta. Tỉnh giác để biết công việc mình làm, làm việc đó đúng hay sai, việc làm đó đem lại kết quả như thế nào? Nó có lợi cho ai và có hại cho ai? Đó là một sự tỉnh giác. Chính sự tỉnh giác đó nó gột bỏ lần lòng ích kỷ, tham lam đắm đuối dục lạc của chúng ta , để chúng ta trở nên con người lương thiện, đạo đức tao nhã. Một con người lương thiện là một viên gạch quí để xây dựng một xã hội tốt. Một xã hội là một tập thể do từng cá nhân góp sức xây dựng nên, nếu cá nhân xấu thì nhất định xã hội xấu, cho nên xây dựng cá nhân tốt thì xã hội sẽ tốt.Vì vậy chúng ta nằm trong xã hội lại càng phải hướng thiện để xã hội tốt hơn. Sự tu học của chúng ta để hoằng dương đạo pháp lợi lạc quần sanh cùng thúc đẩy xã hội hướng thiện, đem lại lợi ích chung xã hội. Muốn thế cá nhân phải tỉnh giác. Phật dạy: Ai hay chuyển được vật thì người đó là Phật. Nếu gặp danh đắm danh, gặp lợi đắm lợi, gặp sắc đắm sắc, gặp tình đắm tình, gặp của đắm của hay gặp chi đắm nấy thì không thể gọi là Phật được. Gặp tình huống ấy mà làm chủ được thì đó là Phật chứ không có gì khác. Cho nên đức Phật đã nói rằng: Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành, bởi vì đức Phật thấy chúng ta có đủ sức, có đủ khả năng để chuyển vật y như Ngài, tức là chúng ta có tâm chuyển và có ý thức chuyển. Nếu chúng ta không có ý thức đó thì chúng ta là con người nô lệ của tất cả dục vọng, nô lệ của tất cả danh lợi, tiền của, chúng ta lúc bấy giờ chính tự mình đã không lợi thì chi cho chính mình thì làm sao mà làm lợi ích cho ai được nữa. Cho nên với ý thức tinh thần Phật giáo như vậy, Giáo hội mở trường Phật học để đào tạo Tăng Ni có trình độ Phật học, khi đó mới đem lại ích lợi cho người khác.

ĐẠO TỪ

1

Sự nghiệp đào tạo nhân tài là sự nghiệp cần thiết và cao cả mà bất cứ lúc nào, ở đâu cũng được quý trọng. Do đó,nên khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, thì đã đặt vấn đề đào tạo Tăng Ni lên hàng đầu và là hàng quan trọng nhất trong mục tiêu của Giáo hội.

Ngay từ đầu, Giáo hội đã mở được Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở I tại chùa Quán Sứ- Hà Nội và tiếp theo là 2 khóa Cao cấp Phật học tại Tp Hồ Chí Minh. Kết quả đó đã đưa đến ngày mãn khóa hôm nay cho Trường Cao cấp Phật học khóa 2. Sở dĩ có sự thành tựu như thế này chính là nhờ chư vị Tôn túc Giáo phẩm, chư vị Phật tử nhiệt tâm tán trợ giúp đỡ từ tinh thần đến vật chất và quí hơn nữa, hôm nay quý vị đã đến để dự lễ mãn khóa, làm cho sự nghiệp đào tạo Tăng Ni của chúng tôi có thêm ý nghĩa, và có thêm giá trị.

Chúng tôi xin thay mặt Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương chân thành tri ân tất cả quí vị.

Bây giờ cho chúng tôi được phép nói với toàn thể Tăng Ni sinh.

Cùng các anh em Tăng Ni sinh,

Qua những giờ giáo dục giảng dạy cho anh em cũng như một số luận văn tốt nghiệp mà tôi đã chấm, tôi thấy anh em đã có một trình độ học vấn vững vàng dù chưa sâu, chưa rộng lắm nhưng mà đã có một bước đi chắc chắn để cho sự học hỏi, tu tập của mình sau này khỏi bị lạc đường lệch hướng. Nhờ đó nên anh em mới có được thành quả hôm nay để lãnh bằng tốt nghiệp ra trường.

Nhưng chúng ta cốt ở nơi trí tuệ, Có trí tuệ mới đoạn hoặc chính chơn, mới nhập triền thùy thủ. Nếu không có trí tuệ không thể đoạn hoặc chính chơn, không thể nhập triền thùy thủ. Trí tuệ trong Phật giáo gồm có văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ. Không phải chỉ nghe không biết không mà đủ. Nó phải có ba bước đi tuần tự là văn tư tu.

-Văn tuệ thì biết được danh chứ chưa biết được nghĩa.

-Tư tuệ thì biết được nghĩa.

-Tu tuệ thỉ biết cả danh cả nghĩa.

Đó là ý trong luận Câu xá. “Danh câu nghĩa”đó là đối tượng của văn tư tu tuệ.

Xuyên qua câu chuyện chăn trâu trong Thiền tông để minh họa cho anh em rõ hơn . Ví dụ một người đi tìm trâu để hiểu thêm văn tưu tu tuệ này. Văn tuệ chỉ như người đi tìm trâu, mới thấy được cái dấu chân mà chưa thấy trâu. Khi nào thấy được trâu thì khi ấy mới gọi là tư tuệ. Khi nào xỏ mũi dắt trâu về cột lại để điều luyện nó , thuần hóa nó, sử dụng nó lúc ấy mới gọi là tu tuệ.

Bằng cấp của anh em hôm nay cũng chỉ là bằng cấp ở nơi văn tuệ, nghĩa là chỉ nơi là dấu chân trâu. Còn mặt tư tuệ, tu tuệ như thế nào thì bản thân anh em phải cố gắng tiến và cầu tiến hơn nữa mới có thể đạt được. Nếu an hem nghĩ rằng, bằng cấp của mình hôm nay là đủ rồi thì không khác nào kẻ tìm trâu mới thấy dấu chân mà cho đó là con trâu thì chưa đúng. Khi lấy dấu chân làm con trâu thì bỏ mất công phu tiến bộ và lấy dấu chân làm con trâu thì chẳng có ý nghĩa gì hết.

Cho nên bằng cấp của anh em hôm nay là cái dấu chân để từ đó anh em lần đi tìm ra con trâu thật, thấy con trâu thực và dắt con trâu thực về để đào luyện cho nó trở thành con trâu thuần hòa hữu dụng.

Điều đó còn tùy thuộc nơi mọi người. Con trâu của mình đã thả đi xa bao nhiêu, nó đến chừng nào thì tùy theo mỗi người. Nếu con trâu lòng của mình thả đi quá xa thì phải dụng công rất nhiều mới tìm thấy nó. Nếu con trâu lòng của mình thả đi gần thì dụng công ít cũng có thể tìm thấy nó. Điều cần thiết là phải tìm cho thấy trâu và cần thiết phải luyện cho được trâu thì mới hữu dụng. Nếu hai điều đó không có mà chỉ lấy dấu chân trâu thì không hữu dụng và không đạt đến đâu hết.

Cho nên sau khi ra trường, anh em không thể lấy cái bằng cấp này làm đủ mà chỉ nên coi nó như là dấu chân trâu mình bắt đầu thấy được. Từ dấu chân trâu đó lần hồi tìm cho thấy được trâu, nhưng thấy được trâu rồi mà cũng phải bắt trâu về cột lại, luyện tập để cho nó thuần thành. Khi đó mới đạt được; kết quả viên mãn. Cho nên bước đi trên đường học đạo, tu đạo của chúng ta còn dài, chứ không phải ngang hôm nay đã chấm dứt.

Lấy một lời kinh nghiệm nơi bản thân, tôi không giám đem cái tôi của mình ra đây để khoe khoang, nhưng qua kinh nghiệm đó để tâm tình với anh em cách xử lý tình tiết ứng xử bất chợt khi có người cật vấn…

Trong kỳ họp mặt thứ nhất Quốc hội khóa IX, khi ra đứng đợi xe, thì có một ký giả báo Tiền Phong Chủ Nhật đến hỏi tôi.

-Thưa Hòa thượng, trong lúc nhà nước mở rộng kinh tế thị trường thị liệu Phật giáo có giúp được gì không?

-Có chứ ( tôi đáp nhanh quá, khẳng định tức khắc). Khi ấy tôi đoán thấy anh ta nghĩ rằng, Phật giáo có mở một xí nghiệp gì đó lớn lắm nên Hòa thượng mới trả lời nhanh và mạnh như thế.

-Vậy Phật giáo giúp cái gì?

-Tôi nói: Lâu nay anh có nghe nhà nước chống tham nhũng không? Có nghe nhà nước chống buôn lậu không? Nghe nhà nước chống tham ô lãng phí không?

-Có nghe.

-Tôi nói với anh ta, vì sao mà có buôn lậu, vì sao mà có tham ô lãng phí, vì sao mà có tham nhũng anh có biết không ?

-Anh ta nói, dạ con biết, vì tham lam quá !

Tôi nói với anh ta. Đó chính là điều mà Phật giáo chú ý đó.

Lúc đức Phật còn ở đời, những ai đến với đức Phật, lời đầu tiên Ngài dạy là phải nên bố thí. Lời dạy ấy nhắm vào tâm lý của chúng sinh. Trong mỗi người đều có sẳn 3 thứ độc là tham, sân, si, trong đó lòng tham đứng đầu, chính nó gây ra tai họa cho bản thân và xã hội, nên Phật mới chỉ cho họ thấy phải hạn chế bớt lòng tham bằng cách bố thí, chứ Ngài chưa dạy gì cao xa hết. Lời dạy của Ngài rất nhẹ nhàng, mới nghe qua tưởng y như không có đạo lý gì xa xôi hết, nhưng chính đó là một cái mốc, cốt xây dựng cho con người bước đầu hãy mở rộng lòng thương, lòng bố thí, sau đó mới có thể tiếp thu được đạo lý cao diêu của Ngài.

Nếu bây giờ đem lời dạy của đức Phật áp dụng vào trong cuộc đời, cho xã hội bớt lòng tham đi một chút thì tôi chắc rằng trên thị trường sẽ làm ăn phát triển, chứ không có cái nạn buôn lậu, tham nhũng, nạn làm hàng giả huống chi những người đến với đức Phật, Ngài còn dạy giữ Tam qui, ngũ giới…

Tôi cắt nghĩa sơ qua cho anh ta nghe, anh ta nói, ôi chao ôi, Hòa thượng nói đúng quá. Tôi nói tiếp, khi con người có đạo đức rồi thì đi buôn cũng tốt, làm thầy giáo cũng tốt, làm bác sĩ cũng tốt, làm công nhân viên cũng tốt…Và ngược lại, con người không có đạo đức thì làm cái gì cũng xấu hết. Cho nên chúng tôi chăm sóc, giúp đỡ về mặt đạo đức đó chứ chúng tôi không rành về kinh tế thị trường.

Bây giờ anh em tiếp tục suy nghĩ, nếu lỡ anh ta hỏi tiếp:

-Thưa Hòa thượng, rứa mỗi ngày Hòa thượng làm gì?

-Nếu anh ta hỏi tiếp và dồn dập quá, tôi nghĩ rằng tôi cũng phải kiếm cách tôi nói. Nhưng may xe tới thành tôi lên xe. Tuy lên xe tôi tránh được nhưng rồi đây an hem cũng sẽ vấp vào cái nạn khác, rằng thầy ra trường rồi thầy sẽ làm gì ? Xin thầy cho con biết một chút coi thử?

Bây giờ lấy kinh nghiệm bản thân tâm tình thêm với anh em , nếu anh có hỏi tiếp thì tôi cũng khai, tôi khai tôi có chương trình để khai chứ không phải không.

Sáng dy:4giờ tịnh niệm

5 giờ tập thể dục

5g30 uống trà, rửa mặt

6 giờ lên chùa tụng kinh

7g30 điểm tâm.

Sau đó làm các công việc khác hoặc viết sách, hoặc dạy học, hoặc đọc sánh kinh và làm các công việc Phật sự khác, trừ khi đi ra các nơi xa xôi lạ lùng, gặp duyên không thuận tiện lắm thì có thể gia giảm. Nếu anh ta hỏi tiếp thì chắc tôi cũng sẽ nói như vậy. Nhưng tôi nghĩ nói như vậy cũng còn mắc cỡ, ít quá! Tu chi ông mà tu chừng ấy. Làm tới Hòa thượng mà tu chừng ấy thôi sao? Ít quá thì tôi chắc tôi cũng mắc cỡ. May anh ta không hỏi. Vậy tôi mong rằng, anh em bây giờ có trưởng thành lên một bước rồi thì từ nay anh em không còn ở trong nhà trường để chịu cái sự điều khiển giờ giấc của nhà trường nữa, anh em phải cố gắng hoạch định cho mình mỗi người một chương trình. Khuya dậy làm gì? Sáng dậy làm gì? Trưa chiều nay làm gì? …Hoạch định cho mình một chương trình như thế rồi, để sau đó cái gì là điều thiết yếu nhất thì phải cố gắng chấp chặt lấy nó đừng bỏ, mà phải tùy duyên hành sự. Cái đó phải tùy theo từng lúc một. Đeo đuổi được chương trình như thế, đó là một cách đi tìm trâu. Nếu không đeo đuổi chương trình đó , ngang đây anh em chỉ vin lấy dấu chân trâu mà nói trâu chứ chưa thấy trâu đâu cả, mà cũng chưa dắt trâu về cột để huấn luyện như thế nào?

Do đó tôi mong rằng, cái sự hiểu biết của anh em đã có một phần, nhưng sự tu hành thực hành của anh em sau này tiếp tục và sự tiếp tục sau này càng khó hơn là trong khi đang ở trong nhà trường. Trong khi ở trường anh em phải cố gắng chịu cực chịu khổ, chịu khép mình vô khuôn khổ, phải có giờ có giấc, có một phần cực, nhưng cái cực đó nó không bằng sau này khi anh em sống riêng rẽ một mình thiếu thầy thiếu bạn, thiếu sự dẫn dắt, khi ấy mình phải tự giác rất cao, mình phải có tinh thần tự giác cao độ thì khi ấy mới khỏi bị sa ngã, mới có thể tiến lên được.

Cuộc lễ phát phần thưởng hôm nay đó là một vinh dự lớn lao cho anh em , nhưng tôi nghĩ rằng đó cũng là một điều rất cần suy nghĩ, đó là trách nhiệm của anh em. Anh em làm thế nào để sau khi ra trường-là một Tăng sinh tốt nghiệp Trường Cao cấp Phật học, dự được một buổi lễ mãn khóa rất long trọng thì thế nào anh em cũng khác hơn là trước khi vào trường. Thế nào anh em cũng có một phần gương mẫu để cho lớp anh em sau noi theo. Nếu tấm gương của anh em quá lu mờ thì người ta không soi vào đâu được và khi ấy người ta sẽ soi cái gương mờ đó nên họ cũng thành mờ luôn. Đó là một điều phụ bạc với lòng trông mong của các bậc Tôn túc mình mà cũng có một phần phụ bạc cái sự mong mỏi, của các bậc giáo dục ân sư của mình.

Tôi mong rằng anh em tâm tâm niệm niệm điều đó, một lẽ khác để báo ân Tam Bảo, báo ơn sự giúp đỡ của thập phương thiện tín để làm tròn cái bổn phận: Một Như Lai sứ, hành Như Lai sự của mình, cùng chung với Giáo hội, để tạo thành khai sáng Phật giáo để lợi lạc chung cho Phật giáo cũng như đất nước chúng ta.

Trước khi dứt lời, tôi xin cám ơn và cầu chúc tất cả được thân tâm an lạc.

Nam Mô Bn SưThích Ca Mâu Ni Pht.

o tcho Tăng sinh Trường Cao cp Pht hc Vit Nam khóa 2 nhân ngày tt nghip- 1992

2

Cổ đức có nói: "Nhơn năng hong đo phi đo hong nhơn”.Nghĩa là "Người có thể hoằng đạo chẳng phải đạo hoằng người”. Hiểu rõ thâm ý câu nói của các bậc tiền đức, nên Giáo hội luôn luôn chú trọng đến giáo dục thế hệ trẻ Tăng Ni kế thừa. Đó là trọng tâm hàng đầu của Giáo hội.

Ý thức như vậy Giáo hội đã mở trường Cơ bản Phật học và Cao cấp Phật học. Hiện nay trường Cơ bản 4 trên phạm vi cả nước hiện có 25 trường, Cao cấp Phật học hiện có hai trường, mai đây cũng sẽ có thêm một trường nữa đặt tại Cố đô, Huế. Như vậy trong tương lai Giáo hội sẽ có ba trường đặt tại ba miền để gánh vác trọng trách giáo dục đào tạo Tăng tài cho Giáo hội.

Giáo hội chúng ta chỉ có cái tâm chú trọng mở trường, trường có đó nhưng chúng ta còn thiếu thốn mọi mặt: Từ nhân lực đến vật lực. Những việc đó chúng tôi rất ưu tư và lo lắng. Giáo hội mở trường mà không khác như dẫn trâu vào rú để kiếm ăn, kiếm ăn sao có thì kiếm, miễn tối dẫn trâu về đủ thì thôi.

Nhưng may thay nhờ Ban Giám Hiệu, quý vị Giảng sư, quý vị Bảo trợ và tất cả thiện tín nam nữ đã thông cảm, cùng chia xẻ với Giáo hội, chung lo cho trường Cao cấp Phật học luôn được tiếp tục các khóa học mà ngày hôm nay tại đây đã thành tựu một cách viên mãn. Khóa học thứ ba với 234 Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp ra trường. Sự thành tựu đó, trước hết là nhờ công đức của Ban Giám Hiệu, các vị Giảng viên và tất cả các vị thiện tri thức. Thay mặt Giáo hội, tôi xin tán than công đức của tất cả quý vị đã đóng góp cho trường suốt khóa học bốn năm nên mới có kết quả này. Cầu chúc đạo tâm của quý vị luôn luôn dõng tiến, dang tay tiếp sức với Giáo hội để thực hiện sứ mệnh hoằng pháp lợi sanh trong những ngày sắp tới.

Sau đây tôi xin phép quý vị hiện diện có đôi lời với Tăng Ni sinh tốt nghiệp.

Cùng các Tăng Ni sinh!

Các Tăng Ni sinh hẳn đã biết rằng: Chí nguyện của người xuất gia là lấy việc lợi sanh làm sự nghiệp, lấy hoằng pháp làm gia vụ. Nhưng làm sao để thực hiện điều đó, nếu không có thực học thực tu, các thầy các cô đã bốn năm ghép mình vào khuôn khổ, chịu khó chịu nhọc, cần mẫn siêng năng, theo dõi, ghi chép, học tập những lời dạy của các Hòa thượng, Thượng tọa, các vị Giảng sư, Giáo sư nên đã thu nhập được một số kiến thức cần thiết để làm hành trang cho cái chí nguyện hoằng pháp vi gia vụ của mình. Nhưng đó chỉ là kết quả bước đầu. Các thầy các cô nên nhớ lời đức Phật dạy trong kinh Thí dụ lõi cây( Maha-soropamasuttam)rằng: "Người cầu đạo giải thoát cũng như người đi tìm lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây to lớn đứng thẳng có lõi, có người bỏ qua, chỉ chặt cành lá mang về mà không biết rằng trong cây ngoài lá, cành còn có giác, vỏ trong vỏ ngoài. Vì vậy người có mắt( có trí) thấy vậy bèn nói: Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây và cành lá. Muốn tìm lõi cây, người này khi tìm lõi cây đã bỏ qua và chỉ chặt cành lá mang về tưởng là lõi cây. Như vậy người này không đạt được mục đích” (1).

Các Thầy các Cô cũng thế , đừng như là người ví dụ ở trên, trước một câu to lớn đứng thẳng, nếu không biết rõ ràng cành lá, không phân biệt được vỏ ngoài, vỏ trong, không biết rõ giác cây và lõi cây, chỉ chặt một số cành lá đem về rồi cho đó là lõi cây, rồi hoan hỷ tự mãn, khen mình chê người, rồi dừng lại ở đó.

Sự thành công của các Thầy các Cô hôm nay có thể ví như Kinh Thí dụ lõi cây ở trên. Nếu các Thầy Cô tự kiểm lại, mình đã gặt hái được những gì tronglời dạy của đức Phật, đừng là người chỉ chặt cành lá mang về và cho là lõi cây. Cho dù lấy được lõi cây thì các Thầy các Cô cũng chỉ được phép hoan hỷ, chứ không được phép tự mãn, lại càng không được phép khen mình chê người. Nếu còn khen mình chê người, nếu còn tự mãn, thì người ấy chỉ mới lấy được vỏ cây,lá cây chứ chưa được lõi cây. Các Thầy các Cô phải cố gắng làm thế nào để cho mình thật sự lấy được lõi cây.

Thiết tưởng, chúng ta ai cũng biết Ngài Tam Tạng pháp sư Huyền Trang, một vị Cao tăng thông bác tu hành tinh tấn, nhưng Ngài vẫn rong ruổi tìm cầu học hỏi để cầu tiến, Ngài đã nhập Trúc cầu pháp và đã thực hành một cuộc cầu pháp vô tiền khoáng hậu. Cuộc cầu pháp ấy Ngài đã trải qua, đã gặp phải bao nhiêu gian nan nguy hiểm mà chúng ta đã biết rõ qua lịch sử, qua truyện Tây Du, qua phim ảnh…Cuộc thỉnh kinh trong 16 năm đi cầu pháp, đến khi về nước suốt 19 năm phiên dịch kinh không rời cây bút cho đến ngày nhắm mắt, cũng nhắm mắt trên ngòi bút đang dịch dang dở. Ngài đã làm việc âm thầm chuyên chú, không ồn ào, không phô trương, nhưng sự thành công của Ngài đã để lại cho chúng ta thấy quí giá vô cùng . Cuộc thỉnh kinh của Ngài đã đúc kết trong một bộ sử truyện gọi la Tây Vức Ký. Sau này ông Ngô Thừa Ân tiểu thuyết hóa thành bộ Tây Du Ký và gần đây các nhà đạo diễn dựa vào đó mà dựng thành phim gọi là truyện Tây Du hay là Đường Tam Tạng thỉnh kinhv.v…Trong cuộc thỉnh kinh của Ngài vô cùng gian nan nguy hiểm, cách trở khó khăn. Nhìn thấy sự khó khăn đó mà Ngô Thừa Ân đã tiểu thuyết hóa thành động ma, động quỉ. Trong đó có một lần Tam Tạng pháp sư đã nói với Tôn Ngộ Không rằng: “Đường xá xa xuôi cách trở, gian nan nguy hiểm như thế này làm sao mà đi đến Tây Trúc Ngộ Không hè?”. Ngộ Không thưa: "Thầy có thuộc Bát Nhã Tâm Kinh không mà thầy nói thế?”. Tam Tạng nói: "Thầy chùa ma không thuộc Bát Nhã Tâm Kinh à ?” "Ta đọc ngược còn được nữa là”.

Khi ấy Ngộ Năng xen vào nói với Ngộ Không: “Thếthì anh có hiu không mà anh làm tang”.

Ngộ Không làm thinh, Tam tạng nói: “Nó làm thinh thếlà nó hiu”.

Ngộ Không được đà nói tiếp: "Làm thinh, làm thinh, làm thinh thu trong rut, đi hoài cũng thu”.

Vậy chúng ta hãy học cách làm thinh đó. Học cách làm thinh đó thì học hoài cũng thấu, tu hoài cũng thấu, chứ thường thường chúng ta hay thắc mắc cái bịnh ồn ào, ồn ào nơi miệng, ồn ào nơi thân, ồn ào cả nơi tâm nên học không chu đáo, tu không chu đáo. tại sao chúng ta học và tu không chu đáo? Vì chúng ta đang học cái này mà qua học cái kia, cái kia chưa xong nhảy qua cái nọ. Đang tu pháp môn này nhảy qua tu pháp môn khác, cứ chạy vô chạy ra làm ồn ào cái tâm, xôn xao cái miệng, nên mục đích không đi đến đâu hết !

Vậy tôi mong rằng Tăng Ni sinh tốt nghiệp hôm nay, mới đi được một bước chứ chưa phải hoàn toàn đến nơi đến chốn. Phải cố gắng tích cực nhiều hơn nữa, phải nhận thức được trong cái học đó cái nào là chính, cái nào là phụ. Các Thầy các Cô phải biết rằng: Tác dụng của mỗi môn học khác nhau. Ví dụ: Chúng ta học văn để làm văn, học toán để làm toán, vậy thị học Phật để làm gì? Tức nhiên để làm Phật.

Do đó đừng quan niệm rằng: Học Phật cũng như học văn, vì học văn chỉ biết làm văn chứ không thể làm Phật, học toán chỉ biết làm toán chứ không thể làm Phật. Đặc biệt học Phật chỉ để làm Phật mà thôi. Nhưng nếu học Phật mà không làm được Phật thì cũng bằng như chưa học. Một người học Phật cũng bằng như chưa học. Một người học Phật ra đi dạy nó khác với dạy văn, dạy toán. Dạy Phật là rao truyền cái pháp thâm sâu, vi diệu theo cái hướng của đức Phật, theo cái nguyện của đức Phật, chứ không phải un đúc một số kiến thức mà không tiêu thụ được. Như các Thầy các Cô biết, không phải chỉ biết chữ nhiều mà giải thoát được ,lại càng không phải rành ngôn ngữ nhiều mà được giải thoát hơn. Vậy sự giải thoát đó nằm ở chổ nào? Đó là một cách đặt vấn đề để chúng ta tìm một cái hướng suy tư, tìm học và thực hành để nhắm tới. Khi nào các Thầy các Cô đạt được cái đích đó khi ấy tự nhiên sẽ trở thành một con người không phụ công ơn giáo hoá của đức Phật, không phụ ơn Thầy Tổ dẫn dắt và cũng không phụ công ơn của tất cả các vị thiện tín đã giúp đỡ trong bước đường tu học.

Bấy nhiêu lời tôi mong mỏi các Thầy các Cô cố gắng giữ gìn thiện ý cao quý của mình, tiếp tục con đường tu và phụng sự chánh pháp, lợi lạc quần sanh, báo đáp công ơn Phật Tổ.

(*) Li dn ca Hoà thượng Thích Thin Siêu, phó chtch thường trc HĐTS kiêm Trưởng ban Giáo dc Tăng Ni TW,ti ltt nghip khóa III ca Tăng Ni sinh Trường Cao Cp Pht hc Vit Nam ti Tp.HChí Minh ngày 14/1/97.

(1) Đi Kinh Thí dlõi cây (Mahasoropama-suttam). Kinh Trung b1, tr.303. Hòa thượng Minh Châu dch..

3

Tôi vô cùng hân hoan, được tham dự buổi lễ Khánh thành cơ sở mới của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh, được tổ chức trang nhghiêm, long trọng và đầy đạo vị hôm nay. Tôi không ngăn được niềm hỷ lạc khi nhìn thấy tòa kiến trúc mới khá đồ sộ, vững chãi, với sự hài hòa giữa tính hiện đại và tính truyền thống trong nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng, tạo thành một hình ảnh độc đáo, tổng hợp của sự tiện nghi và của mỹ thuật. Tôi lại càng vui mừng, vì thấy được không khí đầm ấm hôm nay, với sự hiện diện quí báu và chân tình của Chư tôn giáo phẩm, Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, Chư vị Đại diện chính quyền, Đoàn thể ban ngành, Chư vị Phật tử và đặc biệt là Thượng tọa Thích Quảng Tâm, cùng Chư vị Đại diện Hội Phật giáo Đồng tu Đài Bắc Đài Loan, là ân nhân lớn, đối với cơ sở này và nhiều côngtrình Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sự việc này, một lần nữa khẳng định rằng, công tác Phật sự của Giáo hội, cụ thể là của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, đã được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo các giới, các ban ngành và quần chúng.

Sự thành tựu, một lần nữa, chứng tỏ hiệu năng của tinh thần vượt khó, ý chí phấn đấu và sức xoay sở, vận động kiên trì của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh, của Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu, người mà nhiều chục năm qua , đã đóng góp tích cực, cho Phật giáo Việt Nam, qua những công trình dịch thuật, nghiên cứu Kinh tạng, nỗ lực tham gia lãnh đạo Giáo hội,và đặc biệt qua việc phát triển giáo dục Phật giáo Việt Nam.

Thế là từ nay, Học viện Phật giáo Việt Nam đã có một kiến thức tốt đẹp, phù hợp với một cơ sở Đại học, mà mọi sinh hoạt,hiển nhiên là thuận tiện hơn trước nhiều. Dĩ nhiên một cơ sở khang trang và tiện nghi, không phải là yếu tố chủ yếu quyết định, sự thành công của Học viện, mà điều quan trọng nhất, vẫn là sự tổ chức, vấn đề nhân sự và chất lượng sinh hoạt, giảng dạy và học tập. Đến đây , tôi xin được nhắc lại một số nét cơ bản về giáo dục Phật giáo, đào tạo Tăng Ni.

Từ “Giáo dục” chỉ xuất hiện tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, cũng như nhiều từ khác của văn hóa, khoa học Tây phương, được người Nhật dịch ra tiếng Nhật, theo cách viết chữ Hán, và lại được người Trung Hoa chấp nhận và sử dụng. Trong Phật giáo tương đương với từ “Giáo dục” có cả một nhóm từ đồng nghĩa: Cảm hóa, giáo hóa, nhiếp hóa, khuyến hóa, giáo thụ, giáo giới…Tất cả những từ trên, đều đặt trách nhiệm vào người thầy, người thực hiện giáo dục, nhằm giúp người học vững tiến trên con đường giải thoát, diệt trừ các ác pháp, tăng trưởng các pháp thiện, bằng sự thực hiện Giới Định Tuệ. Mặt khác từ “Học” đã xuất hiện từ lâu ở Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam: học nhi tri, học nhi thời tập chi( học ăn học nói học gói học mở). Trong kinh sách Phật học, từ “Học” nhằm chỉ tính cốt yếu và thực tiễn của việc nghiên cứu chân lý, tu tập để đoạn trừ vọng tưởng vô minh. Học bao gồm cả văn, tư, tu, lắng nghe, suy nghĩ, tu tập Giới Định Tuệ. Cho nên học được xem là đồng nghĩa với tu học, tu tậo, tu đạo, hành đạo, đều nhắm đến sự hướng thiện, tiến bộ và giải thoát. Kinh Tạp A-hàm quyển 14 ghi lời Phật dạy: "Vị Tỷ-kheo ấy yểm ly, ly dục; hướng đến diệt tận, đấy gọi là học”. Như thế, việc học trong Phật giáo, chỉ nhằm mục đích tối hậu là giải thoát và học để hướng thiện, để hành cho tốt đẹp, viên mãn. Đây chính là ý nghĩa đạo đức nổi bậc trong Phật học.

Từ đầu thế kỷ 20, Phật giáo lần lượt phát triển ở các nước Âu Mỹ. Rất nhiều trường đại học lớn trên thế giới, đã nghiên cứu và đưa Phật học vào giảng dạy, thành lập những phân khoa Phật học, có đông đảo sinh viên theo học. Tại Châu Á, ngoài các đại học Tổng hợp. còn rất nhiều trường Đại học Phật học ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, tại Việt Nam, hiện có ba Học viện Phật giáo Việt Nam ở Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, đang tổ chức và sinh hoạt theo thể cách của những trường Đại học Phật giáo. Cũng như các Trung cấp Phật học,các học viện Phật giáo Việt Nam chỉ nhằm giáo dục và đào tạo Tăng Ni. Từ đó, một nội dung giáo dục được nêu rõ là giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất của người tu sĩ Phật giáo. Kinh nghiệm cho thấy, những Tỷ-kheo phải hoàn tục, phần lớn là những người có học, được nhiều người biết đến, và có được sự sống vật chất khá đầy đủ, mà như đức Phật đã dạy, đấy là nguyên nhân dễ đưa đến sự phạm pháp hữu lậu, khiến Ngài phải vì hàng Tỷ-kheo mà kiết giới. Do đó, mọi cơ sở giáo dục Phật giáo, trước hết cần phải là một cơ sở giáo dục về đạo đức Phật giáo.

……..

Đã 14 năm trôi qua, kể từ khi thành lập trường Cao cấp Phật học Việt Nam và chuyển đổi thành Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí minh, cơ sở giáo dục này đã phát triển không ngừng và đạt được những thành tựu khả quan. Tôi hết sức tán than khả năng cao, nỗ lực lớn và kinh nghiệm phong phú của Hòa thượng Viện trưởng và của Hội đồng Điều hành Học viện. Tôi tin với cơ sở này từ nay Học viện sẽ tránh khỏi nhiều khó khăn trong việc tổ chức sinh hoạt. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, đức Phật nói với các Tỷ -kheo rằng: Đây là điềm đi trước, là tướng báo trước mặt trời mọc, tức là rạng đông; cũng vậy, đây là điềm đi trước, là tướng báo trước sự giác ngộ như thật Tứ Thánh đế, tức là chánh tri kiến. Học theo ý đó, chúng ta có thể nói cơ sở này là điềm đi trước, là tướng báo trước cho sự phát triển giáo dục Phật giáo có quy mô, đạt nhiều hiệu quả hơn.

*Đo tca Hòa thượng Trưởng ban Giáo dc Tăng Ni Toàn quc nhm dp Khánh thành cơsmi Hc vin PGVN ti TP. HChí Minh, ngày 23-4-1999.

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ ĐỂ ĐÀO TẠO TĂNG NI TÀI ĐỨC

1

Kể từ đầu thế kỷ 20, Phật giáo tại ba miền Bắc Trung Nam được chấn hưng sau ngót bốn thế kỷ suy thoái, Phật giáo Huế, từ sau thập niên 30 đã trở thành điểm trọng yếu của sự phát triển. Nơi đây đã qui tụ nhiều bậc Cao tăng thạc đức trong rừng Thiền cùng các vị cư sĩ mộ đạo vừa lo tổ chức Phật giáo thành Tỉnh hội, khuôn hội; vừa lo mở trường đào tạo Tăng tại để có người hoằng dương Chánh pháp. Nhưng sau đó thì hoàn cảnh chiến tranh nặng nề tại Huế và sau năm 1963, trung tâm hoạt động của Phật giáo Huế đã thuyên chuyển vào Nam cùng với quý vị lãnh đạo cao cấp Phật giáo. Từ đó Huế trở nên ngày càng đi vào thầm lặng: nhẹ về giáo dục văn hóa và nặng về các hình thức sinh hoạt, tín ngưỡng.

Mãi đến năm 1994 mới đủ cơ duyên mở trường Cơ bản Phật học với tổ chức tương đối ổn định để đào tạo cho Tăng, Ni ba mặt Văn, Tư, Tu. Song song với tổ chức trường Cơ bản, nay một Đại học Phật giáo lấy tên là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế được ra đời. Tháng 9 năm nay, 1997, Học viện Phật giáo đầu tiên tại Huế này đã khai giảng để tiếp nối truyền thống Đại học Phật giáo tiền thân thành lập từ trước năm 1945 tại Huế, mà đã đào tạo thành công nhiều vị tài đức đã và đang đảm nhiệm nhiều trọng trách trong giáo hội.

Chúng tôi và chư Tăng, Ni, Phật tử Huế rất vui mừng, xúc động trước sự kiện này, nhưng đồng thời chúng tôi cũng rất âu lo vì sự thiếu thốn về cơ sở trường ốc, nhân viên giảng huấn và ngân sách điều hành trong các ngày tháng dài trước mắt. Niềm âu lo ấy là nhân duyên viết ra thư ngỏ này, mong được toàn thể Quý vị thông cảm, hổ trợ chúng tôi về tinh thần, ý kiến và tài vật để xây dựng được một học viện Phật giáo có quy mô, lợi ích cho cả hiện tại và tương lai.

Chúng tôi rất tin tưởng, với lòng tin Tam bảo, tin Chánh pháp và tin vào một tương lai sáng lạng của Đạo pháp và Xứ sở; với sự hỗ trợ của toàn thể Quý vị, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế sẽ được phát triển tốt đẹp.

Với niềm tin ấy, chúng tôi trân trọng kính gởi đến toàn thể Quý vị lòng tri ân và lời cầu chúc tốt đẹp nhất.

Nam mô Thường Hoan HB-tát ma ha tát.

2

Nam mô Bổn sư Thích-ca-mâu-ni Phật

Trước thềm năm mới, xin thay mặt Hội đồng Điều hành Học viện và Ban Giám hiệu Trường Cơ bản Phật học cùng toàn thể Tăng ni sinh, tôi cầu chúc quý Phật tử và gia quyến một mùa xuân an lạc và hạnh phúc.

Trong nhiều năm qua, Nhà trường nhận được rất nhiều ưu ái từ chư Tôn đức Tăng ni, quý Phật tử trong và ngoài nước, nhất là đã nhận được sự hỗ trợ thường xuyên của quý vị, làm cho chúng tôi vô cùng xúc động và rất tin tưởng, vào tiền đồ của Học viện. Vì thế, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, chúng tôi đã cố gắng mạnh dạn thành lập Học viện Phật giáo, mong sao cho tương lai Phật pháp luôn phát triển.

Chúng tôi không làm sao quên được rằng, ngay từ khi thành lập Trường Cơ bản Phật học, quý vị đã mau mắn thông cảm với Phật sự đào tạo Tăng tài này mà đã hết mình hỗ trợ thường xuyên trong hơn 4 năm dài, cho đến gần đây khi học viện sắp thành lập và đang tiến hành công tác xây dựng, quý vị cũng đã chung lo với chúng tôi, chia sẽ một phần gánh nặng, nhờ vậy mà Trường Cơ bản cũng như Học viện được tiến hành đều đặn tốt đẹp. Trước những thịnh tình ấy, xin thay mặt Hội đồng Điều hành Học viện, Ban Giám hiệu Trường Cơ bản và toàn thể Tăng ni sinh cảm ơn nhiệt tâm của quý vị, cầu nguyện ơn trên Tam bảo gia hộ quý vị và gia quyến luôn sống an lạc, hạnh phúc trong giáo pháp từ bi của Phật.

Một lần nữa xin cầu chúc quý vị một mùa xuân Mậu Dần thân tâm an lạc, đức trí vẹn toàn.

Pht lch 2541, Huế, ngày 18 tháng 01 năm 1998.

3

Sau một thời gian dài chuẩn bị, vận động, tổ chức và tiến hành các thủ tục. Hoc viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã long trọng khai giảng với một Hội đồng Điều hành một bộ phận Văn phòng, một Ban Học vụ, Ban Giảng huấn, Ban Bảo trợ…đầy đủ khả năng, kinh nghiệm để đào tạo hơn 160 Tăng Ni sinh ở cấp Đại học Phật học. Thay mặt Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, toi xin bày tỏ niềm hân hoan, sự tán than nhiệt tình trước thành tựu ý nghĩa này.

Thế là tâm nguyện của Cố Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN đã được thực hiện, ba miền của đất nước đã có ba cơ sở Đại học của Phật giáo, chứng tỏ một bước phát triển lớn của Phật giáo Việt Nam trong hướng vươn lên mạnh mẽ của đất nước. Giáo hội ghi nhận quyết tâm phát triển của Tỉnh hội Phật giáo Thừa thiên- Huế, của chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni cùng chư vị cư sĩ Phật tử đã bỏ ra bao nhiêu công sức mới có được thành tựu này. Giáo hội cũng ghi nhận sự lưu tâm chí tình của Nhà nước, đặc biệt là của Chính quyền Thừa Thiên-Huế đã làm hết sức mình để cho Học viện sớm được thành lập. Giáo hội cũng chân thành cảm ơn chư Tăng, Ni Phật tử cùng các Tổ chức thân hữu, các vị hảo tâm ở trong và ngoài nước đã đóng gớp ý kiến, khích lệ và đã phụ trợ tài chánh, hiện vật cho Học viện. Tất cả những nghĩa cử cao quý này hẳn là sự động viên mạnh mẽ, những cơ duyên thiện lành để Học viện ngày càng phát triển và đạt những thành quả tốt đẹp.

Thừa Thiên-Huế được kể là một trung tâm Phật giáo kể từ khi đất nước mở rộng về phía Nam hơn 300 năm qua, đã là nơi xuất thân của nhiều bậc Cao tăng thạc đức đã đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đào tạo Tăng tài, truyền bá Chánh pháp, xây dựng văn hóa, tổ chức Giáo hội…Các cơ sở nổi danh là những trung tâm đào tạo Tăng tài như Tây Thiên, Kim Sơn, Tường Vân, Từ Đàm v.v…và đặc biệt là 4 Báo Quốc. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế nay được thành lập trên đất thần kinh này mà ảnh hưởng Phật giáo đã vô cùng sâu đậm với những truyền thống tốt đẹp. Chúng tôi tin tưởng rằng Học viện sẽ vươn lên mạnh mẽ, sẽ được ủng hộ nhiệt tình của Chư Tăng Ni, Phật tử cũng như của Chính quyền, nhân dân, sẽ tô điểm thêm nét đẹp trong học thuật và văn hóa của Cố Đô và của cả nước ta. Chúng tôi nhận rõ những khó khăn mà Học viện cũng như hầu hết mọi cơ sở Phật giáo hiện nay đang gặp phải, đó là những khó khăn về tổ chức, nhân sự, cơ sở và tài chánh. Học viện phải cần đến sự giúp đỡ tinh thần và vật chất, sự bổ sung nhân sự để phát triển trong tư thế vững vàng. Học viện còn cần phải mở rộng giao lưu đến các cơ sở thân hữu, cụ thể là các trường Đại học, các cơ quan văn hóa, các tổ chức thiện chí trong và ngoài nước, để có thể được hỗ trợ, được triễn khai khả năng phát triển của mình.

Mới đây, Giáo hội đã có văn thư gởi đến các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo trên cả nước, yêu cầu giúp đỡ Học viện Phật giáo tại Huế. Nay một lần nữa, Giáo hội kêu gọi sự đóng óp của quý cơ sở cũng như sự ủng hộ của Chính quyền, của các tổ chức thân hữu, cá nhân Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước để Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo Tăng Ni mà Giáo hội giao phó, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới của đất nước và của Giáo hội.

Thành phần nhân sự của Học viện hiện nay bao gồm nhiều Cao tăng, Giáo sư, Học giả và chuyên viên trong Giáo hội tại các trường Đại học; các Học viện tại Huế, tại thành phố Hồ Chí Minh và cón có thể ở nhiều nơi khác, đều là những vị có đầy đủ khả năng, king nghiệm. Tăng Ni sinh ở Huế vốn có truyền thống học giỏi, đạo đức, cần cù. Chúng tôi mong mỏi các Tăng ni sinh của khóa đầu tiên này thể hiện truyền thống tu học của Thừa Thiên-Huế, tích cực tham gia mọi sinh hoạt của Học viện, tiếp thu tốt nội dung Giới-Định-Tuệ mà Học viện truyền đạt.

Giáo hội và nhất là Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương đặt niềm tin ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

Chúng tôi mong mỏi các cơ quan Ban ngành từ Trung ương đến địa phương tiếp tục ủng hộ, tạo điều hiện tốt cho Học viện hoạt động hữu hiệu.

Ngưỡng cầu Tam bảo gia hộ cho toàn thể chúng ta trong tất cả Phật sự vì Đạo vì Đời.

Nam mô Thường Hoan HB-tát Ma ha tát.

(Li phát biu ca Hòa thượng Thích Thin Siêu, Phó Chtch Thường trc kiêm Trưởng Ban Giáo dc Tăng Ni Trung ương nhân lkhai ging Hc vin Pht giáo Vit Nam ti Huế, ngày 12-9-1997)

4

Tại Đại Hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc mở tại chùa Quán Sứ để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam cuối năm 1981, khi Đại hội suy củ Hòa thượng Thích Đức Nhuận, 85 tuổi lên ngôi Pháp chủ Giáo hội, Hòa thượng có đưa ra 3 đề nghị.

1.Phật giáo được phép mở trường Phật học để đào tạo Tăng tài trước tiên tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.

2.Phật giáo được phép nuôi chúng điệu để có người thừa kế.

3.Tín đồ Phật giáo được tự do đi lễ chùa, nghe giảng.

Ba đề nghị này được toàn thể Đại hội rất hoan nghênh và được cũ Phạm Văn Đồng, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ chấp nhận.

Từ đó các Tỉnh bắt đầu liên tục mở Trường, đến nay cả nước đã có hai Trường Cao cấp Phật học và 22 Trường Cơ bản Phật học. Ngay tại miền Bắc đã mấy chục năm qua không có Trường, thì nay cũng đã mở được mấy trường, tại miền Nam có 17 trường; những Tỉnh như Long An, Mỹ Tho, Ba Rịa- Vũng Tàu. Lâm Đồng xưa nay chưa có Trường đến nay cũng đã có. Thế mà ở Huế chúng ta hôm nay mới bắt đầu khai giảng . Nếu so với các Tỉnh khác thì Huế bị tụt hậu hơn 10 năm, đây là một trong những điều đã làm mất đi thiện cảm trọng nễ của các nơi khác dành cho Phật giáo Huế, từ hơn nữa thế kỷ qua. Thế nhưng hình thành cho được buổi lễ khai giảng hôm nay cũng không phải dễ nếu không có sự kiên trì, nhẫn nại của Ban Trị Sự và nhiều vị khác khuyến khích ủng hộ; cũng như sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền. Mặt trận, Ban Tôn giáo tỉnh. Hơn nữa là sự hiện diện quí báu của quí vị hôm nay thì buổi lễ này tưởng đã không có được.

Vậy chúng tôi xin chân thành cám ơn quí vị, cầu chúc quí vị luôn luôn an lành và mong được quí vị luôn hỗ trợ cho chúng tôi để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ cao cả đào tạo nên sứ giả tốt cho đạo mà cũng là những người bạn lành chân thật cho đời trong hướng đi lên xây dựng cuộc đời an lành hạnh phúc.

Giờ đây, tôi xin phép quí vị để nói với học Tăng học Ni.

Các hc Tăng, hc Ni thân mến !

Các con nên lấy buổi khai giảng hôm nay làm vui mừng,vì đây là một cơ hội tốt cho các con tiến lên con đường học tập có qui cũ. Nhờ sự học tập có qui cũ các con mới hiểu đức Phật như thế nào? Rồi mới có thể tu hành đúng đắn theo đạo Phật, mới trở thành một người xuất gia có ích lợi cho chính mình, có ích lợi cho Đạo. Nếu tu mà không học là tu mù; nếu học mà không tu là học què. Mù và què thì không đi đến đâu được cả. Cho nên học và tu là hai điều song song luôn luôn phải trau dồi tiến bộ. Đối với đạo Phật chúng ta, học và tu gắn liền nhau, chứ không phải ngày hôm nay học để ngày mai mới tu. Chính trong lúc học là học để mà tu, tu để mà học. Bởi vì bao nhiêu lời dạy của đức Phật đều là những lời dạy răn nhắc, khai mở tâm trí cho chúng ta đi trên con đường giải thoát, chứ không phải chỉ đưa ra những kiến thức suông, kiến thức khoa học mà không tương quan gì đến nhân phẩm đạo đức đời sống của con người. Vậy cho nên học Tăng học Ni phải cố gắng xem đây là một cơ hội tốt, không nên lơ là bỏ qua mà đem hết tâm chí của mình tận lực học hỏi những lời của thầy đã truyền trao lại cho mình, hầu một ngày kia có một căn bản giáo lý rồi từ đó các con mới có thể phát triển lên được. Trong tuổi thơ ấu là tuổi ngọc này, nếu các con lơ là bỏ qua thì sau này khó có thời gian học lại được, cho nên Thầy mong tất cả các con cố gắng, dù gặp khó khăn gì, trở ngại gì , cũng không nên lùi chí trên con đường học tập của mình.

Nếu các con còn trong tuổi trẻ mà không học, các con sẽ mù mịt trong ngày tương lai khi làm thầy. Thầy kể cho các con nghe câu chuyện như thế này. Một chú tiểu ngày ngày cứ ngâm nga 1 bài kệ rằng: "Nhơn sanh bách tuế, bất kiến thủy lão hạt, bất như sanh thất nhật, nhi đắc kiến chi”. Nghĩa là ; "Người sống 100 tuổi, không thấy con hạc già, thì chẳng bằng sống chỉ một ngày mà thấy được con hạc già”. Và chú cứ ngâm nga bài kệ đó mãi. Hôm nọ, Tôn giả A-nan nghe được bèn hỏi: bài kệ đó ai dạy cho con? Chú tiểu thưa rằng: Dạ, Thầy dạy cho con. Thầy con nói rằng bài kệ đó chính Phật truyền lại. Tôn giả A-nan nghĩ rằng: Phật truyền lại bài kệ đó bao giờ, ta là một người đa văn gần Phật nghe suốt cuộc đời thuyết giáo của Ngài, ta đâu có nghe Phật dạy bài kệ lạ lùng như thế, lại không có ý nghĩa gì cả. À, chắc là con đã học nhầm rồi, để ta nhắc lại, chỉ lại con đọc cho đúng. Ngài liền đọc lại như thế này: "Nhơn sanh bách tuế, bất kiến sanh diệt pháp, bất như sanh nhất nhật, đắc kiến sanh diệt pháp” ( Người sống 100 tuổi không thấy lẽ vô thường biến dịch của vũ trụ, không bằng chỉ sống một ngày mà thấy được lẽ vô thường biến dịch của vũ trụ). Con hãy đọc lại cho đúng như thế. Chú tiểu liền đọc lại theo lời Tôn giả A-nan. Ông thầy nghe được lời đọc lại đó, trái tai, kêu học trò tới đánh, và bảo: Tại sao ta đã dạy như kia, bây giờ mầy lại đọc như thế này; vậy ai dạy mầy, ai bảo mầy mà lại đọc sai lời ta dạy như vậy? Chú tiểu thưa rằng : Đó là do Tôn giả A-nan chỉ lại cho con như thế? Ông thầy lại nói rằng: Ồ! Tôn giả A-nan đã già nên lú lẫn, đâu có hiểu gì nữa mà nói cho đúng, cứ đọc nguyên như cũ cho ta.

Than ôi! Khi làm tiểu đọc như thế, đến lúc làm thầy cũng đọc như vậy, thì còn gì là Phật pháp.

Cho nên, đến ngày hôm nay chúng ta nếu không học, thì chúng ta cũng chỉ là một chú tiểu và cũng chỉ là một ông thầy dạy cho học trò đọc cây kệ vô nghĩa đó thôi. Khi một người xuất gia đọc lời Phật vô nghĩa, thì người đó giáo hóa ai được, truyền bá cho ai được, một người xuất gia tự mình không lợi, cũng không lợi cho người khác, thì thử hỏi đời sống xuất gia còn có ý nghĩa gì, có đúng với hoài bảo của đức Phật dạy: Tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha hay không?

Thế cho nên các con hãy cố gắng, cố gắng học hết sức. "Dầu ai nói ngả nói nghiêng, ta cứ vững như kiền 3 chân”, gắng mà học chứ không có thay đổi gì hết, đừng nghe hôm nay người ta nói học chi rứa mà học, học để làm công cụ, người khác nói, học chi mà học, học tào lao không phải học chí xuất gia. Đừng, đừng có nghe lầm như thế. Các con đã gặp cơ hội học, bao nhiêu những cái gì trái, gắng để ra ngoài tai.

Muốn tiến bộ phải theo minh Sư.

Muốn hiểu đạo phải có minh sư, phải có bạn lành. Đức Phật đã dạy: Bạn lành là một nửa phần cho sự đắc đạo giải thoát của chúng ta. Vậy cho nên trên bước đường học, ngoài thầy minh sư ra, các con nên chọn bạn mà chơi, đức Phật dạy: Nếu không gặp người hơn mình, không gặp người ngang mình để kết bạn, thà sống một mình còn hơn kết bạn với người ngu; kết bạn với người ngu là người tham lam, ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi, nhát nhớm và đọc những lời lời Phật mà sai đi như chú tiểu kia thì thật là uổng phí.

Các con nên nhớ như vậy, để cố gắng tiến bộ trên bước đường học tập của mình. Thầy thấy rằng đây là một cơ duyên rất tốt, các con có thể khó mà gặp lại được. Bởi vì, các con đã biết xứ Huế này là đã thụt lùi thua người ta về việc mở trường Cơ bản Phật học này rồi, cho nên ngày hôm nay được cơ hội là học, chứ không nói tới nói lui, nói qua nói lại gì hết, chăm chỉ một đường tiến tới mà thôi.

Tiếp theo chúng tôi xin kính thưa các vị Giảng viên.

Giáo dục là nền tảng của văn hóa, văn minh. Văn hóa văn minh nhờ giáo dục mà có, qua văn hóa văn minh người ta biết đến sự giáo dục như thế nào, con người có văn hóa văn minh mới thành con người. Nếu không có văn hóa văn minh thì cũng khó mà thành được một con người đúng nghĩa cao quý của nó. Nhưng mà có được sự giáo dục phải nhờ thầy hay, tận tâm tận lực với học trò, đem hết kiến thức tâm tư của mình để trao truyền những điều haylẽ phải cho học trò.

Không ai sanh ra đã biết, nhờ học mà biết, nhờ khốn cùng mà biết, "sanh nhưtri, hc nhưtri, khn nhưtri”,rất khó, đó là một điều cần học, nhưng làm sao học nếu không có Thầy.

Cho nên việc giáo dục, làm thầy là ngôi sao sáng dẫn đường cho học trò, ngôisao sáng chừng nào thì học trò càng thấy sáng đường mà đi chừng nấy được. Vì thế, cho nên vị trí của một vị giáo sư cao quí. “Nht tvi sư, bán tvi sư”.Dù dạy chỉ một chữ , học trò cũng phải tôn trọng là Thầy, dù dạy nửa chữ học trò cũng phải tôn trọng là Thầy, cao quí như thế. Bởi vì sao, nửa chữ một chữ ấy cũng là một ngọn, một tia lửa sáng để soi đường cho chúng ta đi ra khỏi chổ tối tăm. Cao quí ấy, vì thế cho nên chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ giáo dục để giúp cho các học tăng học ni được càng ngày càng tiến bộ.

Tiếp đến chúng tôi cũng xin thưa các vị Bổn sư của học Tăng học Ni. Các vị cho đệ tử của mình đến học đây, không có nghĩa rằng, các vị giao phó người đệ tử của mình cho trường, mà đồng thời các vị còn có bổn phận nhắc nhở đệ tử của mình từ việc học cho đến việc tu. Vì vậy nếu một học tăng hay học ni có điều không đúng, học nhát nhớm, chơi bời lêu lỏng, hạnh kiểm không tốt, cái đó không phải nhà trường chịu trách nhiệm hết đâu. Nhà trường chỉ chịu trách nhiệm một phần nhỏ mà thôi, chính các vị chịu trách nhiệm phần rất lớn. Cho nên mong mỏi các vị luôn luôn để tâm dìu dắt hàng đệ tử của mình để khỏi thua chúng kém bạn,

Và tiếp đến tôi cũng xin thưa Ban bảo trợ. Nói gì thì nói, Trường có được đứng vững hay không, lâu bền hay không, được phát triển tốt đẹp hay không cũng đều do sự bảo trợ của sự của các vị. Nếu sự bảo trợ này mà yếu,nhất định sự phát triển của trường cũng yếu, nên việc đó mong mỏi các vị cố gắng, tích cực, vui vẻ, coi như là một nhiệm vụ công đức lớn lao, để giúp chúng tôi được hoàn thành trên phương diện giáo dục các tăng ni, để làm xây dựng một Tăng Ni tốt, thì tương lai sẽ thành một Tăng Ni tốt, một vị thầy tốt. Thì đó là một điều chúng ta đã thực hiện theo bản hoài của đức Phật.

Trước khi dứt lời,một lần nữa tôi kính cầu chúc tất cả quí vị luôn luôn được an lành mạnh khỏe.

Nam Mô Bn SưThích Ca Mâu Ni Pht.

(* Li phát biu ca HT. Thích Thin Siêu, Hiu trưởng Trường Cơbn Pht hc Tnh Tha Thiên- Huế.)

5

Hôm nay,ngày 04 tháng 06 năm Tân Tỵ, PL. 2.545 (24/07/2001). Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế long trọng làm lễ Tốt nghiệp và Cấp phát văn bằng Cử nhân Phật học cho Tăng Ni sinh khóa I (1997-2001). Đây là một cái mốc đánh dấu thành quả sau những năm tháng chuẩn bị đầy khó khăn thiếu thốn, vừa lo thực hiện kế hoạch xây dựng phát triển cơ sơ vật chất, vừa lo điều hành hoạt động của ngành giáo dục Tăng Ni Thừa Thiên-Huế, trong ý hướng xây dựng nền Đại học Phật giáo, đào tạo Tăng Ni có đủ tài đức có thể đáp ứng giai đoạn phát triển mới của đất nước và của Giáo hội. Tôi vô cùng hân hoan và cảm kích trước sự hiện diện quý hóa, chân tình và đầy khích lệ của chư liệt vị và chúng tôi vững tâm tin tưởng rằng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế sẽ còn đạt được những thành tựu khả quan hơn, các Phật sự sắp đến sẽ vẫn luôn được sự ủng hột thịnh tình của chư liệt vị.

Chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân của chúng tôi đối với sự lãnh đạo của Giáo hội, đối với sự giúp đỡ của các cấp Chính quyền. Ban Tôn giáo: sự nhiệt tình bảo trợ của chư vị ân nhân thân hữu. Chúng tôi không quên ơn chư Tôn túc, chư vị Giáo sư trong Ban giảng huấn, chư vị thành viên trong Văn phòng Học viện đã tận tình đóng góp khả năng, công sức của mình trong suốt khóa học vừa qua. Trong nỗ lực làm tròn nhiệm vụ giáo dục rất cao quý mà cũng rất khó khăn này, nếu có được những thành tựu nào, chúng tôi xin hồi hướng công đức đến hết thảy chư vị ân nhân tâm huyết ấy. Để đáp lại công lao và nhiệt tình hỗ trợ của chư liệt vị, chúng tôi nguyện sẽ cố gắng hết sức để tiếp tục xây dựng và phát triển mọi mặt hoạt động của Học viện đúng theo chủ trương giáo dục Phật giáo đã được Giáo hội đề ra và đã được nhà nước đồng tình ủng hộ. Đó xây dựng một nền giáo dục dựa trên giáo lý trí tuệ và từ bi của đức Phật, nhằm đào tạo những người hảo tâm xuất gia vững tiến trên con đường giải thoát, diệt trừ các ác pháp, tăng trưởng các thiện pháp, góp phần xây dựng đạo đức, an sinh xã hội mà thời đại chúng ta đang rất cần đến.

Khẩu hiệu của học viện tại Huế là “Văn-Tư-Tu”, tức là nghe giảng và thu thập kiến thức từ giáo lý của đức Phật qua kinh điển, lời giảng dạy của các thiện tri thức giáo thọ sư; tư duy, suy nghĩ, phân tích những điều đã được nghe, được nhận; tu tập, thực hành và phát huy những gì đã được nghe biết, được tư duy và chấp nhận. Tất cả sẽ đưa đến cái trí tuệ sáng suốt về sự nghe biết, sự tư duy, sự tu tập. Học viện chúng tôi giúp các Tăng Ni sinh phát triển trí huệ. Trí tuệ là Phật trí, trí tuệ soi sáng con đường giải thoát, trí tuệ vạch ra phương cách hành động, trí tuệ giúp từ bi phát triển. Trí và bi là cốt lõi tạo nên tính cách nhân bản của Phật giáo vậy. Học viện nỗ lực nhằm phát triển Văn tuệ, Tư tuệ và Tu tuệ ở mỗi Tăng Ni sinh. Chúng tôi mong được góp phần cụ thể vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho người học trên đường tự giải thoát, giải thoát tha nhân, phục vụ hữu hiệu cho xã hội, đất nước.

Đến đây ,tôi xin được có vài lời cùng các Tăng Ni sinh Tốt nghiệp Cử nhân Phật học khóa I của Học viện.

Các con thân mến !

Thế là các con đã trải qua bốn năm học tập dưới mái trường Học viện này, một cơ sở được thành tựu do bao công sức của bao nhiêu là ân nhân tình nghĩa. Các con đã trãi qua một chương trình học được dày công nghiên cứu cho phù hợp với mục tiêu đào tạo Tăng tài của Giáo hội trong giai đoạn phát triển mới giữa xu thế của thời đại.

Văn bằng Cử nhân Phật học mà các con sắp được nhận lãnh sẽ như là một chứng tích của công sức học tập bốn năm của chương trình Phật học cao nhất hiện nay của hệ thống giáo dục Tăng Ni của giáo hội, đồng thời cũng là một kỷ niệm của nghĩa cả tình thâm dưới mái trường Học viện này.

Văn bằng Cử nhân Phật học mà các con sắp nhận lãnh, được giáo hội công nhận, là thước đo nhân sự để Giáo hội giao phó các Phật sự, được nhiều trường Đại học ở nhiều nước công nhận, được ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương có căn cứ để chuẩn bị cho các cấp Cao học, Tiến sĩ Phật học trong kế hoạch phát triển giáo dục lâu dài, cũng như phát triển cấp sơ học, trung học Phật giáo.

Văn bằng Cử nhân Phật học mà các con sắp được nhận lãnh, sẽ là một cơ duyên tốt cho các con tiến lên, chứ không phải ngược lại. Phật dạy: “Pháp của Ta đến để mà thấy , không phải đến để nhờ người khác thấy”. Cho nên những pháp mà các con đã được nghe rồi phải cố gắng làm sao để thấy nữa. Các con lúc này như người đi tìm trâu mà mới tìm thấy dấu chân, còn phải dày công theo dấu chân đi tìm thấy trâu thật rồi, luyện tập trâu cho thuần bạch, thì còn là cả một quá trình đầy khó khăn, nếu không kiên gan bền chí thì không vượt qua được. Vậy thầy khuyên các con hãy cố gắng. Cầu mong Tam bảo hộ trì cho các con.

Chúng tôi rất tin tưởng và cầu mong chư tôn Thiền đức, chư vị Phật tử, chư vị hảo tâm trong và ngoài nước đặc biệt lưu tâm và ủng hộ chúng tôi về vật chất và tinh thần để khóa II ( 2001-2005) của Học viện được thành tựu viên mãn.

Nam Mô Bn SưThích Ca Mâu Ni Pht.

6

Năm 1981 trong đại hội thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) , Hòa thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận đã xin nhà nước mở trường đào tạo tăng tài và được cụ Phạm Văn Đồng, Thủ tướng lúc bấy giờ chấp nhận liền.

Sau khi thành lậo Giáo hội xong, các tỉnh Giáo hội bắt đầu xin phép mở trường Phật học. Do điều kiện chủ quan và khách quan có nơi mở trước có nơi mở sau, nhưng tiếp tục từ đó đến nay, 1995, đã có 24 trường Cơ bản Phật học. Có nơi từ trước tới nay chưa có trường Cơ bản Phật học như ở miền Bắc, mấy chục năm ở trong tình trạng kháng chiến chưa mở được thì nay đã mở được 5 trường. Ở miền Nam cũng có nơi trước đây chưa hề có thì nay cũng có trường Cơ bản Phật học. Đó là điều đáng mừng trong sinh hoạt của GHPGVN. Bởi vì Giáo hội ý thức được rằng, Phật giáo Việt Nam (PGVN) đã gắn liền với dân tộc từ thế kỷ thứ I cho đến ngày nay. Thời nào lúc nào cũng vậy, có những vị cao tăng hữu đức hoằng dương chánh pháp để cùng với dân tộc giữ gìn đất nước thì thời đó thạnh trị. Chẳng hạn như đời Lý, đời Trần, trong lịch sử Việt Nam là một minh chứng. Trong đời Lý có Lý Công Uẩn xuất thân từ nhà chùa mà lên ngôi Hoàng đế, mở đầu triều đại nhà Lý đầu tiên. Triều đại nhà Trần, vua Trần Thái Tông trước khi lên làm vua đã lên núi Yên Tử tầm sư học đạo, nhưng sau vì lòng mong mỏi của dân chúng đã trở về làm Vua. Cho nên hai triều đại đó đã mang sắc thái của Phật giáo trong sự cai trị đất nước, đọc lịch sử chúng ta cũng thấy rõ điều đó. Chính nhà sử học Trần Xuân Hãn nói: Triều đại Lý là triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử Việt Nam chúng ta. Triều đại nhà Lý là một triều đại đứng vững nhất, tồn tại vững chắc sau bao nhiêu năm chúng ta bị Bắc thuộc bầm dập. Khi nổi lên tự chủ được ba năm thì sập xuống. Phải đến triều đại nhà Lý thì nền độc lập mới vững vàng trên 200 năm xây dựng cơ sở độc lập cho đất nước Việt Nam. Kể từ đó cho đến ngày hôm nay, Việt Nam đã có tiếng tăm, sánh vai cùng bè bạn năm châu trên thế giới, trong đó Phật giáo đã góp một phần không nhỏ.

Ngày hôm nay nhà nước kêu gọi tất cả mọi người phải ý thức bản sắc của dân tộc, trở về cội nguồn dân tộc. Chính trong sự trở về nguồn ấy cũng có sự trở về của tư tưởng, phong tục tập quán, văn hóa trong đó có tôn giáo Phật giáo chúng ta, là một bộ phận xoay quanh vấn đề văn hóa và tập quán không thể tách rời.Cho nên việc đào tạo tăng tài cũng phải nhắm vào ý hướng đó, nhằm giáo dục một thế hệ tăng ni trẻ có tài có đức để cùng nhau hoằng dương Chánh pháp, góp phần xây dựng giữ gìn nền văn hóa Việt Nam trước một trào lưu vật chất ồ ạt xâm nhập, mà nếu chúng ta không khéo thì chúng ta tự phá vỡ bản sắc dân tộc của chính mình. Cho nên Giáo hội rất thao thức đến điều này nhưng lực bất tòng tâm.Mặc dù các vị có đề nghị với Ban Giáo dục mở một lớp đào tạo giảng viên có sư phạm và chuyên môn sâu để dạy dỗ cho đàng hoàng, chúng tôi rất hoan nghênh. Các vị cũng đề nghị có giáo trình giáo án đề nghị có giáo trình giáo án để phổ biến cho các trường trong nước và giúp cho các trường Cơ bản thêm tài chánh để tạo cho cơ sở thêm phương tiện đầy đủ hơn.Chúng tôi cũng xin hoan nghênh.

Nhìn chung những đề nghị trên là cần thiết và chúng tôi cũng thấy là cần thiết và chúng tôi cũng thấy là cần thiết.Nhưng cũng rất tiếc lực bất tòng tâm.Ban Giáo dục chưa thể thực hiện được, mong các vị thông cảm cho.

Phật giáo chúng ta làm việc trên sự phát tâm, trên sự hảo tâm của tín đồ. Phật giáo không có một cơ sơ tài chính nào cả, ngay cả Giáo hội Trung ương cũng sinh hoạt trên sự phát tâm của tín đồ mà thôi, huống chi Ban Giáo dục lại không rành và chuyên môn kinh tài. Cho nên về phương diện vật chật thì khá eo hẹp ( quá eo hẹp) hay nói đúng là không có chi ! Có mà nói nghèo, chứ còn đây không có chứ không phải nghèo được. Nghèo nhưng còn có chút ít thua nghèo,nhưng không, ở đây là không có chi cả thì nói không phải nghèo được.Cũng vì lẽ đó mà lắm khi chúng tôi muốn đi thăm các trường Cơ bản nhưng có phần hơi e ngại, khi đi thăm khích lệ không, lần đầu có thể rất mặn nồng, ấm cúng, nhưng lần thứ hai, thứ ba không có gì kèm theo thì chắc không khích lệ được! Vì vậy trong sự đi thăm viếng của chúng tôi cũng có một phần nào e ngại là vậy.

Vấn đề giáo trình giáo án. Phật giáo chúng ta mở trường như thế này thật rất bầm dập. Mỗi nơi có trường Phật học riêng, ai đâu biết nấy chứ chưa có sự thống nhất trong cả nước. Khi trải qua thời gian chiến tranh, một số phải đóng cửa không dạy được. Phải đợi đến năm 1981, sau đó các trường Phật học mới mở để đào tạo, kể từ đó mới có qui củ trên phương diện nội dung và tinh thần. Chúng tôi hy vọng sau Đại hội Phật giáo kỳ IV thế nào cũng có các lớp gọi là bồi dưỡng sư phạm cho các trường Cơ bản Phật học.Còn giáo trình giáo án thì có lẽ từ các vị giảng viên của các trường Cơ bản nộp về cho Ban từ đó Ban mới dựa vào đó rút kinh nghiệm và sẽ phổ biến thị tiện hơn.

Qua lời phát biểu và đón tiếp của quí vị,chúng tôi rất có cảm tình sâu đậm đối với Giáo hội và Ban Giám hiệu ở đây. Tôi xin tán thán. Cầu chúc quí vị luôn luôn dũng mãnh để làm tròn nhiệm vụ quí báu của mình đối với công cuộc Hoằng dương Đạo pháp và đào tạo tăng tài ở tỉnh nhà.

7

Nam Mô Bn SưThích Ca Nâu Ni Pht.

Va qua cũng ti truc Tam Bo đây, Tnh hi Pht giáo Tha Thiên đã làm lkhai ging trường CơBn Pht Hc Tha Thiên- Huế. Mt bui lkhai ging sau bao nhiêu chđi mong mi ca các vHòa thượng, Thượng ta Đi đc Tăng Ni trong Giáo hi cũng nhưhc Tăng hc Ni. Mt bui lkhai ging vi mt sphn khi hăng hái tham gia, chlà chiêu sinh trong mt chc lát, nhưng đã có trên 300 hc tăng hc ni đăng ký tình nguyn xin nhp hc. Bui lkhia ging vi mt smong mi tin tung cutoàn thTăng Ni Pht ttrong tnh Tha Thiên-Huếvà cũng nhưlà mt svui mng ca Pht giáo cnuc. Bi vì các Tnh hi khác, sau khi Giáo hi Pht giáo Vit Nam đuc thành lp thì bt đu mtrường, cho đến ngày hôm nay cnước được 42 Trường cơbn Pht hc. Thếmà ti tnh Tha Thiên- Huếcó thnói rng mt Tnh hi đã có mt thành tích mtrường sm hơn hết khi Pht giáo được phc hưng. Ti tnh Tha Thiên- Huếđã mtrường Pht hc tnăm 1035, mà chính chúng tôi là nhng người đuc may mn dhc trong trường Pht hc đu tiên ca hi An Nam Pht hc mà hin ti ngôi trường bên cnh slàm trườnghc cho hc tăng hc ni trung Cơbn mai đây, chính là chca chúng tôi năm xưa đã đó 10 năm, va hc va , va ng, va ăn chung nơi mt ngôi nhà không my rng rãi. Tưởng rng truyn thng giáo dc trường hc Pht giáo tnh Tha Thiên-Huếbao gicũng nhưbao gi. Nó sđược đi trước, dn đu vi các nơi khác. Nhưng không ng, không may ti Tnh hi Tha Thiên này bbao nhiêu trc trmi đến ngày hôm nay mi khai ging, mi mtrường Cơbn Pht hc, so vi các nơi khác đã tht lùi hơn htrên 10 năm. Do đó, nên khi nghe chuyn khai ging trường Cơbn Pht hc, thì nhng ngui có tâm huyết vi đo, thao thc vi shc hành đào to tăng ni rt vui mng phn khi. Và chính chúng tôi mc dù sc yếu, mc dù nhiu vic, nhưng cũng vì hoàn cnh khó khăn ca đa phương, cho nên chúng tôi mi cgng ra đm đương và chúng tôi đã nói vi các vtrong Ban Giám Hiu, Phó Giám Hiu cũng nhưcác Ging viên, tôi slàm đà cho các vri các vsthay thếgiúp tôi, chtôi không đthì givà cũng không đsc khe đđeo đui cho trn vn. Vi mt ý tung nhưvy nên chúng tôi biết trong lúc ra làm Hiu trưởng, xung quanh bao nhiêu skhó khăn, bao nhiêu strc trdn dp, nhưng chúng tôi nghĩ rng, mình thành tâm làm vic đo chc chn Tam Bo schng minh gia hcho mình, và kinh nghim nơi bn thân chúng tôi. Tôi làm Hiu trung Hi Pht hc Tha Thiên- Huếnăm 1950,1951 và 1952 tôi đã gp bao nhiêu skhó khăn vt v, cc khgian lao, trong thi cuc kháng chiến gia Vit Nam vi Pháp.. Vì nhcó kinh nghim tri qua gian lao cc khnhưthế, nên nhng sgian lao cc khtrong smtrường này chúng tôi cũng tin rng, trên có Tam Bo chng minh, thếnào ri cũng có ththc hin đuc. Do đó, tôi đã mnh dn đng ra làm Hiu trưởng và mnh dn đng ra mtrường, khai ging đuc trn vn, đáp li smong mi chung, nhưng không nglkhai ging đó đã gp mt cơduyên trc tr, và trc trchưa tng có, chưa tng thy. Mc dù thế, lkhai ging không đuc trn vn, nhưng tôi đã đc din văn, nói hết ý nghĩa ca Trường Cơbn Pht hc và tôi cũng đã tuyên bkhai ging.

Mặc dù lễ khai giảng chỉ được một nữa phần, còn nửa phần khác là phát biểu ý kiến của các vị quan khách, của Giáo hội, quí vị Tôn túc chưa được thực hiện, nhưng phần chính thức đọc diễn văn và tuyên bố khai giảng, thì tôi đã làm xong. Cho nên lễ khai giảng bữa đó mặc dù không được trọn vẹn , nhưng cũng đã là khai giảng.

Khai giảng xong mà học không được, anh em hết sức náo nức,chúng tôi hết sức lo lắng, và chíng Giáo hội Trung ương cũng thấy rõ sự khó khăn đó. Cho nên Giáo hội Trung ương ngày hôm nay các vị đã không kể tuổi già sức yếu; đường xá xa xôi, đã đáp lại yêu cầu của Tỉnh hội mà đến đây chứng minh cho buổi lễ nhập trường, sau bao nhiêu năm ở tại tỉnh Thừa Thiên- Huế. Chứng minh cho buổi lễ nhập trường sau ngày khai giảng trên hai tháng trường,ngày hôm nay mới nhập trường được cho trường Cơ bản Phật học Thừa Thiên- Huế. Chúng tôi vô cùng cảm kích sự chiếu cố của Ban Thường trực Trung ương Giáo hội, vô cùng cảm kích quí Hòa thượng, quí thượng tọa, các đạo hữu đã đến dự, chứng minh hộ niệm cho buổi lễ nhập trường hôm nay.

Các hc Tăng hc Ni,

Hôm trước thầy đã căn dặn, thầy đã nhắc nhở các học tăng học ni phải coi tuổi của mình là tuổi vàng ngọc không thể bỏ qua, không thể lơ là. Cho nên học được ngày nào, tu được ngày nào thì cố gắng học, cố gắng tu. Một người xuất gia học đạo, các học tăng học ni cũng đã được các Thầy tổ răn dạy vì cái gì mà xuất gia học đạo? Vì muốn giải thoát, muốn giải thoát luân hồi sanh tử, nghĩa là muốn giải thoát bao nhiêu sự triền phược, phiền não chướng nghiệp ở nơi trong tự bản thân tâm của mình. Khi mình giải thoát được nghiệp chướng trong tự bản thân tâm của mình thì mới có thể giải thoát luân hồi sanh tử, luân hồi sanh tử là một kết quả của nghiệp chướng đó. Mà các học tăng học ni đã có duyên lành xuất gia, thế thì các học tăng học ni cũng đã biết ý nghĩa đó rồi. Nhưng biết thì biết mà phải học, biết mà phải tu, phải có cái tâm chân thành cầu học, cái tâm chân thành cầu tu, không thể tu một cách qua loa, không thể học một cách qua loa. Nếu tu một cách qua loa nói rằng tôi là ông Thầy, thì Phật pháp sẽ càng đi xuống mà thôi, chứ không thể làm sao mà rạng rỡ; không thể làm sao đem cái nhiệm vụ cứu vớt độ sanh được. Phật pháp được phát hiện làm được khả năng của mình là cứu độ chúng sinh, ai làm việc đó trong ngày hôm nay, trong thời mạt pháp, chính là các vị Tăng, Ni là thật học thật tu. Khi các vị đã có tâm thật học, thật tu rồi, thì bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn nào mình phải có tinh thần khiêm cung cầu học, nhỏ nhẹn cầu học, ỉu dụi cầu học, kiên trì cầu học. Không vì lẽ gì mà chướng ngại sự học, bỏ sự học của mình đi được và học đồng thời tu, học đồng thời tu cũng chưa chắc đã trọn vẹn. Bởi vì, có những khi học rồi, tu rồi, nhưng đến khi ra đời chưa chắc sự tu đó đã còn giữ vững, đến khi lớn lên chưa chắc sự tu đó đã còn giữ vững, mà khi một ông thầy học lỏng lẽo, tu lỏng lẽo, muốn làm việc đại sự cũng không thể làm được, muốn hoằng hóa độ sanh cũng không thể hoằng hóa độ sanh được. Nên muốn hoằng hóa độ sanh, làm việc đại sự tự giải thoát cho mình theo lòng mong mỏi của Phật tổ, thì các anh em học tăng học ni phải tích cực cố gắng thành tâm cầu học và thành tâm cầu tu, thành tâm cầu học chứ không phải qua loa, thành tâm cầu tu chứ không phải qua loa, có thành tâm mới đạt được chứ không thành tâm thì học không đạt, mà tu cũng chẳng đạt, con đường học Phật như trong kinh đức Phật đã dạy có 4 điều kiện:

1.Thân cn thin hu: Gần gũi bạn lành, gần gũi thầy tốt, bạn lành thầy tốt mới dắt mình đi trên con đường chánh pháp, con đường giải thoát, con đường giác ngộ. Nên phải gần gũi bạn lành, gần gũi bạn lành như gần gũi đèn sáng gần gũi bạn ác như cục than lùi.

Nên tôi bữa hôm trước đã có nhắc nhở học tăng học ni, nếu không gặp được người hơn mình, không gặp được người ngang mình kết bạn, thì thà sống một mình cón hơn kết bạn với người ngu, người ngu đây là người điên đảo, hẹp hòi, chấp ngã, không thật đừng nên kết bạn. Tìm thiện hữu tri thức mới dắt dẫn mình đến con đường giải thoát, gần thiện hữu tri thức rồi hãy lắng nghe Chánh pháp.

2.Thính văn Chánh pháp: Phải lắng nghe Chánh pháp, nghe lời dạy dỗ đúng chánh pháp của vị thiện hữu tri thức đó, nghe lời chánh pháp là nghe lời dạy giải thoát đau khổ của vị thiện hữu tri thức đó, chứ không phải nghe lời buộc ràng tâm tư, cột chặt mình ở trong vòng chân ngã.

3.Nhưlý tác ý: Nghe rồi phải suy, suy cho thật hiểu, biết rằng lời dạy cái mình đã nghe đó, trên thực tế nghe thế nào, áp dụng trong thực tế ra sao? Nói bố thí, hiểu bố thí là như thế , suy nghĩ áp dụng thực tế ra trong mọi hoàn cảnh, khi đối một người ăn xin như thế nào? Đối một người bị gặp cảnh lâm nạn như thế nào? Khi mình có đồng tiền như thế nào? Khi mình nghèo như thế nào? Khi mình có bạc như thế nào? Đó những cách nếu không suy tư thì cũng không thể bố thí trọn vẹn được. Cho nên thứ 3 phải “nhưlý tác ý”.

4.Pháp tùy pháp hành: Tức nhiên là làm theo, thực hành theo điều mình đã nghĩ chính chắn, suy nghĩ đúng đắn, thực hành áp dụng vào trong đời sống hằng ngày, áp dụng vào trong ngôn ngữ mình, áp dụng vào trong sự suy nghĩ mình, áp dụng vào trong sự hành động hằng ngày của mình. Không phải chờ một ngày kia ra làm Trưởng Ban Trị Sự hay ra làm ông giảng sư giảng viên mới là hoằng pháp, mà chính ngay đời sống trong từng giờ từng phút của mình mà an trú trong chánh pháp, tâm tư an trú trong chánh pháp, ngôn ngữ ở trong chánh pháp, hành động trong chánh pháp, thì chính cái đó dù một điệu nhỏ, cũng đủ hoằng dương chánh pháp. Chứ không phải đợi lớn, không phải đợi làm Vị Hòa thượng mới gọi là hoằng dương chánh pháp. Vị Hòa thượng hoằng dương chánh pháp có cách của vị Hòa thượng, một chú tiểu hoằng dương chánh pháp có cách của một chú tiểu, miễn làm thế nào giữ được bốn điều là "thân cận thiện hữu, thính văn Chánh pháp, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành” thì các học tăng học ni sẽ sống được cuộc sống an lành ở trong giáo pháp của đức Như lai và mới khỏi phụ lòng xuất gia của mình, khỏi phụ lòng mong mỏi cha mẹ mình đã cho mình xuất gia và khỏi phụ lòng Bổn sư mình đã đưa mình tới trường học.

Một lần nữa , thầy xin nhắc nhở các con, các con cố gắng học tập theo kỹ luật của nhà trường, theo sự dắt dẫn của các vị Giám hiệu, các con đã đem tâm của mình đến với trường, đã phát nguyện làm học trò của trường, thì nhất nhất lời dạy dỗ gì của các vị Giám Hiệu của trường, các con nên cố gắng vâng theo. Được như vậy thì Trường Cơ bản Phật học của chúng ta sẽ là một trường, nếu có đi sau đi nữa cũng không đến nỗi thua sút với các trường khác.

Trước khi dứt lời, một lần nữa tôi xin cám ơn phái đoàn của Ban Thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Và cũng xin một lần nữa cầu chúc các vị Giám hiệu, Giảng viên và Ban bảo trợ hỗ trợ được mạnh giỏi. Chúng ta bắt đầu tiếp tục công việc dạy học của chúng ta.

Nam Mô Bn SưThích Ca Mâu Ni Pht.

*Hun tca HT.Thích Thin Siêu, Hiu trưởng Trường Cơbn Pht hc Tnh Tha Thiên.

8

Thế là thời gian dài chờ đợi với một ít trở duyên đã đi qua. Mong ước của Tăng Ni, Phật tử về việc thành lập một Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã trở thành hiện thực. Huế- nơi hội tụ của nhiều bậc thạc đức trong rừng Thiền Phật giáo; chiếc nôi của sự chấn hưng Phật giáo Việt Nam trong lịch sử cận đại; là nơi mà cách đây hơn 50 năm đã mở ra hướng phát triển Phật giáo, dựng nên một nếp tu học truyền thống, vừa khơi dậy cảnh Thiền Trúc Lâm yên Tử thời Trần; là nơi mà một lớp Đại học Phật giáo đã ra đời dưới sự chứng minh của chư Đại lão Hòa thượng, dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của chư Tôn đức: Hòa thượng Phước Huệ, Hòa thượng Trí Độ và Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám; đã đào tạo một thế hệ lãnh đạo gánh vác trọng trách của Giáo hội trong cận đại và hiện đại. Hôm nay, cũng tại nơi đây, một Học viện Phật giáo Việt Nam ra đời với lễ Khai giảng đang được trang trọng cử hành dưới sự chứng minh của Chư tôn Giáo phẩm Trung ương và địa phương; với sự quang lâm, tham dự và khích lệ của chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni; chư vị Khách quý, quý Giáo sư và quý Phật tử. Sự kiện lịch sử náy nói lên ý nghĩa tiếp nối truyền thống thắp sáng đuốc tuệ đã được thắp sáng ngày trước.

Thay mặt Hội đồng Điều hành Học viện , chúng tôi chân thành kính gởi đến quý vị lời chào trân trọng và lời cầu chúc tốt đẹp nhất.

Sau nhiều tháng tiến hành các thủ tục thành lập Học viện và sau hai tháng tiến hành công tác chiêu sinh, thi tuyển, nay 164 Tăng Ni sinh đã được tuyển chọn. Kết quả này có được là nhờ sự giúp đỡ của Chính phủ, Ban Tôn giáo của Chính phủ, và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng , Ni, Phật tử và quý vị Giáo sư, quý Ban hộ trì Học viện, nhất là Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Thay mặt toàn thể Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, chúng tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn chân thành của chúng tôi.

Phật giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc qua nhiều thăng trầm lịch sử, vì độc lập và thịnh vượng của xứ sở ngót hai nghìn năm qua. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện tại hoạt động cũng chỉ vì mục tiêu tốt đạo đẹp đời, đem lại an lạc, hạnh phúc cho số đông như đức Phật đã dạy: "Có mt người, này các T-kheo, khi xut hinđi, sxut hin đem li hnh phúc cho sđông, vì lòng thương tưởng cho đi, vì li ích, vì hnh phúc, vì an lc cho chưthiên và loài ngui. Mt ngưòiy là ai? Chính là đc NhưLai, Bc A-la-hán Chánh đng giác”( Tăng Chi I,13,phẩm Một người).

Đó là sứ mệnh lịch sử của đức Như lai, đó cũng là sứ mệnh lịch sử của Phật giáo Việt Nam xác định nhiệm vụ hoằng dương Chánh pháp lợi lạc quần sanh theo những lời dạy đầy từ bi và trí tuệ của đức Phật. Và đó cũng là một hiện thực đã được lịch sử Việt Nam ghi nhận qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là dưới triều đại Lý- Trần, mà hàng Phật tử xuất gia, tại gia hôm nay có bổn phận kế thừa và phát triển.

Đi vào quần chúng, Phật giáo thể hiện mười điều thiện của thân, miệng, ý và tâm từ bi như là một căn bản của tình người, của đạo đức con người, từ đó xây dựng tốt các mối liên hệ xã hội, phát triển chữ Hiếu, chữ Trung, chữ Tình, chữ Đễ, chữ Nghĩa một cách hòa diệu, dập tắt các mâu thuẫn bi đát gây nên giữa các mối liên hệ ấy như thường xảy ra trong xã hội. Nếu người con Phật nhìn nhân loại, chúng là sanh là quyến thuộc để mở rộng lòng đại từ đại bi, thì nhân dân Việt Nam nhìn an hem trăm học là tình ruột thịt, cùng chung một bào thai mẹ, qua câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ mở đầu lịch sử Việt Nam, để phát triển tình “đồng bào”, tình đoàn kết keo sơn của dân tộc. Nếu người con Phật tử nguyện sống vì hạnh phúc của số đông, thì nhân dân Việt Nam cũng tự nguyện sống vì nghĩa cả của đất nước, qua câu chuyện lịch sử đức Thánh Gióng, dẹp xong giặc Ân rồi trở về trong lặng lẽ. Đó là Đạo, và đó cũng là đạo đức của xứ sở, là nghĩa sống hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, rất cần thiết để loại bỏ các tâm lý sống của cá nhân, của vị kỷ, đố kỵ, tham lam , sân hận, tiêu cực giữa thời phát triển vật chất và kinh tế thị trường.

Sự ra đời của Học viện như thế là cần thiết và phải thời, đáp ứng được sự mong chờ của chúng ta. Ngoài sự đóng góp vào mặt xây dựng đạo đức cá nhân. Học viện sẽ giới thiệu nội dung giáo lý trí tuệ về vô ngã, duyên khởi; nói lên mối liên hệ bất khả phân ly giữa cá nhân và môi sinh giữa , giữa cá nhân và tậo thể, xã hội; góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ môi trường thoát khỏi các ô nhiễm về đất nước, không khí và tâm thức. Tất cả đây là niềm tin và hy vọng muôn thuở của chúng ta và cũng là niềm tin, hy vọng của nhà đại bác học Albert Einstein, khi ông nói: "Nếu có mt tôn giáo nào có thđáp ng được vi nhng nhu cu ca khoa hc hin đi, thì tôn giáo đó chính là Pht giáo”.Phật giáo không cần phải xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học ; Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để theo khoa học,vì Phật giáo đã bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.

Đến đây, chúng tôi xin được có đôi lời với Tăng , Ni sinh khóa I.

Tăng, Ni sinh các con thân mến,

Thầy chúc mừng kết quả thi tuyển của các con. Các con sắp đi vào một quãng đường văn, tư, tuvà phục vụ Đạo đáng nhớ. Có hai lãnh vực chủ yếu mà các con phải đi vào, đó là Tam tạng Thánh điển và kho tàng văn hóa Phật giáo Việt Nam. Học viện sẽ giúp các con chuẩn bị thêm các khả năng cần thiết khác về sinh ngữ, cổ ngữ, văn, sử, triết để sử dụng cho cuộc hành trình ấy. Tất cả đó là nội học tập của bốn năm học đến. Ban Điều hành, Ban Giảng huấn và Ban Bảo trợ sẽ cố gắng lo cho các con những gì thật cần thiết trong thời gian học tập với khả năng có được của mình. Phần còn lại, quyết định thành quả giáo dục của Học viện là trách nhiệm quyết tâm tu, học không ngại khó, không ngại khổ của các con.Các con hãy cố gắng để khỏi phụ lòng mong đợi của Giáo hội, của Chư tôn túc, của Sư tổ, của toàn thể Phật tử và của người hảo tâm đã lo cho mình. Một tương lai phục vụ đầy hứa hẹn đang chờ đón các con. Thầy chúc các con thành tựu sứ mệnh “Như Lai sứ giả” của mình…

……

Là một người làm công tác giáo dục, chúng tôi ý thức rằng sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp chung. Chúng tôi luôn luôn mong nhận được sự quan tâm từ các cấp Chính quyền, các ngành Giáo dục mà đặt biệc gần gũi là Đại học Huế và các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương, từ chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng , Ni và toàn thể quý Phật tử để Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế có đủ nhân duyên hoàn thành trách nhiệm giáo dục của mình đối với Đạo pháp và Dân tộc, trách nhiệm góp phần xây dựng cuộc sống đem lại trí tuệ, an lạc, hòa bình và hưng vượng cho xứ sở , cho mọi người.

Chánh pháp, nền văn hóa Phật giáo và nền văn hóa dân tộc luôn luôn cho chúng ta niềm tin đi tới. Với niềm tin này, chúng tôi xin trân trọng tuyên bố khai giảng năm học thứ nhất, khóa 1, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Huế.

Nam mô Thưòng hoan hB-tát Ma-ha-tát.

9

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn về sự hiện diện của Quý vị trong buổi lễ Khánh thành giảng đường hôm nay. Sự hiện diện mà đối với chúng tôi, là vô cùng quý báu, là nguồn khích lệ đầy ý nghĩa cho toàn thể Học viện Phật giáo tại Huế.

Việc xây cất giảng đường này của Học viện Phật giáo tại Huế đã được hoàn tất. Đây là sự thành tựu của rất nhiều thiện duyên, trong đó có sự ủng hộ vật chất và tinh thần rất ưu ái, tích cực của Pháp sư Quảng Tâm, Hội trưởng Hội Phật giáo Đồng tu Đài Bắc- Đài Loan, của Cố Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không, Phật tử Thái Thị Kim Lan và chư Tôn túc trong Giáo hội, của quý vị ân nhân trong và ngoài nước, cũng như sự giúp đỡ của Chính quyền và các Ban, Nghành liên hệ trong tỉnh và thành phố. Chúng tôi xin tán thán công đức và chân thành biết ơn.

Xây dựng một cơ sở khang trang và tiện nghi phù hợp vơi sinh hoạt cho Học viện là mối quan tâm lớn của chúng tôi, trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo Tăng ni, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước mà Giáo hội giao phó. Giảng đường này hình thành là sự thành tựu bước đầu và hết sức quan trọng, để từ đó thực hiện các phần khác của đề án như Tăng xá, thư viện, thiền đường…

Chúng tôi không có kỳ vọng lập được một cơ sở giáo dục và đào tạo lớn lao, đầy hiệu năng thù thắng, như các Tinh xá thời đức Phật: Trúc Lâm ở Vương-xá, Cù-sư-la ở Kiều -thưởng-di, Kỳ Hoàn ở Xá-vệ…hay một khuôn mẫu Đại học như Na-lan-đà-Ấn Độ do các Ngài Thế Thân, Đức Huệ, Hộ Pháp, Giới Hiền làm giảng chủ cách đây lơn 15 thế kỷ. Chúng tôi chỉ mong Học viện Phật giáo tại Huế có được phần nào hơi hưởng cái tinh thần truyền thống khai mở tuệ giác của các Tinh xá Học viện thiêng liêng ấy, đã là hân hạnh vô cùng.

Hiện nay, cùng với sư phát triển Phật giáo, Phật học càng lúc càng trở nên sâu rộng trên thế giới. Rất nhiều trường Đại học lớn đều có khoa Phật học, như Berkley, Havard, Wisconsin, Yale,Sorbone, New Delhi, Nagoya Kyoto, cũng như đại học Vạn Hạnh trước đây và hiện có nhiều trường đại học Phật giáo nổi danh ngày càng được mở rộng như Đại Chính, Đại Cốc, Long Cốc, Cao Dã Sơn, Hoa Viên ở Nhật; Đông Quốc ở Hàn Quốc; Mahamakut, Mahachulalongkorn ở Thái Lan; Phật Quang, Viên Quang ở Đài Loan…Dĩ nhiên trong hoàn cảnh của nước ta và của Giáo hội, thật khó có thể xây dựng được một cơ sở Đại học Phật giáo tầm cỡ như các Đại học nói trên, dù cách đây nhiều chục năm, trong phong trào chấn hưng Phật học, chúng ta đã có một số Phật học viện, đóng góp rất hữu hiệu cho việc đào tạo Tăng tài tại Việt Nam. Với đà phát triển hiện nay của Phật giáo Việt Nam, chúng ta có quyền hy vọng Học viện Phật giáo tại Huế cũng như tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ có những cơ sở tương đương với các Đại học Phật giáo tại các nước bạn.

Kinh nghiệm cho thấy, ở Trung Quốc, Đài Loan cũng như ở nhiều nước châu Á khác, chỉ cách đây hơn 6 thập niên, tuy vẫn có nhiều Phật học viện nhưng tất cả đều không mang tính đại học, mà chỉ tương đương với cấp trung học hay thấp hơn; thế mà trong vài chục năm nay, các nước bạn đã có nhiều trường Đại học Phật giáo.

Chúng ta hiện có nhiều cơ duyên thuận tiện để phát triển ngành Giáo dục Tăng ni. Các trường Sơ cấp, Cơ bản, các lớp Cao đẳng Phật học được thiết lập ngày càng nhiều và đang sinh hoạt ổn định. Học viện Phật giáo Việt Nam cũng đã từng bước khẳng định mình. Hơn 80 Tăng ni sinh tốt nghiệp trường Cao cấp Phật học trước đây đang du học cấp Cao học và Tiến sĩ Phật học tại một số trường Đại học lớn ở các nước bạn, đã chứng tỏ khả năng của mình, qua sự thường xuyên học tốt, đạt điểm cao trong các kỳ thi, thậm chí nhiều người xuất sắc được khen thưởng.

Kính thưa chư liệt vị, đến đây tôi xin có vài lời cùng các Tăng ni sinh của Học viện.

Các con thân mến,

Một năm học sắp trôi qua, hẳn các con cũng biết từ khi xin phép mở Học viện, nhận hồ sơ,tổ chức thi tuyển, thực hiện chương trình giảng dạy và các sinh hoạt trong điều kiện vật chất và tài chánh hết sức hạn hẹp, Học viện đã cố gắng hết sức để hoạt động đúng vai trò của Đại học Phật giáo. Nay nhờ hồng ân Tam bảo, nhờ sự ủng hộ chí tình của chư ân nhân trong và ngoài nước, chúng ta có một giảng đường mới tiện nghi hơn, các con sẽ có một cơ sở mới phù hợp với sinh hoạt của một Đại học Phật giáo. Các con phải nổ lực tu học, để đáp lại phần nào công đức to lớn ấy. Các con cần luôn phát triển Tam vô lậu học, trong đó hàng Hữu học lấy Giới học làm đầu, để ổn định Thiền định và Trí tuệ. Giới trong nghĩa rộng, vốn là kỷ cương của một người bình thường, huống chi đối với những người tu học Phật, thì Giới lại càng quan trọng gấp bội ! Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ. Không có Giới-Định-Tuệ thì không phải Phật pháp,cũng không phải là người tu Phật. Lại nữa, như các con đã biết, khẩu hiệu của Học viện ta là Văn-Tư-Tu, nhằm tóm lược chủ trương quá trình và phương pháp tu học Giới-Định-Tuệ truyền thống của Phật giáo, vốn từng được Ngài Pháp Loa, Nhị tổ của Thiền phái Trúclâm Việt Nam,nêu cao và ân cần dặn dò môn đệ chấp trì, từ hơn bảy trăm năm trước. Thầy mong các con suy nghĩ và thực hiện những điều nêu trên.

……

Hôm nay, ngày 13 tháng 7 năm 1998, tức là ngày 20 tháng 5 nhuận năm Mậu Dần, trước sự hiện diện quý báu và đầy thiện ý của quý vị, tôi long trọng tuyên bố khánh thành giảng đường mới này của Học viện Phật giáo tại thành phố Huế.

Xin chân thành kính chúc quý vị được an khang, Nguyện cầu Tam bảo hộ trì chúng ta trong các Phật sự vì Đạo vì Đời được viên mãn.

Nam mô Thường hoan hB-tát Ma-ha-tát.

10

Tổ quốc chúng ta có một dãy rất dài,từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Đó là sự thống nhất về mặt địa lý. Về lịch sử thì có hai sự kiện nổi bật trong hai giai đoạn: Một giai đoạn dựng nước và một giai đoạn mở nước.

Giai đoạn dựng nước: Từ sông Danh trở ra và giai đoạn mở nước sông danh trở vào. Có một thời người ta gọi là Đàng trong và Đàng ngoài.

Phật giáo truyền đến Việt Nam chúng ta đầu tiên lấy Luy Lâu làm trụ sở. Như vậy Luy Lâu là trung tâm, là chiếc nôi của Phật giáo lúc bấy giờ. Từ trung tâm này các vị Thiền sư lấy làm cơ sở để phát triển Phật giáo, để khai hóa Đàng ngoài. Khi dân chúng ta mở nước Đàng trong, thì lấy Huế làm cơ sở để phát triển văn hóa và mở rộng đất nước về phương Nam, trong đó Phật giáo đóng một vai trò quan trọng. Trong sự phát triển văn hóa của dân tộc, các triều đại vua chúa Nhà Nguyễn cũng lấy Huế làm trụ sở đầu tiên. Các Thiền sư nổi tiếng của Phật giáo lúc bấy giờ cũng có mặt để góp phần làm giàu cho văn hóa như: Giác Phong Lão Tổ, Nguyên Thiều Tổ sư, Minh Hoằng Tử Dung Hòa thượng…ở Trung Quốc qua và đặc biệt là Tổ sư Liễu Quán, một người Việt Nam đã đắc Tổ, là vị khai sáng Phật giáo ở Huế và truyền xa đến các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Đến giai đoạn Pháp thuộc, Phật giáo là một đạo giáo của dân tộc. Khi dân tộc bị điêu linh , bị phân hóa, bị tan rã, bị mai một thì Phật giáo đã góp phần bảo vệ đất nước bằng vật chất lẫn tinh thần. Cơ sở Phật giáo là thành lũy vững chắc để đoàn kết dân tộc chống giặc, bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Năm 1930, trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, thì Huế cũng là một địa điểm, một nơi đào tạo Tăng tài cho sự phát triển đó. Nhiều vị Tăng đã thành tài, và chính họ đã góp phần đắc lực trong sự duy trì và phát huy đạo pháp cho đến ngày nay.

Tại Huế lúc bấy giờ đã có các trường Tiểu học, Trung học và Đại học Phật giáo. Học Tăng không chỉ ở Huế mà cón có cả miền Trung, miền Nam, miền Bắc cũng đến Huế để học. Như vậy, Huế không chỉ quan trọng về mặt mở nước mà còn có một vị trí quan trọng về việc khai hóa Phật giáo. Như vậy việc có mặt trường Phật học tại Huế là một điều cần thiết mà tất cả hàng Tăng Ni, Phật tử chúng ta ở Huế hay nói rộng ra, những ai có tâm tư và hoài bảo về văn hóa dân tộc, chắc chắn cũng nghĩ tới xứ Huế.

Huế còn là Cố đô của các triều dại Vua chúa nah2 Nguyễn trước đây, di tích lịch sử đã được thế giới ghi nhận là kỳ quan của thế giới, chùa Huế một số đã được chính phủ liệt vào Di tích Lịch sử văn hóa. Như vậy Huế là nơi cần phải bảo tồn những cái gì thiêng liêng gọi là văn hóa, là bản sắc của dân tộc. Cái mà chỉ có Huế mới có chứ không phải nơi nào cũng có được.

Nói đến Huế so với các nơi khác, chúng ta có thể thua về kinh tế, thua về mặt này, mặt khác, nhưng chúng ta không thể thua về bề dày văn hóa, không thể thua về phong tục, tập quán tốt đẹp của nó. Mở trường Phật học để giáo dục cho Tăng Ni cũng có ý là đóng góp xây dựng xứ Huế này trở thành một xứ Huế luôn luôn có một bản sắc đặc biệt thanh cao để phát triển đất nước.

Với tâm niệm như vậy, cho nên khi Giáo hội có chủ trương mở trường, chúng tôi rất băn khoăn, vì các tỉnh Giáo hội khác đã có mà Huế vẫn nằm im lặng! Sự thao thức đó chỉ được giải tỏa khi trường Cơ bản Phật học ở Huế chính thức hoạt động, dù có sinh sau đẻ muộn đôi chút.

Giờ đây, qua hai năm hoạt động, chúng tôi có nhận xét rằng: Ban Giám Hiệu, các vị Giáo thọ, Ban Bảo trợ cũng như Tang Ni sinh đã đem hết nhiệt tình để phục vụ cho nhà trường đến mức tối đa. Tăng Ni sinh đã nỗ lực trong học tập, các vị Giáo thọ đã truyền thụ kiến thức không biết mệt mỏi. Ban Bảo trợ đã âm thầm hoàn thành nhiệm vụ đã được phân công để cho nhà trường được đi lên một cách vững chắc. Chúng tôi hết sức tán dương, ca ngợi quí vị thành viên trong Ban Giám hiệu, Ban Giảng huấn, Ban Bảo trợ cũng như sự nỗ lực học tập của Tăng Ni sinh của trường. Có được như ngày hôm nay là nhờ quí vị đã tận tụy, siêng năng, cộng với sự cố gắng học tập của Tăng Ni sinh trong việc dạy và học nên mới đạt kết quả như vậy. Đây là phần thưởng chung chứ không phải chỉ dành riêng cho các Tăng Ni sinh có thưởng hôm nay mà trong đó có các vị giảng viên, quí vị trong Ban giám hiệu, quí vị bảo trợ nhà trường nữa.

Chúng ta nên nhớ rằng: Học Phật mà không học cái hạnh của Ngài, không làm theo cái hạnh của Phật thì chúng ta cách Phật rất xa, như thế không phải là học Phật được. Học cái nguyện của Phật là học bốn hoằng thệ nguyện, Phổ Hiền thập nguyện…Đó là những cái nguyện của Phật.

Tóm lại, học Phật cốt là để làm Phật. Học Phật như thế thì có khác với học văn, học toán. Học văn,học toán chỉ biết làm văn làm toán chứ không thể làm Phật được. Học Phật là để làm Phật chứ không phải làm gì to tát lắm. Học Phật không phải để cầu có thần thông bay lên trên trời, bay chui xuống đất hay muốn gì được nấy như thế gian thường lầm tưởng, học như vậy, chắc chắn không đúng với bản hoài của Ngài. Vẫn biết đức Phật, Ngài cứu độ tất cả chúng sinh, không bỏ, không từ một ai và không phân biệt một người nào hết. Việc to như độ thoát chúng sinh Ngài cũng làm, việc nhỏ như xâu kim cho một bà già hay tắm rửa cho một Tỷ-kheo bệnh, Ngài đều làm hết không bỏ. Học cái hạnh đem lại lợi lạc cho chúng sinh tức là học Phật. Có quan niệm nhưvậy, thì chúng ta không bị vật chất, bằng cấp hay danh vọng bên ngoài chi phối,làm cho họ trở nên kiêu ngạo, tưởng mình đã đầy đủ bằng cấp tức mình cao hơn người khác, hay ngược lại người không có bằng cấp thì nhụt chí, buồn rầu, tâm hồn trở nên ủ rủ, yếu hèn thì đó cũng là ý nghĩ sai lầm.Học Phật để có được kiến thức, có được bằng cấp đó cũng chỉ là cái trợ duyên, cái phương tiện, cái vẻ bề ngoài chứ không phải là cái đích thực của người học Phật. Học Phật để biết rằng: Khi chúng ta suy nghĩ, sự suy nghĩ của chúng ta có hợp với Phật hay không? Lời nói của chúng ta có hợp với Phật hay không? Và việc làm của chúng ta có hợp với Phật hay không? Như thế mới gọi là học Phật.

Biết như thế thì bằng cấp trong đạo cũng như ngoài đời sẽ không chi phối chúng ta, không có bằng cấp cũng không chi phối tinh thần chúng ta. Chúng ta phải hiểu, càng học thì chúng ta càng thấy thiếu như nhà hiền triết Socrates đã nói: "Một điều mà tôi không biết rõ, tôi không biết chi hết”. Huống chi chúng ta chưa biết mà nói biết là hết sức sai lầm.

Trường chúng ta đã trải qua những khó khăn từ trong ra ngoài, như đức Phật đã dạy, không có làm một việc gì mà không khó khăn hết. Chính nhờ những khó khăn đó mới có giá trị, có giá trị vì chúng ta đã vượt qua bao sự khó khăn đó. Học Phật của chúng ta ngày nay chưa thấm vào đâu so với các vị Thiền sư, các vị cao Tăng nổi danh mà vẫn còn thấy thiếu: Gương Ngài Pháp sư Huyền Trang là một vị học Phật rất giỏi mà vẫn quyết chí nhập Trúc cầu pháp. Ngài đã trải qua bao gian nan nguy hiểm trên đường cầu pháp mà các nhà Sử học sau này đánh giá hơn cả các nhà thám hiểm đi quanh vũ trụ.

Trong cuộc thỉnh kinh mạo hiểm đó, Ngài đã đúc kết thành một bộ gọi là "Tây Vức Ký”. Sau này Ngô Thừa Ân dựa vào Tây Vức Ký để tiểu thuyết hóa thành bộ Tây Du. Các nhà điện ảnh dựa trên bộ Tây Du để dựng thành phim gọi là phim Tây Du, chiếu khắp nơi, rất được mọi người ưa thích. Trong phim có đoạn đối thoại giữa ngài Huyền Trang và Tôn Ngộ Không cũng đáng để chúng ta học: Có lần Tam Tạng than thở với Ngộ Không:

-Này Ngộ Không , đường sá xa xôi cách trở nguy hiểm như thế này, làm sao mà đi tới Tây Trúc Ngộ Không hè?

Ngộ Không quay lại hỏi:

-Thưa thầy, thầy có thuộc Bát Nhã Tâm Kinh không mà thầy hỏi như vậy?

Tam Tạng nói:

-Thầy chùa mà không thuộc Tâm Kinh Bát Nhã thì sao gọi là thầy chùa. Ta còn đọc ngược được nữa là.

Ngộ Không nói:

-Chưa biết chừng thầy chỉ thuộc mặt chữ thôi à !

Khi ấy Ngộ Năng xen vào;

-Anh có thuộc không mà anh làm tàng vậy?

Ngộ Không làm thinh. Tam Tạng nói:

-Nó làm thinh là nó hiểu.

Khi ấy Ngộ Không được đà liền nói:

-Làm thinh, làm thinh ,làm thinh, đi mãi đi hoài cũng thấu.

Ngày hôm nay trên bước đường học Phật, chúng ta cũng làm một cuộc thỉnh kinh mà nếu không có mạo hiểm, không có chí kiên cường như ngài Huyền Trang thì chắc chúng ta không làm gì được hết. Tôi hy vọng chúng ta cố gắng bắt chước một phần nào tính mạo hiểm và kiên cường của ngài Huyền Trang để làm hành trang trên bước học, tu và hoằng hóa của mình, hòng góp phần nhỏ vào việc ích mình lợi đời hôm nay. Như Ngộ Không đã nói: "Làm thinh, làm thinh, làm thinh , học mãi cũng thấu, dạy mãi cũng thấu”.

11

Trong khung cnh trang nghiêm và phn khi này ca bui LKhai Ging Trường Cao cp Pht hc, CơsII ti thành phHChí Minh, nhân danh Trưởng ban Giáo dc Tăng Ni Trung ương GHPGVN, tôi xin kính gi li chào trân trng đến chưTôn Hòa thượng, chưtôn Thượng to, Đi đc Tăng Ni, đến Quí vĐi din Chính quyn, y Ban Mt trn Tquc Vit Nam, Quí vĐi din Ban Tôn giáo Chính ph…và đến toàn thQuí Pht ttham dbui lhôm nay.

Vấn đề giáo dục xưa nay vẫn được xem là vấn đề quan trọng làm nên văn hóa và văn minh. Ý thức đó rõ rệt điều đó, Ban Thường trực Trung ương Giáo hội đã rất quan tâm đến việc Giáo dục Tăng Ni, và đã kiên trì đi tới từng bước thành lập các Trường Phật học. Cách đây ba năm, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, cơ sở I, đặt tại chùa Quán sứ, Hà Nội, đã được thành lập, và nay đến lượt khai giảng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự chứng kiến quí báu của đồng bào toàn thể Quí vị. Hai Trường Cao cấp đã được thành lậo chỉ trong vòng ba năm là do nhờ Chính phủ cho phép, nhờ sự giúp đỡ tận tình của Mặt trận Tổ Quốc, Ban Tôn giáo Chính phủ Trung ương, Ban Tôn giáo tiếp sự chăm sóc, hướng dẫn và giảng dạy, các vị hãy nỗ lcứ học tập để không phụ lòng mong chờ của Giáo hội, của Ban Giám hiệu và Ban Giảng huấn.

Chúng tôi cũng xin chia xẻ với khát vọng học tập của các Tăng Ni không hội đủ điều kiện nhập học, mong các vị hiểu rõ mối quan tâm của Giáo hội luôn luôn giành cho các vị, các vị hãy kiên nhẫn học tập trong điều hiện riêng của bản thân. Đối với Quí vị hộ trì giáo dục Trường Cao cấp Phật học, chúng tôi thiết tha mong Quí vị phát tâm tiếp tục hộ trì mạnh mẽ để chia xẻ mối quan tâm sâu xa của Giáo hội mong hoàng thành nhiệm vụ giáo dục xây dựng một thế hệ thừa kế tốt cho Phật giáo Việt Nam. Chúng tôi ghi nhận rằng sự có mặt của toàn thể Quí vị hôm nay, tại đây là một hình thức biểu hiện sự quan tâm của Quí vị đối với việc giới thiệu con đường Giáo dục Phật giáo Việt Nam loại trừ mê lầm, khổ đau, đem lại trí tuệ và hạnh phúc cho đời.

Thay mặt Ban Thường trực Trung ương Giáo hội, một lần nữa chúng tôi xin chân thành tri ân sự giúp đỡ của Chính phủ, và sự đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp xây dựng Trường Cao cấp Phật học Cơ sở II của Chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni và Phật tử.

Với niềm hân hoan và tin tưởng, tôi xin kính gửi đến toàn thể Quí vị lời cầu chúc an lành.

Nam Mô Bn SưThích Ca Mâu Ni Pht.

(Li phát biu chào mng ca Hòa thượng Trưởng ban Giáo dc Tăng Ni Trung ương GHPGVN đc trong dp Khai ging Trường Cao cp Pht hc CơsII ti Tp.HCM ngày 04.12.1984).

12

Năm nay, mùa Phật dản 2540-1996 tại Thừa Thiên Huế này, bao nhiêu năm trước đều đã tổ chức lễ Phật đản long trọng với những sự trang trí hình thức mỗi nơi mỗi khác. Nhưng năm nay có sự đặc biệt được thuận duyên trong ngoài,nên đã tổ chức lễ Phật đản hết sức long trọng, với những chiếc xe hoa mà các Phật tử đã đem hết tâm lực , tài năng và sự hiểu biết của mình để đóng góp, tạo nên chiếc xe hoa lộng lẫy nhiều màu sắc và rất rực rỡ nhằm ca ngợi công hạnh của Ngài, đã nói lên được lòng thành kính của người Phật tử đối với đức Phật và chính những chiếc xe hoa này là sự kết hợp bởi lòng nhiệt tình, sự hiểu biết sự tích và ý nghĩa lời dạy của đức Phật. Những chiếc xe hoa này đã kết hợp tài năng, nghệ thuật của các Phật tử trong sự trang trí để cúng dường đức Phật. Qua những chiếc xe hoa này có thể nói rõ sự tích nằm ẩn trong câu kinh, tiếng kệ, những ý nghĩa ẩn kín trong các tích truyện thành ra những hình thức sống động trước mắt mọi người, để nhắc nhở mọi người chúng ta phải sống một cuộc đời cho thật đẹp, thật cao, thật sáng suốt, thật từ bi như đức Phật đã dạy.

Chúng tôi hết sức tán thán công đức đó của tất cả các Phật tử và mong rằng Đại lễ Phật Đản hôm nay cúa chúng ta với những đoàn xe hoa như thế này rồi đây chúng ta tiếp tục diễu hành- Diễu hành trong trật tự, trang nghiêm thanh tịnh. Khi chúng ta diễu hành xe hoa cũng là hình thức như chúng ta đang đứng trước lễ đài dự Đản sanh của đức Phật. Trước khi dứt lời, tôi cầu chúc tất cả các Phật tử được sống yên vui an lạc, thân tâm hoan hỷ, kỷ niệm đại lễ Phật đản được trọn vẹn hầu báo đáp thâm ân của Tam bảo.

Tìm hiu sơlược v

I.PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Ánh sáng Phật giáo bắt đầu soi đến nhân gian từ khi giáo chủ Thích ca thành đạo ở gốc cây Bồ-đề.

Sau khi thành đạo Ngài liền tìm hóa độ năm vị Tỳ-kheo thường tùy tùng Ngài và vô số Tăng Ni cùng tín đồ khác. Với một tinh thần bình đẳng từ bi khác Bà-la-môn giáo, đức Phật đã nhiếp hóa người rất dễ dàng. Từ vua chí dân, từ nghèo đến giàu,từ hạng biên tộc đến quý tộc, không một hạng nào Ngài bỏ rơi mà không nhiếp hóa. Bởi vậy trong giáo đoàn của Ngài đủ mặt các tầng lớp xuất gia tu học. Uy danh của Ngài và đệ tử mỗi ngày mỗi lan rộng, nên bên trong đã làm cho những kẻ hiếu danh như ông Đề-bà-đạt-đa mưu phản nghịch, bên ngoài đã làm cho hạng Bà-la-môn tìm kế chống đối, song rốt cuộc họ đều phải nhượng bộ, vì giáo lý viên dung và nhân cách cao thượng của Ngài. Ngài vẫn thản nhiên, phân lãnh dồ chúng đi giáo hóa các phương, trải qua 45 năm không biết nhàm mỏi. Cho đến ngày cuối cùng trong rừng Ta-la, Ngài còn ân cần răn dạy và độ cho ông Tu-bạt-đà-la xuất gia.

Trong thời gian truyền bá này có nhiều vị đệ tử đã tỏ ra hy sinh để truyền bá chánh pháp. Như Tôn giả Tỳ- kheo Purna đến xin Phật một mình đến xứ Du-lô-na lạ lùng, có tiếng hung dữ, để truyền bá,hoặc như Tôn giả Mục -kiền-liên đã bị ngoại đạo ám hại trên đường hóa đạo trở về v.v…

Nhờ giáo pháp cao thâm cũng như sự tận tâm cố gắng đó nên mặc dầu bị gốc rễ ngoại đạo, cản trở, trong thời gian non nửa thế kỷ, đạo Phật đã gầy dựng trên khắp lưu vực sông Hằng, sông A-cách-la ( phía Bắc đến Tuyết-sơn-ly, Nam đến xứ Ma-dà-đà, Đông đến Thiện Bạch Champa, và Tây đến Câu-diệm-di (Kosambi) một cơ sở đồ sộ).

Sau khi Phật Niết-bàn, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp (Ma-ha Kassapa) thay Phật thống nhất Tăng chúng. Đa số hàng vô học theo Phật mà nhập Niết-bàn, còn hành hữu học thì buồn bã, đến đỗi có các Tăng chúng trong 18 ngôi chùa lớn tại thành Vương –xá tự phá chùa rồi bỏ đi. (sau vua A-xà-thế trùng tu trong một tháng xong cả). Ngược lại có những vị si Tỳ -kheo thì vui mừng, như ông Tu-bạt-đà-la đã nói: “Đại Sa-môn còn thì ta cứ bị ràng buộc theo những điều tịnh, bất tịnh, nên làm, không nên làm, nay Đại Sa-môn mất thì ta được tự do,muốn làm thì làm, không muốn thì đi nghỉ”. Nhân đó Tôn giả Ca-diếp liền họp 500 Thánh chúng tại Tịnh-xá Thất-diệp-khốt ở thành Vương-xá ( do A-xà-thô lập) kiết tập đạo lý của Phật dạy trong vòng bảy tháng, kể từ đầu Hạ An-cư tiếp theo năm Phật Niết-bàn. Đồng thời ở chỗ khác,Tôn giả Ba-sư-ca (gaspa) cũng chiêu tập hàng vạn Tăng chúng kiết tập Pháp tạng. Nhân đó manh nha chia thành hai bộ phái: Thượng tọa và Đại chúng, để sau này biệt lập hẳn.


Sau Phật nhập diệt độ 100 năm, Ngài Trưởng lão Da-xá qua nước Tỳ-xá-ly, nhân nghe phái Tỷ-kheo xứ Bạt-kỳ xướng ra mười điều luật mới (mà về sau phái Thượng tọa cho đó là mười điều phi pháp), nên mở hội thảo luận cùng nhau ráo riết, rốt cuộc 10 điều đó cũng được phái Bạt-kỳ khư khư bảo thủ, lại được vua nước Ma-kiệt-đà là Ca-la A-dục binh vực. Ngài Da-xá trước sự tình ấy,liền họp 700 Tăng chúng tuyên bố 10 điều kia phi pháp và kiết tập pháp tạng lần thứ hai. Do đây hai bộ phái hình thành rõ rệt, rồi mỗi ngày vì càng xa cách Phật, vì nhân tâm biến đổi, điạ thế bất đồng, ở trong cơn loạn lạc đó, đoàn quân của Á-lịch-sơn đại đế từ Ai Cập tràn vào Ấn Độ,nên hai bộ phái lại lần lần chia thêm ra mười tám bộ nữa, cộng với hai bộ gốc thành ra 20 bộ. Đây là sự biến đổi lần thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Trong thời gian độ 100 năm nay, bên trong thì có Luật sư Mục-kiền-liên tử-đế-tu và Pháp sư Ưu-ba-cúc-đa, tận lực truyền trì luật pháp,bên ngoài sau khi đoàn quân của Á-lịch-sơn đại đế tuy rút lui đi, nhưng sự liên lạc giữa người Ấn với người Ai Cập, Hy Lạp vẫn còn, nên Phật giáo chịu ảnh hưởng nền nghệ thuật Hy Lạp mà tạo thành nền nghệ thuật riêng cho mình và gieo rắc Phật pháp vào hai nước kia. Phật giáo thời này như vậy kể ra có phần phát triển, song vì còn giữ tính cách bảo thủ nên sự lưu truyền vẫn còn ở các điạ hạt như xưa.

Đến thời A-dục vương triều Khổng Tước, nghĩa là sau Phật nhập diệt trên 200 năm, trong Phật giáo lại biến đổi lần thứ hai. Khác với lần biến đổi trước thuộc phạm vi tranh cãi về giáo lý. Đâu đâu cũng nghe tứ chúng cãi về năm sự ( sự sở dụ, vô tri, do dự, tha linh nhập, đạo nhân sanh cố khởi) của ông Đại thiên Tỷ-kheo. Phái Đa-văn thì tôn ông là bậc Đại thừa Bồ-tát và công nhận năm sự kia. Kết quả lần kiết tập thứ ba được triệu tập tại thành Hoa Thị xứ Trung Ấn (kinh đô của đế quốc Ấn Độ) trong sự ủng hộ triệt để của vua A-dục.

A-dục là một ông vua rất có công to trong lịch sử truyền bá Phật giáo, hơn nữa là một vĩ nhân trong lịch sử nhân văn của thế giới. Trước khi đầu Phật ông là một ông vua thông minh đởm lược, hợp với tánh tàn bạo độc đoán ( vì ác, nên người sau gọi là Chiên-đà-la A-dục) ,nên đã nối nghiệp Ông nội và Phụ hoàng, mở rộng đế quốc Ma-kiệt-đà, thống nhất lãnh thổ Ấn Độ đến các tiểu quốc Ấn về dưới sự cai trị của mình, làm cho các lân bang thấy vậy khiếp sợ. Nhưng sau nhờ gặp Tỳ -kheo Ni-cù-đà giáo hóa cho liền hối hận tội lỗi đã giết hàng triệu sanh linh, nên quy đầu về Phật,hóa thành một ông vua nhân từ, không còn dùng uy thế để sát hại, mà lại dùng uy thế ấy để truyền bá Phật pháp trong nhân dân ( vì vậy người sau gọi Đa-ra A-dục). Ông thường ban hành các sắc dụ khuyên nhân dân thực hành Phật pháp, khắc lời Phật dạy vào các trụ đá để kỷ niệm các nơi Phật tích và dựng khắp nơi để truyền bá cho dân chúng. Xây 8400 Bửu tháp để tôn thờ Xá-lợi, lại cho em ruột là Tỳ-đại-du-ca, con trai là Ma-hê-đà(Mahinda) , con gái là Tăng-già-mật ( Sangghanitta) xuất gia để góp sức vào việc truyền bá Chánh pháp. Đồng thời với sức truyền bá mãnh liệt và có phương pháp ấy , lại có những vị Cao Tăng như Đàm Vô Đức, Mục-kiền-liên tử-đế-tu tu chỉnh nội bộ,nên Phật giáo thời ấy cực thịnh, gây được ảnh hưởng cả bề sâu lẫn bề rộng trong dân chúng. Phật giáo về trước lưu hành chung quanh lưu vực sông Hằng và Kha Cách la, nay vượt biên cương truyền khắp lãnh thổ Ấn Độ và lan đến các nước ngoài trị quyền nhà vua.

Sau khi vua A-dục qua đời, phương Nam có Ma-hê-đà truyền Phật giáo đến nước Sư Tử , ( tức Tích Lan ngày nay) , được quốc dân sùng bái nhiệt liệt, nên thêm một lần kiết tập đã tổ chức tại nước này và dùng văn Pàli để chép Tam tạng , làm nới căn cứ của hệ thống Phật giáo Nam phương sau này.

Phương Bắc Tôn giả Mạt-xiển-đế truyền Phật giáo vào hai nước Ca-thấp-di và Kiền-sà-ra, cảm hóa hàng vạn triệu người theo Phật. Tôn giả Đại -lặc-khí truyền vào Du-na thế giới (Yonava) thuộc A phú Hãn. Thời ấy giảng kinh Ca-ta-ra-ma ( Kata-Karama-sutta) khiến cho cư dân ở đó đều thấm nhuần Phật giáo,về sau vùng này có vị vua Mạch-mạn-đặt-nhi (Milindia) rất thâm tín và ủng hộ Phật giáo. Những đạo lý thảo luận giữa ông và Tỳ-kheo Na-tiên đã tạo thành cuốn kinh Na-tiên Tỳ-kheo sau này (tên Pàli là Milindia Panhà Sutta).

Thời gian này kéo dài đến 600 năm sau Phật nhập diệt tức là lúc các bộ phái cùng nhau ly hiệp biến hóa đến cực điểm, lại là lúc đế quốc Ma-kiệt-đà đã bị vua Ấn Đạt-la ở Nam Ấn lật đổ, lập nên A-đạt-la vương triều, Bà-la-môn thừa cơ hoạt động, lấn át Phật giáo,nên đa số Tăng đồ phía Bắc đi qua nước Đại-nhục-chi gặp được Ca-nị-sắc-ca (Kaniska) là một ông vua rất ủng hộ Phật giáo không kém vua A-dục, chiêu tập 500 vị Đại đức kiết tập Pháp tạng lần thứ tư tại nước Ca-thấp-di-la ( nếu kể lần kiết tập tại Tích Lan vị chi 5 lần) để dung hòa các mối kiến giải dị đồng của bộ phái. Lần này một tác phẩm vĩ đại mới luật Tỳ-bà-sa 200 cuốn, xuất hiện gồm thâu hết thảy kiến giải xuất sắc vào trong ấy. Do đó, trung tâm Phật giáo nay lại đổi sang Tây Bắc Ấn chứ không phải Trung Nam Ấn như trước nữa.

Trải qua thời gian 600 năm sau khi Phật nhập diệt, Phật giáo có 4 kỳ kiết tập như trên, Nhưng hai kỳ đầu chỉ nhóm chúng tụng lại lời Phật dạy cho nhớ mà thôi. Mãi đến kỳ kiết tập sau mới dùng văn tự chép thành kinh điển. Kết quả thành hai lối văn: Pàli và Phạn văn. Nhờ đó Phật giáo còn lưu truyền đến ngày nay hầu khắp thế giới và trong hai kỳ kiết tập đầu, thiên về giới luật mà hai kỳ kiết tập sau lại thiên về giáo lý, nhờ vậy thánh điển truyền đến ngày nay đầy đủ cả hai phần luật và đạo lý.

Tóm lại, trong khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt là thời gian Tiểu thừa Phật giáo chiếm quyền ưu tiên tại Ấn Độ. Ta có thể chia thời gian này làm 3 thời kỳ như sau:

1.Thời kỳ thứ nhất, khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt. Thời gian này nhờ ảnh hưởng cảm hóa của Phật còn mạnh, các đệ tử một mặt tuân thuần Phật chế, chưa có điều gì xảy ra. Ấy là thời kỳ thuần túy.

2.Thời kỳ thứ hai, khoảng từ 100 đến 400 năm sau Phật nhập diệt. Trong thời gian này bộ phái phân chia ráo riết, tuy đồng một tín ngưỡng đồng tôn thờ một Giáo chủ. Nguyên do chính yếu nhất của sự phân chia là phái bảo thủ thì trọng thật hành còn phái lý luận thì chủ tư biện. Phái bảo thủ chủ tâm giữ tròn quy luật, còn phái lý luận thì thấy triết lý của Áo nghĩa thư vẫn còn ảnh hưởng trong giới trí thức Ấn Độ, thêm vào đó Bà-la-môn bắt đầu xen vào Phật giáo, học giáo lý để mượn về chú giải Áo nghĩa thư làm cho chánh tà hỗn tạp, nên phái này chú ý đến đạo lý nhiều hơn. Cả hai phái thành biệt lập, không thể hòa hợp lại. Ấy la thời kỳ phân chia bộ phái.

3.Thời kỳ thứ ba, khoảng từ 400 đến 600 năm sau Phật nhập diệt, vì lẽ không hợp nhau nên mỗi bên đều cật lực phát huy những điều sáng lạn, phát huy những tư tưởng Đại thừa mấy lâu tiềm ẩn để tạo nên Phật giáo Đại thừa, thay điạ vị Tiểu thừa tại Ấn Độ mà Tiểu thừa từ đấy lặn xuống. Mãi đến 700 năm sau Phật nhập diệt, có Ngài Ha-lê-bạt-ma ( Harimarman) ở Bắc Ấn làm luận Thành Thật, phát huy đạo lý Chân không, Pháp không, có ý tổng hợp Giáo lý Đại thừa, Tiểu thừa giáo tại Ấn Độ. Ấy là thời kỳ hết phân chia, cùng kết Tiểu thừa.

Riêng về Đại thừa, thì kể ra có triệu chứng phục hưng từ lần kiết tập thứ ba để ấn định năm sự của ông Đại Thiên. Nhưng mãi đến khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt, Tôn giả Mã Minh đã sinh ra đời ở Bắc Ấn, làm luận Khởi Tín, vua Ca-nị-sắc-ca ủng hộ tuyên truyền, tiếp đó 100 năm lại có Bồ-tát-Long Thọ ra đời ở Nam Ấn ( xứ Serar) làm luận Trung Quán, luận Thập Nhị Môn, luận Trí Độ, phát xuất Khôngtôn và Chân Ngôn tôn, rồi truyền cho đệ tử là Long Trí và Đề Bà, nối nghiệp giảng luận tạo ra Bách luận, tồi tà hiển chánh,nên Đại thừa được phát dương mạnh mẽ ( Phật giáo truyền vào nước Việt Nam ta thời này).

Sau Bồ-tát Long thọ 200 năm, có Bồ -tát Vô Trước sanh từ Bắc Ấn sau đến Trung Ấn, xướng lý Đại thừa Duy Thức và em Bồ-tát Thế Thân, trước theo Tiểu thừa làm luận Câu Xá, sau trở theo Đại thừa cùng với Anh cực lực phát huy lý Duy thức. Do đó Đại thừa phát đạt. Khoảng 1000 năm sau Phật nhập diệt có nhiều vị Đại đức, vị luận sư ra đời, tuyên truyền giáo lý. Đến đây Ấn Độ gồm đủ Không tôn và Hữu tôn, khiến Bà-la-môn khó bề thực hiện cái mộng phục hưng của họ.

Nếu kế tiếp theo hai lần biến đổi trước, thì lần thứ ba vào thời kiết tập thứ tư, luận Tỳ-bà-sa xuất hiện, lần thứ tư vào thời Mã Minh, Long Thọ và lần thứ năm vào thời Bồ-tát Vô Trước, Thế Thân ra đời. Trong sự biến đổi này, hai lần trước có tính cách phân chia bộ phái, lần thứ ba có tính cách thống nhất bộ phái,và chấm dứt sự phân tách Tiểu thừa lần thứ tư và Đại thừa Không tôn xuất hiện qua lần thứ năm Đại thừa Hữu tôn ra đời. Phật giáo thời này là thời cực thạnh nhất.

Nhưng mãi đến khoảng 1500 năm sau Phật nhập diệt,bên trong vì nghĩa học kém suy, đa số Tăng đồ chỉ chuộng Mật tôn về hình thức, bên ngoài Bà-la-môn được cơ hội phục hưng, bài xích Phật giáo lại có Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ ( Turquie) xâm nhập Ấn Độ (1018 sau TL), dùng thủ đoạn khốc liệt gia hại Phật giáo, đập phá chùa Tháp, áp bức Tăng, Ni nên Phật giáo phải bị suy vi hầu gần tuyệt tích. Lịch sử Phật giáo Ấn Độ tuy chấm hết nơi đây, song cùng trong lúc Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì các nước khác lại hưng thịnh, chẳng hạn Phật giáo ở Trung Hoa nhằm thời thạnh Đường rực rỡ biết bao !

Thời gian trôi qua, ngoại trừ mấy ngôi cổ tháp Phật tích, Phật giáo bắt đầu lưu hành trên đất Ấn Độ. Mãi đến thế kỷ 19, nước Anh cai trị Ấn Độ mà trong đó có Phật giáo,họ đã tìm thấy giá trị cao quí của Phật giáo đối với hạnh phúc của nhân loại nên xôn xao khen ngợi làm cho người Ấn sực tỉnh lại "của Quý” của dân tộc họ vôtình đã chôn lấp, thì lại liền hô hào: Phục hưng Phật giáo.

Rayendrachilala tiên sinh là một học giả Phật giáo đầu tiên , sản xuất giữa phong trào nghiên cứu văn hóa Ấn Độ của người Âu Tây. Ông căn cứ về 144 loại kinh về Phạn bản ở Népal, làm ra cuốn “Népal Phật giáo Phạn bổn” (The Litasanakrit Buđdhist Lituature of Népal) và xuất bản cuốn "Tiểu phẩm Bát nhã” vào năm 1888. Ông là người có công đối với sự nghiên cứu Phật giáo.

Năm 1893, Sarat Chaudradas tiên sinh lại đề xướng lên hội "Nghiên cứu Thánh điển Phật giáo Ấn Độ và nhân loại học thuật”. Người Ấn càng bị kích thích thêm về vấn đề nghiên cứu Phật giáo.

Năm 1891 Hội Đại Bồ-đề được thành lập. Hội này có thế lực trong việc vận động phục hưng Phật giáo Ấn Độ hiện thời. Có chi bộ đặt tại Nữu Ước, Luân Đôn v.v… Xuất bản Nguyệt san "The Maha-Bouddhism” để truyền bá Phật giáo khắp Âu Mỹ. Rồi đến "Toàn Tích Lan Phật giáo đại hội "(1928) trước sau thành lập dưa trên một mục đích "chấn hưng Phật giáo”.

Gần đây xứ sản sinh Phật đã trỗi dậy mạnh mẽ trở lại, để lãnh đạo Phật giáo khắp toàn cầu. Hội “Phật giáo thế giới” thành lập tại Tích lan, mở Đại hội nghị Phật giáo thế giiớ lần thứ nhất vào năm 1950, gồm 500 đại diện và thông tín viên của 25 quốc gia Phật giáo đến dự, tất cả các nưóc này hóa thành chi bộ của Hội. Sau đó ông Hội trưởng của Hội là bác sĩ Halalaselera đã lần lượt đi thăm các chi bộ. Hội nghị của Hội mở lần thứ hai tại Nhật Bản năm 1953, và ắt sẽ có hội nghị như vậy nhiều lần nữa. Hội đã xuất bản hai tờ báo : New letter và The Buddhist Wordchuyên tải các tin tức và giáo lý phát hành khắp các nước.

Hiện nay ( khoảng 1942), nhân dân Ấn khoảng 400 triệu người, đã có 1.157 vạn tín đồ Phật giáo. Đấy là một vinh quang lớn lao Phật giáo khắp thế giới vậy.

II.PHẬT GIÁO TRUNG HOA

Theo lời đức Khổng tử trong sách Liệt tử dẫn "Khâu này nghe phương Tây có bậc thánh nhân, không trị mà không loạn, không nói mà mọi người đều tin” thì có lẽ Phật giáo đã vang dội đến Trung Hoa khi Phật tại thế. Nhưng đến đời Đông Hán, vua Minh Đế mới chính thức du nhập, do Tôn giả Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Hai vị này theo lời mời qua Trung Hoa ở đất Lạc Dương, chùa Bạch Mã dịch kinh đầu tiên , gồm có 5 bộ: Tứ Thập Nhị Chương, Thập địa đoạn kiết, Pháp hải tuế v.v …Lần nữa, các vị Cao Tăng như An Thế cao v.v…lục tục đến truyền bá. Đời Tần Hán, Tôn giả Phật Đồ Trừng sanh thuyết pháp, tiếp đó nhờ có Tôn giả Đạo An và La Thập mà Phật giáo hằng truyền mạnh mẽ một thời. Đến đời Nam Bắc triều (khoảng thế kỷ 5,6) có Tôn giả Nam Nhạc xướng tong Thiên Thai.Phật giáo Trung Hoa lại càng có thêm sắc thái mới. Thế rồi thế kỷ thứ 6, Phật giáo bị ách Thái Võ Đế nhà Hầu Ngụy. Cách đời Tuyên Võ, Phật giáo cực thịnh trở lại bị ách Võ Đô Bắc Chu phá hủy lần thứ hai. Mãi đến đời Đường ( Cao Tổ, Thái Tôn Lý Thế Dân ) có Tôn giả Huyền Trang du học Ấn Độ về truyền bá, cùng các Cao Tăng khác đã làm Phật giáo một thời thạnh nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa trước sau. Nhưng từ cuối Đường dân nhà Mãn Thanh, Phật giáo chỉ còn tính cách duy trì, lại gặp phải ách Võ Tôn, Thái Tôn hủy diệt, nên Phật giáo cơ hồ bị suy vi hẳn. Đến đời Dân Quốc (1911) Phật giáo bắt đầu phục hưng. Trụ cột của sự trùng hưng này là các cao Tăng Đỗ Nhàn, Thái Hư, Âu Dương, Kỉnh Vô. Nhiều Phật học viện được tổ chức, các báo chí Đại Âm, Hải Triều Âm, Vi Diệu Thanh v.v…. ra đời, đã gây ảnh hưởng lớn cho Phật giáo Trung Hoa và lan qua các nước.

Phật giáo đã cung cấp cho nền văn hóa Trung Hoa rất nhiều. Chẳng hạn như nhà Học giả Lương Khải Siêu viết trong bộ Ấm Năng Thất: "Văn bạch thoại có ra nhờ nguồn gốc ở lối văn dịch trong nhà Phật”. Tuy nhiên, từ ngày xảy ra Trung Nhật chiến tranh, Phật giáo ở đó hầu như trở lại cái thời hoang vu loạn lạc của Tam Võ, Nhất Tôn xưa kia…

III.PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Phật giáo Việt nam bước đầu không phải hoàn toàn do Trung Hoa truyền vào mà do Ấn Độ. Lý do vì đường giao thông bằng đường thủy giữa Ấn Độ và Trung Hoa phải ngang qua Việt Nam. Ngay thế kỷ đầu, Phật giáo Việt Nam đã có, do sự ghé lại của đoàn người buôn Ấn Độ có tín ngưỡng Phật. Rồi đến cuối thế kỷ thứ II và đầu thế kỷ thứ III Phật giáo mới du nhập chính thức do bốn nhân vật trước đây, trước sau truyền vào :

1.Ma-ha-kỳ-vực

2.Khương Tăng Hội

3.Chi Cương Lương (đều người Ấn)

4.Mâu Bác ( người Trung Hoa)

Sau Đại đức Tỳ-ni-đa-lưu-chi, người Nam Ấn, năm 574 qua Trung Hoa gặp nạn Châu Võ bèn đến đất Hồ Nam gặp Tam tổ Tăng Xán, được Tổ truyền tâm ấn và vâng lời Tổ nên năm 580 Ngài qua Việt Nam ở chùa Pháp Vân, tỉnh Hà Đông giáo hóa rồi lập ra phái Thiền tôn thứ nhất. Ngài Pháp Hiền là người thứ nhất Việt Nam được truyền tâm ấn. từ đó pháp hệ của Ngài được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Lịch sử truyền bá Phật giáo Việt Nam còn chép có ba đoàn truyền bà Phật giáo Việt Nam:

-Đoàn thứ nhất có ba vị: Minh Viễn, Tuệ Hạnh, Vô Hành.

-Đoàn thứ hai có ba vị: Đàm Nhuận, Trí Hành, Tăng-già-bặc-ma.

-Đoàn thứ ba có sáu vị: Vân Kỳ, Mộc Xoa, Khuy Sung, Tuệ Diệm, Trí Hành và Đại Thặng Đăng.

Trong ba đoàn ấy, ta thấy hai đoàn người trung Hoa chỉ có Ngài Tăng-già-bạc-ma là người Trung Á, đoàn thứ ba đáng chú ý hơn vì toàn người Việt cả, các Ngài đã qua Trung Hoa, qua Ấn Độ cầu pháp và dịch kinh. Dân Trung Hoa bấy giờ không giám khinh người Việt nữa, chỉ nhờ tài uyên bác của các vị Cao Tăng ấy. Sau đó các Ngài Nhật Nam, Vô Ngại v.v…đã khai thách cho nền văn hóa quốc gia và giáo hóa cho dân tộc rất nhiều.

Khoảng năm 786-836 cũng trong thời cuộc Đường có ngài Vô Ngôn Thông Thiền sư, từ Trung Hoa sang ở chùa Kiến Sơ (Bắc Ninh) lập ra phái Thiền tôn thứ II và truyền pháp lại cho ngài Cảm Thành.

Tóm lại, Phật giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc lần thứ hai qua thời đại Hậu Lý Nam Đế và suốt thời Bắc thuộc lần thứ ba, tuy cũng có lúc ngưng nhưng phần nhiều được phát triển thịnh hành.

Xuống đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, bên trong Tu sĩ có các Ngài: Ngô Chân Lưu, Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Trần Nhân Tôn, Đa bảo, Viên Chiếu, Minh Không, Pháp Loa, Huyền Quang v.v…là những bậc đạo cao đức trọng, đứng ra phò vua giúp nước, Pháp sư NgôChân Lưu đã được nhà Đinh phong cho chức Khuông Việt Quốc sư, Sư Vạn Hạnh Triều Lý ( 1010-1225) đã gây thanh thế cho nền Văn hóa dân tộc. (Lê Văn Siêu trong cuốn “nền Văn minh Việt Nam” đã quyết chắc người có sáng kiến dựng thành Thăng Long là Sư Vạn Hạnh).

Bên Phật tử có Ngài : Lý Thái Tôn, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Trần Thái Tônv.v…là những người đã thâm hiểu Phật giáo và làm vẻ vang cho Phật giáo và đất nước. Chẳng hạn Lý Thái Tôn sau khi đánh thắng Chiêm Thành đã phong chức Quốc sư cho vị sư Trung Hoa ở Chiêm Thành bị bắt về và lập ra phái Thiền tôn lần thứ III.

Và vua Trần Nhân Tôn, một vị vua đại anh hùng của dân tộc đã xuất gia tu hành lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử với sắc thái Việt Nam, làm kéo dài hưng thịnh Phật giáo.

Tóm lại, Phật giáo các triều này rất thạnh, rất có công lớn trong việc gây dựng cho nền Văn hóa dân tộc lưu truyền đến ngày nay.

Vào thời Nam Bắc phân tranh, Phật giáo chỉ có khuyếch trương môn phái, chẳng có gì vẻ vang, bước sang triều Nguyễn và Pháp thuộc cũng chỉ duy trì chừng đỗi ấy thôi. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh viện quân Pháp dẹp Tây Sơn lập ra triều Nguyễn, từ Gia Long đến Bảo Đại, vua nào cũng có tin Phật, danh Tăng có các Ngài; An Tịnh, An Thiền, Nhất Điện, Diệu Giác hết sức hoằng dương Phật pháp, song chẳng tiến được đến đâu. Phần đông Tăng đồ thời nay ít học, chỉ theo uế lợi ô danh lấy chùa làm gia đình riêng, chuyên việc nưu sinh chứ không có một tinh thần tín ngưỡng chân chánh.

Năm 1930, bước suy vong hầu như qua khỏi bờ tối tăm. Ở Bắc có Hòa thượng Vĩnh Nghiêm, Hòa tượng Tố Cát, Hòa thượng Hằng Sơ và Sư trí Hải vận động lập ra hội Phật giáo Bắc Việt, xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ. Ở Trung Kỳ lập ra An Nam Phật học Hội năm 1932. Hội quán đặt tại Huế, Hội do các vị Cao Tăng như Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp ( Bình Định), Hòa thượng Giác Tiên, Hòa thượng Giác Nhiên, Hòa thượng Tịnh Hạnh, Hòa thượng Tịnh Khiết v.v… và các cư sĩ Nguyễn Khoa Tân, Nguyễn Đình Hòe, Ưng Bàng, đặc biệt có Bác sĩ Lê Đình Thám, Bác sĩ Trương Xướng, Họa sĩ Nguyễn Khoa Toàn, Nguyễn Hữu Tuân, Cao Xuân Huy…là sáng lập viên của Hội và cho ra tạp chí Viên Âm…Ở Nam có Hòa thượng Lê Khánh Hòa, Huệ Quang, lập ra Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học , ra tạp chí Từ Bi Âm, Duy Tâm và lập Học đường ở Lưỡng Xuyên. Cho đến nay dầu trải qua thời gian chiến tranh loạn lạc, Phật giáo vẫn phát triển không ngừng. Hội Việt Nam Phật học tại Trung Việt càng bành trướng cả bề rộng lẫn bề sâu. Hội Phật học Nam Việt thành lập, thay cho các Hội trước và xuất bản tạp chí Từ Quang năm 1949. Về cơ quan đào tạo Tăng Ni hiện tại thì ngoài mấy vị học Tăng du học ngoại quốc trong nước có trường Ấn Quang, Dược Sư tại Nam Việt, Trường Tăng Học Đường tại Nha Trang, Trường Báo Quốc, Trường Diệu Đức tại Huế, và các trường tư thục trung học, tiểu học mở khắp các nơi để nâng caotrình độ văn hóa cho dân chúng. “Tổng Hội Phật giáo Việt Nam toàn quốc” được thành lập năm 1952, cũng như Giáo hội Tăng –già Trung, Nam, Bắc đều được chỉnh đốn. Những tổ chức mới này tuy chưa tiến triển được khả quan song cũng được phát đạt rực rỡ sau này. Đó là điều hy vọng lớn lao mà Phật tử chân chính đang chờ mong và cố gắng phát triển.

---o0o---

Vi tính : Kim Thư
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2024(Xem: 1057)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 1943)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 950)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 4351)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10459)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9808)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
12/12/2023(Xem: 4975)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
20/08/2023(Xem: 1675)
CHÙA PHẬT LINH 248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 – 3891583 Email: thichhanhdinh@yahoo.com Website: WWW.chuaphatlinh.com Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh Youtube: Thích Hạnh Định Đường nối kết trang youtube https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos Biên soạn Tỳ kheo Thích Hạnh Định
19/05/2023(Xem: 4641)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 4723)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567