Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ chín B. Phần Chánh tôn (tiếp theo)

07/05/201317:46(Xem: 12958)
Bài thứ chín B. Phần Chánh tôn (tiếp theo)


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ XII

KINH KIM CANG
Dịch nghĩa và lược giải

--- o0o ---

Bài Thứ 9

PHẦN CHÁNH TÔN (tt)

--- o0o ---

56. PHẬT PHÁ CÁI CHẤP "NHƯ LAI ĐẶNG ĐẠO QUẢ VÔ THƯỢNG BỔ ĐỀ"[^]

Ông Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch Thế tôn ! Như Lai có chứng đặng đạo quả Vô thượng Bồ Đề không? Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Như Lai không có một tí gì gọi là đặng đạo quã Vô thượng Bồ Đề".

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật dùng Trí huệ Kim Cang Bát Nhã phá trừ cái chấp "Phật có đặng Đạo quả Bồ Đề". Đây là lần thứ 4 (lần thứ nhứt, hai và ba ở đoạn 15, 36, và 46).

Trong Duy thức Tam thập tụng có chép: " Nếu hành giả hiện tiền còn phần nào thấy mình có chứng Duy thức tánh, thì chưa phải thật chứng Duy thức tánh, vì còn chấp "có sở đắc" vậy".

Đồng một ý với đoạn kinh này, nếu còn chấp "mình đặng đạo quả Vô thượng Bồ Đề", tức là còn bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả thì không phải thật chứng đạo vô thượng Bồ Đề.

Hành giả phải ngộ nhập Kim Cang Bát Nhã, xa lìa các vọng chấp, không còn thấy mình chứng (không ngã)và đạo quả Bồ Đề để chứng (không pháp)thì mới thật là chứng đạo vô thượng Bồ Đề. Bởi thế nên Phật dạy: "Như Lai không có một tí gì gọi là đặng đạo vô thượng Bồ Đề".

***

57. PHÁP NÀY BÌNH ĐẲNG KHÔNG CÓ CAO THẤP[^]

Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Pháp này bình đẳng không có cao thấp, không ngã, không nhơn, không chúng sanh và không thọ giả, tạm gọi là đạo vô thượng Bồ Đề.

Tu Bồ Đề ! Do tu tất cả pháp lành mà đặng đạo vô thượng Bồ Đề, Như Lai nói pháp lành, không phải pháp lành, mới gọi là pháp lành".

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật nói "pháp này bình đẳng, không có cao thấp", và phá cái chấp "pháp lành".

Hành giả còn chấp "ta tu pháp lành" tức là còn chấp ngã (ta tu) chấp pháp (pháp lành). Nếu đem tâm chấp ngã chấp pháp mà tu pháp lành, thì pháp lành ấy thuộc về hữu vi hữu lậu, không phải là pháp lành cứu cánh.

Hành giả phải dùng Trí huệ Kim Cang Bát Nhã, phá trừ các chấp ngã, chấp pháp mà tu các pháp lành, thì các pháp lành ấy mới hợp với Bát Nhã chơn không, thuộc về vô lậu thanh tịnh, mới phải lá pháp lành rốt ráo. Bởi thế nên Phật dạy: "Như Lai nói các pháp lành, không phải pháp lành, mới gọi là pháp lành".

Hành giả nhập Kim Cang Bát Nhã, phá trừ các vọng chấp mà tu các pháp lành thì sẽ chứng được đạo vô thượng Bồ Đề. Đạo này không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ giả, nên Phật nói: "Pháp này bình đẳng, không có cao thấp".

Cổ nhơn có làm một bài tụng, nói về cảnh giới khi ngã và pháp đều hết, như sau:

Nguyên văn (dịch âm):

Võ tiền chỉ kiến hoa gian điệp

Võ hậu toàn vô điệp để hoa

Hoa điệp phân phân quá tường khứ

Bất tri xuân sắc lạc thi gia

Dịch nghĩa:

Trước mưa chỉ thấy hoa cùng bướm

Mưa rồi chẳng thấy bướm với hoa

Hoa rụng bướm bay qua khỏi vách

Vậy ai đã hưởng thú xuân này

ĐẠI Ý BÀI TỤNG

Đây là lần thứ 13, Phật tán thán công đức không thể nghĩ bàn của người thọ trì và truyền bá kinh này.

Bố thí 7 báu tuy quí, nhưng chỉ giúp cho người về vật chất, giàu có sung sướng trong một đời mà thôi. Phước đức tuy nhiều, nhưng thuộc về hữu vi hữu lậu.

Người thọ trì hay giảng dạy kinh Kim Cang Bát Nhã, sẽ được lợi ích về phần tinh thần, mình và người đều sẽ tỏ ngộ lý Bát Nhã và sẽ thành Phật, rồi tự độ và độ tha, lợi ích muôn đời, nên mặc dù thọ trì rất ít, nhưng phước đức vẫn nhiều hơn người trước. Phước này thuộc về vô lậu thanh tịnh, nên không thể tính lường hay thí dụ được.

***

59. PHẬT PHÁ CÁI CHẤP "NHƯ LAI CÓ ĐỘ CHÚNG SANH"[^]

Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Ông chớ lầm tưởng: Như Lai nghĩ rằng: "Ta độ chúng sanh". Tại sao vậy? Nếu Như Lai có nghĩ: "Ta độ chúng sanh", thì Như Lai còn chấp bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả, tức nhiên không phải Như Lai. Bởi thế nên, Như Lai thật không có độ chúng sanh nào cả.

Tu Bồ Đề ! Như Lai nói "ta", thật ra không có "ta"; nhưng chúng phàm phu lại chấo có ta. Tu Bồ Đề ! Như Lai nói phàm phu, không phải phàm phu, chỉ giả gọi là phàm phu".

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp "Phật có độ chúng sanh".

Nếu còn thấy "ta độ chúng", tức là còn vọng chấp ngã (ta) nhơn (chúng sanh) thì không nhập được Kim Cang Bát Nhã, nên không phải là Phật .

Vì Như Lai đã nhập Kim Cang Bát Nhã, không còn các vọng chấp ngã, nhơn, v.v...nên Như Lai không thấy "thật có độ sanh".

Vì phá trừ nghi vấn: Phật đã không chấp bốn tướng, tai sao còn nói "ta"? nên Phật dạy tiếp: "Như Lai nói "ta", nhưng thật ra không có cái "ta", do chúng phàm phu vọng chấp là ta".

Nói đến phàm phu, sợ chúng sanh chấp "thật có phàm phu", nên Phật liền phá: "Như Lai nói phàm phu, không phải thật phàm phu, chỉ gizả gọi là phàm phu".

60. THẤY 32 TƯỚNG TỐT CỦA PHẬT CHƯA PHẢI LÀ THẤY ĐƯỢC PHẬT[^]

Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Ông có thể cho thấy 32 tướng tốt của ta đây, là thấy được Phật không?".

Tu Bồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn ! Đúng như vậy, thấy 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật". Phật dạy: "Ông hiểu lầm rồi ! nếu thấy 32 tướng tốt của ta đây, mà cho là thấy được Phật, thì Vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng có đủ 32 tướng tốt như ta, vậy vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật hay sao?".

Tu Bồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn ! Con hiểu ý Phật rồi, không thể cho thấy 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật".

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp: "thấy sắc thân của Phật là thấy được Phật". Đây là lần thứ 4 (lần 1, 2, 3 ở đoạn 7, 25, 3) nói về viễc thấy Phật .

Muốn rõ thêm đoạn này, tôi xin nhắc lại một lần nữa:

Thuở xưa, có hai vị Tỳ kheo, từ phương xa đến yết kiến Phật. Đi nữa đường, một vị vì sợ phạm giới, không uống nước có sinh trùng, nên bị khát chết. Một vị kia nhờ uống nước được sống, đến yết kiến Phật.

Phật quở: "Ông Tỳ kheo kia giữ giới, không uống nước tuy chết, nhưng ông đã thấy ta trước rồi. Còn ông không giữ giới, tuy sống đến yết kiến ta, nhưng ông lại cách ta ngàn dặm !".

Vậy thì, thấy Phật là thấy cái gì? Không thể cho thấy sắc thân có 32 tướng tốt của Phật, mà cho là thấy được Phật. Bởi thế nên Phật nói: "Nếu thấy 32 tướng tốt của Phật là thấy đượ Phật, thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng có đủ 32 tướng tốt như Phật, vậy thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật hay sao?".

Tóm lại, theo tinh thần Bát Nhã, phải xa lìa tất cả các vô minh vọng chấp, thì chơn tâm hay Phật tánh mói hiện. Đó mới là thật thấy Phật.

Ngộ được nghĩa lý uyên thâm của đoạn này, nên Cổ nhơn có làm bài tụng như sau:

Nguyên văn (dịch âm)

Phật tức tâm hề tâm tức Phật

Tâm Phật tùng lai giai vọng vật

Nhược tri vô Phật phục vô tâm

Thỉ thị chơn như pháp thân Phật

Dịch nghĩa:

Phật tức là tâm, tâm tức Phật

Tâm Phật cả hai đều vọng vật

Người ngộ vô tâm và vô Phật

Liền chứn chơn như pháp thân Phật

ĐẠI Ý BÀI TỤNG

Phật tức tậm, tâm tức Phật. Tâm và Phật chỉ là hai danh từ để gọi mà thôi, chớ không có cái gì chơn thật. Nếu người diệt trừ các vô minh vọng chấp, ngộ được lý Phật và tâm đều không, thì người ấy sẽ chứmng đặng chơn như hay Pháp thân Phật.

***

61.PHẬT NÓI BÀI KỆ PHÁ CÁI CHẤP "THẤY PHẬT BẰNG SẮC TƯỚNG, NGHE PHẬT BẰNG ÂM THANH"[^]

Khi đó, đức Thế Tôn nói tiếp bài kệ rằng:

Nếu thấy ta bằng sắc tướng

Nghe ta bằng âm thanh

Người này đi đường tà

Không thấy được Như Lai.

LƯỢC GIẢI

Bài kệ này tóm lại đoạn trên, Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp "thấy Phật qua sắ tướng của Phật " và "nghe Phật qua âm thanh của Phật ".

Đoạn trên đã giải nếu chấp sắc thân có 32 tướng tốt của Phật là Phật, thì vua Chyển Luân Thánh Vương cũng có đủ 32 tướng tốt như Phật, vậy vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật hay sao?

Nếu chấp tiếng nói thanh thao vi diệu của Phật là tiếng Phật, thì tiếng chim Ca Lăng Tần Già, cũng thanh thao vi diệu như tiếp Phật, vậy tiếng chim Ca Lăng Tần Già cũng là tiếng Phật hay sao?

Tóm lại, phải phá trừ các vô minh vọng chấp, nhập Kim Cang Bát Nhã, mới thật thấy và nghe được Phật. Trái lại, nếu còn vô minh vọng chấp, chấp sắc tướng hay âm thanh của Phật, không nhập được Kim Cang Bát Nhã, thì không bao giờ thấy được Phật. Bởi thế nên Phật quở: "Người này đi đường tà (vọng), không bao giờ thấy được Như Lai".

62. PHẬT PHÁ CÁI CHẤP "KHÔNG" (TỨC LÀ CHẤP ĐOẠN DIỆT)[^]

Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Ông chớ nên nghĩ rằng: "Như Lai không thừa nhận thân tướng ,tốt đẹp này là thân Phật". Tại sao vậy? _ Nếu người phát tâm Bồ Đề mà nghĩ như vậy, thì mắc về cái chấp "đoạn diệt". Tu Bồ Đề ! Người phát tâm Bồ Đề, đối với các pháp, không nên chấp "đoạn diệt" (chấp không).

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp "sắc thân đủ 32 tướng tốt của Phật không phải là Phật".

Đúng theo tinh thần kinh Bát Nhã, thì phá hết các chấp: ngã, pháp hữu, vô v.v...lúc bấy giờ chơn tâm, Phật tánh hay Bát Nhã v.v...mới hiện.

Bởi thế nên "chấp sắc thân đầy đủ tướng tốt của Phật là Phật", đã bị Phật quở là "lạc vào đường tà, không thấy được Phật"; mà "chấp sắc thân đầy đủ tướng tốt của Phật, không phải là Phật", cũng bị Phật quở là "chấp đoạn diệt" nghĩa là "chấp không", thuộc về "đoạn kiến ngoại đạo".

Chấp "có" (chấp thường) chấp "không"(chấp đoạn) cũng đều là vọng chấp cả, không thể chứng đặng Đạo Bồ Đề. Bởi thế nên Phật dạy: "Người phát tâm Bồ Đề, đối với các pháp, không nên chấp đoạn diệt".

Kinh chép:


Nhược nhơn dục thức Phật cảnh giới

Đương tịnh kỳ ý như hư không

Dịch nghĩa:

Nếu người muốn biết cảnh giới Phật

Tâm phải thanh tịnh như hư không

ĐẠI Ý

Người muốn nhập cảnh giới Phật hay chứng đạo Bồ Đề, thì phải xa lìa các vọng chấp: có, không, đoạn, thường v.v...giữ tâm ý thanh tịnh như hư không

***

63. NGƯỜI NGỘ "TẤT CẢ CÁC PHÁP KHÔNG THẬT", PHƯỚC ĐỨC NHIỀU HƠN NGƯỜI BỐ THÍ VÔ SỐ BẢY BÁU[^]

Phật day: "Tu Bồ Đề ! Nếu các vị Bồ Tát dùng 7 món báu, đựng đầy trong hằng sa thế giới, đem bố thí; và có vị Bồ Tát ngộ "tất cả pháp không thật" (nhứt thế pháp vô ngã) và chứng đặng "pháp không" (pháp nhẫn) thì công đức của vị Bồ Tát sau này, nhiều hơn vị Bồ Tát trước. Tại sao vậy? Vì vị Bồ Tát sau này không lãnh thọ phước đức".

Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch Thế tôn ! Tại sao Bồ Tát không lãng thọ phước đức". Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Bồ Tát làm các việc phước đức, nhưng không tham trước, nên nói Bồ Tát không lãnh thọ phước đức

LƯỢC GIẢI

Đoạn này có Bồ Tát nhập Kim Cang Bát Nhã chứng được "các pháp vô ngã" (vô sanh pháp nhẫn) nên làm các việc phước đức, mà không tham trước, không mong cầu về mình, không chấp tướng phước đức, nên phước đức nhiều hơn vị Bồ Tát bố thí bảy món báu đựng đầy trong hằng sa thế giới.

Người đem tâm vọng chấp ngã, pháp của phàm phu, mà làm các việc phước đức, dù phước đức ấy có nhiều đến dâu, cũng thuộc về hữu vi hữu lậu của thế gian phàm phu mà thôi.

Trái lại, nếu người đem tâm thanh tịnh, không chấp ngã, chấp pháp, hợp với tánh Bát Nhã chơn không, mà l;àm việc phước đức, không tham cầu phước đức riêng về phần mình, thì người này mặc dù làm rất ít, mà phước đức nhiều vô tận; vì phước đức này thuộc về vô lậu thanh tịnh.

Giải thích đoạn này. Ngài Trí Giả Đại sư làm bài tụng:

Nguyên văn (dịch âm)

Tam thiên đại thế giới

Thất bảo mãn kỳ chung

Hữu nhơn trì bố thí

Đắc phước giả như phong

Du thắng xan tham giả

Vị đắc đạt chơ tông

Chung tu tứ cú kệ

Tri giác chứng toàn không

Dịch nghĩa:

Cả đại thiên thế giới

Đựng đầy bảy món báu

Bố thí để cầu phước

Đặng phước cũng như gió

Còn hơn người bỏn xẻn

Chưa hiểu nghĩa chơn thật

Trì tụng bốn câu kệ

Mới ngộ được lý không

ĐẠI Ý BÀI TỤNG

Người đem bảy báuđựng đầy một nghìn triệu thế giới nhỏ, để bố thí, được phước đức tuy nhiều, nhưng không lâu dài, như gió thổi qua; không bằng người tỏ ngộ lý chơn không của kinh Bát Nhã, sẽ đặng phước vô lậu thanh tịnh.

GIẢI DANH TỪ

"PHÁP KHÔNG" (hay PHÁP NHẪN): bản thề chơn như thanh tịnh; nhưng vì mây ngã pháp che mờ. Hành giả tu hành phá trừ được ngã chấp (ngã không) thì một phần chơn như hiện ra, nên gọi là "ngã không chơn như"; phá trừ pháp chấp (pháp không) thì một phần nữa chơn như hiện ra, nên gọi là "pháp không chơn như".

Chứng được lý ngã không (sanh không) và pháp không, thì gọi là "nhị không chơn như" tức là đặng "vô sanh pháp nhẫn", (chứng đặng ngã pháp đều không).

---*^*---


--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 8989)
Chương 61: Quán—Contemplation Chương 62: Giải Thoát—Liberation Chương 63: Ma Và Ngũ Thập Ấm Ma—Demons and Fifty Demons Chương 64: Chấp Trước-Kết-Buông Xả—Graspings-Fetters-Nonattachment Chương 65: Vô Thủy-Vô Chung—Beginninglessness, Endlessness Chương 66: Kiếp—Aeon Chương 67: Ngã và Vô Ngã—Ego and Egolessness Chương 68: Điên Đảo—Conditions of Being Upside-down Chương 69: Vô Thường—Impermanence Chương 70: Ta Bà—The Saha World Chương 71: Vô Minh—Ignorance Chương 72: Chủng Tử—Seed
30/05/2011(Xem: 9041)
Chương 43: Ái Dục--Ngũ Dục—Cravings--Five Desires Chương 44: Kiến và Tà Kiến—Views and Wrong Views Chương 45: Khổ và Bát Khổ—Sufferings and Eight Sufferings Chương 46: Cầu và Vô Sở Cầu—Doors of Seeking and Non-Seeking Chương 47: Bát Đại Nhân Giác— Eight Awakenings of Great People Chương 48: Căn-Cảnh-Thức—Organs-Objects-Consciousnesse Chương 49: Bát Thức và A Đà Na Thức—Eight Consciousneses and Adana Consciousnese Chương 50: Đại Thừa Bách Pháp—Mahayana One Hundred Dharmas Chương 51: Tương Đối-Tuyệt Đối-Viên Dung-Như ThựcRelative Absolute Totality True Reality Chương 52: Lậu Hoặc—Leakage and Delusions,Hữu Lậu-Vô Lậu—Leakage and Non-leakage Chương 53: Cà Sa—Monk’s Robe Chương 54: Tâm—Mind Chương 55: Duy Tâm—Mind-Only Chương 56: Phật Tánh—Buddha-Nature Chương 57: Chư Như Lai và Huyền Nghiệp của các Ngài - Thus Come Ones and their Wonderful Works Chương 58: Cam Lộ—Sweet Dews Chương 59: Tam Muội—Samadhi Chương 60: Thiền—Meditation
30/05/2011(Xem: 9268)
Chương 20: Diệu Đế và Thánh Đạo—Noble Truths and Noble Paths Chương 21: 37 Phẩm Trợ Đạo—Thirty-Seven Limbs of Enlightenment Chương 22: Sự Yêu Thương và Tứ Vô Lượng Tâm—Love and Four Immeasurable Minds Chương 23: Tứ Nhiếp Pháp—Four Elements of Popularity Chương 24: Lục Hòa—Six Points of Harmony Chương 25: Tứ Ân—Four Great Debts Chương 26: Công Đức và Tội Phước—Merit and Virtue-Offences and Blessings Chương 27: Ba La Mật—Paramitas Chương 28: Thân-Khẩu-Ý—Body-Mouth-Mind Chương 29: Tín-Hạnh-Nguyện-Hành-Hạnh-Nguyện của chư Bồ Tát—Faith-Conducts-Vows-Bodhisattvas’Practices-Conducts-Vows Chương 30: Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối—Four Kinds of Pure Precepts Chương31:Hôn Nhân theo Quan Điểm Phật Giáo—Marriage in Buddhist Point of View Chương 32: Thiện Ác—Good and Bad (Kusala & Akusala) Chương 33: Tập Khí và Buông Xả—Old Habits and Abandonment Chương 34: Nghiệp Báo—Actions and Recompenses Chương 35: Nhân-Duyên-Quả—Causes-Conditions-Effects Chương 36: Giới—Rules in
30/05/2011(Xem: 18342)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
24/02/2011(Xem: 16042)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng.
19/02/2011(Xem: 7135)
Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mục đích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat, cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ những lời dạy cơ bản của Ngài...
19/02/2011(Xem: 10383)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới...
02/02/2011(Xem: 9348)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 14426)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
15/01/2011(Xem: 18046)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567